You are on page 1of 6

PHẦN LÝ THUYẾT MÔN HỌC TAEKWONDO

I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ


1. Mục đích
- Giáo dục cho người học có những phẩm chất ý chí, tư cách đạo đức; lòng
kiên trì bền bỉ, biết khắc phục khó khăn để vươn lên.
- Tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực của con người, tạo
cho người học một tinh thần thoải mái để học tập và lao động đặt hiệu quả cao.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nhiệm vụ của Giáo viên:
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về môn võ Taekwondo và
những kỹ năng trong tập luyện môn Taekwondo.
- Giúp Sinh viên nắm bắt và phân biệt được các vùng trong cơ thể người
để áp dụng thực thi quyền cước.
- Hướng dẫn sinh viên nắm bắt các kỹ thuật căn bản của đòn tay và chân
trong Taewkondo.
- Hướng dẫn Sinh viên nắm bắt được hệ thống tấn pháp cơ bản và biết vận
dụng kỹ thuật vào hệ thống tấn pháp.
2.2. Nhiệm vụ của Sinh viên:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành mọi yêu cầu của môn học và giáo
viên, huấn luyện viên đề ra.
- Có ý thức tự học, nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu có liên quan bổ trợ
cho môn học.

II. Lịch sử phát triển môn Taekwondo trên thế giới và Việt nam:

Taekwondo là môn võ thuật quốc gia của Triều Tiên là loại hình võ đạo
(mudo) thường được tập luyện nhiều nhất của nước này. Nó cũng là một trong
các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Trong tiếng Triều Tiên,
Tae: có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon: nghĩa là "đấm bằng tay"; và Do: có
nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật." Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "cách
thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân."

Ngày nay Taekwondo được phát triển rộng khắp trên toàn Thế giới và
được công nhận là môn Thể thao thi đấu có bộ huy chương trong Đại hội thể
thao Olimpic.
Kể từ khi chiến tranh chia cắt 2 miền Nam Hàn và Bắc Hàn thì
Taekwondo cũng hình thành 2 trường phái là WTF ( World Taekwondo
Federation) trực thuộc liên đoàn Taekwondo Thế giới, trường phái này được ủy
ban Olimpic công nhận là môn võ thi đấu tại Thế vận hội và nó thuộc về Hàn
Quốc ngày nay. Trường phái thứ 2 là ITF ( International Taekwon-Do
Federation) là trường phái không chính thống được LĐTaekwondo Triều tiên
quản lý. Hai trường phái cùng phát triển song song nhưng hầu hết các quốc gia
đều theo trường phái chính thống đó là WTF.

Liên đoàn Taekwondo thế giới là một tổ chức được Ủy ban Olympic
Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao quản lý môn võ Taekwondo ở
tầm quốc tế.[1] WTF được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng
5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seoul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia
tham dự, sau khi Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (ITF) rời khỏi Hàn Quốc.

Liên đoàn Taekwondo Việt nam (VTF- Viet nam Taekwondo Federation)
Liên đoàn được thành lập theo Quyết định số 285/TTg ngày 28/5/1996 của Thủ
tướng Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trực
thuộc liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) đã mang về rất nhiều thành tích
cho Thể thao Việt nam nói chung và Taekwondo Việt nam. Thành tích nổi bật
nhất của Taekwondo Vn là Huy chương bạc tại đại hội Olimpic năm 2000 tại
Úc của VĐV Trần Hiếu Ngân và rất nhiều thành tích của các VĐV tại ĐH thể
thao châu Á và Đông Nam Á như: VĐV Hồ Nhất Thống, Trần Quang Hạ,
Nguyễn Văn Hùng, Châu Tuyết Vân….
Hệ thống các mức thi lên đai của môn taekwondo thuộc liên đoàn Taekwondo Thế giới (wtf)

Thời gian đã tập


luyện
Màu đai Đẳng cấp Bài quyền chính Danh xưng
(kể từ lúc nhập
môn)

8 geup Taeguek Il Jang (태극 일장) bắt đầu Võ sinh

7 geup Taeguek Ee Jang (태극 이장) 3 tháng Võ sinh

6 geup Taeguek Sam Jang (태극 삼장) 6 tháng Võ sinh

5 geup Taeguek Sa-Jang (태극 사장) 9 tháng Võ sinh

4 geup Taeguek Oh-Jang (태극 오장) 12 tháng Võ sinh

3 geup Taeguek Yuk-Jang (태극 육장) 1 năm 3 tháng Võ sinh

2 geup Taeguek Chil-Jang (태극 칠장) 1 năm 6 tháng Võ sinh

1 geup Taeguek Pal-Jang (태극 팔장) 1 năm 9 tháng Võ sinh

2 năm 3 tháng
hoặc 2 năm 6
1 dan/poom Koryo Poomsae (고려 품새) Võ sinh huyền đai
tháng
(tuỳ đợt thi)[10]

3 năm 6 tháng
Trợ lý Huấn luyện
2 dan/poom Keumgang Poomsae (금강 품새) (ít nhất 1 năm ở
viên
Nhất Đẳng)

5 năm 6 tháng
Trợ lý Huấn luyện
3 dan/poom Taeback Poomsae (태백 품새) (ít nhất 2 năm ở
viên
Nhị Đẳng)
8 năm hoặc 9 năm
4 dan/poom Pyongwon Poomsae (병원 품새) (ít nhất 3 năm ở Huấn luyện viên
Tam đẳng)[11]

5 dan Huấn luyện viên

6 dan Võ sư

7 dan Võ sư

8 dan Võ sư

9 dan Võ sư cửu đẳng

Taekwondo được đưa vào giảng dạy trong nhà trường là một quá trình
thay đổi nội dung học tập nhiều năm nhằm phù hợp hơn với mục đích học tập
của sinh viên. Giúp sinh viên hứng thú hơn trong học tập, giúp sự lựa chọn môn
học đa dạng phong phú hơn theo chương trình học tập theo nhu cầu cho sinh
viên.

Taekwondo đã mang về nhiều thành tích cho Nhà trường trong các giải
Taekwondo sinh viên toàn quốc và giải Taekwondo các trường ĐHCĐ khu vực
Hà nội.

Ý nghĩa của võ phục Taekwondo

Võ phục taekwondo có màu trắng chủ đạo là kiểu áo chui đầu, cổ áo chữ
v xẻ sâu. Môn võ này sử dụng tất cả bộ phận của thân thể để tự vệ và tấn công
đạt hiệu quả tối đa. Màu trắng là màu của sự tinh khôi, là màu của mầm sống
mới, có khả năng thu hút bất kì đối tượng luyện tập nào.
Khác với các trang phục của các môn võ khác là cổ vạt chéo, võ phục
taekwondo là áo cổ trụ thể hiện sự năng động, tự tin. Gắn liền với bộ võ phục là
phù hiệu và đai. Màu sắc đai trong võ phục Taekwondo cũng có ý nghĩa riêng,
đây có lẽ là điểm trọng tâm cần được phân tích rõ ràng nhất trong võ phục
Taekwondo.
Người hướng dẫn tập võ Taekwondo trước khi truyền đạt những bài học
về kỹ năng cho võ sinh cần phổ biến vai trò và ý nghĩa của võ phục để võ sinh
nắm rõ. Võ phục taekwondo cũng có bản sắc và ý nghĩa riêng, võ sinh khi đã
quyết định theo học và khi đã khoác trên mình bộ võ phục Taekwondo thì họ
phải biết tôn trọng tất cả những gì thuộc về môn phái.
Tôn trọng bộ võ phục cũng là tôn trọng chính bản thân mình, tôn trọng
người huấn luyện viên, người thầy chỉ dạy các võ sinh. Khi các võ sinh đã nhận
thức được tầm quan trọng của bộ võ phục taekwondo thì việc luyện tập sẽ dễ
dàng và nghiêm túc hơn.

Thuật ngữ trong Taekwondo


Việc cho mình hệ thống thuật ngữ từ “đất mẹ”, Taekwondo đã dần khẳng
định mình trên trường quốc tế. Các thuật ngữ của Taekwondo được sử dụng vào
2 hoàn cảnh chính là trong luyện tập và trong thi đấu. Để được hướng dẫn tập
võ Taekwondo đạt hiểu quả tốt nhất, bạn nên nằm lòng những thuật ngữ sau
đây:
1. Trong luyện tập
*Về tư thế:

 Nghỉ (Stand) – Soegi (thường đọc tắt là Soe)


 Nghiêm (Attention) – Chariot
 Chuẩn bị (Ready) – Choonbi
 Bắt đầu (Start) – Shijak

*Về vị trí:

 Hạ đẳng (Legs) – Aree


 Trung đẳng (Body) – Momtong
 Thượng đẳng (Face) – Olgul
 Phía trong – An
 Phía ngoài – Bakat

* Những thế Tấn trong luyện tập:

 Trung bình tấn – Juchum Seogi


 Tấn trước (tấn ngắn, tấn đi bộ) – Ap Seogi
 Tấn dài – Apkubi Seogi
 Tấn sau – Dwitkubi Seogi

* Động tác:

 Đỡ (block) – Makki
 Đấm (punch) – Jireugi
 Đá (kick) – Chagi
*Các đòn đá cơ bản:

 Đá tống trước – Ap Chagi


 Đá tống sau – Dwi Chagi
 Đá tống ngang – Yop Chagi
 Đá vòng cầu – Dolliyo Chagi
 Đá chẻ – Naeryo Chagi
 Đá quay – Bituereo Chagi (ở VN thường gọi là Bandae Chagi)

* Số đếm – số thứ tự:

 1 – hana – il
 2 – dul – i
 3 – set – sam
 4 – net – sa
 5 – ta sot – ô
 6 – yo sot – yuk
 7 – il kop – chil
 8 – yo dol – pan
 9 – a hop – gu
 10 – yol – ship

You might also like