You are on page 1of 19

ÔN TẬP

KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC


CẤU TRÚC ĐỀ THI
KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC (75 PHÚT)

Phần 1: 06 câu trắc nghiệm (3 điểm)


Phần 2: Hiểu - Vận dụng (3 điểm). Áp dụng, tính toán một
mô hình về kinh tế nguồn nhân lực
Phần 3: Phân tích - Đánh giá vấn đề (4 điểm). Phân tích,
đánh giá một vấn đề lý thuyết và thực tiễn về kinh tế
nguồn nhân lực.

Chú ý: Nên mang theo thước kẻ và máy tính bỏ túi vào


phòng thi.
PHẦN 1: 15 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MẪU
Câu 1. Hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt
động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng
thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con
người. Đây là định nghĩa của khái niệm gì?
a.Sức lao động
b.Lao động
c.Nhân lực
d.Vốn nhân lực
Câu 2. Nghe, quan sát – Giao việc làm thử - Giao việc
hoàn toàn là trình tự của hình thức đào tạo nào?
a.Kèm cặp trong sản xuất
b.Lớp cạnh doanh nghiệp
c.Trường dạy nghề
d.Trường phổ thông
Câu 3. Khái niệm nào sau đây thể hiện việc đào tạo những
người đã có nghề, có chuyên môn nhưng nghề đó, chuyên
môn đó không phù hợp do sự thay đổi của sản xuất, kỹ
thuật công nghệ
a.Đào tạo mới
b.Bồi dưỡng nâng cao trình độ
c.Đào tạo chính quy
d.Đào tạo lại
Câu 4. Nội dung sau không có nhiều tác động trực tiếp
đến nguồn cung lao động trên thị trường lao động
a.Sở thích, hành vi, hứng thú nghề nghiệp
b.Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
c.Các chương trình trợ cấp, phúc lợi của Nhà nước
d.Chủng tộc, dân tộc
Câu 5. Năng lực sáng tạo, thái độ làm việc thuộc về khía
cạnh nào về sức lao động?
a.Tâm lực
b.Thể lực
c.Trí lực
d.Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6. Khái niệm sau phản ánh phần sản lượng thay đổi
do tăng thêm một đơn vị vốn khi lượng các đầu vào khác
không thay đổi.
a.Sản phẩm trung bình của vốn
b.Sản phẩm tối đa của vốn
c.Sản phẩm biên của vốn
d.Sản phẩm tối ưu của vốn
Câu 7. Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo trên thị
trường lao động, điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp trong ngắn hạn (thay đổi lao động, không thay đổi
vốn).
a.Tiền lương bằng giá trị sản phẩm cận biên của vốn
b.Tiền lương bằng sản phẩm cận biên của lao động
c.Tiền lương bằng giá trị sản phẩm cận biên của lao động
d.Tiền lương bằng sản phẩm cận biên của vốn
Câu 8. Trong thị trường lao động, vị thế độc quyền mua sẽ
giúp…có vị thế cao hơn trong thương lượng mức lương
và điều kiện làm việc. Điền từ còn thiếu vào …
a.Người sử dụng lao động
b.Người lao động
c.Công đoàn
d.Nhà nước
Câu 9. Đường bàng quan thể hiện tập hợp các kết hợp
giữa giá trị tiêu dùng hàng hóa và thời gian nghỉ ngơi ở
cùng một mức độ lợi ích nhất định. Hệ số góc của đường
bàng quan biểu diễn nội dung nào?
a.Độ co dãn giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi
b.Tỷ lệ thay thế giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi
c.Tỷ lệ thay thế cận biên giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi
d.Độ co dãn cận biên giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi
Câu 10. Trong phần lớn các trường hợp, nhận định nào sau
đây chính xác nhất?
a.Đường cầu lao động ngắn hạn sẽ co dãn hơn đường câu lao
động dài hơn
b.Đường cầu lao động ngắn hạn sẽ ít co dãn hơn đường câu lao
động dài hơn
c. Đường cầu lao động ngắn hạn sẽ ít co dãn hơn khi mức
lương thấp và co dãn hơn khi mức lương cao so với đường cầu
dài hạn
d. Đường cầu lao động ngắn hạn sẽ ít co dãn hơn khi mức
lương cao và co dãn hơn khi mức lương thấp so với đường cầu
dài hạn
Câu 11. Năng suất lao động xã hội được biểu hiện bằng
loại/các loại chi phí nào?
a.Lao động sống
b.Lao động vật hóa
c.Lao động sống, lao động vật hóa
d.Lao động sống, lao động vật hóa, lao động tĩnh
Câu 12. Khái niệm sau thể hiện nội dung: “Là số lượng
lao động mà người sử dụng lao động chấp nhận thuê ở các
điều kiện nhất định.”
a.Cầu lao động
b.Cung lao động
c.Thị trường lao động
d.Cân bằng lao động
Câu 13. Khái niệm nào là khối lượng lao động bị ép vào
trong một đơn vị thời gian, phản ánh mức độ khẩn trương
của lao động.
a.Năng suất lao động
b.Trạng thái lao động
c.Chất lượng lao động
d.Cường độ lao động
Câu 14. Năng suất lao động tăng sẽ làm thay đổi cầu lao
động như thế nào?
a.Chủ yếu làm tăng cầu lao động
b.Chủ yếu làm giảm cầu lao động
c.Làm cầu lao động thay đổi theo hai xu hướng khác nhau
(tăng và giảm)
d.Ba đáp án trên đều chính xác
Câu 15. Nội dung nào sau đây thể hiện mặt chất lượng của
nguồn nhân lực?
a.Trình độ lành nghề
b.Chuyên môn
c.Trình đô chuyên môn
d.Năng khiếu công việc
PHẦN 2: HIỂU, VẬN DỤNG

Áp dụng, tính toán về mô hình cung lao động. Chi tiết được đề cập ở
bảng trắng.
PHẦN 3: MỘT SỐ CÂU HỎI MẪU
1. Phân tích, làm rõ về chất lượng dân số và mối quan hệ chất lượng
dân số với chất lượng nguồn nhân lực. Lấy thí dụ về trường hợp Việt
Nam.
2. Phân tích làm rõ khái niệm đào tạo và vai trò của đào tạo nguồn
nhân lực; chiến lược nguồn nhân lực và đào tạo. Liên hệ với thực tế
của Việt Nam.
3. Phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động; liên
hệ thực tiễn các nhân tố/yếu tố này ở Việt Nam; từ đó có định hướng
giải pháp tăng năng suất lao động

You might also like