You are on page 1of 7

I.

Đường phân giác


1. Tính chất của đường phân giác
Tính chất 1: Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai
cạnh của góc đó

Từ hình vẽ, ta thấy: M ∈ Oz

MA ⊥ Oy; MB ⊥ Oy

Dẫn đến: MA = MB, do hai tam giác vuông MOA = MOB

Tính chất 2: Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh c ủa góc thì
nằm trên tia phân giác của góc đó.
Theo hình trên: Nếu M nằm trong góc xOy và MA = MB thì M nằm trên tia
phân giác Oz của góc xOy

2. Định lý về đường phân giác trong Tam giác


Định lí 1: Ba đường phân giác của một Tam giác đồng quy tại m ột đi ểm.
Điểm này cách đều ba cạnh của Tam giác đó.

Từ hình vẽ, ta thấy: Tam giác ABC có 3 đường phân giác giao tại I. Khi đó:
Góc A1 = A2; Góc B1 = B2; Góc C1 = C2
Và ID = IE = IF

Định lí 2: Đường phân giác trong của một Tam giác chia c ạnh đ ối di ện
thành hai đoạn thẳng tỷ lệ với hai cạnh kề với đoạn ấy.
*Lưu ý: Điều này cũng đúng với đường phân giác ngoài.

Từ hình vẽ, ta thấy:

DB/DC = AB/AC

EB/EC = AB/AC

II. Đường trung trực


Định nghĩa: Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông
góc với đoạn thẳng ấy tại trung điểm của nó.
1. Tính chất đường trung trực
Tính chất 1: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách
đều hai mút của đoạn thẳng đó.
Ví dụ: M thuộc đường trung trực của AB => MA = MB

Tính chất 2: Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường
trung trực của đoạn thẳng đó.
Ví dụ: MA = MB => M thuộc đường trung trực của AB

2. Định lý đường trung trực trong Tam giác


Định lí 1: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua m ột đi ểm.
Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Từ hình vẽ, ta thấy:

Điểm O là giao điểm các đường trung trực trong ∆ABC

OA = OB = OC

=> O là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC

Định lí 2: Trong một tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng
thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này.
Ví dụ: ∆ABC có AD là đường trung tuyến của đáy
=> AD cũng đồng thời là đường trung trực tại đỉnh A của tam giác ABC

3. Cách chứng minh đường trung trực


– Cách 1: Chứng minh đường đó vuông góc với một cạnh của tam giác t ại
trung điểm.
Ví dụ: Tam giác ABC có AD ⊥ BC tại trung điểm của BC
=> AD là đường trung trực ứng với BC của tam giác ABC

– Cách 2: Chứng minh có một điểm cách nằm trên đường đó cách đều 2
cạnh bên.
Ví dụ: Tam giác ABC có điểm M ∈ AD, MA = MB
=> AD là đường trung trực tại đỉnh A của tam giác ABC

– Cách 3 (Dùng trong trường hợp tam giác cân): Chứng minh đ ường đó là
đường trung tuyến trong tam giác cân
Ví dụ: Tam giác ABC cân có AD là đường trung tuyến
=> AD cũng đồng thời là đường trung trực ứng với đáy của tam giác ABC

III. Đường trung tuyến


Định nghĩa: Đường trung tuyến của một tam giác là một đoạn thẳng nối từ
đỉnh của tam giác tới trung điểm của cạnh đối diện.
1. Định lý về đường trung tuyến trong Tam giác
Định lý 1: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đồng quy t ại m ột
điểm, điểm này được gọi là trọng tâm của tam giác.
Định lý 2: Khoảng cách từ trọng tâm đến mỗi đỉnh của tam giác b ằng ⅔
đường trung tuyến tương ứng với đỉnh đó.
Định lý 3: Khoảng cách từ trọng tâm đến trung điểm của mỗi c ạnh b ằng ⅓
đường trung tuyến tương ứng với điểm đó.
Ví dụ: Tam giác ABC có G là trọng tâm
AG = 2/3 AI; BG = 2/3 BM; CG = 2/3 CN

GI = 1/3 AI; GM = 1/3 BM; GN = 1/3 CN

2. Tính chất về đường trung tuyến


Tính chất 1: Trong tam giác cân (hoặc tam giác đều) đường trung tuyến
ứng với cạnh đáy chia tam giác thành hai tam giác bằng nhau.
Ví dụ: Tam giác ABC cân có AD là đường trung tuyến
=> Diện tích ABD = ACD

Tính chất 2: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng v ới c ạnh huy ền
bằng ½ cạnh huyền.
Ví dụ: Tam giác ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến
=> AM = MB = MC = 1/2 BC

3. Cách chứng minh đường trung tuyến


– Cách 1: Chứng minh đường đó nối một đỉnh của tam giác với trung điểm
cạnh đối diện.
Ví dụ: Tam giác ABC có D là trung điểm BC
=> AD là đường trung tuyến của tam giác ABC

– Cách 2: Chứng minh khoảng cách từ trọng tâm đến mỗi đỉnh của tam giác
bằng ⅔ đường trung tuyến tương ứng với đỉnh đó.
Ví dụ: Tam giác ABC có điểm G thỏa mãn AG = 2/3 AD (D ∈ BC)
=> AD là đường trung tuyến của tam giác ABC

– Cách 3: Chứng minh khoảng cách từ trọng tâm đến trung điểm của mỗi
cạnh bằng ⅓ đường trung tuyến tương ứng với điểm đó.
Ví dụ: Tam giác ABC có điểm G thỏa mãn GD = 1/3 AD (D ∈ BC)
=> AD là đường trung tuyến của tam giác ABC

IV. Đường cao


1. Tính chất về đường cao
Tính chất 1: Trong tam giác cân, đường cao tương ứng với cạnh đáy chính
là đường trung tuyến ứng với cạnh đó, là đường phân giác của góc ở đỉnh và
đường trung trực của đáy tam giác.
Ví dụ: Tam giác cân ABC có AI là đường cao

=> AI cũng là đường trung tuyến ứng với BC, tia phân giác góc A và đ ường
trung trực của BC.
Tính chất 2: Trong tam giác vuông, đường cao với đáy là một cạnh góc
vuông chính là cạnh góc vuông còn lại. Như vậy thì đỉnh góc vuông chính là
chân đường cao hạ từ hai đỉnh còn lại xuống hai cạnh góc vuông c ủa tam
giác.

Ví dụ: Tam giác ABC vuông tại A


=> BA là đường cao ứng với AC, CA là đường cao ứng với AB
2. Định lý về đường cao trong Tam giác
Định lí 1: Ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm đó
gọi là trực tâm của tam giác.
Ví dụ: Cho hình vẽ sau. Chứng minh NS ⊥ ML

Xét ΔMNL, ta có:

LP MN (gt) => LP là đường cao thứ nhất.

MQ LN (gt) => MQ là đường cao thứ hai.

LP cắt MQ tại S.

=> S là trực tâm của ΔMNL

=> NS là đường cao thứ ba.

=> NS ⊥ ML

You might also like