You are on page 1of 14

TÀI LIỆU MẪU: PHỤC VỤ THẢO LUẬN MÔN PPLNCKH

Vận dụng phương pháp: Phân tích và tổng hợp lí thuyết, phân loại và hệ thống lí thuyết
vào việc nghiên cứu đề tài

THẢO LUẬN:

Cô giáo phát bài tập mẫu gồm: Tên đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, tổng
quan tình hình nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục
vụ du lịch tại Việt Nam”
- Sinh viên thảo luận nhận xét phần tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?
Rồi xem phần trả lời ở cuối tài liệu
Từ tài liệu mẫu, mỗi tổ sẽ sưu tầm một đề tài, nghiên cứu phần tổng quan tài liệu/
hoặc lịch sử vấn đề nghiên cứu , để trả lời người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
nào, điều đó thể hiện như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Lê Tuấn Anh (2001), Nghiên cứu công nghệ và các giải pháp phục vụ cho việc xây
dựng và khai thác kho dữ liệu điện tử dạng bản đồ và lược đồ trong công tác
thông tin và tuyên truyền quảng bá du lịch, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trung tâm
công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội.
2. Lê Tuấn Anh (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng CNTT trong
công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa
học công nghệ hiện nay, Đề tài NCKH cấp Tổng cục, Trung tâm công nghệ
thông tin du lịch, Hà Nội.
3. Lê Tuấn Anh (2009), Nghiên cứu đánh giá thực trạng định hướng xây dựng chiến lược
phát triển CNTT trong ngành du lịch đền năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020, Đề
tài NCKH cấp Bộ, Trung tâm thông tin du lịch, Hà Nội.
4.Australia (2009), “Kế hoạch phát triển du lịch 2007-2009”, http://www.cinet.gov.vn,
truy cập ngày 10/12/2013.

5. Xuân Bách (2013), “Việt Nam đứng cuối bảng về du lịch trực tuyến ở Đông Nam
Á”, http://www.action.vn, truy cập ngày 10/10/2013.

6. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), Du lịch Trung Quốc, http://vi.wikipedia.org,
truy cập ngày 5/6/2014.

7. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI (2014), Hồ sơ thị trường Ai Cập, Hà Nội


1
8. Ban quan hệ quốc tế VCCI (2014), Hồ sơ thị trường Tây Ban Nha, Hà Nội

9. Nguyễn Phú Bình (2007),"Cầu nối quảng bá du lịch Việt Nam ra thị trường thế giới", Tạp
chí Du lịch Việt Nam (2), tr. 9.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Chương trình Hành động của ngành Du lịch
sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn
2007 – 2012, Ban hành kèm theo Quyết định số 564 /QĐ-BVHTTDL ngày
21/9/2007 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Hà Nội.
12. Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch (2012), Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Ban hành kèm theo Quyết định số 5139/QĐ-BVHTTDL ngày
28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
13. Nguyễn Thanh Châu (1998), Nghiên cứu xây dựng hệ thống phương tiện thiết kế tự
động trang web trên Internet phục vụ quản lí và phát triển du lịch, Đề tài
NCKH cấp ngành, Trung tâm thông tin du lịch, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Châu (2001), Nghiên cứu xây dựng môi trường quản lí hoạt động
trên mạng Intranet nhằm hỗ trợ công tác quản lí nhà nước về du lịch, Đề tài
khoa học cấp ngành, Trung tâm thông tin du lịch, Hà Nội.

15. Lan Chi (2013), “Điện thoại thông minh giúp cải tổ thị trường du lịch”,
http://chungta.vn, truy cập ngày 12/5/2013.
16. Lê Quỳnh Chi (2013), “ Đầu tư cho thư viện trường đại học – Đầu tư cho giáo dục góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Khoa học
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (45), tr.71-78.

17. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Chương trình Hành động Quốc gia về
Du lịch giai đoạn 2013 – 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-
TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Chương trình xúc tiến du lịch Quốc
gia giai đoạn 2013-2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg
ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2
19. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ban hành kèm theo Quyết
định số 201/QĐ – TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
20. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển
du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Nghị quyết 92/2014/NQ-CP, ngày 08
tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
21. Nguyễn Huy Chương (2008), Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu,
đào tạo hiện nay, Tạp chí Thông tin - tư liệu (4), tr.45

22. Nguyễn Tài Cung (2001), "Thông tin tuyên truyền quảng cáo đối với phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam (5), tr.17 - 19.
23. Đoàn Mạnh Cương (2008), "Khai thác các ấn phẩm thông tin trong việc tuyên
truyền quảng bá du lịch Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10), tr.44.
24. Phan Dũng (1996), Về hệ thống và tính ì của hệ thống, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP
Hồ Chí Minh.

25. Vũ Cao Đàm (2007), Lí thuyết hệ thống, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Hà Nội.

26. Nguyễn Hải Đăng (2014), “Sự "bùng nổ" của Facebook và một số vấn đề đặt ra ,
Nhân dân điện tử”, http://www.nhandan.com.vn, truy cập ngày 5/9/2014.

27. Đoàn Thị Thu Hà (1993), Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lí kinh tế, Luận án
phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
28. Phan Thị Thái Hà (2011), Nghiên cứu nhu cầu về thông tin du lịch để xây dựng một
số ấn phẩm phục vụ tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam xây dựng sản
phẩm thử nghiệm giới thiệu du lịch Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trung
tâm Thông tin du lịch, Hà Nội.
29. Thái Hà (2007), "Công nghệ phát triển website cho ngành du lịch", Tạp chí Du lịch
Việt Nam (1), tr.18 - 19.
30 . Thái Hà (2013), “Liên kết thúc đẩy công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở địa
phương”, http://www.vietnamtourism.gov.vn, truy cập ngày 6/11/2013.
31. Thanh Hải (2014), Biển, đảo - sức bật cho du lịch Việt Nam,
http://vietnamtourism.gov.vn, truy cập ngày 10/11/2014
32. Nguyễn Hằng (2013), “Tổng cục Du lịch nhận trách nhiệm vụ quảng bá du lịch
Trung Quốc”, http://dantri.com.vn, truy cập ngày 8/9/2013.
33. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm:
Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội.
3
34. Phạm Trương Hoàng (1998), Quản lí hệ thống thông tỉn trong du lịch và khách sạn,
NXB Thống kê, Hà Nội.
35. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi
trường và phát triển, NXB ĐHQG, TP. Hồ Chí Minh.
36. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2008), “Tăng cường dịch vụ thông tin thị trường du lịch
tại Hà Nội”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (11), tr.22 -25.
37. Phạm Thị Thanh Hồng (2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lí, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
38.Phan Thị Huệ (2010), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin tuyên truyền
quảng bá du lịch tại Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (9), tr 41-43.
39. Phan Thị Huệ (2011), Người dùng tin trong hoạt động du lịch, Tạp chí Thư viện Việt
Nam, (3), tr 25-28.
40. Phan Thi Huệ ( 2012), Hoạt động thông tin du lịch qua trang web (website) cần sự
phối hợp thống nhất và đồng bộ, Tạp chí Thư viện Việt Nam (4) tr26-28.
41. Phan Thị Huệ (2013), Bước đầu xây dựng hệ thống thông tin du lịch Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay từ cách tiếp cận lí thuyết hệ thống, Tạp chí Thư viện Việt
Nam (6), tr 33-37.

42. Phan Thị Huệ (2013), Quản lí và phát hành sản phẩm thông tin du lịch, Tạp chí
Nghiên cứu Văn hóa (5), tr 59-64.

43. Phan Thị Huệ (2013), Xây dựng mô hình hệ thống thông tin du lịch Việt Nam, Tạp
chí Du lịch Việt Nam (11), tr 45-46.

44. Nguyễn Hữu Hùng (1974), Các hệ thống phục vụ thông tin, Viện Thông tin Khoa học
Kĩ thuật Trung ương, Hà Nội.
45. Nguyễn Hữu Hùng (1986), “Cách tiếp cận giải quyết vấn đề trong bài toán phục vụ
thông tin”, Tạp chí Hoạt động thông tin khoa học (4), tr.13-19.
46. Nguyễn Hữu Hùng (2001), “Góp phần tìm hiểu giá trị của thông tin”, Tạp chí Thông
tin và Tư liệu (4), tr.1-5.

47. Nguyễn Hữu Hùng (2002) “Khía cạnh lịch sử và tổ chức của quản trị thông tin”,
Tạp chí Thông tin và Tư liệu (4), tr.1-5.

48. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lí luận tới thực tiễn, Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
49. Nguyễn Hữu Hùng( 2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa
tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (1), tr.5-10.

4
50. Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề hiện đại hoá Hệ thống thông tin KHCN quốc gia
ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Tư liệu ( 2), tr. 1-8.
51. Ma Quỳnh Hương (2010), "Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp du
lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam (6), tr. 47, 55.
52. Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), Nghiên cứu kinh nghiệm xúc tiến du lịch của
nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến du
lịch Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Cục Xúc tiến
Du lịch, Hà Nội .
53. Vương Thanh Hương (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông tin quản lí giáo dục phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện
Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Hà Nội.
54. Kế hoạch tham vọng của ngành du lịch Australia (2014), htttp://www.tourim.australia.com,

truy cập ngày 5/3/2014.

55. Phan Huy Khánh (2001),Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Trường
Ðại học Bách khoa Ðà Nẵng, Ðà Nẵng.

56. Thanh Loan (2011), “Quảng bá Du lịch Việt trên Internet, nên thay đổi tư duy ”,
http://www.baomoi.com, truy cập ngày 5/12/2011.
57. Bùi Đức Lợi (1994), Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ quản lí kinh tế - xã hội,
Luận án Tiến sĩ ngành Tổ chức và Quản lí sản xuất, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
58. Nguyễn Văn Lưu (2013), Du lịch Việt Nam hội nhập trong Asean, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội .
59. Mộc Miên (2013),“Bí quyết làm Mobile Marketing cho ngành du lịch”,
http://dantri.com.vn, truy cập ngày 8/10/2013.
60. Phạm Văn Nam (1996), Ứng dụng lí thuyết hệ thống trong quản trị, NXB Thống kê,
Hà Nội.

61. Ngành du lịch Ai Cập sụt giảm mạnh trong năm 2013, http://www.vietnamplus.vn,

truy cập ngày 15/12/2013.

62. Lê Nhiệm (2003), "Để tuyên truyền quảng bá du lịch có hiệu quả", Tạp chí Du lịch
Việt Nam (2), tr.3.
63. Lan Phương (2012), Ngành du lịch thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng,
http://vietnamtourism.gov.vn, truy cập ngày 6/10/2012.

5
64. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam.
65. Lương Xuân Quỳ (1994), Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh
tế Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội.

66. Hà Văn Siêu (2011), “Nhu cầu nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020,Viện
nghiên cứu và phát triển du lịch”. http://www.itdr.org.vn, truy cập ngày
6/12/2011.
67. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

68. Đoàn Phan Tân (2004), Các hệ thống thông tin quản lí, Đại học Văn Hóa Hà Nội.
69. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

70. Đinh Tiến Thăng (1996) Cơ sở khoa học thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên
truyền quảng cáo du lịch và một số sản phẩm thông tin tuyên truyền quảng
cáo thể nghiệp, Đề tài NCKH cấp ngành, Viện nghiên cứu phát triển du lịch,
Hà Nội.
71. Nguyễn Thế Thắng (2006), Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt
Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
72. Huỳnh Ngọc Tín (2005), Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin,
ĐHQG, TP Hồ Chí Minh.
73. Tổng cục Du lịch (2008), Quyết định số 336/QĐ –TCDL ngày 25/11/2008 của Tổng
cục trưởng, Tổng cục Du lịch “V/v quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin du lịch”.
74. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2010), Báo cáo tóm tắt thành tích 50 năm xây dựng và
phát triển ngành du lịch Việt Nam, Hà Nội.

75. Tổng cục Du lịch (2012), Báo cáo tổng hợp đề án đẩy mạnh khách du lịch Trung
Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.

76. Trịnh Thị Trang (2013), “Công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch, Cục
ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông”,
http://www.diap.gov.vn, truy cập ngày 6/8/2014.

77. Đào Duy Tuấn (2008), "Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam ", Tạp chí
Du lịch Việt Nam (11), tr.54 -55.
78. Đào Thế Tuấn (1989), “Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở
nông thôn”, Tạp chí Xã hội học (1), tr.3- 10.
79. Lê Anh Tuấn (2006), Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các ấn phẩm thông tin

6
du lịch đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài NCKH cấp Bộ,
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Hà Nội.
80. Hoàng Tụy (1987), Phân tích hệ thống và ứng dụng, NXB Khoa học và Kĩ
Thuật, Hà Nội.
81. Ngô Trung Việt (2001), Phát triển hệ thống thông tin: Góc nhìn của nhà quản lí,
Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
82. Trương Sỹ Vinh (2009), "DMS công cụ chiến lược trong phát triển du lịch" Tạp chí
Du lịch Việt Nam (4), trang. 24, 47.
83. Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB TPHCM, TPHCM

Tiếng Anh

84. Abdulhamid Shafii Muhammad, Gana Usman (2010) “ Destination Information


Management System for tourist” Computer Science and Telecommunications,
No 6, PP.81-88.
85. A. Ludwig von Bertalanffy (1968), General Systems Theory, New York.

86.Brooke Abrahams (2006), Tourism information systems integration and utilization


within the semantic web: Doctor Thesis, Victoria University, Australia.

87. Charles Parker and Thomas Case (1993), Management Information Systems:
Strategy and action, Mitchell McGran – Hill.
88. Dhillon, G (1995), Interpreting the Management of Information Systems
security,Unpublished Phd thesis, University of London.

89. Donnelly Jim (1995), Managing Management Information System, Maps (Sha) Ltd.

90. Doolin B, Burgess L & Cooper J (2002): ‘Evaluating the use of the Web for
tourismmarketing: a case study fromNew Zealand’, Tourism Management,
Vol 23, No 5, pp.557-561.

91. G.Salton (1979), Dynamic Information and library processing, New York.
92. Haitao Song (2005), Information Management in the Travel Industry: the Role and
Impact of the Internet, University of the Western Cape Cape Town.
93. Lancaster F.W (1968), Information retrieval System: characternicting testing and
Evaluation, New York.
94. James A. Senn (1989), Analysis and Design of Information Systems, Mc Graw Hill,
New York.
95. J. O’Brien (1997), Introduction to Information Systems, McGraw – Hill, Third Edition.

96. J. O’Brien (1996), Management Information Systems, McGraw – Hill, Third Edition.
7
97. Joseph S.Valacich, Joey F.George, Jeffrey A.Hoffer (2012), Essentials of Systems
Analysis and Design – 5th ed, Pearson.

98. Krel Albertus và Maria Lermem (1999), Method engineering in infromation systems
education, Shaker publishing.

99. Laudon K. (2000), Management Information System, Prentice hall.

100.L.J Anthony (1982), Handbook of Special Librarianship and information work,


London.

101. Ma X, Buhalis D, & Song H (2003): “ICTs and Internet adoption in China’s
tourismindustry”, International Journal of Information Management, Vol 23,
No 6, December, pp.451-467.
102. Mcmahon, WW (1993), An effciency – based Management Information System, NEP
– UNESCO, Paris.

103. Perdue Richard.P (1995), “Traveller preferences for Information center attributes
and services”, Journal of Travel Research, Vol 33, No3, p.2-7
104. Radhakrishna, M (1993), Management Information System, Colombo plan staff
college, the Philippin.
105. Reinder J & Baker M (1998): ‘The future for direct retailing of travel and tourism
products: The influence of information technology”, Progress in Tourism and
Hospitality Research, Vol 4, No 1, p.1-15.
106. Rose,J (2000), Information Systems development as action research - soft Systems
methodology and structuration theory, Lancaster University, Lancaster,
United Kingdom.

107. S.Haag, M.Cummings and J.Dawkins (1998), Management Information Systems


for the Information Age, McGraw – Hill.

108. Soye Soseph.Gnellis (1997), Principles of Information System Management,


Rouledge, Britain.
109. Walle H (1996) ‘Tourism and the Internet:opportunities for direct marketing’,
Journal of Travel Research, Vol 35, No 1, pp.72-77.
110. Wicks Bruce.&Schuett Micheal A (1991):Examining the role of tourism promotion
through the use of brochures,Tourism management, Vol 12, No4, pp.301-302.
111. Wicks Bruce.&Schuett Micheal A (1993): Using travel brochures to target frequent
travelers and "Big – spender”, Journal of Travel& Tourism maketting, Vol 2,
No2, pp.77-90.
Tiếng Nga
8
112. Автоматизированные системы обработки и поиска документной
информации (1977), Москва. Статистика.

113. Срейдер Ю.А (1989), “Социальные аспекты информатики”, НТИ, Сер.2, №1,
Стр. 2-9.
114. Нгуен Хыу Хунг (1982), Исследование и совершенствование НСНТИ СРB в
условиях взаимодействий с МСНТИ, Kand-ская диссертация, Мо сква,
РГГУ..

115. Копылов В.А (1986), Проектирование и эксплуатация автоматической


системы научно-технической информации, Москва.

116. Попов И. И (1996), Моделирование и оптимизация АИС и технологии


управления документальными информационными ресурсами, Докторская
диссертация, Москва, РГГУ.

117. Томас Л. А (1986), Использование информационных изданий в справочно-


информационном обслуживаии, Москва.

118. Черный А. И (1999), Автоматизированная система подготовки БД и


информационных изданий по естественным и техническим наукам:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã
có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về hệ thống, hệ thống thông tin nói chung, luận
giải tầm quan trọng của thông tin/sản phẩm thông tin trong hoạt động du lịch. Các
nghiên cứu về lĩnh vực này có thể chia thành ba nhóm chủ đề chính sau:
1. Nghiên cứu về lí thuyết hệ thống
Nghiên cứu hệ thống thông tin dựa trên lí thuyết hệ thống là một hướng nghiên
cứu mang tính khoa học và phù hợp với thực tiễn trong thời đại ngày nay bởi lí thuyết
hệ thống là một khoa học nghiên cứu các vấn đề chung nhất của hệ thống.
Lí thuyết hệ thống được sáng lập bởi LV.Bertalanffy (1901-1972, người Áo), với
tác phẩm Lí thuyết hệ thống tổng quát [85]. Từ góc độ nghiên cứu sinh học, ông cho
rằng: “Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và
ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn”. Trong học thuyết của mình,
V.Bertalanffy khẳng định “Chỉnh thể bao giờ cũng lớn hơn phép cộng cơ học của các
yếu tố cấu thành”. Tính cấu thành này dẫn đến việc sản sinh nhiều thuộc tính mới chỉ có
ở hệ thống do tác động qua lại giữa các phần tử như: tính thích nghi, tính trồi, tính nhất

9
thể và quản lí... Đây là công trình có tính chất nền tảng cho sự hình thành và phát triển
của lí thuyết hệ thống.
Sau này, dựa trên lí thuyết chung về hệ thống, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, mỗi nhà
khoa học lại đưa ra học thuyết về lí thuyết hệ thống phù hợp nhằm nghiên cứu và giải
quyết vấn đề theo quan điểm tổng thể như: K.Boulding (Khoa học quản lí); Stefford
Beer, Norbert Wiener, Ross Ashby (Điều kiển học); Claude Shanon (Lí thuyết thông tin);
Pincus và Minahan (Công tác xã hội)…
Ở Việt Nam, một số nhà khoa học vận dụng thành công lí thuyết hệ thống như
GS.Hoàng Tụy đã tiếp cận và áp dụng lí thuyết hệ thống để giải quyết bài toán quản lí
kinh tế và xã hội [80]; GS.VS Đào Thế Tuấn áp dụng lí thuyết hệ thống trong nghiên cứu
xã hội học nông thôn [78]; GS.Nguyễn Đình Hòe có cuốn “Tiếp cận hệ thống trong
nghiên cứu môi trường và phát triển”[35], đã khẳng định: môi trường là một hệ thống
mở. Với sự xuất hiện của con người, bản chất của hệ thống trở thành hệ thống sinh thái
nhân văn. Đó là hệ thống đa diện, đa giá trị, mềm và có tính thích ứng.
Bước sang thế kỉ XXI, lí thuyết hệ thống được nhân loại coi là lí thuyết của tư duy
và hành động, giúp con người nhận thức đầy đủ hơn và có những ứng xử thông minh hơn,
hài hòa hơn trong môi trường đa dạng của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, có thể khẳng định lí
thuyết hệ thống là kim chỉ nam cho việc xây dựng hệ thống thông tin du lịch .

2. Nghiên cứu về hệ thống thông tin


Phương tiện truyền bá đầu tiên cho quá trình xử lí thông tin có chủ đích đối với
thông tin là hệ thống thông tin. Trên thế giới, những nghiên cứu lí luận về hệ thống
thông tin bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tùy theo góc độ nghiên
cứu khác nhau, các nhà khoa học đưa ra những luận điểm khác nhau về hệ thống thông
tin, song tựu trung lại các nghiên cứu mang tính lí luận về hệ thống thông tin có thể
chia thành hai xu hướng:
Thứ nhất là xu hướng nghiên cứu các vấn đề về lí thuyết và phương pháp xây
dựng hệ thống thông tin. Theo xu hướng này phải kể đến các tác phẩm tiêu biểu biểu như
“Management information systems” của các tác giả J.Obien, Laudon K,
Radhakrishna,M[96],[99],[104]; “Management information systems: strategy and action”
của tác giả Charleas Parker [87]; “Principles of information systems Management” của
Soye Soseph G.Nellis [108]. Bên cạnh đó, còn có công trình đề cập lí luận về quản trị
HTTT tiêu biểu phải kể đến “Management information systems for the information Age”
của tác giả S.haag, M.Cummings and J.Dawkins [107]; “Introduction to Information
Systems” của tác giả J.Obien [95]; “Information Systems Development as action reseach–
soft Systems methodology and structuration theory của tác giả Rose,J [106].
Xu hướng thứ hai nghiên cứu về hệ thống thông tin quan tâm nhiều hơn đến các
yếu tố kĩ thuật, cách sử dụng, phân phối thông tin và sự ảnh hưởng tích cực của CNTT đến
10
hiệu quả hoạt động trong các tổ chức và trong xã hội như “An effiiciency – Based
Management information” của tác giả Mcmahon,w.w [102]; “Interpreting the
management of Information Systems Security” của tác giả Dhillon,G[88]; “Managing
management Information Systems của tác giả Donnelly Jim [89]. Đặc biệt tác phẩm
“Information retrieval system: charactericting testing and evaluation” của Lancaster [93]
đã trình bày xu thế phát triển của hệ thống thông tin trong hoạt động thông tin thư viện,
nêu các phương pháp đánh giá của hệ thống thông tin trên cơ sở các tiêu chí về mặt kĩ
thuật và kinh tế trong quá trình hoạt động của hệ thống.
So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam nghiên cứu về hệ thống thông tin có
phần muộn hơn. Năm 1973, công trình nghiên cứu đầu tiên về hệ thống thông tin trong
lĩnh vực thông tin – thư viện là luận văn đại học của tác giả Nguyễn Hữu Hùng “Nghiên
cứu quá trình tìm tin trong các hệ thống thông tin từ chuẩn tự động”, trong đó tác giả đã
đề cập đến vấn đề bản chất của bài toán thông tin trong hệ thống, quá trình thông tin, tổ
chức xử lí, biến đổi thông tin và cách tiếp cận để đánh giá hiệu quả, tối ưu hóa hoạt động
của HTTT tư liệu. Luận văn đã được Hội đồng Trường đề nghị công bố và sau đó được in
trong cuốn sách “Các hệ thống thông tin tư liệu tự động hóa” [113].
Về lí luận xây dựng hệ thống thông tin quản lí có giáo trình “Các hệ thống thông
tin quản lý” của PGS.TS Đoàn Phan Tân, trong đó tác giả đúc kết lại các kiến thức cơ
bản về hệ thống, hệ thống thông tin quản lí dựa trên máy tính, như hệ thống thông tin xử
lí tác nghiệp, hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định, hệ thông tin điều hành và hệ chuyên
gia... kiến thức về CNTT và truyền thông, cơ sở công nghệ của các hệ thống thông tin
hiện đại [68] như một gợi ý cho người đọc hiểu hơn các vấn đề về hệ thống thông tin.
Song song với các công trình nghiên cứu hệ thống thông tin mang tính lí luận, tại
Việt Nam còn có nhiều công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn về hệ thống thông tin
thuộc các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Qua quá trình khảo sát cho thấy một số công
trình có hướng nghiên cứu gần với hướng nghiên cứu của luận án:
Luận án “Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lí kinh tế” của Đoàn Thị Thu
Hà [27]. Với kiến thức lí luận và thực thực tiễn quản lí kinh doanh tác giả đã phân tích vị
trí, vai trò của thông tin và những điều kiện cần thiết để hoàn thiện HTTT kinh tế theo cơ
chế đổi mới phù hợp với từng cấp: cấp nhà nước, cấp xí nghiệp và các cơ quan hữu quan.
Luận án “Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ quản lí kinh tế - xã hội” của Bùi
Đức Lợi [57]. Với phương pháp tiếp cận hệ thống và quan điểm đổi mới của Đại hội
VI, VII của Đảng, tác giả đã đưa ra mô hình hệ thống thông tin kinh tế - xã hội theo
định hướng thị trường với mạng lưới thu thập và xử lí thông tin gồm 4 cấp: Cơ quan
trung ương Đảng và nhà nước (cấp 1), cơ quan quản lí cấp tỉnh, thành phố (cấp 2), cơ
quan quản lí huyện thị (cấp 3), các tổ chức cơ sở (cấp 4).

11
Luận án “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin
quản lí giáo dục phổ thông” của Vương Thanh Hương [53]. Với cách tiếp cận liên ngành
khoa học thông tin và khoa học giáo dục, tác giả đưa ra 6 biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động hệ thống, trong đó nhấn mạnh biện pháp cải tiến cơ chế thu thập và các kênh
thông tin bằng việc thiết kế công cụ, thống nhất cơ chế thu thập, xử lí và báo cáo dữ liệu
theo 3 cấp quản lí: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và
Đào tạo, tăng cường phân cấp; hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin quản lí
giáo dục phổ thông; triển khai lựa chọn và phát triển các chỉ số giáo dục; tin học hóa hệ
thống tổng hợp dữ liệu giáo dục; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thông tin; và hợp tác
liên kết trong phát triển hệ thống thông tin quản lí giáo dục. Các biện pháp này được kiểm
nghiệm và được chấp nhận trong bối cảnh phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội Việt Nam.
Có thể nhận thấy, hệ thống thông tin trong luận án của ba tác giả nêu trên mặc dù
ở góc độ nghiên cứu khác nhau, ở các ngành khác nhau, nhưng có một điểm chung là
mô hình hệ thống đều thực hiện theo mô hình phân cấp và sự phân cấp này gắn với các
cấp quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các luận án này đều
chưa làm rõ cơ chế vận hành hệ thống.

3. Nghiên cứu về tổ chức quản lí thông tin và ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động du lịch
Đầu tiên là công trình nghiên cứu “Information Management in the Travel
Industry: the Role and Impact of the Internet” của tác giả Haitao Song [92], đã đi sâu
phân tích lợi ích của Internet trong hoạt động du lịch, những quan điểm khác nhau trong
việc sử dụng mạng Internet của nhà cung ứng du lịch, của khách du lịch trong giao dịch
thương mại điện tử như đặt phòng, đặt tour qua mạng... Trên cơ sở thực tế, tác giả đưa
ra mô hình quản lí thông tin dựa trên trục lõi tri thức và ngành IMBOK (Information
Management Body of Knowledge) với hai vấn đề tách biệt: một là, Internet (công nghệ
thông tin) và mặt kia là lợi ích (chiến lược kinh doanh).
Tuy nhiên, việc tổ chức quản lí thông tin du lịch trên mạng Internet với việc ứng
dụng công nghệ web không phải lúc nào đạt được tiện ích tối đa, đôi khi nó cũng có
những bất cập. Từ thực tế, đó luận án “Tourism Information Systems Intergration and
utilization within the Sematic web” của Brooke Abrahams [86] đã nghiên cứu vấn đề hội
nhập thông tin và những ưu, nhược điểm của công nghệ web, song cũng tìm ra nguyên
nhân làm cho du khách gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin trực tuyến là do sự tích hợp
thông tin không đồng nhất giữa các trang web. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đã
đưa ra sơ đồ dòng dữ liệu, và mô hình tích hợp thông tin du lịch trong môi trường web
dựa trên công nghệ web và các công nghệ có liên quan hỗ trợ việc cung cấp thông tin du
lịch một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời tới người dùng tin.

12
Cũng để khắc phục những bất cập trong việc ứng dụng công nghệ web trong hoạt
động quản lí du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam triển khai nghiên cứu hai đề tài
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống phương tiện thiết kế tự động trang web trên Internet
phục vụ quản lí và phát triển du lịch”[13] và đề tài “Xây dựng môi trường quản lí hoạt
động trên mạng Intranet nhằm hỗ trợ công tác quản lí nhà nước về du lịch” do Nguyễn
Thanh Châu làm chủ nhiệm [14]. Hai đề tài đã đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống cung
ứng thiết kế tự động trang web và ứng dụng giao dịch, trao đổi thông tin trên mạng
Internet nhằm hỗ trợ các đơn vị trong ngành có cơ hội, hội nhập vào mạng thông tin
toàn cầu, xây dựng mạng Internet tại Tổng cục Du lịch, phần mềm trao đổi và quản lí
thông tin trên mạng intranet, mô hình "Môi trường điện tử hoá quản lí” tại Tổng cục Du
lịch hoạt động trên nền tảng các chuẩn về thông tin, dữ liệu... nhằm hỗ trợ công tác quản
lí nhà nước về du lịch.
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, còn có một số bài nghiên cứu vai trò của
web, của Internet đối với sự phát triển của ngành du lịch như: “Tourism and the Internet:
opportunities for direct marketing” của tác giả Walle H [109], “Destination Information
Management System for tourist” của Abdulhamid Shafii Muhammad [84], "Công nghệ
phát triển website cho ngành du lịch" của Thái Hà [29].
Để phát huy tối đa sức mạnh của CNTT, của mạng Internet phục vụ các hoạt động
của ngành du lịch, hoạt động thông tin nói riêng, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai
đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ
hiện nay”[2] và đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng định hướng xây dựng chiến lược
phát triển công nghệ thông tin trong ngành du lịch đến năm 2015 tầm nhìn đến năm
2020”[3], do tác giả Lê Tuấn Anh cùng nhóm nghiên cứu đã đánh giá thực trạng ứng
dụng CNTT tại một số đơn vị tiêu biểu trong ngành. Từ đó, nhóm tác giả đã phác thảo các
giải pháp đương đầu với thách thức về công nghệ nảy sinh trong công tác quản lí nhà
nước, điều hành tác nghiệp, công tác tuyên truyền quảng bá của ngành du lịch và đưa ra
dự thảo “Chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông trong ngành du lịch
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” với 4 nội dung chính: ứng dụng CNTT và
truyền thông, xây dựng du lịch điện tử; đẩy mạnh phát triển công nghiệp nội dung, chú
trọng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở; phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
trong ngành; phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền thông trong ngành du lịch.
Có thể là không đầy đủ, song với những công trình nghiên cứu vừa điểm trên đây
cho thấy các công trình mới dừng lại ở việc nghiên cứu lí luận về hệ thống, hệ thống thông
tin và hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành du lịch. Ở Việt Nam, đến nay, chưa có công
trình nào đề cập đến việc xây dựng hệ thống thông tin du lịch một cách tổng thể.

13
Đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam” là sẽ kế thừa
kết quả nghiên cứu của công trình đi trước để lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cơ sở
lí luận, tham khảo những kinh nghiệm để xây dựng thống thông tin phục vụ du lịch Việt
Nam theo hướng hoàn thiện, nhằm tập hợp được nguồn lực thông tin trong toàn ngành,
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đáp ứng được nhu cầu
tin của người dùng tin du lịch trong và ngoài nước.

Trả lời
Tác giả đã sử dụng 02 phương pháp
1- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, thể hiện qua việc
- Sắp xếp tài liệu theo thứ tự công trình khoa học của tác giả nước ngoài
trước, Việt Nam sau;
- Chỉ lựa chọn tài liệu cần đủ để phục vụ nghiên cứu đề tài…thu thập thông
tin lí thuyết để tạo ra hệ thống lí thuyết về chủ đề xây dựng hệ thống thông tin
phục vụ du lịch.
2- Phương pháp phân loại và tổng hợp lý thuyết, thể hiện qua việc:
Sắp xếp phân tích tài liệu theo từng vấn đề khoa học: Lí thuyết hệ thống,
Hệ thống thông tin, Tổ chức quản lí thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động du lịch giúp tác giả hiểu hơn về đối tượng nghiên cứu , đồng thời
bổ sung hoàn chỉnh lý thuyết để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại
Việt Nam

14

You might also like