You are on page 1of 2

MỞ ĐẦU

0.1. Lí do chọn đề tài


Từ đồng nghĩa hay từ đồng nghĩa, hay nói một cách học thuật hơn là từ đồng nghĩa dị hình, là một
hiện tượng xảy ra ở mọi ngôn ngữ trên thế giới. Nó đề cập đến những từ thể hiện ý nghĩa "giống
nhau" hoặc "tương tự" nhưng có các hình thức biểu đạt khác nhau. Ở các công trình nghiên cứu, nếu
như từ đồng nghĩa được chú ý khai thác nhiều thì ngữ cố định đồng nghĩa chưa được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm.
Trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt, thành ngữ chiếm một khối lượng rất lớn, phong phú vàđa
dạng, chúng mang đặc trưng dân tộc rõ nét và giàu sức biểu cảm. Xét về mặt tu từ, thành ngữ đã góp
phần làm giàu đẹp tiếng Việt trên nhiều phương diện. Vì vậy việc tìm hiểu hiện tượng thành ngữ
đồng nghĩa cũng sẽ góp phần tìm hiểu lời ăn tiếng nói sinh động trong hoạt động giao tiếp hàng
ngày và trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa, tư duy của hai dân tộc.
Do đó khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát ngữ nghĩa của thành ngữ có mang từ đồng nghĩa, từ
gần nghĩa trong tiếng Hán hiện đại và so sánh với thành ngữ có chứa từ ngữ tương đương trong
tiếng Việt”, chúng tôi không có tham vọng lớn mà chỉ hi vọng đó là cơ sở cho bản thân có thêm
những hiểu biết sâu sắc về thành ngữ. Đồng thời người thực hiện không chỉ dựa trên tính chất mới
mẻ của đề tài mà còn dựa trên sự mong muốn có những đóng góp nhỏ trong nghiên cứu và ứng
dụng.
Về mặt nghiên cứu, chúng tôi mong muốn đưa ra thêm một căn cứ để khẳng định sự giàu đẹp của
tiếng Hán hiện đại cũng như tiếng Việt cũng như qua các thành ngữ đồng nghĩa thấy được nét đặc
trưng văn hóa - dân tộc.
Về mặt ứng dụng, thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn nâng cao hiểu biết về nghĩa của các thành
ngữ để có thể sử dụng vốn thành ngữ phong phú của dân tộc một cách phù hợp, hiệu quả.
Trên đây là những lí do chủ yếu để chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát ngữ
nghĩa của thành ngữ có mang từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa trong tiếng Hán hiện đại và so sánh với
thành ngữ có chứa từ ngữ tương đương trong tiếng Việt”. Như vậy, đề tài vừa góp phần đưa ra một
kết quả cụ thể mới về đối tượng thành ngữ tiếng Việt vừa góp phần vào việc nghiên cứu thành ngữ
tiếng Việt được mở rộng và mang tính toàn diện hơn.
0.2 mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm các mục đích bên dưới như sau:
+ Thứ nhất: Khảo sát đặc điểm về cú pháp, ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa từ đồng nghĩa, từ gần
nghĩa trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
+ Thứ hai: Dịch nghĩa các thành ngữ có chứa từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa đã thống kê từ tiếng Hán
sang tiếng Việt đồng thời từ tiếng Việt sang tiếng Hán.
+ Thứ ba: Thấy được đặc trưng văn hóa – dân tộc Trung Việt được thể hiện ở trong các nhóm
thành ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa.
+ Thứ tư: Làm tài liệu vận dụng trong việc học thành ngữ có từ đồng nghĩa, gần nghĩa Hán và
tiếng Việt.
0.3 phạm vi nghiên cứu
Các thành ngữ có chứa từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt bao gồm
cả thành ngữ Việt và thành ngữ gốc Hán trong kho tàng thành ngữ phong phú, đa dạng của hai dân
tộc.
0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích đề ra, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất: Tập hợp những cơ sở lí luận có liên quan phục vụ cho đề tài.
+ Thứ hai: Khảo sát, thống kê và phân loại các thành ngữ có chứa từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa
trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt.
+ Thứ ba: Đối chiếu thành ngữ có chứa từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa trong tiếng Hán với thành ngữ
có chứa từ ngữ tương đương trong tiếng Việt.
0.5 Tài liệu tham khảo
Ngữ liệu phục vụ mục đích nghiên cứu được thống kê trong các cuốn sách và từ điển sau:

(1)越文:
1. Lương Văn Đang, Nguyễn Lực - Thành ngữ tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1978.
2. Nguyễn Thiện Giáp - Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 3, tr. 42-52, Hà Nội, 1979.
3. Nguyễn Văn Hằng - Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội, 1999.
4. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành - Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn
hoá, Hà Nội, 1993.
5. Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

6. Ông Văn Tùng, Thành ngữ Hán Việt, NXB Văn hóa thông tin, 1997

7. GS.Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB văn hóa thông tin, Tái bản năm
2017

(2)中文:

[1]蔡向阳,孙栋:《成语分类应用词典》,北京:大众文艺出版社,2000 年。

[2]郝景江,李靖,张秀芳:《新华成语词典》,北京:商务印书馆,2004 年。

[3]梅萌:《汉语成语大全》,北京:商务印书馆国际有限公司出版发行, 2011 年。

[4] 《新华成语大词典》南方出版社,2003 年
[5].邓艳平,现代汉语四字格同义成语研究[D]. 河北大学. 2011.

You might also like