You are on page 1of 24

CHỦ ĐỀ 5.

NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC


 TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Điều kiện chuẩn được định nghĩa là giá trị quy ước có trị số nhiệt độ 298 K
(hay 25°C) và áp suất 1 bar (đối với chất khí).
* Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với Điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất (STP
– Standard Temperature and Pressure): 273 K (hay 0°C) và 1 bar; dùng cho các
tính toán liên quan đến khí gần đúng với khí lí tưởng.
2. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng từ môi trường
dưới dạng nhiệt.
Ví dụ:
- Quá trình quang hợp của thực vật cần năng lượng từ ánh sáng mặt trời:
6CO2 (g) + 6H2O (l) C6H12O6 (s) + 6O2 (g)
- Sự nóng chảy của nước đá, sự bay hơi của nước lỏng.
3. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng ra môi
trường dưới dạng nhiệt.
Ví dụ:
- Quá trình hô hấp của thực vật sẽ giải phóng nhiệt do oxi hóa các chất hữu cơ:
C6H12O6 (s) + 6O2 (g) 6CO2 (g) + 6H2O (l)
- Đốt cháy xăng, dầu để cung cấp năng lượng cho xe cộ, máy móc.
4. Enthalpy tạo thành (hay nhiệt tạo thành) của một chất là lượng nhiệt tỏa ra
hay hấp thụ khi tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững
nhất.
Enthalpy tạo thành tính ở điều kiện chuẩn gọi là enthalpy tạo thành tiêu chuẩn,
kí hiệu là . Enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các đơn chất bền bằng 0.
Ví dụ: Phản ứng tạo thành 1 mol H2O từ các đơn chất ở điều kiện chuẩn:

H2 (g) + O2 (g) H2O (l)


Phản ứng này tỏa ra lượng nhiệt là 285,83 kJ. Vậy enthalpy tạo thành tiêu
chuẩn của H2O là: = –285,83 kJ mol-1.
5. Biến thiên enthalpy của phản ứng (hay nhiệt phản ứng) bằng tổng
enthalpy tạo thành của các sản phẩm trừ tổng enthalpy tạo thành của các chất đầu.
Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn kí hiệu là .
=Σ (sp) –Σ (cđ)

6. Ý nghĩa của dấu và giá trị

1
- Phản ứng thu nhiệt: > 0, càng dương, thu vào càng nhiều
nhiệt.
- Phản ứng tỏa nhiệt: < 0, càng âm, tỏa ra càng nhiều nhiệt.

7. Năng lượng liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó trong
phân tử và tạo thành các nguyên tử ở trạng thái khí, kí hiệu là Eb và Eb > 0.
Ví dụ: Năng lượng liên kết của H2, O2 ở 298 K:
H2 (g) 2H (g) Eb = 436 kJ mol-1
O2 (g) 2O (g) Eb = 497 kJ mol-1
Biến thiên enthalpy của phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết của các chất
đầu trừ tổng năng lượng liên kết của các chất sản phẩm.
= ΣEb (cđ) – ΣEb (sp)
8. Định luật Hess: “Biến thiên enthalpy của phản ứng chỉ phụ thuộc vào trạng
thái đầu và trạng thái cuối của hệ, không phụ thuộc vào giai đoạn trung gian”.
ΔH1 ΔH2

X+Y Δr H o298 Z
ΔH3 ΔH5

ΔH4
Hình 5.1. Sơ đồ minh họa định luật Hess.
Theo định luật Hess, ta có:
= + =
* Hệ quả: “Biến thiên enthalpy của phản ứng thuận và biến thiên enthalpy của
phản ứng nghịch bằng nhau nhưng ngược dấu”.
Ví dụ: Nhiệt phản ứng tạo 1 mol H2O ở điều kiện chuẩn:

H2 (g) + O2 (g) H2O (l) = –285,83 kJ


thì nhiệt phản ứng khi phân hủy 1 mol H2O ở điều kiện chuẩn là:

H2O (l) H2 (g) + O2 (g) = 285,83 kJ


 BÀI TẬP MINH HỌA

2
Câu 1: Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn.
a. đốt một ngọn nến.
b. nước đóng băng.
c. hòa tan muối ăn vào nước thấy cốc nước trở nên mát.
d. luộc chín quả trứng.
Hướng dẫn giải
a. Phản ứng tỏa nhiệt vì nến (parafin) bị đốt cháy đã giải phóng năng lượng,
cung cấp cho việc phát sáng và tỏa nhiệt.
b. Phản ứng tỏa nhiệt vì nước hạ nhiệt (hay giải phóng nhiệt) để tạo khối băng.
c. Phản ứng thu nhiệt vì muối hấp thu nhiệt từ nước để hòa tan, nước giảm
nhiệt độ và cốc nước trở nên mát.
d. Phản ứng thu nhiệt vì trứng hấp thu nhiệt khiến các phân tử protein kết dính
với nhau và làm trứng chín.

Câu 2: Cho phản ứng sau:


Fe2O3 (s) + 3CO (g) 2Fe (s) + 3CO2 (g) = –24,74 kJ
Hoàn thành sơ đồ mô tả tiến trình của phản ứng trên.
Enthalpy
(kJ mol-1)

ΔH….
ΔH = ………..

ΔH….

Tiến trình phản ứng

Hướng dẫn giải


Phản ứng tỏa nhiệt có = –24,74 kJ < 0.
Mà =Σ (sp) – Σ (cđ)

Sản phẩm có tổng enthalpy nhỏ hơn các chất đầu.


Điền các chất đầu ở mức năng lượng cao, sản phẩm ở mức năng lượng thấp và
giá trị ΔH = –24,74 kJ.
Enthalpy
(kJ mol-1)

Fe2O3 (s) + 3CO (g)


3 ΔHcđ

ΔH = –24,74 kJ

2Fe (s) + 3CO2 (g)


Câu 3: Tính biến thiên enthalpy tiêu chuẩn của phản ứng đốt cháy khí methane:
CH4 (g) + 2O2 (g) CO2 (g) + 2H2O (l)
(kJ mol-1) –74,81 0 –393,51 –285,83

Hướng dẫn giải


=Σ (sp) – Σ (cđ)

= (–393,51– 2 285,83) – (–74,81)


= –890,35 kJ.

Câu 4: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng nhôm để khử các oxide kim loại
ở nhiệt độ cao. Ứng dụng phổ biến của phản ứng là hàn đường ray xe lửa:
2Al (s) + Fe2O3 (s) Al2O3 (s) + 2Fe (s)
Biết của Fe2O3 (s) là –824,2 kJ mol-1, của Al2O3 (s) là –1675,7 kJ mol-1.
Giải thích vì sao phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.

Hướng dẫn giải


=Σ (sp) – Σ (cđ)

= –1675,7 – (–824,2)
= – 851,5 kJ.
< 0 nên phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 5: Cho các phản ứng sau:

(1) C (than chì) + O2 (g) CO (g) = –110,53 kJ

(2) CO (g) + O2 (g) CO2 (g) = –282,98 kJ


Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí CO2.

4
Hướng dẫn giải
Nhiệt phản ứng tạo 1 mol khí CO2 chính là nhiệt tạo thành của khí CO2.
(3) C (than chì) + O2 (g) CO2 (g) ΔH3
* Cách 1: Ta có sơ đồ phản ứng như sau:
ΔH3
C CO2
1
+ O2 1
+ O2
+
ΔH12 2
O 2ΔH2
CO

Áp dụng định luật Hess:


ΔH3 = ΔH1 + ΔH2 = –110,53 – 282,98 = –393,51 kJ.
Vậy nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí CO2 là – 393,51 kJ mol-1.
* Cách 2: Cộng 2 vế của phương trình (1) và (2), ta được phương trình (3):

(1) C (than chì) + O2 (g) CO (g) ΔH1

(2) CO (g) + O2 (g) CO2 (g) ΔH2


(3) C (graphite) + O2 (g) CO2 (g) ΔH3
Ta có: ΔH3 = ΔH1 + ΔH2 = –110,53 – 282,98 = –393,51 kJ.
Vậy nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí CO2 là – 393,51 kJ mol-1.

Câu 6: Cho các dữ kiện sau:


(1) 2Fe (s) + O2 (g) 2FeO (s) = – 544 kJ
(2) 4Fe (s) + 3O2 (g) 2Fe2O3 (s) = – 1648,4 kJ
(3) Fe3O4 (s) 3Fe (s) + 2O2 (g) = 1118,4 kJ
Tính của phản ứng: (4) FeO (s) + Fe2O3 (s) Fe3O4 (s)
Hướng dẫn giải
* Cách 1:
Nhiệt phản ứng tiêu chuẩn của phản ứng (1) là nhiệt tạo ra 2 mol FeO (s).
Vậy nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của FeO (s) là:

FeO (s) = = – 272 kJ mol-1.


Tương tự, ta có nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Fe2O3 (s) là:

5
Fe2O3 (s) = = – 824,2 kJ mol-1.
Áp dụng hệ quả của định luật Hess, nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Fe3O4 (s) là:
Fe3O4 (s) = – 1118,4 kJ mol-1.
Ta có: (4) = Fe3O4 (s) – ( FeO (s) + Fe2O3 (s))
= – 1118,4 – (– 272 – 824,2)
= – 22,2 kJ.

* Cách 2: Áp dụng hệ quả định luật Hess và cộng 2 vế của các phương trình:

FeO (s) Fe (s) + O2 (g) ΔH1 = – (– 544) kJ

Fe2O3 (s) 2Fe (s) + O2 (g) ΔH2 = – (– 1648,4) kJ


3Fe (s) + 2O2 (g) Fe3O4 (s) ΔH3 = –1118,4 kJ

FeO (s) + Fe2O3 (s) Fe3O4 (s) ΔH4 = ΔH1 + ΔH2 + ΔH3
Ta có: (4) = 272 + 824,2 – 1118,4 = – 22,2 kJ.

Câu 7: Xác định năng lượng liên kết H–Cl của khí HCl từ các giá trị sau:
EH–H = 436 kJ mol-1;
ECl–Cl = 242 kJ mol-1;
HCl (g) = –92,31 kJ mol-1.
Hướng dẫn giải
H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g)
=2 HCl (g) = –184,62 kJ
Ta có: = ΣEb (cđ) – ΣEb (sp)
= EH–H + ECl–Cl – 2 EH–Cl
–184,62 = 436 + 242 – 2 EH–Cl
EH–Cl= 431,31 kJ mol-1.

6
Câu 8: Ammonia thường được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen bằng quy
trình Haber – Bosch:
N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g)
8.1. Tính giá trị của phản ứng trên từ các giá trị năng lượng liên kết sau:
EN≡N = 945 kJ mol ; EH–H = 436 kJ mol-1; EN–H = 391 kJ mol-1.
-1

8.2. Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của NH3 (g).
Hướng dẫn giải
8.1. Phân tử NH3 có 3 liên kết N–H 2 phân tử NH3 có 6 liên kết N–H.
Ta có: = EN≡N + 3 EH–H – 6 EN–H
= 945 + 3 436 – 6 391 = –93 kJ.

8.2. =2 = – 46,5 kJ mol-1.

Câu 9: Rượu vang là loại thức uống có cồn lên men từ nho với lịch sử phong
phú hàng ngàn năm. Men tiêu thụ đường (glucose) trong nho, chuyển hóa thành
rượu (ethanol) và giải phóng khí carbon dioxide:
C6H12O6 (s) 2C2H5OH (l) + 2CO2 (g)
(kJ mol-1) –1274 –277,69 –393,51
9.1. Quá trình lên men rượu vang cần cung cấp nhiệt hay không? Giải thích.
9.2. Tính lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi lên men 1 kg nho (chứa khoảng 7%
đường glucose) ở điều kiện chuẩn.
Hướng dẫn giải
9.1. = 2 (– 393,51) + 2 (– 277,69) – (– 1274) = – 68,4 kJ < 0.
Phản ứng lên men rượu là phản ứng tỏa nhiệt, không cần cung cấp nhiệt.

9.2. mglucose = 70 gam nglucose = = mol.

Lượng nhiệt tỏa ra khi lên men 1 kg nho là (– 68,4) = 26,6 kJ.

7
Câu 10: Muối ammonium chloride rắn khi hòa vào
nước cất sẽ xảy ra phản ứng:
NH4Cl (s) NH4Cl (aq)
10.1. Nhiệt phản ứng được ứng dụng rộng rãi trong
việc sản xuất các túi chườm, giúp giảm đau, giảm
viêm do các chấn thương. Theo em, phản ứng hòa
tan trên được ứng dụng làm túi chườm nóng hay
túi chườm lạnh?
Biết NH4Cl (s) và NH4Cl (aq) lần lượt là –314,43 kJ mol -1 và –299,67 kJ
mol-1.
10.2. Túi chườm sẽ hoạt động khi phá vỡ lớp ngăn cách giữa muối ammonium
chloride và nước cất. Tính nhiệt độ của túi chườm khi hoạt động ở điều kiện
chuẩn. Biết túi chứa 20 gam muối, 100 mL nước cất và nhiệt dung riêng của
nước cất là C = 4184 J/kg.K.
Hướng dẫn giải

10.1. = –
= –299,67 + 314,43 = 14,76 kJ > 0
Phản ứng thu nhiệt, muối hấp thu nhiệt từ nước, làm nước giảm nhiệt độ.
Ứng dụng làm túi chườm lạnh.

10.2. Qthu = nmuối = 14,76 = 5,52 kJ = 5520 J.


Qtỏa = mnước Cnước (T2 – T1)
= 0,1 4184 (T2 – 25)
Ta có: Qthu = – Qtỏa
5520 = – 0,1 4184 (T2 – 25)
T2 = 11,8°C.
Vậy khi túi chườm lạnh hoạt động, nhiệt độ của túi đạt nhiệt độ khoảng 11,8°C.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 1: Sắp xếp các ý sau vào loại phản ứng phù hợp (thu nhiệt, tỏa nhiệt):
a. tăng enthalpy. d. nhiệt bị hấp thụ.
b. có thể xảy ra một cách tự phát. e. nhiệt được giải phóng.
c. giảm enthalpy. f. để xảy ra cần cung cấp năng lượng.

Câu 2: Các quá trình sau thuộc phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích.
a. hòa tan ít bột giặt trong tay với nước, thấy tay ấm.

8
b. thực phẩm đóng hộp tự sôi.
c. muối kết tinh từ nước biển ở các ruộng muối.
d. giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.
e. đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.

Câu 3: Hoàn thành sơ đồ dưới dựa vào phản ứng và các giá trị sau:
2NaHCO3 (s) Na2CO3 (s) + CO2 (g) + H2O (l)
(kJ mol-1) –950,8 –1130,7 –393,51 –285,83
Enthalpy
(kJ mol-1)

ΔH….

ΔH = ………..
ΔH….

Tiến trình phản ứng

Câu 4: Muối ammonium bicarbonate (NH4HCO3) được sử dụng làm bột nở, giúp
cho bánh nở to, xốp và mềm. Dựa vào phản ứng sau và giá trị nhiệt tạo thành tiêu
chuẩn, hãy giải thích vì sao cần bảo quản bột nở ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng
mặt trời và nhiệt độ cao:
NH4HCO3 (s) NH3 (g) + CO2 (g) + H2O (g)
(kJ mol-1) –849,40 –46,11 –393,51 –241,82

Câu 5: Cho bảng giá trị của một số chất:


Chất H2O (l) H2O (g) SO2 (g) H2S (g)
-1
(kJ mol ) –285,83 –241,82 –296,83 –20,63

Tính của các phản ứng sau:


(1) 2H2S (g) + O2 (g) 2S (s) + 2H2O (l)
(2) 2H2S (g) + 3O2 (g) 2SO2 (g) + 2H2O (l)
(3) 2H2S (g) + 3O2 (g) 2SO2 (g) + 2H2O (g)
(4) 2H2S (g) + SO2 (g) 3S (s) + 2H2O (l)

9
Câu 6: Tính lượng nhiệt tỏa ra ở điều kiện chuẩn khi đốt cháy 2 gam butane
(C4H10) chứa trong một chiếc bật lửa gas. Biết sản phẩm của sự đốt cháy là khí
carbon dioxide và hơi nước.
Cho của C4H10 (g), CO2 (g) và H2O (l) lần lượt là –126,15 kJ mol-1, –
393,51 kJ mol-1 và –285,83 kJ mol-1.

Câu 7: Hydrazine lỏng (N2H4) được sử dụng làm nhiên liệu lỏng cho các tàu vũ
trụ. Phản ứng đốt cháy nhiên liệu với tác nhân oxi hóa thường dùng là N 2O4, diễn
ra theo phương trình sau:
2N2H4 (l) + N2O4 (g) 3N2 (g) + 4H2O (g)
(kJ mol-1) 50,63 9,16 0 –241,82
7.1. Tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ khi lên Mặt Trăng đã sử dụng
4,5 tấn hydrazine. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy lượng
nhiên liệu trên ở điều kiện chuẩn.
7.2. Nếu thay tác nhân oxi hóa bằng khí oxygen thì lượng nhiệt
tỏa ra khi đốt cháy lượng nhiên liệu trên sẽ thay đổi như thế
nào? Giả sử sản phẩm phản ứng không thay đổi.

Câu 8: Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Khi
nung thạch cao sống ở nhiệt độ khoảng 150°C thì thu được thạch cao nung, sử
dụng để bó bột trong y học:

CaSO4.2H2O (s) CaSO4.0,5H2O (s) + H2O (g)


(kJ mol-1) –2021 –1575 –241,82
Tính lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển 5 kg thạch cao sống thành thạch cao
nung ở điều kiện chuẩn.

Câu 9: Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí SO3, biết:
(1) S (s) + O2 (g) SO2 (g) = –296,83 kJ
(2) 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g) = –197,78 kJ

Câu 10: Cho các phản ứng sau:


(1) Fe2O3 (s) + 3CO (g) 2Fe (s) + 3CO2 (g) = –24,74 kJ
(2) 3Fe2O3 (s) + CO (g) 2Fe3O4 (s) + CO2 (g) = –47,18 kJ
(3) Fe3O4 (s) + CO (g) 3FeO (s) + CO2 (g) = 19,42 kJ
Tính của phản ứng: (4) FeO (s) + CO (g) Fe (s) + CO2 (g)

10
Câu 11: Cho các dữ kiện sau ở điều kiện chuẩn:
(1) Đốt cháy hoàn toàn 40 gam Ca (s) tạo CaO (s) và tỏa ra 635,09 kJ.
(2) Đốt cháy hoàn toàn 32 gam S (s) tạo SO2 (g) và tỏa ra 296,83 kJ.
(3) Khi cho 112 gam CaO (s) tác dụng lượng vừa đủ SO2 (g) thì tỏa ra 454,2 kJ.
Hãy tính của calcium sulfite.

Câu 12: Thành phần chính của các loại đá được sử dụng trong ngành xây dựng là
calcium carbonate. Khi cho vôi sống tác dụng với carbon dioxide thì thu được
calcium carbonate:
(1) CaO (s) + CO2 (g) CaCO3 (s) =xJ
12.1. Cho của các phản ứng sau:
(2) CaO (s) + H2O (l) Ca(OH)2 (aq) = –81,9 kJ
(3) Ca(OH)2 (aq) + CO2 (g) CaCO3 (s) + H2O (l) = –96,4 kJ
(4) Ca(OH)2 (aq) + 2CO2 (g) Ca(HCO3)2 (aq) = –132,72 kJ
Tìm giá trị x và cho biết phản ứng (1) thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
12.2. Thạch nhũ trong các hang động cũng được tạo thành từ calcium carbonate
và các khoáng chất khác. Quá trình hình thành thạch nhũ được diễn tả qua phản
ứng hóa học sau:
(5) Ca(HCO3)2 (aq) CaCO3 (s) + H2O (l) + CO2 (g) = y kJ
12.2.1. Tìm giá trị y.
12.2.2. Tính nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào khi hình thành 1 kg thạch nhũ (chứa
95% CaCO3) ở điều kiện chuẩn.

Câu 13: Cho phản ứng sau:


2HBr (g) + Cl2 (g) 2HCl (g) + Br2 (g) = –80,91 kJ
Tính giá trị EBr–Br và của Br2 (g) dựa vào bảng số liệu sau:

H–Br Cl–Cl H–Cl


-1
Eb (kJ mol ) 366 242 431
(kJ mol-1) –36,40 0 –92,31

Câu 14: Quá trình đốt cháy ethanol diễn ra theo phản ứng:
C2H5OH (l) + 3O2 (g) 2CO2 (g) + 3H2O (l)
Tính của phản ứng trên từ các giá trị năng lượng liên kết sau:
11
EC–C = 347 kJ mol-1; EO=O = 496 kJ mol-1; EC–O = 336 kJ mol-1; EC–H = 410 kJ mol-1;
EC=O = 805 kJ mol-1; EO–H = 465 kJ mol-1.

Câu 15: Cho các dữ kiện sau:


(1) H2O (l) H2O (g) = 44,01 kJ
(2) H2 (g) 2H (g) Eb = 435 kJ mol-1
(3) O2 (g) 2O (g) Eb = 497 kJ mol-1
của H2O (l) là –285,83 kJ mol-1.
Tính giá trị năng lượng liên kết O–H trong phân tử nước.

Câu 16: Trên 1 ha cây trồng, trung bình 1 giờ tổng hợp được 10 kg đường
glucose (C6H12O6). Quá trình quang hợp xảy ra theo phản ứng hóa học sau:
6CO2 (g) + 6H2O (l) C6H12O6 (s) + 6O2 (g)
(kJ mol-1) –393,51 –285,83 –1274 0
2
Biết rằng trung bình 1 m mặt đất nhận 1kW năng lượng từ Mặt Trời. Tính hiệu
suất sử dụng năng lượng Mặt Trời cho quá trình quang hợp của cây.

Câu 17: Ngày 10/09/2017, một chiếc xe tải chở số lượng lớn đất đèn (thành phần
chính là CaC2 có lẫn CaO) từ Hải Dương về Hưng Yên. Khi tới thị trấn Vương,
trời nổi gió to và đổ mưa, chiếc xe tải đột nhiên bốc cháy. Nhiều thông tin trên
mạng xã hội cho rằng xe bị sét đánh trúng dẫn tới cháy. Tuy nhiên, công an huyện
đã bác bỏ thông tin sai lệch trên. Với bảng thông số nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của
các chất dưới đây, em hãy dự đoán và giải thích nguyên nhân của sự cố trên. Biết
rằng acetylene sinh ra trong quá trình là chất khí dễ cháy.
Chất CaC2 (s) H2O (l) Ca(OH)2 (aq) C2H2 (g) CaO (s)
(kJ mol-1) –59,8 –285,83 –1002,82 226,8 –635,09

Câu 18: Lẩu tự sôi là trào lưu gây sốt với giới trẻ Việt trong vài năm trở lại đây.
Chức năng làm nóng, chín thực phẩm bên trong mà không cần sử dụng nguồn
nhiệt như bếp gas hay bếp điện là nhờ gói tạo nhiệt trong hộp thực phẩm. Các gói
thường có thành phần là vôi sống (CaO), được FDA công nhận là an toàn.
18.1. Giải thích khả năng làm nóng của gói tạo nhiệt. Biết
rằng gói hoạt động khi cho thêm nước. Cho của CaO
(s), H2O (l) và Ca(OH)2 (aq) lần lượt là –635,09 kJ mol-1, –
285,83 kJ mol-1 và –1002,82 kJ mol-1.
18.2. Sử dụng gói tạo nhiệt chứa 112 gam vôi sống với lượng
nước vừa đủ, có thể đun sôi 500 mL nước để nấu lẩu ở 25°C
không? Giải thích.

12
Câu 19: Một xe máy chạy 70 km thì tiêu thụ hết 1 kg xăng. Giả sử xăng có thành
phần là octane (C8H18) và sản phẩm của sự đốt cháy xăng bao gồm khí carbon
dioxide và nước.
19.1. Tính lượng nhiệt tỏa ra môi trường khi tiêu thụ lượng xăng trên, biết rằng có
30% năng lượng giải phóng khi đốt cháy nhiên liệu chuyển thành nhiệt, còn lại
chuyển thành cơ năng.
Cho của C8H18 (l), CO2 (k) và H2O (l) lần lượt là –250 kJ mol-1; –393,51 kJ
mol-1-1 và –285,83 kJ mol-1.
19.2. Giả thiết các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích khí carbon dioxide
đã thải ra môi trường là bao nhiêu? Em có nhận xét gì về sự ảnh hưởng của khí
thải từ xe cộ đối với môi trường. Từ đó, đề xuất một số biện pháp mà con người
cần thực hiện để giảm thiểu sự ảnh hưởng đó.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 1:
Phản ứng thu nhiệt Phản ứng tỏa nhiệt
b, c, e a, d, f

Câu 2:
a. Khi hòa tan bột giặt trong tay với ít nước, tay sẽ có cảm giác ấm. Đó là do
bột giặt giải phóng nhiệt khi hòa tan, tạo phản ứng giúp loại bỏ nhanh các vết bẩn
trên áo quần. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
b. Các gói tạo nhiệt có thành phần vôi sống hoặc bột magnesium trộn với sắt và
muối ăn. Khi gói tiếp xúc với nước, có phản ứng hóa học xảy ra, giải phóng nhiệt
và làm chín thức ăn. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
c. Nước biển dưới ánh nắng mặt trời sẽ hấp thụ nhiệt và bay hơi, tạo thành
muối biển kết tinh. Đây là phản ứng thu nhiệt.
d. Ban đêm, hơi nước trong không khí hạ nhiệt (giải phóng nhiệt) để ngưng tụ,
tạo thành các giọt đọng lại trên lá cây. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
e. Chạy bộ làm nhiệt độ cơ thể tăng. Khi đổ mồ hôi, một phần nước hấp thụ
nhiệt và bay hơi. Sự bay hơi của mồ hôi giúp làm mát cơ thể và duy trì thân nhiệt
ổn định. Đây là phản ứng thu nhiệt.
Câu 3:
Enthalpy
(kJ mol-1)

Na2CO3 (s) + CO2 (g) + H2O (l)


ΔHsp

13
ΔH = 91,56 kJ
2NaHCO3 (s)
ΔHcđ
Câu 4:

= NH3 (g) + CO2 (g) + H2O – NH4HCO3


(s)
= –46,11– 393,51– 241,82 – (–849,40)
= 167,96 kJ < 0.
Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt, do vậy khi bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao
(hay tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời) bột nở sẽ có thể bị phân hủy tạo thành
các khí.

Câu 5:
(1) = 2 H2O (l) – 2 H2S (g)
= 2 (–285,83) – 2 (–20,63)
= –530,4 kJ.
(2) = 2 SO2 (g) + 2 H2O (l) – 2 H2S (g)
= 2 (–296,83) + 2 (–285,83) – 2 (–20,63)
= –1124,06 kJ.
(3) = 2 SO2 (g) + 2 H2O (g) – 2 H2S (g)
= 2 (–296,83) + 2 (–241,82) – 2 (–20,63)
= –1036,04 kJ.
(4) = 2 H2O (l) – (2 H2S (g) + SO2 (g))
= 2 (–285,83) – 2 (–20,63) + 296,83
= –233,57 kJ.

Câu 6:

Phản ứng đốt cháy butane: C4H10 (g) + O2 (g) 4CO2 (g) + 5H2O (l)

=4 +5 –
= 4 (–393,51) + 5 (–285,83) – (–126,15)
= –2877,04 kJ
14
= = mol
Lượng nhiệt tỏa ra ở điều kiện chuẩn khi đốt cháy 2 gam butane có giá trị là:

Qtỏa = = (–2877,04) = –99,21 kJ.

Câu 7:

8.1. =4 – –2
= 4 (–241,82) – 9,16 – 2 50,63
= –1077,7 kJ

nhydrazine = = 140625 mol

Qtỏa = nhydrazine = 140625 = –75,77 106 kJ.


8.2. Khi thay tác nhân oxi hóa bằng O2 (g) thì phản ứng xảy ra theo phương trình:
N2H4 (l) + O2 (g) N2 (g) + 2H2O (g)
=2 –
= 2 (–241,82) – 50,63
= –534,27 kJ.
Với cùng 1 mol hydrazine, khi thay tác nhân oxi hóa bằng O 2 (g) thì lượng nhiệt
tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu ít hơn so với khi sử dụng tác nhân N2O4 (g).

Câu 8: = + –

= (–241,82) –1575 – (–2021)


= 83,27 kJ

= = 29,07 mol
Lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển 5 kg thạch cao sống thành thạch cao nung là:
Qthu = = 29,07 83,27 =2420,66 kJ.

Câu 9:
(1’) 2S (s) + 2O2 (g) 2SO2 (g)

15
(2) 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g)
(3) 2S (s) + 3O2 (g) 2SO3 (g)

(3) = (1’) + (2)


= 2 (–296,83) –197,78
= –791,44 kJ

Vậy của SO3 (g) có giá trị là: = = –395,72 kJ mol-1.

Câu 10: Áp dụng hệ quả Hess, nhân hệ số thích hợp và cộng 2 vế của các phương

trình sau, ta được phương trình (*) và tương ứng:

3Fe2O3 (s) + 9CO (g) 6Fe (s) + 9CO2 (g) 3 = –74,22 kJ

2Fe3O4 (s) + CO2 (g) 3Fe2O3 (s) + CO (g) – = 47,18 kJ

6FeO (s) + 2CO2 (g) 2Fe3O4 (s) + 2CO (g) –2 = –38,84 kJ

(*) 6FeO (s) + 6CO (g) 6Fe (s) + 6CO2 (g) = –65,88 kJ

Ta có: (4) = = = –10,98 kJ.


Câu 11:

nCa = = 1 mol; nS = = 1 mol; nCaO = = 2 mol


Dựa vào nhiệt lượng tỏa ra và số mol tương ứng, ta có các phản ứng và giá trị
như sau:

(1) Ca (s) + O2 (g) CaO (s) = –635,1 kJ


(2) S (s) + O2 (g) SO2 (g) = –296,8 kJ

(3) CaO (s) + SO2 (g) CaSO3 (s) =– 454,2 = –227,1 kJ


Ta có: (3) = – –
= – (1) – (2)

16
= –227,1 – 635,1 – 296,8
= –1159 kJ mol-1.

Câu 12:
12.1.
(2) CaO (s) + H2O (l) Ca(OH)2 (aq)
(3) Ca(OH)2 (aq) + CO2 (g) CaCO3 (s) + H2O (l)
(1) CaO (s) + CO2 (g) CaCO3 (s)

(1) = (2) + (3)


= –81,9 – 96,4
= –178,3 kJ < 0
Vậy giá trị của x là –178,3 và phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt.
12.2.1.
(3) Ca(OH)2 (aq) + CO2 (g) CaCO3 (s) + H2O (l)
(4’) Ca(HCO3)2 (aq) Ca(OH)2 (aq) + 2CO2 (g)
(5) Ca(HCO3)2 (aq) CaCO3 (s) + H2O (l) + CO2 (g)

(5) = (3) – (4)


= –96,4 + 132,72
= 36,32 kJ
Vậy giá trị của y là 36,32.
12.2.2. = 0,95 kg = 950 g = 9,5 mol
Nhiệt lượng thu vào khi hình thành 1 kg thạch nhũ ở điều kiện chuẩn là:
Qthu = (5) = 36,32 9,5 = 345,04 kJ.

Câu 13:
= 2 EH–Br + ECl–Cl – 2 EH–Cl – EBr–Br
–80,91 = 2 366 + 242 – 2 431 – EBr–Br
EBr–Br = 192,91 kJ mol-1.

= 2 + –2

–80,91 = 2 (–92,31) + – 2 (–36,40)

17
= 30,91 kJ mol-1.

Câu 14:
Các liên kết trong C2H5OH gồm: 5 liên kết C-H, 1 liên kết C-C, 1 liên kết C-O và
1 liên kết O-H.
Ta có: = ΣEb (cđ) – ΣEb (sp)
= (5 EC–H + EC–C + EC–O + EO–H + 3 EO=O) – (4 EC=O + 6 EO–H)
= (5 410 + 347 + 336 + 465 + 3 496) – (4 805 + 6 465)
= –1324 kJ.
Câu 15:
Áp dụng định luật Hess, ta có sơ đồ sau:
ΔH1
H2 (g) + O2 (g) H2O (l)

EH–H EO=O ΔH2

ΔH3
2H (g) + O (g) H2O (g)

ΔH1 = (1) = 44,01 kJ mol-1


ΔH2 = = –285,83 kJ mol-1
Dựa sơ đồ trên, ta thấy ΔH3 chính là năng lượng cần thiết để phá vỡ phân tử H2O:

ΔH3 = EH–H + EO=O – ΔH1 – ΔH2

= 435 + 497 – 44,01 + 285,83


= 925,32 kJ.

Năng lượng trung bình của một liên kết O–H là = 462,66 kJ mol-1 (do
trong phân tử H2O có hai liên kết O–H).

Câu 16: 1 ha = 104 m2


1 kW = 1 kJ/s

Ta có: = –6 ( + )
18
= –1274 – 6 (–393,51–285,83)
= 2802,04 kJ.
Để tổng hợp được 10 kg glucose, cây trồng cần lượng nhiệt là:

nglucose = 2802,04 = 155668,89 kJ


Năng lượng Mặt Trời cung cấp cho 1 ha cây trồng trong 1 giờ là:
3600 104 = 36 106 kJ
Vậy hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời cho quá trình quang hợp trên là:

H= 100% = 0,43%.

Câu 17: Khi trời đổ mưa, đất đèn phản ứng với nước:
(1) CaC2 (s) + 2H2O (l) Ca(OH)2 (aq) + C2H2 (g)
(2) CaO (s) + H2O (l) Ca(OH)2 (aq)
(1) = –1002,82 + 226,8 – 2 (–285,83) + 59,8
= –144,56 kJ < 0 (tỏa nhiệt)
(2) = –1002,82 – (–635,09 –285,83)
= –81,9 kJ < 0 (tỏa nhiệt)
Lượng lớn đất đèn khi phản ứng với nước mưa sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn,
kích thích cho quá trình tự bốc cháy của khí acetylene (C2H2) trong không khí:
C2H2 (g) + O2 (g) 2CO2 (g) + H2O (l)

Câu 18:
18.1. Gói tạo nhiệt hoạt động thông qua phản ứng giữa vôi sống với nước:
CaO (s) + H2O (l) Ca(OH)2 (aq)

Ta có: = –( + )
= –1002,82 – (–285,83 –635,09)
= –81,9 kJ < 0 (phản ứng tỏa nhiệt).
Lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng trên giúp gói tạo nhiệt có khả năng làm nóng
và chín thực phẩm.

18.2. nCaO (s) = = 2 mol


Lượng nhiệt tỏa ra từ gói tạo nhiệt chứa 2 mol CaO (s) có giá trị là:
Qtỏa = 2 = 2 (–81,9) = –163,8 kJ = –163800 J.
Để đun sôi nước ở 25°C cần cung cấp lượng nhiệt tối thiểu là:
19
Qthu = mnước Cnước (T2 – T1) = 0,5 4184 (100 – 25) = 156900 J.
Ta thấy: |Qtỏa| > Qthu
Vậy lượng nhiệt tỏa ra từ gói tạo nhiệt có thể đun sôi lượng nước trên để nấu lẩu.

Câu 19:

19.1. noctane = = 8,77 mol

C8H18 (l) + O2 (g) 8CO2 (g) + 9H2O (l)


=8 +9 –
= 8 (–393,51) + 9 (–285,83) –250
= –5970,55 kJ
Lượng nhiệt tỏa ra môi trường khi tiêu thụ 1 kg xăng có giá trị là:
Qtỏa = noctane 30% = 8,77 (–5970,55) 30% = –15708,51 kJ.

19.2. = 8 noctane = 8 8,77 = 70,16 mol


= 70,16 22,4 = 1571,58 lít.
- Từ kết quả trên, ta nhận thấy lượng khí CO 2 thải ra từ xe cộ là rất lớn. Ngoài
CO2, còn có các khí thải độc hại khác từ khói xe, gây ô nhiễm không khí, mật độ
khói bụi trong môi trường tăng cao và con người dễ mắc các bệnh về đường hô
hấp, bệnh ngoài da, các vấn đề về mắt, các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim
mạch, ...
- Một số biện pháp giảm thiểu lượng khí thải từ xe cộ:
+ Tham gia các phương tiện giao thông công cộng giảm lượng khói bụi hoặc sử
dụng nhiên liệu, công nghệ thân thiện với môi trường.
+ Trồng cây xanh gần các khu vực có nhiều phương tiện giao thông qua lại.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, chung tay bảo vệ môi trường.
(Học sinh có thể đề xuất các biện pháp phù hợp khác)

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giá trị nhiệt độ và áp suất được chọn ở điều kiện chuẩn là
A. 273 K và 1 bar.
B. 298 K và 1 bar.
C. 273 K và 0 bar.
D. 298 K và 0 bar

Câu 2: Cho các quá trình sau:


20
(1) Quá trình hô hấp của thực vật.
(2) Cồn cháy trong không khí.
(3) Quá trình quang hợp của thực vật.
(4) Hấp chín bánh bao.
Quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt?
A. (1) và (3).
B. (2) và (3).
C. (1) và (2).
D. (3) và (4).

Câu 3: Cho các phản ứng sau:


(1) N2 + 3H2 2NH3 = –92,22 kJ
(2) 4Na (s) + O2 (g) 2Na2O (s) = –835,96 kJ
(3) H2 (g) + I2 (s) 2HI (g) = 52,96 kJ
(4) CaCO3 CaO (s) + CO2 (g) = 178,29 kJ
Phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt?
A. (1) và (2).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (3) và (4).

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Hầu hết các phản ứng thu nhiệt cần giai đoạn khơi mào (đun, đốt nóng,…).
B. Hầu hết các phản ứng tỏa nhiệt cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng ở giai đoạn
tiếp diễn.
C. Hầu hết các phản ứng tỏa nhiệt không cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng ở
giai đoạn tiếp diễn.
D. Tùy phản ứng cụ thể mà các phản ứng tỏa nhiệt có thể cần hoặc không cần giai
đoạn khơi mào.

Câu 5: Phản ứng nào biểu diễn nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO (g)?
A. C (graphite) + O2 (g) 2CO (g)
B. 2CO (g) + O2 (g) 2CO2 (g)

C. CO (g) + O2 (g) CO2 (g)

D. C (graphite) + O2 (g) CO (g)

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng âm.
21
B. Phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt, biến thiên enthaply càng dương.
C. Năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng tỏa nhiệt cao hơn năng lượng
của hệ sản phẩm.
D. Năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng thu nhiệt cao hơn năng lượng
của hệ sản phẩm.

Câu 7: Cho phản ứng sau:


2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g)
(kJ mol-1) –296,83 0 –395,72
Biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn có giá trị là
A. –98,89 kJ.
B. –197,78 kJ.
C. 98,89 kJ.
D. 197,78 kJ.

Câu 8: Cho phản ứng sau:


2CO (g) + O2 (g) → 2CO2 (g)
(kJ mol-1) –110,53 –393,51
Lượng nhiệt giải phóng khi chuyển 56 gam khí CO thành khí CO2 là
A. 565,96 kJ.
B. 424,47 kJ.
C. 282,98 kJ.
D. 106,11 kJ.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng ở câu 8?
A. Phản ứng này diễn ra thuận lợi.
B. Phản ứng này có giá trị dương.
C. Lượng nhiệt giải phóng khi chuyển 28 gam khí CO thành khí CO2 là 565,96kJ.
D. Phản ứng này cần cung cấp nhiệt mới có thể tiếp tục diễn ra.

Câu 10: Cho phản ứng sau:


2NaCl (s) 2Na (s) + Cl2 (g)
-1
(kJ mol ) –411,2 0 0
Trong quá trình nấu ăn, dù bị đun nóng nhưng muối ăn không bị phân hủy thành
khí Cl2 độc, vì
A. rất dương, phản ứng không thuận lợi xảy ra.
B. rất âm, phản ứng không thuận lợi xảy ra.
C. phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.
D. phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.
22
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. B 2. C 3. D 4. B 5. D 6. C 7. B 8. A 9. A 10. A
Câu 1: Giá trị nhiệt độ và áp suất được chọn ở điều kiện chuẩn là 298 K và 1 bar.
Chọn B.
Câu 2:
(1) Quá trình tỏa nhiệt.
(2) Quá trình tỏa nhiệt.
(3) Quá trình thu nhiệt.
(4) Quá trình thu nhiệt.
Chọn C.
Câu 3: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng có >0
Vậy (3) và (4) là phản ứng thu nhiệt.
Chọn D.
Câu 4:
Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt
Giai đoạn khơi mào Hầu hết các phản ứng cần Tùy phản ứng cụ thể, có
khơi mào thể có hoặc không cần
khơi mào
Giai đoạn tiếp diễn Hầu hết các phản ứng cần Hầu hết các phản ứng
phải tiếp tục đun hoặc đốt không cần tiếp tục đun
nóng hoặc đốt nóng
Chọn B.
Câu 5: Nhiệt tạo thành của một chất là lượng nhiệt tỏa ra hay hấp thụ khi tạo
thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất. Vậy, nhiệt tạo
thành tiêu chuẩn của CO (g) được biểu diễn bằng phản ứng:

C (graphite) + O2 (g) CO (g)


Chọn D.
Câu 6: Phản ứng tỏa nhiệt có biến thiên enthalpy âm năng lượng của hệ chất
tham gia trong phản ứng tỏa nhiệt cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
Chọn C.
Câu 7: = SO3 (g) – SO2 (g)
= 2 (–395,72) – 2 (–296,83)
= –197,78 kJ
Chọn D.
Câu 8: nCO = 2 mol
Vậy lượng nhiệt giải phóng khi tạo 2 mol CO chính bằng | |:

23
| | = |2 CO (g) – 2 CO2 (g)|
= |2 (–393,51) – 2 (–110,53)|
= 565,96 kJ
Chọn A.
Câu 9: Vì phản ứng ở câu 8 tỏa nhiệt nên phản ứng diễn ra thuận lợi.
Chọn A.
Câu 10: = –2 = –2 (–411,2) = –822,4 kJ
rất dương nên phản ứng không thuận lợi xảy ra.
Chọn A.

24

You might also like