You are on page 1of 87

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN KHỐI .............................................................................................

5
1. Định nghĩa chuyển khối ............................................................................................................................... 5
2. Định nghĩa pha ............................................................................................................................................. 5
3. Phân loại các quá trình chuyển khối ............................................................................................................ 5
a. Hấp thụ: Khí (hơi) => Lỏng ....................................................................................................................... 5
b. Hấp phụ: Khí (hơi) => Rắn ........................................................................................................................ 5
c. Chưng luyện: Lỏng => Khí (hơi) ................................................................................................................ 5
d. Trích ly: Lỏng => Lỏng, Rắn => Lỏng......................................................................................................... 5
e. Kết tinh: Lỏng => Rắn ............................................................................................................................... 5
f. Sấy: Rắn => Hơi (Khí), Lỏng => Khí ............................................................................................................ 5
g. Hòa tan: Rắn => Lỏng ............................................................................................................................... 6
4. Khái niệm về cân bằng pha .......................................................................................................................... 6
Quá trình cân bằng ...................................................................................................................................... 6
Trạng thái cân bằng ..................................................................................................................................... 6
Hệ số cân bằng (tại cân bằng) ...................................................................................................................... 6
Định luật Dalton........................................................................................................................................... 6
Định luật Clapeyron – Dalton ...................................................................................................................... 6
5. Định luật Henry ............................................................................................................................................ 6
6. Định luật Rault ............................................................................................................................................. 7
7. Định luật Fick: .............................................................................................................................................. 8
QUÁ TRÌNH CHUYỂN KHỐI ................................................................................................................................... 9
1. Quá trình chuyển khối ................................................................................................................................. 9
1.1. Cân bằng vật chất và phương trình đường làm việc trong thiết bị chuyển khối.................................. 9
a. Nguyên lí hoạt động của thiết bị chuyển khối ..................................................................................... 9
b. Cân bằng vật chất của quá trình chuyển khối ..................................................................................... 9
c. Đường làm việc của thiết bị chuyển khối........................................................................................... 10
1.2. Động lực chuyển khối: chênh lệch nồng độ tức thời và nồng độ cân bằng. ...................................... 11
1.3. Động lực trung bình của quá trình chuyển khối ................................................................................. 12
CHƯNG CẤT ....................................................................................................................................................... 14
1. Khái niệm ............................................................................................................................................... 14
1.1. Chưng cất hỗn hợp các cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn ..................................................................... 14
a. Chưng cất một lần hỗn hợp hai cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn ....................................................... 14
Cấu tạo một hệ thống chưng cất đơn giản và Nguyên lý hoạt động..................................................... 16

1
b. Chưng cất nhiều lần hỗn hợp hai cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn......................................................... 16
Hệ thống chưng luyện liên tục............................................................................................................... 17
Đường làm việc và tỷ số hồi lưu ............................................................................................................ 21
Những thông số chính ảnh hưởng đến hoạt động tháp........................................................................ 23
Điểm đẳng phí – Sai lệch so với định luật Raoult .................................................................................. 24
c. Chưng cất hỗn hợp lỏng ba cấu tử hòa tan hoàn toàn .......................................................................... 25
SƠ ĐỒ CHƯNG CẤT CỒN BA THÁP LIÊN TỤC ................................................................................................. 25
CÁC THIẾT BỊ CHƯNG CẤT ............................................................................................................................. 26
Tháp chưng cất mâm xuyên lỗ .................................................................................................................. 26
Thiết bị chưng cất mâm chóp .................................................................................................................... 27
Thiết bị chưng cất tháp đệm: .................................................................................................................... 28
1.2. Chưng cất hỗn hợp các cấu tử lỏng không hòa tan hoàn toàn .......................................................... 29
Hệ hỗn hợp lỏng gồm hai cấu tử không hòa tan ................................................................................... 29
HỆ THỐNG CHƯNG CẤT CÁC CẤU TỬ LỎNG KHÔNG HÒA TAN HOÀN TOÀN ........................................... 30
Định lượng tinh dầu ............................................................................................................................... 31
Lượng hơi nước cần thiết ...................................................................................................................... 31
Ảnh hưởng của áp suất đến quá trình chưng cất .................................................................................. 32
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ HẤP THỤ ..................................................................................................................... 32
1. Hấp thụ là gì? ............................................................................................................................................. 32
Định luật Henry .......................................................................................................................................... 33
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hệ số Henry .................................................................................................. 33
2. Thiết bị hấp thụ.......................................................................................................................................... 33
Hệ thống thiết bị hấp thụ nhiều tháp ........................................................................................................ 34
Phương trình đường làm việc................................................................................................................ 36
CẤU TẠO MỘT SỐ THÁP HẤP THỤ ............................................................................................................. 37
Thiết bị hấp thụ dạng đệm .................................................................................................................... 37
Thiết bị hấp thụ dạng chảy màng .......................................................................................................... 38
Thiết bị hấp thụ dạng phun ................................................................................................................... 38
Thiết bị hấp thụ dạng đĩa ....................................................................................................................... 38
HỆ THỐNG CÔ ĐẶC ............................................................................................................................................ 39
1. Khái niệm chung ........................................................................................................................................ 39
2. Tính chất quá trình cô đặc ......................................................................................................................... 39
3. Các thiết bị cô đặc...................................................................................................................................... 41

2
Thiết bị cô đặc chân không nồi hai vỏ ....................................................................................................... 41
Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm ............................................................................................. 42
Thiết bị cô đặc phòng đốt treo .................................................................................................................. 43
Thiết bị cô đặc có phòng đốt ngoài kiểu đứng .......................................................................................... 44
Thiết bị cô đặc có phòng đốt ngoài kiểu nằm ngang ................................................................................. 45
Thiết bị cô đặc tuần hoàn cưỡng bức (tốn năng lượng)............................................................................ 46
Thiết bị cô đặc kiểu màng (chảy ngược) .................................................................................................... 48
Thiết bị cô đặc có vách dẫn chất lỏng (phù hợp dịch nồng độ cao sắp bị kết tinh) .................................. 49
CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔ ĐẶC ......................................................................................................................... 50
Hệ thống một thiết bị cô đặc chân không làm việc liên tục ...................................................................... 50
Hệ thống cô đặc chân không làm việc theo mẻ (chỉ phù hợp với đầu tư nhỏ) ......................................... 51
Hệ thống ba thiết bị cô đặc dòng cùng chiều ............................................................................................ 52
Hệ thống ba thiết bị cô đặc dòng ngược chiều ......................................................................................... 53
Cân bằng vật chất và nhiệt cho hệ thống cô đặc một nồi ......................................................................... 53
Phương trình cân bằng vật chất ............................................................................................................ 53
Phương trình cân bằng nhiệt:................................................................................................................ 54
Cân bằng vật chất và nhiệt hệ thống cô đặc liên tục nhiều nồi................................................................. 55
Cân bằng vật chất .................................................................................................................................. 55
Nồng độ chất tan trong từng nồi ........................................................................................................... 55
Khối lượng bốc hơi trong từng thiết bị.................................................................................................. 56
Hệ thống cô đặc nhiều nồi ..................................................................................................................... 56
Chọn số nồi thích hợp trên cơ sở chi phí chung (MN) cực tiểu ............................................................. 57
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRÍCH LY...................................................................................................................... 57
1. Trích ly là gì? .............................................................................................................................................. 57
2. Sơ đồ trích ly .............................................................................................................................................. 58
3. Trích ly rắn lỏng ......................................................................................................................................... 58
Phương trình cấp khối và định luật Fick .................................................................................................... 58
4. Trích ly lỏng lỏng........................................................................................................................................ 59
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ HẤP PHỤ ..................................................................................................................... 64
1. Hấp phụ là gì? ............................................................................................................................................ 65
2. Chất hấp phụ ............................................................................................................................................. 65
3. Sơ đồ nguyên lý hấp phụ ........................................................................................................................... 65
4. Thuyết hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir ....................................................................................................... 66

3
Ảnh hưởng của áp suất đến hấp phụ ........................................................................................................ 66
Động học hấp phụ...................................................................................................................................... 66
Tốc độ hấp phụ ...................................................................................................................................... 66
Thời gian hấp phụ: ................................................................................................................................. 67
5. Thiết bị hấp phụ ......................................................................................................................................... 67
a. Thiết bị hấp phụ loại đứng ..................................................................................................................... 67
b. Thiết bị hấp phụ loại ngang ................................................................................................................... 68
c. Thiết bị hấp phụ loại vành khăn ............................................................................................................. 68
d. Thiết bị hấp phụ tầng sôi ....................................................................................................................... 69
THIẾT BỊ SẤY....................................................................................................................................................... 69
A. một số khái niệm ....................................................................................................................................... 69
Vật liệu sấy................................................................................................................................................. 70
+) Tính chất của không khí: ........................................................................................................................ 70
1. Các dạng liên kết trong vậ liệu sấy ............................................................................................................ 73
2. Phân loại vật ẩm: ....................................................................................................................................... 73
3. Các khái niệm:............................................................................................................................................ 73
II- Các chế độ sấy ........................................................................................................................................... 73
1. Sấy bằng khói lò ......................................................................................................................................... 73
2. Hệ thống sấy không tuần hoàn khí ........................................................................................................... 74
3. Hệ thống sấy tuần hoàn một phần khí thải ............................................................................................... 74
4. Hệ thống sấy có bổ sung nhệt ................................................................................................................... 75
5.Hệ thống sấy có đốt nóng giữa các buồng sấy ........................................................................................... 76
6. Hệ thống sấy tuần hoàn toàn bộ khí thải .................................................................................................. 77
III- Các thiết bị sấy.......................................................................................................................................... 77
1. Buồng sấy................................................................................................................................................... 77
2. Hầm sấy ..................................................................................................................................................... 79
3. Sấy băng tải................................................................................................................................................ 80
4. Sấy thùng quay .......................................................................................................................................... 81
5. Sấy tháp ..................................................................................................................................................... 82
6. Sấy tầng sôi ................................................................................................................................................ 83
7. Sấy khí động............................................................................................................................................... 84
8. Sấy phun .................................................................................................................................................... 86

4
QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ III
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN KHỐI
1. Định nghĩa chuyển khối
Quá trình chuyển khối là quá trình khuếch tán vật chất từ tâm pha này sang tâm pha
khác qua bề mặt tiếp xúc pha với động lực là chênh lệch nồng độ.
2. Định nghĩa pha
- Pha là một khối lượng xác định đồng nhất vật lý được phân tách với các pha khác bởi
bề mặt nó có thể phân tiêng bằng phương pháp cơ học ra khỏi những phẩn còn llaij của hệ thì
gọi là pha
- Căn cứ vào trạng thái liên hợp giữa các phân tử của pha mà ta chia các pha thành 3
loại: pha rắn, pha lỏng và pha khí
- Pha được tạo thành từ một chất (một cấu tử) duy nhất gọi là pha đơn giản, tạo thành
từ nhiều chất (nhiều cấu tử) gọi là pha phức tạp
3. Phân loại các quá trình chuyển khối
Dựa vào đặc trưng của sự di chuyển vật chất và tính chất của hai pha có thể phân chia
ra như sau:
a. Hấp thụ: Khí (hơi) => Lỏng
Là quá trình hút khí (hoặc hơi) bằng chất lỏng trong đó vật chất di chuyển từ pha khí
vào pha lỏng
b. Hấp phụ: Khí (hơi) => Rắn
Là quá trình hút khí hoặc hơi bằng chất lỏng trong đó vật chất di chuyển từ pha khí (pha
hơi) vào pha rắn
c. Chưng luyện: Lỏng => Khí (hơi)
Là quá trình tách các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt trong đó vật chất di
chuyển từ pha lỏng vào pha hơi
d. Trích ly: Lỏng => Lỏng, Rắn => Lỏng
Là quá trình tách chất tan trong chất lỏng hay chất rắn bằng một chất lỏng khác
e. Kết tinh: Lỏng => Rắn
Là quá trình tạo chất rắn từ dung dịch trong đó vật chất di chuyển từ pha lỏng sang pha
rắn
f. Sấy: Rắn => Hơi (Khí), Lỏng => Khí

5
Là quá trình tách nước ra khỏi vật rắn ẩm trong đó vật chất (hơi nươc) đi từ pha rắn hay
pha lỏng vào pha khí
g. Hòa tan: Rắn => Lỏng
Trong quá trình này vật chất di truyền từ pha rắn vào pha lỏng
4. Khái niệm về cân bằng pha
Quá trình cân bằng
Cho pha lỏng 𝛷𝑥 chứa cấu tử A nồng đọ xA tiếp xúc với pha hơi 𝛷𝑦 có nồng độ yA=0.
Do có sự chênh lệch nồng độ của A giữa hai pha nên xảy ra quá trình chuyển khối, các phân
tử chất A khuếch tán từ pha 𝛷𝑥 sang pha 𝛷𝑦 làm cho nồng độ của A tăng dần cho tới khí đạt
trạng thái cân bẳng/
Trạng thái cân bằng
Là trạng thái mà trong 1 đơn vị thời gian cứ bao nhiêu phân tử A khuếch tán từ pha 𝛷𝑥
sang pha 𝛷𝑦 thì cũng có bấy nhiêu phân tử A khuếch tán từ pha 𝛷𝑦 sang pha 𝛷𝑥
Nồng độ cân bằng là nồng độ tại trạng thái cân bằng yA*
Hệ số cân bằng (tại cân bằng)
Là tỷ số giữa nồng độ cân bằng y* với x nồng độ tương ứng trong pha lỏng
𝑦∗
𝑚= (1.1)
𝑥
Định luật Dalton
Trong một hỗn hợp khí
P = p1 + p2 +…..+pn
Trong đó:
P là áp suất chung của hỗn hợp
pi là áp suất hơi riêng phần của cấu tử I trong hỗn hợp khí
Định luật Clapeyron – Dalton
Áp suất hơi riêng phần = Áp suất tổng nhân với nồng độ phần mol của cấu tử khí đó
pi = P. yi
Trong đó:
P: là áp suất chung của hỗn hợp
yi là nồng độ của cấu tử i trong pha hơi
5. Định luật Henry

6
Áp suất riêng phần vút chất tan (dễ bay hơi) trong pha khí trên bề mặt dung dịch (loãng)
tại trạng thái cân bằng tỉ lệ thuận với nồng độ của nó trong dung dịch
pi = H.xi (1.3)
Trong đó:
pi: là áp suất riêng phần củ cấu tử i trong hỗn hợp khí
xi là nồng độ của chất tan trong pha lỏng
H : hệ số Henry
Kết luận :
Nồng độ chất tan trong pha lỏng (dễ bay hơi – chất khí) tỷ lệ nghịch với hệ số Henry.
Chất tan càng dễ bay hơi thì nồng độ trong pha lỏng càng thấp. Hệ số Henry của chất tan càng
lớn thì nó càng khó hòa tan
Hệ số Henry tăng theo nhiệt độ. Do đó khả năng hòa tan của chất khí trong dung dịch
tăng khi nhiệt độ giảm[
Nồng độ của chất tan (dễ bay hơi – chất khí) trong dung dịch tỷ lệ thuận với áp suất
riêng phần của nó trong pha khí trên bề mặt dung dịch. Do đó khả năng hòa tan của chất khí
trong dung dịch tăng khi tăng áp suất
= > Làm thế nào tăng CO2 trong đồ uống ?: Tăng nhiệt độ, giảm áp suất
Làm thế nào để giảm rỗ bề mặt sản phẩm đúc ?: Do không khí trong chất lỏng chưa kịp
thoát => Làm quá trình kết tinh chậm đi (bản chất đúc là chuyển từ lỏng sang rắn) hoặc hạ áp
suất để hút khí ra nhanh hơn
6. Định luật Rault
Áp suất riêng phần của hơi dung môi trong pha khí trên bề mặt của dung dịch lỏng lý
tưởng (chất tan khó bay hơi) tại trạng thái cân bằng tỷ lệ thuận với nồng độ của nó trong dung
dịch.
pi = xi . Po
Po là áp suất bay hơi của dung dịch
xi là nồng độ của dung môi trong pha lỏng
Áp suất riêng phần của hơi dung bề mặt của dung dịch luôn nhỏ hơi áp suất bay hơi của
dung môi : pi < PO
=> Tốc độ cô đặc sẽ thay dổi như thế nào nếu dòng nhiệt cung cấp không đổi ?
Trong quá trình cô đặc dung môi được bay hơi => Lượng dung môi giảm đi => Nồng
độ dung dịch tăng => Theo Rault nồng độ tăng càng khó bay hơi = > Tốc độ cô đặc giảm

7
Pha khí và lỏng lý tưởng
Ở trạng thái cân bằng ta có
+ Định luật Henry( chất tan dễ bay hơi):𝑃∗ = 𝐻. 𝑥
+ Định luật Rault( dung môi dễ bay hơi):𝑃∗ = 𝑃𝑜 . 𝑥
+ Theo Clapeyon và Dalton, ta có:
+ Pt cân bằng:
𝐻
✓ 𝑦 ∗ = . 𝑥( chất tan dễ bay hơi)
𝑃
∗ 𝑃𝑜
𝑦 = . 𝑥( dung môi dễ bay hơi)
𝑃

7. Định luật Fick:


Khuếch tán phân tử xảy ra trog môi trường tĩnh hoặc ở lớp biên với động lực là gradient
nồng độ
Định luật Fick: tốc độ khuếch tán tỉ lệ với gradient nồng độ
𝑑𝐺 𝑑𝐶
= −𝐷.
𝐹. 𝑑𝑇 𝑑𝑥
G- lượng vật chất khuếch tán qua đơn vị bề mặt trong một thời gian
F- Bề mặt khuếch tán
D- Hệ số khuếch tán
T- thời gian

8
QUÁ TRÌNH CHUYỂN KHỐI
1. Quá trình chuyển khối
1.1. Cân bằng vật chất và phương trình đường làm việc trong thiết bị chuyển khối
a. Nguyên lí hoạt động của thiết bị chuyển khối
Trong thiết bị chuyển khối (lỏng- khí) pha lỏng thường đi từ trên xuống, pha khí thường
đi từ dưới lên. Trong quá trình tiếp xúc giữa hai pha xảy ra quá trình chuyển khối, vật chất từ
pha này sẽ khuếch tán sang pha kia qua bề mặt tiếp xúc pha làm cho nồng độ của chất trong
pha này từ đầu đến cuối quá trình thì giảm đi còn trong pha kia thì tăng lên.
=> Cân bằng vật chất: Lượng vật chất cho đi trong pha này phải bằng lượng vật chất
nhận vào ở pha kia

b. Cân bằng vật chất của quá trình chuyển khối

9
Trong đó:
Gx, Gy là khối lượng của các pja
xđ, xc: nồng độ đầu và nồng độ cuối của pha ∅𝑥
yđ, yc: nồng độ đầu và nồng độ cuối của pha ∅𝑦

Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và hoạt


động

c. Đường làm việc của thiết bị chuyển khối


Khi ta xét quá trình chuyển khối trong đoạn tháp tính từ đỉnh đến tiết diện bất kỳ thì
quá trình cân bằng vật chất là: Gx (xđ – x) = Gy(yc – y)

Phương trình đường làm việc của thiết bị chuyển khối

10
Đường làm việc cho ta biết nồng độ tức thời của mỗi pha trong quá trình chuyển khối
Với quá trình chuyển khối ổn định thì lưu lượng của các pha lỏng và pha hơi và các
nồng độ đầu và cuối của chúng là những giá trị không đổi , chất lỏng và khí là lí tưởng thì quan
hệ x,y là tuyến tính
1.2. Động lực chuyển khối: chênh lệch nồng độ tức thời và nồng độ cân bằng.
Quá trình chuyển khối:

Quá trình chuyển khối là quá trình khuếch tán vật chất từ tâm pha này sang tâm pha
khác qua bề mặt tiếp xúc pha
G(y) = 𝛽 y.F(y – ym)
Và G(x) = 𝛽 x.F(xm – x)
Trong đó :
y – ym là động lực chuyển khối
F : bề mặt chuyển khối
𝛽 y, 𝛽 x là hệ số cấp khối pha hơi, pha lỏng
Trong quá trình chuyển khối ổn định, ta có :
G(y) = G(x) = G
Ta cũng có : ym = y*m = m.xm và y* = m.x
Suy ra : ym – y* = m(xm – x)

11
=> (y – y*) - (ym – y) = m(xm – x)
=> (y – y*) – G/ 𝛽 y.F = m.G/ 𝛽 xF

Hệ số chuyển khối : là lượng vật chất chuyển từ pha này sang pha khác qua một đơn vị
diện tích bề mặt tiếp xúc pha, trên một đơn vị thời gian và đơn vị động lực chuyển khối
Ky : Hệ số chuyển khối từ pha hơi sang pha lỏng (kmol/m2s)

Ky : Hệ số chuyển khối từ pha lỏng sang pha hơi (kmol/m2s)

1.3. Động lực trung bình của quá trình chuyển khối

Xét quá trình chuyển khối từ ∅y sang ∅𝑥 qua 1 diện tích bề mặt tiếp xúc pha dF ta có
phương trình chuyển khối tức thời :

12
Lượng chuyển khối trên toàn thiết bị tại một điểm :

Đường cân bằng không còn tuyến tính => cần tính động lực trung bình

13
CHƯNG CẤT
1. Khái niệm
Chưng cất là quá trình phân riêng các cấu tử từ hỗn hợp lỏng nhiều cấu tử dựa trên nhiệt
bay hơi khác nhau của chúng (Khả năng bay hơi tốt, nhiệt độ bay hơi thấp, khả năng bay hơi
kém nhiệt độ bay hơi cao)
Sự chênh lệch khả năng bay hơi/nhiệt độ bay hơi giữa các cấu tử càng lớn thì quá trình
phân riêng càng dễ dàng
1.1. Chưng cất hỗn hợp các cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn
Hỗn hợp các cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn là hỗn hợp mà các cấu tử lỏng hợp thành
hòa tan vào nhau vô hạn tạo ra một hỗn hợp lỏng một pha
a. Chưng cất một lần hỗn hợp hai cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn
Hỗn hợp lỏng từ các thành phân hòa tan không giới hạn lẫn nhau có thể xem như chất
lỏng lý tưởng, pha hơi của nó giống như khí lý tưởng

pA = x.PA ; pB = (1 – x).PB
x = (P – PB)/(PA – PB)
y =pA /P = x.PA/P
y>x
tA< thh < tB
GL/GH = DC/DE

x,y là nổng hộ của cấu tử dễ


bay hơi (A) trong pha lỏng, hơi

Nguyên tắc chưng cất : Cho bay hơi một lần hoặc nhiều lần, mỗi một lần sẽ làm giảm
nồng độ trong pha hơi
Nguyên tắc chưng luyện : Cho bay hơi nhiều lần nồng độ pha hơi nâng dân cho đến lúc
làm giàu tới mức độ tối đa

14
Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong pha lỏng càng lớn thì nhiệt độ sôi của nó càng giảm,
nhiệt độ sôi của hỗn hợp lớn hơn nhiệt độ sôi của cấu tử dễ bay hơi nhiều màu
* Độ bay hơi tương đối 𝜶 : tỷ số nồng độ A và B trong pha hơi và tỷ số nồng độ A và
B trong pha lỏng

𝛼 thay đổi khi x thay đổi từ 0 => 1, tại x = y* thì 𝛼 = 1 không phân riêng được, 𝛼 ≫
1 càng dễ phân riêng
Như vậy, chưng cất được khi 𝛼 > 1

15
Cấu tạo một hệ thống chưng cất đơn giản và Nguyên lý hoạt động

Cấu tạo : Gồm một thiết bị hình trụ đường kính 600 – 800 mm, chiều cao từ 1 – 1,2 m.
thiết bị ngưng tụ có chất làm mát (nước lạnh)
Nguyên lý : Trong thiết bị hình trụ có hai pha nước – rượu, đun nóng cồn để bay hơi thu
được nồng độ cồn trong pha hơi cao hơn pha lỏng (có hơi), cho nó qua thiết bị ngưng tụ để
ngưng tụ thành rượu ta thu được pha lỏng có nồng độ cồn cao hơn trong pha ban đầu. Từ cửa
nguên liệu đi vào, cấp nguyên liệu 1 lần vào (1) sau đó đun cho tới khi đủ rượu thì dừng lại
tháo vào (3)
Phương trình cân bằng vật chất :
Gđ = G c + G s
Gđ.Xđ = GC.Xc + Gs.Xs
(Lượng cấu tử dễ bay hơi trong nguyên liệu = lượng cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm
+ lượng cấu tử dễ bay hơi trong phần bã thải)
Ưu điểm : Thiết bị đơn giản, rẻ tiền, dễ vận chuyển
Nhược điểm : Nồng độ sản phẩm không cao (do chỉ bay hơi một lần, nếu cho bay hơi ít
thì nồng độ trong pha lỏng còn nhiều, bỏ thì lãng phí => nồng độ đấy cao, nồng độ sản phẩm
giảm dần)
b. Chưng cất nhiều lần hỗn hợp hai cấu tử lỏng hòa tan hoàn toàn

16
Chưng cất đơn giản nhiều lần = móc nối tiếp nhiều nồi chưng cất 1 lần
Nguyên lý hoạt động : Khi ghép, cho nguyên liệu vào sau đó chưng cất lên => hóa lỏng,
sau đó lại đun, lại sôi tiếp cho vào thiết bị tiếp theo để đun đôi. Cứ làm nhiều lần sẽ lấy được
sản phẩm có nồng độ cao hơn. Khi nồng độ đáy cao để tránh lãng phí, ta cho chảy xuống nồi
dưới => nồng độ thấp lại chưng cất lên, cứ như vậy cho đến khi đạt nồng độ đủ thấp mới cho
đi ra để không lãng phí cồn
Ưu điểm : Nồng độ sản phẩm cao, dễ vận hành
Nhược điểm : Thiết bị cồng kềnh, đắt tiền, lãng phí năng lượng
Hệ thống chưng luyện liên tục
Nguyên tắc tháp chưng cất : Hơi ở phần đáy sẽ đi lên và sục vào cấu tử lỏng ở phần
trên và nước sẽ đun sôi phần trên rồi lại tiếp tục đi lên đĩa trên, sục khí làm sôi và tiếp tục như
vậy cho tới khi lấy sản phẩm

17
Cấu tạo : Thùng cao vị số 3 chứa nguyên liệu ở trên cao để có thế năng ổn định (thế
năng lớn nguyên liệu tự chảy xuống tháp). Bơm vào số (4) thiết bị gia nhiệt đầu vào giúp nâng
nhiệt độ nguyên liệu vào đến nhiệt độ sôi vào đĩa ở giữa tháp (đĩa tiếp liệu). Đoạn từ đĩa tiếp
liệu đến xuống đáy tháp (1) gọi là đoạn chưng, đoạn từ đĩa tiếp liệu lên trên (2) gọi là đoạn
luyện. Hơi ở đỉnh tháp đi qua thiết bị ngưng tụ (thiết bị truyền nhiệt (5)) được ngưng tụ chia
làm hai dòng. Dòng 1 quay ngược về tháp (dòng hơi), dòng 2 làm nguội ở thiết bị truyền nhiệt
(6), sau đó được đưa vào bình (7) là bình chứa sản phẩm đỉnh. Cái ở đáy của bình 7 người ta
tháo ra cho vào bình chứa sản phẩm đáy hoặc thải đi
* Cấu tạo chóp tháp (ống hơi) – đĩa tháp : Nguyên tắc dòng hơi đi lên, dòng lỏng đi
xuống. Cấu tạo đĩa chóp là đĩa kim loại hình tròn cắt vát một phần để khuyết lấy đường cho
dòng lỏng chảy từ trên xuống. Trên đĩa địc lỗ, trên lỗ bọc ống kim loại để hơi từ dưới đi lên
(ống hơi). Phần chóp hơi (giống cốc úp ngược) định hướng dòng hơi. Phân bố về mặt nồng độ
của cấu tử dễ bay hơi trong tháp tăng dần từ đáy lên đỉnh, nhiệt độ theo chiều cao giảm dần.
Nguyên lý hoạt động : Nguyên liệu từ thùng cao vị số (3) đi qua thiết bị gia nhiệt độ
(4), tại đâu nguyên liệu được nâng lên nhiệt độ sôi và đi vào đĩa tiếp liệu của tháp. Ở đáy tháp
có thiết bị gia nhiệt đun sôi hỗn hợp ở đáy tháp. Hơi từ đáy tháp đi lên qua các ống hơi và chóp
hơi sục vào trong lỏng ở đĩa trên, tại đó xảy ra quá trình truyền nhiệt và chuyển khối. Đĩa trên

18
sôi tạo ra pha hơi ở phía trên của đĩa trên và nồng độ của pha hơi trên đĩa trên sẽ cao hơn nồng
độ pha hơi ở đĩa dưới. Do đó càng đi lên trên đỉnh tháp thì nồng độ càng cao, nhiệt độ càng
giảm. Hơi trên đỉnh được dẫn sang thiết bị số (5) sản phẩm lỏng ngưng tụ. Sản phẩm sau (5)
được chia làm hai dòng, 1 dòng quay về tháp được gọi là dòng hồi lưu, 1 phần đi sang thiết bị
làm nguội số (6) gọi là làm nguội được thu lại ở bình chứa sản phẩm đỉnh số (7). Lỏng ở đáy
tháp được lấy ra vào thiết bị chứa sản phẩm đáy số (8).
* Chú ý : Hơi đi từ đĩa dưới đi lên qua các khe chóp, sục vào lỏng của đĩa trên (có lỏng
ở đĩa trên do trên các đĩa có vách chảy tràn, những vách này sẽ chắn để cho lỏng ko bị chảy
hết ra khỏi đĩa tạo ra mực nước nhất định, các khe chóp ngập trong phần vùng chất lỏng, khi
đó hơi đi qua và sục vào pha lỏng bên ngoài). Lúc đó có sự tiếp xúc giữa pha lỏng và pha hơi,
thì xảy ra sự truyền nhiệt và chuyển khối
Qúa trình truyền nhiệt : Nhiệt truyền từ pha hơi đi lên từ đĩa dưới lên truyền vào trong
pha lỏng, lí do là vì nhiệt độ đĩa dưới có nhiệt độ sôi cao hơn đĩa trên và phân bố nồng đô ở
trong tháp là nồng độ của cấu tử dễ bay hơi tăng dần lên (từ dưới lên trên nhiệt độ sôi giảm
dần, nhiệt độ sôi đĩa dưới lớn hơn nhiệt độ sôi đĩa trên => Hơi đĩa dưới cao hơn hơi đia trên
và khi đi vào đĩa trên sục vào lỏng ở đĩa trên nhiệt độ cao hơn nên truyền nhiệt cho đĩa trên)
=> KL : Quá trình truyền nhiệt trong tháp (trong các đĩa trên tháp) là hơi của đĩa dưới
đi lên đĩa trên, sục vào lỏng đĩa trên truyền nhiệt cho lỏng ở đĩa trên
Quá trình chuyển khối :

19
Động lực của quá trình chuyển khối : Chênh lệch nồng độ giữa yi và y*i+1 bởi vì xi+1
khả năng bay hơi tối đa nó tiếp tục bay vào yi. Nếu yi – y*i+1 => Không thể bay hơi tiếp do
đạt tới trạng thái bão hòa => Trạng thái cân bằng quá trình dừng lại
=> KL : Động lực chuyển khối là y*i+1 – yi : Chuyển khối từ pha lỏng phía trên có
nồng độ xi+1 chuyển khối vào bọt pha hơi của đĩa dưới có nồng độ yi. Diễn ra từ pha lỏng vào
pha hơi, khi bọt hơi sục qua lỏng phía trên (thông thường yi > xi+1 nhưng vẫn chuyển khối
vào dp yi < y*i+1). Tuy nhiên trong lúc xảy ra quá trình chuyển khối từ pha lỏng đĩa trên vào
pha hơi của đĩa dưới thì đồng thời pha lỏng cũng tiếp xúc với pha hơi (bề mặt thoáng) nồng độ
yi+1 mà yi+1 < y*i+1 nên nó sẽ tiếp tục chuyển khối vào y*i+1. Vậy có hai quá trình chuyển
khối :
+ Từ pha lỏng phía trên chuyển khối vào bọt hơi của pha hơi của đĩa dưới
+ Pha lỏng của đĩa trên chuyển khối vào pha hơi trên bề mặt thoáng của nó (do chênh
lệnh giữa y*i+1 và yi+1)
* Trong hai quá trình chuyển khối thì quá trình chuyển từ xi+1 sang yi là mạnh hơn do
chênh lệch y*i+1 – yi > y*i+1 – yi+1 (động lực chuyển khối mạnh hơn thì quá trình mạnh
hơn). Lí do thứ hai là bề mặt tiếp xúc pha (dòng khí từ đĩa dưới đi lên bị xé nhỏ khe chóp tạo
thành các bọt bóng sục vào trong lớp lỏng sẽ tăng được ra bởi các diện tích tiếp xúc pha). Thứ
ba là tương tác nhiệt độ giữa truyền nhiệt và chuyển khối (yi tiếp xúc xi+1 => bề mặt tiếp xúc
pha là bề mặt bọt hơi chính là bề mặt truyền nhiệt từ hơi sang lỏng nhưng đồng thời nó cũng
là bề mặt chuyển khối từ pha lỏng vào pha hơi => quá trình bay hơi (thu nhiệt) mà quá trình
chuyển khối là quá trình thu nhiệt nó hỗ trợ nhau trong khi đó pha hoei yi+1 với pha lỏng xi+1
nhiệt độ cơ bản bằng nhau mà không có quá trình truyền nhiệt mà lại có quá trình chuyển khối
=> nó tự hạ nhiệt độ của nó xuống mới chuyển khối được, nhiệt độ được bù vào bởi hơi từ đĩa
dưới sục lên nhưng hơi này lại chủ yếu cung cấp cho quá trình bay hơi yi nên quá trình truyền
nhiệt kém hơn cho quá trình bay hơi ở lớp trên (2)
Cân bằng vật chất trong tháp
Phương trình cân bằng tổng lượng vật chất: tổng lượng vật chất đi vào = tổng lượng
sản phẩm đáy + tổng lượng sản phẩm đỉnh)
F=P+W
F: Lưu lượng dòng đầu vào (kg, kmol)
W: Sản phẩm đáy (kmol)
P: Sản phẩm đỉnh (kmol)
Phương trình bảo toàn vật chất cho lượng cấu tử dễ bay hơi: tổng lượng cấu tử dễ bay
hơi đi vào = tổng lượng cấu tử dễ bay hơi sản phẩm đáy + tổng lượng cấu tử dễ bay hơi sản
phẩm đỉnh)

20
F.xF = P.xP + W.xW
Đường làm việc và tỷ số hồi lưu

21
Phương trình làm việc đoạn chưng

Phương trình làm việc đoạn luyện

Tỷ số hồi lưu:
Trong đó:
GR: Lượng hồi lưu
P: Lượng sản phẩm/ Dòng sản phẩm
F: Lượng nguyên liệu đi vào
Giả thuyết
xp = yp
x w = xF
Rx : Tỷ số hồi lưu
xw: Nồng độ sản phẩm đáy
xp: Nồng độ sản phẩm đỉnh

Đường kính tháp chưng cất

22
Chiều cao tháp chưng cất

Những thông số chính ảnh hưởng đến hoạt động tháp


*Chỉ số hồi lưu
Rx tăng tan 𝛼 tăng => Đường làm việc đoạn luyện đi xuống => Khoảng cách giữa
đường cong và đường làm việc tăng lên => Hiệu suất chuyển khối tăng => Số đĩa lý thuyết
giảm => Chiều cao tháp giảm
Tăng tỷ số hồi lưu => Tăng lượng hồi lưu về => Tăng Gh => Tăng lương hơi trong tháp
lên => Vtb lưu lượng hơi tăng => Đường kính tăng
Tỷ số hồi lưu tăng làm cho nồng độ trên các đĩa dần dần tăng lên => Sản phẩm đáy tăng
theo tuy nhiên có sự khác nhau giữa sự tăng nồng độ sản phẩm đáy và sản phẩm đỉnh
Tăng tỷ số hồi lưu => nâng được nồng độ sản phẩm lrrn nhưng tăng lượng tiêu tốn trên
1 đơn vị sản phẩm
* Ảnh hưởng của áp suất
Áp suất giảm => hiệu suất chuyển khối tăng => số đĩa lý thuyết giảm => Chiều cao h
giảm
Áp suất tăng => Độ bay hơi giảm (y* giảm) => đường làm việc phồng lên
Áp suất giảm => nồng độ sản phẩm đỉnh tăng, nồng độ sản phẩm đáy giảm
*Ảnh hưởng của dòng tiếp liệu: 5 trạng thái
Trạng thái 1: Dòng tiếp liệu đi vào tháp nhỏ hơn nhiệt độ sôi (khi đi vào phải mất thêm
nhiệt để đun sôi dòng tiếp liệu)
Trạng thái 2: Dòng tiếp liệu đi vào bằng nhiệt độ sôi
Trạng thái 3: Dòng tiếp liệu đi vào bằng nhiệt độ sôi có 1 phần hơi 1 phần lỏng
Trạng thái 4: Dòng tiếp liệu đi vào bằng nhiệt độ sôi lỏng hoàn toàn (đường thẳng
đứng) còn dòng tiếp liệu là hơi bão hòa (đường nằm ngang)

23
Trạng thái 5: Dòng tiếp liệu đi vào hơi quá nhiệt
- Ảnh hưởng đến đường làm việc đoạn chưng:
+ Nhiệt độ càng tăng đường làm việc đoạn chưng càng dựng thẳng
+ Nhiệt độ dòng đi vào tăng => các đường làm việc đoạn chưng càng sát đường
cân bằng => hiệu suất chuyển khối giảm => số đĩa lý thuyết tăng => chiều cao tháp tăng
Bài toán vận hành: Khi nhiệt độ dòng tiếp liệu tăng => Hiệu suất giảm => Nồng
độ sản phẩm đỉnh + đáy giảm và ngược lại
Điểm đẳng phí – Sai lệch so với định luật Raoult

Áp Sai lệch dương


suất Po 1
riêng
phần Sai lệnh âm
pha
hơi

X1 = 0

Đối với dung dịch thực tương tác dung môi và chất tan sẽ bị sai lệch dương tức là chất
tan làm cho dung môi trở nên dễ bay hơi hơn => Đường cong sai lệch dương phồng lên nghĩa
là áp suất cùng nồng độ x nhưng áp suất hơi bão hòa tăng lên thì lượng hơi bay lên nhiều hơn
hay nồng độ phần mol trong pha hơi nhiều hơn
Ngược lại đối với sai lệch âm khả năng bay hoei kém hơn so với lý thuyết
+) Lý do sai lệch âm và dương: Sự tương tác giữa các phân tử chất tan và dung môi:
- Tương tác giữa phân tử giống nhau gọi là tương tác đồng phân tử (dm – dm)
- Tương tác giữa phân tử khác nhau gọi là dị phân tử (dm – chất tan)
=> Nếu chưa có tí chất tan nào mà toàn dung môi thì tương tác dm – dm với nhau để 1
phân tử dung môi bay hơi lên được thì phải thắng được nhiều lực hút của các phân tử dung
môi xung quanh. Giả sử một phân tử dung môi muốn bay chuyển sang trạng thái pha hơi đi có
5 phân tử khác xung quanh có liên kết để bay hơi. Nếu giờ cho một chất tan => ctan sẽ xen kẽ
vào số dung môi và có thể thay thế 1 – 2 phân tử dung môi. Nếu tương tác dm – dm với dm –
ctan giống nhau => không có gì thay đổi. Nếu mối liên kết giữa dị phân tử (ct – dm) kém bền

24
hơn tương tác đồng phân tử dm – dm thì vẫn là số liên kết đó lại có thêm 1 vài liên kết yếu hơn
=> Năng lượng đòi hỏi bứt phá các mối liên kết sẽ giảm đi => dễ bay hơi hơn
=> Ngược lại trong trường hợp sai lệch âm lực hút dị phân tử > lực hút đồng phân tử
=> lực hút dị phân tử thay thế cho lực hút đồng phân tử => làm năng lượng đòi hỏi bứt pha
lớn hơn => khó bay hơi hơn
=>> Xuất hiện cực đại cực tiểu - điểm đẳng phí (y=x)
Sai lệch dương – Hỗn hợp đẳn phí có nhiệt độ sôi cực tiểu
p*A = 𝛼. PA. x
- Trường hợp này xảy khi lực liên kết giữa các phân tử khác loại nhỏ hơn lực liên kết
giữa các phân tử cùng loại
- Tại điểm đẳng phí là giới hạn của chưng cất thông thường (do tại điểm đẳng phí y = x
không có chênh lệch nồng độ => không có chuyển khối => ko xảy ra quá trình chưng cất)
- Tại điểm đẳng phí vẫn có bay hơi và chuyển pha
- Đối với chưng cất thông thường nồng độ không bao giờ đạt tới điểm đẳng phí muốn
đạt tới điểm đẳng phí thì số đĩa phải tăng lên đến vô cùng
Làm thế nào chưng cất qua điểm đẳng phí? : Hạ áp suất (giảm áp suất) có thể chưng
cất vượt điểm đảng phí cũ chứ không thể chưng cất tại điểm hạ áp suất, phương pháp
chưng cất đẳng phí
c. Chưng cất hỗn hợp lỏng ba cấu tử hòa tan hoàn toàn
Nguyên tắc: Cứ mỗi một tháp sẽ tách ra một cấu tử
=> Số tháp = Số cấu tử - 1
VÍ DỤ: Một hỗn hợp 3 cấu tử A B C nào đó
A: dễ bay hơi nhất
C: khó bay hơi nhất
=> Cách làm:
C1: Chưng cất ở tháp 1, người ta đẩy hết A,B lên trên đỉnh sau đó cho nồng đô C ở đáy
cao nhất để tách ra trước. Sau đó đun thật mạnh để A và B bay hơi hết => còn toàn C => nồng
độ C max. Cho bay hơi xong thu được A và B, đáy tách B đỉnh tách A
C2: Đun nhẹ thu được A, B và C cho sang tháp thứ 2, tách C ở đáy B ở đỉnh
SƠ ĐỒ CHƯNG CẤT CỒN BA THÁP LIÊN TỤC

25
- Tháp thô (4) giấm chịn trong thùng cao vị chảy qua thiết bị truyền nhiệt (2). Thiết bị
gia nhiệt được gia nhiệt bởi chính hơi từ tháp chưng (3) đi vào. Sau đó được nâng lên nhiệt độ
đầu vào đưa vào đĩa gần trên đỉnh. Thiết bị số (3) có một đường đi lên đỉnh và 1 đường đi vào
đĩa gần trên đỉnh. Tại đáy đun sôi rất mạnh để bốc hơi cồn, đáy tháo ra bã rượu. Hơi cồn lên
(2) gặp dòng nguyên liệu lạnh đi vào làm lạnh để ngưng tụ chuyển qua tháp số (8). Nếu lượng
nào chưa kịp ngưng tụ lên (6) để ngưng tụ tiếp ở (6) và (6’). Đường hơi số (3) đi lên do quá
trình lên men đuổi CO2 trành CO2 vào làm giảm quá trình. => Tháp thô tách bã lấy thu hồi ra
cồn
- Tháp andehit (loại andehit) (8): Andehit nhẹ hơn cồn được bay hơi lên đỉnh => được
ngưng tụ lần 1 và 2 tại (9) và (10). Lượng nhỏ andehit gọi là cồn đầu. Phần đáy tháp là cồn và
nước đã được tách andehit đi vào tháp số 3 => Tách andehit và cấu tử nhẹ hơn cồn
- Tháp tinh chế: Tách cồn nước ra ngoài, tách dầu fusel
CÁC THIẾT BỊ CHƯNG CẤT
Tháp chưng cất mâm xuyên lỗ

26
- Tấm kim loại hình tròn trên đó được đục các lỗ sau đó người ta cắt vát thành hình viên
phân (cắt khuyết một góc dùng để gắn vào 1 vách chặn nước chảy tràn, còn phần còn lại để
chứa lối cho chất lỏng chảy xuống hay đường hồi lưu)
- Không dùng thiết bị truyền nhiệt bên trong, dùng thiết bị truyền nhiệt bên ngoài. Dòng
hơi đi lên xuyên qua các lỗ trên đĩa, dòng lỏng đi xuống qua vách chảy tàn
Ưu điểm:
Cấu tạo đơn giản, vệ sinh dễ dàng
Trở lực thấp hơn tháp chóp và tốn ít kim loại hơn tháp chóp
Nhược điểm
Hiệu suất và độ ổn đinh thấp hơn tháp chóp do yêu cầu độ phẳng đĩa cao, đường kính
không có quá lơn < 2,4 m (nếu chiều dày lớp chất lỏng trên đĩa lệch đi chỗ dày, chỗ mỏng thì
khi bị nghiêng sang trái => chiều dày lớp bên trái > lớp bên phải => trở lực bên phải ít hơn,
hơi tập trung bên trái nhiều hơn => Giảm bề mặt chuyển khối => hiệu suất quá trình chuyển
khối giảm. Còn nếu chất lỏng quá dày, áp suất tăng cao làm cho hơi khó đi lên xuyên qua chất
lỏng. Tăng áp ở hệ dưới => Sặc áp => Áp ở dưới tăng quá thì lỏng không đi xuống được, hơi
đi lên khó khăn => dồn ứ lỏng trên càng làm dày lớp lỏng.
Thiết bị chưng cất mâm chóp

27
Ưu điểm: Hiệu suất chuyển khối cao, làm việc ổn định
Nhược điểm: Chế tạo phức tạp, chi phí cao, trở lực lớn, nhiệt độ đáy cao
Thiết bị chưng cất tháp đệm:

28
Cấu tạo:
- Tháp đệm có cấu tạo hình trụ gồm nhiều bậc nối với nhau bằng mặt bích hay hàn. Vật
chêm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp: xếp ngẫu nhiên hay xếp theo thứ tự
- Nệm là những kết cấu tạo ra nhiều bề mặt tiếp xúc nhất trên một đơn vị thể tích
Ưu điểm: Chế tạo đơn giản, trở lực thấp, bề mặt tiếp xúc pha lớn => tăng hiệu suất
chuyển khối
Nhược điểm: Có hiện tượng phân tách dòng lỏng hơi, kém ổn định. Hiệu suất trên diện
tích bề mặt tiếp xúc pha không cao. Kiểm soát quá trình theo chiều cao không hiệu quả
- Phân tách dòng lỏng: trở lực hơi < trở lực lỏng => hơi đi vào giữa lỏng dạt ra ngoài
=> giảm bề mặt tiếp xúc pha
1.2. Chưng cất hỗn hợp các cấu tử lỏng không hòa tan hoàn toàn
Hệ hỗn hợp lỏng gồm hai cấu tử không hòa tan
Là một hệ gồm hai chất lỏng thành phần không hòa tan lẫn nhau. Kết hợp với pha hơi
phía trên nó tạo thành ba pha (2 pha lỏng và 1 pha hơi)
VD: Nước – dầu, nhũ tương…

Ở cùng áp suất: tA > tB => B khó bay hơi hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, A dễ bay hơi hơn
nhiệt độ sôi thấp hơn => B là dầu, A nước
=>>KL: Đặc điểm của hrrj hai cấu tử không hòa tan hoàn toàn
Ở cùng áp suất nhiệt độ sôi của hỗn hợp hai cấu tử lỏng không hòa tan hoàn toàn sẽ nhỏ
hơn tA và tB

29
Khi đun sôi hỗn hợp lỏng hai cấu tử kgoong hòa tan hoàn toàn thu dược hỗn hợp mà
tổng áp suất của nó bằng tổng áp suất từng phần của các cấu tử
Pha hơi: tỉ lệ số mol = tỉ lệ áp suất => tỷ lệ phần mol của cấu tử khó bay hơi ít hơn phần
mol của cấu tử dễ bay hơi
HỆ THỐNG CHƯNG CẤT CÁC CẤU TỬ LỎNG KHÔNG HÒA TAN HOÀN
TOÀN

+) Các cách cấp nhiệt:


- Sục trực tiếp hơi bão hòa vào hệ thống nồi chưng cất
- Dùng gia nhiệt thủ công
- Dùng hơi bão hòa đun qua vỏ bao bên ngoài
+) Cách tiến hành chưng cất
- Tương ứng với việc cấp hơi: người ta cho nguyên liệu cần chưng cất (cành, lá cây..)
có lớp lưới chắn để cành lá ở phía trên, cấp hơi vào khoang dưới nằm phía dưới lớp lưới. Cấp
hơi trực tiếp đi vào đun nóng lớp lá cây tinh dầu, làm nóng lên cuốn theo hơi tinh dầu bay lên.
Về lý thuyết tỷ lệ phần mol của nước và hơi tinh dầu = tỷ lệ phần áp suất riêng phần của cấu
tử nước và tinh dầu. Hơi tinh dầu đến thiết bị ngưng tụ => thiết bị phân ly dể tách
- Tiến hành trong quy mô hộ gia đình, thủ công…Có một cái nồi đổ nước cho lá cây để
đun lên. Khi nồi sôi cuốn tinh dầu và nước đi lên đến thiết bị ngưng tụ rồi đến thiết bị phân ly.
Nhược điểm: khi đun một số cành lá cây sát đáy nồi có thể bị cháy => tạo mùi khác so với tinh
dầu, phá hỏng màu nguyên chất làm chất lượng tinh dầu giảm

30
=> Giải pháp: Tạo nồi hơi ngay bên trên nồi chưng cất = cách tạo lớp lưới bên trên lá
cành,… dưới là nước sau đó đun sôi nước => hơi nước bay lên cuốn tinh dầu đến thiết bị 2 =>
đến thiết bị 3
Lưu ý: Nguyên liệu không nên cắt nhỏ quá sẽ dẫn đến sít nồi tăng trở lực giảm hiệu suất
quá trình chuyển khối => tinh dầu không lấy được như mong muốn
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH TINH DẦU

Nguyên tắc: Tinh dầu nhrj nổi lên trên còn tinh dầu nặng chìm xuống, tùy từng loại có
các giải pháp tách khác nhau (dùng các thiết bị phân ly tạo khu vực riêng để phân ly….)
Định lượng tinh dầu
Lượng hơi nước cần thiết

31
Lượng hơi nước cần thiết ở đây chỉ là tối thiểu do hiệu suất không bao giờ đạt như lý
thuyết 100% (sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế: hơi nước luôn sẵn có nhưng lượng tinh
dầu trên bề mặt không sẵn có => chưng cất ở thời điểm ban đầu, lượng tinh dầu sẵn bề mặt lên
rất nhanh nhưng càng về sau tinh dầu nằm ở bên trong chảy ra bên ngoài rất chậm tùy theo
nguyên liệu. Nếu tinh dầu đi ra chậm sẽ bị cuốn lên bị yếu nên bị thiếu => Hiệu suất không đạt
100%)
Ảnh hưởng của áp suất đến quá trình chưng cất
Áp suất cao => áp suất hơi riên phần răng đẩy năng suất lên và nhiệt độ sôi tăng trong
khoảng cho phép không ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu => tăng lên
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ HẤP THỤ
1. Hấp thụ là gì?
Hấp thụ là quá trình chuyển khối từ pha khí vào pha lỏng (ngược với chưng cất)
+ Pha lỏng được gọi là dung môi hay chất hấp thụ
+ Pha khí hòa tan trong pha lỏng là chất bị hấp thụ
+ Pha khí không hòa tan trong pha lỏng gọi là khí trơ
Quá trình hấp thụ là quá trình tỏa nhiệt (chưng cất là thu nhiệt) do entanpi pha khí >
entanpi pha lỏng cùng với một chất => dịch chuyển từ nơi năng lượng cao => năng lượng thấp,
năng lượng thừa tỏa ra môi trường
- Bản chất chuyển khối: Có bề mặt phân cách pha tồn tại lớp biên mỏng, tại lớp biên có
sự biến đổi về nhiệt độ của cấu tử tại bề mặt phân cách đạt đến bão hòa. Tại tâm pha có sự dịch
chuyển vật chất từ pha khí vào pha lỏng đi qua lớp màng
- Động lực chuyển khối: Sự chênh lệch nồng độ giữa x* và x với x là nồng độ của tâm
pha lỏng (nồng độ cấu tử chất bị hấp thụ) và x* là nồng độ cân bằng pha lỏng tương ứng với y
trong pha khí => động lực x* - x
Yêu cầu với dung môi:
Độ hòa tan chọn lọc: tách được chất hấp thụ cần thiết
Khả năng bay hơi thấp: tránh tốn dung môi
Độ ăn mòn thấp: do thiết bị hấp thụ chủ yếu bằng kim loại
Chi phí thấp
Độ nhớt nhỏ: độ nhớt lớn ngăn cản, làm chậm hâp thụ
Nhiệt dung riêng thấp (hạ thấp nhiệt độ hấp thụ dễ hơn), nhiệt độ hóa rắn thấp (nếu cao
làm lạnh hấp thụ sẽ bị hóa rắn), không tạo ra kết tủa với chất hấp thụ (để koong tốn dung môi
hoặc tác động khác), không độc

32
Định luật Henry
Áp suất riêng phần của chất tan trong pha khí trên bề mặt dung dịch tại trạng thái cân
bằng tỷ lệ thuận với nồng độ của nó trong dung dịch
pi = H. xi
p: là áp suát hơi riêng phần của cấu tử i trong pha khí
xi: nồng độ phần mol chất tan trong dung dịch
H: Hệ số Henry
=> Muốn tăng quá trình hấp thụ thì có thể tăng áp suát hơi riêng phần
Nhược điểm: Tăng áp suát thiết bị dày lên tốn chi phí
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hệ số Henry
Hệ số Henry tăng theo nhiệt độ => nhiệt độ tăng nồng độ giảm => trong quá trình hấp
thụ nên giảm nhiệt độ
2. Thiết bị hấp thụ

Về lý thuyết: TB hấp thụ và TB chưng cất là có thể giống nhau tức TB hấp thụ cũng sử
dụng ba loại đĩa lỗ, đĩa chóp và đệm. Tuy nhiên với tháp hấp thụ dòng khí và dòng lỏng thường
sạch nên hay sử dụng tháp nệm hơn làm giảm chi phí
Tháp nệm:
- Dòng khí đi từ dưới đi lên
- Dòng lỏng đi từ trên xuống dưới

33
- Bề mặt đệm làm ướt khí đi lên tiếp xúc với bề mặt ướt => chuyển khối tại bề mặt tiếp
xúc của pha lỏng
- Sau khi khí hấp thụ trong lỏng khí trơ đi ra ngoài có nồng độ chất khí bị hấp thụ sẽ
giảm đi
- Pha lỏng đi vào nồng độ thấp trong quá trình chảy từ trên xuống sẽ hấp thụ dần đến
lúc đi ra có nồng độ cao nhất
- Dòng khí ra (2) chia làm hai dòng, một dòng lấy ra sản phẩm, một dòng được làm mát
sau đó quay trở lại hồi lưu
Làm mát dòng hồi lưu để tăng khả năng hấp thụ và nhiệt độ dễ giải phóng khí => làm
mát để nhiệt độ thấp giảm giải phóng khí
Hệ thống thiết bị hấp thụ nhiều tháp

- Quá trình hấp thụ:


+ Khí từ nồng độ cao nhất đến nồng độ thấp nhất
+ Dung môi từ nồng độ thấp đến nồng độ cao nhất sau hấp thụ
+ Dung môi có nồng độ cao nhất gặp khí có nồng độ cao nhất
- Nhả hấp thụ:

34
+ Hoàn nguyên => tách khí độc
+ Hoàn nguyên dung môi
+ Chính là quá trình chưng cất => đuổi khí (dung môi đun sôi nhả khí được tái hoàn
nguyên)
=> Hệ thống nhả hấp thụ thực chất là quá trình chưng cất
Tính cân bằng vật chất
- Tính lượng dung môi Gx cần thiết
- Lượng dung môi tối thiểu
- Lượng dung môi tiêu hao

35
Phương trình đường làm việc

Trong đó:
xđ: nồng độ dung môi đi vào
yc: nồng độ yêu cầu lượng khí ra
Độ nghiêng của đường làm việc được thể hiện bởi hệ số góc 𝛼

36
Gx tăng => tan 𝛼 tăng => khoảng cách đường làm việc xa ra => bước chuyển khối tăng
Ảnh hưởng của dung môi
Nếu Gx/Gtrơ càng lớn thì góc 𝛼 càng lớn và động lực chuyển khối càng tăng
Động lực chuyển khối lớn nhất về mặt lý thuyết tương ứng với đường Abo
Ảnh hưởng của dòng hồi lưu
Cân bằng vật liệu

Lượng hồi lưu tăng thì động lực chuyển khối giảm
CẤU TẠO MỘT SỐ THÁP HẤP THỤ
Thiết bị hấp thụ dạng đệm

Ưu điểm:
Diện tích riêng lớn
Cấu tạo đơn giản
Hiệu suất cao, trở lực
vừa phải
Nhược điểm
Phân bố lỏng ko đều

37
Thiết bị hấp thụ dạng chảy màng

Ưu điểm:
Vận tốc lớn, trở lực
nhỏ
Giảm nhiệt tốt
Nhược điểm
Hiệu suất thấp

Thiết bị hấp thụ dạng phun

Thiết bị hấp thụ dạng đĩa

38
HỆ THỐNG CÔ ĐẶC
1. Khái niệm chung
Cô đặc là quá trình tách dung môi làm tăng nồng độ chất tan trong dung dịch.
Quá trình cô đặc làm giảm thể tích của sản phẩm, tăng giá trị dinh dưỡng tăng thời gian
bảo quản, giảm chi phí bao bì và vận chuyển
Bản chất vật lý của quá trình bay hơi

P’ là áp suất thắng sức căng bề mặt


Po là áp suất cột áp thủy tĩnh
=> Giải pháp thúc đẩy quá trình sôi mạnh hơn
Giảm sức căng bề mặt (thêm chất hoạt động bề mặt)
Giảm áp suất trên bề mặt thoáng bay hơi (cô đặc chân ko)
Giảm chiều cao cột chất lỏng (tăng đường kính)
2. Tính chất quá trình cô đặc

39
- Tại cùng ta : P < Pa
=> Áp suất hơi bão hòa do
dung môi nguyên chất > áp suất hơi
bão hòa của dung môi trên bề mặt
dung dịch
- Nhiệt độ sôi của dung dịch
phụ thuộc vào nồng độ chất hòa tan
và tính chất của dung dịch
(Pa – P)/Pa = n/N
Pa : áp suất hơi bão hòa của
dung môi
P : áp suất hơi bão hòa của dm
trên bề mặt dung dịch
N : nồng độ mol của dung môi
n : nồng độ của chất hòa tan
Nồng độ của chất tan tăng thì
bay hơi càng kém => tốc độ cô đặc
giảm

Trong quá trình cô đặc thì số mol dung môi giảm dần, số mol chất tan tăng
Sự thay đổi tính chất vật lý của dung dịch khi cô đặc

40
x: nồng độ dung dịch: tăng
C : nhiệt dung riêng : giảm
𝜌 : Khối lượng riêng : tăng
𝜗 : độ nhớt : giảm
Lamda : hệ số dẫn nhiệt : giảm
Alpha : hệ số tỏa nhiệt : giảm

=> KL : Tốc độ/ hệ số truyền nhiệt trong quá trình cô đặc giảm đi do lamda, alpha giảm,
độ nhớt tăng => khuấy trộn kém => quá trình cấp nhiệt giảm => trong quá trình sôi tốc độ bay
hơi giảm dần
3. Các thiết bị cô đặc
Thiết bị cô đặc chân không nồi hai vỏ

Dùng ở quy mô vừa và nhỏ do khá đơn giản

41
- Cấu tạo : Có lớp vỏ kim loại bao bên ngoài, có lớp bao hơi
- Nguyên lý : Cấp dịch vào trong nồi qua cửa để tăng cường quá trình trao đổi nhiệt bên
trong nồi thì người ta lắp cánh khuấy. Dịch được đun sôi, hơi đi vào bộ phận tách lọc tại đây
sẽ tách những giọt lỏng bị cuốn theo hơi sau đó hơi tiếp tục đi hút chân không
- Ưu điểm : Thiết bị đơn giản, cô đặc ở nhiệt độ thấp, đảo trộn được đồng đều
- Nhược điểm :
+ Hệ số truyền nhiệt thấp (do tiết diện bề mặt/tổng thể tích lớn, đường kính to truyền
nhiệt đến tâm kém)
+ Năng suất thấp do làm việc theo mẻ
Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm

+) Cấu tạo:
- Buồng đốt là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm, ống truyền nhiệt (3) lớn phình to
ra sao cho diện tích 3 = tổng diện tích các ống còn lại
- Buồng bốc hơi được lắp thêm bộ phận tách lỏng tách các giọt lỏng nhỏ bị cuốn theo
hơi bay lên
- Hơi dung môi bay ra gọi là hơi thứ
- Buồng chát chứa sản phẩm tháo
+) Nguyên lý:

42
Dung dịch được bơm vào qua cửa tiếp liệu, khi đó dung dịch được ngập kín toàn bộ
không gian ống truyền nhiệt cũng như ống toàn hoàn trung tâm của buồng đốt. Cấp hơi đốt
vào khoang ngoài buồng đốt, nó sẽ đun sôi dịch trong các ống truyền nhiệt. Khi đó khối lượng
riêng của dịch sẽ nhỏ hơn => đi lên buồng bay hơi và bay hơi. Dịch trong ống tuần hoàn trung
tâm do có đường kính lớn nên chưa được đun sôi => khối lượng lớn nên nó sẽ đi xuống tạo
dòng tuần hoàn (dịch sôi đi lên trong ống truyền nhiệt và đi xuống trong ống truyền nhiệt trung
tâm)
Phần buồng bay hơi, hơi dung môi (hơi thứ) bay lên được tách lỏng bằng thiết bị tách
lỏng. Hơi dung môi va đập vào chỏm cầu, các giọi lỏng sẽ bị dính vào đó và rơi xuống vào
mặt ngoài của nón (chóp nón cụt) và theo đường ống dẫn lỏng đi xuống. Hơi thứ sau khi được
tách lỏng sẽ được thoát ra ngoài. Sản phẩm sẽ được thu ở đáy thiết bị. Hơi đốt cấp vào buồng
đốt sẽ truyền nhiệt, sau khi truyền nhiệt thành nước ngưng được tháo ra ngoài.
+) Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản dễ sửa chữa làm sạch
- Có khả năng đảo trộn dung dịch, hệ số truyền nhiệt tối
+) Nhược điểm:
Tốc độ tuần hoàn giảm vì dòng đối lưu ngược trong ống tuần hoàn
Dễ bị bám cặn trên bề mặt truyền nhiệt (tuần hoàn chậm)
Thiết bị cô đặc phòng đốt treo

43
+) Cấu tạo
Buồng đốt được đưa hẳn vào trong lòng thiết bị cô đặc, phần vỏ bao gồm phần trên là
buồng bay hơi phần dưới chứa cả dịch lẫn buồng đốt. Đường kính thiết bị to hơn đường kính
ngoài của buồng đốt. Buồng đốt vẫn là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm nhưng không có
ống trung tâm lớn mà sử dụng ống truyền nhiệt chính giữa làm ống dẫn hơi, giữa ống bị đục
thủng để hơi xì ra. Buồng hơi đi kèm thiết bị tách lỏng. Trên đỉnh lắp các ống hơi theo đường
zik zak. Cũng có đáy chứa sản phẩm
+) Nguyên lý làm việc
Dung dịch được cấp trong thiết bị cô đặc ngập toàn bộ buồng đốt và khoảng không gian
giữa phần vỏ thiết bị cô đặc và vỏ thiết bị truyền nhiệt (buồng đốt). Khi cấp hơi vào thì toàn
bộ dịch trong ống truyền nhiệt được đun sôi. Dịch đun sôi khối lượng nhẹ sẽ đi lên trên còn
toàn bộ phần dịch nằm ở phần vỏ buồng đốt vào thiết vị cô đặc không được đun sôi nên nhiệt
độ thấp khối lượng lớn => đi xuống ở vành dẫn chất lỏng. Khi hơi thứ bốc lên gặp thiết bị tách
lỏng => sau khi tách, hơi thứ đi ra ngoài, sản phẩm tháo ra ở đáu thiết bị
+) Ưu điểm
Có khả năng đảo trộn dung dịch, tốc độ toàn hoàn tốt
+) Nhược điểm
Kích thước thiết bị lớn, cấu tạo phức tạp, khó vệ sinh
Thiết bị cô đặc có phòng đốt ngoài kiểu đứng

Cấu tạo:

44
Buồng đốt là thiết bị truyền nhiệt dạng chùm nguyên bản, buồng bốc hơi có thiết bị tách
lỏng, hai ống nối giữa buồng đốt và buồng bay hơi là ống dẫn (3) và ống tuần hoàn (4)
Nguyên lý: Nguyên liệu cần cô đặc được bơm vào qua cửa tiếp liệu. Dịch này sẽ được
trộn với dung dịch đã được cô đặc mà nó đã đi theo ống tuần hoàn số (4) đi xuống, sau đó đi
vào trong buồng đốt. Dung dịch ngập kín các ống truyền nhiệt. Hơi đốt được cấp vào buồng
đốt, nó sẽ đun sôi dịch trong tất cả các ống truyền nhiệt. Khi sôi nó nhẹ sẽ trào lên đi theo
đường ống dẫn số (3) phun vào trong buồng bay hơi. Tại đây hơi thứ được bay lên và được
tách lỏng bởi bộ phận tách lỏng rồi qua cửa thoát hơi thứ đi ra ngoài. Dịch được cô đặc 1 phần
theo ống tuần hoàn (4) quay ngược trở về cửa tiếp liệu để trộn với nguyên liệu chưa được cô
đặc.
Thiết bị truyền nhiệt dạng ống chùm có diện tích bề mặt truyền nhiệt lớn, năng suất lớn
và hệ số truyền nhiệt lớn (có thể thay thế bằng thiết bị truyền nhiệt dạng bản mỏng nhưng dễ
bị tắc nếu dịch bẩn khả năng chịu áp không cao bằng thiết bị dạng ống chùm)
+) Ưu điểm
- Có khả năng tăng cường độ tuần hoàn và bốc hơi tốt
- Giảm nguy cơ bị bám cặn bề mặt truyền nhiệt
- Dễ dàng tháo rời buồng đốt để sửa chữa và vệ sinh
+) Nhược điểm
- Kích thước thiết bị cồng kềnh
Thiết bị cô đặc có phòng đốt ngoài kiểu nằm ngang

+) Cấu tạo:

45
Buồng đốt được kết nối với buồng bay hơi bởi 1 bích. Buồng đốt là buồng dạng thiết
bị truyền nhiệt dạng ống chùm – dạng ống chữ U nên chia làm hai nửa: nửa nhánh trên và nửa
nhánh dưới của ống truyền nhiệt. Cửa tiếp liệu phải nằm ngang với mức tâm giữa của phần
buồng đốt. Buồng bay hơi vẫn có bộ phận tách lỏng, có khoảng ko gian hình trụ cho hơi thoát
ra. Trên đỉnh của vùng bay hơi là vùng thoát hơi thứ, đáy là cửa tháo sản phẩm.
Bộ phận tách lỏng: phần hình nón có nhiều lỗ để cho hơi đi lên đập vào chóp nón, lỏng
dính vào nón và rơi xuống. Hơi không đập vào thành dồng vào qua các ống hơi và theo hướng
đi lên đập vào nón trên, tại đây lỏng cũng dính vào nón chảy xuống nón dưới, theo ống đi
xuống. Hơi sau khi tách lỏng theo khe hở ra ngoài.
+) Nguyên lý:
Cửa tiếp liệu nằm ngang với tâm đối xứng của buồng đốt do khi cửa tiếp liệu ở đó khi
nguyên liệu vào sẽ tạo mực lỏng ngang của tiếp liệu. Khi đó toàn bộ nửa nhánh ống truyền
nhiệt phía dưới khi cấp hơi đốt sẽ dun sôi dịch ở nhành truyền nhiệt dưới. Dịch bị đun sôi sẽ
trào lên nửa nhánh ống truyền nhiệt trên. Khi lên đó nó tiếp tục được đun sôi mạnh hơn => hơi
tạo ra đẩy phụt dịch ra ngoài. Hơi thứ được giải phóng bay lên trên qua ống hơi đập vào chóp
của phần tách lỏng sau khi được tách lỏng sẽ qua khe hở thoát ra ngoài. Sản phẩm cô đặc nặng
hơn chìm xuống được tháo ra ngoài
Tại sao dịch ở phần dưới lại đi ngược lên nhánh trên mà không đi ngược lại buồng bay
hơi?
=> Do ống ở dưới ngập trong chất lỏng bị sức ép thủy tĩnh và đồng thời dịch bên ngoài
nhiệt độ thấp hơn bên trong nên áp suất cửa dưới thấp hơn cửa trên. Và khi dun sôi khối lượng
riêng nhẹ hơn nổi lên trên => xu hướng đi lên dễ hơn
Thiết bị cô đặc buồng đốt nằm ngang có tốc độ tuần hoàn chậm hơn so với buồng đốt
ngoài thằng đứng do sự đối lưu tự nhiên (chênh lệch khối lượng riêng) theo phương thẳng
đứng. Tuy nhiên dùng nằm ngang sẽ vệ sinh dễ dàng hơn so với thẳng đứng
Ưu điểm
− Có khả năng tăng cường độ tuần hoàn và bốc hơi tốt hơn kiểu buồng treo
− Dễ dàng tháo rời buồng đốt để sửa chữa vệ sinh
− Kích thước thiết bị gọn hơn loại thằng đứng
Nhược điểm:
− Tốc độ tuần hoàn và bốc hơi kém hơn loại thẳng đứng
Thiết bị cô đặc tuần hoàn cưỡng bức (tốn năng lượng)

46
Cấu tạo: Gồm buồng đốt, buồng bốc hơi, cửa tháo sản phẩm ở phòng bốc hơi và có
thêm bơm. Buồng đốt dạng thiết bị ống chùm nguyên bản không có biến đổi gì về các ống
truyền nhiệt. Buồng bốc hơi có thiết bị tách lỏng số (4) 2 cửa hai bên 1 để tháo sản phẩm, 1
cửa bên trái nối ống tuần hoàn. Bên dưới cùng là bơm trên cùng là cửa thoát hơi thứ
Nguyên lý: Nguyên liệu đi vào được trộn với dịch đã cô đặc đi xuống ống tuần hoàn số
5 rồi đi vào cửa hút của máy bơm và được bơm đẩy vào trong các ống truyền nhiệt ở trong
buồng đốt. Hơi đốt được cấp vào khoang ngoài của buồng đốt, đun sôi dịch ở trong các ống
truyền nhiệt. Dịch được đun sôi đc đẩy lên buồng bay hơi. Tại đây hơi thứ sẽ bay lên và được
tách lỏng ở bộ phận tách lỏng số 4 theo cửa thoát hơi thứ đi ra ngoài. Dịch sau khi được cô đặc
lấy ra làm sản phẩm một phần, còn phần còn lại đi theo ống tuần hoàn só 5 quay ngược trở
xuống trộn với dịch mới và đi vào bơm tạo vòng tuần hoàn (đi lên ở ống truyền nhiệt và đi
xuống ở ống tuần hoàn)
Ưu điểm:
Có tốc độ tuần hoàn 1,5 – 3,5 m/s lớn hơn tuần hoàn tự nhiên 2 đến 3 lần
Tránh được cặn bám trên bề mặt ống truyền nhiệt
Nhược điểm: Tốn năng lượng do bơm

47
Thiết bị cô đặc kiểu màng (chảy ngược)

Cấu tạo: Cấu tạo tương tự thiết bị cô đặc tuần hoàn cưỡng bức nhưng ống truyền nhiệt
của thiết bị kiểu màng ngắn hơn.
Nguyên lý: Dịch được bơm vào nhưng không bơm ngập các ống truyền nhiệt (khác
cưỡng bức) chỉ khoảng 1/4- 1/5 chiều cao ống. Sau đó cấp nhiệt, dịch được đun sôi mạnh khi
đó dịch trào lên tiếp tục được gia nhiệt đến khi tạo cột hơi đi lên đảy dạt lỏng sang hai bên
thành => tạo lớp màng lỏng đi ngược từ dưới đi lên, cột hơi đi ở giữa. Hơi đi lên được tách
lỏng theo cửa thoát hơi thứ đi ra ngoài.
Ở thiết bị cô đặc dạng màng, dịch được bay hơi ngay trong ống truyền nhiệt nên nồng
độ cô đặc cao hơn so với thiết bị cô đặc dạng khác (tăng cường bề mặt bay hơi)
Ưu điểm:
Có tốc độ trong ống truyền nhiệt rất lớn, hệ số truyền nhiệt lớn
Áp suất thủy tĩnh nhỏ, tổn thất thủy tĩnh nhỏ
Nhược điểm:
Khó vận hành
− Ống truyền nhiệt dài 6 – 9 m nên khó làm sạch
48
- Không thích hợp với dung dịch kết tinh
Thiết bị cô đặc có vách dẫn chất lỏng (phù hợp dịch nồng độ cao sắp bị kết tinh)

Cấu tạo:
Gồm buồng đốt dạng ống chùm có ống tuần hoàn trung tâm (được lamg tiết diện bằng
tổng các ống tuần hoàn trung gian) kéo dài về phí trên và được kết nối với vành dẫn chất lỏng.
Vành dẫn chất lỏng là hệ những vòng tròn đồng tâm được kết nối với nhau. Ống trung tâm
cũng được kéo dài xuống phía dưới để tạo điều kiện cho quá trình lắng các tinh thể. Buồng bay
hơi có vành dẫn chất lỏng. Thiết bị tách lỏng bên ngoài, phần đáy còn dùng để lắng tinh thể.
Nguyên lý hoạt động:
Dịch được bơm vào trong thiết bị, ngập trong ống truyền nhiệt và mức ngang mép với
mép dưới cửa vành dẫn chất lỏng. Hơi đốt được cấp vào buồng đốt sẽ đun nóng dịch trong ống
truyền nhiệt (đun đến gần sôi) = nhiệt độ sôi mặt thoáng vành dẫn chất lỏng. dịch được đun
nóng đi lên đến mặt thoáng do = nhiệt độ sôi mặt thoáng nên lúc đó mới sôi. Khi sôi trên mặt
thoáng, hơi thứ tạo ra những bọt bóng bám theo vành dẫn chất lỏng đi lên, trong quá trình đi
lên nó tiếp tục bay hơi đến lúc nó thoát ra khỏi vành dẫn chất lỏng. Hơi thứ thoát ra và đi ra
thiết bị tách lỏng bên ngoài. Sau khi được tách lỏng hơi thứ đi ra ngoài còn lỏng đi ngược trở
xuống cái khoang bên dưới buồng đốt. Dịch đã được cô đặc sẽ theo ống tuần hoàn đi xuống
dưới, nếu có tinh thể nó sẽ lắng qua đáy thiết bị, sản phẩm được tháo ra ngoài
Dòng tuần hoàn: đi lên trong ống tuần hoàn trên vành dẫn chất lỏng đi xuống ở ống tuần
hoàn trung tâm
Dịch trong ống truyền nhiệt không được đun sôi mà chỉ đun đến gần sôi: Do xuất hiện
kết tinh, dịch cô đặc có nồng độ cao nên nếu đun sôi sễ bay hơi có thể dịch quá bão hòa lập
tức kết tinh, cái dịch đọng ngay tinh thể trên bề mặt ống truyền nhiệt dẫn đến cháy, tắc ống.

49
Nhiệt độ sôi mặt thoáng khác nhiệt độ sôi ở vùng ống truyền nhiệt do áp suát thủy tĩnh
do cột chất lỏng gây nên => tạo cột chất lỏng đủ lớn để tạo chênh lệch nhiệt độ đủ lớn
Mục đích vòng dẫn chất lỏng: Tặng diện tích bay hơi, tăng thời gian bay hơii
Ưu điểm:
- Có tốc độ tuần hoàn lớn, hệ số truyền nhiệt lớn
- Dung dịch không sôi trong buồng đốt nên ít bị bám cặn, cháy
- Thích hợp với dung dịch đậm đặc, kết tinh và có độ nhớt lớn
Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh có trở lực lớn
CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔ ĐẶC
- Hệ thống cô đặc một nồi làm việc liên tục
- Hệ thống cô đặc một nồi làm việc theo mẻ
- Hệ thống cô đặc nhiều nồi làm việc xuôi chiều
- Hệ thống cô đặc nhiều nồi làm việc ngược chiều
Hệ thống một thiết bị cô đặc chân không làm việc liên tục

+) Cấu tạo:
- Thùng cao vị để ở cao cung cấp thế năng ổn định cho dòng chảy chảy xuống ổn định
để cung cấp cho hệ thống
- Thiết bị (5) truyền nhiệt cho nguyên liệu đạt tới nhiệt độ sôi cho vào nồi cô đặc (ống
chùm/kiểu màng)
- Thiết bị (6) nồi cô đặc (1 trong 7 loại không kể nồi hai vỏ)
(7): Bơm sản phẩm ra

50
o (8) : Chứa sản phẩm
o (9): Thiết bị ngưng tụ dạng baromet
o (10): Thiết bị tách lỏng ngoài
Cô đặc chân không để ít ảnh hưởng đến chất lỏng sản phẩm và động lực bay hơi dễ hơn
+) Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý từ (1) bơm vào (2) bơm vào (3) dịch thừa sẽ chảy qua ống chảy tràn từ (3)
quay về (1). Dịch cần cô đặc qua lưu lưởng kế (4) đi vào thiết bị gia nhiệt ban đầu (5) tại đây
dịch được đun sôi đến nhiệt độ sôi và được đưa vào thiết bị cô đặc số (6) được cấp nhiệt ở
buồng đốt để đun sôi và bay hơi. Hơi thứ đi lên qua cửa thoát hơi thứ sang thiết bị ngưng tụ
baromet (9) được ngưng tụ tạo chân không. Nước ngưng và nước làm lạnh tạo dòng chảy đi
xuống qua óng baromet, khí không ngưng được đi sang ống thiết bị tách lỏng số (10), khí được
tách lỏng đi qua cửa khí không ngưng và đi sang bơm hút chân không. Sản phẩm sau cô đặc
được bơm (7) hút ra sang thùng chứa sản phẩm số (8).
Dịch cô đặc được bơm số (7) => số (8) mà không vào luôn thùng số (8) vì: Không gian
trong buồng cô đặc là chân không không tự chảy được nên phải dùng bơm hút
+) Ưu điểm
Năng suất lớn, dễ vận hành, chất lượng ổn định
Luôn làm việc ở nhiệt độ tương đối thấp
+) Nhược điểm
Chỉ phù hợp với những dung môi dễ bay hơi hoặc yêu cầu cô đặc nồng độ không cao
Lãng phí nhiệt hơi thứ
Hệ thống cô đặc chân không làm việc theo mẻ (chỉ phù hợp với đầu tư nhỏ)
- Áp dụng cho đầu tư nhỏ, cần nồng độ cao
- Không bơm liên tục chỉ bớm tới mức nhất định sau đó dừng lại không tiếp nguyên liệu
vào nữa và cô đến lúc đạt nồng độ yêu cầu thì lúc đó có thể nâng lên nồng độ cao, đạt nồng độ
thì tháo ra
- Cô đặc theo mẻ phải đánh đổi giữa năng suất và nồng độ
Ưu điểm
- Cho phép chênh lệch lớn về nồng độ trước và sau cô đăcj
- Làm việc ở nhiệt độ tương đối thấp
Nhược điểm:
- Năng suất thấp

51
- Lãng phí nhiệt hơi thứ
Hệ thống ba thiết bị cô đặc dòng cùng chiều

Cấu tạo:
Trong hệ thống sử dụng hơi thứ của nồi trước làm hơi đốt cho nồi sau và có các dòng
sản phẩm
Chiều đi của dòng hơi và dòng sản phẩm đi cùng chiều từ trái sang phải
Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu đi từ thùng chứa (1) bơm vào (2) bơm lên thùng cao vị số (3) nguyên liệu
thừa sinh ra qua ống chảy tràn về thùng chứa số (1), nguyên liệu đi qua (4) vào thiết bị gia
nhiệt đầu vào (5) được đun sôi tới nhiệt độ sôi và được cấp vào thiết bị cô đặc thứ 1. Tại đó
nguyên liệu tiếp tục được đun sôi, hơi thứ bay lên được dùng làm hơi đốt cho thiết bị cô đặc
thứ hai (nhiệt độ sôi của thiết bị thứ hai sẽ nhỏ hơn nhiệt độ sôi của thiết bị thứ nhất do muốn
truyền nhiệt được thì nhiệt độ hơi đốt phải cao hơn dung dịch => áp suất thiết bị 2 < áp suất
thiết bị 1 khi đó sản phẩm từ thiết bị 1 tự chảy sang thiết bị 2). Tương tự với thiết bị số 3. Ở
nồi 3 hơi thứ bay lên được đưa sang thiết bị ngưng tuj baromet (tạo áp suất chân không). Hơi
thứ ngưng tụ lại thành thể lỏng, áp suất giảm. Hơi thứ không ngưng được đưa sang (10) để
tách lỏng.
Ống baromet phải cao để tạo áp suất thủy tĩnh => áp suất trong bình > 1atm để nước
không bị chảy ra ngoài
Ưu điểm:
- Tiết kiệm năng lượng: 2 nồi (0,57kg/kg), 3 nồi (0,4kg/kg), 4 nồi (0,3 kg/kg), 5 nồi
(0,27 kg/kg)

52
- Dịch cô đặc tự chảy từ nồi trước sang nồi sau nhờ chênh lệch áp suất mà không phải
bơm
Nhược điểm
- Độ nhớt của dịch cô ở các nồi sau tăng mạnh do nồng độ tăng mà nhiệt độ giảm
- Cường độ truyền nhiệt giảm dần qua các nồi
Hệ thống ba thiết bị cô đặc dòng ngược chiều
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

- Lắp đặt để dòng dịch đi ngược chiều dòng hơi


+ Dòng dịch đi từ phải sang trái
+ Dòng hơi đi từ trái sang phải
- Hơi thứ nồi trước làm hơi đốt cho nồi sau
Ưu điểm
Tiết kiệm năng lượng
Cường độ truyền nhiệt ở các nồi gần như nhau và ở mức cao
Nhược điểm
Tốn năng lượng bơm vận chuyển dịch cô
Lượng nước bay hơi ở nồi cuối lớn nhất nên tốn chi phí đầu tư cho thiết bị ngưng tụ
Cân bằng vật chất và nhiệt cho hệ thống cô đặc một nồi
Phương trình cân bằng vật chất

53
Trong đó
Gđ: nồng độ đầu
Gc: nồng độ cuối
W: hơi thứ
Phương trình cân bằng nhiệt:

Nhiệt cô đặc Qc thường bỏ qua


Nguyên tắc: Tống năng lượng đi vào thiết bị = tổng năng lượng đi ra thiết bị
Trong đó:
Gđ.Cđ. tđ: nhiệt năng đi vào
D.I: hơi đốt cấp vào
Gc.Cc.tc: nhiệt năng sản phẩm đi ra
Qc: nhiệt cô đặc (bỏ qua)

54
Wi: hơi thứ đi ra (= khối lượng, entanpi)
D.C.𝜃: lượng nước ngưng (D: lượng nước, 𝜃: nhiệt độ, C: nhiệt dung)
Qt: nhiệt độ thoát ra ngoài môi trường (thường gt 5%)

Cân bằng vật chất và nhiệt hệ thống cô đặc liên tục nhiều nồi
Cân bằng vật chất

Nồng độ chất tan trong từng nồi


Nồi 1:

Nồi 2:

Nồi 3:

55
Nồi n:

Khối lượng bốc hơi trong từng thiết bị


Giả thiết 1 kg hơi đốt làm bay hơi 1kg hơi thứ
Thiết bị 1: W1 = D1
Thiết bị 2: W2 = D1 – E1
Thiết bị 3: W3 = D1 – E1 – E2 = D2 – E2
Thiết bị n: Wn = D1 – E1 – E2 - … - En = Dn-1 – En-1

Hệ thống cô đặc nhiều nồi


Nhiệt lượng mang vào = Nhiệt lượng mang ra
Q1 + Q2 = Q3 + Q4 + Q5 + Q6
Nhiệt vào :
- Hơi đốt vào : Q1 = Di
- Dung dịch vào : Q2 = Gđ.Cđ.tđ
Nhiệt ra :
- Hơi dư ra :

- Nước ngưng ra :

56
- Sản phẩm cuối ra :

- Tổn thất ra môi trường : Q6


Chọn số nồi thích hợp trên cơ sở chi phí chung (MN) cực tiểu
- Mức độ tiết kiệm không tuyến tính với số nồi
Số nồi thích hợp 2 – 4 nồi

- Lượng hơi đốt CD :


1 nồi : 1,1 kg/kg
2 nồi : 0,57 kg/kg
5 nồi : 0,27 kg/kg
Diện tích trao đổi nhiệt: AB: diện tích trao đổi nhiệt AB trong hệ thống 1 nồi = diện
tích trao đổi nhiệt của 1 nồi trong hệ thống nhiều nồi
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRÍCH LY
1. Trích ly là gì?
Trích ly là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất lỏng hoặc chất rắn
bằng một chất lỏng khác – dung môi.
+) Yêu cầu đối với dung môi:
- Có tính hòa tan chọn lọc

57
- Không độc
- Không có tính ăn mòn
- Giá thành hợp lý
- Nhiệt dung riêng nhỏ
2. Sơ đồ trích ly

3. Trích ly rắn lỏng

Phương trình cấp khối và định luật Fick

58
Độ bão hòa tăng theo nhiệt độ
4. Trích ly lỏng lỏng

59
60
61
62
63
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ HẤP PHỤ
64
1. Hấp phụ là gì?
Hấp phụ là quá trình hút khí, hơi trong pha khí hoặc khí hòa tan trong pha lỏng bằng
chất rắn xốp
Hấp phụ xảy ra là do các lực Van Der Waals hoặc lực hóa trị trên bề mặt mao quản
- Chất bị hấp phụ là chất khí, hơi bị hút vào pha rắn
- Chất hấp phụ là chất rắn xốp
Chất hấp phụ được chia làm 2 loại:
- Loại I là chất hấp phụ có mao quản nhỏ với kích thước gần bằng kích thước phân tử
- Loại II là chất hấp phụ có mao quản lớn
Độ rỗng xốp càng lớn -> khả năng hấp phụ càng mạnh
2. Chất hấp phụ

3. Sơ đồ nguyên lý hấp phụ

65
4. Thuyết hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

Ảnh hưởng của áp suất đến hấp phụ


Áp suất càng tăng thì độ hấp phụ càng tăng
Động học hấp phụ
Tốc độ hấp phụ
66
Thời gian hấp phụ:

5. Thiết bị hấp phụ


a. Thiết bị hấp phụ loại đứng

67
b. Thiết bị hấp phụ loại ngang

c. Thiết bị hấp phụ loại vành khăn

68
d. Thiết bị hấp phụ tầng sôi

THIẾT BỊ SẤY
A. một số khái niệm
Sấy: là quá trình dùng nhiệt năng để làm bay hơi nước ra khỏi bề mặt vật liệu. Quá trình
này xảy ra khi áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu lớn hớn áp suất riêng phần của hơi nước
trong môi trường
Độ ẩm vật liệu: là lượng ẩm chứa trong 1 kg vật liệu

69
Vật liệu sấy
- Ẩm tự do: Lk dính:nước bám dính trên bề mặt VLS hoặc trong mao quảnlowns
- Ẩm liên kết:
- Lk mao quản: nước nằm trong các mao quản nhỏ
- Lk hấp phụ đa phân tử: nước lk với VLS ở dạng hóa lí bị giữ lại trong mạng tinh
thể, quá trình sấy chỉ tách được một phần loại ẩm này
- Lk hấp phụ đơn phân tử: lớp đơn phân tử nước bị hấp phụ vào bề mặt và các lỗ mao
quản rất nhỏ của vật liệu với lực lk rất lớn. laoji ẩm này rất khó tách ra được trong qt sấy.
+) Tính chất của không khí:
- Độ ẩm tương đối: là tỉ số giữa lượng hơi nước chứa trong 1 m3 không khí ẩm với
lượng hơi nước chứa trong một m3 không khí đã bão hòa ở cùng nhiệt độ , áp suất

- Hàm ẩm không khí: Là lượng hơi nước chứa trong một kg không khí khô

- Nhiệt hàm của kk ẩm: bằng tổng nhiệt hàm của kk khô và nhiệt hàm của hơi nước
trong hỗn hợp đó

70
+) Điểm sương:
- Là giới hạn làm lạnh của không khí ẩm khi hàm ẩm ko đổi hay trạng thái bão hòa ẩm
- Nhiệt độ tương ứng với trạng thái bão hòa đó gọi là nhiệt độ điểm sương(ts)
- Đổ ẩm tương đối tại điểm sương là Phi=100%
- Biết được nhiệt độ điểm sương để chọn nhiệt độ cuối của qt sấy phải lớn hơn nhiệt độ
điểm sương để tránh ngưng tụ ẩm trên bề mặt vật liệu sấy
- Nhiệt độ bầu ướt: là một thông số đặc trưng cho khả năng cấp nhiệt của không khí để
làm bay hơi nước cho đến khi kk bão hòa hơi nước

+) Thế sấy:
Nhiệt dộ đọc ở nhiệt kế thường ogij là nhiệt độ bầu khô. Hiệu số giữa nhiệt dộ bầu khô
và bầu ướt là đặc trưng cho khả năng hút ẩm của không khí, người ta gọi là thế sấy ℰ

Rõ ràng, không khí càng nhr hay độ ẩm tương dố của nó càng bé thì nước xung quanh
bầu nhiệt kế sẽ bay hơi càng nhiều và lớp không khí sát đó càng nhiều nhiệt lượng và do dố
nhiệt độ nhiệt kế ướt càng bé hay độ chênh lệch giữa nhiệt độ kế khô và uots càng lớn
+) Đồ thị I-d của khong khí ẩm

71
+) Quá trình hòa trộn trên đồ thị I-d

Độ ẩm cân bằng

72
1. Các dạng liên kết trong vậ liệu sấy
- Liên kết hóa học: bền vững, các phân tiwr nước trở thành 1 bộ phận trong thaanhf
phần hóa học của phan tử vật ẩm. chúng tách ra khi có pư hóa học xảy ra, or nhiệt độ cao
- Lk hóa lí: lk hấp phụ, lk thẩm thấu
- Lk cơ lí: lk cấu trúc, lk mao dẫn, lk ướt dính.
2. Phân loại vật ẩm:
Vật xốp mao dẫn, Vật keo, Vật keo xốp mao dẫn
3. Các khái niệm:
- Độ ẩm tuyệt đối: là tỉ lệ giữa khối lượng ẩm của VLS với khối lượng vật khô tuyệt
đối
- Độ ẩm toàn phần: là tí lệ giữa khối lượng ẩm của VLS với khối lượng của vật sấy
- Độ chưa ẩm: là tỉ lệ giữa lượng chứa ẩm trong vật ẩm với khối lượng khô tuyệt đối
của vật
- Nồng độ ẩm : là khối lượng của ẩm có trong 1 m3 vật ẩm
- Độ ẩm cân bằng: là độ ẩm của vật khi ở trạng thái cân bằng với môi trường xung
quanh vật đó
II- Các chế độ sấy
1. Sấy bằng khói lò

+) Nguyên lí hoạt động:


Trong buồng đốt người ta đốt chay nhiên liệu với hệ số không khí thừa thích hợp để
quá trình chý tốt nhất, khói thoát ra sẽ được đưa sang buồng hòa trộn. ở đây người ta sẽ trộn

73
khói với không khí để được môi chất sấy có nhiệt độ phù hợp. môi chất sấy sẽ được đưa san
buồng sấy, sau đó được thải ra ngoài.
+) Ưu điểm:
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ môi chất sấy ở khoảng độ rộng
- Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp
- Chí phí đầu tư ít vì không cần caloriphe
- Giảm tiêu hao điện năng
- Nâng cao được sử dụng nhiệt hệ thống
+) Nhược điểm:
- Gây ra bụi bẩn cho sản phẩm và thiết bị
- Có thể gây ra hỏa hoạn hoặc xảy ra phản ứng hóa học
2. Hệ thống sấy không tuần hoàn khí
Nguyên lí hoạt động:
không khí đuược quạt1 đưa vào caloriphe 2 để gia nhiệt từ nhiệt độ t0 đến t1
sau đó, không khí đó được đưa vào buồng sấy để thực hiện quá trình sấy. sản phẩm sấy
được đưa ra theo của tháo, khí thải đạt t2 được thải ra ngoài môi trường

3. Hệ thống sấy tuần hoàn một phần khí thải


+) Nguyên lí hoạt động:

74
Không khí ban đầu ở ngoài không khí được trộn lẫn với không khí được tuần hoàn , sau
đó được quạt 3 được acloriphe 1gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp để được vào buồng sấy 2
Sau khi sấy đạt chất lượng yêu cầu thì sản phẩm được thóa ra theo của tháo sản phẩm,
khí thải sẽ được hoàn lưu 1 phần để trộn với không khí bên ngoài để tiếp tục quá trình sấy, 1
phần được thải ra ngoài môi trường
+) Ưu điểm:
Có thể điều chỉnh độ ẩm tác nhân sấy
Tốc độ khí đi qua phòng sấy lớn
UD: sấy các vật lieju không chịu được điều kiện độ ẩm nhỏ và nhiệt dộ cao: gỗ,…

4. Hệ thống sấy có bổ sung nhệt


+) Nguyên lí hoạt động:
Không khí ban đầu to được đưa vào caloriphe sưởi ấm đến nhiệt độ t1 rồi đi vào phòng
sấy
Tại phòng sấy, người ta tiếp tục cung cấp thêm lượng nhiệt bổ sung , không khí được
đun nóng đến nhiệt độ yêu cầu để làm bốc hơi ẩm trong vật liệu
+) Ưu điểm:
Nhiệt độ tiêu tốn chung không đổi
Đảm bảo nhiệt độ tối đa mà VLS chịu và làm cho ẩm thoát ra khỏi VLS một cách tư từ
hơn
Chế độ sấy điều hòa hơn

75
5.Hệ thống sấy có đốt nóng giữa các buồng sấy
+) Nguyên lí hoạt động:
Không khí ban đầu đi qua caloriphe 1 rồi vào phòng sấy C’, sau khi sấy xong, nhiệt độ
không khí thấp xuống t2
Rồi sau đó đi vào caloriphe 2 rồi vào phòng sấy B’’C’’ -> sau đó lại qua caloriphe 3 và
rồi vào trong phòng sấy C’’
+) Ưu điểm:
Chế độ sấy trong buồng sấy đồng đều hơn
Tiêu hao riêng không khí nhổ so với quá trình sấy không gia nhiệt trung gian -> tiêu
hao điện ở quạt gió nhỏ hơn
+) Nhược điểm:
Khí thải có nhiệt độ cao hơn so với trường hợp ko gia nhiệt trung gian tương ứng
Sơ đồ phức tạp, chi phí đầu tư lớn hơn

76
6. Hệ thống sấy tuần hoàn toàn bộ khí thải
+) Nguyên lí hoạt động theo sơ đồ sau:
41234
Không khí được lấy từ buồng tách ẩm 4,được quạt gió 1 đưa vào caloriphe 2, ở đây
không khí được gia nhiệt đến nhiệt độ thich hợp để đưa vào buồng sấy 3
Kết thúc quá trình sấy thì không khí thải sẽ được đưa đến buồng tách ẩm 4 để tiếp tục
sử dụng cho mẻ sau.
+) Ưu điểm: quá trình sấy không phụ thuộc vào điều kiện không khí bên ngoài
+) Nhược điểm: tiêu hao đáng kể lượng nước để làm lạnh khí thoát .
+) Cấu tạo:
1. quạt gió 2. Caloriphe 3. Buồng sấy 4. Buồng tách ẩm

III- Các thiết bị sấy


1. Buồng sấy
+) Nguyên lí hoạt động:
Không khí được đưa vào qua ống 6, và sưởi ẩm nhờ bộ phận caloriphe 4, nhờ quạt 2
được động cơ 3 truyền động đưa vào buồng sấy 1, chuyển động theo phương nằm năng từ trái
qua phải

77
Sau đó khong khí được đưa vào caloriphe 8 sưởi ấm rồi được đưa vào giữa khu vực sấy
theo hướng từ phả sang trái
Sau đó kk được đốt nóng nhờ caloriphe 9 rồi từ trái sang phải đi qua khu vực trên của
phòng sấy rồi ra khỏi phòng
Một phần kk được quay lại phòng sấy nhờ tấm chắn 7, một phần thoát ra ngoài theo ống
5
+) Ưu điểm:
Nhiệt độ sấy không quá cao
Tiết kiệm năng lượng quạt
Tận dụng nhiệt nhưng thế sấy cao
+) Nhược điểm:
Sản phẩm sấy không đồng đều
Khi cấp nhiệt, cấp sản phẩm thì mất 1 lượng nhiệt
Thời gian sấy dài
Thiết bị phức tạp hơn tủ sấy
Năng suất thấp, tốn nhân công
Không thể sấy liên tục
+) Phạm vi ứng dụng: dùng sấy theo mẻ

78
2. Hầm sấy
+) Nguyên lí hoạt động:
Vật liệu sấy được xếp trên những goong xe 2, việc di chuyển xe gòng 2 được thực hiện
nhờ tời 6
Trong thời gian sấy nhất định, thì những xe gòng chưa vật liệu khô nhất định được đưa
qua hầm sấy qua cửa hầm 5 ở đầu này, thì đầu kia sẽ được những gòng xe VLS mới vào hầm
Trong thời gian sấy thì cửa hầm 5 luôn đóng kín 2 đầu, kk thổi được nhờ quạt 4 đặt
đầu hầm và được sưởi ẩm nhờ caloriphe 3
+) Ưu điểm:
Nhiệt không quá cao nhưng thế sấy cao
Tốc độ sấy nahnh hơn ,Sản phẩm sấy dồng đều hơn
Năng suất cao, tốn ít công nhân
+) Nhược điểm:
Sự đồng đều của sảnphẩm chưa cao
Thiết bị phức tập, cồng kềnh
Không thể sấy theo mẻ
+) Phạm vi ứng dụng: sấy liên tục

79
3. Sấy băng tải
+) Nguyên lí hoạt động:
Băng tải 2 chuyển động nhờ tang quay 3, các băng ải này dựa trên các con lăn 4 để khỏi
bị võng xuống
Băng ải được làm bằng bông lẫn cao su, bản thép hay lưới kim loại
Kk đi vào của 7 được đun nóng nhờ caloriphe 5
VLS được đưa vào phòng sấy qua phếu 6 có thể điều chỉnh mức tiếp liệu nhờ cơ cấu
tiếp liệu 8, sau đó cuốn vào 2 con lăn đi vào băng tải 2
+) Ưu điểm:
Tốc độ sấy nhanh, đồng đều hơn
Năng suất khá lớn hơn so với tủ sáy, bé hơn hầm sấy
Tốn ít công
+) Nhược điểm:
Không thể làm việc theo mẻ
Không phù hợp sấy vật liệu dễ vờ, giòn

80
Thiết bị cồng kềnh đắt tiền
Phạm vi ứng dụng: sấy liên tục

4. Sấy thùng quay


+) Nguyên lí hoạt động:
Thùng sấy làm hình trụ nằm nghiêng một góc 1-10o, đường kính < 3,5 m, có tỉ lệ với
chiều dài là L/D= 3.5-7, vòng quay từ 0,5-10 vòng/ phút
Bên trong có cánh đảo.thùng quay hình trụ có hai vành đai khi thùng quay thì trượt trên
các con lăn đỡ 3
Thùng quay được nhờ vành bánh răng gắn vào thùng vành bánh răng này ăn khớp với
bánh răng 4 nhận truyền động từ mô tơ chuyển động 10
Vật liệu được đưa vào đầu cao, nhờ các cánh đảo đi xuống đầu thấp, sản phẩm được
đưa xuống phễu chứa 6
Khí hải được đưa vào xuclon 8 để giữ lại những vật liệu bị khí kéo theo, khói được thải
ra ngoài
+) Ưu điểm:
Năng suất cao
Tốn ít nhân công
Tốc độ sấy nhanh, đồng đều
81
+) Nhược điểm:
Thiết bị cồng kềnh, đắt tiền
- Ko dùng cho sản phẩm dễ vỡ, giòn
+) Phạm vi ứng dụng: không dùng cho san rhaamr giòn, có thể sấy liên tục or chu kì

5. Sấy tháp
+) Nguyên lí hoạt động:
HTS tháp chuyên dùng để saaysvaajt liệu dạng hạt
Thấp sấy là 1 khối hình chữu nhật, tiết diện ngang là hình tròn, vuông, chữ nhật. thân
tháp được chế tạo từ khung thép chịu lực hoặc bằng bê tông cốt thép
Phía trong thân có các kênh dẫn và kênh thải xen kẽ nhau
Vật sấy được gàu tải đưa lên và rót vào đỉnh tháp rồi chảy xuống đáy tháp dưới tác dụng
của trọng lực
TNS được thooirr vào tháp từ phía dưới lên trên từ các kênh dẫn xuyên qua VLS rồi
theo kênh thải ra ngoài môi trường
Có thể làm việc chu kì or liên tục
Có thể chia các tháp thhanhf nhiều khoang nhỏ, và khoang cuối cùng àm khoang làm
nguội
+) Ưu điểm:
Sản phẩm sấy đồng đều

82
Năng suất cao
+) Nhược điểm:
Chí phí đầu tư cao
Trở lực lớn
+) Phạm vi ứng dụng: sấy liên tục or theo mẻ

6. Sấy tầng sôi


+) Nguyên lí hoạt động:
Quạt gió 1 đưa kk vào buồng hỗn hợp 2, ở đây không khí hỗn hợp với khói để đực môi
chất sấy có thông số nhất định theo yêu cầu của chế độ sấy
Môi chất sấy được đưa vào buồng sấy, khí nóng thổi vào từ dưới ghi 3 lên phía trên với
tốc độ thích hợp
Vật liệu sấy từ phễu 5 rơi xuống mặt ghi, khí nóng thổi lên làm vật liệu lơ lửng và xáo
trộn cùng với khí nóng tạo thành lớp sôi
Vật liệu khô được đưa vào vào phễu 6 để được lấy ra
Các hạt vật liệu nhỏ và khói sẽ được đưa vào xycol 7 để cách vật liệu và khói ra, khói
thải ra mt, vật liệu được tháo ra
+) Ưu điểm:

83
Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, tháo lắp
Tốc độ sấy nahnh, đồng đều
Năng suất cao, thời gian sấy ngắn
+) Nhược điểm:
Phỉa tạo ra tốc độ sấy đủ lớn để duy trì quá trình sôi làm tăng chi phí năng lượng cho
quạt
TNS phải được cấp liệu trên toàn bộ mặt ghi, nếu không thì chế độ sôi bị phá vỡ
Vật liệu sấy bị đảo trộn, dễ vỡ vụn
+) Phạm vi ứng dụng:

7. Sấy khí động


+) Nguyên lí hoạt động:
Vật liệu sấy được đưa vào tiếp liệu 3 vào ống thẳng đứng 5, kk được sưởi ấm bởi
caloriphe 2 hờ quạt 1
Vật liệu được dòng khí cuốn theo, đi lên phía trên, và được sấy đến khô, lên đầu ống
vật liệu khô được thổi vào bộ phận hãm bớt tốc độ 6 rơi vào xyclon 8 để tách ra khỏi dòng khí
và được đưa ra ngoài qua bộ phận tháo liệu 9, còn kk có mang theo ít vật liệu thì được lọc túi
8 lọc và xả ngoài ngòa mt

84
+) Ưu điểm: Thời gian sấy ngắn; Bề mặt tiếp xúc giữa TNS và VLS lớn; Thiết bị đơn
giản,gọn gàng
+) Nhược điểm:
Khó điều chỉnh quá trình
Dễ gây nổ ki sấy
Tiêu tốn nawg lượng
Phạm vi ứng dụng:

85
8. Sấy phun
+) Nguyên lí hoạt động:
Kk được quạt 1 đưa vào caloriphe 2 để sưởi ấm. Sau đó được đưa vào phòng sấy 3, ở
đây người ta chó VLS vào để thực hiện quá trình sấy.
Sản phẩm sấy được vít tải 7 đưa ra tháo sản phẩm
Khói kèm theo ít vật liệu đưa vào xyclon 5 để tách ra, vật liệu được vít tải 7 đưa ra, còn
khói được đưa vào lọc túi 6 tiến hành lọc tieeos thoe

86
1 phần khí thái được thải ra ngoài mt, vật liệu được vít tải tháo ra ngoài
+) Ưu điểm:
Năng suất cao, tốc độ sấy nhanh, đồng đều
Sản phẩm ở bột mịn mà ko cần nghiền
Phù hợp với vật liệu sấy ko chịu nhiệt
+) Nhược điểm:
Thiết bị cồng kềnh, đắt tiền
Chỉ dùng cho vật liệu sấy dạng lỏng
Chí phí nawgn lượng cao
Khó điều khiển
Phạm vi ứng dụng:

87

You might also like