You are on page 1of 3

Câu hỏi ôn tập cuối học kỳ I K10

Câu 1: Quân đội nhân dân Việt nam được hình thành, phát triển qua những
giai đoạn nào? Em hãy nêu hoạt động chính của mỗi giai đoạn.
- Giai đoạn 1930 – 1945:
+) Thành lập các đội tự vệ: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội
cứu quốc quân, ... Đây là những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng lãnh
đạo.
+) Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.
+) Tháng 4-1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất với lực
lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân.
- Giai đoạn 1945 – 1954:
+) Ngày 22-5-1946 thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
+) Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam
+) Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh,
thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi
trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954).
- Giai đoạn 1954 - 1975: quân đội lớn mạnh không ngừng, chiến đấu anh dũng,
đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 1975 – nay:
+) Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
+) Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Câu 2: Nêu lịch sử, ý nghĩa ngày truyền thống hàng năm (22/12, 19/8)
- 22/12: Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
+) Lịch sử: Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân được thành lập, đó là thời kì hình thành đội quân chủ địch đầu
tiên của quân đội ta.
+) Ý nghĩa: Động viên cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn,
trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuyên truyền sâu rộng truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng
yêu nước, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân
đội, bảo vệ Tổ quốc.
- 19/08: Ngày Công an nhân dân và ngày Cách mạng Tháng Tám thành công
+) Lịch sử: 19/08/1945, thành lập lực lượng Công an nhân dân. Ở Bắc Bộ thành
lập Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát. Ở Trung Bộ thành lập Sở Trinh sát. Ở Nam Bộ
thành lập Quốc gia tự vệ cuộc.
+) Ý nghĩa: Để bày tỏ lòng biết ơn của mình với chiến sĩ công an nhân dân.

Câu 3: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam gồm những lực lượng nào?
Lực lượng nào ra đời sớm nhất?
- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an Nhân
dân Việt Nam, Dân quân Tự vệ.
- Lực lượng ra đời sớm nhất là: Dân quân tự vệ (ngày 12/3/1935, Đại hội lần thứ I
của Đảng đã thông qua Nghị quyết về đội tự vệ).
+) Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập 22/12/1944
+) Công an nhân dân Việt Nam thành lập ngày 19/8/1945
+) Dân quân tự vệ Việt Nam. 28/3/1935

Câu 4: Vị trí, chức năng, Nghĩa vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân VN là gì?
- Vị trí: Cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
- Chức năng: Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp
thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Nghĩa vụ: Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống
nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Câu 5: Ngày 26/6 hàng năm là ngày gì? Là Ngày thế giới phòng chống ma túy

Câu 6: Các hành vi nào bị cấm trong luật phòng chống ma túy?
- Trồng, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy
- Tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy
- Chống lại, cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể

Câu 7: Thế nào là vi phạm pháp luật về trật tự ATGT? HS cần làm gì góp
phần phòng chống vi phạm pháp luật về TTATGT
- Vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, chủ thể
có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bảo vệ.
- Để góp phần phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông mỗi
học sinh chúng ta cần:
+) Tích cực, chủ động học tập và tự giác, gương mẫu tuân thủ quy định của pháp
luật
+) Tích cực tham gia việc tuyên truyền, phổ biến và vận động người thân, học sinh
và cộng đồng.
+) Giúp đỡ người khác tham gia giao thông an toàn, đúng quy định pháp luật đồng
thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao
thông

Câu 8: An ninh quốc gia là gì? Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Gồm những lĩnh
vực nào?
- An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa
và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất
bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe doạ an ninh
quốc gia.
- Bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: bảo vệ an ninh chính trị; bảo vệ an ninh con
người, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh quốc phòng, an ninh tư tưởng -
văn hoá, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh biên giới, an ninh xã hội, an
ninh đối ngoại.

Câu 9: Em hiểu thế nào là một xã hội trật tự an toàn? Bảo đảm trật tự an toàn
xã hội là gì? Gồm những hoạt động nào?
- Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được
sống yên ổn trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.
- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
- Các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội gồm: đấu tranh phòng, chống tội
phạm về trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn trật tự nơi công cộng; bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn lao động và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
bài trừ các tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường.

You might also like