You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: Digital Lobor Platforms là gì? Ảnh hưởng của xu hướng


Digital Lobor Platforms đến quan hệ lao động là gì?

Họ và tên: Lê Quỳnh Trang 11215781

Đinh Hải Yến 11218166

Trịnh Huyền Trang 11218162

Nguyễn Thị Huyền Trang 11218158

Đỗ Linh Chi 11218100

Lớp: Quan hệ lao động NLKT1109(123)_02

Giảng viên giảng dạy: ThS. Nguyễn Phương Mai

Thầy Bùi Quốc Anh

HÀ NỘI, 10/2023

1
2
LỜI NÓI ĐẦU

Digital Labor Platforms – các nền tảng lao động kĩ thuật số đang là xu hướng mới
trong thị trường lao động sau tác động lớn lao của dịch Covid – 19. Bắt nguồn cùng
với kỉ nguyên số hóa 4.0, là một trong những các nền tảng kĩ thuật số ứng dụng , hỗ
trợ trong công việc, nền tảng lao động kĩ thuật số hiện đang trở nên ngày càng phổ
biến hơn trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Trong thời đại số hóa hiện nay, nền tảng lao động kỹ thuật số có thể tạo ra cơ hội
việc làm mới, nhưng cũng đang xóa nhòa sự phân biệt rõ ràng trước đây giữa nhân
viên và lao động tự do. Các nền tảng lao động kỹ thuật số đó đang cung cấp nhiều
cơ hội làm việc mới, bao gồm cho cả phụ nữ, người khuyết tật, thanh niên và những
người bị thiệt thòi trong các thị trường lao động truyền thống. Tuy nhiên, loại hình
này cũng đã và đang tạo ra những thách thức đối với chính những người lao động,
thị trường lao động và các mối quan hệ lao động nói chung.

3
MỤC LỤC

Phần 1. GIỚI THIỆU VỀ DIGITAL LABOR PLATFORMS...........................4

1.1.Khái niệm Digital Labor Platforms...............................................................4

1.2. Phân loại Digital Labor Platforms ...............................................................5

Phần 2. ẢNH HƯỞNG CỦA DIGITAL LABOR PLATFORMS ĐẾN QUAN


HỆ LAO ĐỘNG .....................................................................................................13

2.1. Ảnh hưởng của Digital Labor Platforms đến quan hệ lao động ...................13

2.2. Phân tích số liệu cho thấy tác động ảnh hưởng của Digital Labor Platforms
đến đến thế giới và Việt Nam ..............................................................................15

Phần 3. THUẬN LỢI – THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU


HƯỚNG SỬ DỤNG DIGITAL LABOR PLATFORMS....................................21

3.1. Các yếu tố thuận lợi để Việt Nam phát triển Digital Labor Platforms .........21

3.2. Các hạn chế ngăn cản Việt Nam phát triển Digital Labor Platforms............21

3.3 Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam phát triển và bắt kịp xu hướng sử dụng
Digital Labor Platforms........................................................................................23

KẾT LUẬN..............................................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................27

4
Phần 1. GIỚI THIỆU VỀ DIGITAL LABOR PLATFORM

1.1. KHÁI NIỆM DIGITAL LABOR PLATFORMS

Một trong những thay đổi kinh tế xã hội quan trọng nhất được thúc đẩy bởi Covid-
19 chắc chắn phải là sự trỗi dậy của các nền tảng lao động kỹ thuật số (Digital
Labour Platform). Tất nhiên, các công việc dựa trên nền tảng kỹ thuật số đã tăng lên
theo cấp số nhân từ trước đại dịch. Nhưng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã
hội, hạn chế tiếp xúc đã thúc đẩy người dân mua sắm trực tuyến, đặt hàng tại nhà
với số lượng lớn. Điều đó làm gia tăng sự phụ thuộc vào các công việc từ xa, cũng
như khiến các công việc dựa trên nền tảng kỹ thuật số trở nên nở rộ hơn bao giờ hết.

- Digital Labor Platform (DLP - nền tảng lao động kỹ thuật số) là một nền tảng
trực tuyến được vận hành thông qua các thuật toán, là nơi kết nối người lao
động với các doanh nghiệp, các nền tảng số cho phép doanh nghiệp tiếp cận
với một lực lượng lao động linh hoạt có kỹ năng khác nhau với quân số lớn,
đồng thời mở rộng cơ sở khách hàng của họ. Các nền tảng này sử dụng công
nghệ để cung cấp một môi trường thuận tiện và hiệu quả cho cả người lao
động và doanh nghiệp, bao gồm việc đăng tuyển, tìm kiếm và tuyển dụng
ứng viên. Các nền tảng lao động kỹ thuật số khác biệt đáng kể so với các sàn
giao dịch việc làm cũ, do tính chất lan tỏa và dường như không phân cấp của
chúng.

Các nền tảng lao động số đang tạo ra những cơ hội việc làm mới cho cả phụ nữ,
người khuyết tật, thanh niên và những người yếu thế trong những thị trường lao
động truyền thống. Môi trường làm việc ảo tạo ra môi trường QHLĐ thay đổi. Nếu
trong môi trường thực, các bên QHLĐ tương tác với nhau bằng tiếp xúc trực tiếp và
các vấn đề nảy sinh từ tiếp xúc trực tiếp sẽ được giải quyết thông qua tiếp xúc trực
tiếp, mặt đối mặt, thì trong môi trường ảo, các bên QHLĐ tương tác với nhau và
tiếp xúc với nhau thông qua công cụ kết nối. Trong môi trường thực, người quản lý
sẽ đánh giá nhân viên bằng quan sát trực tiếp cử chỉ, thái độ, hành vi của nhân viên
thì trong môi trường ảo việc đánh giá về nhân viên sẽ dựa trên dữ liệu về nhân viên
được lưu trữ trong quá trình tương tác giữa nhân viên và quản lý. Các bên QHLĐ

5
trong môi trường ảo sẽ tìm hiểu về nhau để tương tác với nhau thông qua dữ liệu so
với đánh giá bằng quan sát trực tiếp trong môi trường thực.

1.2. PHÂN LOẠI DIGITAL LABOR PLATFORMS

Báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội năm 2021” của ILO tập trung vào hai loại
nền tảng lao động kỹ thuật số chính là: Digital Labor Platform dưa trên web trực
tuyến và Digital Labor Platform dựa trên vị trí

1.2.1 Digital Labor Platform dựa trên web trực tuyến

Về mặt lý thuyết, các nền tảng này điều phối các nhiệm vụ như: phân loại dữ liệu,
dịch vụ biên dịch và chỉnh sửa mà về mặt lý thuyết có thể thực hiện được ở mọi nơi
thông qua internet và từ xa. DLP dựa trên web trực tuyến gồm các loại chính sau:

- Freelance marketplaces (Nền tảng việc làm tự do): là các nền tảng trực tuyến
kết nối các freelancer (người lao động tự do) với các doanh nghiệp cần thuê
freelancer. Các nền tảng này cung cấp một giải pháp linh hoạt và hiệu quả
cho cả freelancer và doanh nghiệp. Một số ví dụ về freelance marketplaces:
Upwork, Fiverr, Toptal, Freelancer.com, Guru
- Micro-tasking crowdwork: là một loại crowdwork (nhân công theo yêu cầu)
tập trung vào các công việc nhỏ, có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Các
công việc này thường đơn giản và không yêu cầu nhiều kỹ năng hoặc kinh
nghiệm, chẳng hạn như nhập dữ liệu, đánh giá nội dung, dịch thuật,... Các
doanh nghiệp sẽ trả tiền cho người lao động sau khi nhiệm vụ hoàn thành.
Một số ví dụ về nền tảng micro-tasking crowdwork phổ biến hiện nay bao
gồm: Amazon Mechanical Turk, Crowdflower, Microworkers,
Clickworker,...
- Content-based creative crowdwork: là một loại hình crowdwork (nhân công
theo yêu cầu) tập trung vào các công việc liên quan đến nội dung sáng tạo.
Các công việc này có thể bao gồm viết bài, thiết kế đồ họa, dịch thuật, sáng
tác nhạc,...

* Lợi ích của Digital Labor Platforms dựa trên các web trực tuyển

6
- Đối với doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm chi phí: Nền tảng lao động kỹ thuật số dựa trên web trực tuyến
sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tự động hóa do đó giúp doanh nghiệp
giảm chi phí trong các khâu tuyển dụng, đào tạo cũng như các chi phí khác
như lắp đặt, bố trí nơi làm việc như đối với nhân viên làm việc trực tiếp tại
doanh nghiệp
+ Tiếp cận với nguồn nhân lực đông đảo, sáng tạo và có kỹ năng từ khắp nơi
trên thế giới: Nền tảng lao động kỹ thuật số dựa trên web trực tuyến giúp các
doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lực từ khắp mọi nơi trên thế giới với
những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau
+ Tăng năng suất và hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp; Nền tảng lao động
kỹ thuật số dựa trên web trực tuyến giúp doanh nghiệp có thể thuê lao động
theo nhu cầu trong thời gian ngắn một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó
giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc.

- Đối với người lao động:


+ Linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc: Người lao động trên các nền
tảng này có thể tự do lựa chọn thời gian và, địa điểm làm việc mà mình cảm
thấy thoải mái nhất, không bị bó buộc vào môi trường công sở cũng như lịch
trình ngày 8 tiếng.
+ Chủ động kiểm soát khối lượng công việc, có thể làm việc cho nhiều khách
hàng khác nhau: Người lao động trên các nền tảng này có thể làm việc nhiều
hay ít tùy ý, và có thể chọn những dự án có ý nghĩa hoặc đem lại nhiều trải
nghiệm đối với bản thân.
+ Có cơ hội phát triển kỹ năng mới và tích lũy kinh nghiệm: Ngày nay, các
công ty thường có xu hướng thuê ngoài các freelancer thực hiện những công
việc, hoặc dự án ngắn hạn => có hội được trải nghiệm và học hỏi thêm nhiều
ngành nghề, thậm chí là cùng một lúc là rất lớn. Từ đó, không chỉ trau dồi
kiến thức và kỹ năng làm việc, mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý
giá khác.
+ Có thể kiếm thêm thu nhập cho người lao động trong thời gian rảnh: có rất

7
nhiều doanh nghiệp cần thuê người lao động làm các dự án ngắn hạn hoặc
các công việc đột xuất trong thời gian ngắn, do đó người lao động trên các
nền tảng này có thể tận dụng thời gian rảnh của mình để làm các công việc
phù hợp để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm chính thức.

* Hạn chế của Digital Labor Platforms dựa trên các web trực tuyển

- Đối với doanh nghiệp:


+ Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Doanh
nghiệp khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ của người lao động
tham gia vào nền tảng lao động kỹ thuật số do ít có sự ràng buộc và kiểm
soát trực tiếp trong quá trình làm việc.
+ Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với người lao động:
Doanh nghiệp chủ yếu thuê người lao động dựa trên web trực tuyến chỉ để
thực hiện các công việc theo hợp đồng ngắn hạn hoặc theo dự án và người
lao động cũng chỉ có xu hướng làm việc theo dự án nhỏ, ngắn hạn vì lực
lượng lao động trên các nền tảng này chủ yếu là lao động tự do, không thích
bị ràng buộc.
+ Tăng sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động: Nền tảng lao động kỹ thuật
số thường sử dụng mô hình khoán sản phẩm/dịch vụ, điều này có thể dẫn đến
người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc không được
hưởng các quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật.
+ Sự xuất hiện ngày càng gia tăng và chưa được kiểm soát đúng mức của các
nền tảng kỹ thuật số đang khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những
thách thức liên quan đến cạnh tranh không công bằng, thiếu minh bạch về dữ
liệu và giá cả, phí hoa hồng cao. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp khó
khăn trong tiếp cận tài chính và hạ tầng kỹ thuật số.

- Đối với người lao động:


+ Mức thu nhập không ổn định: Vì là công việc tự do và cần hoàn thành gấp,
thế nên thu nhập của người lao động trên nền tảng khá hấp dẫn so với những
nhân viên cùng vị trí trong công ty. Tuy nhiên lương sẽ chỉ chuyển về khi dự
8
án hoàn thành, do đó mà thu nhập cũng sẽ không ổn định và cố định hàng
tháng như nhân viên chính thức.
+ Cạnh tranh cao giữa người lao động: Dù là hình thức làm việc còn mới tại
Việt Nam, song thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều lao động, với đủ
mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, có rất nhiều công việc dễ kiếm tiền và nhiều
người dễ chịu trong việc thỏa thuận lương. Vì vậy, thị trường cạnh tranh rất
lớn và yêu cầu bạn phải luôn trau dồi cho bản thân cùng với kinh nghiệm làm
việc.
+ Rủi ro về sức khỏe và chế độ phúc lợi: Không là nhân viên chính thức
thuộc một công ty hay tổ chức nào, vì vậy NLĐ sẽ không được hưởng các
chế độ phúc lợi từ công ty. Do đó mà những vấn đề về sức khỏe cũng sẽ
không được đảm bảo
+ Có thể gặp lừa đảo nếu không cẩn thận: Đa phần công việc sẽ được trao
đổi dựa trên hình thức online, và không cần phải gặp mặt trực tiếp khách.
Thậm chí, một vài công việc ngắn hạn sẽ không có ký kết hợp đồng, thay vào
đó là thỏa thuận miệng giữa hai bên với nhau. Thế nên nguy cơ bị lừa đảo
trong trường hợp trên là rất cao.
+ Phải tự chủ động về thiết bị làm việc như internet, máy tính,..: Để tham gia
vào các nền tảng lao động kỹ thuật số người lao động cần có máy tính hay
các thiết bị di động có kết nối internet cũng như phải có kỹ năng cơ bản về
máy tính và internet
+ Dễ trở nên cô lập, giảm khả năng giao tiếp: Làm việc online thường là một
mình một cõi, về lâu dài, vô tình khiến bạn không còn thích giao tiếp với mọi
người xung quanh nữa.

1.2.2. Digital Labor Platform dựa trên vị trí

Nền tảng này trung gian cung cấp các nhiệm vụ được thực hiện trực tiếp tại các địa
điểm cụ thể như: giao đồ ăn, dịch vụ taxi, công việc gia đình và các dịch vụ chăm
sóc. DLP dựa trên vị trí gồm một số loại chính sau:

9
- Nền tảng lao động kỹ thuật số Transportation: là các nền tảng trực tuyến kết
nối người lái xe với các doanh nghiệp vận tải. Người lái xe có thể đăng ký tài
khoản trên các nền tảng này và tạo hồ sơ cá nhân, bao gồm thông tin về giấy
phép lái xe, kinh nghiệm lái xe và mức giá mong muốn. Doanh nghiệp vận
tải có thể đăng tải các chuyến xe cần thuê lái xe và lựa chọn người lái xe phù
hợp nhất với chuyến xe của họ. Một số ví dụ về nền tảng lao động kỹ thuật
số trong lĩnh vực vận tải phổ biến hiện nay bao gồm: Grab, Gojek, Uber,
Lyft, Ola
- Nền tảng lao động kỹ thuật số Delivery: là các nền tảng trực tuyến kết nối
người lao động với các doanh nghiệp cần thuê lao động trong lĩnh vực giao
hàng. Người lao động có thể đăng ký tài khoản trên các nền tảng này và tạo
hồ sơ cá nhân, bao gồm thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm và mức giá mong
muốn. Doanh nghiệp có thể đăng tải các đơn hàng cần giao và lựa chọn
người lao động phù hợp nhất với đơn hàng của họ. Một số ví dụ về nền tảng
lao động kỹ thuật số Delivery phổ biến hiện nay bao gồm: Deliveroo, Giao
hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ninja Van, Lalamove,...
- Nền tảng lao động kỹ thuật số Household Service: là các nền tảng trực tuyến
kết nối người lao động với các doanh nghiệp cần thuê lao động trong lĩnh
vực dịch vụ gia đình. Người lao động có thể đăng ký tài khoản trên các nền
tảng này và tạo hồ sơ cá nhân, bao gồm thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm và
mức giá mong muốn. Doanh nghiệp có thể đăng tải các công việc cần thuê
lao động và lựa chọn người lao động phù hợp nhất với công việc của họ. Một
số ví dụ về nền tảng lao động kỹ thuật số Household Service phổ biến hiện
nay bao gồm: GoClean, TaskRabbit, HouseShare, Handy,...
- Nền tảng lao động kỹ thuật số Local microtasking: là nền tảng trực tuyến cho
phép người lao động thực hiện các công việc nhỏ, có thể hoàn thành trong
thời gian ngắn tại địa phương. Các công việc này thường đơn giản và lặp đi
lặp lại, chẳng hạn như chụp ảnh, quay video, đánh giá sản phẩm,... Để tham
gia, người dùng cần tạo tài khoản và tải xuống ứng dụng di động. Sau đó, họ
có thể tìm kiếm các nhiệm vụ có sẵn trong khu vực của mình và đăng ký
tham gia. Khi được chấp nhận, người dùng sẽ được cung cấp hướng dẫn về

10
cách hoàn thành nhiệm vụ. Người dùng sẽ được trả tiền sau khi hoàn thành
nhiệm vụ. Một số ví dụ về nền tảng lao động kỹ thuật số Local microtasking
phổ biến hiện nay bao gồm: Streetspotr, Field Agent, Gigwalk, Thumbtack,...

* Lợi ích của Digtal Labor Platforms dựa trên vị trí


- Đối với doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm chi phí: Nền tảng lao động kỹ thuật số dựa trên vị trí sử dụng các
công nghệ kỹ thuật số để tự động hóa do đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí
trong các khâu tuyển dụng, đào tạo cũng như các chi phí khác như chi phí
phương tiện di chuyển, thiết bị kết nối hay các chi phí phát sinh như xăng xe,
bảo trì,...
+ Tiếp cận với nguồn nhân lực dồi dào với những kỹ năng và kinh nghiệm
khác nhau: Nền tảng lao động kỹ thuật số dựa trên vị trí giúp các doanh
nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lực dồi dào từ nhiều khu vực khác nhau với
những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau
+ Tăng năng suất và hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp; Nền tảng lao động
kỹ thuật số dựa trên vị trí cũng giúp doanh nghiệp có thể thuê lao động theo
nhu cầu trong thời gian ngắn một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó giúp
tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc.

- Đối với người lao động:


+ Linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc: Người lao động trên các nền
tảng này có thể tự do lựa chọn thời gian và, địa điểm làm việc mà mình cảm
thấy thoải mái nhất, không bị bó buộc vào môi trường công sở cũng như lịch
trình ngày 8 tiếng.
+ Có thể làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau: do tính chất công việc
mà người lao động thuộc loại nền tảng này thường làm part-time và họ có thể
cùng lúc đăng ký làm việc cho nhiều bên khác nhau
+ Có thể kiếm thêm thu nhập cho người lao động trong thời gian rảnh: có rất
nhiều doanh nghiệp cần thuê người lao động làm các dự án ngắn hạn hoặc
các công việc đột xuất trong thời gian ngắn, do đó người lao động trên các

11
nền tảng này có thể tận dụng thời gian rảnh của mình để làm các công việc
phù hợp để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm chính thức.

* Hạn chế của Digital Labor Platforms dựa trên vị trí

- Đối với doanh nghiệp:


+ Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ: người lao
động có thể dễ dàng đăng ký tham gia công việc mà không được kiểm duyệt
kỹ càng, chất lượng lao động thấp, nhiều trường hợp vi phạm luật an toàn
giao thông và cư xử không đúng mực với khách hàng. Dù đã có các chế tài
xử phạt như khóa tài khoản vĩnh viễn nhưng những trường hợp xuất đã xảy
ra vẫn vô tình làm mất điểm của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, thậm
chí khiến họ bị khách hàng tẩy chay.
+ Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với người lao động: do
tính chất công việc mà người lao động thuộc loại nền tảng này thường làm
part-time và họ có thể cùng lúc đăng ký làm việc cho nhiều bên nên không
có tính cam kết cao với chỉ một doanh nghiệp nhất định nào đó. Đồng thời
doanh nghiệp cũng không chi các khoản phúc lợi cho người lao động nên
mối quan hệ này càng không bền chặt.
+ Hạn chế trong việc quản lý và bảo vệ thương hiệu: ví dụ ở các hãng xe
công nghệ, dễ dàng để mạo danh tài xế của hãng khi chỉ cần khoác lên mình
đồng phục của hãng. Một số trường hợp tiêu cực do những tài xế này gây ra
sẽ gây cái nhìn mất thiện cảm đối với doanh nghiệp từ phía khách hàng.

- Đối với người lao động:


+ Mức thu nhập không ổn định: Vì là công việc tự do và cần hoàn thành gấp,
thế nên thu nhập của người lao động trên nền tảng khá hấp dẫn so với những
nhân viên cùng vị trí trong công ty. Tuy nhiên lương sẽ chỉ chuyển về khi dự
án hoàn thành, do đó mà thu nhập cũng sẽ không ổn định và cố định hàng
tháng như nhân viên chính thức.
+ Cạnh tranh cao giữa người lao động: Dù là hình thức làm việc còn mới tại
Việt Nam, song thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều lao động, với đủ
12
mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, có rất nhiều công việc dễ kiếm tiền và nhiều
người dễ chịu trong việc thỏa thuận lương. Vì vậy, thị trường cạnh tranh rất
lớn và yêu cầu bạn phải luôn trau dồi cho bản thân cùng với kinh nghiệm làm
việc.
+ Rủi ro về sức khỏe và chế độ phúc lợi: Không là nhân viên chính thức
thuộc một công ty hay tổ chức nào, vì vậy người lao động sẽ không được
hưởng các chế độ phúc lợi từ công ty. Do đó mà những vấn đề về sức khỏe
cũng sẽ không được đảm bảo
+ Không được hưởng các phúc lợi xã hội trong khi tính chất công việc có rủi
ro cao.

13
Phần 2. ẢNH HƯỞNG CỦA DIGITAL LABOR PLATFORM
ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG

“Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng
thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường
hợp hai bên có thỏa thuận khác1.”

2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA DIGITAL LABOR PLATFORM ĐẾN QUAN HỆ


LAO ĐỘNG

2.1.1 Ảnh hưởng của Digital Labor Platforms đến thị trường lao động

* Mặt tích cực

- Cung cấp cơ hội việc làm cho cả phụ nữ, người khuyết tật, những thanh niên,
người di cư, người ngoại quốc, người bị thiệt thòi trong thị trường lao động
truyền thống
+ Những người này sẽ sử dụng nền tảng dựa trên các trang web trực tuyến,
tìm kiếm công việc online và làm việc trực tuyến và từ xa

- Cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lực lượng lao động linh hoạt lớn với kĩ
năng đa dạng, mở rộng cơ sở khách hàng. Họ có thể sử dụng các nền tảng
này tiếp cận lực lượng lao động toàn cầu và địa phương để cải thiện hiệu quả
và nâng cao năng suất, và tận hưởng tiếp cận thị trường rộng hơn.
+ Thay vì việc tuyển dụng trực tiếp thay JD và làm việc trực tuyến, người lao
động làm việc qua các nền tảng lao động kỹ thuật số sẽ không chỉ có các kỹ
năng chuyên môn theo yêu cầu công việc JD mà sẽ còn có những kỹ năng
chuyên môn khác nữa (VD: những người tìm kiếm công việc qua các nền
tảng kỹ thuật số làm nghề tay trái, nguồn thu nhập thêm…)

* Mặt hạn chế

14
- Thời gian làm việc thường dài, không có thời hạn và không thể đoán trước
thời hạn/thời điểm kết thúc
- Thu nhập của người lao động ở trên các nền tảng trực tuyến được ghi nhận
thấp hơn so với những người lao động trực tiếp khoảng 2 USD/giờ
- Nhiều doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh, không
minh bạch về dữ liệu và giá cả, phí hoa hồng (môi giới) cao
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận tài chính và cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số. Khi việc tiếp cận nguồn lao động chất lượng qua các nền
tảng lao động kỹ thuật số, doanh nghiệp cần phải

2.1.2 Ảnh hưởng của Digital Labor Platforms đến quan hệ lao động

- Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trở nên
lỏng lẻo hơn khi không có các bản thỏa thuận/hợp đồng lao động ràng buộc
về quyền và nghĩa vụ của 2 bên
+ Người sử dụng lao động và người lao động có những cam kết/thỏa thuận
thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Hầu hết các nền tảng kỹ thuật số hiện
nay đều có xuất phát từ nước ngoài nên sẽ có sự khác biệt và lỗ hổng trong
luật pháp khi được sử dụng ở Việt Nam. Việc này khiến sự ràng buộc về
quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên trở nên lỏng lẻo, khó kiểm soát và theo dõi hơn

- Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động có thời
hạn ngắn ngủi hơn, không có tính lâu dài
+ Các công việc được thực hiện bởi người lao động cho người sử dụng lao
động hầu hết đều mang tính chất đơn lẻ (thực hiện xong công việc nào thì sẽ
nhận tiếp công việc tiếp theo), tức một người lao động có thể làm việc cho
nhiều công ty khác nhau qua nền tảng kỹ thuật số cùng một lúc. Người lao
động và người sử dụng lao động không có sự gắn kết về mặt tinh thần, văn
hóa mà chỉ có mối quan hệ tạm thời cho đến khi người lao động hoàn thành
công việc cho người sử dụng lao động thông qua nền tảng lao động kỹ thuật
số.
+ Bên cạnh đó, khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động qua

15
nền tảng kỹ thuật số, họ sẽ không được hưởng các chế độ, chính sách phúc
lợi, không có cơ hội phát triển cá nhân hay thăng tiến, đồng thời phần tiền
lương, thưởng nhận được cũng thấp hơn so với những người lao động làm
việc trực tiếp cho doanh nghiệp. Điều này nghĩa là người lao động chỉ có duy
nhất động lực là tiền lương nhận được sau mỗi công việc làm động lực, khiến
cho sự gắn kết, tận tâm cho người sử dụng lao động cũng thấp hơn. Người sử
dụng lao động khi sử dụng lao động thông qua các nền tảng lao động kỹ
thuật số đã tiết kiệm được phần chi phí đào tạo, phúc lợi, chính sách cho
nhân viên, điều này khiến họ ít có trách nhiệm hơn với những người lao động
được thuê.

2.2. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHO THẤY TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA
DIGITAL LABOR PLATFORMS ĐẾN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Ảnh hưởng của Digital Labor Platforms trên thế giới

* Vốn đầu tư mạo hiểm vào các nền tảng lao động kĩ thuật số trên thế giới có xu
hướng ngày càng tăng

Vốn mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong nền tảng kĩ thuật số, bao gồm cả
nền tảng lao động kỹ thuật số trong những thập kỉ qua. Giá trị thị trường chứng
khoán của các công ty công nghệ lớn và nền tảng lao động kỹ thuật số tiếp tục tăng
và đã thu hút được đầu tư, mặc dù một số trong số đó vẫn tiếp tục thua lỗ.

Phân phối đầu tư toàn cầu trong nền tảng lao động kỹ thuật số khá sai lệch, với 96%
khoản đầu tư tập trung ở châu Á (57 tỷ USD), Bắc Mỹ (46 tỷ USD) và châu Âu (12
tỷ USD), so với 4% của đầu tư vào Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và các quốc gia Ả
Rập. Khoảng 87% đầu tư toàn cầu (120 tỷ USD) là tập trung ở các nước G20 (nhóm
các nền kinh tế lớn) trong đó 44% (46 tỷ USD) tập trung ở Mỹ, tiếp theo là 27% (28
USD) ở Trung Quốc, 9% (9 tỷ USD) ở Liên minh châu Âu và khoảng 20% ở các
nước G20 còn lại.

16
Tài trợ theo một số quốc gia và danh mục nền tảng kĩ thuật số

Có sự khác biệt đáng kể trong đầu tư giữa các nền tảng cung cấp dịch vụ taxi hoặc
giao hàng và những nền tảng cung cấp dịch vụ trực tuyến dựa trên web. Khoản đầu
tư cao nhất là vào nền tảng taxi (61 tỷ USD), tiếp theo là nền tảng giao hàng (34 tỷ
USD), trong khi đầu tư vào các dịch vụ trực tuyến trên nền web thấp nhất khoảng 3
tỷ USD. Ở các nước G20, ba nền tảng kết hợp đã được xác định nhằm cung cấp
nhiều loại dịch vụ từ thanh toán đến dịch vụ taxi hoặc giao hàng và thương mại điện
tử; và những nền tảng này đã nhận được 6 tỷ USD từ năm 2010 đến năm 2020.

Mặc dù những khoản đầu tư này đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các nền
tảng lao động kỹ thuật số ở các nước G20, nhưng sự tăng trưởng của những nền
tảng này nền tảng không đồng đều giữa các quốc gia. Ở cấp độ quốc gia, sự phát
triển của nền kinh tế kỹ thuật số phụ thuộc vào sự sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số, vẫn chưa đồng đều. Ngay cả một quốc gia như Ấn Độ, nơi có thế mạnh về dịch
vụ phần mềm và hỗ trợ CNTT, cũng tụt hậu “về băng thông internet, tốc độ kết nối
và mức độ sẵn sàng của mạng”.

Sự tăng trưởng không đồng đều của nền kinh tế kỹ thuật số như vậy có thể dẫn đến
sự phân chia kỹ thuật số và có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình

17
đẳng, đặc biệt là giữa các quốc gia. Doanh thu được tạo ra thông qua các nền tảng
lao động kỹ thuật số cho thấy sự tập trung của cải về mặt địa lý. Khoảng 90% doanh
thu toàn cầu ước tính (46 tỷ USD) tập trung ở các nước G20 và khoảng 79% doanh
thu này là chỉ tập trung ở hai quốc gia là Mỹ (25 tỷ USD; 54%) và Trung Quốc (12
tỷ USD; 25%). Khoảng 9% dự kiến doanh thu tập trung ở Liên minh châu Âu (4 tỷ
USD), trong khi các khu vực khác ở các nước G20 cùng nhau chiếm 13% doanh
thu.

* Ước tính doanh thu hàng năm của nền tảng lao động kỹ thuật số ở các nước G20,
theo quốc gia và nền tảng

Doanh thu ước tính hàng năm theo quốc gia và danh mục nền tảng

Trên các danh mục nền tảng, doanh thu do nền tảng dựa trên web trực tuyến tạo ra
nhỏ hơn so với doanh thu từ taxi và giao hàng. Chẳng hạn, năm 2019, Uber đã tạo
ra doanh thu 10,7 tỷ USD, gấp khoảng 36 lần so với doanh thu của Upwork (301
triệu USD) và có thể đưa ra so sánh tương tự với các nền tảng phân phối. Tương tự
như vậy, về nguồn vốn, Uber (25,2 tỷ USD) đã nhận được nguồn tài trợ gấp 150 lần
so với Upwork (169 triệu USD) và mức định giá của họ ở thời điểm hiện tại.
Tại sao lại có sự khác biệt lớn về nguồn vốn và định giá của các nền tảng này giữa
các lĩnh vực khác nhau? Một yếu tố quan trọng có thể là rằng lĩnh vực taxi hoặc
giao hàng cho phép các công ty này thu thập lượng lớn dữ liệu về người dùng (công
18
nhân, khách hàng và khách hàng), có giá trị thương mại nội tại vì nó được liên kết
với các địa phương và cơ sở hạ tầng cụ thể, đồng thời nó cũng cho phép các công ty
này để mở rộng dịch vụ của họ. Ngoài ra, việc sử dụng dữ liệu đó để đào tạo các
thuật toán định giá, phân bổ nhiệm vụ hoặc để dự báo có thể là một trong những lý
do tiềm ẩn dẫn đến việc định giá cao như vậy.
Trong khi các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư ngày càng đóng vai trò tạo điều
kiện trong việc tài trợ cho các nền tảng kỹ thuật số, thì hiện tại mô hình này làm dấy
lên mối lo ngại về tính bền vững của nó và đặc biệt là việc định giá quá cao các
công ty. Thị trường quyền lực mà các công ty này thực hiện không nhất thiết phải
dựa trên lợi thế cạnh tranh vốn có, vì họ thường thua lỗ và được hỗ trợ bởi các quỹ
đầu tư mạo hiểm. Điều này có thể bóp méo sự cạnh tranh và có tác động tiêu cực
đến các lĩnh vực truyền thống, thách thức sự hiểu biết truyền thống về quyền lực
độc quyền và độc quyền nhóm và làm mờ đi ranh giới của tổ chức, không chỉ về
mặt quan hệ lao động mà còn về mặt tài chính, điều này rõ ràng là cơ bản cho sự tồn
tại của công ty.

2.2.1. Ảnh hưởng của Digital Labor Platforms ở Việt Nam


Theo báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội năm 2021” mới nhất của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO), số lượng các nền tảng lao động số trên toàn thế giới đã tăng
gấp 5 lần trong thập kỷ vừa qua.
Theo báo cáo này, các nền tảng lao động số đang tạo ra những cơ hội việc làm mới
cho cả phụ nữ, người khuyết tật, thanh niên và những người yếu thế trong những thị
trường lao động truyền thống. Các nền tảng số cũng cho phép doanh nghiệp tiếp cận
với một lực lượng lao động linh hoạt có kỹ năng khác nhau với quân số lớn, đồng
thời mở rộng cơ sở khách hàng của họ.
Năm 2020 được chính phủ Việt Nam lựa chọn là năm chuyển đổi số quốc gia,
hướng tới một chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số. Trên thực tế, Việt Nam
đang là quốc gia dẫn đầu khu vực Asean về tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực kinh
tế số. Trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của Asean là 33%/năm trong giai
đoạn 2015-2019, kinh tế số Việt Nam tăng trưởng với tỷ lệ 38%/năm trong cùng

19
giai đoạn và đóng góp 5% GDP quốc gia (Temasek, 2019). Kinh tế nền tảng số tại
Việt Nam bao phủ nhiều lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực chủ yếu là:
- Gọi xe công nghệ: Các dịch vụ phương tiện giao thông công nghệ như Grab,
Go Viet sử dụng định vị tự động, từ đó khách hàng có thể đặt xe và yêu cầu
đưa đến một địa điểm cụ thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Với
phương thức đặt xe này thì dịch vụ yêu cầu xe tối ưu hóa quá trình kết hợp
lái xe công nghệ và khách hàng. Không những chỉ cung cấp dịch vụ thông
thường như đặt xem là loại hình kinh doanh này còn mở rộng thêm các dịch
vụ khác như đặt đồ ăn, giao hàng, thanh toán hóa đơn và đang phát triển
thêm nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu cho khách hàng.

- Dịch vụ tài chính: Trong lĩnh vực tài chính, nền tảng số được thể hiện dưới
các ứng dụng như Moblie Banking, QR Code, ví điện tử, ngân hàng số và
đặc biệt là các nền tảng số được xây dựng bởi các công ty Fintech. Xuất hiện
tại Việt Nam vào năm 2008, cho đến nay thì Fintech ngày càng nâng cao
chất lượng dịch vụ và tạo ra các mô hình kinh doanh mới như cho vay ngang
hàng (peer to peer lending), huy động vốn cộng đồng (crowdfunding)
(Solidiance, 2018). Việt Nam hiện có khoảng 200 công ty Fintech đang hoạt
động trong các lĩnh vực khác nhau, với quy mô thị trường Fintech đạt 4.4 tỷ
USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và dự kiến sẽ đạt đến 7.8 tỷ USD vào
năm 2020.

- Dịch vụ du lịch: Các nền tảng số trong lĩnh vực du lịch, lưu trú giúp khách
hàng đặt phòng hay thuê nhà một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Điển
hình là mô hình Airbnb, tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2014, có
mặt chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác. Theo
báo cáo “Homesharing Viet Nam Insights”, năm 2014 chỉ có vài nghìn
phòng cho thuê nhưng đến 2019 số lượng phòng đã lên đến 40.804 cơ sở và
tốc độ tăng trưởng số lượng phòng ở các điểm du lịch nổi tiếng luôn đạt ở
mức cao. Không chỉ Airbnb mà các ứng dụng khác như Luxstay, Booking,
Travelmob cũng phát triển mô hình đặt phòng chia sẻ nhằm tối ưu hóa lợi ích

20
của cả chủ nhà và người thuê nhà.

- Các lĩnh vực khác: Ngoài các nền tảng điển hình trên thì còn có nhiều nền
tảng khác như Sendo, Shopee - mua bán hàng hóa, Netflix - xem phim hay
Youtube - sáng tạo nội dung. Có thể khẳng định, việc phát triển các nền tảng
số đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cá nhân, doanh nghiệp 1 nhân,doanh và
toàn bộ nền kinh tế. Sự bùng nổ của nền tảng số cũng tạo ra những việc làm
mới, đảm bảo việc làm cho người lao động và góp phần giải quyết vấn nạn
thất nghiệp trong bối cảnh dịch covid 19 còn diễn biến phức tạp.

21
Phần 3. THUẬN LỢI – THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU
HƯỚNG SỬ DỤNG DIGITAL LABOR PLATFORMS

3.1. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN DIGITAL
LABOR PLATFORMS

- Dân số trẻ và lao động dồi dào: Việt Nam có một dân số trẻ lớn và nguồn
lao động dồi dào, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Điều này
tạo ra cơ hội để sử dụng lao động kỹ thuật số và phát triển ngành công
nghiệp kỹ thuật số tại Việt Nam.
- Chi phí lao động cạnh tranh: Mức lương và chi phí lao động tại Việt Nam
thấp hơn so với nhiều quốc gia phát triển khác. Điều này tạo ra một lợi thế
cạnh tranh khi thu hút các dự án công nghệ và các nền tảng lao động kỹ thuật
số vào Việt Nam.
- Sự phát triển của công nghiệp kỹ thuật số: Việt Nam đang chứng kiến sự
phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp kỹ thuật số và startup công
nghệ. Sự phát triển này tạo ra cơ hội cho ứng dụng nền tảng lao động kỹ
thuật số và mở ra các cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
- Sự hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã và đang thúc đẩy phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Sự hỗ trợ từ phía chính
phủ mang lại môi trường thân thiện và khung pháp lý tốt để phát triển nền
tảng lao động kỹ thuật số.
- Thị trường tiềm năng: Việt Nam có một thị trường tiềm năng lớn với hơn 96
triệu dân và sự gia tăng của lớp trung lưu. Điều này tạo ra cơ hội cho nền
tảng lao động kỹ thuật số để phục vụ nhu cầu của người dùng và các doanh
nghiệp tại Việt Nam.
 Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội này để phát triển ứng dụng nền tảng
lao động kỹ thuật số và mở rộng ngành công nghiệp kỹ thuật số tại quốc gia.

3.2. CÁC THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN DIGITAL LABOR PLATFORMS

22
Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có
đến 90% số DN được khảo sát cho thấy việc áp dụng nền tảng lao động kỹ thuật số
chưa thành công.

- Một là, thách thức về sự phát triển và cập nhật hạ tầng công nghệ thông tin.
Để thực hiện được lao động kỹ thuật số, Việt Nam đòi hỏi phải có một hạ
tầng vững chắc, đường truyền, mạng di động mạnh và hơn nữa, phải đảm
bảo tính bảo mật của thông tin trên internet. Trong khi đó ở các khu vực
nông thôn, vùng sâu vùng xa nhiều nơi vẫn chưa có mạng. Sự chênh lệch
giữa các vùng nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay vẫn còn quá lớn.

- Hai là, việc áp dụng nền tảng lao động kỹ thuật số đòi hỏi cần đội ngũ
chuyên gia, nguồn nhân lực giỏi, nhân viên có kỹ năng công nghệ cao và
hiểu biết về công nghệ. Thực tế tại Việt Nam, nhân lực chuyển đổi số thiếu
hụt, từ nhà quản lý đến chuyên gia, kỹ sư, công nhân công nghệ số. Mặc dù
Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nhân viên ngành CNTT, theo
thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên
CNTT còn lại cần phải có thời gian đào tạo lại. Điều này đặt ra một thách
thức cho Việt Nam trong việc đào tạo và nâng cao trình độ công nghệ cho lao
động trong các ngành công nghiệp truyền thống.

- Ba là, Việt Nam cần xây dựng chính sách và quy định rõ ràng và minh bạch
hơn để điều chỉnh hoạt động của các nền tảng lao động kỹ thuật số và bảo vệ
quyền lợi của người lao động. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu các quy định
và hướng dẫn chi tiết về việc ứng dụng nền tảng lao động kỹ thuật số. Điều
này làm cho việc thực hiện và tuân thủ các quy tắc quan trọng trở nên khó
khăn và gây rối. Việc xây dựng và mở rộng các chính sách và quy định để
đảm bảo rằng người lao động có điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo tiếng
nói và quyền lợi lao động của họ được bảo vệ cũng là một thách thức lớn.

- Bốn là, vấn đề an toàn, an ninh mạng, dữ liệu, dữ liệu cá nhân và quyền riêng
tư cá nhân của con người trên không gian mạng bị đe dọa. Theo thống kê của
23
Hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam nằm trong số các quốc gia bị tấn công
mạng nhiều nhất; đứng thứ 4/10 quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc
qua mạng và 1/10 các quốc gia bị lây nhiễm mã độc từ sử dụng các thiết bị
lưu trữ rời (USB, thẻ nhớ ngoài). Việc xử lý dữ liệu cá nhân và đảm bảo an
toàn thông tin là một thách thức mà Việt Nam cần giải quyết để tạo đủ lòng
tin cho người dùng.

- Năm là, nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích và tiềm năng của việc sử
dụng nền tảng lao động kỹ thuật số còn hạn chế. Một số doanh nghiệp Việt
Nam có thể chưa hiểu rõ được lợi ích mà nền tảng lao động kỹ thuật số mang
lại, gặp khó khăn trong việc thay đổi quy trình tuyển dụng và quản lý nhân
sự hiện có để phù hợp với mô hình lao động kỹ thuật số. Điều này có thể do
thiếu thông tin hoặc sự không hiểu biết về cách thức hoạt động và lợi ích mà
nền tảng này mang lại cho doanh nghiệp, như tiết kiệm chi phí tuyển dụng,
tăng cường linh hoạt và hiệu suất lao động.

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP DĐỂ GIÚP VIỆT NAM BẮT KỊP XU
HƯỚNG SỬ DỤNG DIGITAL LABOR PLATFORMS

Nhiều chính phủ, đại diện của doanh nghiệp và người lao động, bao gồm cả công
đoàn, đã bắt đầu xử lý một số vấn đề này nhưng cách họ xử lý lại rất khác nhau.
Điều này khiến cho tất cả các bên đều cảm thấy bất an.

Báo cáo cho biết, do các nền tảng lao động số hoạt động ngoài phạm vi tài phán của
một quốc gia, cần thiết phải có đối thoại chính sách và cơ chế điều phối quốc tế
nhằm đảm bảo sự ổn định trong điều tiết và đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc
tế được áp dụng.

Thực tế này kêu gọi đối thoại chính sách toàn cầu và hợp tác trong điều tiết chính
sách giữa các nền tảng lao động kỹ thuật số, giữa người lao động và các chính phủ

24
để về lâu dài có thể tạo nên một cách tiếp cận hiệu quả và nhất quán hơn, hướng tới
một số các mục tiêu nhằm đảm bảo:

Quá trình áp dụng nền tảng lao động kỹ thuật số không chỉ đòi hỏi lớn về nhân lực
chất lượng cao mà đòi hỏi cả một nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện. Trên
cơ sở phân tích cơ hội, thách thức bài viết đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam chuyển
đổi số thành công, khôi phục kinh tế, vượt qua đại dịch và phát triển vững mạnh
trong thời đại 4.0, cụ thể:

- Thứ nhất, có giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ số, trong đó việc
chuẩn bị các phương án triển khai dịch vụ 5G là cấp thiết nhằm đảm bảo
được nhu cầu trao đổi thông tin, đảm bảo an toàn, an ninh. Tăng tốc phát
triển hạ tầng thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng thành tựu
kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh
vực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống
kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, đối các vùng kinh tế trọng
điểm, Nhà nước sớm có cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế số để góp phần
phát triển các ngành công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng lớn.
- Thứ hai, cải cách hệ thống đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. Bên cạnh các
chương trình học chính quy chuẩn, cần đưa thêm các học phần về kỹ thuật
CNTT gắn với xu thế công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot,
internet kết nối vạn vật. Ngoài ra, cần có sự kết nối giữa cơ sở giáo dục và
DN. Người học được trang bị kiến thức tại cơ sở giáo dục và DN sẽ là nơi
trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, bản thân các DN cũng cần có các giải pháp
như đào tạo và đào tạo lại nhân viên để đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ trình
độ để vận hành và làm chủ công nghệ...
- Thứ ba, thay đổi nhận thức của các DN về nền tảng lao động kỹ thuật số.
Muốn vậy, Chính phủ cần phổ cập sử dụng các nền tảng lao động kỹ thuật số
Việt Nam và lợi ích mang lại cho người lao động và doanh nghiệp

25
- Thứ tư, có các giải pháp giám sát mạng, để đảm bảo an toàn cho khách hàng
khi sử dụng các dịch vụ điện tử, chẳng hạn như sử dụng các công nghiệp tự
động hóa tiên tiến, kỹ thuật cao để phân tích dữ liệu; gia tăng sự bảo mật
thông tin, dữ liệu của các cá nhân, DN, tổ chức trên các nền tảng IoT, và đẩy
mạnh việc thiết lập hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc
đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.
- Thứ năm, Việt Nam cần có chính sách và quy định rõ ràng để điều chỉnh hoạt
động của các nền tảng lao động kỹ thuật số và bảo vệ quyền lợi của người
lao động. Cần có hướng dẫn pháp lý để đảm bảo rằng việc sử dụng nền tảng
lao động kỹ thuật số được tiến một cách minh bạch, công bằng và đảm bảo
quyền lợi cho tất cả các bên liên quan. Cụ thể hơn: người lao động nền tảng
tự làm có thể được hưởng quyền thương lượng tập thể. Mọi lao động, bao
gồm cả lao động nền tảng, được tiếp cận đầy đủ phúc lợi an sinh xã hội
thông qua việc mở rộng và điều chỉnh khuôn khổ chính sách và pháp lý khi
cần thiết. Lao động nền tảng có thể tiếp cận với tòa trọng tài nơi họ làm việc
nếu muốn.
- Thứ sáu, doanh nghiệp cần chú trọng tạo sự tương tác tốt giữa người lao
động, nhà tuyển dụng và nền tảng. Cần có một môi trường tương tác và giao
tiếp hiệu quả để đảm bảo quy trình tuyển dụng, làm việc và trao đổi thông tin
được diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

26
KẾT LUẬN

Digital Labor Platforms – Các nền tảng lao động kĩ thuật số đã và đang du nhập,
phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam theo xu hướng của thế giới. Bên cạnh
những thuận lợi, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức trong quá trình sử dụng và vận
dụng các nền tảng lao động kĩ thuật số trong thị trường lao động, để tác động đến
thị trường việc làm, từ đó ảnh hưởng đến quan hệ lao động giữa các chủ thể. Việc
áp dụng các giải pháp, các biện pháp nhằm kích thích hoặc hạn chế sử dụng các nền
tảng lao động kĩ thuật số hoàn toàn phụ thuộc vào sự thích nghi nhanh nhạy, tạo
điều kiện và môi trường của Việt Nam để xu hướng chung của thị trường, của thế
giới có thể phát triển và tạo những tác động tích cực tới thị trường lao động của
nước ta.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Internet


1. ILO - Digital labour platforms
2. ILO - The role of digital labour platforms in transforming the world of work
3. ILO - Digital labour platforms and the future of work
4. Digital labour platforms: Opportunities and challenges for formal employment
5. The role of digital labour platforms in transforming the world of work
6. Quản lý nền tảng lao động số
7. Đào tạo quan hệ lao động trong thời kì kỉ nguyên số

28

You might also like