You are on page 1of 54

CHUYÊN ĐỀ N - P

KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ (NHÓM VA)


Theo cấu trúc bảng hệ thống tuần hoàn, nhóm V được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm VA (Phân nhóm chính): gồm các nguyên tố có 5 electron hoá trị mà electron cuối cùng
kết thúc ở phân lớp s hoặc p. Đó là các nguyên tố: nitơ(N), photpho(P), asen(As), antimon(Sb),
bitmut(Bi). Được kí hiệu là nhóm VA, đôi khi còn gọi là phân nhóm Nitơ( gọi theo tên nguyên tố đầu
nhóm)…
+ Nhóm VB (Phân nhóm phụ): gồm các nguyên tố có 5electron hoá trị mà electron cuối cùng
kết thúc ở phân lớp d hoặc f. Đó là các nguyên tố: vanadi(V), niobi(Nb), tantan(Ta). Được kí hiệu là
nhóm VB.
Việc phân chia nhóm giúp việc nghiên cứu được rõ ràng, chính xác và dễ so sánh hơn khi xét các
nguyên tố trong nhóm. Do vậy chúng ta sẽ nghiên cứu nhóm V cũng theo cách phân chia như vậy.
Nhóm VA bao gồm các nguyên tố : Nitơ (N), Photpho (P), Asen (As), Antimon (Sb), Bitmut (Bi).
Bảng 1: Một số đặc điểm của nguyên tử của nguyên tố nhóm VA.

Nguyên tố N P As Sb Bi
STT 7 15 33 51 83
[Xe]
Cấu hình e [He] 2s22p3 [Ne] 3s23p3 [Ar] 3d104s24p3 [Kr] 4d105s25p3
5d106s26p3
KLNT 14,01 30,97 74,92 121,75 208,98
Bán kính ntử
0,70 1,10 1,21 1,40 1,46
(A0)
Bán kính ion 1,20(Bi3+)
1,71(-3) 2,12(-3) 2,22(-3) 2,45
(A0) 0,74(Bi5+)
I1
1402 1012 947 834 703
(kJ/mol)
Độ âm điện
3,04 2,19 2,18 2,05 2,02
(eV)
Số oxihoá bền 1,2,3,4,5 -3 -3,3,5 -3,3,5 -3,3,5 3,5
Ái lực
-0,27 0,77 - - -
electron(eV)
Nhiệt độ n/c
-210 44,1 (P đỏ) 817 630 271,3
(0C)
Nhiệt độ sôi
-196 257 610 1635 1627
(0C)
Khối lượng
0,81 1,82 5,7 6,7 9,8
riêng (g/cm3)
% trong vỏ
2.10-3 0,12 5.10-4 3.10-5 2.10-6
Trái đất

Trong nhóm: N, P là nguyên tố phi kim điển hình; As, Sb là nguyên tố nửa kim loại - chúng vừa có
tính kim loại, vừa có tính không kim loại; Bi là nguyên tố kim loại.
Xét các đại lượng đặc trưng cho nguyên tử các nguyên tố :
* Bán kính nguyên tử, bán kính ion:
Trong nhóm VA, bán kính nói chung của các nguyên tố tuân theo quy luật chung trong bảng
HTTH, tức là bán kính nguyên tử và bán kính ion đều tăng lên theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân(ĐTHN). ( bảng 1).
Nguyên nhân tăng lên của bán kính nguyên tử là do sự tăng số lớp electron mạnh hơn sự tăng
của ĐTHN, làm bán kính dịch chuyển theo chiều ảnh hưởng mạnh.
Theo công thức tính bán knh ion: r =

1
trong đó : Z là ĐTHN
 là hằng số chắn
n: số lượng tử chính.
Các trị số của Z, n, và  … (Z-) không thay đổi nhiều, lại thêm n tăng theo bình phương, nên
bán kính ion tăng dần, và cũng tuần hoàn theo chiều tăng ĐTHN.
Khi kết hợp thêm các electron vào nguyên tử trung hoà, thì bán kính của ion(-) lớn hơn bán
kính của nguyên tử ban đầu, bởi sự kết hợp đó làm ĐTHN hiệu dụng giảm đi, tác dụng chắn electron
của lớp vỏ nguyên tử tăng lên, đồng thời nữa là có sự thay đổi cấu hình lớp vỏ. Anion thu được có đối
xứng cầu, … nhưng lý do đó khiến cho bán kính của ion (-) chắc chắn tăng lên.
*Năng lượng ion hoá:
Cũng theo chiều tăng của ĐTHN, năng lượng ion hoá giảm dần, nghĩa là tính khử tăng dần.
Nguyên nhân là với cùng kiểu hình electron giống nhau, sự tăng số lớp (tức là số lượng tử chính)
làm bán kính nguyên tử tăng, cộng với sự có mặt một số lớn electron chắn, càng làm tăng mức độ chắn
hạt nhân, dẫn đến hiệu ứng chắn tăng mạnh, điều đó vượt ảnh hưởng kéo lại của ĐTHN. Do đó khả
năng nhường electron tăng dần, vì thế mà năng lượng ion hoá giảm dần.
*Ái lực electron:
Đến nay người ta xác định được rất ít ái lực electron của các nguyên tố.
Thông thường có thể kết luận các nguyên tố phi kim có ái lực electron lớn hơn các nguyên tố
kim loại (N, P ái lực > As, Sb, Bi). Kết quả đó có thể thấy trong bảng 1.
*Độ âm điện:
Độ âm điện của các nguyên tố được xác định có thể bằng nhiều cách khác nhau, và đều cho các
kết quả tương đối phù hợp nhau, ở đây ta trình bày độ âm điện được xác định theo thang Paolinh ( bảng
1).
Trong nhóm VA, theo chiều tăng của ĐTHN, độ âm điện giảm dần, điều đó cho ta biết khả năng
hút electron và giữ electron của các nguyên tử trong nhóm. Phần nào đó dự đoán được chính xác nguyên
tử đó sẽ hút electron hay nhường electron khi gặp một nguyên tử khác nhằm tạo ra liên kết.
*Thể tích nguyên tử:
Là thể tích chiếm nơi 1 mol nguyên tử của nguyên tố đó ở trạng thái rắn (hoặc trạng thái chảy
lỏng đối với những chất mà bình thường ở dạng khí).
Như vậy thể tích nguyên tử bằng khối lượng của 1 mol nguyên tử chia cho tỷ khối của đơn chất
 thể tích nguyên tử phụ thuộc mức độ chặt khít, kiến trúc tinh thể, và nhiệt độ đo giá trị đó.
Sự biến thiên của giá trị thể tích nguyên tử có thể thấy ngay trong bảng1.
*Tính oxi hoá-khử:
Với cấu hình electron ns2np3, các nguyên tố nhóm VA có thể tạo ra các trạng thái OXH như là : -
3, 0, 3, 5 dễ dàng, với một số nguyên tố còn cho nhiều trạng thái hoá trị hơn thế. Vi dụ : Nitơ có các số
OXH như :-3, 0, +1, +2, +4, +5 khá bền (+3 không bền).
Tuy nhiên khả năng tạo ra các số OXH là khác nhau, cụ thể là: khả năng tạo ra số OXH âm giảm
dần từ Nitơ đến Bitmut, đồng thời số oxi hoá dương tạo ra càng bền (do đó mà tính oxi hoá trong nhóm
giảm dần, tính khử tăng dần theo chiều đó) : Nitơ dễ dàng tạo ra số OXH –3 bền với Hidro hoặc với
kim loại, đến Photpho, khả năng này thể hiện kém hơn (hợp chất NH3 bền hơn nhiều so với hợp chất
PH3), và đến các nguyên tố sau người ta chưa tìm ra được các số OXH âm của các nguyên tố này trong
hợp chất. (Ví dụ: Bi không có số OXH âm). Điều này hoàn toàn phù hợp với cấu tạo nguyên tử của các
nguyên tố đã nói ở trên: bán kính nguyên tử tăng dần, khả năng chắn electron của lớp vỏ đối với hạt
nhân càng tăng (hằng số chắn tăng) khi ĐTHN tăng, làm cho khả năng giữ electron ở lớp vỏ của nguyên
tử giảm dần, thuận lợi cho việc bỏ bớt electron mặc dù đó là nguyên tố nhóm VA.
Số oxi hoá bền của chúng thường là -3 và +3, khi đó chúng thường tạo nên các cặp electron
dùng chung (lk cộng hoá trị), và cặp electron tự do còn lại thường tạo nên liên kết cho – nhận với các
nguyên tố có độ âm điện lớn . Ví dụ: Nitơ tạo ra ion NH4+.
Khác với Nitơ, các nguyên tố P, As, Sb, Bi còn có các obital AO-d trống nên còn có khả năng
tạo 2 liên kết cộng hoá trị nữa. Như vậy số OXH cao nhất chung đạt được là +5. Đây là một số OXH
đặc biệt quan trọng đối với các hợp chất có chứa oxi.

2
*Tính axit-bazơ:
Từ Nitơ --->Bitmut, tính axit của các oxit giảm dần, còn tính bazơ tăng lên.
*Sự tạo thành liên kết:
Nitơ có khả năng tạo liên kết  kiểu p-p, nghĩa là có khả năng tạo liên kết bội giống như ở
Cacbon. Hơn thế, Nitơ còn tạo liên kết bội với Carbon trong xinua – CN, và với 0xi trong N=O. Còn
các nguyên tố P, As, Sb, và Bi không có khả năng tạo liên kết  kiểu p-p, mà có thể tạo ra kiểu liên kết 
kiểu p->d nhờ các nguyên tử này có các obital AO-d trống. Do vậy Nitơ điều kiện thường tồn tại dạng
phân tử N2 với liên kết ba: NN, còn các nguyên tố khác ở dạng phân tử A4 với 4 liên kết đơn A—A.
Khả năng tạo mạch A—A là không đặc trưng cho Nitơ, nhưng hay gặp ở các nguyên tố còn lại
trong nhóm dưới dạng đơn chất và hợp chất… đồng thời khả năng đó giảm nhanh từ P---> Bi. Điều này
là do độ bền giảm dần của liên kết đơn A—A: N--N: 169; P--P: 214,6; As—As: 133,3; Sb—Sb: 126,3
và Bi—Bi: 104,5 kj/mol.
Các nguyên tố nhóm VA có số phối trí tăng lên N-->Bi: nitơ tạo ra số phối trí 3,4 trong
NCl3/NF3/NH+ 4…photpho tạo nên PCl5, PF6…còn antimon tạo nên anion Sb(OH)6--. Mặt khác số phối
trí cao của P, As, Sb còn có thể được làm bền bởi khả năng tạo liên kết  kiểu p -> d.

---------------------------------------------------------
ĐƠN CHẤT

A/ NITƠ (N2).
I. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý.
Nitơ thiên nhiên là hỗn hợp của đồng vị : 14N và 15N với tỉ lệ 272:1. Đồng vị 15N thường dùng
trong phương pháp đánh dấu nguyên tử và có thể đưa vào axit HNO3 với tỉ lệ 99,8%.
Nitơ tồn tại chủ yếu dưới dạng phân tử N2. Phân tử đó có cấu hình electron :
(1s)2 (1s*)2 (2s )2 (2s*)2 (z) 2x2y2
nghĩa là có một liên kết 3 :
:N  N:
Liên kết 3 đó có năng lượng 946 kJ/mol, độ dài là 1,095 A0.
Năng lượng liên kết rất lớn giải thích được tính trơ của phân tử N2, và giải thích tại sao đa số hợp
chất đơn giản của N2, mặc dù trong đó chứa các liên kết bền, nhưng đều là hợp chất thu nhiệt.
So sánh năng lượng (kcal/mol) của các liên kết sau đây:
C - C 82,6 N - N 38,4
C = C 145,8 N = N 97,6
C  C 199,6 N  N 225,8
Nhận thấy liên kết ba N - N bền gấp sáu lần liên kết đơn N - N trong khi đó liên kết ba C - C chỉ
bền gấp 2,5 lần liên kết đơn C - C. Cho nên nitơ đặc biệt trơ hơn nhiều so với axetylen có liên kết ba - C
 C - . Chẳng hạn nitơ không có khả năng tham gia phản ứng kết hợp như axetylen.
Chiếm 78,03% thể tích của không khí (trong các bài toán thường lấy khoảng 80%). Một khoáng
vật của Nitơ là diêm tiêu natri (NaNO3). Có trong mọi sinh vật dưới dạng hợp chất hữu cơ phức tạp…
như protein, axit nucleic….Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng chính đối với thực vật, bởi
vậy những lượng lớn hợp chất của Nitơ được thường xuyên cung cấp cho đất dưới dạng phân đạm để
nuôi các cây trồng. Trong nước mưa có một lượng nhỏ axit Nitrơ và axit nitric được tạo nên do hiện
tượng phóng điện trong khí quyển.
Nitơ là một khí không màu, không mùi, không vị và hơi nhẹ hơn không khí. Nó không duy trì sự
cháy và sự sống. Nó còn có một tên khác là azot (tiếng Hi Lạp có nghĩa là không duy trì sự sống). Nó rất
khó hoá lỏng ( t0s=-1960C) và rất khó hoá rắn ( t0nc=-2100C). Do có nhiệt độ sôi rất thấp , nitơ lỏng được
sử dụng trong CN và PTN để tạo ra môi trường nhiệt độ thấp. Nitơ ít tan trong nước và các dung môi
khác (ở điều kiện thường, 1 lít nước hoà tan được 0,015 lít khí nitơ).
II. Tính chất hoá học.

3
Do có năng lượng liên kết lớn, phân tử N2 bền với nhiệt, ở 30000C chưa phân huỷ rõ rệt. Nhiệt
độ thường là một trong những chất trơ nhất, nhưng ở nhiệt độ cao, nó trở nên hoạt động và nhất khi có
xúc tác.
Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn (chỉ nhỏ hơn độ âm điện của flo, oxi, clo). Tuỳ thuộc vào chất
phản ứng mà nitơ thể hiện tính oxi hoá hay tính khử. Tuy nhiên tính oxi hoá vẫn trội hơn.
1. Tính oxi hoá:
a) Tác dụng với hiđro:
Ở nhiệt độ trên 4000C, áp suất cao và có xúc tác bột Fe, nitơ tác dụng trực tiếp với với hiđro tạo ra khí
amoniac theo phản ứng. 0
(500 C, 320atm, Fe)
N2 + 3H2 2NH3 ∆H = - 92kJ
+ Nêu các yếu tố (nhiệt độ, xúc tác, áp suất) ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng tổng
hợp NH3. Các điều kiện như nhiệt độ, áp suất, lượng chất để phản ứng tổng hợp đạt hiệu suất cao.
- Nhiệt độ: Do phản ứng là toả nhiệt, nên khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ,
nhưng để đạt hiệu suất cao thì phản ứng tổng hợp NH3 giữ ở nhiệt độ khoãng 5000C, vì nếu ở nhiệt độ
thấp hơn thì tốc độ phản ứng xảy ra chậm hoặc thậm chí không xảy ra, còn ở nhiệt độ cao thì cân bằng
chuyển dịch theo chiều nghịch.
- Áp suất: Do phản ứng tỏng hợp NH3 làm giảm áp suất (giảm số mol khí), nên để phản ứng tổng hợp
NH3 đạt hiệu suất cao (chuyển dịch theo chiều thuận) thì ta phải tăng áp suất (bằng cách giảm dung
tích của bình). Hiện nay điều tổng hợp NH3 ở nước ta áp suất dùng ở 320 atm. Nếu áp suất cao quá thì
không an toàn cho người sản xuất và NH3 hoá lỏng.
- Lượng chất: Trong phản ứng tổng hợp NH3 đạt hiều suất cao người ta cho N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1:3.
b) Tác dụng với kim loại:
Nhiệt độ thường, nitơ chỉ phản ứng với Li, tạo thành muối liti nitrua:
6Li + N2 → 2Li3N
Nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với một số kim loại hoạt động, như Ca, Mg, Al, ...
Al + N2 AlN (nhôm nitrua)
* Nhận xét:
+ Trong các phản ứng nitơ tác dụng với hiđro, kim loại cho thấy số oxi hoá của nitơ giảm từ 0 xuống -
3, vì vậy nitơ thể hiện tính Oxi hoá.
+ Nitrua kim loại là nitrua ion, nên chúng bị thuỷ phân mạnh tạo ra NH3 và hiđroxit.
Ví dụ:
Li3N + 3H2O → NH3 + 3LiOH
Còn nitrua với một số phi kim là nitrua cộng hoá trị, chúng bền với nước, axit ở điều kiện thường.
2. Tính khử:
Ở nhiệt độ khoảng 30000C (hoặc nhiệt độ của lò hồ quang điện, hoặc khi trời có sấm sét) cho thấy nitơ
phản ứng với oxi tạo ra khí NO theo phản ứng:
N2 + O2  2NO ∆H = + 180kJ
khử
(Phản ứng trên không tạo ra được N2O, N2O3 hoặc N2O5)
Khí NO không màu, không bền và dễ dạng tác dụng ngay với oxi trong không khí tạo ra khí NO 2(nâu),
sau đó lại thấy màu nâu đỏ là do cân bằng:
2NO2(nâu)  N2O4(không màu)
Viết các phương trình phản ứng giải thích hiện tượng mưa axit:
Khi trời mưa có sấm sét xảy ra các phản ứng:
N 2 + O2  2NO (do có sấm sét)
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
III. Điều chế và ứng dụng.
+ Trong công nghiệp : Trong CN, người ta điều chế nitơ bằng cách chưng cất phân đoạn không khí
lỏng (cũng dùng cách này để điều chế oxi): Không khí được làm sạch khỏi bụi bặm, làm lạnh sơ bộ để

4
loại CO2 và hơi nước, sau đó được nén tới áp suất 150 atm và làm lạnh tới – 200 0C để hoá lỏng toàn bộ
không khí, sau đó nâng dần nhiệt độ lên - 1960C để nitơ bay ra và -1830C để oxi bay ra.
Trong tự nhiên, nitơ được đồng hoá bởi 1 số vi sinh vật, vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây
họ đậu.
+ Trong PTN : nitơ tinh khiết được điều chế bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hoà muối amoni
nitrit theo phản ứng:
NH4NO2 → N2 + 2H2O
Có thể thay NH4NO2 bằng hỗn hợp bão hoà của muối : NH4Cl + NaNO2.
Còn nitơ rất tinh khiết được điều chế bằng phản ứng nhiệt phân azit:
2NaN3 → 2Na + 3N2
- Lợi dụng tính hoạt động kém của nitơ, người ta dùng khí nitơ làm khí quyển trơ trong luyện
kim, trong CN điện tử và CN thực phẩm. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mãu sinh vật
khác. Hơn thế, các hợp chất của nitơ có vai trò quan trọng trong sự sống của sinh vật, đặc biệt là thực
vật, dùng làm các loại phân đạm, ...
B/ PHOTPHO (P).
I. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý.
Là nguyên tố phổ biến trong thiên nhiên, chiếm khoảng 0,04% tổng số nguyên tử trong vỏ Trái
đất. Tập trung chủ yếu dưới 2 dạng khoáng chính là photphorit: Ca3(PO4)2 và apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2.
Nước ta có mỏ mỏ apatit lớn ở Lào Cai, một số mỏ photphorit ở Thái Nguyên, Thanh Hoá. Ngoài ra,
photpho còn có trong protein thực vật (hạt, quả, ...); trong xương, răng, bắp thịt, não, ... của người và
động vật.
Có 3 dạng thù hình: P trắng, P đỏ và P đen:
- Photpho trắng là khối trong suốt trông giống như sáp, có mạng lưới lập phương, mắt xích là các
phân tử P4 liên kết nhau bằng lực Vandevan, dễ nóng chảy (t0nc= 44,10C) và dễ bay hơi (t0sôi=2570C),
mềm và dễ tan trong các dung môi không phân cực. Hơi photpho trắng có mùi tỏi và có thể chưng cất ở
1000C. Photpho trắng hết sức độc, liều lượng làm chết người là 0,1g. Dưới tác dụng của ánh sáng hoặc
nhiệt (2500C) nó chuyển dần sang một dạng bền hơn là P đỏ.
P trắng (mạng tinh thể) P4 P2 nguyên tử P.

Hình 1: Hình ảnh phân tử P4

- Photpho đỏ: (còn gọi là photpho tím) là chất bột màu đỏ, nóng chảy ở 6000C, dưới áp suất cao
hơn, nó thăng hoa ở 6000C tạo thành hơi với những phân tử P4. Hơi này mà ngưng tụ lại được photpho
trắng. Photpho đỏ ở dạng polime ở nhiều dạng cấu trúc khác nhau đến nay vẫn chưa xác định được. Tuỳ
theo cách điều chế mà dạng thu được có cấu trúc khác nhau, màu sắc biến đổi từ đỏ đến tím. Không độc.
- Photpho đen: tạo nên khi đun nóng P trắng ở 2200C - 3700C trong khoảng 8 ngày, hoặc đun
dưới áp suất cao (12000 atm). Photpho đen cũng ở dạng polime có mạng lưới nguyên tử. Mỗi nguyên tử
P liên kết với ba ngyuên tử P khác bằng liên kết cộng hoá trị, độ dài liên kêt P-P là 2,18 A0. Mạng lưới
đó có kiến trúc lớp hơi giống than chì. Photpho đen là chất bán dẫn, bền hơn P đỏ và P trắng. Nó khó
nóng chảy và không tan trong dung môi nào cả. P đen là chất bán dẫn, không độc.
II. Tính chất hoá học.
So với nitơ, photpho hoạt động hơn mặc dù độ âm điện của P nhỏ hơn của N. Sở dĩ như vậy vì
bình thường N và P tồn tại dạng N2 và P4, liên kết P—P trong P4 kém bền hơn nhiều so với liên kết N
—N trong N2. Hơn nữa, P có thể ở trạng thái kích thích với 5 electron độc thân --> có thể tạo 5 liên kết
cộng hoá trị.
Mặt khác, do có nhiều dạng thù hình mà tính chất của chúng phụ thuộc vào từng dạng thù hình
đó. P trắng hoạt động nhất-> P đỏ->P đen.

5
Trong phản ứng hoá học, tuỳ theo chất tham gia mà photpho có thể là chất oxi hoá (tạo ra hợp
chất trong đó photpho có số oxi hoá là - 3), hoặc là chất khử (tạo ra hợp chất trong đó photpho có số oxi
hoá là + 3 hoặc +5).
1. Tính oxi hoá:
Photpho chỉ thể hiện rõ rệt tính oxi hoá khi tác dụng với một số kim loại hoạt động, tạo ra phôtphua
kim loại.
Ví dụ: Phản ứng của Na, Ca, Zn, ...
Các photphua cũng dễ bị thuỷ phân tạo ra photphin (PH3), hoặc điphotphin (P2H4).
2. Tính khử:
Photpho thể hiện tính khử khí tác dụng với phi kim hoạt động, như oxi, ozon, halogen, lưu huỳnh,
cũng như chất oxi hoá mạnh khác.
a) Tác dụng với phi kim:
+Tác dụng với oxi:
Phản ứng tổng quát dạng đơn giản:
+ Thiếu oxi: 4P + 3O2 → 2P2O3
+ Dư oxi: 4P + 5O2 → 2P2O5
Viết công thức electrron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: P 2O3, P2O5, P4O6, P4O10 theo công
thức của Lewis:
VD: P trắng + O2 ngay điều kiện thường, bốc cháy ở 400C.
P đỏ + O2 ở 2500C……. P đen + O2 ở trên 4000C.
(Viết đúng là P4, phản ứng có thể viết tạo ra P4O6 hoặc P4O10)
Điều kiện thường, P trắng bị oxi hoá từ từ và phát ra ánh sáng màu lục yếu thấy được trong bóng
tối, gọi là “lân quang”. Đó là năng lượng của phản ứng hoá học, ngoài ra quá trình oxi hoá chậm đó còn
tạo ra ozon O3, theo phản ứng:
P + O2 → PO + O
O + O2 → O3
+ Tác dụng với phi kim khác: P cũng phản ứng với halogen, S, … cho sản phẩm tương tự oxi.
Ví dụ: Cho khí clo đi qua photpho nóng chảy, sẽ thu được các hợp chất photpho clorua.
- Thiếu clo: 2P + 3Cl2 → 2PCl3 (photpho triclorua)
- Dư clo: 2P + 5Cl2 → 2PCl5 (photpho pentaclorua)
(Dựa theo thuyết VB và giải thích dạng hình học hai phân tử trên theo mô hình VSEPR)
b) Tác dụng với các hợp chất:
+ Photpho tác dụng dễ dàng với các hợp chất có tính oxi hoá mạnh như KClO 3, KNO3, K2Cr2O7, ...
HNO3, H2SO4(đặc), ...
Viết các phương trình phản ứng của P với các chất trên (với các muối là do quá trình phân huỷ của
muối tạo ra oxi, oxi tạo ra oxi hoá P tạo ra oxit, còn axit oxi hoá P tạo ra axit):
6P + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl
2P + 5KNO3 P2O5 + 5KNO2
6P + 10K2Cr2O7 10K2CrO4 + 5Cr2O3 + 3P2O5
P + 5HNO3(đặc) → H3PO4 + 5NO2 + H2O
2P + 5H2SO4(đặc) → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
+ Photpho trắng có thể giải phóng kim loại ra khỏi dung dịch muối của vàng, bạc và đồng.
Ví dụ:
2P + 5CuSO4 + 8H2O → ....................................................
2P + 5CuSO4 + 8H2O → 5Cu + 2H3PO4 + 5H2SO4
+ Nhiệt độ cao (8000C) P đỏ phản ứng được hơi nước tạo H3PO4 khi có xúc tác (Pt hoặc Cu):
2P + 8H2O → 2H3PO4 + 5H2
+ Photpho tương tác với dung dịch kiềm chúng vừa thể hiện tính oxi hoá và tính khử:
4P + 3KOH + 3H2O → PH3 +3KH2PO4
* Kết luận: P nói chung vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, tuy nhiên tính chất cơ bản là tính khử.

6
III.2.3. Điều chế và ứng dụng.
- Trong CN người ta sản xuất P bằng cách nung hỗn hợp photphorit + cát + than cốc ở 1500 0C
với điện cực bằng than:
2Ca3(PO4)2 + 6SiO2 → 6CaSiO3 + P4O10
P4O10+ 10C → 10CO + P4
- Vai trò: có vai trò quan trọng đối với sự sống, cùng với nitơ, cacbon và oxi cấu thành nên
protein động vật và thực vật. Được thực vật tích tụ lại chủ yếu trong hạt và quả. Photpho chiếm 1,16%
khối lượng cơ thể người. Trong đất để đảm bảo lượng photpho người ta thường bón phân lân cùng với
phân đạm, kali, …Thức ăn chiếm nhiều photpho là phomat, lòng đỏ trứng, đậu, … Mỗi ngày trung bình
một người cần bổ sung khoảng 1 – 1,2g photpho.
C/ ASEN (As)
I. Tính chất hoá học:
Trong không khí, ngay ở nhiệt độ thường As đã bị oxi hoá trên bề mặt , và khi đun nóng thì cháy
tạo oxit:
4As + 3O2 → 2 As2O3
Phản ứng được với các halogen:
2As + 3Cl2 → 2 AsCl3
Phản ứng được với các kim loại kiềm, kiềm thổ và kim loại khác --> asenua, với một số kim loại
thì lại tạo nên hợp kim.
Do có thế điện cực dương nên không tan trong axit HCl, nhưng tan trong HNO 3 và biến thành
axit asenic H3AsO4:
3As + HNO3 + 2H2O → 3 H3AsO4 + 5 NO
Ngoài ra asen còn có tính chất mà các nguyên tố khác không có: tan trong kiềm (nóng chảy).
2As + 6NaOH → 2Na3AsO3 + 3H2
II. Điều chế và ứng dụng.
Điều chế asen, người ta đốt cháy khoáng vật sunfua của nó trong không khí để lấy oxit, rồi dùng
than khử oxit thành kim loại
2As2S3 + 9O2 → SO2 + 2As2O3
As2O3 +3C → 3CO +2As
D/ ANTIMON (Sb) VÀ BITMUT (Bi)
Trong điều kiện thường Sb không bị biến đổi, Bi bị oxi hoá tại thành oxit giống asen:
4Bi + 3O2 → 2 Bi2O3
Cả hai nguyên tố đều phản ứng được với các halogen (bốc cháy).
2E + 3Cl2 → 2 ECl3
Phản ứng được với các kim loại kiềm, kiềm thổ và kim loại khác --> antimonua, bitmutua, với
một số kim loại khác nữa thì lại tạo nên hợp kim.
Do có thế điện cực dương nên cả Sb, Bi không tan trong axit HCl, nhưng tan trong HNO 3 và
biến thành axit meta-antimonic HSbO3, còn Bitmut thể hiện như một kim loại, tạo thành muối nitrat
Bi(NO3)3:
3Sb + HNO3 → 3 HSbO3 + 5 NO + H2O
Bi + 4HNO3 → Bi(NO3)3 + NO + 2H2O

HỢP CHẤT

I. HỢP CHẤT CỦA NITƠ.


I.1- Hợp chất với Hidro.
1. Amoniac (NH3)
1.1- Trạng thái thiên nhiên.
Trong thiên nhiên khí amoniăc sinh ra trong quá trình thối rữa các protit trong xác các sinh vật,
trong quá trình phân huỷ ure trong chất bài tiết của sinh vật dưới tác dụng của 1 số vi khuẩn.
Nó là sản phẩm phụ, thu được trong các quá trình sản xuất than cốc và khí thắp.

7
1.2- Cấu tạo phân tử:
Cấu trúc phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác mà đáy là một tam giác đều:
N
0
độ dài liên kết N-H : 1,02A
góc liên kết HNH : 1070
năng lượng trung bình: 385 kJ/mol H H
momen lưỡng cực  = 1,48 D
(Phân tử phân cực) H
Hình 1: Cấu trúc phân tử NH3
1.3- Tính chất vật lý.
Là một khí không màu, mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí. t0nc = - 77,750C, t0s=-33,350C. Là
phân tử có cực, nên dễ tan trong nước ( 1lít nước ở 20 0C hoà tan được khoảng 800 lít khí NH3), dung
dịch NH3 đậm đặc thường có nồng độ 25% và D = 0,91 g/ml. (Thí nghiệm hoà tan của khí NH 3 ở hình
2.3 - trang 42 - SGK BNC). Hiện tượng tan nhiều của NH 3 được giải thích bằng
sự tạo thành liên kết hidro giữa phân tử NH3 với phân tử H2O và phân tử NH3 phân cực mạnh.
Do có cực tính lớn nên các phân tử NH3 có thể kết hợp nhau bằng liên kết hidro nên nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi và nhiệt hoá hơi của NH3 quá cao so với các hợp chất tương tự.
Cũng giống như nước, amoniac dạng lỏng nó tự điện ly :
2NH3 ⇌ NH4+ + NH2- K-50 C=CNH4+. CNH2- =2.10-33 (rất bé)
axit bazơ
Ví dụ phản ứng trung hoà giữa axit-bazơ trong NH3 lỏng là :
KNH2 + NH4Cl → KCl + 2NH3
Những chất Zn(NH2)2, Al(NH2)3 … tan được trong axit và bazơ nên chúng là chất lưỡng tính.
Amoniăc lỏng có thể thể hoà tan các kim loại kiềm và kiềm thổ, tạo nên dd có màu xanh thẫm.
1.4- Tính chất hoá học:
a) Tính bazơ yếu:
Nó là chất khá hoạt động, với cặp electron tự do nó có thể kết hợp với nhiều chất.
+ Tác dụng với H2O: Khi NH3 tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của
nước tạo thành ion NH4+ và dung dịch có tính bazơ theo cân bằng:
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH - Kb = 1,8.10-5
Chúng ta không viết sản phẩm là NH4OH vì không tồn tại phân tử này.
Khi cho quỳ tím hay phenolphtalein vào dung dịch NH 3 thì OH- trong dung dịch tác dụng với quỳ
tím, với phenolphtalein làm đổi sang màu xanh, xuất hiện màu hồng. Dựa vào tính chất trên có thể dùng
giấy quỳ ẩm, hoặc giấy ẩm có thuốc thử phenolphtalein để nhận ra khí NH3.
(Làm các bài tập trong phần phản ứng axit - bazơ có liên quan tới NH3)?
+ Tác dụng với các axit: NH3 dạng khí hay dung dịch kết hợp dễ dàng với các axit mạnh tạo ra muối
amoni.
Ví dụ: Viết các phương trình phản ứng của NH 3 (có thể là khí hoặc dung dịch) với các axit HCl,
HNO3, H2SO4, H3PO4 theo tỉ lệ mol khác nhau ?.
...................................................................................................................................................................................
..................
+ Tác dụng với dung dịch muối:
Các dung dịch muối của các kim loại từ Mg trở về sau trong dãy thế điện hoá (...) tác dụng với NH 3
(có thể là khí hoặc dung dịch) tạo ra hiđroxit kết tủa.
Ví dụ:
Mg2+ + NH3 + H2O
Al3+ + NH3 + H2O
Tổng quát: Mn+ + NH3 + H2O
Mg2+ + 2NH3 + 2H2O ⇌ Mg(OH)2↓ + 2NH4+ K = Ks.Kb2 = 101,38
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+ K = Ks.Kb3 = 1018,12 (rất lớn)
Tổng quát: M + nNH3 + nH2O → M(OH)n + nNH4+ K = Ks.Kbn = 10m
n+

8
Nhận xét: Muối của các ion Al3+, Mn2+, Cr2+, Cr3+, Fe2+, Fe3+, Sn2+, Pb2+, ... (các ion kim loại không tạo
phức với NH3) được kết tủa hoàn với NH3 dưới dạng hiđroxit vì có hằng số cân bằng rất lớn. Còn muối
Mg2+ không kết tủa hoàn toàn với NH3 dưới dạng hiđroxit vì có hằng số cân bằng không lớn.
b) Phản ứng tạo phức:
+ Phản ứng hoà tan một số hiđroxit, muối:
- Các hiđroxit M(OH)n (M là Cu, Ag, Zn, Cd, Hg, Co, Ni: là kim loại nhóm IB, IIB, Co, Ni) tan được
trong dung dịch NH3 do phản ứng tạo phức tan được trong nước.
CuOH + 2NH3(dư) → [Cu(NH3)2] + + OH-
Ag2O + 4NH3(dư) + H2O → 2[Ag(NH3)2] + + 2OH-
Cu(OH)2 + 4NH3 (dư) → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Co(OH)2 + NH3 (dư) → [Co(NH3)6]2+ + 2OH-
+ Đánh giá khử năng hoà tan của muối AgCl, AgBr, AgI trong dung dịch NH 3: ? (dựa theo tổ hợp
các cân bằng)
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Cl- K1 = Ks.β2= 10-10.107,24 = 10-2,76
AgBr + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Br- K2 = Ks.β2= 10-12,3.107,24 = 10-5,06
AgI + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + I- K3 = Ks.β2= 10-16.107,24 = 10-8,76
Nhận xét: Theo các cân bằng trên cho thấy: K1 không quá bé, trong đó phức lại bền nên AgCl tan được
trong dung dịch NH3. AgBr, đặc biệt là AgI có hằng số cân bằng rất nhỏ nên coi như AgBr, AgI không
tan được trong NH3. Dựa vào tính chất trên có thể tách AgCl ra khỏi hỗn hợp.
+ Nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình phản ứng khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch
muối Cu2+, muối Zn2+ (muối của các ion kim loại tạo ra hiđroxit tan được trong dung dịch NH3) và khi
nhỏ ngược lại.
- Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch muối Cu2+, thấy vừa có kết tủa màu xanh và dung dịch có
màu xanh đậm. Sau đó kết tủa lại tan dần đến hết và chỉ thấy dung dịch màu xanh đậm. Do các phản
ứng sau:
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2(xanh) + 2NH4+
Cu2+ + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+(xanh đậm)
Phản ứng trên có thể cho rằng là phản ứng axit - bazơ theo thuyết Liuyts.
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Nếu nhỏ dung dịch muối Cu2+ vào dung dịch NH3 chủ yếu thấy dung dịch màu xanh đậm dần, do
phản ứng:
Cu2+ + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+(xanh đậm)
NH3 có thể kết hợp với nhiều muối kim loại --> amoniacat dạng tinh thể như CaCl 2.8NH3,
CuSO4.4NH3…Các amoniacat cũng giống như các hidrat trong tinh thể ngậm nước.
c) Tính khử:
Do nitơ trong NH3 có số oxi hoá thấp nhất của nitơ là -3, nên NH3 có thể hiện tính khử khi gặp các
chất oxi hoá như : O2, X2, các oxit kim loại, …
+ Tác dụng với oxi:
Khi đốt khí NH3 trong khí O2 cho thấy ngọn lửa màu vàng (Hình 2.5 - trang 43):
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
Nếu thổi nhanh hỗn hợp khí NH3 và O2 qua xúc tác Pt (ở 8500C) thì tạo ra NO và H2O:
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
Phản ứng trên là một trong các phản ứng để điều chế axit HNO3 trong công nghiệp, khi đó NH3 được
đốt với oxi trong không khí.
+ Tác dụng với halogen (Xem phần halogen):
- Flo:
3F2(k) + 4NH3(k) → NCl3(k) + 3NH4F
- Clo và brom oxi hoá mãnh liệt NH3 ở trạng thái khí và trong dung dịch:
Ví dụ:
. Nếu thực hiện phản ứng trong trong pha khí:
2NH3(k) + 3Cl2(k) → N2(k) + 6HCl(l)

9
(NH3 + HCl → NH4Cl). Có khói trắng là các hạt NH4Cl tạo ra có màu trắng.
. Nếu thực hiện phản ứng trong trong hệ dung dịch:
8NH3(dd) + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
Nếu clo dư: 3Cl2 + NH4Cl → NCl3 + 4HCl
- Iot tác dụng với dung dịch NH3 tạo nên kết tủa màu đen do phản ứng:
3I2 + 2NH3 → NI3NH3 + 3HI
(NI3NH3 dạng khô dễ bị nổ khi va trạm)
+ Tác dụng với oxit kim loại: NH3 khử được một số oxit của kim loại kém hoạt động tạo ra kim loại,
nitơ và nước.
Ví dụ: Cho khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO, nung nóng thấy có màu đỏ xuất hiện theo phản ứng:
2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2O
+ Tác dụng với kim loại:
Ở nhiệt độ cao, những nguyên tử hidro trong phân tử amoniăc có thể được lần lượt thay thế bằng
các nguyên tử kim loại hoạt động --> amiđua (nhóm NH2-), imiđua (nhóm NH2-), nitrua (N3-):
- Tác dụng với kim loại kiềm tạo ra amiđua và hiđro:
Ví dụ: Phản ứng của Na với khí NH3 ở 3000C:
2Na + 2 NH3 2NaNH2 + H2
Các amiđua có tính bazơ mạnh, dễ bị thuỷ phân hoàn toàn tạo ra .......... và ....... theo phản ứng:
NaNH2 + H2O → NaOH + NH3
- ở 8000C nhôm tác dụng với khí NH3 tạo ra nhôm nitrua và hiđro:
2Al + 2NH3 2AlN + 3H2
AlN + 3H2O → Al(OH)3 + NH3
* Giải tích tính bazơ của amiđua, imiđua và nitrua:
* Giải tích tính bazơ của amiđua, imiđua và nitrua: Các ion này có kích thước nhỏ, điện tích âm lớn, nên
dễ dàng nhận proton của nước, vì vậy có tính bazơ rất mạnh.
1.5- Điều chế.
a) Trong phòng thí nghiệm:
Muốn điều chế nhanh một lượng khí NH3 ở trong phòng thí nghiệm người ta có thể đem đung nóng
dung dịch NH3 đậm đặc. Nếu không có dung dịch NH3 đậm đặc, ta có thể cho muối amoni tác dụng với
bazơ kiềm mạnh khí đun nóng nhẹ.
Ví dụ: Cho Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch muối NH4Cl:
2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O
Trước đây người ta tạo ra amoniăc bằng cách:
CaCN2 + 3H2O → CaCO3 + 2NH3↑
Khí NH3 bay ra từ dung dịch có lẫn hơi H2O. Có thể dùng hoá chất nào sau đây để là khô khí (tinh chế
NH3)?
Bột CaO, bột P2O5, axit H2SO4(đậm đặc), CaCl2(khan), CuSO4(khan), NaOH(rắn), ...
(Đánh dấu vào chất dùng được?)
b) trong công nghiệp:
Trong CN, ngày nay người ta dùng phương pháp hiện đại hơn nhiều là tổng hợp nó từ N 2, H2 trong
các điều kiện nhất định. Phương pháp này do F.Haber đề ra năm 1904 được tặng giải Noben năm 1919.
N2 + 3H2  2NH3 H0 = - 92kJ/mol ;
S0 = -96,3 J/mol.độ
Nếu có xúc tác, nhiệt độ cần dùng là : 4500C – 5000C, áp suất cần dùng là 200 – 300 atm, tỉ lệ
N2, H2 đúng theo tỉ lệ trong phương trình phản ứng. Dùng xúc tác Fe kim loại được hoạt hoá bằng hỗn
hợp Al2O3 và K2O.
Hiệu suất chuyển hoá NH3 là 20  25%.
Nếu không cần xúc tác, lúc này nhiệt độ khoảng : 8500C.
áp suất rất cao : 4500 atm
(Xem sơ đồ tổng hợp NH3 ở hình 2.6 trang 45)
1.6- Ứng dụng:

10
Amoniac có ứng dụng rất nhiều, như:
+ Làm chất gây lạnh trong máy lạnh.
+ Sản xuất axit HNO3.
+ Điều chế các loại phân đạm: Đạm ure ((NH2)2CO). NH4NO3, (NH4)2SO4, ...
+ Điều chế hiđrazin (N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa.
...................................................
2. Muối amôni và gốc amoni (NH4+).
2.1- Cấu tạo ion amoni.
Ion NH4+ có cấu tạo hình tứ diện đều với 4 nguyên tử H ở 4 đỉnh, nguyên tử N ở trung tâm:

+ Bán kính của cả ion NH4+ (1,43A0)


gần tương đương với bán kính các ion
kim loại kiềm Rb+, K+(1,48A0-1,44A0).
Vấn đề đặt ra là có gốc NH4+ tự
do giống như ion kim loại kiềm tự
do hay không ?
Hình 4: ion NH4+

Hiện nay người ta chưa tách được riêng ra ion NH 4+ dạng tự do, nhưng vẫn có dẫn chứng chứng
minh được sự tồn tại của nó, mặc dù nó rất kém bền (đó là khi điện phân dung dịch muối amoni trong
NH3 lỏng, ở –950 C, cực âm làm bằng Hg thì thu được NH4+ tan trong Hg dạng khối mỡ nhờn).
Về mức độ hoạt động, nó kém hơn kim loại kiềm, nhưng mạnh hơn đồng.
2.2- Muối amoni.
Do cấu tạo gốc amoni như vậy, nên muối amoni giống với muối kim loại kiềm. Muối amoni
đồng hình với muối kim loại kiềm, cùng có kiến trúc kiểu NaCl (hay kiểu CsCl). Chúng cũng dễ tan và
phân ly hoàn toàn trong nước.
Mặt khác, NH4+ còn có những tính chất khác so với ion kim loại kiềm như :
a) Phản ứng thuỷ phân: khả năng bị thuỷ phân trong nước (ion kim loại kiềm không có khả năng này)
cho môi trường axit yếu:
NH4+ + H2O NH3 + H3O+ K=10-9,24
Với nồng độ của muối amoni với gốc axit mạnh không quá bé, cho thấy muối amoni làm xanh quỳ
tím, làm cho metyl da cam ngả sang màu vàng, ...
b) Tác dụng với dung dịch bazơ kiềm đặc:
Nhỏ dung dịch muối amoni vào dung dịch bazơ kiềm mạnh thu được muối, NH3 và H2O.
Ví dụ: NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O
(NH4)2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
Phương trình ion của hai phản ứng trên:
NH4+ + OH-  NH3 + H2O
* Bản chất của phản ứng trên là sự cho (do ion NH4+), nhận (do ion OH-) proton (thuộc phản ứng axit -
bazơ).
Hiện tượng của phản ứng là dung dịch có mùi khai, nếu đun nóng thì có bọt khí và mùi khai.
c) Phản ứng nhiệt phân: Các muối amoni khác với muối kim loại kiềm là đều kém bền với nhiệt, tuỳ
vào gốc axit đi với nó, mà sản phẩm nhiệt phân muối amoni có thể khác nhau:
+ Muối amoni chứa gốc axit không có tính oxi hoá khi đun nóng (xem thí nghiệm ở hình 2.7 trang 46)
bị phân huỷ thành NH3.
- Muối NH4X (X: F, Cl, Br, I)
Ví dụ khi đun (ở 3500C) tinh thể NH4Cl không thấy nóng chảy mà thăng hoa tạo ra hao khí NH3 và
HCl. Hai khí này ở điều kiện thường lại dễ phản ứng với nhau tạo thành tính thể trắng. Dựa vào tính chất
này trong chiến tranh các chất nổ có thể cho thêm NH4Cl để tạo ra khói mù mịt.
Khi đun nóng, NH4Cl có thể tương tác với các oxit kim loại. Với oxit của kim loại kem hoạt động thì
NH3 tạo ra khử được oxit kim loại thành kim loại.
11
Ví dụ: Viết phản ứng khi nung nóng NH4Cl với CuO hoặc ZnO:
4CuO + 2NH4Cl N2 + 3Cu + CuCl2 + 4H2O
ZnO + 2NH4Cl ZnCl2 + 2NH3 + H2O
Dựa vào tính chất trên, người ta dùng NH4Cl để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
- Các muối cacbonat, muối hiđrocacbonat bị phân huỷ chậm ở nhiệt độ thường:
(NH4)2CO3  NH3 + NH4HCO3
NH4HCO3  NH3 + CO2 + H2O
Do trong đó có sự cho nhận H + của ion NH4+ với ion CO32-, HCO3-, khí đun NH3 bay ra, sự cho nhận
H+ xảy ra càng dễ.
+ Muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hoá mạnh thì N-3 (trong NH4+) sẽ bị oxi hoá thu được N2, hoặc
oxit của nitơ. (Có thể hiểu phản ứng là ban đầu muối phân huỷ ra NH 3 và axit tương ứng, sau đó NH3 bị
oxi hoá bởi axit).
Ví dụ: Viết phản ứng nhiệt phân của các muối sau:
NH4NO3 N2O + 2H2O
NH4NO2 N2 + 2H2O
(NH4)2Cr2O7 N2 + Cr2O3 + 4H2O
3NH4HSO4 N2 + 3SO2 + NH3 + 6H2O
3(NH4)2SO4 N2 + 3SO2 + 4NH3 + 6H2O
2.3- Ứng dụng.
Muối amoni thực tế thường dùng làm phân đạm, quan trọng nhất là các muối NH 4Cl,
(NH4)2SO4 và NH4NO3. Ví dụ : dùng làm pin khô (NH4Cl), đnh sạch bề mặt kim loại trước khi hàn, ...
3. Hiđrazin (N2H4):
3.1- Phân tử hiđrazin có cấu tạo :

Hình 5: phân tử N2H4


H N dN-N = 1,47A0
H H dN-H = 1,04A0.
N H HNH= NNH = 1100
 = 1,85 D
Do cấu hình không gian không đối xứng nên hiđrazin có cực tính lớn, momen lưỡng cực ~
1,85D.
3.2- Lý tính:
Hiđrazin là chất lỏng không màu, hơi nặng hơn nước, có mùi khó chịu, rất độc, bốc khói mạnh
trong không khí. Hoá rắn ở 20C và sôi ở 1140C.
Trong hiđrazin lỏng cũng có liên kết hidro như NH3, tan tốt trong nước cũng nhờ có liên kết
hidro tạo ra dạng hiđrat N2H4.H2O
Dạng hiđrat này khá bền nhờ liên kết hidro. H2N : … H
O

H2N : … H
3.3- Hoá tính:
Cũng giống như NH3 lỏng, nó cũng hoà tan kim loại kiềm tạo thành dung dịch xanh lam, nhưng
lại tạo ra khí hidro:
2N2H4 + 2Na  2NaN2H3 + H2
Là hợp chất thu nhiệt, nhưng nó khá bền, chỉ phân huỷ khi có xúc tác:
N2 + 2H2  N2H4 H0 = 50 kJ/mol.
Là một bazơ yếu hơn bazơ NH3 :
N2H4 + H2O  N2H5+ + OH- K1=8,5.10-7
+ 2+ -
N2H5 + H2O  N2H6 + OH K2=8,9.10-16

12
Do đó hiđrazin thường tạo ra 2 loại muối chứa 2 cation ở trên, các muối này đều dễ tan, muối 1+
bền trong nước, còn muối 2+ bị thuỷ phân trong nước tạo ra ion 1+ bền hơn.
Nó cũng có thể kết hợp với các muối tạo ra sản phẩm kết hợp như: CrCl2.2N2H4.
Về tính khử, nó mạnh hơn NH3, nguyên nhân là số oxi hoá -2 của N kém bền hơn nhiều so với
số oxi hoá -3. Thể hiện ở phản ứng cháy trong không khí toả nhiệt mạnh:
N2H4 + O2  N2 + 2H2O H0 = -705 kJ/mol.
Nên hiđrazin và dẫn xuất của nó được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa.
3.4- Điều chế. Ứng dụng
Phương pháp tốt nhất để có hiđrazin là chưng cất sản phẩm thu được từ phản ứng:
2NH3 + NaOCl  N2H4 + NaCl + H2O
Dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ, trong CN chất dẻo, thuốc trừ sâu (lợi dụng độc tính mạnh
của nó), cao su, chất nổ… và trong hoá phân tích.
IV.2- Hiđroxil amin (NH2OH)
Được coi là sản phẩm thế 1 nguyên tử H trong NH 3 bằng nhóm –OH, nó có nhiều tính chất
trung gian giữa NH3 và H2O.
a)Lý tính.
Dạng tinh thể không màu, nóng chảy ở 330C, sôi ở 580C (ở 22mmHg). Kém bền, dễ phân huỷ ở
nhiệt độ thường, trên 1000C nó có thể gây nổ --> N2, N2O và H2O. Nó hút ẩm mạnh, tan vô hạn trong
nước nhưng không tan trong rượu và benzen.
b) Hoá tính.
Do nó còn cặp e- tự do trên nguyên tử N nên nó nhiều tính chất giống NH3: có thể kết hợp với
nhiều chất giống NH3, tạo dạng hiđrat khi tan trong nước: NH2OH.H2O, trong nước nó cho dung dịch
có tính bazơ yếu, yếu hơn NH3…
Trong dung dịch kiềm nó thể hiện tính khử mạnh, nó khử được muối vàng và thuỷ ngân --> kim
loại, tác dụng được các chất có tính oxi hoá:
NH2OH + HNO3  2NO + 2H2O
2NH2OH + 2NaOCl  N2O + 2NaCl + 3H2O.
Ngoài ra nó cũng có tính OXH, oxi hoá được Fe(OH)2  Fe(OH)3
NH2OH + 2Fe(OH)2 + H2O  2Fe(OH)3 + NH3
c) Điều chế.
Nó được điều chế bằng cách điện phân dung dịch HNO 3 với cực âm bằng chì, trong đó axit
được khử theo sơ đồ:
HNO3 + 6[H]  NH2OH + H2O
IV.3- Nitrua kim loại.
Cũng như cacbua kim loại, nitrua kim loại được chia thành 2 nhóm: nitrua ion và nitrua xâm
nhập, tuy nhiên cấu tạo của chúng chưa được nghiên cứu kĩ như cacbua.
Các kim loại kiềm, kiềm thổ, Zn, Cd và Tl tạo nên những nitrua ion, trong đó chứa cation kim
loại & anion N3-. Các nitrua ion bị thuỷ phân --> hidroxit và amoniac:
Ca3N2 + 6H2O  3Ca(OH)2 + 2NH3.
IV.4- Oxit của nitơ.
Nitơ tạo nên 9 oxit: N2O, NO(N2O2), N2O3, NO2(N2O4), N2O5, NO3(N2O6).. Trong đó 2 oxit
sau cùng rất kém bền, nên không đặc trưng, ngoài ra có 3 oxit có cân bằng giữa 2 dạng đime và
monome.
a) Đinitơ oxit (N2O)
* Cấu trúc phân tử :
Phân tử đinitơ oxit có cấu tạo đường thẳng tương tự với phân tử CO2 nhưng không đối xứng:
:N N O:
Độ dài liên kết đo được ở đây là N—N : 1,26A , còn N—O : 1,186A0. Độ dài liên kết cho thấy
0

liên kết N—N nằm giữa 2 dạng liên kết ba NN và liên kết đôi N=N, còn liên kết N—O nằm giữa 2
dạng liên kết đôi N=O và liên kết đơn N—O. Như vậy có thể thấy nitơ đioxit nằm giữa 2 dạng cấu
trúc :
13
:N=N=O:  :NNO:
Phân tử N2O có tổng số e- giống với phân tử CO2, cả 2 oxit này ở trạng thái rắn có cấu trúc
mạng lưới tinh thể giống nhau.
*Lý tính:
Là khí không màu, mùi tương đối dễ chịu. Hoá rắn ở –910C và hoá lỏng ở –890C. Nó gây ra cảm
giác say và hay cười, nên còn gọi nó là “khí vui”, có thể dẫn đến trạng thái gây mê nên trước đây người
ta dùng nó làm hỗn hợp khí gây mê trong những ca mổ nhẹ. Là chất không duy trì sự sống, nên dùng nó
làm chất gây mê phải cho nó đi cùng với oxi. Nhưng là chất duy trì sự cháy đối với những chất dễ bắt
lửa, ví dụ tàn đóm đỏ…
* Hoá tính:
Bền ở điều kiện thường nhưng đến 5000C thì bắt đầu phân huỷ.
2N2O  2N2 + O2 H0 = -163 kJ
Do đó khi đun nóng, nó có thể tương tác với những chất mà tương tác được với oxi:
N2O + H2  N2 + H2O H0 = -323 kJ
* Điều chế: thường nhiệt phân muối NH4NO3 ở nhiệt độ 2500C:
NH4NO3  N2O + 2H2O
Phản ứng này toả nhiệt nên chỉ đun nóng lúc đầu, sau đó nhiệt tạo ra của phản ứng duy trì phản
ứng (nếu tiếp tục đun sẽ gây nổ).
b) Nitơoxit (NO) và đinitơ đioxit(N2O2).
Công thức cấu tạo:
:N O:
Vạch chấm giữa N và O báo hiệu 1 liên kết ba e- (hay còn gọi là liên kết một electron). Như vậy
liên kết giữa N và O là liên kết 2,5. Điều này phù hợp với độ dài liên kết là 1,4A0.
Trạng thái khí nó ít thể hiện tính chất của phân tử 1e-, nhưng trạng thái rắn và lỏng nó có
khuynh hưóng trùng hợp 2 phân tử để tạo ra dạng đime N2O2.:
2,33 A0
N O
1,10A0
O N
*Lý tính: là khí không màu rất độc, khó hoá rắn và khó hoá lỏng, ít tan trong nước.
*Hoá tính:
Nó khá bền với nhiệt, 5500C nó chưa phân huỷ rõ rệt. Photpho đang cháy tiếp tục cháy trong
NO, còn H2 với NO có thể nổ khi đun nóng. Với H2S , SO2 đều phản ứng với NO:
2NO + 2H2S  N2 + 2S + 2H2O
2NO + SO2  N2O + SO3
Dễ dàng kết hợp với oxi tạo NO2 ngay ở điều kiện thường:
2NO + O2  2NO2
Tương tác với halogen tạo thành nitro halogenua:
2NO + Cl2  2NOCl
Gặp các chất oxi hóa mạnh NO thể hiện tính khử:
10NO + 6KMnO4 + 9H2SO4  10HNO3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O
Tính chất riêng, kết hợp với muối của nhiều kim loại, ví dụ như dung dịch FeSO 4 tạo ra hợp chất
kết hợp có màu nâu thẫm:
NO + FeSO4  [Fe(NO)]SO4 (màu nâu thẫm)
* Điều chế: tổng hợp trực tiếp từ các nguyên tố ở nhiệt độ cao:
N2 + O2  2NO H0 = - 90,25 kJ/mol
Hoặc dùng phản ứng đốt cháy NH3 trong O2 có xúc tác Pt (Đây là phương pháp được dùng trong vông
nghiệp).
Trong PTN, người ta có thể điều chế NO từ Cu + dung dịch HNO3 3M
c) Nitơđioxit (NO2) và đinitơ tetraoxit(N2O4).
Công thức cấu tạo :
14
N Hình 7: phân tử NO2
0
1,19 A
1340
O O
Theo phương pháp VB, trong phân tử NO2 nguyên tử N ở trạng thái lai hoá sp2. Hai obitan lai
hoá được dùng để tạo 2 liên kết  với 2 nguyên tử oxi, còn 1 obitan lai hoá chứa 1 e- độc thân. Một
obitan 2p không lai hoá cũng chứa 1 e- dùng tạo liên kết  với 1 trong 2 nguyên tử O, như vậy liên kết 
đó là liên kết không định chỗ.
* Lí tính: khí NO2 có màu nâu, nặng hơn không khí, mùi khó chịu và độc.
Còn phân tử N2O4 điều kiện thường là chất lỏng không có màu, nóng chảy ở –11,20C và sôi ở
21,150C nên nó là chất dễ bay hơi. Đồng thời nó cũng dễ phân huỷ ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi.
* Hoá tính:
Có các tính chất của phân tử có số lẻ e-, như có màu, trùng hợp 2 phân tử để tạo dạng dime N 2O4
nhờ có 1e- chưa ghép đôi trên mỗi nguyên tử N, phân tử N2O4 có cấu tạo:
O O
0
1,64A
N N 1260 Hình 8: phân tử N2O4

O O
Phân tử N2O4 không màu và nghịch từ.
Cân bằng chuyển dịch giữa 2 dạng trên phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ:
2NO2 N 2O 4 H0 = - 61,5 kJ
Ở 1500C khí NO2 phân huỷ rõ rệt, và ở 6000C phân huỷ hoàn toàn theo phản ứng:
2NO2  2NO + O2
Do đó than, lưu huỳnh và photpho có thể tiếp tục cháy trong NO2.
Hai oxit NO2 và N2O4 tương tác với nước tạo thành 2 axit:
2NO2 + H2O  HNO3 + HNO2.
Do đó khi tương tác với dung dịch kiềm nó cho 2 muối tương ứng. Đồng thời có thể coi
NO2 và N2O4 là anhiđrit hỗn hợp của 2 axit HNO2 và HNO3.
Khí NO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá: tương tác với nguyên tố phi kim, hidrro,
kim loại:
2NO2 + Cl2  2NO2Cl (nitroni clorua)
2NO2 + 7H2  2NH3 + 4H2O
NO2 + 2Cu  Cu2O + NO
Hoặc oxi hoá các hợp chất có số oxi hoá thấp: CO, SO2…
NO2 + CO  CO2 + NO
NO2 + SO2  SO3 + NO
Hoặc khử các chất có tính oxi hoá mạnh: O3, H2O2…
2NO2 + O3  N2O5 + O2.
2NO2 + H2O2  2HNO3
Còn N2O4 dạng lỏng là dung môi không tốt vì có hằng số điện môi bé (=2,47). Nó có
khả năng hoà tan một số chất nhờ có tương tác với chúng, như kim loại kiềm, Ag, Cu, Pb…
muối clorua, clorat.
Na + N2O4  NaNO3 + NO
NaClO3 + N2O4  NaNO3 + NO2 + ClO2
Các phản ứng đều cho thấy nó chứa ion nitrozoni của axit nitric NO +NO3—, do đó coi
N2O4 có quá trình tự ion hoá sau:
N2O4 NO+ + NO3--.
* Điều chế: trong CN người ta cho NO tương tác với oxi. Trong PTN thường thu được
từ phản ứng Cu + HNO3 đặc.

15
d) Đinitơ trioxit (N2O3).
Dạng rắn có màu lam nhạt, nóng chảy ở –1020C, sôi ở –250C, phân huỷ ở –100C
Hơi của nó gồm những phân tử N2O3 có cấu tạo:
O Hình 9: phân tử N2O3

N N

O O
Sang trạng thái lỏng và hơi, nó phân huỷ theo phản ứng:
N2O3  NO + NO2.
Có thể coi nó là anhidrit của HNO2. Điều chế bằng cách trộn NO và NO2 rồi hạ nhiệt độ dưới –
1000C.
e) Đinitơ pentaoxit (N2O5).
Ở trạng thái khí cũng như khi tan trong dung môi CCl 4, đinitơ pentaoxit ở dạng phân tử có cấu
tạo:
O O Hình 10: phân tử N2O5
1,35A0
N O N

O O
N2O5 ở trạng thái rắn, cũng như khi nó trong các axit khan khác, nó có dạng NO2+NO3--.
Điều kiện thường nó là chất rắn tinh thể trong suốt, không màu, dễ chảy rữa trong
không khí vì hút ẩm. Nóng chảy ở 300C và sôi ở 450C. Kém bền, phân huỷ chậm thành NO2 và
O2.
Là chất oxi hoá mạnh do N trong nó có số oxi hoá max, là anhidrit axit nên nó tan trong
nước tạo thành axit nitric. Có đầy đủ tính chất của oxit axit mạnh.
N2O5 + H2O  2HNO3.
Điều chế bằng cách dùng P2O5 hút nước của axit tương ứng:
P2O5 + 2HNO3  2HPO3 + N2O5.
IV.5- Oxiaxit của nitơ:
Người ta đã biết 6 oxiaxit của N là: axit hiponitrơ (H 2N2O2), axit hiponitric (H2N2O3),
axit nitrơ (HNO2), axit nitroxilix (H2NO2), axit nitric (HNO3), axit pennitric (HNO4). Quan
trọng đối với thực tế là axit nitrơ, axit nitric.
1. Axit nitrơ (HNO2).
* Cấu tạo: có lẽ nó có 2 kiến trúc cộng hưởng nhau là:
O O

O N:  H N

H Hình 11: phân tử HNO2 O


* Hoá tính:
Nó chỉ tồn tại ở trạng thái khí và trong dung dịch nước:
+ Trạng thái khí có cân bằng :
2HNO2 NO + NO2 + H2O
Vì thế NO2 tan trong H2O thực tế tạo ra HNO3 và NO.
+ Trạng thái dung dịch bị phân huỷ:
3HNO2  2NO + HNO3 + H2O
Do không bền nên nó rất hoạt động về mặt hoá học. Nó vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
2HNO2 + 2HI  2NO +I2 + H2O (tính oxi hoá)
5HNO2 + 2KMnO4 + 5H2SO4  2MnSO4 + 5HNO3 + K2SO4 + 3H2O.(tính khử)
Nó thể hiện tính axit yếu (Ka = 4,5.10-4), mạnh hơn H2CO3 một chút.
16
* Điều chế axit HNO2 bằng cách cho muối nitrit tác dụng với axit mạnh.
2. Axit nitric (HNO3).
* Cấu tạo: trạng thái hơi, phân tử HNO3 có cấu tạo là:

Hình 12: Phân tử HNO3


* Lý tính: dạng tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí, hoá rắn ở –
41 C và sôi ở 860C.
0

Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào, tạo nên hỗn hợp đồng sôi chứa 69,2% axit và sôi ở
0
121,8 C.Dung dịch HNO3 đậm đặc có tỉ khối 1,41g/ml và nồng độ 6869% (≃15M)
* Hoá tính:
GIẢN ĐỒ LATIME CỦA NITƠ
* Trong môi trường axit
+ 0,96
+ 0,88
+1,25 - 0,23

NO3 - 0,80 N2O4+1,07 HNO2+0,99 NO+1,59 N2O+1,,77 N2-1,87NH3OH- +1,41 N2H5+1,27 NH4+

+0,94 +1,297 - 0,05 +1,35


NO2
+ 0,80
* Trong môi trường bazơ
0,25 -1,16

NO3- -0,86 N2O4 0,87 NO2-- -0,46 NO 0,76 N2O 0,94


N2 –3,04 NH2OH 0,73
N2H4 0,10 NH3

0,01 0,15 -1,05 -0,42


* Nhận xét
- Trong môi trường axit, HNO2 oxi hoá tạo ra NO nhưng lại bị oxi hoá tạo nên NO3— :

2 HNO2 + H+ + 1e ⇌ NO + H2O E0 = + 0,996 V


NO3- +3H+ +2e ⇌ HNO2 +H2O E0 = + 0,940 V

3HNO2 ⇌ NO3- + H+ + NO + H2O ∆E0 = + 0,056 V

- Trong môi trường kiềm :

2 NO2-- + H2O + 1e ⇌ NO + 2OH- E0 = - 0,46 V


NO3- +H2O +2e ⇌ NO2- + 2OH- E0 = + 0,01 V

3NO2- + H2O ⇌ NO3-- + 2OH- + NO ∆E0 = - 0,47 V

17
- Qua đó để giải thích được tại sao trong môi trường axit, HNO2 không bền dễ dàng bị phân huỷ
thành NO3—và NO (Do ∆E0 > 0 → ∆G < 0, nhưng ion NO2— lại bền trong môi trường kiềm (Do ∆E0 <
0 → ∆G > 0).
Axit tinh khiết kém bền, dễ phân huỷ dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt:
4HNO3  4NO2 + O2 + 2H2O
Khí NO2 sinh ra tan trong dung dịch làm dung dịch có màu vàng.
Bản thân nó ở trạng thái tinh khiết đã có quá trình:
2HNO3  NO2+ + NO3- + H2O
Trong đó nồng độ mỗi loại ion là 0,51 mol/l ở –100C
Trong các dung môi có khả năng cho proton mạnh hơn, như axit sunfuric, axit pecloric, nó phân
li cho ion NO2+:
HNO3 + 2HClO4  NO2+ + 2ClO4- + H3O+
Sự tự ion hoá giải thích khả năng thay thế H trong phân tử hợp chất hữu cơ bằng ion NO2+, gọi là
phản ứng nitro hoá, các phản ứng này thường dùng thêm xúc tác là H 2SO4 đặc để tạo ra nhiều NO2+
hơn.
Trong nước nó điện li ra ion H3O+.
HNO3 + H2O  H3O+ + NO3-
Dung dịch HNO3 rất loãng nó thể hiện tính chất của một axit mạnh: tác dụng với kim loại giải
phóng H2.
Nồng độ cao, khả năng oxi hoá của ion NO3- tăng lên hơn H+ và khi đó NO3- tham gia vào phản
ứng hoá học chứ không còn là H+.
* Tính axit của axit HNO3:
Axit HNO3 là một axit mạnh, nên tác dụng với các chất chỉ thị màu, hoà tan các oxit - bazơ tạo
ra muối và nước, tác dung với các bazơ thu được muối và nước, tác dụng với các muối của axit yếu tạo
ra muối mới và axit mới.
* Tính oxi hoá của axit HNO3.
Giản đồ Latime của Nitơ trong môi trường axit
+ 0,96
+ 0,88
+1,25 - 0,23

NO3- - 0,80 N2O4+1,07 HNO2+0,99 NO+1,59 N2O+1,,77 N2-1,87NH3OH- +1,41 N2H5+1,27 NH4+

+0,94 +1,297 - 0,05 +1,35


NO2
+ 0,80
* Nhận xét: Theo thế khử chuẩn ở trên cho thấy trong môi trương axit N+5 (trong NO3-) đều thể hiện
tính oxi hoá mạnh và oxi hoá được nhiều chất cho thế khử chuẩn nhỏ hơn (Thường nhỏ hơn 0,9V)
+ Tác dụng với kim loại: Axit nitric phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Rh, Ta và Ir).
- HNO3 (đặc, nóng): Nếu axit HNO3 đặc nóng thì sản phẩm thu được là muối, khí NO2 và H2O:
M + HNO3  M(NO3)2 + ............................................................
Có lẽ với axit HNO3 đặc nóng được giải thích theo quá trình phân huỷ axit tạo ra NO2, O2, H2O, rồi
kim loại bị oxi hoá bởi oxi trong môi trừng axit (E0O2, H+/H2O = 1,23V).
- HNO3 (đặc hoặc loãng):
Nói chung, kim loại mạnh (KLK, KLKT, Al, Zn) thường khử N+5(HNO3) xuống số oxi hoá thấp
nhất (NH4+, N2, N2O, ... không tạo ra HNO2, N2O3 vì các chất này không bền ở nhiệt thường), còn các
kim loại khác tuỳ nồng độ axit mà cho ra NO hay NO2.
Với phản ứng của axit đặc, sản phẩm lúc đầu có lẽ là HNO 2, axit này không bền, tạo thành NO2 và
NO, khí NO2 sinh ra lại tương tác với nước:
3NO2 + H2O  2HNO3 + NO
18
Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều sang trái khi axit đặc, còn khi axit loãng thì chuyển dịch
sang phải. Bởi vậy khi axit nitric đặc tác dụng với các chất khử thấy thu được NO 2, còn khí HNO3 loãng
với chất khử trung bình, yếu (kim loại từ Fe trở về sau trong dãy điện hoá) thấy có khí NO không màu,
bị hoá nâu trong không khí.
3Pb + 8HNO3(loãng)  3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Pb + 4HNO3(đặc)  Pb(NO3)2 + 2NO2 +2H2O
- HNO3 (đặc, nguội): Có các kim loại Al, Cr, Fe không tan được và bị thụ động hoá: Hiện tượng thụ
động hoá được hiểu là khi cho Al (Cr, Fe) vào axit (HCl) có phản ứng, nhưng nếu cho vào HNO3(đặc, nguội)
rồi cho vào axit (HCl) lại cũng không thấy phản ứng. Điều này chưa được giải thích rõ ràng mà có thể
được hiểu là khi nhúng Al (Fe, Cr) vào dung dịch HNO3 (cũng như H2SO4) đặc nguội tạo ra một lớp
bao quanh kim loại trơ về mặt hoá học.
Hỗn hợp axit đặc (1VHNO3 :3VHCl) được gọi là nước cường thủy (cường toan). Hỗn hợp này có
tính oxihoa mạnh hơn HNO3 rất nhiều, có khả năng hoà tan Au và Pt.
3Pt + 4HNO3 + 12HCl  3PtCl4 + 4NO + 8H2O
PtCl4 + 2HCl  H2[PtCl6]
+ Tác dụng với phi kim:
- Các phi kim bị oxi hoá (C, Si, P, As, S) đưa lên mức oxi hoá cao nhất (dạng oxi axit).
- Nếu HNO3(đặc) bị khử tạo ra NO2, còn HNO3(loãng) bị khử tạo NO.
+ Tác dụng với hợp chất có tính khử:
Các hợp chất có thế khử chuẩn nhỏ hơn khoảng 0,9V đều có thể bị oxi hoá bởi HNO 3 , trong đó
HNO3 thường bị khử tạo ra NO2 hoặc NO.
* Ứng dụng và phương pháp điều chế:
+ Ứng dụng: Là một trong những hoá chất cơ bản rất quan trọng, dùng trong CN điều chế thuốc nổ
(TNT, nitroglixerin, …), phân bón NH4NO3 , phẩm nhuộm, hoá chất, dược phẩm, … Cũng là hoá chất
thông dụng trong PTN.
+ Điều chế:
- Trong CN, axit này được điều chế từ amoniac theo sơ đồ:
NH3 NO NO2 HNO3
Sơ đồ trên được chia ra làm 3 giai đoạn:
Phản ứng trên chuyển hoá hoàn toàn NO2 thành HNO3. Dung dịch HNO3 thu được thường có nồng
độ từ 52% đến 68%. Để có nồng độ axit HNO3 cao hơn 68%, người ta chưng cất dung dịch HNO3 này
với H2SO4 đậm đặc trong các thiết bị đặc biệt.
- Trong PTN, người ta điều chế từ muối KNO3 với H2SO4 đặc, đun nóng (Hình 2.9 trang 51):
Phương trình hoá học:
KNO3 + H2SO4  KHSO4 + HNO3
IV.6- Muối của các axit cơ bản:
1. Nitrit (NO2-)
Muối của axit nitrơ gọi là nitrit, dạng muối bền hơn hẳn dạng axit, đa số đều không có màu.
Cấu tạo ion NO2- được biết đến là:
Hình 13: Ion NO2-
N

O O
Nhờ có cặp electron tự do ở N mà ion NO 2— có khả năng tạo liên kết cho nhận với các
ion kim loại. Một phức thường gặp của nó là natri cobantinitrit Na 3[Co(NO2)6]. Đây là thuốc
thử dùng phát hiện ion K+ nhờ tạo kết tủa K3[Co(NO2)6] màu vàng.
Nitrit của kim loại kiềm khá bền , nitrit của các kim loại khác kém bền hơn 1 chút.
Trong môi trường axit, muối nitrit thể hiện tính oxi hoá như là HNO2.
Muối nitrit được dùng nhiều trong CN hoá học, nhất là trong CN phẩm nhuộm azo.
2. Nitrat (NO3-):
* Cấu tạo:
19
Nitrat là muối của axit nitric, ion NO 3- có cấu tạo hình tam giác đều với góc ONO là
1200, độ dài liên kết N-O là 1,218A0:
O Trong ion đó, nguyên tử N ở trạng thái lai hoá sp2
ba obitan lai hoá tham gia liên kết tạo ra 3 liên kết
N . Còn lại 1 obitan chưa lai hoá tham gia tạo liên
kết  không định chỗ với cả 3 nguyên tử O.
O O Ion NO3— không có màu nên các muối nitrat của
Hình 14 : ion NO3- cation không màu đều không màu.
* Tính chất vật lí:
+ Các muối đó tan tốt trong nước và thường ở dạng hiđrat khi thể rắn, nên dễ bị chảy rữa.
+ Khi tan trong nước bị điện li hoàn toàn ra ion NO 3- không có màu vị vậy mãu của dung dịch
muối là màu của ion kim loại. Ví dụ: dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh
Muối nitrat khan của kim loại kiềm khá bền với nhiệt, còn các nitrat của kim loại khác
dễ phân huỷ khi đun nóng, độ bền của chúng phụ thuộc bản chất cation kim loại:
* Tính chất hoá học:
+ Phản ứng nhiệt phân:
- Từ đầu dãy điện hoá --> Ca (Muối của kim loại trước Mg): nhiệt phân sinh ra muối nitrit và
oxi.
- Từ Mg --> Cu: nhiệt phân sinh ra oxit kim loại , NO2 và O2.
- Kim loại sau Cu: nhiệt phân sinh ra kim loại (do oxit không bền), NO2 và O2.
Nhận xét: ở nhiệt độ cao, muối nitrat phân huỷ đều cho ra oxi nên chúng là các chất oxi hoá
mạnh, oxi hoá được nhiều các đơn chất (phi kim, kim loại, hợp chất còn tính khử). Ví dụ:
2KNO3 + S + 3C K2S + 3SO2 + N2
(Phản ứng trên khi trrộn 75% KNO3; 10% S; 15% than là thuốc súng đen. Quá trình cháy
của thuốc súng đen xảy ra phức tạp, ngoài sản phẩm trên còn có CO, K 2CO3, K2SO4. Các khí
sinh ra làm tăng thể tích lên gấp gần 2000 lần thể tích của thuốc súng, nên khí được đốt trong
hệ thống kín sẽ gây nổ)
+ Phản ứng oxi hoá trong dung dịch:
Các muối nitrat là những chất oxh mạnh, ion NO3- trong môi trường axit thể hiện tính oxi hoá
như axit HNO3 (giống như tính chất của chất còn tính khử tác dụng với HNO 3), trong môi
trường trung tính hầu như không có khả năng oxi hoá, trong môi trường kiềm nó bị khử bởi
Zn, Al (phương trình phản ứng dạng phân tử và ion):
NaNO3 + 4Zn + 7NaOH + 3H2O  4Na2[Zn(OH)4] + NH3
Dựa vào tính chất trên có thể dùng nhận biết ion NO3-
* Ứng dụng và điều chế của muối nitrat:
+ Ứng dụng:
Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu để làm phân bón hoá học (phân đạm) trong
công nghiệp, như NH4NO3, KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2. Muối KNO3 còn được dung làm thuốc
súng, chất bảo quản thịt, điều chế oxi trong phòng thí nghiệp, ... Một số dùng trong pháo hoa,
ví dụ:
Màu đỏ: Sr(NO3)2 và SrCO3, cũng có thể cả muối của Ca và Li.
Màu lục: Ba(NO3)2 và Ba(ClO4)2
Màu xanh: CuCO3, CuSO4 và CuCl.
Màu vàng: Na3AlF6 và Na2C2O4.
Màu tím: Muối của Cs, K và Rb.
Màu trắng: bột Mg và bột Al.
Khói trắng: Hỗn hợp KNO3 và S.
Khói màu: Hỗn hợp KNO3, S và màu hữu cơ.
+ Điều chế:
- Cho axit HNO3 tác dụng với bazơ, muối:
HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO

20
I. Photphin (PH3) và điphotphin (P2H4).
a) Photphin:
*Cấu tạo phân tử
Giống như NH3, góc PHP = 93,70. Góc nhỏ hơn so với NH3 (1070) cho thấy khả năng lai
hoá sp3 của P kém hơn N, obitan3s tham gia ít vào việc tạo obitan lai hoá, nên góc liên kết vẫn
chỉ nhỉnh hơn so với góc nguyên thuỷ của AOp. Do đó mà phân tử PH 3 có cực tính nhỏ,
momen lưỡng cực  = 0,58D.
*Lí tính:
Là một khí không màu, mùi trứng thối, ít tan trong nước do momen nhỏ. Nó hoá lỏng ở –
87,30C và hoá rắn ở -1330C. Hết sức độc. Một trong những chất diệt chuột trước đây ở nước ta
là Zn3P2, vì chất này khi gặp nước tạo ra PH3 làm chuột chết.
*Hoá tính:
Cũng vì lí do lai hoá mà khả năng cho cặp electron tự do của PH 3 rất kém, nó không kết
hợp với nước mà chi kết hợp với H+ của axit mạnh tạo nên ion photphoni PH4+
Khác với NH3, photphin có tính khử mạnh. Bốc cháy trong không khí khi đun nóng tạo
axit H3PO4. Tương tác được với halogen :
PH3 + O2  2H3PO4
PH3 + Cl2  PCl5 + 3HCl
* Điều chế: Bằng tương tác của photphua kim loại với H 2O, hoặc cho P tương tác với NaOH
đặc:
Ca3P2 + 6H2O  3Ca(OH)2 + 2PH3
b) Điphotphin.
* Cấu tạo
Giống như hiđrazin, là chất lỏng không màu, hoá rắn ở –990C và sôi ở 630C.
* Tính chất:
Tuy cấu tạo giống hiđrazin, nhưng tính chất khác với hiđrazin, ví dụ như nó không phản
ứng với axit tạo muối.
Đun nóng mạnh nó phân huỷ thành PH3 và P.
Là chất khử mạnh, nó tự bốc cháy trong không khí và kích thích PH 3 bốc cháy theo, phản
ứng đó phát ánh sáng lân quang (gây nên hiện tượng gọi là “ma trơi”).
* Điều chế bằng cách cho Ca2P2 phản ứng với nước.
IV.2.2. Oxit của photpho
1. Photpho(III) oxit.
* Cấu tạo:
Ở trạng thái hơi cũng như trong dung dịch nó tồn tại dưới dạng phân tử P 4O6 có cấu tạo
tứ diện đều giống P4, trong đó đỉnh là các nguyên tử P, còn các nguyên tử O tạo nên các cầu
với góc POP = 1280 và góc OPO = 990. Liên kết P- O ở đây có một phần liên kết p-d, tạo nên
nhờ cặp e- tự do của Oxi và AO-3d trống của P.
Sau đây là hình ảnh của P4O10:

*Lí tính:
Là chất rắn dạng tinh thể màu trắng, mềm giống như sáp. Nóng chảy ở 23,80C và sôi ở 1750C.
Dễ tan trong các dung môi không phân cực. Độc gần như P trắng. Trạng thái hơi nó tồn tại dạng phân tử
P4O6, nhưng người ta vẫn thường dùng P2O3 vì KLPT không ảnh hưởng đến tính chất hoá học.
*Hoá tính:
Đun nóng vài ngày nó ở nhiệt độ 250-3000C, nó phân huỷ tạo ra P đỏ và (PO2)n:
nP4O6 = 3(PO2) + nP.

21
Oxit (PO2)n là oxit trung gian, dạng tinh thể không màu, thăng hoa ở 1800C và tương tác chậm
với nước tạo nên hỗn hợp axit H3PO3 và H3PO4.
Điều kiện thường, bền với oxi không khí, nhưng ở 50-600C bị oxi hoá thành P4O10. và ở 700C nó
bốc cháy:
P4O6 + 2O2  P4O10 (phát quang mạnh)
Tương tác mạnh với halogen, tạo nên oxi halogenua.
Lắc mạnh với nhiều nước lạnh, nó tạo thành axit tương ứng
P4O6 + 6H2O  4H3PO3
Với dung dịch HCl, nó cũng tạo nên axit photphorơ:
P4O6 + 6HCl  2H3PO3 + 2PCl3
*Điều chế: cho P trắng oxi hoá chậm trong điều kiện thiếu oxi.
2.Photpho(V) oxit.
*Cấu tạo:
Phân tử photpho(V) oxit tồn tại ở dạng P4O10, cấu tạo phân tử nay tương tự như P4O6, tức là 4
nguyên tử P tạo nên tứ diện đều, 4 nguyên tử O tạo thành cầu nối P-O-P, còn 4 nguyên tử O khác thì tạo
liên kết đơn với P. Liên kết trong phân tử cũng có những liên kết bội như trong P4O6, nhưng ở đây, liên
kết bội đó ngắn hơn.
*Lý tính:
Dạng tinh thể lục phương có màu trắng, thăng hoa ở nhiệt độ 359 0C dưới áp suất thường. Có
mạng lưới tinh thể phân tử, mắt xích là các phân tử P4O10. Hơi của chúng cũng là các phân tử P4O10.
Tồn tại ở 1 số dạng khác nhau:
+ Dạng : là dạng tinh thể lục phương, tạo ra khi đốt cháy P trắng trong điều kiện thừa oxi. Tỉ
khối dạng này là 2,3.
+ Dạng : được tạo nên khi đun nóng dạng  trong bình kín ở 4000C trong vòng 2h. Đó là
dạng polime có kiến trúc lớp. Mỗi lớp tạo nên bởi các nhóm tứ diện. Tỉ khối là 2,7.
+ Dạng : đun nóng chảy dạng  được chất lỏng nhớt, sau đó để nguội biến thành dạng thuỷ
tinh, đó là dạng .
+ Dạng : tạo nên khi đun nóng dạng  trong bình kín ở 4500C trong vòng 20h. Là dạng bền
chất trong các dạng, có cấu tạo hình sợi. Có tỉ khối là 2,9.
Photpho(V) oxit bán trên thị trường là hỗn hợp của 2 dạng , .
*Hoá tính:
Là chất hút ẩm mạnh, và là một trong những chất làm khô tốt nhất cho các chất khí. Hút nước
của các axit mạnh như H2SO4, HNO3, ... và biến chúng thành anhidrit tương ứng.
Tương tác với ít nước lạnh tạo thành axit metaphotphoric, với nhiều nước tạo thành axit
orthophotphoric:
P4O10 + 2H2O  4HPO3
P4O10 + 6H2O  4H3PO4.
Thể hiện đầy đủ tính chất của oxit axit.
IV.2.3. Axit của phopho
Người ta đã biết đến 11 oxiaxit của P trong rất nhiều oxiaxit của nó, đó là: H 3PO2, HPO2,
H4P2O5, H3PO3, H4P2O6, HPO3, H4P2O7, H5P8O10, H3PO4, H3PO5, và H4P2O8. Kiến trúc của các axit
đó cũng chưa được xác định một cách đầy đủ, tất cả đều có nhóm P-O-H và nguyên tử H ở liên kết này
có thể phân li cho H+, còn các liên kết P-H thì không có sự phân li.
Bảng 4: Các oxi axit của photpho

Axit kiểu H3POn(HPOn-1) Axit kiểu H4P2On


Số Công Công
Muối
oxi thức thức Công Muối tương
Tên gọi tương Tên gọi
hoá dạng dạng thức ứng
ứng
ortho meta

22
Ax.hipo-
Hipo-
+1 H3PO2 (HPO) photphorơ Ax.
photphit
H4P2O điphotphorơ
Ax. 5 điphotphit
+3 H3PO3 HPO2 photphorơ Ax.hipo-
photphit
điphotphori
H4P2O c hipođiphotphat
+4 6
Ax.
Ax. điphotphori điphotphat
+5 H3PO4 HPO3 Photphoric H4P2O c
photphat
7
Ax. Ax.peoxi- peoxiđiphotpha
peoxi-
+7 H3PO5 (HPO4) peoxiphotphori điphotphori t
photphat
c H4P2O c
8
Quan trọng hơn đối với thực tế là các axit: H3PO2, H3PO3, H3PO4.

1. Axit hipophotphorơ (H3PO2).


Là chất ở dạng tinh thể không màu, nóng chảy 27 0C và dễ tan trong nước. Khi đun nóng đến
130oC nó phân huỷ theo phản ứng:
3H3PO2  2H3PO3 + PH3
Là axit mạnh một nấc (dù có 3 nguyên tử hidro). Muối hipophotphorit của nó tan tốt trong nước.
Axit hipophotphoro và muối của nó là chất khử mạnh. Nhưng tương tác của chúng với chất oxi
hoá thường xảy ra chậm. Phản ứng được với halogen, muối của kim loại quý và kim loại nặng.
H3PO2 + 2CuSO4 +2H2O  2Cu + H2SO4 + H3PO4.
Tuy nhiên vẫn có tính khử, nó bị kẽm khử thành photphin trong môi trường axit.
Được điều chế bằng tương tác của bari hipophotphit với axit sunfuric.
2. Axit photphorơ (H3PO3)
Là chất dạng tinh thể không màu nóng chảy ở 74oC và chảy rữa trong không khí, dễ tan trong
nước.
Ở 200oC nó phân huỷ thành axit photphoric và photphin:
4H3PO3  3H3PO4 + PH3
Tuy trong phân tử của nó có 3 nguyên tử H nhưng nó chỉ axit 2 nấc và là axit trung bình. Muối
photphit của chúng có màu vàng và khó tan trong nước.
Là chất khử mạnh, tương tác với chất oxi hoá cũng xảy ra chậm, tương tác với halogen và muối
của kim loại nặng.
Nó cũng bị kẽm trong axit khử thành photphin.
Điều chế bằng cách cho P4O6 tác dụng với nước hoặc thuỷ phân muối PCl3.
3. Axit phophoric(H3PO4):
a) Tính chất vật lí:
Axit photphoric hay đúng hơn là octhophotphoric, là chất dạng tinh thể không màu dễ nóng chảy
0
ở 42,5 C. Trong kiến trúc của nó gồm có những nhóm tứ diện PO4 liên kết với nhau bằng liên kết H.
Kiến trúc đó vẫn còn giữ lại trong dung dịch đậm đặc của nó làm nó sánh như nước đường.
23
Rất háo nước nên dễ chảy rữa, tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào, được giải thích bằng sự tạo
thành liên kết H giữa phân tử axit và nước. Dung dịch H3PO4 đặc có nồng độ len khoảng 85%.
b) Tính chất hoá học:
* Tính oxi hoá - khử:
Khác với nitơ, photpho ở mức oxi hoá +5 bền hơn. Do vậy, axit photphoric khó bị khử, không có tính
oxi hoá như axit HNO3.
* Tác dụng bởi nhiệt:

Đun nóng đến khoảng 200 - 2500C biến thành axit điphotphoric (hay axit pirophotphoric)
2H3PO4  H4P2O7 + H2O.
Axit pirophotphoric có dạng thuỷ tinh mềm nóng chảy ở 610C và dễ tan trong nước. Trong dung
dịch nó chuyển thành axit orthophotphoric.
Axit pirophotphoric đun đến khoảng 400 - 5000C chuyển thành axit metaphotphoric là chất dạng
polime có thành phần (HPO3)n. Nó cũng ở dạng thuỷ tinh nóng chảy ở 40 0C, tương tác với nước tạo
thành axit ortho.
* Tính axit:
Axit ortho là axit trung bình có 3 nấc.
Axit điphotphoric mạnh hơn axit ortho và là axit 4 nấc.
Axit metaphotphoric mạnh hơn cả 2 axit kia, 2 dạng phổ biến của nó là axit trimetaphotphoric
(HPO3)3 và axit tetrametaphotphoric (HPO3)5. Muối của nó chỉ có muối của kim loại kiềm và Mg là tan
được trong nước còn lại phải tan trong nước.
Để phân biệt 3 axit trên người ta dùng dung dịch AgNO3 : Ag3PO4 kết tủa màu vàng, còn
Ag4P2O7 và AgPO3 kết tủa màu trắng. Axit điphotphoric không làm đông lòng trắng trứng còn axit
meta thì có.
+ Sự phân li của axit H3PO4:
Nấc 1: H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4- Ka1 = 10-2,15
Nấc 2: H2PO4- ⇌ H+ + HPO42- Ka2 = 10-7,21
Nấc 3: HPO4 ⇌ H+ + PO43- Ka3 = 10-12,32
Theo các cân bằng trên cho thấy axit H3PO4 có độ mạnh là: trung bình ở nấc 1, yếu ở nấc 2 và rất yếu
ở nấc 3. Trong dung dịch H3PO4 chủ yếu là các phân tử H3PO4 không bị phân li, ngoìa ra còn có một
lượng nhỏ ion H+, H2PO4- và rất ít ion HPO42-, PO43-.
+ Dung dịch H3PO4 có những tính chất chung của một axit như tác dụng với chất chỉ thị màu, tác dụng
với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối, ... Khi tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối cho thấy lượng và chất
thu được phụ thuộc vào lượng chất tham gia phản ứng, không phụ thuộc vào cách tiến hành thí nghiệm.
Ví dụ: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch NaOH 0,50M vào 100 ml dung dịch H3PO4 0,20M và ngược lại.
Tính pH của dung dịch thu được.
Viết phương trình phản ứng và tính nồng độ mol/l các chất thu được theo 3 cách tính khác nhau (tính
theo cách viết phương trình phản ứng theo 2 cách thí nghiệm trên và cách tính theo xét tỉ lệ mol
NaOH/H3PO4.
* Điều chế:
+ Trong phòng thí nghiệm:
Điều chế bằng cách cho tương tác của PCl5 hay P4O10 với nước. Hoặc cho P đỏ tác dụng với axit nitric
đặc.
+ Trong công nghiệp:
Trong CN điều chế bằng photphorit thiên nhiên tương tác với H2SO4.
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc, nóng)  3CaSO4 + 2H3PO4
Tách muối CaSO4 ra và cô đặc dung dịch, rồi làm lạnh để axit kết tinh, phương pháp này không được
axit H3PO4 tinh khiết, có chất lượng thấp.
Để điều chế axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta đốt cháy P, thu lấy P2O5, rồi cho tác
dụng với H2O . Một lượng lớn axit H3PO4 điều chế trong công nghiệp được dùng để điều chế các muối
photphat và để sản xuất phân lân.

24
4. Photphat (PO43-).
Các muối photphat nói chung không có màu. Tất cả các muối đihidrophotphat của nó đều dễ tan
trong nước, còn muối hiđrôphtphat và muối trung photphat trung hoà chỉ có muối kim loại kiềm là tan
trong nước.
Muối trung hoà tan trong nước tạo thành dung dịch có tính bazơ mạnh do sự thuỷ phân của gốc
photphat:
PO43- + HOH  HPO42- + OH- K = Ka3-1,Kw = 10-1,68 (1)
2-
HPO4 + HOH  H2PO4- + OH- K' = Ka2-1,Kw = 10-6,79 (2)
Quá trình (1) chiều thuận xảy ra mạnh hơn chiều nghịch, nên môi trường thu được là bazơ.
Quá trình (2) chiều thuận vẫn mạnh hơn chiều nghịch nên môi trường của muối Na2HPO4 vẫn là
môi trường bazơ, nhưng là bazơ yếu.
Với muối NaH2PO4, khi này quá trình điện li ra H+ của H2PO4- mạnh hơn quá trình nhận H+ của
nó, do đó muối NaH2PO4 lại cho môi trường axit:
H2PO4- + HOH  HPO42- + H3O+
Người ta thường nhận ra sự có mặt của ion PO43- bằng cách cho gặp đồng thời ion Mg2+ và ion
+
NH4 khi đó nó tạo ra kết tủa màu trắng:
Mg2+ + NH4+ + PO43-  MgNH4PO4
Muối photphat có nhiều công dụng trong CN, NN và kĩ thuật: làm phân bón, làm thức ăn cho gia
súc, làm mềm nước cứng trong các nồi hơi cao áp…
5. Photpho halogenua.
Photpho tạo nên với halogen 2 loại hợp chất chính: photpho trihalogenua (PX3), photpho
pentahalogenua (PX5).
1. Photpho trihalogenua (PX3).
Có tất cả với mọi halogen, ngoài ra còn có muối hỗn hợp của 2 anion PF2Cl, PFCl2…

Trạng thái rắn chúng đều ở dạng mạng lưới tinh thể phân tử. Phân tử có cấu tạo chóp đáy tam
giác đều giống NH3.
Góc liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử có thể xem ở bảng sau:

Bảng 5: Một số tính chất của hợp chất PX3

Hợp chất PF3 PCl3 PBr3 PI3


Góc XPX 1040 1020 1000 960
Độ dài P-X (A0) 1,52 2,00 2,23 2,47
Nđnc (0C) -152 -94 -40 61
Nđs (0C) -101 75 173 120
Như vậy ta thấy, trạng thái lai hoá sp3 của nguyên tử P giảm dần từ florua đến iotđua, đồng thời
trong liên kết P-X có một mức độ nào đó liên kết p-d giống như trong các oxit photpho.
Các photpho trihalogenua đều bị thuỷ phân tạo thành axit photphorơ và axit halogenhidric:
2PX3 + 6H2O  2H3PO3 + 6HX
Điều chế chúng bằng cách cho X2 tác dụng với P dư.
Riêng PF3 chỉ điều chế:
PCl3 + AsF3  PF3 + AsCl3
2. Photpho pentahalogenua (PX5).

25
Người ta đã biết được hợp chất của chúng với F, Cl, Br. Ngoài ra còn biết một số dạng hỗn hợp :
PF4Cl, PF3Cl2…
Trạng thái khí các photpho pentahalogenua (PX5) có dạng hình chóp tam giác:

Liên kết P-X ở đây cũng bị rút ngắn, tức là cũng có một phần liên kết p-d, nguyên tử P trong hợp
chất với Cl, Br có trạng thái lai hoá dsp3.
Trạng thái rắn chúng có mạng lưới ion kiểu CsCl, gồm những ion tứ diện PX4+ và ion bát diện
PX6-.
Hợp chất dạng này dễ bị thuỷ phân tạo nên photpho oxihalogenua, hoặc axit photphoric
PX5 + H2O  POX3 + 2HX (ít H2O)
PX5 + 4H2O  H3PO4 + 5HX (nhiều H2O)
Điều chế PX5 người ta cho P tác dụng X2 dư.
P + X2 (dư)  PX5
3. Một số halogenua quan trọng:
a) Photpho triclorua (PCl3)
Là chất lỏng không màu, nặng hơn nước (d = 1,57), có mùi ngạt thở. Hơi của nó làm chảy nước
mắt và độc, dạng lỏng nó gây bỏng, tan trong các dung môi không phân cực.
Tác dụng mạnh với nước tạo thành axit photphorơ và axit clohidric.
Phản ứng được với clo tạo thành PCl5, với oxi tạo thành POCl3 và với S tạo thành PSCl3.
Dùng làm chất ban đầu để điều chế nhiều hợp chất của P, là hóa chất tốt trong việc sản xuất
phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, …
Điều chế bằng cách cho P dư tác dụng Cl2 khô, hoặc cho Cl2 khô đi vào dd phot pho trắng trong
CS2.
b) Photpho pentaclorua (PCl5)
Là khối tinh thể màu trắng (dạng tinh khiết) hoặc có màu lục nhạt (nếu bị phân huỷ 1 phần).
Cũng độc như PCl3, cũng tan trong các dung môi không phân cực, thăng hoa ở 1590C.
Trong nước nó phân huỷ hoàn toàn theo 2 giai đoạn: tạo nên POCl3 và tạo nên H3PO4.
Ngoài ra nó có khả năng tạo nên các chất kết hợp như: PCl5.8NH3, PCl5.AlCl3…
Điều chế : cho khí Cl2 khô tác dụng với PCl3.
PCl5 được dùng vào việc sản xuất phẩm nhuộm , dược phẩm, thuốc sâu, chất xúc tác.
6. Phân bón hoá học. Phân lân.
Có 3 loại phân bón hoá học chính là phân đạm, phân lân và phân kali.
+ Phân đạm cung cấp N cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ và ion NO3-.
+ Phân lân cung cấp P cho cây dưới dạng PO43-.
+ Phân kali cung cấp K dưới dạng ion K+.
Các dạng phân đạm và phân kali đã được xét kĩ ở các phần trước, ở đây chúng ta xem xét các
loại phân lân chính:
1. Apatit nghiền (30-38% P2O5) và photphorit nghiền (16-18% P2O5) có hàm lượng P cao
nhưng là những hợp chất không tan trong nước nên chúng chỉ thích hợp với đất rất chua.
Điều chế bằng cách sấy khô apatit hay photphorit rồi nghiền thành bột mịn.
2. Supephotphat đơn (14-20% P2O5) có thành phần chính Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Trong đó
muối axit tan được trong nước nên dễ được cây hấp thụ, CaSO4 không có tác dụng gì đối với cây.
Điều chế bằng cách cho aptit hay photphorit nghiền nhỏ tác dụng H2SO4 đặc
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4  Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4.
3. Supephotphat kép (40-50% P2O5) chỉ chứa Ca(H2PO4)2. Sở dĩ gọi là supe kép vì quá trình
sản xuất ra nó gồm 2 giai đoạn:
26
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  2H3PO4 + 3CaSO4.
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4  3Ca(H2PO4)2
4. Phân lân nung chảy (12-14% P2O5) hoặc gọi là phân lân thuỷ tinh, là một hỗn hợp
photphatsilicat của Ca2+ và Mg2+ gồm chủ yếu 4(Ca,Mg)O.P2O5 và 5(Ca,Mg)O.P2O5.SiO2.
Được điều chế bằng cách nung chảy hỗn hợp apatit và đá xà vân ở nhiệt độ cao trong lò điện
rồi làm lạnh đột ngột bằng nước, ta được các hạt vụn trong suốt như thuỷ tinh nên gọi là phân lân thuỷ
tinh.
5. Phân lân phức hợp: amôphôt và nitrôphốtka chứa đồng thời các nguyên tố dinh dưỡng như
N,P,K.
6. Phân vi sinh hữu cơ: người ta dùng men vi sinh để chuyển hoá hỗn hợp than bùn và
photphorit thành đạm và lân mà cây có thể đồng hoá được.
* Muối photphat làm nước bị ô nhiễm. Những nguồn làm tăng hàm lượng ion photphat trong
nước sông, hồ và đại dương là: phân lân bón ruộng bị nước mưa rửa trôi, lượng photphat có trong
nước tiểu và phân người cũng như lượng poliphotphat có trong bột giặt đổ vào nước thải của thành phố
nhưng không được xử lý. Muối photphat là chất dinh dưỡng của rong tảo. Hàm lượng cao của photphat
ở trong nước làm cho các loài tảo phát triển rất mạnh nên nước trở nên có màu lục bẩn. Những lớp tảo
ở phía trên của mặt nước cản trở ánh sáng mặt trời đi tới những lớp tảo sống ở phía dưới nên hạn chế
quá trình quang hợp và không bổ sung được lượng oxi tan ở trong nước. Khi các loài tảo chết, một
lượng lớn thực vật đó bị mục nát sẽ gây ô nhiễm nước. Quan trọng hơn là quá trình mục nát đã tận
dụng hết nguồn dự trữ oxi tan ở trong nước làm chết cá và các sinh vật khác sống dưới biển.

27
PHẦN BÀI TẬP
PHẦN 1: BÀI TẬP PHẦN NITƠ
Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. NH3 + Cl2 N2 + HCl (NH4Cl+ N2)
2. NH3 + I2 NI3.NH3(kết tủa màu đen) + NH4I
3. 4NH3 + 3F2 NF3 + 3NH4F
4. Cl2 + 3NH4Cl NCl3 + 4HCl
5. CaCN2 + 2H2O CaCO3 + 2NH3 6. CuO + NH4Cl Cu + N2 + CuCl2 + H2O
7. ZnO + NH4Cl ZnCl2 + 2NH3 + H2O 8. Na + NH3 NaNH2 + 1/2H2
9. Na + N2H4 NaN2H3 + 1/2H2 10. N2H4 +2Cl2 N2 + 4HCl
11. N2H4 + AgNO3 Ag + N2 + HNO3 12. N2H4 + Zn + HCl ZnCl2 + NH4Cl
13. NH3 + NaClO N2H4 + NaCl + H2O
14. HN3 + NH3 15. HN3 + N2H4 16. HN3 +H2O
17. Cu + HN3 18. Au + HN3 + HCl 19. NaNH2 + N2O
20.NH2OH + HNO3 21. NH2Cl + NaClO 22.NH2OH + I2 + KOH
23. NH2OH + Fe(OH)2 + H2O 24. Ca3N2 + H2O 25. NOCl + H2O
26. NO + KMnO4 + H2SO4 27. NO + HClO 28. NO + FeSO4
29. HNO2 + HI 30. HNO2 + KMnO4 + H2SO4
Bài 2: Hydro mới sinh là một tác nhân khử có hiệu quả nhất. Xử lý một lượng natri nitrit bằng
hỗn hống natri kim loại cho ra một muối X có 43,38% natri và 26,43% nitơ về khối lượng.
Một sản phẩm khác của phản ứng này là natri hydroxit. Để tránh sự làm bẩn sản phẩm cuối
này thì quá trình tổng hợp được tiến hành trong khí quyển trơ như môi trường nitơ hay argon.
a) Xác định công thức muối X.
b) Vẽ công thức Lewis anion của muối X.
c) Nếu phản ứng được tiến hành trong không khí thì những tạp chất nào có thể sinh ra?
d) Viết phương trình tổng hợp muối X.
e) Tương tác giữa X với cacbon dioxit sinh ra một chất khí. Viết phương trình phản ứng.
Hướng dẫn giải
a) Na2N2O2 – natri hyponitrit.
b) Theo lý thuyết thì anion N2O thể có đồng phân cis, trans. Thực nghiệm đã chứng
minh được rằng ion này chủ yếu ở dạng trans.

c) Sản phẩm có thể chứa tạp chất NaNO3, NaNO2, Na2CO3, NaHCO3.
d) 2NaNO2 + 4Na + 2H2O → Na2N2O2 + 4NaOH
e) Na2N2O2 + CO2 → Na2CO3 + N2O
Bài 3: A là một hợp chất của nitơ và hidro với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit
của nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
A + NaClO → X + NaCl + H2O
X + HNO2 → D + H2O
D + NaOH → E + H2O
A + Na → G + H
G + B → E + H2O
b. Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của nó.
28
c. D có thể hòa tan Cu tương tự HNO 3. Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường
thủy. Viết phương trình của các phản ứng tương ứng.
HD:
* Do N có Z=7 và H có Z=1; mà chất A có tổng ĐTHN là 10. A là NH3.
* Đặt oxit nito là NxOy => N2O
* Các phản ứng:
NH3 (đặc)+ NaClO → N2H4 + NaCl + H2O ( trong phần halogel có phương trình: NH 3 (loãng)
+ NaClO → N2 + NaCl + H2O)
N2H4 + HNO2 → HN3 + 2H2O
HN3 + NaOH → NaN3 + H2O
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2
NaNH2 + N2O → NaN3 + H2O
A là NH3; B là N2O; X là N2H4; D là HN3; E là NaN3; G là NaNH2.
D: Axit hidrazoic
H-N(-3)=N(+5) ≡N(-3)
Trong phân tử HN3 vừa có N(+5), vừa có N(-3) nên nó vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Về tính oxi hóa nó giống HNO3 nên hòa tan Cu:
Cu + 3HN3 → Cu(N3)2 + N2 + NH3
Khi trộn với HCl:
2Au + 3HN3 +8HCl → 2H[AuCl4] + 3N2 + 3NH3
Bài 4: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Các chất từ X2 đến X9 là các hợp chất của nguyên tố hóa học A. X1 là đơn chất của nguyên
tố A. Một số tính chất của X1, X2, X3, X7 được thống kê ở bảng sau:
Chất Màu sắc Tính tan (dung Môi trường dung dịch Nhiệt độ Nhiệt độ
môi nước) chất (dung môi nước) nóng chảy sôi
X1 Không màu Ít tan Trung tính -210oC -196oC
X2 Không màu Tan tốt Bazơ -78oC -33oC
X3 Không màu Ít tan Trung tính -164oC -152oC
X7 Màu xanh Tan tốt Axit -102oC 4,5oC
Xác định các chất từ X1 đến X9. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
HD:
X1: N2; X2: NH3; X3: NO;
X4: HNO3; X5: NH4NO3; X6: N2O;
X7: N2O3; X8: NaNO2; X9: Ag2N2O2.
Phương trình hóa học:
1. N2 + 3H2 → 2NH3. 2. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
3. 2NO + 3HClO + H2O → 2HNO3 + 3HCl 4. HNO3 + NH3 → NH4NO3.
5. NH4NO3 → N2O + 2H2O. 6. N2O + CO → CO2 + N2.
7. N2 + O2 → 2NO. 8. NO + NO2 → N2O3.
9. N2O3 + 2NaOH → 2NaNO2 + H2O.

29
10. 2NaNO2 + 2AgNO3 + 4Na/Hg + 2H2O → Ag2N2O2 + 2NaNO3 + 4NaOH + 4Hg
11. Ag2N2O2 + 2HCl → N2O + 2AgCl + H2O.
Bài 5: Để xác định hàm lượng nitơ (N3-) có trong một thanh thép người ta tiến hành các thí
nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan 10 gam thép trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH đặc dư vào X đun nóng, khí Y thoát ra sau phản ứng cho hấp thụ hoàn toàn
bằng 20 ml dung dịch H2SO4 5.10-3M thu được dung dịch Z.
Thí nghiệm 2: Cho lượng dư KI và KIO 3 vào trong dịch Z có dư H 2SO4. Iot giải phóng
ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 1,2.10-2M và đã dùng hết 10,28 ml.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
2. Xác định hàm lượng nitơ có trong thép.
Hướng dẫn
1.
N3- + 4H+ → (1)
-
+ OH → NH3 + H2O (2)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (3)
- +
+ 5I + 6H → 3I2 + 3H2O (4)
-
I2 + 2 → 2I + (5)
2.
Theo bài: n = 1,2336.10-4 mol → nI2 = 6,168.10-5 mol và nH+ = 1,2336.10-4 mol
nH+ = 2nH2SO4 = 2. 10-4 mol
Theo phản ứng: → nN3- = nNH3 = nH+(p.ư) = 2.10-4 – 1,2336.10-4 = 7,664.10-5
→ %N =
Bài 6: : Cho dư bột Cu vào 10ml dung dịch HNO3 đặc thấy thu được 740 ml khí A ở điều kiện
tiêu chuẩn, làm lạnh A tới -200C thấy thu được chất lỏng màu lam. Mặt khác nếu pha loãng 10
lần HNO3 rồi thêm dư bột Pb thì thu được 560ml khí.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định nồng độ HNO3.
b. Hãy giải thích sự tạo thành sản phẩm khi hoá lỏng khí A ở -200C, nếu nhiệt độ hoá lỏng
khí lớn hơn hoặc nhỏ hơn -200C thì sản phẩm của sự hoá lỏng là gì? Giải thích?
HD:
a. Khi pha loãng dung dịch HNO3 rồi cho Pb vào thì khí thu được là NO. Phương trình hoá học
như sau: 3 Pb + 8 HNO3  3 Pb(NO3)2 + 2 NO + 4 H2O (1)
nNO (1) = 0,025 mol  n HNO3 = 0,025. 4 = 0,1 mol
 C0HNO3 ban đầu = 0,1/ 0,01 = 10M
Mặt khác số mol khí A là nA= 0,74/ 22,4 = 3,3. 10-2 mol  khi cho Cu dư vào dung dịch
HNO3 đặc trên thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí là NO2 và NO.
 Các phương trình phản ứng xảy ra khi cho các kim loại vào dung dịch HNO3 là:
Cu + 4 HNO3  Cu(NO3)2 + 2 NO2 + 2 H2O
3 Cu + 8 HNO3  3 Cu(NO3)2 + 2 NO + 4 H2O
3 Pb + 8 HNO3  3 Pb(NO3)2 + 2 NO + 4 H2O
Khi hạ nhiệt độ hỗn hợp khí A thì thu được chất lỏng màu lam là N2O3 (vì N2O2 và N2O4
không có màu)
NO + NO2 <-20 N2O3
0
C-20
0
C

30
b. Giải thích sự tạo thành N2O3 khi hoá lỏng A
Cấu hình e của NO là: [kk]
Cấu hình e của NO2 là: [kk]
Quá trình kết hợp của 2 phân tử này là sự kết hợp của 2 gốc tự do nên xảy ra rất dễ dàng, ở
năng lượng thấp. Nếu nâng nhiệt độ thì sẽ diễn ra quá trình phân huỷ N2O3 thành 2 khí ban
đầu.
Quá trình đime hoá NO2 xảy ra dễ dàng hơn NO, vì sự nhận e vào MO o (có năng lượng thấp
hơn * ) sẽ toả nhiều nhiệt hơn quá trình nhận e vào MO *. Do đó quá trình đime hoá NO2 sẽ
thuận lợi về mặt năng lượng hơn, hay quá trình phân huỷ N2O4 thành NO2 xảy ra ở nhiệt độ
cao hơn N2O2.
Vì vậy, ở nhiệt độ lớn hơn -200C sẽ diễn ra sự đime hoá NO2,
ở nhiệt độ nhỏ hơn -200C sẽ diễn ra sự đime hoá NO
NO+ NO N2O2
NO2+ NO2 N2O4
>-20
Bài 7: Hợp 0
C chất XY3 và KYO3 được sử dụng rộng rãi trong các túi khí bảo
hiểm được lắp đặt trong ô tô. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong XY3 là 97, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. Phân tử khối của XY3 nhỏ hơn phân
tử khối của KYO3 là 36. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X bằng tổng số electron trong
anion . Cho số khối của K bằng 39, của O bằng 16.
a) Xác định tên nguyên tố và số khối của X, Y.
b) Các phản ứng trong túi khí bảo hiểm xảy ra theo sơ đồ sau:
(1) XY3 → X + Y2
(2) X + KYO3 → X2O + K2O + Y2
(3) X2O + K2O + SiO2 → “thủy tinh”
Hãy tính khối lượng XY3 tối thiểu cần để tạo ra khí Y 2 nạp đầy túi khí an toàn có thể tích 17 lít
ở 25oC, áp suất 1,25 atm.
HD:
a) Gọi số p và n của X lần lượt là a và b; của Y lần lượt là c và d. Có hệ phương trình:
2a + b + 6c + 3d = 97 (1)
2a – b + 6c – 3d = 31 (2)
(39 + c + d + 16.3) – (a + b + 3c + 3d) = 36 (3)
2a = 3c +1  2a – 3c = 1 (4)
giải hệ ta được a = 11; b = 12; c = 7; d = 7
 X là Natri, Y là Nitơ; ANa = 23, AN = 14
b)
nN2 = = = 0,8696 mol
(1) 2NaN3 → 2Na + 3N2
x x 1,5x
(2) 10Na + 2KNO3 → 5Na2O + K2O + N2
x 0,1x
1,6x = 0,8696 mol  = x = 0,5435 mol
 = 0,5435 . 65 = 35,3275 gam
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400 ml
dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng, thu được dung dịch Y và V lít khí NO (sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc). Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 21,4 gam kết tủa. Tính khối lượng chất tan trong Y và giá trị của V?
HD:

31
Vì Fe3O4 là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 nên coi 19,2 gam X gồm: Fe, FeO và Fe2O3
PTHH:
Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (1)
3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (2)
Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O (3)
- Dung dịch Y gồm: Fe(NO3)3 và HNO3 dư
- nNaOH = 0,35.2 = 0,7 mol
- Cho dd NaOH tác dụng với Y, PTHH:
HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O (4)
Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + NaNO3 (5)
Theo (5):

Theo (4):

- Gọi số mol NO là x mol


- Bảo toàn nguyên tố nitơ:

- Bảo toàn nguyên tố hiđro:


- Định luật bảo toàn khối lượng:

VNO = 0,2.22,4 = 4,48 lít


- Bảo toàn nguyên tố nitơ:
- mchất tan trong Y = 0,1. 63 + 0,3.242 = 78,9 gam*
Bài 9: 1. a. Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa.
b. Trong dung môi amoniac lỏng, các hợp chất KNH2, NH4Cl, Al(NH2)3 có tính axit, bazơ hay
lưỡng tính ? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
2. Hòa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối
sunfua kim loại này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy
nhất có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện.
a. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion.
b. Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua.
c. Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 mL dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào
đó một ít phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao?
HD: a. NH3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử :
Tính oxi hóa: K + NH3 (l)  KNH2 + 1/2H2
Tính khử: 2NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O
b. KNH2 là một bazơ, NH4Cl là axit và Al(NH2)3 có tính lưỡng tính.
Phản ứng trung hòa: KNH2 + NH4Cl  KCl + 2NH3
Phản ứng của chất lưỡng tính với axit: Al(NH2)3 + 3NH4Cl  AlCl3 + 6NH3
Phản ứng của chất lưỡng tính với bazơ: Al(NH2)3 + KNH2  K[Al(NH2)4]
a. Phương trình phản ứng:
M + 2mH+ + mNO3-  Mm+ + mNO2 + mH2O (1)
M2Sn + 4(m+n)H + (2m+6n)NO3  2M + nSO4 + (2m+6n)NO2 + 2(m+n)H2O
+ - m+ 2-
(2)
b. Vì số mol NO2 ở hai trường hợp là bằng nhau nên ta có:
32
 , nghiệm thích hợp là n = 1, m = 2 và M = 64.

Vậy M là Cu và công thức muối là Cu2S.


c.
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

 đã xảy ra vừa đủ phản ứng:
2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O
Dung dịch thu được có màu hồng do NO2- tạo môi trường bazơ:
NO2- + H2O ⇌ HNO2 + OH-
Bài 10: Hydro mới sinh là một tác nhân khử có hiệu quả nhất. Xử lý một lượng dung dịch
natri nitrit bằng hỗn hống natri kim loại cho ra một muối X có 43,40% natri và 26,42% nitơ về
khối lượng, còn lại là oxi. Một sản phẩm khác của phản ứng này là natri hydroxit. Để giữ sản
phẩm tinh khiết, quá trình tổng hợp được tiến hành trong khí quyển trơ như môi trường nitơ
hay argon.
a. Xác định công thức muối X. Biết mỗi anion trong X chứa 4 nguyên tử.
b. Vẽ công thức Lewis anion của muối X.
c. Nếu phản ứng được tiến hành trong không khí thì những tạp chất nào có thể sinh ra?
d. Viết phương trình tổng hợp muối X.
HD: a. Từ %m các nguyên tố → Na : N : O = 1 :1 :1, mà anion X chứa 4 nguyên tử
→ X là Na2N2O2 – natrihyponitrit.
b.

c. Sảnphẩmcóthểchứatạpchất NaNO3, NaNO2, Na2CO3, NaHCO3.


d. 2NaNO2 + 4Na + 2H2O → Na2N2O2 + 4NaOH
Bài 11: Thêm từ từ Mg vào 100 ml dung dịch A chứa HCl và HNO 3 cho tới khi khí ngừng
thoát ra thu được dung dịch B chỉ chứa muối của magie và 0,9632 lít hỗn hợp D gồm ba khí
không màu cân nặng 0,772 gam. Trộn D với 1 lít oxi, để phản ứng xảy ra hoàn toàn (ở điều
kiện thường), cho khí thu được đi qua dung dịch NaOH dư thì thể tích hỗn hợp khí còn lại
1,2912 lít.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra (dạng phân tử hoặc ion thu gọn)
b) Xác định thành phần trăm theo thể tích các khí trong D và khối lượng magie bị hoà tan, biết
trong D có hai khí có phần trăm thể tích như nhau. Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
HD:
Khi thêm Mg kim loại vào dung dịch chứa hai axit HCl và HNO 3 thì các phản ứng chỉ tạo các
khí không màu có thể là: H2, N2, N2O, NO.

D chứa H2 (x mol).
D tác dụng với O2 ở điều kiện thường D chứa NO (y mol)
2NO + O2 → 2NO2
y 0,5 y y
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3+ H2O
y
33
Ta có
Gọi chất khí thứ ba trong D là Z (z mol)
Trong D có hai khí có phần trăm thể tích như nhau, tức là số mol bằng nhau.
Ta có ba trường hợp sau:
* Trường hợp 1: y = z = 0,02 mol x = 0,043 – 0,02.2=0,003 (mol)
(loại)

* Trường hợp 2:
(loại)
* Trường hợp 3: x = y = 0,02 mol z = 0,043 – 0,02.2=0,003 (mol)
D chứa N2O
Do đó khí thứ ba là N2O

Mg + 2H+ Mg2+ + H2 (1)


+ - 2+
3Mg + 8H + 2NO3 3Mg + 2NO + 4H2O (2)
4Mg + 10H+ + 2NO3- 4Mg2+ + N2O + 5H2O (3)
Theo các phương trình (1), (2) và (3) ta có

Bài 12: Hai chất A và B đồng phân, có phân tử khối là 60 (có hàm lượng 20% C; 6,67% H;
46,67% N và còn lại là O). Cho B phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng, thấy có khí NH 3
thoát ra. Chất D có hàm lượng 28,57% C; 4,76% H và còn lại là N. Chất A được sử dụng làm
phân bón trong nông nghiệp, đốt nóng B thu được A. Thủy phân A tạo ra hai chất khí và một
trong hai chất khí này tác dụng với Cl – CN tạo ra chất D. Có thể điều chế A từ than đá, đá
vôi, nitơ và nước.
a) Viết các phương trình hóa học minh họa.
b) Viết hai công thức Lewis của D.
Hướng dẫn
a) Gọi công thức của A, B là CxHyNzOt
Ta có: x:y:z:t = 1:4:2:1
Vì phân tử khối của A, B là 60 nên CTPT của A, B là CH4N2O
B tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra NH3 nên B là NH4OCN
A được sử dụng làm phân bón nên A là (NH2)2CO
Các phương trình hóa học:
NH4OCN NH2CONH2
NH2CONH2 + H2O  CO2 + 2NH3
ClCN + NH3  H2NCN + HCl
Có thể điều chế A từ than đá, đá vôi, nước. Các phương trình hóa học:
CaCO3  CaO + CO2 ; CaO + 3C CaC2 ; CaC2 + H2O  C2H2 + Ca(OH)2 ;
CaC2 + N2  C + CaCN2 ; 2CaCN2 + 2 H2O  Ca(OH)2 + Ca(HCN2)2
Ca(HCN2)2+ H2O + CO2  CaCO3 + 2H2NCN
H2NCN + H2O  NH2CONH2

34
b)
Bài 13: 1. A là một hợp chất của nitơ và hiđro với tổng số điện tích hạt nhân bằng 10. B là một
oxit của nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, D, E, G, X và hoàn thành các phương trình phản ứng:
A + NaClO → X + NaCl + H2O A + Na → G + H2
G + B → E + H2O E + H2SO4 → D + NaHSO4
b. Viết công thức cấu tạo của D.
2. Canxi xianamit (CaCN2) là một loại phân bón đa năng và có tác dụng tốt. Nó có thể được sản
xuất rất dễ dàng từ các loại hóa chất thông thường như CaCO3. Quá trình nhiệt phân CaCO3 cho ra
một chất rắn màu trắng XA và một khí không màu XB không duy trì sự cháy. Chất rắn màu xám
XC và khí XD hình thành bởi phản ứng khử XA với cacbon. XC và XD còn có thể bị oxy hóa để tạo
thành
các sản phẩm có mức oxy hóa cao hơn. Phản ứng của XC với nitơ cuối cùng cũng dẫn tới việc tạo
thành CaCN2.
a. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Khi thuỷ phân CaCN2 thì thu được chất gì? Viết phương trình phản ứng.
Trong hóa học chất rắn thì anion CN22- có thể có đồng phân. Axit của cả hai anion đều đã được
biết (chỉ tồn tại trong pha khí). Viết công thức cấu tạo của hai axit và cho biết cân bằng chuyển
hóa giữa hai axit trên ưu tiên phía nào?
Hướng dẫn
1. a. Giả sử hợp chất của N và H có công thức N xHy. Vì tổng điện tích hạt nhân của phân tử
bằng 10, mà N có Z = 7 và H có Z = 1 nên hợp chất A chỉ có thể là NH3.
- Oxit của N chứa 36,36% khối lượng là O do đó, nếu giả thiết rằng trong phân tử B có 1
nguyên tử O (M = 16) thì số nguyên tử N trong phân tử là: N = 16(100-36,36) : 36,36x14 = 2. Như vậy
B là N2O.
Các phản ứng hoá học phù hợp là:
2NH3 + NaClO → N2H4 + NaCl + H2O
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2↑
NaNH2 + N2O → NaN3 + H2O
NaN3 + H2SO4 → HN3 + NaHSO4
Như vậy: A = NH3; B = N2O; D = HN3; E = NaN3; G = NaNH2; X = N2H4
b. Công thức cấu tạo của chất D (HN3 - axit hiđrazoic) là:
H – N(-3) = N(+5) ≡ N(-3).
2. a. CaCO3 CaO + CO2
CaO + 3C → CaC2 + CO
CO + O2 ® CO2
CaC2 + O2 ® CaCO3 + CO2
CaC2 + N2 → CaCN2 + C
b. Quá trình trên được gọi là quá trình Frank – Caro. Quá trình này rất quan trọng trong kỹ
thuật.
CaCN2 + 3H2O → CaCO3 + 2NH3
c. Công thức của hai đồng phân là:
HN = C = NH D N º C – NH2
Hợp chất đầu tiên là axit của anion cacbondiimit và hợp chất thứ hai là xianamit.
Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía tạo thành hợp chất có tính đối xứng hơn.
Bài 13: Trong những năm gần đây, hợp chất của nguyên tố (nhẹ) X với hiđro đã nhận
được sự chú ý lớn vì là nguồn nhiên liệu tiềm năng. Hợp chất A (có dạng XYH 2) và B (có
dạng XH) là các chất có khả năng sinh ra hidro.
- Đun nóng A cho hợp chất rắn C và khí D (khí D làm xanh quì tím ẩm).

35
- Đun nóng một hỗn hợp gồm A và B (có tỉ lệ số mol n A: nB = 1:2) trong điều kiện xúc tác
thích hợp, các phản ứng xảy ra theo sơ đồ tổng quát:
2A ® C + D; D + B ® A + H2; C + B ® E + H2
Quá trình trên giải phóng hiđro và làm tổng khối lượng bị mất là 10,256% (không tính đến các
hao hụt khác).
- Thủy phân các chất A, C, E đều tạo thành F và D.
- G là hợp chất chỉ chứa 2 nguyên tố X và Y. Ion G2- đẳng electron với CO2 và có tổng số
nguyên tử bằng 4. Phân hủy G cho E và một chất khí không màu I.
a) Tìm công thức của A, B, C, D, E, F, G, và I.
b) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn
a. ) Ta có: 2A ® C + D
D + B ® A + H2
C + B ® E + H2
Þ A + 2B ® E + 2H2
1mol 2 mol 2 mol
- Khối lượng hỗn hợp của A và B theo tỉ lệ mol 1: 2 phản ứng sinh ra khí H 2. Khối lượng bị
mất 10,4% là khối lượng khí H2.

Với A: XYH2 và B : XH
Ta có (MX +MY +2 ) + 2´(MX +1) = 39 Þ 3MX +MY = 35
- Đun nóng A cho hợp chất rắn C và khí D. Khí D làm quỳ tím
ẩm hóa xanh. X là nguyên tố nhẹ Þ Y là nguyên tố N (MY = 14) Þ MX = 7 Þ X là nguyên tố
Li.
Lưu ý : xác định đúng X là nguyên tố Li được 0,25 đ.
A : LiNH2 B : LiH D : NH3
A + 2B ® E + 2H2 Þ E: Li3N
Þ 2 LiNH2 
o o
2A  C + D
t t
 C + NH3
Þ C: Li2NH
- Thủy phân E tạo thành F và D Þ F: LiOH
- G là hợp chất chỉ chứa 2 nguyên tố X và Y. Anion G 2- đẳng electron với CO2 và tổng số
nguyên tử bằng 4 Þ G: LiN3
- Phân hủy G cho E và một chất khí không màu I:
Þ I: N2
o
LiN3  t
 Li3N + N2
b) Phương trình phản ứng
o
2 LiNH2  t
 Li2NH + NH3
(A) (C) (D)
NH3 + LiH ® LiNH2 + H2
(D) (B) (A)
Li2NH + LiH ® Li3N + H2
(C) (B) (E)
LiNH2 + H2O ® LiOH + NH3
(A) (F) (D)
Li2NH + 2H2O ® 2LiOH + NH3
(C) (F) (D)
Li3N + 3H2O ® 3LiOH + NH3
(E) (F) (D)
o
3LiN3  Li3N + 4N2
t

(G) (E) (I)

36
Bài 14: Trích đề Olimpic quốc tế 2011
Magie là một kim loại dễ cháy. Một khi đã được khơi mào thì rất khó có khả năng dập
tắt do nó có thể cháy được trong nước, khí cacbonđioxit và nitơ. Khi đun nóng magie kim loại
trong khí quyển N2 thì tạo thành một chất bột màu trắng hơi vàng A.Thuỷ phân A cho khí B
không màu tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ. Phản ứng của B với dung dịch nước của
anion hypoclorit tạo thành ion clorua, nước và hợp chất C tan được trong nước. B phản ứng
với hiđro peroxit cũng tạo thành C và nước. Khi đun nóng khí không màu B với natri kim loại
sẽ tạo thành hợp chất rắn D và khí hydro. Phản ứng của D với đinitơ oxit tạo khí amoniac,
natri hidroxit rắn và hợp chất rắn E. Khi đun nóng E nó sẽ phân huỷ tạo natri kim loại và khí
nitơ.
a,Viết các phản ứng tạo thành các chất A, B, C, D, và E.
b, Vẽ cấu trúc Lewis cho anion E. Chỉ ra cấu trúc cộng hưởng bền nhất.
c,Viết phương trình cho phản ứng của E với axit sunfuric để tạo ra axit hydrazoic (HN 3) và
natri sunfat.
HD:
a. A là Mg3N2 B là NH3 C là N2H4 D là NaNH2 E là NaN3

b, Các cấu trúc Lewis của ion azit của E là:

↔ ↔
(1) (2) (3)
Cấu trúc (1) là bền nhất
c. 2 NaN3+ H2SO4 → 2 HN3 + Na2SO4
Bài 15: 1. Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy giải thích ngắn gọn:
a. NO2 có thể đime hóa tạo thành N2O4.
b. SO2 tan trong nước tốt hơn CO2
c. P trắng hoạt động hóa học hơn N2
2. Không khí có thể bị ô nhiễm bởi một số khí độc như NO 2, Cl2, H2S, SO2. Dùng nước vôi
trong dư có thể loại bỏ khí độc nào trong số các khí trên? Hãy viết phương trình phản ứng và
cho biết trong các phản ứng đó, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
Hướng dẫn
1.
(a) Trong phân tử NO2, nguyên tử N chưa đạt cấu trúc bền của khí hiếm và còn một electron
độc thân, nên có khuynh hướng dime hóa bằng cách góp chung các electron độc thân làm các
nguyên tử N đều đạt cấu trúc bền tương tự khí hiếm gần kề.

(b) Phân tử SO2 phân cực (do có cấu tạo dạng gấp khúc) nên tan trong nước tốt hơn phân tử
CO2 không phân cực (do có cấu tạo thẳng).

37
(c) Do nguyên tử P có bán kính nguyên tử lớn (so với N) và phân tử P 4 có cấu trúc tứ diện
chịu ảnh hưởng của sức căng vòng nên liên kết P-P của P trắng rất kém bền. Điều này khiến
cho P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn rất nhiều so với phân tử N 2 rất bền nhờ hai nguyên tử
N có bán kính nhỏ, liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững.

2. Có thể loại bỏ cả bốn khí Cl2, SO2, H2S, NO2 vì chúng đều tác dụng với dung dịch nước vôi.
(a)
(b)
(c) Ca(OH)2 + H2S ® CaS + 2H2O
(d) Ca(OH)2 + SO2 ® CaSO3 + H2O
Hai phản ứng (a), (b) là phản ứng oxi hoá khử vì có sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố.
Bài 16: 1. Xác định các chất A, B, C,... và viết phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển
hóa sau
A B C D Z→E+Y+A
X+Y A E Ure
Biết rằng khi phân hủy 1 mol Z thu được 35,5 lít khí Y (đktc). A và E là những bazơ yếu,
X và Y chỉ chứa một nguyên tố.
2. Phản ứng của NaNO3 trong nước với hỗn hống Na-Hg cũng như phản ứng của etyl nitrit
(C2H5NO2) với hiđroxylamin có mặt của natri etylat đều cho cùng một sản phẩm X. X là muối của
một axit yếu không bền, chứa nitơ. Axit này đồng phân hóa thành một sản phẩm Y có ứng dụng
trong thành phần nhiên liệu tên lửa. Viết phương trình phản ứng xảy ra và viết công thức cấu tạo
của X, Y.
Hướng dẫn
A: NH3; B: NaNH2; C: NaN3; D: HN3; E: N2H4; X: H2; Y: N2; Z: [N2H5][N3]
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2
2NaNH2 + N2O → NaN3 + NaOH + NH3
NaN3 + HCl → NaCl + HN3
N2H4 + HN3 → [N2H5][N3]
12[N2H5][N3] → 3N2H4 + 16NH3 + 19N2
N2 + 3H2 → 2NH3
2NH3 + H2O2 → N2H4 + 2H2O
(NH2)2CO + NaOCl + 2NaOH → N2H4 + H2O + NaCl + Na2CO3
(1) 2NaNO3 + 8Na(Hg) + H2O → Na2N2O2 + 8NaOH + 8Hg
(2) H2NOH + C2H5NO2 + 2C2H5ONa → Na2N2O2 + 3C2H5OH
X là H2N2O2 (axit hiponitrơ)

Cấu trúc của X: (syn) (anti)

Y là nitramit:
38
Bài 17: Một số phản ứng hóa học sau đây được dùng để tạo ra nhanh chóng một lượng lớn khí
N2 trong các túi an toàn trên ôtô.
2NaN3(r) 2Na (r) + 3N2(k) (1)
10Na + 2KNO3 K2O + 5Na2O + N2(k) (2)
K2O + Na2O + SiO2 Silicat kiềm ( thủy tinh) (3)
a) Hãy viết cấu trúc của anion azit và phân tử N2.
b) Tính số gam NaN3 và KNO3 để tạo ra N2 đủ để nạp đầy túi khí an toàn 15 lít ở 50 0C
và 1,25 atm.
c) Hãy viết cân bằng riêng biệt cho sự phân hủy nitro glixerin. Sau đó viết một phương
trình cân bằng cho sự phân hủy chì azit dùng trong sự nổ.
Nêu điểm giống và khác nhau trong các phản ứng của natriazit, nitro glixerin và chì
azit.
d) Hãy viết phương trình phản ứng giữa NaN3 và axit H2SO4 để tạo ra HN3 và Na2SO4 .
e) Khi cho 60 gam NaN3 phản ứng với 100 ml H2SO4 3M thì có bao nhiêu gam axit
HN3 tạo thành?
Hướng dẫn

a).
b) Số mol N2 = PV/RT = (1,25 atm)(15L)/(0,08206 L atm K-1mol-1)(323K) = 0,707 mol
2 mol natri azit sinh ra 3,2 mol nitơ.
Khối lượng natri azit cần có sinh ra 0,707 mol nitơ = (2)(0,707/3,2)(65gam) = 29 gam
c) 4C3H5(NO3)3 → 6 N2 + O2 + 12 CO2 + 10 H2O
Pb(N3)2 → Pb + 3N2
Trong cả 3 phản ứng, các chất tham gia phản ứng đều là chất rắn hoặc chất lỏng có thể tích
nhỏ. Một thể tích lớn Nitơ được sinh ra. Nitroglycerin sinh ra cả những khí khác nữa.
Các phân tử khí nitơ có liên kết 3 nên rất bền. Vậy các phản ứng đều toả nhiệt mạnh và
các khí sinh ra dãn nở nhanh.
d) 2 NaN3+ H2SO4 → 2HN3 + Na2SO4
Bài 18: Một số muối trung hòa chứa Na và N (hoặc P) với phần trăm khối lượng các nguyên
tố được cho trong bảng dưới đây. Trạng thái oxi hóa của N và P nằm trên cùng một hàng là
như nhau.
Muối chứa N Muối chứa P
Muối % Na %N Muối % Na %P
A 46.9 9.5 E 42.1 18.9
B 27.1 16.5 F 22.5 30.4
C 33.3 20.3 G 36.5 24.6
D 43.4 26.4 H 26.1 35.2
D và H là muối của axit tương ứng I và J. Cả hai axit này đều là chất rắn màu trắng, dễ bị
phân hủy bởi nhiệt. I phân hủy nhiệt theo một giai đoạn trong khi đó J qua hai giai đoạn như
sau

1. Xác định công thức phân tử từ A – H và vẽ công thức cấu tạo của chúng.
2. Xác định công thức phân tử của I, J, K, L, M, Q và viết phương trình phân hủy nhiệt của I
và J.
3. Vẽ công thức cấu tạo của K. Đề nghị các chất khác cho sản phẩm phân hủy giống sản phẩm
phân hủy của I và viết phương trình phản ứng tương ứng.
Hướng dẫn

39
1. Ta thấy tổng phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong các muối A-H nhỏ hơn 100%.
Do đó nguyên tố còn lại là oxi. Từ phần trăm khối lượng của các nguyên tố đã biết dễ dàng
tính được %O. Vậy công thức từng muối tương ứng:
A: Na : N : O = 46.9/23 : 9.5/14 : 43.6/16
= 2.039 : 0.678 : 2.725 = 3:1:4 → A = Na3NO4
B: Na : N : O = 27.1/23 : 16.5/14 : 56.4/16
= 1.178 : 1.178 : 3.525 = 1:1:3 → B = NaNO3
С: Na : N : O = 33.3/23 : 20.3/14 : 46.4/16
= 1.448 : 1.45 : 2.9 = 1:1:2 → C = NaNO2
D: Na : N : O = 43.4/23 : 26.4/14 : 30.2/16
= 1.887 : 1.886 : 1.888 = 1:1:1
→ D = (NaNO)n tương ứng với Na2N2O2
E: Na : P : O = 42.1/23 : 18.9/31 : 39/16
= 1.83 : 0.61 : 2.44 = 3:1:4 → E = Na3PO4
F: Na : P : O = 22.5/23 : 30.4/31 : 47.1/16
= 0.978 : 0.98 : 2.944 = 1:1:3 → F = NaPO3
G: Na : P : O = 36.5/23 : 24.6/31 : 38.9/16
= 1.587 : 0.794 : 2.431 = 1.999:1:3.062
Nếu G là Na2PO3 ứng với trạng thái oxi hóa của P là +4, chứ không phải +3.
Do đó có thể dự đóan G chứa hidro, và công thức tương ứng là
G = Na2HPO3.
H: Na : P : O = 26.1/23 : 35.2/31 : 38.7/16
= 1.135 : 1.135 : 2.419 = 1:1:2, tương tự như vậy H sẽ có công thức H = NaH2PO2.
Chú ý hóa trị tối đa của N là 4 và P là 5 nên ta có thể vẽ công thức cấu tạo của các anion được
tạo ra từ các muối tương ứng như sau:

2. Các axit tương ứng của 2 muối Na2N2O2 và NaH2PO2 là H2N2O2 và H3PO2
Sự phân hủy của các muối:

Do đó: I = H2N2O2, J = H3PO2, K = N2O, L = H3PO3,


M = H3PO4, Q = PH3
3. Công thức cấu tạo của N2O

Các chất phân hủy cho N2O và H2O là:

Bài 19: 1. Một nguyên tố X có thể tạo được nhiều oxit axit. Lấy muối natri của axit có chứa X
phân tích thì thấy:
Muối Na (%) X(%) O (%)
1 32,4 21,8 45,1
2 36,5 24,6 38,1
3 20,7 27,9 50,5
4 26,1 5,2 36,4

Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của các muối trên.
40
2. Y cấu tạo nên từ hidro và nitơ. Khối lượng của 2,462 lít khí Y ở 27,30C và 0,5 atm bằng
khối lượng của 1,68 lít oxi đo ở 54,60C và 0,8 atm.
a. Xác định công thức phân tử và tên của Y. Viết công thức Lewis của Y. Cho biết trạng
thái lai hóa của N trong Y ? Từ đó mô tả cấu trúc không gian của Y.
b. Thực nghiệm cho biết trong nước Y có khả năng điện li 2 nấc tạo thành dung dịch có
tính bazơ. Giải thích tạo sao Y có tính bazơ. Viết các nấc điện li của Y?
c. Viết phương trình phản ứng của Y tác dụng lần lượt với: dung dịch HCl, dung dịch kali
hipoclorit, Dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng.
3. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
( không cần tính toán)
a. Thêm dần dung dịch NaNO2 vào dung dịch I2 (trong dung dịch KI) cho đến dư. Thêm
từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch thu được cho đến khi dung dịch chuyển màu.
b. Dung dịch A có chứa các ion S2-0,01M; Cl- 0,01M. Cho dung dịch AgNO3 từ từ vào
dung dịch A, sau đó thêm tiếp KCN từ từ đến dư vào dung dịch thu được. Cho T (AgCl)
= 10-10; T (Ag2S) = 10-19,7; hằng số bền của phức Kb ([Ag(CN)2]-) = 10-21,1.
Hướng dẫn
1) Các muối đều có: %mNa+ %mX + %mO < 100%  muối có H.
- Muối 1: Gọi SOX của X là a.
BT SOX: 1.32,4/23 + a.21,8/X + (-2).45,1/16 + 1.0,7/1 = 0
Mà a = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7  chỉ a = 5  X = 31: P thỏa mãn.
Muối 1: Na : P : O : H = 2:1:4:1
Na2HPO4.

- Muối 2: Na2HPO3.

- Muối 3: Na2H2P2O7

- Muối 4: NaH2PO2.

2) a. MX = 32. Gọi X là NxHy  N2H4: hidrazin.

41
N: lai hóa sp3.  tứ diện ghép đôi: N(1) là tâm của tứ diện gồm các đỉnh là H(1); H(2); N(2)
và có đôi e chưa liên kết của N(1). N(2) là tâm tứ diện gồm các đỉnh H(3); H(4); N(1) và có
đôi e chưa liên kết của N(2).
b. Mỗi nguyên tử N trong hidrazin còn một đôi e chưa liên kết do đó có khả năng nhận proton
 tính bazơ và phân li theo 2 nấc:
N2H4 + H2O ⇄ N2H5+ + OH-.
N2H5+ + H2O ⇄ N2H62+ + OH-.
c. N2H4 + HCl  N2H5Cl
hay N2H4 + 2HCl  N2H6Cl2.
N2H4 + 2KClO  2KCl + N2 + 2H2O
5N2H4 + 4KMnO4 + 6H2SO4  4MnSO4 + 2K2SO4 + 5N2 + 16H2O.
3) a. Dung dịch I2 (trong KI) có màu nâu, khi thêm NaNO2 dung dịch mất màu do:
NO2- + I3- + H2O  NO3- + 3I- + 2H+.
Thêm HCl dung dịch chuyển lại màu nâu đồng thời có khí không màu thoát ra sau đó lại hóa
nâu trong không khí do: NO2- + H+  HNO2.
2HNO2 + 2I- + 2H+  2NO + I2 + 2H2O.
NO + ½ O2  NO2.
b. Có kết tủa màu đen xuất hiện trước, sau đó đến kết tủa màu trắng.
2Ag+ + S2-  Ag2S.
Ag+ + Cl-  AgCl.
Khi thêm KCN vào AgCl tan tạo phức, còn lại màu đen do Ag2S không tan trong KCN:
AgCl + 2KCN  K[Ag(CN)2] + KCl

Bài 20: Hợp chất A có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên
lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối
lượng của cùng một thể tích khí oxi.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của
nitơ trong A.
b) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính bazơ và tính khử của A với NH3. Giải thích.
Hướng dẫn
Gọi công thức của chất A là NxHy.
Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích khí A có khối lượng bằng khối lượng của
cùng một thể tích khí oxi  = 32
14x + y.1 = 32  x= 2, y= 4  chất A là N2H4 ( hiđrazin)
Công thức cấu tạo của N2H4:

Trong N2H4, cả hai nguyên tử N đều ở trạng thái lai hóa sp3, phân tử N2H4 có thể coi là sản
phẩm thế một nguyên tử H trong NH3 bằng nhóm NH2
b) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, so sánh tính bazơ, tính khử của N2H4 và NH3:
- Tính bazơ của NH3 lớn hơn N2H4 do phân tử N2H4 có thể coi là sản phẩm thế một nguyên tử
H trong NH3 bằng nhóm NH2, nguyên tử N có độ âm điện lớn, nhóm NH 2 hút electron làm

42
giảm mật độ electron trên nguyên tử nitơ của N 2H4 hơn so với của NH3  tính bazơ của N2H4
yếu hơn NH3.
- Tính khử của N2H4 mạnh hơn NH3 vì do trong phân tử N2H4 có liên kết N-N kém bền ( do lực
đẩy giữa 2 cặp electron chưa liên kết trên 2 nguyên tử N)  phân tử N2H4 kém bền nên thể
hiện tính khử mạnh hơn NH3.
Do N2H4 có tính khử mạnh, phản ứng đốt cháy N2H4 tỏa ra một nhiệt lượng lớn nên
hiđrazin được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa.
Bài 21: Để loại trừ các ion trong nước (các ion có mặt trong nước xuất phát từ
phân bón) có thể khử nó thành bằng cách cho đi qua lưới có chứa bột Cd.
1) Viết nửa phản ứng của hai cặp và trong môi trường axit.
Chứng minh rằng HNO2 bị phân hủy trong môi trường pH = 0 đến 6
2) Ở pH = 7, nồng độ là 10-2M. Viết phản ứng giữa Cd và . Hỏi có bị
khử hoàn toàn ở 250C trong điều kiện này không? Tính nồng độ còn lại trong nước khi
cân bằng.
3) Tính thế khử (thế oxy hóa - khử) chuẩn của cặp ở pH = 14 và 250C.
-Cho biết các số liệu sau ở 250C:
; E0(Cd2+/Cd) = -0,40V;
Ka(HNO2) = 5.10-4; Ks(Cd(OH)2) = 1,2.10-14.
Giải. a) E0 = 0,94V
E0 = 0,98V
Ở pH = 0 thì E0(HNO2/NO) > E0( /HNO2) nên HNO2 bị phân hủy theo phản ứng:

Ở pH = 6 thì:
E0 = 0,94 + 0,059/2(lg10-6) = 0,763V.
E0(HNO2/N5O)= 0,98 + 0,059 lg10-6 = 0,626V
E0 vẫn lớn hơn E0(HNO2/NO) nên HNO2 vẫn không bền.
b)
Giả thiết phản ứng là hoàn toàn thì
Ở pH = 7 thì [Cd2+] = Ks/[OH-]2 = 1,2M. Nồng độ Cd2+ sau phản ứng nhỏ hơn nhiều so
với 1,2M nên không có kết tủa Cd(OH)2.
Để tính khi cân bằng cần tính hằng số cân bằng K của phản ứng trên:

K1 K1

K = K1.K2.K3
lgK1 =
K = 2,65. 1045.5.10-4.(10-14)2 = 1,325.1014
Hằng số K rất lớn nên phản ứng gần như hoàn toàn. Ở pH = 7 ta có:

Nđcb: (10-2 – x) =  x = 10-2 x = 10-2 10-7


Như vậy ta có:

43
c) lgK1 =

BÀI TẬP PHẦN P VÀ CÁC PHI KIM NHÓM VA KHÁC


Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. P4 + AgNO3 + H2O 2. P4 + CuSO4 + H2O 3. P4 + KOH 4. PH3 + Cl2
5. Ca3(PO4)2 + SiO2 + C 6. PH3 + O2 7. PH3 + AgNO3 + H2O
8. Ca3P2 + H2O 9. P4O10 + ít nước lạnh 10. P4O10 + nhiều nước nóng
11. H3PO2 + Cl2 + H2O
12. As + HNO3 + H2O 13. Sb + + HNO3 + H2O 14. Bi+ HNO3 + H2O
15. As + NaOHnc
Bài 2. Một nguyên tố X có khả năng phản ứng với canxi cho chất Y. Mặt khác X tan được
trong dung dịch kiềm tạo ra một hợp chất A và khí B đều có chứa nguyên tố X. A phản ứng
với clorua vôi thu được một kết tủa C. Kết tủa này sẽ chuyển thành Y khi xử lý với nhôm ở
nhiệt độ cao. Hòa tan chất Y trong dung dịch HCl loãng thu được B. Biết rằng khi xử lí C với
SiO2 và than cốc thu được X, còn trong trường hợp không có than cốc thu được D. D tan được
trong cả dung dịch axit loãng và kiềm loãng. Lập luận xác định cấu trúc các chất chưa biết và
viết các phương trình phản ứng xảy ra.
HD: Do X phản ứng được với Ca nên X là một phi kim. Trong dung dịch kiềm X hòa tan sinh
ra một muối tan và một khí. Nguyên tố X có mặt trong cả hai thành phần ấy. Trong hợp chất
khí tồn tại liên kết X - H. Như vậy chỉ có thể có ba khả năng là Silan, Photphin và amoniac. X
sinh ra khi cho than cốc tác dụng với muối C (Có chứa X) và SiO2 nên X chỉ có thể là photpho.
Các phản ứng xảy ra như sau:
P4 + 3NaOH + 3H2O  3NaH2PO2 + PH3
P4 + 6Ca  2Ca3P2
2NaH2PO2 + 4CaOCl2  Ca3(PO4)2 + CaCl2 + 2NaCl + 4HCl
2Ca3(PO4)2 + 10C + 6SiO2  6CaSiO3 + 10CO+ P4
3Ca3(PO4)2 + 16Al  3Ca3P2 + 8Al2O3
Ca3P2 + 6HCl  3CaCl2 + PH3
2Ca3(PO4)2 + 6SiO2  6CaSiO3 + P4O10
P4O10 + 6H2O  4H3PO4
P4O10 + 12NaOH  4Na3PO4 + 6H2O
Bài 3: 1. Một nguyên tố X có thể tạo được nhiều oxit axit. Lấy muối natri của axit có chứa X
phân tích thì thấy:
Muối Na (%) X(%) O (%)
1 32,4 21,8 45,1
2 36,5 24,6 38,1
3 20,7 27,9 50,5
4 26,1 5,2 36,4

Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của các muối trên.
2. Y cấu tạo nên từ hidro và nitơ. Khối lượng của 2,462 lít khí Y ở 27,30C và 0,5 atm bằng
khối lượng của 1,68 lít oxi đo ở 54,60C và 0,8 atm.
a. Xác định công thức phân tử và tên của Y. Viết công thức Lewis của Y. Cho biết trạng
thái lai hóa của N trong Y? Từ đó mô tả cấu trúc không gian của Y.
b. Thực nghiệm cho biết trong nước Y có khả năng điện li 2 nấc tạo thành dung dịch có
tính bazơ. Giải thích tạo sao Y có tính bazơ. Viết các nấc điện li của Y?
c. Viết phương trình phản ứng của Y tác dụng lần lượt với: dung dịch HCl, dung dịch kali
hipoclorit, Dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng.
HD:
Các muối đều có: %mNa+ %mX + %mO < 100%  muối có H.

44
- Muối 1: Gọi SOX của X là a.
BT SOX: 1.32,4/23 + a.21,8/X + (-2).45,1/16 + 1.0,7/1 = 0
Mà a = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7  chỉ a = 5  X = 31: P thỏa mãn.
Muối 1: Na : P : O : H = 2:1:4:1
Na2HPO4.

- Muối 2: Na2HPO3.

- Muối 3: Na2H2P2O7

- Muối 4: NaH2PO2.

a.MX = 32. Gọi X là NxHy N2H4: hidrazin.

N: lai hóa sp3.  tứ diện ghép đôi: N(1) là tâm của tứ diện gồm các đỉnh là H(1); H(2); N(2)
và có đôi e chưa liên kết của N(1). N(2) là tâm tứ diện gồm các đỉnh H(3); H(4); N(1) và có
đôi e chưa liên kết của N(2).
b. Mỗi nguyên tử N trong hidrazin còn một đôi e chưa liên kết do đó có khả năng nhận proton
 tính bazơ và phân li theo 2 nấc:
N2H4 + H2O ⇄ N2H5+ + OH-.
N2H5+ + H2O ⇄ N2H62+ + OH-.
c. N2H4 + HCl  N2H5Cl
hay N2H4 + 2HCl  N2H6Cl2.
N2H4 + 2KClO  2KCl + N2 + 2H2O
5N2H4 + 4KMnO4 + 6H2SO4 4MnSO4 + 2K2SO4 + 5N2 + 16H2O.
Bài 4: 1. Cho dãy chuyển hóa dưới đây:

45
Biết A và E là những bazơ yếu; X và Y là các đơn chất đều tồn tại ở thể khí, khi phân hủy 1
mol Z thu được 35,5 lít khí Y (đktc).
a. Xác định các chất A, B, C, D, E, X, Y, Z.
b. Viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra trong dãy chuyển hóa đã cho.
2. Một nguyên tố X có nhiều dạng thù hình, đa hóa trị, là nguyên tố thiết yếu cho cơ thể sống,
không bao giờ tồn tại ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên. Cho 1,55 gam X màu trắng tan hết
trong axit HNO3 đặc nóng dư thu được 5,6 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và
dung dịch Y chỉ chứa axit. Cho sơ đồ phản ứng sau đây:
(a)
(b)
Biết A, B, D, E, F, G, L, M, Q đều là hợp chất của X có phân tử khối thỏa mãn:
MA + MG = 449; MB + ML = 100;
MF + MQ = 444; MD + MM = 180
1. Xác định nguyên tố X và các chất A, B, D , E, F, G, L, M, Q.
2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ phản ứng ở trên.
HD:
a. Xác định các chất A -> Z:
A: NH3 B: NaNH2 C: NaN3 D: HN3 E: N2H4 X: H2
+ -
Y: N2 Z: [N2H5] [N3]
b. Viết phương trình phản ứng
2NH3 + 2Na 2NaNH2 + H2 (1)
2NaNH2 + N2O NaN3 + NaOH + NH3 (2)
NaN3 + HCl NaCl + HN3 (3)
+ -
HN3 + N 2H 4 [N2H5] [N3] (4)
12[N2H5]+[N3]- 3N2H4 + 16NH3 + 19N2 (5)
2N2 + 3H2 2NH3 (6)
2NH3 + H2O2 N2H4 + 2H2O (7)
(NH2)2CO + NaOCl + 2NaOH N2H4 + H2O + NaCl+ Na2CO3 (8)
c. * Theo giả thiết, X phải là phi kim.
Áp dụng bảo toàn mol electron
X X+n + ne N+5 + 1e N+4
a a.n 0,25 0,25 (mol)
=> a.n = 0,25 (1)
=> MX. a = 1,55 (2)
(1), (2) => => n = 5 ; MX = 31 => X là P (photpho)
* Xác định các chất trong sơ đồ (a) và (b) :
- X tác dụng Ca G là Ca3P2.
- MA + MG = 449 MG = 449 – 182 = 267, mặt khác X tác dụng với dung dịch
Ba(OH)2 tạo A phải là muối A là Ba(H2PO2)2.
- G tác dụng với H2O L là PH3.
- MB + ML = 100 MB = 100 – 34 = 66, mặt khác A tác dụng với H2SO4 tạo B
B là H3PO2
- B tác dụng với CuSO4 có tính oxi hóa tạo D tác dụng được với NaOH D là H3PO4
E là Na2HPO4
- MD + MM = 180 MM = 180 – 98 = 82, mặt khác L tác dụng với AgNO3 có tính
oxi hóa tạo M, M mất nước tạo D M là H3PO3.
- Nhiệt phân D mất nước tạo Q Q là H4P2O7
- MF + MQ = 444 MF = 444 - 178 = 266, mặt khác nhiệt phân E tạo F
F là Na4P2O7

46
Vậy các chất trong sơ đồ phản ứng đã cho là:
A – Ba(H2PO2)2 ; B – H3PO2 ; D- H3PO4 ; E – Na2HPO4;
F- Na4P2O7 ; ; G - Ca3P2; L – PH3 ; M – H3PO3 ; Q – H4P2O7
Phương trình phản ứng:
8P + 3Ba(OH)2 + 6H2O 3Ba(H2PO2)2 + 2PH3 (1)
Ba(H2PO2)2 + H2SO4 2H3PO2 + BaSO41 (2)
H3PO2 + 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + H3PO4 + 2H2SO4 (3)
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + H2O (4)
2Na2HPO4 Na4P2O7 + H2O (5)
2P + 3Ca Ca3P2 (6)
Ca3P2 + 3H2O 3Ca(OH)2 + 2PH3 (7)
PH3 + 6AgNO3 + 3H2O 6Ag + 6 HNO3 + H3PO3 (8)
4H3PO3 PH3 + 3H3PO4 (9)
2H3PO4 H4P2O7 + H2O (10)
Bài 5: Hợp chất X1 màu vàng, gồm 2 nguyên tố, hòa tan được hoàn toàn trong axit nitric đặc
khi đun nóng, giải phóng ra một chất khí có tỉ khối bằng 1,586 lần so với không khí. Khi thêm
bari clorua dư vào dung dịch thu được ở trên, một chất rắn màu trắng X2 được tách ra. Lọc kết
tủa. Phần nước lọc cho phản ứng với một lượng dư dung dịch bạc sunfat tạo thành một kết tủa
gồm 2 chất rắn X2 và X3, chúng cũng được tách ra bằng cách lọc. Thêm từng giọt dung dịch
natri hiđroxit vào phần nước lọc mới thu được sau khi tách hai chất rắn trên đến khi dung dịch
có môi trường gần như trung tính (pH khoảng bằng 7). Tại thời điểm này một chất bột màu
vàng X4 (trong đó Ag chiếm 77,31 % về khối lượng) được tách ra từ dung dịch. Khối lượng
của X4 lớn hơn so với khối lượng của X2 trong phần kết tủa đầu tiên gần 2,4 lần.
4.1. Xác định công thức hóa học của các chất từ X1 đến X4.
4.2. Xác định công thức hóa học của chất khí thoát ra. Viết và cân bằng các phương trình hóa
học ở dạng ion hoặc dạng phân tử của tất cả các phản ứng xảy ra.
4.3. Trong một đơn vị cấu trúc của X1, cấu trúc tạo bởi các nguyên tử có tính đối xứng. Vẽ cấu
trúc của X1.
4.4. Hãy dự đoán các sản phẩm của X1 khi tương tác với:
(a) lượng dư oxi;
(b) lượng dư axit sunfuric đặc nóng;
(c) KClO3 rắn khi nghiền.
Viết và cân bằng các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
HD:
4,1. Kết tủa X2 là BaSO4.
Kết tủa X3 là AgCl.
Kết tủa vàng X4 có thể là HgO hoặc Ag3PO4.
Tỉ lệ khối lượng mol phân tử X4 : X2 là 0,931 nên HgO : BaSO 4 không phù hợp và 1,798 cho
Ag3PO4 : BaSO4 gấp 2,4 lần so với 4/3. Do đó, tỉ lệ mol là 4Ag3PO4: 3BaSO4 tương ứng với P :
S = 4:3  X1 là P4S3.
X1 = P4S3 X2 = BaSO4 X3 = AgCl X4 = Ag3PO4
4,2 Khí thoát ra có M = 1,586 × 29 = 46 g/mol, là NO2.
Hòa tan X1: P4S3 + 38HNO3 = 4H3PO4 + 3H2SO4 + 38NO2+ 10H2O
Tạo thành X2: H2SO4 + BaCl2 = BaSO4+ 2HCl
Tạo thành X2 và X3: Ag2SO4 + 2HCl = 2AgCl + H2SO4
BaCl2 + Ag2SO4 = BaSO4 + 2AgCl
Thêm NaOH và tạo thành X4:
H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + 2H2O
2H3PO4 + 6NaOH + 3Ag2SO4 = 2Ag3PO4 + 3Na2SO4 + 6H2O
4,3, Photpho sunfua P4S3 có hình dạng lồng.
47
(Hs có thể vẽ bất kì công thức cộng hưởng nào phù hợp hóa trị đều được chấp nhận)
4,4. a) P4S3 + 8O2 = 2P2O5 + 3SO2
b) P4S3 + 16H2SO4 = 4H3PO4 + 19SO2 + 10H2O
(HS có thể viết sản phẩm khử S thay cho SO2 được chấp nhận)
c) 3P4S3+ 16KClO3 = 16KCl + 6P2O5 + 9SO2
Bài 6: Một nguyên tố X, nguyên tử có ba lớp electron (K, L, M) có các giá trị năng
lượng ion hoá I (tính theo kJ/mol) như sau:
I1 I2 I3 I4 I5 I6
1012 1903 2910 4956 6278 22230
1. Viết cấu hình electron của X.
2. Xác định công thức phân tử , viết tên gọi các chất trong sơ đồ và viết PTHH thực
hiện mỗi chuyển hóa theo sơ đồ sau:

Biết: Trong các hợp chất A, B, C, D, E, F, G, H thì X có mức oxi hóa cao nhất. B, D, E
tạo dung dịch làm đỏ quỳ tím. Dung dịch F, G phản ứng với axit mạnh và bazơ mạnh. Các
chất F, G, H khi đốt cho ngọn lửa màu tím.
3. Cho 0,1mol mỗi axit H3XO2 và H3XO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được
hai muối có khối lượng lần lượt là 10,408g và 15,816g. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên
hai phân tử axit trên.
HD:
1. Ta thấy có bước nhảy đột ngột về năng lượng ion hóa sau khi tất cả các e hóa trị đã bị tách
ra. Ở đây sau I5 có sự tăng đột biến, như vậy X có 5 e hóa trị, do đó thuộc nhóm VA, X có 3
lớp e nên thuộc chu kì 3. Vậy X là photpho (P). Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p3.
2. Lập luận xác định được kết quả như sau:
A B C D
Ca3(PO4)2 H3PO4 P2O5 H4P2O7
Canxi photphat Axit photphoric Photpho(V) oxit Axit
Axi Anhidrit điphotphoric
orthophotphoric photphoric
E F G H
HPO3 KH2PO4 K2HPO4 K3PO4
Axit Kali Kali Kali hotphat
metaphotphoric đihidrophotphat hidrophotphat
-Các PTHH:
(1) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  3CaSO4 + 2H3PO4
(2) 2H3PO4 H4P2O7 + H2O
(3) H4P2O7 + H2O  2H3PO4

48
(4) H4P2O7 2HPO3 + H2O
(5) 2HPO3 + H2O  H4P2O7
(6) Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3 + 2P + 5CO
(7) P + 5HNO3 (đặc)  + 5NO2 + H2O
(8) 4 P + 5 O2 2 P 2O 5
(9) P2O5 + 3H2O  2H3PO4.
(10) H3PO4 + KOH  KH2PO4 + H2O
(11) P2O5 + 2KOH + H2O  2KH2PO4
(12) KH2PO4 + KOH  K2HPO4 + H2O
(13) P2O5 + 4KOH  2K2HPO4 + H2O
(14) K2HPO4 + KOH  K3PO4 + H2O
(15) P2O5 + 6KOH  2K3PO4 + 3H2O
3. Từ 0,1 mol H3PO2 phản ứng với KOH tạo ra 0,1 mol muối
 M muối = 10,408/ 0,1 mol = 104,08g/mol
KxH3-xPO2 có M = 39,09 x + 1, 008 (3-x) + 30,97 + 32 = 104,08
M = 38,08 x + 65,994 = 104, 08  x = 1
Công thức của muối là KH2PO2
 phân tử axit có 1 nguyên tử H có tính axit
Từ 0,1 mol H3PO3  0,1 mol muối KyH3-y PO3
 khối lượng muối = 15,86g  M muối = 158,16g/mol
39,09 y + 1, 008 (3-y) + 30,97 + 48 = 158,16
38,08 y + 81,994 = 158, 16  38,08 y = 76,166  y = 2
Công thức của muối là K2HPO3  phân tử axit có 2 nguyên tử H axit
Các nguyên tử H axit phải liên kết với O để bị phân cực mạnh nên
hai axit có công thức cấu tạo:
H3PO2 H3PO3
axit hypophotphorơ axit photphorơ
Nguyên tố X (có nhiều dạng thù hình) có một anion chứa oxy đóng vai trò quan trọng
Bài 7:
trong ô nhiễm nước. Độ âm điện của nó nhỏ hơn oxy. Nó chỉ tạo hợp chất phân tử với halogen.
Ngoài hai oxit đơn phân tử còn có những oxit cao phân tử. X còn có vai trò rất quan trọng
trong sinh hóa. Các obitan p của nó chỉ có một electron.
1. Đó là nguyên tố nào? Viết cấu hình của nó.
2. X có thể tạo được với hydro nhiều hợp chất cộng hóa trị có công thức chung là X aHb; dãy
hợp chất này tương tự như dãy đồng đẳng của ankan.
a. Viết công thức cấu tạo 4 chất đầu của dãy.
b. Một trong số 4 hợp chất trên có ba đồng phân lập thể (tương tự axit tactric)
Xác định hợp chất này?
3. Nguyên tố X tạo được những axit có chứa oxy (oxoaxit) có công thức chung là H 3XOn với n
= 2, 3 và 4. Viết công thức cấu tạo của 3 axit này. Đánh dấu (dấu sao hoặc mũi tên) các
nguyên tử H và ghi số oxi hóa của X trong các hợp chất này.
4. Một hợp chất dị vòng của X, với cấu trúc phẳng do J. Liebig và F.Wohler tổng hợp từ năm
1834, được tạo thành từ NH4Cl với một chất pentacloro của X; sản phẩm phụ của phản ứng
này là một khí dễ tan trong nước và phản ứng như một axit mạnh
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Viết công thức cấu tạo của hợp chất (NXCl2)3.
Hợp chất vô cơ vừa nêu ở trên có tính chất khác thường khi bị đun nóng: nó sôi ở 256oC khi bị
đun nóng nhanh. Nếu đun nóng chậm nó bắt đầu nóng chảy ở 250oC; làm nguội nhanh chất
lỏng này thì ta được một chất tương tự cao su. Giải thích tính chất đặc biệt này.
49
HD: . Photpho. Cấu hình [Ne]3s23p3
2. Công thức cấu tạo của 4 chất đầu tiên:

3.Công thức cấu tạo của các chất:

4.a. 3NH4Cl + 3PCl5 = (NPCl2)3 + 12HCl


b. Công thức cấu tạo:

Đun nóng nhanh → chất nóng chảy không bị gãy vòng


Đun nóng chậm → vòng bị bẻ gãy tạo thành các phân tử polyme có hệ liên hợp pi:

Bài 8: 1. Hợp chất vô cơ X thành phần có 2 nguyên tố. Biết 120 < M X < 145. Cho X phản
ứng với O2 thu được chất duy nhất Y. Cho Y phản ứng với H 2O thu được 2 axit vô cơ và A và
B. A phản ứng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng (C) kết tủa này tan trong dung
dịch NH3. B phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được muối D. D phản ứng với dung dịch
AgNO3 thu được kết tủa vàng (E). Chất X khi phản ứng với H 2O thu được 2 axit là G và A, khi
đun nóng G thu được axit (B) và khí H.
Xác định công thức phân tử các chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Photpho tạo thành các hợp chất trihalogenua PX3 (X: F, Cl, Br, I)
a) Hãy cho biết góc XPX cực đại được xác định là bao nhiêu?
b) Thực nghiệm xác định rằng trị số các góc này không lớn, giải thích điều này.
c) Giải thích tại sao góc liên kết trong PH3 là 93,6o còn chuyển sang PF3 là 96,3o.
3. Giải thích tại sao CCl4 hoàn toàn trơ với nước ngay cả khi thêm xúc tác Ag + còn
SiCl4 lại cho phản ứng mãnh liệt với nước mà không cần đến xúc tác?
HD: Cho X phản ứng với O2 được Y vậy X có tính khử.
X và Y khi thuỷ phân đều ra 2 axít vậy X là hợp chất của 2 phi kim. Axít A phản ứng với
AgNO3 tạo kết tủa trắng (C) tan trong NH 3. Vậy (C) là AgCl và A là HCl do đó trong X chứa
Clo. Vì Clo có số oxi hoá âm vậy nguyên tố phi kim còn lại là có số oxi hoá dương nên axít B
là axít có oxi. Muối D phản ứng với AgNO 3 tạo kết tủa vàng vậy muối D là muối PO 4 3- nên

50
axít B là H3PO4. Vậy X là hợp chất của P và Cl. Với M X trong khoảng trên nên X là PCl3. Y
là POCl3. Thuỷ phân X được axít G và A vậy G là H3PO3.
Các phản ứng minh hoạ:
HCl + AgNO3  AgCl + HNO3 
AgCl + 2 NH3  [Ag(NH3)2]Cl
H3PO4 + 3NaOH  Na3PO4 + 3H2O
Na3PO4 + 3AgNO3  Ag3PO4↓ vàng + 3NaNO3
PCl3 + 3HOH  H3PO3 + 3HCl
Bài 9: Photpho đỏ tác dụng với Cl2 dư thu được hợp chất A. Đun nóng A với NH 4Cl trong
dung môi hữu cơ thu được hợp chất B có dạng [NP2Cl6][PCl6]. Nếu tiếp tục đun, anion của B
phản ứng với NH4+ để tạo ra chất trung gian C có công thức Cl3P=NH, cation của B phản ứng
với C lần lượt tạo ra các cation D [N2P3Cl8]+ và E [N3P4Cl10]+. Sau đó E tách đi cation F để tạo
ra hợp chất thơm G (N3P3Cl6).
1. Viết công thức cấu tạo của các chất hoặc ion A, C, D, E, F.
2. Viết công thức cấu trúc của các ion trong B và xác định trạng thái lai hóa của N, P trong B,
G.
Hướng dẫn
1. 2P + 5Cl2  2PCl5 (A)
2PCl5 + NH4Cl  [Cl3P=N=PCl3][PCl6] + 4HCl
(B)
[PCl6] + NH4  Cl3P=NH + 3HCl
- +

(C)
[Cl3P=N=PCl3] + Cl3P=NH  [Cl3P=N –PCl2 =N=PCl3]+ + HCl
+

(D)
[Cl3P=N–PCl2=N=PCl3] + Cl3P=NH  [Cl3P=N–PCl2=N–PCl2=N=PCl3]+ + HCl
+

(E)
[Cl3P=N –PCl2=N –PCl2=N=PCl3]  [PCl4] + (N3P3Cl6)
+ +

(F) (G) (Vòng thơm (-N=PCl2-)3


2. Cấu trúc của G và các ion trong B:

Trạng thái lai hóa: G: P sp3; N sp2 B: P sp3 và sp3d2 N sp


Bài 10: A, B, C, D, E, F là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH
đều tạo ra chất Z và H 2O. X có tổng số hạt proton và nơtron bé hơn 35, có tổng số oxi hóa
dương cực đại và 2 lần số oxi hóa âm là -1. Hãy lập luận để tìm các chất trên và viết phương
trình phản ứng. Biết rằng dung dịch mỗi chất A, B, C trong dung môi nước làm quỳ tím hóa
đỏ. Dung dịch E, F phản ứng được với dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh.
Hướng dẫn
Xác định X: p+n <35 → X thuộc chu kỳ 2 hoặc 3.
Gọi x là số oxi hóa dương cực đại của X; y là số oxi hóa âm của X.
x+ y = 8 x=5
x + 2 (-y) = -1 → y=3
→ X là phi kim thuộc nhóm VA → X chỉ có thể là N hoặc P.
Xác định A, B, C, D, E, F.
- A, B, C là axit vì làm quì tím hóa đỏ.
- D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên phải là oxit axit hoặc muối axit.
-E, F tác dụng được với axit mạnh và bazơ mạnh nên E, F phải là muối axit.

51
X là photpho vì chỉ có photpho mới tạo được muối axit.
Do A, B, C, D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên nguyên tố P trong các
hợp chất này phải có số oxi hóa như nhau và cao nhất là +5.
Ta có: A: H3PO4 B: HPO3 C: H4P2O7
D: P2O5 E: NaH2PO4 F: Na2HPO4
Z: Na3PO4
Phương trình phản ứng.
H3PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
HPO3 + NaOH → Na3PO4 + H2O
H4P2O7+ NaOH → Na3PO4 + H2O
P2O5+ NaOH → Na3PO4 + H2O
NaH2PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
NaH2PO4 + HCl → NaCl + H3PO4
Na2HPO4 + HCl → NaCl + H3PO4
Bài 11: Một số muối trung hòa chứa Na và N (hoặc P) với phần trăm khối lượng các nguyên
tố được cho trong bảng dưới đây. Trạng thái oxi hóa của N và P nằm trên cùng một hàng là
như nhau.
Muối chứa N Muối chứa P
Muối % Na %N Muối % Na %P
A 46.9 9.5 E 42.1 18.9
B 27.1 16.5 F 22.5 30.4
C 33.3 20.3 G 36.5 24.6
D 43.4 26.4 H 26.1 35.2
D và H là muối của axit tương ứng I và J. Cả hai axit này đều là chất rắn màu trắng, dễ bị
phân hủy bởi nhiệt. I phân hủy nhiệt theo một giai đoạn trong khi đó J qua hai giai đoạn như
sau

1. Xác định công thức phân tử từ A – H và vẽ công thức cấu tạo của chúng.
2. Xác định công thức phân tử của I, J, K, L, M, Q và viết phương trình phân hủy nhiệt của I
và J.
3. Vẽ công thức cấu tạo của K. Đề nghị các chất khác cho sản phẩm phân hủy giống sản phẩm
phân hủy của I và viết phương trình phản ứng tương ứng.
Hướng dẫn
1. Ta thấy tổng phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong các muối A-H nhỏ hơn 100%.
Do đó nguyên tố còn lại là oxi. Từ phần trăm khối lượng của các nguyên tố đã biết dễ dàng
tính được %O. Vậy công thức từng muối tương ứng:
A: Na : N : O = 46.9/23 : 9.5/14 : 43.6/16
= 2.039 : 0.678 : 2.725 = 3:1:4 → A = Na3NO4
B: Na : N : O = 27.1/23 : 16.5/14 : 56.4/16
= 1.178 : 1.178 : 3.525 = 1:1:3 → B = NaNO3
С: Na : N : O = 33.3/23 : 20.3/14 : 46.4/16
= 1.448 : 1.45 : 2.9 = 1:1:2 → C = NaNO2
D: Na : N : O = 43.4/23 : 26.4/14 : 30.2/16
= 1.887 : 1.886 : 1.888 = 1:1:1
→ D = (NaNO)n tương ứng với Na2N2O2
E: Na : P : O = 42.1/23 : 18.9/31 : 39/16
= 1.83 : 0.61 : 2.44 = 3:1:4 → E = Na3PO4
F: Na : P : O = 22.5/23 : 30.4/31 : 47.1/16
= 0.978 : 0.98 : 2.944 = 1:1:3 → F = NaPO3
52
G: Na : P : O = 36.5/23 : 24.6/31 : 38.9/16
= 1.587 : 0.794 : 2.431 = 1.999:1:3.062
Nếu G là Na2PO3 ứng với trạng thái oxi hóa của P là +4, chứ không phải +3.
Do đó có thể dự đóan G chứa hidro, và công thức tương ứng là
G = Na2HPO3.
H: Na : P : O = 26.1/23 : 35.2/31 : 38.7/16
= 1.135 : 1.135 : 2.419 = 1:1:2, tương tự như vậy H sẽ có công thức H = NaH2PO2.
Chú ý hóa trị tối đa của N là 4 và P là 5 nên ta có thể vẽ công thức cấu tạo của các anion được
tạo ra từ các muối tương ứng như sau:

2. Các axit tương ứng của 2 muối Na2N2O2 và NaH2PO2 là H2N2O2 và H3PO2
Sự phân hủy của các muối:

Do đó: I = H2N2O2, J = H3PO2, K = N2O, L = H3PO3,


M = H3PO4, Q = PH3
3. Công thức cấu tạo của N2O

Các chất phân hủy cho N2O và H2O là:

Bài 13: Thủy phân hoàn toàn 2,475 gam halogenua của photpho người ta thu được hỗn hợp 2
axit (axit của photpho với số oxi hóa tương ứng và axit không chứa oxi của halogen). Để trung
hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần dùng 45 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức của
halogenua đó.
Giải. Halogenua của photpho có thể có công thức PX3 hoặc PX5.
* Xét trường hợp PX3:
PTHH: PX3 + 3H2O  H3PO3 + 3HX
H3PO3 + 2NaOH  Na2HPO3 + 2H2O
(axit H3PO3 là axit hai lần axit)
- Số mol NaOH = 2. 0,045 = 0,09 mol.
- Để trung hòa hoàn toàn sản phẩm thủy phân 1 mol PX3 cần 5 mol NaOH
- Số mol PX3 = số mol NaOH = mol.

- Khối lượng mol phân tử PX3 =


- Khối lượng mol của X = (137,5 – 31) : 3 = 35,5  X là Cl.
 Công thức PCl3.
* Xét trường hợp PX5:
PX5 + 4H2O  H3PO4 + 5HX
H3PO4 + 3NaOH  Na3PO4 + 3H2O
HX + NaOH  NaX + H2O
- Số mol NaOH = 2. 0,045 = 0,09 mol.
- Để trung hòa hoàn toàn sản phẩm thủy phân 1 mol PX5 cần 8 mol NaOH
- Số mol PX5 = số mol NaOH = 0,09/8 = 0,01125 mol.

53
- Khối lượng mol phân tử PX5 =
- Khối lượng mol của X = (220 – 31) : 3 = 63
 Trường hợp này không ứng với halogen nào.

54

You might also like