You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Khoa Kế toán – Kiểm toán

BÁO CÁO CHIÊM NGHIỆM CUỐI KỲ

MÔN: TƯ DUY SÁNG TẠO

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hải Hà

Lớp học phần: UEB3003 3

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

MSV: 22050912

Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2023


Mục lục
Phần 1: Tên các hoạt động/thử thách sáng tạo mà em đã từng tham gia và bài
học mà em rút ra từ các hoạt động / thử thách ấy................................................3
1.1. Hoạt động Warm-up.....................................................................................3
1.2. Tự đặt cho bản thân một biệt danh từ các từ láy........................................3
1.3. Xây dựng quy tắc lớp học............................................................................3
1.4. Xem video về thế giới chúng ta đang sống – Thế giới VUCA....................4
1.5. Chia sẻ đồ vật...............................................................................................4
1.6. Viết ra những kỳ vọng và lo lắng trong môn học.......................................5
1.7. Ngôi sao giá trị.............................................................................................5
1.8. Xem video Google đã sáng tạo dịch vụ như thế nào.....................................6
1.9. Xem bạn thuộc tư duy tăng trưởng hay tư duy cố định.............................6
1.10. Thử thách mê cung não............................................................................7
1.11. Vẽ tranh không dùng lời..............................................................................7
1.12. Bước qua vùng an toàn............................................................................8
1.13. Thử thách lắp vịt.......................................................................................8
1.14. Thử thách kẹo dẻo....................................................................................9
1.15. Các phương pháp tư duy sáng tạo (Phương pháp tiêu điểm).................9
1.16. Phương pháp mũ tư duy.........................................................................11
1.17. Thử thách Pizza......................................................................................13
1.18. Thử thách thiết kế ô hoặc mũ dựa trên những gì đã học.....................14
1.19. Thiết kế bàn chải đánh răng..................................................................14
1.20. Midterm...................................................................................................15
1.22. Final Project...........................................................................................16
Phần 2: Dựa trên các kiến thức và kỹ năng đã học trong học phần “Tư duy
sáng tạo”, em hãy xây dựng kế hoạch hành động của bản thân trong học tập
và trong cuộc sống cho 04 năm đại học...............................................................17
Phần 3: Lời kết.......................................................................................................21
Phần 1: Tên các hoạt động/thử thách sáng tạo mà em đã
từng tham gia và bài học mà em rút ra từ các hoạt động /
thử thách ấy.
1.1. Hoạt động Warm-up
Ở các buổi học, trước khi bắt đầu các bài học thì cô thường tiếp thêm năng lượng
cho chúng em bằng việc cho chúng em nhảy một bài nhảy sôi động. Do đây là lần
đầu tiên chúng em được học một cách học mới lạ nên chúng em còn khá bỡ ngỡ và
chưa quen. Nhưng sau đó chúng em đã dần thích nghi được và xem đây như là một
nét đặc sắc của lớp học. Tiết học bắt đầu từ sáng sớm nên mới vào học em còn khá
mệt mỏi và cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên sau khi tham gia hoạt động Warm-up em
cảm thấy tràn đầy năng lượng. Em cảm giác bản thân như được tiếp thêm một
nguồn sức mạnh
Sau khi tham gia hoạt động Warm-up em nhận ra rằng trước khi bắt đầu một buổi
học hay 1 ngày làm việc thì mình cần phải khởi động để có thể bắt đầu ngày mới
một cách tràn đầy năng lượng. chúng ta hãy tháo bỏ hết những ngại ngùng, những
e dè sợ hãi cũng như mở rộng lòng mình hơn để kích thích sự sáng tạo.
1.2. Tự đặt cho bản thân một biệt danh từ các từ láy
Ở buổi học đầu tiên bọn em đã được làm quen với nhau bằng cách ghép tên mình
cùng với một từ láy có 2 âm tiết giống với chữ cái đầu trong tên mình để miêu tả
bản thân. Em đã chọn cho mình cái tên là Vân vui vẻ. Sở dĩ em chọn tên này bởi
tên em tự nhận thấy mình là một con người luôn vui vẻ, yêu đời, em luôn mong
muốn đem đến cho mọi người những điều tích cực, lạc quan. Em cảm thấy rất vui
và cảm thấy hứng thú với cách đặt biệt danh này.
1.3. Xây dựng quy tắc lớp học
Ở hoạt động tiếp theo trong buổi học đầu tiên cô giáo đã ghép những bạn ở 2 bàn
gần nhau để cùng nhau nghĩ ra một bộ quy tắc lớp học. Sau khi thảo luận nhóm
chúng em đã đưa ra những quy tắc như sau:
- Đi học đúng giờ
- Hăng hái xây dựng bài
- Làm bài tập đầy đủ
Sau khi đưa ra các quy tắc trên một bạn đại diện nhóm sẽ lên trình bày nội dung
các quy tắc ấy. Cô giáo ghi hết các quy tắc của các nhóm ở trên bản và sau đó cô
phân tích và chọn ra cho lớp những quy tắc hợp lý nhất. Qua hoạt động này em
cảm thấy rất hào hứng vì bọn em có thể được đóng góp, được đưa ra ý kiến của
mình mà không bị bó buộc trong một khuôn khổ nhất định. Em thấy mình học hỏi
được rất nhiều điều từ các bạn cùng nhóm. Em học được bài học là chúng ta cần
phải có sự đoàn kết trong các hoạt động tập thể. Và em cũng cảm thấy rằng đôi lúc
chúng ta đang bị bó buộc trong những quy định, những quy định, những nguyên
tắc khắt khe. Vậy tại sao chúng ta không trực tiếp tạo ra những quy định, những
nguyên tắc đó?
1.4. Xem video về thế giới chúng ta đang sống – Thế giới VUCA
Ở hoạt động này cô giáo đã tạo cho cả lớp một mã QR và cả lớp dùng điện thoại
của mình quét mã QR đó và ghi ra những điều mà bản thân cảm nhận về thế giới
hiện nay . Sau đó cô giáo đã chiếu lên màn hình những suy nghĩ của mọi người về
thế giới hiện nay . Có sự đa dạng, có ô nhiễm môi trường , có chiến tranh, chiến
tranh..... Mỗi người đều có cách nhìn về thế giới một cách khác nhau có cả tích cực
và tiêu cực đan xen.
Sau đó cô sẽ cho chúng em xem một video nói các mối đe dọa và thách thức toàn
cầu. https://www.youtube.com/watch?v=fbcMPGyPr8k. Sau khi tìm hiểu cô sẽ cho
các bạn viết những gì mà chúng em đã nghe được, đã nhìn được về sự biến động
của thế giới qua video. Em nhớ là em đã tìm hiểu được là :
- Hơn 4,7 triệu người sử dụng Internet bây giờ
- Mỗi phút, có khoảng 500 giờ video được đăng tải trên Youtube
- Hơn 7 triệu tìm kiếm trên Google mỗi ngày
- Bên cách đó các ứng dụng mạng xã hội như Facebook có 2,7 tỷ người dùng
hoạt động và mỗi người có trung bình 155 người bạn ; Instagram có hơn 1
triệu người dùng hoạt động; Tiktok có 800 triệu người dùng hoạt động và
ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần
- Người dùng cá nhân có nhiều người theo dõi nhất trên Facebook và
Instagram là cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
1.5. Chia sẻ đồ vật
Cô giáo đã yêu cầu mọi người mang đến lớp một đồ vật quen thuộc nhất với bản
thân mình. Mỗi bạn trong lớp đề mang theo một đồ vật mà bản thân cảm thấy gần
gũi và thân thuộc nhất sau đó cô giáo đã cho mọi người chia sẻ về đồ vật của mình.
Em được lắng nghe câu chuyện của các bạn cùng với đồ vật đó và em cảm thấy
thật thú vị .Lần này em đã được cô giáo mời chia sẻ về đồ vật của mình. Hôm ấy
em đã mang tới hộp bút bởi em là một đứa khá thích trang trí. Em rất thích cuốn sổ
của mình có nhiều màu bởi em cảm giác nhìn các màu sắc, các hình vẽ em sẽ có
cảm hứng học bài hơn. Và trong hộp bút ấy cũng có rất nhiều chiếc bút – là những
vật dụng mà em rất yêu quý. Em hôm đó cảm giác rất vui và cảm giác mình hòa
đồng hơn. Cô Vũ Hà đã trao cho chúng em cơ hội để chúng em có thể giới thiệu
với mọi người về những câu chuyện ẩn đằng sau đồ vật và chúng em yêu thích.
Đây cũng chính là cơ hội để chúng em có thể kết nối với nhau nhiều hơn và đặc
biệt đây cũng chính là sợi dây để kết nối chúng em với những món đồ tưởng chừng
như vô tri vô giác. Em học được bài học rằng mỗi đồ vật đều chứa đựng trong đó
những câu chuyện, những niềm vui, nỗi buồn của chủ nhân. Chính vì vậy hãy chia
sẻ với bạn bè về đồ vật và những câu chuyện ẩn chứa đằng sau nó. Đây chính là
cách để chúng ta xích lại gần nhau hơn
1.6. Viết ra những kỳ vọng và lo lắng trong môn học
Ở tiết học này cô giáo đã cho chúng em liệt kê ra những điều mà sv kì vọng và lo
lắng về môn học. Từ trước đến giờ em luôn cảm giác mình vô dụng, mình không
làm được gì cả, mình rất vụng về. Em luôn cố gắng sống khép mình trong vỏ bọc
để che đi sự tự ti của bản thân. Em cảm giác khá lo lắng khi cô hỏi chúng em về
những kỳ vọng và lo lắng của mình. Em sợ các bạn đọc được. Thế nhưng sau khi
cô công bố những dòng đó thì em cảm thấy nhẹ nhỏm hơn. Cô đã động viên chúng
em để chúng em vượt qua sự sợ hãi, những lo lắng mà chúng em đang mắc phải.
Em cảm giác khá thoải mái khi có thể chia sẻ những khó khăn và kỳ vọng của
mình trong môn học. Qua đây em cảm ơn cô Vũ Hà vì đã cho chúng em cơ hội để
có thể trải lòng mình, có thể hiểu nhau hơn và dám đối mặt với chính mình. Em
học được bài học là trong chính chúng ta là những kỳ vọng cũng như những lo lắng
mà chúng ta không dám đối mặt. Chúng ta hãy mở lòng mình, hãy chia sẻ với mọi
người và hãy đối mặt với những lo lắng, những kỳ vọng ấy để bộ não của chúng ta
đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo.
1.7. Ngôi sao giá trị
Ở hoạt động này mỗi người sẽ chia sẻ những điều giá trị đối với bản thân mình
bằng cách viết vào 5 cạnh của ngôi sao 5 cánh đã được yêu cầu chuẩn bị từ trước
và kí tên của mình sau khi hoàn thành . Sau đó cô giáo sẽ mời một vài bạn chia sẻ
về những điều giá trị đấy cho mọi người cùng lắng nghe. Em đã viết ra 5 giá trị cốt
lõi của mình như gia đình, sự biết ơn, sự tự tin, học tập, sự nhiệt tình. Gía trị mà
em coi trọng nhất chính là gia đình. Bởi gia đình chính là bố, là mẹ, là ông bà, là
những anh chị em của em – những người luôn yêu thương, che chở đùm bọc cho
em vô điều kiện. Đây là nơi em có thể tìm về những lúc mệt mỏi, cô đơn. Đây
chính là điểm tựa vững chắc và cũng là nơi nâng bước em trưởng thành hơn qua
từng ngày.
Sau hoạt động này em cảm giác mình hiểu hơn về giá trị của bản thân mình, về
những điều quan trọng với mình. Em nghĩ đây chính là cơ hội quý báu để em và
các bạn có cơ hội được trở về với những giá trị cốt lõi ẩn sâu trong tâm thức của
chúng em. Qua bài học em thấy rằng phải hiểu giá trị cốt lõi của bản thân để hiểu
mình cần phải làm gì.
1.8. Xem video Google đã sáng tạo dịch vụ như thế nào
Cô Vũ Hà đã cho chúng em xem video về cách mà Google đã sáng tạo ra dịch vụ
của họ. https://www.youtube.com/watch?v=deDncBTgy5I. Qua video em đã hiểu
hơn về cách Google tạo ra dịch vụ dựa trên sự lặp lại có chủ đích ntn và qua đó em
cảm thấy rất ngưỡng mộ. Qua video em thấy một bài học đó là chúng ta nên học
hỏi cách mà Google tạo ra dịch vụ và cần sáng tạo hơn mỗi ngày.
1.9. Xem bạn thuộc tư duy tăng trưởng hay tư duy cố định
Cô sẽ cho cả lớp làm một bài test thông qua một link. Mọi người có thể hiểu rằng:
Người có tư duy cố định là người tin rằng các thuộc tính như tài năng và trí thông
minh là những thứ cố định, nghĩa là, họ tin rằng họ được sinh ra với một mức độ
thông minh và tài năng thiên bẩm mà họ có thể đạt được khi trưởng thành. Họ
thường có xu hướng né tránh và nản lòng.
Tư duy phát triển là lối tư duy coi trí thông minh và tài năng là những đặc tính có
thể phát triển theo thời gian. Tư duy phát triển cho rằng trí thông minh và năng lực
có thể phát triển nhờ học hỏi, cố gắng.
Em đã thực hiện bài test và kết quả là tư duy tăng trưởng. Qua đây em cảm thấy
hiểu về bản thân mình hơn. Em rút ra bài học là mình cần tăng trưởng và phát triển
những suy nghĩ và sự sáng tạo của mình.
1.10. Thử thách mê cung não
Em cảm thấy đây là một thử thách khá khó nhằn với em. Trong vòng 2 phút em
cần phải là người nhanh nhất vẽ đường nối điểm start và finish trong brain map .
Đường nối mà nằm phía trong mê cung não ,không đi ra ngoài hay trên đường viền
. Em cảm giác mình rơi vào ngõ cụt và em không biết làm thế nào trong khi một số
bạn đã làm xong và tìm được lời giải. Đây có thể xem là một trò chơi rất khó
nhưng lại rất vui ạ. Qua giải thử thách này, em cảm ơn cô Vũ Hà vì đã đem đến cho
chúng em những thử thách, những bài học rất bổ ích. Em nghĩ rằng để hoàn thành
thử thách này ngoài sự tinh mắt thì rất cần đến sự sáng tạo của bản thân

1.11. Vẽ tranh không dùng lời


Ở thử thách này bọn em được chia thành nhóm 3 người để cùng nhau vẽ nên một
bức tranh nhưng không được nói hay viết để giao tiếp hay thống nhất với về ý
tưởng mà cả 3 bạn đều phải đặt bút vẽ ra những gì mình suy nghĩ và sau đó kết nối
các ý tưởng này thành một câu chuyện, sau đó sẽ chia sẻ cho cả lớp cùng nghe.
Một bạn đặt bút vẽ nét đầu tiên sau đó các bạn khác sẽ vẽ theo. Em và các bạn đã
vẽ một ngôi nhà có bố mẹ và con. Lúc đầu khi mới vẽ tụi em không hề nghĩ đến
cốt truyện này mà vẽ theo cảm tính nhưng mà sau đó như hiểu ý nhau bọn em đã
vẽ nên khung cảnh của một gia đình.
Em cảm thấy thử thách này khá vui nhộn và giúp gắn kết các thành viên lại với
nhau hơn. Chúng em đã có những khoảnh khắc vui vẻ cùng với nhau.
Qua đây em học được rằng mỗi bức tranh luôn luôn ẩn chứa trong đó một câu
chuyện. Bức tranh đó buồn, vui vẻ hay đầy bí ẩn,… là do chính sự sáng tạo của
chúng ta tạo ra
1.12. Bước qua vùng an toàn
Ở thử thách này cô giáo đã dùng một sợi dây giới hạn vùng sau đó nhảy qua sợi
dây. Em luôn nghĩ rằng mình rất ngu ngốc, không thông minh, không can đảm 1
xíu nào hết. Thế nhưng chính những thử thách của cô Vũ Hà và đặc biệt là bước
qua vùng an toàn của bản thân. Em cảm giác bản thân can đảm hơn, tự tin hơn. Em
cảm giác mình trở nên trưởng thành hơn. Em cảm ơn cô Vũ Hà đã cho em cơ hội
để bước qua vùng an toàn của bản thân.

1.13. Thử thách lắp vịt


Bọn em được lắp những chú vịt từ những miếng lego. Sau khi thử thách kết thúc cô
giáo đã chia sẻ hình ảnh những con vịt được mọi người ghép và có rất nhiều kiểu
mới lạ.
Từ đây em nhận ra rằng chúng ta không cần phải bó buộc trong những khuôn mẫu
nhất định mà tư duy sáng tạo là tự mình tạo ra những đột phá, những mới mẻ. Thử
thách lắp vịt là một hoạt động rất vui. Thử thách dùng thỏa sức sự sáng tạo của bản
thân để hoàn thành mô hình lego của một chú vịt xinh xắn.
Em học được rằng cần loại bỏ những suy nghĩ cũ về cách thức làm thế nào mới
đúng, và phát triển cách nhìn nhận mới. Đoàn kết là sức mạnh vô cùng lớn để đạt
được thành công.
1.14. Thử thách kẹo dẻo
Ở thử thách này cô đã chia em vào một nhóm khác hoàn toàn với nhóm cũ. Em
được làm việc với rất nhiều bạn mới . Ở thử thách này yêu câu các nhóm phải dựng
được một cấu trúc đứng được làm từ 20 que mì spaghetti, 1m băng dính với một
viên kẹo dẻo gắn ở trên đỉnh tháp trong vòng 18 phút . Để chiến thắng ở thử thách
này tháp kẹo dẻo cần phải đứng vững và có chiều cao cao nhất tính từ mặt bán đến
đỉnh viên kẹo dẻo , và cấu trúc phải tự đứng , không được gian lận. Ở thử thách
này cả nhóm chúng em đã hợp lực cùng nhau để tạo nên một tháp vững chắc và
nhờ đó nhóm đã dành chiến thắng ở thử thách này. Em cảm giác rất vui
Sau khi thực hiện thử thách tháp kẹo dẻo em đã rút ra nhiều bài học cho bản thân .
Mặc dù viên kẹo dẻo rất nhỏ nhưng khi đứng trên đỉnh tháp nó sẽ làm toàn bộ định
tháp bị đổ . Vì vậy muốn xây được tháp chúng ta phải bắt đầu từ viên kẹo dẻo sau
đó mới đến phần thân và cần 1 chiếc đế vững chắc để giữ toàn bộ tháp. trong cuộc
sống chúng ta cần phải kiểm tra các giả định ẩn thông qua các thử nghiệm để biết
được mức độ ảnh hưởng của các giả định đó đối với việc chúng ta đang thực
hiện.Bên cạnh đó chúng ta phải biết sử dụng những nguồn lực có sẵn một cách
thông minh và đừng quá tập trung vào việc trở thành người cao nhất mà hãy tạo
cho mình một nền tảng vững chắc để không thể bị đánh ngã trong bất kỳ tình
huống nào . Và quan trọng nhất là các thành viên cần phải gắn kết với nhau.
1.15. Các phương pháp tư duy sáng tạo (Phương pháp tiêu điểm)
Cô giáo hướng dẫn cả lớp về phương pháp tiêu điểm và giao thử thách cho mỗi
nhóm dựa vào phương pháp tiêu điểm để cải tiến một sản phẩm. Em và cả nhóm đã
suy nghĩ rất lâu để chọn ra cải tiến chiếc đồng hồ thông minh bởi đây là một vật
dụng khá quen thuộc
Qua đây đã giúp em rất nhiều trong việc kích thích khả năng sáng tạo của bản thân.
Em học được rằng cần phải có những suy nghĩ đột phá. Đoàn kết là sức mạnh vô
cùng lớn để đạt được thành công
1.16. Phương pháp mũ tư duy
Cô giáo đã cho chúng em đọc và tự tìm hiểu trước về những chiếc mũ tư duy. Và
nhóm em đã chia mỗi bạn tìm hiểu về một chiếc mũ và sau đó trình bày cho cô và
các bạn về đặc điểm và ý nghĩa của từng chiếc mũ tư duy. Em cảm thấy hoạt động
này rất ý nghĩa
Em nghĩ rằng mình cần hiểu rõ về từng phương pháp mà mình áp dụng
1.17. Thử thách Pizza
Ở thử thách này các nhóm trong lớp cần đưa ra các giải pháp cải tiến bánh pizza để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mỗi phân khúc khách hàng. Ở thử thách này nhóm em
sẽ tiến hành làm Pizza cho người ăn kiêng. Em và bạn Ngân có nhiệm vụ tìm hiểu
phân khúc khách hàng và việc chúng em mang đến cho khách hàng những giá trị
gì. Phân khúc khách hàng mà bọn em hướng tới là đối tượng ăn kiêng,những người
đang giảm cân và những người thích ăn sản phẩm ít dầu mỡ
Chiếc bánh Pizza được tạo nên
 Với hương vị thơm ngon và chất lượng cùng với màu sắc bắt mắt, những
chiếc pizza ăn kiêng sẽ giải quyết được những bữa ăn nhanh chóng, ngon,
tiện lợi mà không lo béo phì
 Giúp cho những người ăn kiêng kiểm soát lượng chất béo và tinh bột
 Giúp thỏa mãn việc “ thèm ăn” pizza của những người ăn kiêng đồng thời
vẫn hạn chế được lượng calo hấp thụ vào cơ thể
 Với mong muốn mang đến cho thực khách những trải nghiệm tốt nhất,
những chiếc bánh pizza này được xem là phù hợp với túi tiền và nhu cầu của
những người ăn kiêng
 Giúp mang đến cho thực khách những chiếc bánh nóng hổi mới ra lò
 Mang đến những giây phút hạnh phúc và thích thú khi được ăn những chiếc
bánh pizza yêu thích
Chúng em mang đến cho khách hàng những giá trị ấy một cách độc đáo
 Pizza là thức ăn nhanh được khá nhiều người yêu thích đặc biệt là giới trẻ.
Tuy nhiên trong những chiếc bánh pizza bình thường thường chứa nhiều dầu
mỡ, tinh bột khiến cho những người đang trong chế độ giảm cân e ngại.
Thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của họ : muốn được thưởng thức những
món ăn ngon nhưng không bị tăng cân, những chiếc bánh pizza ăn kiêng
chứa nhiều rau củ,ít chất béo sẽ đáp ứng điều đó
 Sử dụng những nguyên liệu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm
 Những chiếc bánh Pizza này sẽ được phân phối gần những khu tập gym
thuận tiện cho những người ăn kiêng có thể có một bữa ăn ngon miệng, nóng
hổi sau những giây phút tập luyện vất vả
 Mọi người thường có tâm lý e ngại khi sử dụng những chiếc bánh Pizza do
chúng thường có giá khá cao. những chiếc bánh Pizza ăn kiêng này ngoài
việc sử dụng những nguyên liệu ít dầu mỡ, tinh bột và an toàn cho người sử
dụng thì cũng có một mức giá khá phải chăng
Chính vì vậy nhóm đã tiến hành tạo nên chiếc Pizza cho người ăn kiêng.
1.18. Thử thách thiết kế ô hoặc mũ dựa trên những gì đã học
Hoạt động lần này yêu cầu các nhóm phải sử dụng phương pháp tư duy thiết kế để
tạo ra một chiếc mũ hoặc một chiếc ô , Dùng 20 phút để tạo mẫu và 3 phú để trình
bày về sản phẩm mình .Ở hoạt động này nhóm chúng em chọn cải tiến ô và đã
chọn ra một bạn trong nhóm là khách hàng. Em cảm thấy rất sung sướng và tăng
khả năng sáng tạo cũng như có sự liên kết giữa các thành viên ạ. Em nghĩ rằng
chúng ta nên sáng tạo không ngừng để tìm ra những cái mới và phải biết cách thấu
cảm.
1.19. Thiết kế bàn chải đánh răng
Ở tiết này cô giáo đã cho đề bài là các nhóm thiết kế một chiếc bàn chải đánh răng
cho trẻ em. Em và các bạn đã cùng nhau suy nghĩ ra những ý tưởng cải tiến bàn
chải đánh răng như đầu lông bàn chải mềm hơn, tay cầm nhỏ cho bé dễ cầm,…..
Cô giáo đã hỏi cả lớp rằng “Liệu điều này có đúng với nhu cầu của trẻ em?” Lúc
đó chúng em mới hiểu được rằng chúng em đã sai. Chúng em không trực tiếp tìm
hiểu nhu cầu của trẻ em mà chúng em chỉ đưa ra sản phẩm theo cảm tính. Sau khi
được cô giáo giảng và phân tích em rút ra được bài học là cần bắt đầu với việc tìm
hiểu về đối tượng mà chúng ta cần hướng đến để giải quyết vấn đề
1.20. Midterm
Ở bài thi giữa kỳ lớp em được chia thành 7 nhóm và mỗi nhóm sẽ dùng phương
pháp design thinking để tạo cải tiến những sản phẩm như là áo mưa /túi /cặp sách
/lunch box. Nhóm chúng em chọn cải tiến một chiếc áo mưa. Nhóm chúng em đã
tiến hành thấu cảm thông qua việc thu thập thông tin từ form khảo sát cũng như
qua trải nghiệm của chúng em khi mặc những chiếc áo mưa. Và điểm chung là
chúng em đều nhận ra những bất tiện như
 Áo mưa không che được nước mưa bắn vào mặt
 Áo mưa không che được hết cơ thể
 Áo mưa không che được cho giày dép
Từ đó nhóm chúng em đã tiến hành cải tiến áo mưa với
 Chiếc mũ chắn có thể chắn được nước mưa bắn vào mặt
 Một chiếc bọc giày dép
 Gắn thêm quần vào áo mưa trùm giúp che chắn được hết cơ thể
Đây là sản phẩm của nhóm chúng em
C:\Users\User\Documents\7768911168708818988 (1).mp4
Qua đây em hiểu rằng trước khi bắt tay vào thiết kế 1 sản phẩm nào đó thì chúng ta
cũng phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ khách hàng muốn gì để từ
đó có thể thấu cảm với khách hàng và làm ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của khách hàng
1.21. Thấu cảm từ 3 câu chuyện
Cô Hải Hà đã gửi vào nhóm zalo 3 câu chuyện về 3 nhân vật: Ellen, Janine,
Donald. Mỗi người đều có một câu chuyện, vấn đề khác nhau. Cô giao cho mỗi
nhóm chia 2 bạn là một cặp cùng tìm hiểu 1 câu chuyện rồi sau đó tóm tắt lại câu
chuyện đề trả lời 3 câu hỏi: “Niềm tin sai lệch của nhân vật - Tái định hình nhân
vật - Những bài học bạn rút ra được từ câu chuyện đó cho hành trình của mình”.
Ellen nhầm giữa sở thích và đam mê, Janine thì qúa coi trọng hư vinh, giàu có,
quyền lực còn ông Donald thì sống không có mục đích làm việc quá cứng nhắc.
Khi phân tích câu chuyện của ba nhân vật trên em rút ra được nhiều bài học quý
giá. Em nhận ra mình giống Ellen. Đôi lúc em cảm thấy mông lung không biết sự
lựa chọn của mình có đúng hay không? Đây có phải là ước mơ của mình hay
không? Và qua đó em hiểu rằng chúng ta phải trải nghiệm, phải làm nhiều hơn thì
mới biết bản thân mình thích gì, chứ không phải chỉ làm một công việc xong mặc
định rằng mình thích công việc đó. Đây có thể coi là hành trình trải nghiệm để
chúng ta ngày càng trưởng thành hơn.
1.22. Final Project
Nhóm em là nhóm duy nhất làm dự án khác biệt so với các nhóm khác. Chúng em
lựa chọn đề tài này là bởi chúng em biết rằng đây là thời điểm các sĩ tử đang chạy
nước rút cho kì thi THPTQG và xét tuyển vào các trường đại học. Qua trải nghiệm
của chúng em khi đã từng là thí sinh thi THPTQG năm ngoái cùng với khảo sát các
bạn học sinh 2k5 cũng như 2k4 chúng em nhận ra rằng các bạn đang mông lung
không biết chọn trường gì, ngành gì, học phí, chương trình học, học bổng như thế
nào,… Vì vậy nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện dự án thiết kế web tư vấn
tuyển sinh. hợp.Trang web này sẽ là nơi cung cấp cho học sinh cũng như phụ
huynh những thông tin mới ,chính xác nhất. Điểm đặc biệt ở trang web đó là phần
hỏi đáp. Mọi câu hỏi thắc mắc gửi tới sẽ được phản hồi nhanh nhất từ các tư vấn
viên của các trường đại học em mong muốn và khi muốn liên hệ đến trưởng hay
phó khoa của ngành em yêu thích thì sẽ tính phí. Tuy nhiên do nhóm chúng em đã
không bám sát theo quy trình 5 bước của tư duy thiết kế khiến dự án đi sai hướng.
Điều này khiến kết quả của nhóm không được như mong đợi. Em cảm thấy khá
thất vọng. Qua đây nhóm em đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho mình trong
các môn khác cũng như trong tương lai.
Phần 2: Dựa trên các kiến thức và kỹ năng đã học trong học
phần “Tư duy sáng tạo”, em hãy xây dựng kế hoạch hành
động của bản thân trong học tập và trong cuộc sống cho 04
năm đại học.
Năm Mục tiêu học tập/ Kế hoạch hành động cụ thể
cuộc sống để đạt được mục tiêu đó
Năm 1.1 Đạt GPA 3.0+  Tập trung nghe giảng và ghi chép những
01 ý mới chưa có trong giáo trình
 Hoàn thành đầy đủ các môn học có bài
tập như môn Toán cao cấp , Kinh tế vi
mô ,....
 Tự học thêm và nghe giảng lại môn Kinh
tế vi mô trên Youtube
 Làm đề cương đối với các môn học lý
thuyết sau khi kết thúc môn ( soạn và trả
lời câu hỏi một các chi tiết )
 Đi học đầy đủ
 Xung phong làm bài tập hoặc trả lời câu
hỏi trên lớp để lấy điểm
 Tìm kiếm trên page Tài nguyên UEB các
đề thi năm trước để ôn tập và va chạm
nhiều dạng đề khác nhau.
1.2 Học IELTS  Học IELTS ở trung tâm
 Làm Destination B1, B2
 Làm bài tập sách Cambridge (1 ngày 1 kỹ
năng)
 Học từ mới 30p mỗi ngày
 Luyện nghe qua các bài bộ phim TA có
phụ đề sau đó dần dần bỏ phụ đề, nghe
TED Talk
1.3 Tự lập tài chính  Làm gia sư cấp 1
1.4 Đạt điểm rèn luyện  Tham gia các Workshop , hội thảo
65-85  Tham gia các hoạt động CLB Máu
 Đi học đầy đủ
1.5 Cải thiện sức khỏe  Không được thức khuya, phải ngủ đúng
giờ
 Ăn uống có khoa học , không bỏ bữa , ít
ăn đồ dầu mỡ , ăn nhiều chất xơ
 Tập thể dục 15 phút mỗi ngày (các bài
tập tăng cân)
 Không làm cho bản thân áp lực quá mức

2.1 Tiếp tục học  Nâng band IELTS lên


IELTS  Học từ mới 30p mỗi ngày và kiểm tra
trên Quizlet
 Mỗi ngày làm ít nhất 1 đề Cambridge
( full 4 kỹ năng)
 Có thể luyện nói với người nước ngoài
trên phố đi bộ hoặc qua các ứng dụng như
Năm Cambly,…
02 2.2 Săn học bổng  Đạt GPA từ 3.6-4.0
 Điểm rèn luyện từ 65-100
2.3 Có bằng lái xe  Đăng kí và nộp hồ sơ thi bằng
 Ôn tập bộ câu hỏi lý thuyết trên mạng để
nắm chắc luật và cách đi xe máy.
 Dành thời gian đến khu thi lái xe để tập
lái thử vòng số 8.

3.1 Ôn tập và thi  Ôn luyện theo các dạng đề thi IELTS, các
IELTS band 6.5 đề tham khảo
 Đăng ký khóa luyện đề IELTS trên Prep
Năm  Cố gắng làm trên 8.0 ở 2 kỹ năng
03 Listening và Reading
 Luyện nói với giáo viên bản xứ thông qua
các ứng dụng
 Làm nhiều đề hơn để biết mình sai ở đâu
3.2 Tiếp tục học Tiếng  Đăng ký một khóa học online
Trung (HSK 5 - 6)  Học thông qua sách Hán ngữ của ĐH
Ngoại ngữ Bắc Kinh
 Nhờ người bạn Trung dạy Tiếng Trung
thông qua Wechat

3.3 Đạt chứng chỉ tin  Dành ra 30-45’ mỗi ngày để tìm hiểu và
học MOS sử dụng thành thạo các kĩ năng công nghệ
thông tin cơ bản
 Tìm hiểu kĩ và sâu hơn các kĩ năng công
nghệ thông tin cơ bản (nhờ sự giúp đỡ
của thầy cô hoặc bạn bè,..)
 Luyện tập mỗi ngày để thi đạt chứng chỉ
tin
3.4 Xin đi thực tập tại  Trau dồi kinh nghiệm ở các hoạt động tổ
các doanh nghiệp chức workshop của CLB và các công
việc làm thêm để làm đẹp CV
 Tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua các
tin tuyển dụng từ trang web ,app hoặc hội
chợ việc làm
 Dùng kết quả IELTS và tiếng Trung để
apply bởi có thể đây là một lợi thế
3.5 Học và thi chứng  Đăng ký một khóa học ACCA
chỉ ACCA  Luyện từ các môn học chuyên ngành
 Làm thêm các đề thi mẫu ở trên mạng
hoặc trong các khóa học
Năm 4.1 Tốt nghiệp bằng  Nộp bằng Ielts cho nhà trường để tăng
04 loại Giỏi / Xuất sắc GPA Tiếng Anh
 GPA từ 3.6 đến 4.0
4.2 Học và thi chứng  Học HSK
chỉ Tiếng Trung  Cố gắng đạt HSK 5 - 6
4.3 Apply học bổng du  Tìm hiểu các học bổng du học Anh hoặc
học Anh hoặc Trung du học Trung Quốc
4.4 Từ thực tập sinh - Nếu không apply được học bổng thì tiếp tục
lên làm nhân viên chăm chỉ trong công việc , nắm bắt các cơ hội
chính thức thăng tiến
-Tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và
cấp trên trong công ty
-Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu ,kỳ vọng công ty
đề ra
Phần 3: Lời kết
Hầu hết các bạn sinh viên hiện nay, vấn đề mà các bạn sinh viên đang gặp phải là
tư duy lối mòn, đi theo hướng cũ. Điều này vô tình kìm hãm sự sáng tạo của mọi
người. Việc sáng tạo là một điều rất quan trọng trong học tập cũng như công việc.
Nó có thể khiến cho việc học tập hoặc công việc. Nó có thể khiến cho việc học tập
hoặc công việc của chúng ta được giảm nhẹ đi rất nhiều. Vì vậy trong cuộc sống
đôi khi chúng ta cần nên có những suy nghĩ mới, cần có những hướng đi mới hơn.
Và khi trải qua các buổi học với cô Vũ Hà và cô Hải Hà, bọn em đã học được rất
nhiều bài học bổ ích. Môn học đã thay đổi bản thân em rất nhiều khi giúp em tự tin
hơn và được trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn mà em chưa từng biết , chưa từng
có cơ hội được tiếp xúc. Môn học đã giúp em trau dồi các kỹ năng như teamwork,
design thinking, thuyết trình trước đám đông,… Đây đều là những kỹ năng mà em
rất tự ti cũng như không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để đối mặt
với nó. Nhờ có những bài học , những câu chuyện , sự chia sẻ và khích lệ của các
giảng viên em đã dần hoàn thiện bản thân hơn và thu thập thêm được nhiều kiến
thức để sử dụng cho tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, cô
Nguyễn Thị Vũ Hà và cô Nguyễn Thị Hải Hà đã dẫn dắt và đồng hành cùng em
trong suốt 10 buổi học đầy niềm vui và thú vị vừa qua . Tuy học phần đã kết thúc
nhưng em mong rằng trong tương lai, môn học sẽ tiếp tục khơi gợi những khả
năng tiềm ẩn của sinh viên, giúp đỡ sinh viên bước ra khỏi vùng an toàn, mang tới
thêm nhiều ý tưởng mới lạ, sáng tạo. Em mong môn học sẽ luôn thành công trong
tương lai trong việc định hình lại tư duy từ đó dẫn đến thay đổi trong hành động
của sinh viên.

You might also like