You are on page 1of 76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.

HCM

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ


QUA CÁC GIAI ĐOẠN
LỨA TUỔI

Trần Thị Tâm Nhàn


nhanttt@pnt.edu.vn
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

MỤC TIÊU
Trình bày được những nguyên tắc chung
về sự phát triển tâm lý
Trình bày về những đặc trưng tâm lý ở
các giai đoạn lứa tuổi
Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình phát triển
Ứng dụng kiến thức về sự phát triển trong
cuộc sống
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

DÀN BÀI
I. Khái niệm về sự phát triển tâm lý qua các giai đoạn phát triển
1. Khái niệm
2. Các nguyên tắc của sự phát triển tâm lý cá nhân theo một số trường
phái tâm lý học
2.1 Phân tâm học – S.Freud
2.2 Học thuyết nhận thức –J. Piaget
2.3 Học thuyết tâm lý học cá nhân - Adler
2.4 Học thuyết tâm lý xã hội - E. Erikson
II. Các đặc trưng cơ bản của sự phát triển hoạt động tâm lý theo độ tuổi
1. Các đặc trưng
2. Các giai đoạn phát triển tâm lý (E.Erickson)
III. Những rối loạn phát triển tâm lý thường gặp

3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

NỘI DUNG
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA SỰ PHÁT
TRIỂN TÂM LÝ THEO CÁC TRƢỜNG
PHÁI TÂM LÝ HỌC

4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1. Khái niệm & Định nghĩa


Thế nào là sự phát triển tâm lý và sự phát
triển tâm lý qua các giai đoạn phát triển?

5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Các học thuyết về sự phát triển

S. Freud
E. Erikson
(1856-1939)
(1902-1994)

J. Piajet
(1896-1980)
C. Jung
(1875-1961)

J. Bowlby A.Adler
7
(1907-1990) (1870-1937)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Định nghĩa
“Sự phát triển tâm lý cá nhân được căn cứ vào sự phát
triển bởi các yếu tố sinh học của cá nhân và các yếu
tố xã hội, môi trường tự nhiên. Sự phát triển tâm lý
này là một quá trình từ lúc sinh ra đến lúc mất đi và
mang đặc điểm chung theo từng giai đoạn của lứa
tuổi và nó tuân theo các quy luật về sinh học, xã hội
và môi trường tự nhiên của hành tinh này trong suốt
chuỗi thời gian của đời sống. Do sự phát triển mang
đậm tính cá nhân nên sự thay đổi nhanh, chậm hoặc
thụt lùi của sự phát triển tâm lý con người dựa trên
các nguyên tắc của sự vận hành tâm lý “nội tâm cá
nhân” (self) và mối liên kết giữa cá nhân và bên ngoài
cá nhân (self relation).” 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2. Các Nguyên tắc của sự phát triển tâm lý

2.1 Phân tâm học :


- Cách tiếp cận: động lực nội tâm về phát triển
tâm lý:
Xung năng (instinct) : sống – chết

9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Id: hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc


(pleasure principle), bản năng, là một
phần của vô thức

Ego: hoạt động theo nguyên tắc thực tế, là


trung gian giữa Id và Superego

Superego: hoạt động theo nguyên tắc luân lý đạo


đức

10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Id: thuộc tầng vô thức


Ego: thuộc tầng tiềm thức và
ý thức
Superego: thuộc cả ba tầng
vô thức – tiềm thức và ý
thức, hoàn thiện dần
sau 4,5 tuổi đến trưởng
thành)

11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

oral anal phallic latency genital

Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn
môi miệng hậu môn dương vật & niệu đạo tiềm ẩn sinh dục
(0 – 1 tuổi) (1 – 2 tuổi) (3 – 5 tuổi) ( 6t - 12 t) (12 – 18 tuổi)
Oedipe

Giai đoạn tiền sinh dục

12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2.2 Học thuyết gắn bó (Attachmenr theory) – John


Bowlby & Mary Answorth:

Nguyên tắc: sự đáp ứng nhu cầu và


thỏa mãn nhu cầu 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2.2 Học thuyết gắn bó (Attachmenr theory) – John


Bowlby & Mary Answorth:

14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2.3 Học thuyết Tâm lý nhận thức (J. Piaget):


- Giai đoạn sơ sinh: Sự thích nghi/thích ứng
(Adaption) qua hai cơ chế: Đồng hóa (Assimilation) và
sự điều chỉnh (Accommodation)

- Giai đoạn thơ ấu: Sự bắt chước; sự trừu tượng/khái


quát hóa và sự lựa chọn quyết định dựa trên trí tuệ

- Giai đoạn trưởng thành: Sự học tập

15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2.4 Học thuyết tâm lý cá nhân (A. Adler) - yếu tố


định hƣớng xã hội
+ Sự nỗ lực phấn đấu bẩm sinh: Trẻ sinh ra có khả
năng (tri giác) nhận ra sự yếu ớt mình trong thế giới.
Do vậy trẻ có một động lực phấn đấu để tồn tại.
+ Hoạt động tri giác của trẻ giúp trẻ nhận ra mối liên
hệ giữa bản thân (self) và môi trường bên ngoài =>
động lực thỏa mãn nhu cầu

+ Hình thành mục tiêu, lối sống: lành mạnh hay không
lành mạnh trong cuộc đời
16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2.5 Học thuyết phát triển tâm lý xã hội


(Psycho-social Development Theory)-
E. Erikson

Nguyên tắc của sự phát triển:

+ Nguyên tắc thích ứng


+ Sự khủng hoảng tâm lý

17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Nhận định chung về


các nguyên tắc phát triển tâm lý

Trường phái Phân tâm học: Nguyên lý hoạt động


tâm lý theo lứa tuổi là sự cân bằng các xung năng
thỏa mãn nhu cầu, lý lẽ thực tế và căn cứ các quy
chuẩn đạo đức, lương tâm xã hội đặt định.
Tâm lý học cá nhân và tâm động học: nhấn mạnh
vai trò hoạt động của tri giác, cảm xúc và nhận thức
qua sự bù đắp của gia đình, xã hội => tạo động lực
thúc đẩy phát triển tâm lý có sự kết nối với người
khác, xã hội.
18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Nhận định chung về


các nguyên tắc phát triển tâm lý
Tâm lý học nhận thức: nguyên tắc của sự phát triển
hoạt động tâm lý theo lứa tuổi là sự thích ứng
(Adaption) và sự tự điều chỉnh (Self accommodation)
của cá nhân với môi trường sống. => Hệ quả cuối
cùng bậc cao của nhận thức là trí tuệ cảm xúc.
Tâm lý học phát triển xã hội: nguyên tắc của sự phát
triển tâm lý theo lứa tuổi là sự thích ứng giữa cá
nhân và xã hội. => Nhấn mạnh vai của hoạt động về
nhận thức có ý nghĩa toàn diện các hoạt động tâm lý
của con người 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

II. CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CÁC


GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1. Các đặc trƣng chung của sự phát triển

1.1 Sự trƣởng thành của hệ thần kinh:

Những điều trẻ đạt được trong quá trình phát triển
(biết ngồi bô, đi, nói…) nhờ vào sự trưởng thành
của hệ thần kinh.
Ví dụ: ta không thể đòi hỏi một trẻ 9 tháng
tuổi học cách đi vệ sinh vì lúc đó cơ vòng
chưa phát triển
21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1.2 Đặc điểm thích ứng với môi trƣờng


theo từng giai đoạn độ tuổi

Ví dụ:
Trẻ học nói rất nhanh trong khoảng 1,5 – 2 tuổi.
4 tuổi là thời kỳ nhạy cho sự phát triển tri giác
hình ảnh giúp học ngôn ngữ trên sách vở
5 tuổi là thời kỳ nhạy cho việc trẻ làm quen với
các khái niệm sơ giản về toán học.

22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1.3 Tính không liên tục và những rối loạn


trong sự phát triển

Khi có các yếu tố khác chen vào làm cho sự


phát triển không hài hòa
– Trẻ sinh non
– Dị tật bẩm sinh
– Bất thường nhiễm sắc thể
– Sang chấn hoặc nhiễm trùng cận sản
Khả năng bù trừ của não
23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1.4 Nhịp điệu của sự phát triển

Cùng một trình tự


Nhịp điệu khác nhau

Ví dụ: các trẻ đều trải qua giai đoạn đi chập


chững, đi vững, chạy... Tuy nhiên, có trẻ biết đi
vững lúc 9 tháng, có trẻ 12 tháng.

24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1.5 Môi trƣờng (giáo dục)

Sự phát triển của trẻ không chỉ phụ thuộc vào


yếu tố sinh lý mà còn ảnh hưởng bởi môi trường
trẻ sống. Người lớn dạy cho trẻ, trẻ tiếp thu và
làm theo.

Ví dụ: không ai nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ không


biết nói.

25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1.6 Hoạt động tâm lý tích cực tự thân

Nhóm trẻ có đặc điểm động lực thúc đẩy


gia tăng các hoạt động tâm lý ở một lĩnh
vực này sẽ kích thích kéo theo sự gia tăng
hoạt động của lĩnh vực tâm lý khác.

Vygotsky nói rằng: Nếu không có hoạt


động thực sự tích cực của trẻ, thì không
có sự dạy bảo nào có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển tâm lý của trẻ. 26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2. Các đặc điểm tâm lý qua các giai


đoạn phát triển

27
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Giai đoạn bào thai


Giác quan phát triển đóng vai trò quan
trọng trong giao tiếp:
- nhạy cảm với giọng nói của mẹ
- nhạy cảm với tiếng động, âm thanh bên
ngoài

→ Hình thức trí nhớ đầu tiên, làm quen với


âm thanh thường xuyên.
28
Giai đoạn Tuổi Cách thích Sức mạnh Lõi bệnh lý
ứng cơ bản (core
pathology)
Môi miệng – 0-1 Tin tưởng vs Không Hy vọng Rút lui
cảm giác tin tưởng

Hậu môn – cơ 1-3 Tự quản vs Hổ thẹn, Ý chí Ép buộc tâm lý


bắp nghi ngờ (compulsion)
Sinh dục – Di 3–5 Sáng kiến vs Tội lỗi Mục đích Ức chế (inhibition)
chuyển
Ẩn tàng 6 - 11 Chuyên cần vs Tự ti Năng lực Trì trệ (inertia)

Dậy thì 12 -18 Căn tính vs Nhầm lẫn Lòng trung Khước từ vai trò
vai trò thành (Role repudiation)

Trưởng thành 19 - 40 Thân mật vs Cô lập Tình yêu Tách biệt


trẻ tuổi (Exclusivity)
Trưởng thành 40 - Tác tạo vs Trì trệ Quan tâm Chỉ quan tâm bản
60 thân/ trì trệ
Tuổi già > 60 Thống hợp vs Thất Khôn ngoan Khinh bỉ (disdain)
vọng 29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1. Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi


Đặc điểm tâm lý:
Sự phát triển về nhận thức
– chức năng cảm giác thông qua các giác
quan dần dần được hoàn thiện
– cảm giác trẻ dần hình thành khả năng tri
giác, cảm xúc
Cảm giác Tin tưởng >< Không tin tưởng

Ngôn ngữ: phát âm đơn bi bô

30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1. Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi

Theo Bowlby,
Sự gắn bó mẹ con

Ở giai đoạn này trẻ có quan hệ xã hội với bố mẹ và


những người trong gia đình, đặc biệt là mẹ. Sự quan
tâm chăm sóc của mẹ tạo cho trẻ cảm giác an toàn,
tin tưởng. Ngược lại, trẻ sẽ có cảm giác lo lắng và sợ
hãi.

31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Sự gắn bó an toàn hay không an toàn:

- Kiểu gắn bó an toàn giúp trẻ phát triển cảm


xúc tích cực, hành vi tương ứng phù hợp với
đáp ứng của người chăm sóc

- Kiểu gắn bó không an toàn, trẻ kềm chế biểu lộ


cảm xúc, có hành vi tránh né, gây hấn…
32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Sự gắn bó mẹ con được đánh dấu bởi


tính hai mặt:
- Cơ bản vẫn còn lo âu
- Vui thích trải nghiệm

► Biến động xa cách từ từ và cá thể hóa

33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn 0 – 1 tuổi:


Trẻ hoàn thiện dần chức năng cảm giác và bắt
đầu hình thành tri giác và nhận thức nguyên sơ
đơn giản liên quan đến nhu cầu sinh dưỡng và
sự an toàn.
Đặc điểm tâm lý thể hiện sự thích ứng với môi
trường bên ngoài là sự tin tưởng : (Trust) hoặc
không tin tưởng (Mistrust)

34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn 0 – 1 tuổi:


Hệ quả: Sự phát triển tâm lý về nhận thức thuận
lợi là tạo nên sức mạnh cơ bản : sự hy vọng.
Trường hợp trẻ xuất hiện sự không tin tưởng
vào đối tượng môi trường bên ngoài, hoạt động
nhận thức của trẻ là sự rút lui (Withdraw). Khi
đó, mối quan hệ mẹ con gặp trở ngại, xa cách
đổ vỡ vì mất đi sự tin cậy. Trẻ có nguy cơ xuất
hiện rối loạn tâm lý tâm thần như lo âu, nghi ngờ
hoặc các rối loạn nhân cách ở tuổi trưởng
thành.
35
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn 0 – 1 tuổi:


Từ kiến thức trên, chúng ta cần quan tâm đến
vai trò của người mẹ/người chăm sóc trong mục
tiêu củng cố và phát triển đặc điểm sự tin cậy
(trust) ở trẻ nhằm phòng ngừa sự khủng hoảng
tâm lý ở trẻ và các hệ quả mang tính rối loạn
tâm lý hoặc bệnh lý tâm thần trong sự phát triển
của trẻ.

36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

2. Giai đoạn 1 – 3 tuổi


Cuối năm thứ nhất, đứa trẻ đã trở nên độc lập
hơn, có thể tự đi lại, tự làm một số việc đơn
giản, thích tự mình khám phá thế giới.
Biết tự kiểm soát tiêu, tiểu

Trẻ bắt đầu tách rời khỏi mẹ về mặt tâm lý và


bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo

37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Đặc điểm tâm lý:


Về nhận thức:
- Tri giác chiếm ưu thế nhất trong quá trình phát
triển.
- Trẻ nhớ dựa trên những gì trẻ thấy được.
- Tưởng tượng
- Tư duy trực quan hành động cụ thể
- Cảm xúc với những hiện tượng trẻ thấy được.
2 tuổi, có biểu hiện đồng cảm với người khác
38
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Về ngôn ngữ:
24 tháng, trẻ biết khoảng 100 – 200 từ
26 tháng, trẻ biết khoảng 1.500 từ

Phát âm rõ từ hơn

Cách thích ứng: Tự quản >< Nghi ngờ

Cảm xúc: nổi bật là sự xấu hổ, nghi ngờ, e thẹn


39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Khủng hoảng tuổi lên 3


Cuối 3 tuổi, xảy ra mâu thuẫn
giữa:

● Trẻ >< người lớn


● ước muốn độc lập >< khả
năng thật sự của trẻ.

40
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận về giai đoạn 1 – 3 tuổi

- Trẻ hướng về sự tự chủ về các kinh


nghiệm thông qua trò chơi với người khác,
qua học tập (vệ sinh, ăn uống, mặc quần
áo), tự chủ về ngôn ngữ khá hơn.
- Cái tôi bắt đầu hình thành.
- Ngôn ngữ bắt đầu diễn đạt nội dung và
cảm xúc
- Hình thành sự Tự quản >< Nghi ngờ 41
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

3. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi

Đặc điểm tâm lý


Về nhận thức:

4 – 5 tuổi bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ


định (trí nhớ rõ rệt)
Tư duy trực quan hình ảnh
Khả năng sáng tạo
Sáng kiến >< mặc cảm tội lỗi
42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Về ngôn ngữ:
Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ nói thành thục
Vốn từ phát triển

Cảm xúc
phù hợp với bối cảnh
Hiếu động muốn khám phá

43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Tự ý thức:
Thông qua đánh giá của những người xung
quanh, trẻ tự đánh giá mình.

Muốn khám phá ›‹ mặc cảm (E.Erikson)


Ở tuổi này trẻ cũng bắt đầu ý thức về giới
tính của mình (Giai đoạn dương vật và niệu
đạo - Freud)

44
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn 3 – 6 tuổi

Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển biến


các mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ
Đặc điểm nhận thức của trẻ là sự sáng
kiến => giúp trẻ xác định được các mục
tiêu cụ thể
Sáng kiến >< mặc cảm tội lỗi
Vai trò phát triển nhân cách giới tính

45
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

4. Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi


- Trẻ bắt đầu đi học,
- tham gia vào hoạt động xã hội mới,
đó là hoạt động học tập.
- Đầu tiên đứa trẻ cảm nhận vị thế xã hội mới
của mình chỉ thông qua vẻ bề ngoài (quần áo,
cặp sách…)
- Sau đó trẻ mới dần ý thức được những yêu
cầu đối với học sinh và những khó khăn trong
hoạt động học tập

46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Đặc điểm tâm lý:


Về nhận thức:
Tư duy
Sự phát triển tư duy diễn ra mạnh mẽ nhất
trong hoạt động nhận thức của trẻ lứa tuổi
này : tiếp nhận sự giáo dục để cân bằng với
cái Tôi.
Tư duy trực quan hình tượng được thay thế
bởi tư duy ngôn ngữ logic.
Thao tác trí tuệ ở lứa tuổi này dựa trên hình
tượng cụ thể 47
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Cảm xúc: tiềm ẩn những nỗi lo âu ám ảnh

Về nhận thức:
Xuất hiện khả năng lý giải logic
chưa có khả năng lập luận trên phương diện giả
thuyết trừu tượng

48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Sự phát triển nhân cách:


Tự đánh giá
ở giai đoạn này kết quả học tập, đánh giá
của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới tình
cảm, động cơ, tự đánh giá của trẻ
Những trẻ thường xuyên được khen, thường
có tự đánh giá cao. Những trẻ hay bị điểm
kém, thường có sự tự đánh giá thấp, dẫn đến
không tự tin vào bản thân.
Phong cách giáo dục của gia đình
49
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Sự phát triển nhân cách:


Giao tiếp
Giao tiếp với bạn bè bắt đầu đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống tinh thần của trẻ.
Giao tiếp với gia đình tách ra một phần.
Sự phát triển hành vi có chủ định và sự tự tin vào
khả năng của mình là những cấu trúc tâm lý mới
của học sinh nhỏ tuổi.
Tính cần cù, siêng năng hay mặc cảm tự ti,kém cỏi
hình thành ở giai đoạn này (E.Erikson)
50
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn 6– 12 tuổi


- Là giai đoạn tiềm ẩn. Trẻ tập trung chủ
yếu vào học tập, trẻ sẽ mở rộng mối quan
hệ xã hội ra ngoài qua khám phá bạn bè.
- Có năng lực thực hiện các hoạt động và
năng lực này được phat huy hay không
còn phụ thuộc vào phong cách giáo dục
- Hình thành sự chuyên cần >< tự ti
51
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

5. Giai đoạn thiếu niên


(12 – 18 tuổi)

52
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

5.2 Đặc điểm tâm lý:

Về cơ thể có những thay đổi


– Sự phát triển cơ thể nhanh chóng
– hiện tượng thần tượng
– Nhạy cảm với bộ dạng bên ngoài của mình như
làn da, mụn và trứng cá…, các điểm khác biệt
đối với các bạn cùng trang lứa.

53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

5.2 Đặc điểm tâm lý:

Về nhận thức
- tư duy của các em có khả năng lý luận logic
hoàn toàn trên phương diện ngôn ngữ
- Suy nghĩ hiện sinh

54
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Tuổi vị thành niên là chuyển động kép:


- Sự khác biệt đối với gia đình/ nhu cầu độc lập
đối với uy quyền
- Nhu cầu thuộc về một nhóm, kết bạn

=> Căn tính >< Nhầm lẫn vai trò

55
Kết luận giai đoạn này:
Tuổi vị thành niên = Thay đổi mối quan hệ với cơ
thể, những người khác, với bản thân
-> Tham gia trong việc khẳng định nhân thân
của mình
-> Định vị và cơ cấu lại bản thân qua các vấn
đề quan trọng
+ Triển vọng nghề nghiệp
+ Mối quan hệ với người khác
+ Quan hệ với người khác phái
Giai đoạn thể hiện bản thân với lẫn lộn vai trò
Giao lưu bạn bè và học tập hướng nghiệp là hoạt
động chủ đạo của lứa tuổi này.
56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

6. Tuổi thành niên và trƣởng thành


(18, 20 – 40 tuổi)

Đây là giai đoạn trưởng thành về mặt Tâm


lý xã hội, con người bước vào đời sống
với sự hiểu biết của mình. Ở giai đoạn này
con người chú trọng vào việc tạo dựng sự
nghiệp, xây dựng và chăm sóc gia đình

57
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Đặc điểm tâm lý:


- Tư duy thay đổi về chất so với trẻ em
- 19 – 30 - tuổi Trí tuệ phát triển
40 tuổi trí tuệ xúc cảm tăng đỉnh điểm
40 tuổi trí tuệ vận động giảm đỉnh điểm

58
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Mục tiêu cuộc sống:

- Xác định rõ bản sắc riêng của mình và thiết lập


các mối quan hệ thân tình

- Tình cảm: tình bạn là mối quan hệ thân tình


dựa trên sự tin tưởng, lòng trung thành, cởi mở
và chân thành.

- Thân mât >< Cô lập


59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Sự phát triển TL-XH (Okun,1984)

Cái tôi-
Cái tôi
chủ thể
cá nhân
lao động

Cái tôi-thành
viên giai đình

60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn trƣởng thành

 Đây là giai đoạn con người thực hiện


các mục tiêu cuộc đời với những trách
nhiệm và bổn phận về gia đình, về nghề
nghiệp
 - Sức mạnh cơ bản ở giai đoạn này là
tình yêu
- Sự thân mật >< cô lập
61
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

7. Tuổi trƣởng thành( 40 - 60 tuổi)

62
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

5.1 Đặc điểm tâm lý:


- Sức khỏe
- Cảm giác: khứu giác, vị giác giảm
thay đổi nhiệt độ, đau
- Vận động: kỹ năng vận động giảm
trình độ thực hiện chức năng lao động
- Nhận thức: Kiến thức, trí tuệ kết tinh

63
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

- Khủng hoảng cuộc sống:


-> Ở độ tuổi này, thành tựu nhân thân ổn định
và chủ thể phải duy trì sự thăng bằng đạt được.
Tuy nhiên, vai trò xã hội thì không bao giờ chấm
dứt. Đó là một tiến trình năng động đi theo suốt
cuộc đời và vì thế sự thăng bằng có thể bị đảo
lộn vào những thời điểm đặc biệt.
 Cá nhân phải có sự thích nghi với những
thay đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài
để tạo sự cân bằng
64
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

-> Chuẩn bị tâm thế và chấp nhận khi sắp bước


vào giai đoạn khủng hoảng, sẽ giúp chủ thể
vượt qua một cách nhẹ nhàng
Ngược lại, sự không thể chấp nhận mất mát,
chủ thể dễ bị rơi vào trạng thái trầm cảm, rối
loạn dạng cơ thể hoặc tâm lý thoái lùi.

65
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận giai đoạn Trung niên


- cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình,
nghề nghiệp, quan hệ xã hội.
- Đối diện và vượt qua khó khăn trong cuộc
sống
- Tác tạo >< trì trệ

66
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

8. Tuổi già

là giai đoạn cuộc đời sau 60 tuổi. Giai đoạn này


ở nhiều người kéo dài từ 20, 30 cho đến 40 năm
Hiện nay, những người ở độ tuổi trên 60 đã trở
thành một lực lượng đáng kể mà xã hội cần phải
phải lưu ý

67
Đặc điểm tâm lý:

- Đối diện với những mất mát:


-> người thân
-> những khả năng của chính mình

68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Mất những khả năng:


Nhiều biến đổi về:
– hình dáng
– Khả năng cơ thể
– Hiệu năng của các giác quan
– Khả năng trí tuệ (trí nhớ)
Ý thức
Quan hệ với môi trường xung quanh

69
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Phản ứng trước sự mất mát

Không chấp nhận, chối bỏ

Nhốt mình lại trong sự


thoái lùi

Sự thoái lùi kèm theo sự tổ


chức lại.

70
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Giai đoạn tổng kết

Khi về già, con người có xu hướng nhìn lại cuộc


đời của mình với sự đánh giá tích cực hoặc tiêu
cực.
chủ thể có thể đầu tư những kế hoạch mới hoặc
buông trôi theo sự thoái lùi hoặc giảm sút trí tuệ.
Những biểu hiện lâm sàng của nó có thể là trầm
cảm, hung bạo, bệnh thực thể, tâm thần tuổi về
già.

71
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

III. NHỮNG RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ


THƢỜNG GẶP

72
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

1. Rối loạn mối quan hệ mẹ-con


2. Hội chứng vắng mẹ
3. Hội chứng tự kỷ
4.Tâm thần phân liệt khởi phát trẻ em
5. Rối loạn nhận biết giới tính
6. Tự tử

73
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Kết luận
1/ Sự phát triển tâm lý con người trải qua
nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có các đặc
điểm cho sự phát triển từng khía cạnh của
đời sống tâm lý.
2/ Hiểu được cơ chế hình của sự phát triển
tâm lý, cho phép ta đánh giá được một phần
nguồn gốc gây bệnh để hiểu và có can thiệp
phù hợp.
3/ Từ những kiến thức trên, làm nền tảng
cho ta suy nghĩ, ứng dụng vào thực tế cuộc
sống. 74
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM

Câu hỏi lƣợng giá


1. Hãy nêu các đặc điểm chung của các
trường phái trong nghiên cứu về sự phát
triển tâm lý con người?
2. Nêu đặc điểm tâm lý qua từng giai đoạn
tuổi?
3. Phân tích nguồn gốc các rối loạn tâm lý
qua học thuyết tâm động học?
4. Những bất thường tâm lý liên quan đến
từng thời kỳ phát triển tâm lý? 75
76

You might also like