You are on page 1of 89

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN:PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên: Cô Lê Hồng Nhung


Tiêu đề tiểu luận:Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ Phần
Tập Đoàn Masan.
Thành Viên nhóm
STT/Lớp Họ và tên Phân công nhiệm vụ
11-LT1 Lê Nhật Tùng Phân tích kết quả sản
(nhóm trưởng) xuất kinh doanh + phụ
lục + kết luận + kiểm
tra lại bài nhóm
28-LT1 Nguyễn Tuấn Anh Phẩn mở đầu
35-LT1 Đinh Thị Thanh Huyền Phân tích BEP + ROA
+ROE
33-LT1 Nguyễn Thị Thu Hoài Phân tích hiệu suất sử
dụng vốn
28-LT2 Lê Lan Hương Phân tích tình hình
công nợ + khả năng
thanh toán
32-LT2 Nguyễn Lương Minh Phân tích khái quát
Châu tình hình tài chính
doanh nghiệp
33-LT2 Nguyễn Thùy Dung Phân tích tình hình tài
trợ + phân tích tình
hình nguồn vốn
36-LT2 Trần Hương Quỳnh Phân tích tình hình tài
sản

MỤC LỤC
A. KHÁI QUÁT THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN:................................................................1
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:..................................................1
1.1. Thông tin khái quát:.........................................................................................1
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:..................................................................1
2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:...........2
3. Vị thế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:.......................................................3
4. Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:......................................5
4.1. Điểm mạnh (S):................................................................................................5
4.2. Điểm yếu (W):.................................................................................................6
4.3. Cơ hội (O):.......................................................................................................7
4.4. Thách thức (T):................................................................................................7
5. Định hướng và tầm nhìn của công ty:.....................................................................9
5.1. Định hướng của công ty:.................................................................................9
5.2. Tầm nhìn của công ty:...................................................................................10
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
MASAN (MSN) GIAI ĐOẠN 2021-2022:...................................................................11
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:..........................................11
1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp:.....................................11
1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính............................................................13
1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời............................................................15
2. Phân tích tình hình nguồn vốn:.............................................................................18
3. Phân tích hoạt động tài trợ:...................................................................................23
4. Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021 – 2022:..........................25
5. Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021-
2022:.........................................................................................................................32
6. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp năm 2021-2022...........................39
7. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2021-2022.......................45
8. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của DN:.............................................................49
8.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:................................................49
8.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động:..................................................53
8.3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:..................................................57
8.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán................................................60
9. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp giai đoạn 2021-2022:...................63
9.1. Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP):....................63
9.2. Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA):......................68
9.3. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):.....................................72
C. KẾT LUẬN:.............................................................................................................79
1. Thành tựu:.............................................................................................................79
2. Hạn chế:................................................................................................................80
3. Giải pháp:..............................................................................................................81
3.1. Cơ cấu tài chính:............................................................................................81
3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh......................................................82
3.3. Kết luận..........................................................................................................82
A. KHÁI QUÁT THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN:
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:
1.1. Thông tin khái quát:

 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn MASAN


 Vốn điều lệ: 14.308.434.060.000 đồng
 Tổng số cổ phần: 1.430.843.406 cổ phần
 Địa chỉ: Tầng 8, Central Plaza, 17, Đường, Đ. Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh
 Số điện thoại: 028 6256 3862
 Fax: 028 3827 4115
 Mã cổ phiếu: MSN
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:

Masan do ông Nguyễn Đăng Quang (hiện là CT HĐQT Masan Group) xây
dựng. Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga của
ông Quang thành lập vào năm 1990. Đến năm 2001, thương hiệu Masan Food được
đưa về nước. Tháng 11/2004 công ty được thành lập dưới tên là Công ty cổ phần Hàng
hải Ma San với số vốn điều lệ 3,2 tỷ đồng.
Đến tháng 7 năm 2009, công ty được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP Tập
đoàn Masan tăng số vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.
Ngày 05/11/2009, Masan Group đã chính thức niêm yết trên Sở giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá niêm yết là 36.000 đồng một cổ phiếu
và bắt đầu giao dịch với mã chứng khoán “MSN”. Với giá cuối phiên giao dịch 43.200
đồng một cổ phiếu vào ngày niêm yết, Công ty đã trở thành công ty lớn thứ sáu tại
Việt Nam xét theo mức vốn hóa thị trường.
Năm 2011, KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công ty
chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng
J.P. Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108
triệu đô la Mỹ.

1
Thời điểm cuối năm 2012, Masan Group phát triển trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu tại Việt Nam. Mức doanh thu tại thời điểm năm 2012 đạt được 10.575 tỷ đồng,
gấp 16 lần so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng, gấp 22,5 lần so
với năm 2007.
Năm 2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer.
Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ 7,349.113 tỷ đồng.
Năm 2014: Masan group chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, tương đương 100%
vốn điều lệ của công ty Masan Brewey sang cho công ty Masan Consumer phần
Holdings và bán công ty Masan Agri.
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, người tiêu dùng và nhu
cầu của họ luôn không ngừng phát triển. Bên cạnh nhu yếu phẩm cơ bản hằng ngày,
người tiêu dùng còn cần được phục vụ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, những trải
nghiệm vượt trội, phù hợp với sở thích của từng cá nhân và phong cách sống hiện đại.
Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, được nhiều
người ưa chuộng. Đón đầu xu hướng này, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh các
sản phẩm có thương hiệu, Masan Group đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công
nghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.
2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:
Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư
nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của
Việt Nam. Công ty có nhiều thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lý
các nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm phát triển và khai thác các
tiềm năng dài hạn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và tài nguyên.
Hiện Masan đang trực tiếp điều hành ba công ty con: Công ty TNHH Masan
Consumer Holdings kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng,Công ty Masan High-Tech
Materials kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản; CTCP Masan MeatLife
kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và rót vốn vào Ngân hàng Techcombank.
Công ty TNHH Masan Consumer Holdings là công ty chuyên về sản xuất, kinh
doanh các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Một thương vụ lớn của Masan Consumer
Holdings gây nhiều chú ý trong tháng 12/2019 đó là: VinCommerce (bán lẻ), Công ty
VinEco (nông nghiệp) của Vingroup sát nhập lại với Masan Consumer Holdings (tiêu

2
dùng) để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng-Bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Masan Group
sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông. Masan Consumer Holding sở
hữu hai công ty con là Masan Consumer và Masan Brewery.
Masan High-Tech Materials tiền thân là công ty Masan Resources thành lập
ngày 27/04/2010. Công ty chuyên thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và
tài nguyên. Mũi nhọn của Masan High-Tech Materials là phát triển dự án mỏ đa kim
Núi Pháo tỉnh Thái Nguyên. Mỏ Núi Pháo đã được các nhà phân tích hàng đầu trong
ngành công nghiệp khai khoáng bao gồm Roskill và Argus Media Ltd đánh giá là một
trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới, đã được chứng minh tuân thủ tiêu chuẩn
JORC với trữ lượng quặng tiềm năng là 66 triệu tấn. Masan High-Tech Materials hiện
là một trong những nhà sản xuất sản phẩm vonfram dòng trung và cao cấp lớn nhất thế
giới ngoài Trung Quốc.
Masan MeatLife được thành lập dưới tên gọi Masan Nutri-Science vào năm
2011, chính thức đổi tên thành CTCP Masan MeatLife năm 2019. Masan MeatLife là
doanh nghiệp sản xuất, phân phối thức ăn chăn nuôi và cung cấp các sản phẩm thịt mát
áp dụng nền tảng 3F (FEED-FARM-FOOD) “từ trang trại đến bàn ăn”. Trong đó sản
phẩm thịt lợn mát MeatDeli của Masan Life được người tiêu dùng đánh giá rất cao về
chất lượng.
3. Vị thế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:
Trải qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Masan (Masan Group)
hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành bán lẻ, tiêu
dùng. Hiện nay, Masan đang sở hữu hơn 3.500 điểm bán trải dài khắp cả nước, phục
vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Tập đoàn này cũng đẩy mạnh nhiều
chiến lược đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng
và đa dạng phục vụ tối đa cho nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu đến các thị trường
lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Canada…
Tính đến nửa đầu 2023, tổng tài sản của Masan đạt xấp xỉ hơn 140.858 tỉ đồng
và vốn chủ sở hữu đạt 37.524 tỷ đồng. Trong đó, có 13.452 tỷ đồng là khoản tiền mặt
và các khoản tương đương tiền. Bên cạnh đó, trong quý 2 năm 2023 dòng tiền tự do
của đơn vị này được cải thiện liên tục trong nhiều quý, đạt 1.665 tỷ đồng so với chỉ

3
162 tỷ đồng trong quý 2/2022. Doanh thu thuần hợp nhất đạt 37.315 tỷ đồng trong nửa
đầu năm 2023, tăng 3,6% so với 36.023 tỷ đồng của nửa đầu năm 2022.
Trong đó, doanh thu của The CrownX ghi nhận 26.835 tỷ đồng trong 6 tháng
đầu năm 2023 và 13.535 tỷ đồng trong quý 2 năm 2023, lần lượt tăng 3,1% và 7,6% so
với cùng kỳ. EBITDA của TCX đạt 3.507 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 và
1.976 tỷ đồng trong quý 2/2023, lần lượt tăng 10,3% và 28,3% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Mặc dù tâm lý người tiêu dùng suy yếu ảnh hưởng đến năng suất bán hàng,
doanh thu của Wincommerce ghi nhận mức tăng trưởng 1,5% so với cùng kỳ trong
nửa đầu năm 2023 và 2,5% so với cùng kỳ trong quý 2 2023 trong khi lợi nhuận được
bảo vệ phần lớn. Doanh thu thuần của WCM đạt 14.517 tỷ đồng trong 6 tháng đầu
năm 2023 và 7.182 tỷ đồng trong quý 2/2023, tăng lần lượt 1,5% và 2,5% so với cùng
kỳ năm ngoái. WCM đã mở thêm 152 cửa hàng WinMart+ và 2 siêu thị WinMart mới
trong 6 tháng đầu năm 2023, nâng tổng số điểm bán lên 3.511 địa điểm trên toàn quốc
cho cả siêu thị mini và siêu thị.
Doanh thu của Masan Consumer (MCH) tăng 11,6% so với cùng kỳ 2022, và
21,7% so với quý 2/2023 trên cơ sở LFL và mang lại mức tăng biên lợi nhuận gộp bền
vững lên 43,5% trong 6 tháng đầu năm 2023. Doanh thu thuần của MCH ghi nhận
mức tăng trưởng 4,7% lên 12.940 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ.
Song song với đó, tăng trưởng quý 2 năm 2023 đạt mức 13% lên 6.675 tỷ đồng so với
cùng kỳ năm ngoái. Trên cơ sở LFL, so với cùng kỳ, doanh thu thuần trong nửa đầu
2023 tăng 11,6% và 21,7% trong quý 2 năm 2023.
Nhờ doanh thu cao hơn trên tất cả các phân khúc sản phẩm và đẩy mạnh mảng
kinh doanh thịt chế biến, doanh thu Masan MeatLife (MML) tăng 70,2% trong nửa
đầu năm 2023 và 68,7% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ. Doanh thu MML tăng lên
3.303 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 70,2% từ mức 1.941 tỷ đồng trong 6
tháng đầu năm 2022. Trên cơ sở LFL , doanh thu tăng 22,2% trong nửa đầu năm 2023
nhờ doanh số cao hơn trên tất cả các phân khúc sản phẩm của MML.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Masan cũng đã liên tiếp được nhiều tổ chức uy tín
trong nước và quốc tế bình chọn, vinh danh tại các giải thưởng danh giá.

4
Ngày 17/8 vừa qua tại TP. HCM, Tập đoàn Masan được vinh danh tại Lễ công
bố “50 Công ty niêm yết tốt nhất năm 2023” do Tạp chí Forbes tổ chức. Đây cũng là
năm thứ 11 liên tiếp Masan có mặt trong bảng xếp hạng này.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, tiêu dùng nội địa suy yếu,
việc Masan vẫn đạt được sự tăng trưởng, lọt vào danh sách “Top 50 công ty niêm yết
tốt nhất” thể hiện sự bền vững của mảng kinh doanh cốt lõi tiêu dùng, bán lẻ, cùng nền
tảng tài chính vững chắc của đơn vị này.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp, nguồn nhân lực luôn là tài sản quý báu nhất, giúp
đưa doanh nghiệp phát triển, đạt được những mục tiêu đề ra. Hàng năm, để tôn vinh
các doanh nghiệp đã cống hiến không ngừng nghỉ cho sự hài lòng, phúc lợi và sự phát
triển của nhân viên, Tạp chí HR Asia thực hiện khảo sát trên toàn châu Á để cho ra
danh sách “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”.
Tại Việt Nam, khảo sát được thực hiện tại gần 650 công ty với gần 50.000 nhân
sự cấp cơ sở cho đến các nhân sự cấp cao như giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự.
Trong khảo sát năm 2023, Tập đoàn Masan nhận “cú đúp” giải thưởng: “Nơi làm việc
tốt nhất châu Á” và hạng mục đặc biệt:“Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập”.
Là doanh nghiệp chiến thắng hạng mục giải thưởng đặc biệt “HR Asia
Diversity, Equity, and Inclusion”, Masan Group đã được đánh giá khác biệt và vượt
trội, là doanh nghiệp có môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập.
4. Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:
4.1. Điểm mạnh (S):

a. Hội đồng quản trị có năng lực, tầm nhìn và chiến lược nhằm phát triển công ty.

(S1)

b. Đội ngũ nhân viên có kiến thức tốt về thị trường nội địa, nhiều kinh nghiệm về

thị trường quốc tế với đối tác nước ngoài. (S2)

c. Masan Consumer tập trung đầu tư vào xây dựng thương hiệu mạnh, nhờ đó

nhiều nhãn hàng nhanh chóng đạt thị phần dẫn đầu trong các ngành gia vị, thực

phẩm tiện lợi và cà phê. (S3)

5
d. Hệ thống phân phối và đại lí rộng lớn: Masan Consumer sở hữu hệ thống kênh

phân phối rộng lớn. Mạng lưới phân phối của công ty rất mạnh, các điểm bán

hàng trải đều khắp 64 tỉnh thành. (S4)

e. Công ty có các hoạt động Marketing độc đáo, truyền thông đa phương tiện và

các chiến dịch quảng bá nên độ nhận diện thương hiệu rất cao. (S5)

f. Công ty sở hữu trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – Masan

Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam. (S6)

g. Quy trình sản xuất “khép kín”, công tác quản lí chặt chẽ, đẩy mạnh phát triển

các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. (S7)

h. Những sản phẩm của công ty đã và đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Nhiều sản phẩm như nước mắm Chinsu hay mì gói Omachi phù hợp với nhu

cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam. (S8)

4.2. Điểm yếu (W):

a. Chi quá nhiều ngân sách cho các hoạt động quảng bá và chi phí phát triển sản
phẩm. (W1)
b. Công tác quản lí, đãi ngộ đối với nhân viên và đội ngũ quản lí chủ chốt chưa
thật sự tốt. (W2)
c. Phần lớn nguyên vật liệu hiện đang nhập khẩu nước ngoài dẫn chi phí sản xuất
cao. (W3)
d. Công ty chưa thể thích ứng kịp với các thay đổi không lường trước trong hoạt
động kinh doanh về ngành hay điều kiện kinh tế, điều này gây ảnh hưởng rất
lớn đến các chiến lược của công ty. (W4)
4.3. Cơ hội (O):

a. Công ty Masan là công ty là công ty cổ phần uy tín trên nên có khả năng huy

động nhiều nguồn vốn trên thị trường tài chính. (O1)

6
b. Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng

lợi từ các chính sách ưu đãi xuất khẩu nên khả năng phát triển sang các nước

khác trên thế giới thuận lợi hơn trước. (O2)

c. Nhu cầu hàng tiêu dùng xuất khẩu đang tăng cao, các chính sách của Nhà nước

khuyến khích xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. (O3)

d. Kinh tế phục hồi và thu nhập tăng cao dẫn đến nhu cầu lớn cho các sản phẩm

thực phẩm đóng gói mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. (O4)

e. Nhà nước tăng cường vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

trong tình hình mới. Cuộc vận động này nhằm nâng cao thị phần tiêu dùng hàng

hóa, dịch vụ do người Việt Nam sản xuất, hỗ trợ tích cực phát triển thị trường

nội địa theo hướng bền vững. (O5)

4.4. Thách thức (T):

f. Xu hướng sử dụng sản phẩm thương hiệu nước đang tăng cao, chính sách mở

cửa của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nước tấn công

mạnh mẽ lên thị trường nội địa. (T1)

g. Thu nhâp tăng cao nên tiêu chuẩn của khách hàng ngày càng cao, điều này đặt

ra thử thách lớn cho nhà sản xuất phải đa dạng chủng loại sản phẩm nhưng vẫn

đảm bảo chất lượng, tốt cho sức khỏe và giá cả cạnh tranh. (T2)

h. Cạnh trạnh về giá ở cả hai thị trường nhập khẩu và xuất khẩu. (T3)

i. Áp lực cạnh tranh thu hút nguồn lao động khi trên thị trường xuất hiện hiều đối

thủ cạnh tranh tiềm năng và các thương hiệu lớn nước ngoài. (T4)

j. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác đang có xu hướng tăng cao

cùng với lạm phát dẫn đến giá nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất tăng cao.

(T5)
7
S-O S-T

S1,2/O2,3: Không chỉ thị trường nội địa S1,2/T1,3: Cần tận dụng những kinh
mà công ty cần nên quan tâm nhiều đến nghiệm, chuyên môn từ ban quản trị để
thị trường nước ngoài, việc gia nhập đề ra chiến lược hợp lý cạnh tranh với các
WTO là cánh cửa rộng mở giúp công ty thương hiệu nước ngoài lẫn các đối thủ
tấn công mạnh mẽ lên thị trường trong nước.
S3,4,5,8/O4,5: Tận dụng lợi thế thương S2/T5: Tận dụng những kiến thức về thị
hiệu và sự tin dùng của khách hàng, trường nội địa, tìm kiếm nguồn cung
Masan Consumer hiểu được khách hàng trong nước để giảm thiểu chi phí sản xuất.
mình muốn gì và làm sao để có doanh S5,6,7,8/T2: Cái tiến không ngừng các
thu hiệu quả. sản phẩm chủ lực của mình, truyền thông
S4,5,7/O4,5: Sản phẩm mới của công ty rộng rãi những ưu điểm của sản phẩm đến
có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. khách hàng mục tiêu.

W-O W-T

W1/O1: Nguồn vốn tuy lớn nhưng sử W1,3/T1,3: Giá cả luôn là yếu tố quan
dụng một cách hợp lí sẽ tạo ra nhiều lợi trọng trong cạnh tranh, công ty cần phải
nhuận hơn cho công ty, tránh những cân đối ngân sách, hạn chế chi phí phát
thiệt hại không cần thiết. sinh nhằm có được mức giá cạnh tranh và
W4/O4,5: Tuy hiện tại đã có hệ thống tạo lợi thế lớn trước các đối thủ cạnh
phân phối mạnh nhưng cần nghiên cứu tranh.
mở rộng đến các thị trường tiềm năng. W2/T1,4: Công ty có thể đối mặt với
nguy cơ đánh mất nhân sự chủ chốt vào
tay đối thủ, đặc biệt là các đối thủ nước
ngoài vì họ giàu kinh nghiệm và có chế
độ đãi ngộ dành cho nhân viên rất tốt.
W2/T4: Nguồn nhân lực là một trong
những điều giúp công ty có được vị thế
nhưbây giờ, công ty cần tìm kiếm, đào
tạo nhân lực nhiều hơn nữa đặc biệt là
trong thời điểm nước ta có thể bị đứt gãy
8
nguồn nhân lực.

5. Định hướng và tầm nhìn của công ty:


5.1. Định hướng của công ty:

Đầu tư vào nền tảng đạt đỉnh cao, với công suất tăng lên, thị trường lớn hơn,
danh mục các thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối rộng lớn.
Masan dự kiến tung các sản phẩm vào thị trường Thái Lan phục vụ tốt hơn 250
triệu người tiêu dùng Inland ASEAN Đây là các thị trường tương đối mới với Masan
Consumer và cũng khá ổn định.
Tiếp tục đầu tư và phát triển các ngành hàng sản phẩm cốt lõi là gia vị,thực
phẩm tiện lợi, cà phê và đồ uống với những đổi mới mang tính đột phá.
Hoàn thành việc tái cơ cấu hoạt động của Công ty, cơ sở hạ tầng cung ứng sản
phẩm và nền tảng quản lý để hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Đầu tư vào tài sản quan trọng nhất của Masan, nhân tố con người. Cam
kết phát triển các nhà lãnh đạo Việt thế hệ tiếp theo.
5.2. Tầm nhìn của công ty:

Tầm nhìn của Masan là xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đến
online nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, có tần suất sử dụng hàng ngày
cho 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam vào năm 2025. Trở thành một công ty lớn
mạnh có thị phần dẫn đầu thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam và mở rộng ra các
nước khác trên thế giới. Quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông ngày càng tăng,
trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt
Nam và khu vực, trở thành biểu tượng hàng đầu châu Á về sản phẩm hàng tiêu dùng
phục vụ cuộc sống con người.
Masan hiện thực hóa tầm nhìn này bằng cách thúc đẩy năng suất thông qua
những phát kiến mới, áp dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu mạnh và tập trung
hiện thực hóa những cơ hội gắn với cuộc sống hàng ngày của đại đa số người dân.

9
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan tin vào triết lý “ Doing well by doing good”.
Sứ mệnh của tập đoàn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho gần 100 triệu
người dân Việt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu hàng ngày.

10
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN MASAN (MSN) GIAI ĐOẠN 2021-2022:
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:
1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp:

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch tuyệt Tỷ lệ chênh


Triệu VNĐ Triệu VNĐ đối lệch
1. Tài sản 141.342.815 126.093.471 15.249.344 12,09%
2. VCSH 36.636.739 42.336.652 -5.699.913 -13,46%
Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch tuyệt Tỷ lệ
đối chênh lệch
3. Luân chuyển thuần 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,6%
LCT= DTTBH + DTTC+
TNK
DTBH 76.189.225 88.628.767 -12.439.542 -14,04%
DTTC 2.575.563 6.799.578 -4.224.015 -62,12%
TNK 279.707 501.150 -221.443 -44,19%
4. EBIT= LNTT + CPLV 9.994.852 16.158.210 -6.163.358 -38,14%
LNTT 5.147.150 11.488.784 -6.341.634 -55,20%
CPLV 4.847.702 4.669.426 178.276 3,82%
5. LNST 4.754.384 10.101.381 -5.346.997 -52,93%
6. Lưu chuyển tiền thuần -8.439.939 14.585.825 -23.025.764 -157,86%

a. Phân tích khái quát:

Tổng tài sản cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồng, tăng 15.249.344 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,09%. Nhìn chung quy mô sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp lớn. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, có năng lực cạnh tranh trên thị
trường.

b. Phân tích chi tiết:

Tổng tài sản: Tổng tài sản cuối năm cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồng
cho thấy công ty có quy mô lớn. Trong khi đó, tổng tài sản của công ty cuối năm 2021
bằng 126.093.471. Như vậy năm 2022, tổng tài sản tăng 15.249.344 triệu đồng so với
cuối năm 2021, tương ứng tăng 12,09%. Tổng tài sản tăng cho thấy quy mô toàn công
ty đang được mở rộng, năng lực tài chính tăng, năng lực cạnh tranh trên thị trường
cũng được cải thiện hơn. Tổng tài sản tăng tăng nguyên nhân chủ yếu là do tài sản dài
11
hạn tăng 11.204.896 triệu đồng (tương ứng 13,59%), cho thấy công ty đang tăng đầu
tư tài sản cố định để phục vụ sản xuất.

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu cuối năm 2022 là 36.636.739 triệu đồng, giảm
5.699.913 triệu đồng so với cuối năm 2021, tương đương giảm 13,46% cho thấy quy
mô nguồn vốn dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp giảm huy
động nguồn lực từ vốn chủ.

Tổng luân chuyển thuần: Tổng luân chuyển thuần năm 2022 là 79.044.495
triệu đồng, giảm 16.885.000 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 17,6%. Luân
chuyển thuần giảm cho thấy quy mô doanh thu của năm 2022 bé hơn năm 2021, kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã giảm. Nguyên nhân chính là do
doanh thu bán hàng giảm, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và thu nhập
khác tăng. Cụ thể: Doanh thu bán hàng cuối năm 2022 là 76.189.225 triệu đồng, giảm
12.439.542 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 14,04%. Doanh thu tài chính
năm 2022 là 2.575.563 triệu đồng, giảm 4.224.015 triệu đồng so với năm 2021, tương
ứng giảm 62,12%. Thu nhập khác cũng giảm đến 221.443 triệu đồng tương ứng
44,19%. Tổng luân chuyển thuần giảm chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp đang có xu hướng xấu đi. Làm cho quy mô thị trường của công ty bị thu hẹp,
giảm năng lực cạnh tranh, cho thấy chính sách đầu tư của doanh nghiệp đang không
hợp lý. Doanh nghiệp nên xem xét lại tính hiệu quả trong chính sách đầu tư của mình.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm
2022 bằng 9.994.852 triệu đồng, giảm 6.163.358 triệu đồng so với năm 2021, tương
ứng giảm 38,14% cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả so
với năm trước, DN đang giảm bớt huy động vốn bên ngoài.

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 lần lượt là
10.101.381 triệu đồng và 4.754.384 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
trong cả hai năm đều lớn hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên, lợi
nhuận sau thuế năm 2022 giảm 5.346.997 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng tăng
giảm 52,93%, cho thấy quy mô lợi nhuận dành cho chủ sở hữu đang có xu hướng
giảm.

12
Lưu chuyển tiền thuần: Năm 2022 so với năm 2021 giảm 23.025.764 triệu
VNĐ, tỷ lệ giảm là 157,86% cho thấy khả năng cân đối dòng tiền dòng tiền của doanh
nghiệp giảm sút. Do vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để duy trì cân
đối dòng tiền, tránh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tránh tình trạng thừa vốn
hay ứ đọng vốn cho doanh nghiệp.

c. Kết luận:

Như vậy, trong giai đoạn 2021-2022, quy mô tài sản của doanh nghiệp có sự gia
tăng nhưng chủ yếu gia tăng vào các khoản mục TSDH, công tác quản trị chi phí kém
hiệu quả dẫn tới lợi nhuận giảm tương ứng. Vì vậy, doanh nghiệp cần định hướng lại
chiến lược kinh doanh trong các năm tới, triển khai các chiến lược tới doanh thu, qua
đó có thể nâng cao khả năng sinh lời của tài sản và gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch Tỷ lệ


tuyệt đối chênh lệch
1. Hệ số tự tài trợ Lần 0,2592 0,3358 -0,0766 -22,80%
(Ht=VCSH/TTS)
Vốn chủ sở hữu Trđ 36.636.739 42.336.652 -5.699.913 -13,46%
Tổng Tài sản Trđ 141.342.815 126.093.471 15.249.344 12,09%
2. Hệ số tự tài trợ thường xuyên Lần
(Htx=NVDH/TSDH) 0,8116 1,1101 -0,2985 -26,89%
NVDH= VCSH+NDH Trđ 76.021.938 91.545.635 -15.523.697 -16,96%
 VCSH Trđ
36.636.739 42.336.652 -5.699.913 -13,46%
 NDH Trđ
39.385.199 49.208.983 -9.823.784 -19,96%
TSDH Trđ 93.668.191 82.463.295 11.204.896 13,59%
Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ
tuyệt đối chênh lệch
3.Hệ số chi phí Lần 0,9399 0,8947 0,0452 5,05%
(Hcp= TCP/LCT)
Tổng chi phí Trđ 74.290.111 85.828.114 -11.538.003 -13,44%
(TCP=LCT-LNST)
Luân chuyển thuần Trđ 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,6%
LCT= DTTBH+ DTTC + TNK

a. Phân tích khái quát:

13
Dựa vào bảng tính trên ta thấy cấu trúc tài chính cơ bản được thể hiện trên các
phương diện về vốn, doanh thu, chi phí. Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp có dấu hiệu nguy cơ rủi ro về tài chính. Doanh nghiệp cần cân
nhắc chính sách hoạt động nhằm sử dụng vốn giải quyết các mục tiêu: tự chủ, ổn định
và hiệu quả.

b. Phân tích chi tiết:

Hệ số tự tài trợ (Ht): Cuối năm 2022, hệ số tự tài trợ của công ty là 0,2592 lần,
cho biết ở thời điểm cuối kỳ, 1 đồng tài sản được tài trợ bởi 0,2592 đồng vốn chủ. Hệ
số tự tài trợ cuối năm 2021 là 0,3358; cho biết ở thời điểm đầu kỳ, 1 đồng tài sản được
tài trợ bởi 0,3358 đồng vốn chủ. Hệ số tự tài trợ cuối năm <0,5 cho thấy mức độ tự chủ
về tài chính của công ty thấp, công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài,
doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn khi vay vốn. Không những thế, hệ số tự tài trợ
cuối năm 2022 còn giảm 0,0766 lần, tương ứng giảm 22,8% so với cuối năm 2021, Ht
giảm tức là mức độ độc lập tài chính của DN giảm. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp giảm (giảm 5.699.913 tương ứng với giảm 13,46%), cho thấy công
ty thay đổi chính sách huy động vốn, tăng sử dụng nợ, giảm tự chủ tài chính.

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx): Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2022 là
0,8116 lần, có nghĩa là tại cuối năm 2022 1 đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi
0,8116 đồng nguồn vốn dài hạn. Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2021 là 1,1101
lần; có nghĩa là tại cuối năm 2021 một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 1,1101
đồng nguồn vốn dài hạn. Htx <1 thể hiện sự bất ổn định trong tài chính có thể xảy ra,
NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH, doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh
khoản, không đảm bảo cho nguồn vốn thường xuyên của chính doanh nghiệp, cho thấy
hoạt động tài trợ về cơ bản là không hợp lý . Thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, hệ số tài
trợ thường xuyên giảm -0,2985 lần, tương ứng giảm 26,89%, cho thấy sự bất ổn trong
chính sách tài trợ của doanh nghiệp tăng lên.

Hệ số chi phí (Hcp): năm 2022 là 0,9399 lần cho biết để thu về 1 đồng doanh
thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,9399 đồng chi phí. Hcp <1 chứng tỏ chi phí bé hơn
doanh thu, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Hệ số chi phí năm 2022 tăng 0,0452 lần so với
năm 2021, là một dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp.

14
Nguyên nhân là do tổng chi phí và tổng luân chuyển thuần của doanh nghiệp đều giảm
nhưng tốc độ giảm của tổng chi phí (13,44%) bé hơn tốc độ giảm của tổng luân
chuyển thuần (17,6%). Điều này chứng tỏ công tác quản trị doanh thu - chi phí của
doanh nghiệp là chưa hiệu quả.

c. Kết luận:

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy cấu trúc tài chính của công ty trong năm
2022 có nhiều biến động. Chính sách tài trợ chủ yếu trong năm là tài trợ nhiều từ vốn
vay, điều này sẽ làm giảm năng lực độc lập tự chủ tài chính của công ty, khiến công ty
khó vay nợ khi khó khăn và có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán. Chi phí trong năm
có xu hướng tăng lên, doanh nghiệp chưa tận dụng tốt tài nguyên để giảm chi phí. Do
đó, công ty cần có những giải pháp, chính sách quản trị tài trợ cũng như chi phí kịp
thời để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp.

1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỜI

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ chênh
lệch
1.ROS = LNST/LCT Lần 0,0601 0,1053 -0,0452 -42,88%
2. BEP= EBIT/Skd Lần 0,0747 0,1336 -0,0589 -44,07%
Skd= (Skd ck+Skd đk)/ Trđ
2 133.718.143 120.915.017 12.803.127 10,59%
3. ROA= LNST/Skd Lần 0,0356 0,0835 -0,0480 -57,44%
4. ROE= LNST/ Svc Lần 0,1204 0,2999 -0,1795 -59,85%
Svc= (Svc ck+Svc đk)/2 Trđ 39.486.696 33.683.466 5.803.230 17,23%

a. Phân tích khái quát:

Nhìn chung các hệ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp biến động theo chiều
hướng tương đối tốt. Cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời và đang có lãi.
Trong đó, hệ số sinh lời hoạt động (ROS) tăng mạnh chiếm 53,95%

b. Phân tích chi tiết:

15
Hệ số hệ số sinh lời hoạt động (ROS): Năm 2022, ROS là 0,0601 lần, cho biết
1 đồng luân chuyển thuần tạo ra trong kỳ thì có 0,0601 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm
2021, ROS là 0,1053 lần, cho biết 1 đồng luân chuyển thuần tạo ra trong kỳ thì có
0,1053 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy, ROS > 0 chứng tỏ công tác quản trị
doanh thu, chi phí của công ty đạt hiệu quả. Đồng thời ROS vẫn giữ ở mức < 1 cho
thấy công ty vẫn đang nằm trong mức tăng trưởng tương đối ổn định, vẫn dương. Tuy
nhiên ROS năm 2022 giảm 0,0452 lần so với năm 2021, tương ứng giảm 42,88%.
Nguyên nhân ROS giảm như vậy là do trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế và tổng
luân chuyển thuần đều giảm. Điều đó cho thấy hoạt động kém hiệu quả, công tác quản
trị gây ra lãng phí.

Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): BEP năm 2022 là 0,0747
lần, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ
tạo ra được 0,0747 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. BEP năm 2021 là 0,1336 lần,
cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra
được 0,1336 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. BEP năm 2010 giảm 0,0589 lần,
tương ứng giảm 44,07% so với năm 2021, cho thấy khả năng sinh lời cơ bản của vốn
kinh doanh giảm, thể hiện năng lực hoạt động kinh doanh trong năm giảm. Nguyên
nhân chính làm hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh giảm là do EBIT giảm
(38,14%) mà vốn kinh doanh bình quân tăng (10,59%). Điều này khiến công ty kém
thu hút đối với nguồn vốn từ chủ nợ, chủ sở hữu, nhà đầu tư tiềm năng.

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): ROA năm 2022 là 0,0356
lần, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,0356
đồng lợi nhuận sau thuế. ROA năm 2021 là 0,0835 lần, cho biết 1 đồng vốn kinh
doanh đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,0835 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA
năm 2022 giảm 0,048 lần, tương đương giảm 57,44% so với năm 2021 cho thấy khả
năng sinh lời ròng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm. Nguyên nhân là do
năm 2021, lợi nhuận sau thuế giảm (57,44%) trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng
(10,59%). ROA giảm cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh
doanh của công ty giảm sút, công tác quản trị chi phí có vấn đề.

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2022, ROE là 0,1204 lần, cho
biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1204 đồng lợi
16
nhuận sau thuế. Năm 2021, ROE là 0,2999 lần, cho biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,2999 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2021,
ROE năm 2022 giảm 0,1795 lần, tương ứng giảm 59,85% cho thấy khả năng sinh lời
vốn chủ sở hữu giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm (52,93%) và vốn
chủ sở hữu bình quân đang tăng (17,23%). ROE giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư tiềm
năng do dự trong việc đầu tư vào doanh nghiệp do nó cho thấy công tác quản trị doanh
thu, chi phí chưa hiệu quả.

c. Kết luận:

Trong 2 năm 2021-2022, nhìn chung thì các công ty cùng lĩnh vực hay các
ngành nghề khác đều chịu những tác động của suy thoái kinh tế. Làm cho các chỉ số
biến động, qua đó cho thấy cty cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.
Tuy công ty đến cuối năm 2022 vẫn duy trì làm ăn có lãi, các chỉ số về khả năng sinh
lời đều bị giảm. Cho thấy công ty cần có những giải pháp nâng cao các chỉ tiêu về khả
năng sinh lời như: sử dụng tiết kiệm vốn kinh doanh; tăng cường công tác quản trị
doanh thu, chi phí gia tăng lợi nhuận,…

17
2. Phân tích tình hình nguồn vốn:

31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch


CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ lệ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền
trọng trọng (%) trọng
C.NỢ PHẢI TRẢ 104.706.076 74,08 83.756.819 66,42 20.949.257 25,01 7,66
I.Nợ ngắn hạn 65.320.877 62,38 34.547.836 41,25 30.773.041 89,07 21,14
Phải trả người bán
7.489.371 11,47 7.970.287 23,07 -480.916 -6,03 -11,60
ngắn hạn
Người mua trả tiền
566.330 0,87 168.183 0,49 398.147 236,73 0,38
trước
Thuế phải nộp nhà
536.310 0,82 801.899 2,32 -265.589 -33,12 -1,50
nước
Phải trả người lao
248.365 0,38 222.205 0,64 26.160 11,77 -0,26
động
Chi phí phải trả 4.184.351 6,41 4.996.691 14,46 -812.340 -16,26 -8,06
Doanh thu chưa thực
15.691 0,02 14.532 0,04 1.159 7,98 -0,02
hiện
Phải trả ngắn hạn
11.671.935 17,87 1.513.366 4,38 10.158.569 671,26 13,49
khác
Vay, trái phiếu phát
hành và nợ thuê tài 40.567.379 62,10 18.805.727 54,43 21.761.652 115,72 7,67
chính ngắn hạn
Dự phòng phải trả
9.997 0,02 19.101 0,06 -9.104 - 47,66 - 0,04
ngắn hạn
Quỹ khen thưởng và
31.148 0,05 35.845 0,10 -4.697 -13,10 -0,06
phúc lợi
II.Nợ dài hạn. 39.385.199 47,02 49.208.983 58,75 -9.823.784 -19,96 -11,73
Phải trả người bán
24.324 0,06 25.014 0,05 -690 -2,76 0,01
dài hạn
Phải trả dài hạn khác 752.378 1,91 227.575 0,46 524.803 230,61 1,45
Vay, trái phiếu phát
hành và nợ thuê tài 30.425.625 77,25 39.371.918 80,01 -8.946.293 -22,72 -2,76
chính dài hạn
Thuế thu nhập hoãn
3.541.671 8,99 3.215.395 6,53 326.276 10,15 2,46
lại phải trả
Dự phòng phải trả
4.641.201 11,78 6.369.081 12,94 -1.727.880 -27,13 -1,16
dài hạn
D.VỐN CHỦ SỞ
36.636.739 25,92 42.336.652 33,58 -5.699.913 -13,46 -7,66
HỮU
I.Vốn chủ sở hữu 36.636.739 100,00 42.336.652 100 -5.699.913 - 13,46 -
Vốn cổ phần 14.237.248 38,86 11.805.347 27,88 2.431.901 20,60 10,98
Thặng dư vốn cổ
8.723.128 23,81 11.084.247 26,18 -2.361.119 -21,30 -2,37
phần
Vốn khác của chủ sở -8.388.147 - 22,90 -8.388.147 - - - -3,08

18
hữu 19,81
Chênh lệch tỷ giá hối
-385.158 -1,05 -339.255 -0,80 -45.903 13,53 -0,25
đoái
Quỹ khác thuộc vốn
583.625 1,59 -147.087 -0,35 730.712 -496,79 1,94
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
11.381.940 31,07 18.795.877 44,40 -7.413.937 -39,44 -13,33
chưa phân phối
- Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối lũy
17.656.897 155,13 762.441 4,06 16.894.456 2.215,84 151,07
kế đến cuối năm
trước
- Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối năm
-6.274.957 - 55,13 18.033.436 95,94 -24.308.393 -134,80 -151,07
nay/ (lỗ sau thuế năm
trước)
Lợi ích cổ đông
10.484.103 28,62 9.525.670 22,50 958.433 10,06 6,12
không kiểm soát
TỔNG NGUỒN
141.342.815 100 126.093.471 100 15.249.344 12,09 -
VỐN

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồng,
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 126.093.471 triệu đồng. So với
cuối năm 2021 thì tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 15.249.344 triệu đồng,
tương ứng tăng 12,09%. Sự tăng lên về quy mô nguồn vốn cho thấy quy mô tài chính
của doanh nghiệp tăng, đây là cơ sở để tài trợ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Cụ thể ta đi phân tích từng chỉ tiêu như sau:
Nợ phải trả của công ty cuối năm 2021 là 83.756.819 triệu đồng chiếm 66,42%
NV, nhưng đến cuối năm 2022 là 104.706.076 triệu đồng, chiếm 74,08% NV. Nợ phải
trả của doanh nghiệp cuối năm 2022 tăng lên và tăng 20.949.257 triệu đồng, tương ứng
tăng 25,01% và tăng 7,66% về tỷ trọng. Sự tăng lên của nợ phải trả cho thấy doanh
nghiệp đang tăng cường huy động vốn từ bên ngoài. Sự tăng lên của nợ phải trả chủ
yếu là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 34.547.836 triệu đồng, tương
ứng 41,25% nợ phải trả nhưng đến cuối năm 2022 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là
65.320.877 triệu đồng, tương ứng 62,38% nợ phải trả. Sự tăng lên về tỷ trọng nợ ngắn
hạn trong nợ phải trả cho thấy công ty đang dịch chuyển dần về nợ ngắn hạn. Trong nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp thì vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao. Vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp

19
cuối năm 2021 là 18.805.727 triệu đồng, chiếm 54,43% nợ ngắn hạn. Vay, trái phiếu
phát hành và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 40.567.379 triệu
đồng, chiếm 62,1% nợ ngắn hạn. Vay và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp cuối năm
2022 so với cuối năm 2021 tăng và tăng 21.761.652 triệu đồng, tương ứng tăng
115,72%. Sự tăng lên của chỉ tiêu vay, trái phiếu phát hành và nợ ngắn hạn cho thấy
doanh nghiệp đang tập trung huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và thuê tài chính.
Phải trả người bán ngắn hạn cuối năm 2021 là 7.970.287 triệu đồng, chiếm
23,07% nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm 2022 là 7.489.371 triệu đồng, chiếm
11,47% nợ ngắn hạn. So với cuối năm 2021 thì nợ phải trả người bán ngắn hạn cuối
năm 2022 giảm và giảm 480.916 triệu đồng, tương ứng giảm 6,03%. Sự giảm xuống
của khoản mục phải trả người bán ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp đang giảm việc
chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, góp phần tăng uy tín cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu người mua trả tiền trước cuối năm 2022 là 566.330 triệu đồng chiếm
0,87% nợ ngắn hạn, so với năm 2021 thì khoản mục người mua trả tiền trước có xu
hướng tăng và tăng 398.147 triệu đồng, tương ứng tăng 236,73%. Sự tăng lên về
khoản mục này là do doanh nghiệp có chính sách thắt chặt hơn trong quá trình bán
hàng, khách hàng mới phải đặt cọc trước tiền hàng mới tiến hành giao hàng cho khách
hàng.
Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối năm 2022 là 536.310 triệu
đồng, chiếm 0,82% nợ ngắn hạn. Khoản mục thuế và các khoản mục phải nộp nhà
nước có xu hướng giảm và giảm 265.589 triệu đồng, tương ứng giảm 33,12%. Sự giảm
đi về chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế hơn, tăng
uy tín của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
Chỉ tiêu phải trả người lao động cuối năm 2021 là 222.205 triệu đồng, chiếm
0,64% nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu phải trả người lao động cuối năm 2022 là 248.365 triệu
đồng, chiếm 0,38% nợ ngắn hạn. Sự tăng lên về chỉ tiêu phải trả người lao động cho
thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô về nhân sự trong doanh nghiệp. Doanh
nghiệp thường trả lương vào ngày đầu tháng sau nên số tiền dư cuối kỳ của chỉ tiêu
phải trả người lao động là số tiền lương còn phải trả vào cuối tháng trước.
Chỉ tiêu chi phí phải trả ngắn hạn cuối năm 2022 là 4.184.351 triệu đồng, chiếm
6,41% nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu phải trả ngắn hạn cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có
xu hướng giảm và giảm 812.340 triệu đồng tương ứng giảm 16,26%. Chi phí trả trước
20
ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm cho thấy doanh nghiệp đang giảm việc
trích lập dự phòng phải trả so với giai đoạn trước.
Phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 1.513.366 triệu đồng,
chiếm 4,38% nợ ngắn hạn. Phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp cuối năm 2022 là
11.671.935 triệu đồng, chiếm 17,87% nợ ngắn hạn. Phải trả ngắn hạn khác của doanh
nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu hướng tăng mạnh và tăng
10.158.569 triệu đồng tương ứng tăng 671,26%. Sự tăng lên mạnh mẽ của chỉ tiêu này
là do các khoản ký quỹ đầu tư nhận của bên thứ 3 tăng cao vào cuối năm 2022.
Các chỉ tiêu như doanh thu chưa thực hiện, dự phỏng phải trả ngắn hạn và quỹ
khen thưởng phúc lợi không có nhiều biến động tỷ lệ dưới 0,2% nợ ngắn hạn và không
có biến động quá nhiều trong giai đoạn 2021 – 2022.
Nợ dài hạn của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 42.208.983 triệu đồng, chiếm
58,75% nợ phải trả, nhưng đến cuối năm 2022, nợ dài hạn của doanh nghiệp là
39.385.199 triệu đồng, tương ứng 47,02% nợ phải trả. Nợ dài hạn của doanh nghiệp
giảm là do vay, phát hành trái phiếu và nợ thuê tài chính dài hạn của doanh nghiệp
giảm từ 39.371.918 triệu đồng chiếm 80,01% nợ dài hạn xuống còn 30.425.625 triệu
đồng chiếm 77,25% nợ dài hạn. Nợ dài hạn của doanh nghiệp giảm cũng là do sự giảm
xuống của dự phòng phải trả dài hạn giảm từ 6.369.081 triệu đồng chiếm 12,94% nợ
dài hạn xuống còn 4.641.201 triệu đồng chiếm 11,78% nợ dài hạn. Ngoài ra, các chỉ
tiêu phải trả người bán dài hạn, phải trả dài hạn khác và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
không có nhiều biến động so với giai đoạn trước.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 2,205,918 triệu đồng, chiếm
45.07%, VCSH của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 2,625,922 triệu đồng, chiếm
41.04%. VCSH của doanh nghiệp năm 2022 so với năm 2021 tăng lên và tăng 420,004
triệu đồng, tương ứng 19.04%. Sự giảm đi về mặt tỷ trọng VCSH cho thấy doanh
nghiệp đã giảm độ tự chủ tài chính, tăng sự phụ thuộc từ nguồn vốn bên ngoài doanh
nghiệp.
Phần vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2022 là 36.636.739 triệu
đồng chiếm 25,92% tổng nguồn vốn. Vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp năm
2021 là 42.336.652 triệu đồng, chiếm 33,58% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ VCSH của doanh
nghiệp trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm và dưới 50% cho thấy doanh nghiệp
có độ tự chủ tài chính thấp.
21
Vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 14.237.248 triệu đồng chiếm
38,86% VCSH. Vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021
có xu hướng tăng và tăng 2.431.901 triệu đồng tương ứng 20,6%, điều này là do trong
năm 2022 doanh nghiệp tiến hành phát hành thêm cổ phiếu do vậy mà vốn cổ phần
tăng.
Thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 8.723.128 triệu đồng
chiếm 23,81% VCSH. Thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 giảm
so với cuối năm 2021, điều này là do khi phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp phát sinh
các chi phí phát hành cổ phiếu liên quan.
Vốn khác thuộc VCSH không có sự biến động trong giai đoạn 2021 – 2022.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp cuối năm 2022 là
11.381.940 triệu đồng, chiếm 31,07% VCSH. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của
doanh nghiệp cuối năm 2021 là 18.795.877 triệu đồng chiếm 44,4% VCSH. Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu
hướng giảm và giảm 7.413.937 triệu đồng, tương ứng giảm 39,44%, điều này là do
năm 2022 do ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới cũng như dịch covid19 đã làm cho lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp giảm mạnh.
Lợi ích cổ đông không kiểm soát của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 10.484.103
triệu đồng chiếm 28,62% VCSH. Lợi ích cổ đông không kiểm soát của doanh nghiệp
cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu hướng tăng và tăng 958.433 triệu đồng
tương ứng tăng 10,06% và tăng 6,12% về tỷ trọng.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vốn khác của chủ sở hữu không có sự biến động
nhiều.
Nhìn chung, doanh nghiệp đang dịch chuyển dần từ nguồn vốn dài hạn sang
nguồn vốn ngắn hạn bằng việc đang giảm huy động vốn từ VCSH và nợ dài hạn sang
dùng nợ ngắn hạn. Về nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp đang sử dụng vay, trái phiếu
phát hành và nợ thuê tài chính với tỷ trọng cao, điều này sẽ tạo áp lực trong việc thanh
toán nợ gốc và chi phí lãi vay của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần có các
phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh
nghiệp.

22
3. Phân tích hoạt động tài trợ:

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2022 31/12/2021
Số tiền Tỷ lệ
NVDH = nợ dài hạn +VCSH Trđ 76.021.938 91.545.635 (15.523.697) -16,96
Nợ dài hạn Trđ 39.385.199 49.208.983 (9.823.784) -19,96
VCSH Trđ 36.636.739 42.336.652 (5.699.913) -13,46
TSDH Trđ 93.668.191 82.463.295 11.204.896 13,59
1. VLC = NVDH- TSDH Trđ (17.646.253) 9.082.340 (26.728.593) -294,29
2. Htx= NVDH/TSDH Lần 0,812 1,110 (0,299) -26,89

Thông qua bảng phân tích tình hình tài trợ, cho thấy hoạt động tài trợ của doanh
nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có sự biến động giảm. Cụ thể:
Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2022 là 0,812 lần, cuối năm 2021 là 1,11
lần, điều này cho thấy hệ số tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp giảm và giảm
0,299 lần tương ứng giảm 26,89%, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Hệ số tài trợ thường xuyên
của doanh nghiệp đang lớn hơn 1 vào cuối năm 2021 và nhỏ hơn 1 vào cuối năm 2022,
cho thấy hoạt động tài trợ của doanh nghiệp đang mạo hiểm, và không an toàn như
cuối năm 2021.
VLC tại thời điểm cuối năm 2021 là 9.082.340 triệu đồng, VLC tại thời điểm
cuối năm 2022 là -17.646.253 triệu đồng, so với thời điểm cuối năm 2021 thì cuối
năm 2022, VLC của doanh nghiệp giảm 26.728.593 triệu đồng, tương ứng giảm
294,29%. VLC>0 vào cuối năm 2021, và nhỏ hơn 0 vào cuối năm 2022 cho thấy hoạt
động tài trợ của doanh nghiệp cuối năm 2022 ở mức mạo hiểm. Doanh nghiệp đang
dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Việc sử dụng tình hình tài trợ
như thế này sẽ làm cho doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán nhưng chi phí sử dụng
vốn cao. VLC giảm là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
Nguồn vốn dài hạn có tác động cùng chiều với VLC, nguồn vốn dài hạn cuối
năm 2022 là 76.021.938 triệu đồng, cuối năm 2021 là 91.545.635 triệu đồng. Nguồn
vốn dài hạn của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu hướng giảm
và giảm 15.523.697 triệu đồng tương ứng giảm 16,96%. Sự thay đổi của nguồn vốn
23
dài hạn đã làm giảm VLC giảm 15.523.697 triệu đồng, và giảm cả nợ dài hạn và
VCSH, điều này cho chính sách huy động vốn, tăng quy mô huy động nguồn vốn nợ
phải trả, giảm quy mô huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn giảm cho
công ty tăng rủi ro thanh toán nhưng tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
Tài sản dài hạn có tác động ngược chiều với VLC. TSDH của doanh nghiệp cuối
năm 2022 là 93.668.191 triệu đồng, TSDH của doanh nghiệp cuối năm 2021 là
82.463.295 triệu đồng. TSDH của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021
có xu hướng tăng và tăng 11.204.896 triệu đồng tương ứng tăng 13,59%. Sự tăng lên
của TSDH là do sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp, tăng quy mô
đầu tư TSDH, giảm đầu tư vào TSNH.
Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động tài trợ thông qua 2 chỉ tiêu là VLC
và Htx cho thấy việc tài trợ của doanh nghiệp là mạo hiểm hơn so với cuối năm 2021,
tuy nhiên, doanh nghiệp đang sử dụng khá nhiều nợ ngắn hạn, điều này tạo áp lực trả
nợ cho doanh nghiệp. Do vậy cần có phương án cụ thể khi tiến hành vay vốn từ bên
ngoài để đảm bảo cân bằng chi phí sử dụng vốn và thời gian để trang trải các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp.

24
4. Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021 – 2022:

Đvt: triệu đồng

31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ lệ Tỷ


trọng trọng (%) trọng
(%) (%) (%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 47.674.624 33,73 43.630.176 34,60 4.044.448 9,27 -0,87

I. Tiền và các khoản tương 13.853.100 29,06 22.304.822 51,12 -8.451.722 -37,89 -22,06
đương tiền

Tiền 1.718.476 12,40 6.885.412 30,87 -5.166.936 -75,04 -18,46

Các khoản tương đương tiền 12.134.624 87,60 15.419.410 69,13 -3.284.786 -21,30 18,46

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.659.175 7,68 332.753 0,76 3.326.422 999,67 6,91

Chứng khoán kinh doanh 3.302.172 90,24 - - 3.302.172 0 90,24

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo 357.003 9,76 332.753 100 24.250 7,29 -90,24
hạn

III. Các khoản phải thu ngắn 13.929.560 29,22 6.634.409 15,21 7.295.151 109,96 14,01
hạn

Phải thu của khách hàng 2.735.816 19,64 2.480.224 37,38 255.592 10,31 -17,74

Trả trước cho người bán 1.227.666 8,81 851.052 12,83 376.614 44,25 -4,01

Phải thu về cho vay ngắn hạn - - 2.452.812 36,97 -2.452.812 -100 -36,97

Phải thu ngắn hạn khác 10.007.179 71,84 883.690 13,32 9.123.489 1032,43 58,52

Dự phòng phải thu khó đòi (47.369) -0,34 (33.369) -0,50 -14.000 41,96 0,16

Tài sản thiếu chờ xử lý 6.268 0,04 - - 6.268 0 0,04

25
IV. Hàng tồn kho 14.445.345 30,30 12.813.391 29,37 1.631.954 12,74 0,93

Hàng tồn kho 14.634.281 101,31 12.947.923 101,05 1.686.358 13,02 0,26

Dự phòng giảm giá hàng tồn (188.936) -1,31 (134.532) -1,05 -54.404 40,44 -0,26
kho

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.787.444 3,75 1.544.801 3,54 242.643 15,71 0,21

Chi phí trả trước ngắn hạn 374.120 20,93 256.766 16,62 117.354 45,70 4,31

Thuế giá trị gia tăng được khấu 1.253.949 70,15 1.233.915 79,88 20.034 1,62 -9,72
trừ

Thuế phải thu Nhà nước 159.375 8,92 54.120 3,50 105.255 194,48 5,41

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 93.668.191 66,27 82.463.295 65,40 11.204.896 13,59 0,87

I. Các khoản phải thu dài hạn 2.113.762 2,26 1.878.478 2,28 235.284 12,53 -0,02

Phải thu về cho vay dài hạn 81.150 3,84 81.150 4,32 0 0 -0,48

Phải thu dài hạn khác 2.032.612 96,16 1.797.328 95,68 235.284 13,09 0,48

II. Tài sản cố định 43.535.355 46,48 42.653.939 51,72 881.416 2,07 -5,25

Tài sản cố định hữu hình 30.611.529 70,31 31.151.629 73,03 -540.100 -1,73 -2,72

Nguyên giá 50.465.195 115,92 48.474.105 113,65 1.991.090 4,11 2,72

Giá trị hao mòn (19.853.666 -45,60 (17.322.476) -40,61 -2.531.190 14,61 -4,99
)

Tài sản cố định hữu hình thuê 349.310 0,80 209.550 0,49 139.760 66,70 0,31
tài chính

Nguyên giá 472.986 1,09 308.899 0,72 164.087 53,12 0,36

26
Giá trị hao mòn lũy kế (123.676) -0,28 (99.349) -0,23 -24.327 24,49 -0,05

Tài sản cố định vô hình 12.574.516 28,88 11.292.760 26,48 1.281.756 11,35 2,41

Nguyên giá 16.375.200 37,61 14.362.471 33,67 2.012.729 14,01 3,94

Giá trị hao mòn lũy kế (3.800.684) -8,73 (3.069.711) -7,20 -730.973 23,81 -1,53

III. Bất động sản đầu tư 729.763 0,78 810.057 0,98 -80.294 -9,91 -0,20

Nguyên giá 1.148.248 157,35 1.174.802 145,03 -26.554 -2,26 12,32

Giá trị hao mòn lũy kế (418.485) -57,35 (364.745) -45,03 -53.740 14,73 -12,32

IV. Tài sản dở dang dài hạn 3.324.848 3,55 2.021.827 2,45 1.303.021 64,45 1,10

Xây dựng cơ bản dở dang 3.324.848 100,00 2.021.827 100,00 1.303.021 64,45 0

V. Đầu tư tài chính dài hạn 31.333.885 33,45 24.538.803 29,76 6.795.082 27,69 3,69

Đầu tư vào các công ty liên kết 28.480.242 90,89 24.538.803 100,00 3.941.439 16,06 -9,11

Đầu tư góp vốn vào các đơn vị 2.853.643 9,11 - - 2.853.643 0 9,11
khác

VI. Tài sản dài hạn khác 12.630.578 13,48 10.560.191 12,81 2.070.387 19,61 0,68

Chi phí trả trước dài hạn 7.259.881 57,48 6.593.682 62,44 666.199 10,10 -4,96

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 302.220 2,39 609.690 5,77 -307.470 -50,43 -3,38

Lợi thế thương mại 5.068.477 40,13 3.356.819 31,79 1.711.658 50,99 8,34

TỔNG TÀI SẢN 141.342.815 100 126.093.471 100 15.249.344 12,09 0

a. Phân tích khái quát:

Tổng tài sản cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồng, tăng 15.249.344 triệu
đồng so với tổng tài sản đầu kỳ, tương ứng tăng 12,09%. Trong đó, tài sản ngắn hạn

27
cuối năm 2022 là 47.674.624 triệu đồng, tăng 4.044.448 triệu đồng so với đầu kỳ,
tương ứng tỷ lệ 9,27%. Tài sản dài hạn cuối năm 2022 là 93.668.191 triệu đồng, tăng
11.204.896 triệu đồng so với đầu kỳ, tương ứng tỷ lệ 13,59%. Tỷ trọng tài sản ngắn
hạn cuối năm 2022 là 33,73% giảm 0,87% so với năm 2021. Tỷ trọng tài sản dài hạn
cuối năm 2022 là 66,27% tăng 0,87% so với năm 2021. Dẫn đến:

i. Quy mô tài sản của doanh nghiệp lớn. Tài sản cuối năm 2022 tăng so với
năm 2021 chủ yếu là do sự tăng lên của TSDH, tạo cơ sở cho doanh
nghiệp tăng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
ii. Chính sách đầu tư của doanh nghiệp thiên về đầu tư TSDH. Chính sách
này sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất cũng như tăng chất lượng
sản phẩm. Tuy nhiên, vòng quay vốn chậm, lâu thu hồi vốn dẫn đến rủi ro
thanh toán và rủi ro tồn đọng vốn tăng.

b. Phân tích chi tiết:

Tài sản ngắn hạn cuối năm 2022 là 47.674.614 triệu đồng, tăng 4,044,448 triệu
đồng, tỷ lệ 9,27% do có sự tăng lên của đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác; bên cạnh đó là sự giảm xuống của
tiền và các khoản tương đương tiền.

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2022 là 13.853.100 triệu đồng,
giảm 8.451.722 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 37,89%. Điều này cho thấy công ty
đã sử dụng tiền để đầu tư cho tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho, phục vụ cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí của công ty. Việc tiền và các
khoản tương đương tiền giảm là điều không tốt đối với công ty vì có thể dẫn đến tình
trạng thiếu hụt tiền từ đó làm giảm đến khả năng thanh toán. Tỷ trọng chỉ tiêu tiền và
các khoản tương đương tiền năm 2022 là 29,06%, giảm 22,06% so với năm 2021. Tỷ
trọng của chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình tài sản của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do hoạt động đầu tư, trong đó tiền chi
cho các khoản đầu tư vốn chủ sở hữu; tiền chi cho vay và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn
có ảnh hưởng lớn. Doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách đầu tư, chiến lược kinh

28
doanh và sử dụng các khoản này một cách hợp lý để tránh những ảnh hưởng không tốt
đến khả năng sinh lời trong tương lai.

Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh, cuối năm 2022 là 3.659.175 triệu đồng,
tăng 3.326.422 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 999,67% chủ yếu là do năm 2022 công ty
đã đầu tư vào chứng khoán kinh doanh (3.302.172 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,24%).
Tỷ trọng của đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2022 chiếm 7,68%, tăng 6,91% so với
năm 2021. Chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng tăng lên cho thấy công ty
đang tăng cường đầu tư vào tài chính ngắn hạn giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, từ
đó tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Trong khi đầu tư tài chính ngắn hạn tăng
lên thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại có dấu hiệu giảm, cụ thể doanh thu tài
chính năm 2022 là 2.575.563 triệu đồng, giảm 4.224.015 triệu đồng so với năm 2021.
Điều này cho thấy chính sách đầu tư ngắn hạn của công ty chưa hiệu quả, có nguy cơ
mất vốn và rủi ro đầu tư trong tương lai.

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2022 là 13.929.560 triệu đồng, tăng
7.295.151 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 109.96%. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn
năm 2022 là 29,22% tăng 14,01% so với năm 2021 trong đó phải thu ngắn hạn khác
chiếm tỷ trọng lớn nhất (71,84%) cho thấy nguy cơ mất vốn tăng. Phải thu của khách
hàng tăng 255.592 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 10,31%, cho thấy chính sách tín dụng
thương mại mở rộng hiệu quả nhằm tăng doanh thu, tăng khả năng bán hàng. Bên cạnh
đó thì doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn dẫn đến khi cần vốn phải đi vay,
tăng chi phí và nguy cơ nếu khách hàng không trả được nợ sẽ mất vốn.

Hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Hàng tồn
kho cuối năm 2022 là 14.445.345 triệu đồng, tăng 1.631.954 triệu đồng, tương ứng tỷ
lệ 12,74%. Trong khi tỷ trọng hàng tồn kho năm 2022 là 30,30% tăng 0,93% so với
năm 2021. Hàng tồn kho tăng tuy nhiên doanh thu bán hàng cuối năm 2022 lại giảm
13.602.394 triệu đồng so với năm 2021 cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho của
doanh nghiệp chưa tốt. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có tăng so với năm 2021
chứng tỏ doanh nghiệp tiến hành mua sắm để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên hàng tồn kho tăng chủ yếu do thành phẩm tăng 1.340.448 triệu đồng, có thể
thấy rằng chính sách bán hàng của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Việc dự trữ hàng tồn

29
kho sẽ làm tăng chi phí lưu kho cũng như chi phí cất trữ, bảo quản, tăng rủi ro hàng
tồn kho bị hư hỏng. Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên tăng hàng tồn kho làm
giảm tính thanh khoản của Doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2022 là 1.787.444 triệu đồng, tăng 242.643 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ 15,71% chủ yếu do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng
20.034 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ 1,62%). Doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các thủ
tục thuế.

Tài sản dài hạn cuối năm 2022 là 93.668.191 triệu đồng, tăng 11.204.896 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ 13,59% do có sự tăng lên của các khoản phải thu dài hạn, tài sản
cố định, tài sản dở dang dài hạn, tài sản dài hạn khác đầu tư tài chính dài hạn và sự
giảm đi của bất động sản đầu tư. Năm 2022, đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng
lớn nhất.

Tài sản cố định cuối năm 2022 là 43.535.355 triệu đồng, tăng 881.416 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ 2,07%. Tỷ trọng tài sản cố định năm 2022 chiếm 46,48%, giảm
5,25% so với năm 2021. Trong đó, TSCĐ hữu hình giảm 540.100 triệu đồng, ứng với
tỷ lệ giảm 1,73%; TSCĐ hữu hình thuê tài chính tăng 139.760 triệu đồng, ứng với tỷ lệ
66,70%; TSCĐ vô hình tăng 1.281.756 triệu đồng, ứng với 11,35%. TSCĐ hữu hình
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ (năm 2022 là 70,31%, năm 2021 là 73,03%) tuy
nhiên đang có xu hướng giảm cho thấy chiến lược phát triển tài sản của doanh nghiệp
trong năm không đặt trọng tâm vào tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định tăng chủ
yếu do TSCĐ vô hình tăng vì quyền sử dụng đất (3.385.249 triệu đồng), quan hệ
khách hàng (2.974.558 triệu đồng), thương hiệu (2.706.991 triệu đồng) tăng giúp phục
vụ việc quản lý kinh doanh và tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Tài sản dở dang dài hạn chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm
2022 là 3.324.848 triệu đồng, tăng 1.303.021 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 64,45%. Tỷ
trọng tài sản dở dang dài hạn cuối năm 2022 là 3,55%, tăng 1,10% so với năm 2021.
Doanh nghiệp vẫn còn tình trạng dự án chậm tiến độ, chưa tận dụng tốt và tối ưu hóa
tài sản trong doanh nghiệp.

30
Đầu tư tài chính dài hạn cuối năm 2022 là 31.333.885 triệu đồng, tăng 6.795.082
triệu đồng, tỷ lệ 27,69% so với đầu năm. Tỷ trọng của đầu tư tài chính dài hạn năm
2022 là 33,45%, tăng 3,69% so với đầu năm chủ yếu do đầu tư vào các công ty liên kết
tăng. Việc tăng đầu tư vào công ty liên kết sẽ đem lại một số lợi ích cũng như hạn chế
cho doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn khác cuối năm 2022 là 12.630.578 triệu đồng, giảm 2.070.387
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 19,61%. Tỷ trọng của tài sản dài hạn khác năm 2022 chiếm
13,48%, tăng 0,68% so với năm 2021 là do giảm chi phí trả trước dài hạn tăng. Trong
năm 2022,chi phí trả trước dài hạn là 7.259.881 triệu đồng, tăng 666.199 triệu đồng (tỷ
lệ tăng 10,10%).

c. Kết luận:

Như vậy, quy mô tài sản của doanh nghiệp trong năm 2022 biến động tăng là do
sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Doanh nghiệp đã tích cực đầu tư
nhà xưởng, trang thiết bị, phương tiện vận tải và đã đem lại những hiệu quả tích cực
trong kết quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó hàng tồn kho của doanh nghiệp đang
có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tương đối lớn đến tính thanh khoản,chi phí quản
lý thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên điều chỉnh các chính sách bán hàng phù hợp nhằm đẩy mạnh
tiêu thụ, đưa ra chính sách quản trị hàng tồn kho hợp lý, giảm dự trữ hàng tồn kho
nhằm giảm lượng vốn bị ứ đọng, giảm chi phí lưu trữ, bảo quản gây lãng phí vốn

Doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn nhưng
chưa thực sự đem lại hiệu quả. Chính vì thế doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc chiến
lược đầu tư sao cho hợp lý, cần dự phòng trước các biện pháp cụ thể để phòng ngừa
những rủi ro có thể phát sinh.

31
5. Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021-
2022:
Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch Tỷ lệ (%)


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.791.619 76.380.750 -13.410.869 -14,93
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.162.852 191.525 -971.327 -83,52
3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 88.628.767 76.189.225 -12.439.542 -14,03
4. Giá vốn hàng bán 66.493.966 55.154.201 -11.339.765 -17,05
5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 22.134.801 21.035.024 -1.099.777 -4,96
6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.799.578 2.575.563 -4.244.015 -62,12
7. Chi phí tài chính 5.706.531 6.361.642 655.111 11,48
Trong đó: Chi phí lãi vay 4.669.426 4.847.702 178.276 3,81
8. Chi phí bán hàng 11.786.338 12.511.539 725.201 6,15
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.064.969 3.854.314 -210.655 -5,18
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.273.182 5.222.742 -6.050.440 -53,67
11. Thu nhập khác 501.150 279.707 -221.443 -44,18
12. Chi phí khác 285.548 355.299 69.751 24,42
13. Lợi nhuận khác 215.602 -75.592 -291.194 -135,06
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11.488.784 5.147.150 -6.341.634 -55,19
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.499.249 626.750 -872.499 -58,19
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -111.846 -233.984 -122.138 109,20
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 10.101.381 4.754.384 -5.346.997 -52,93
18. Tổng luận chuyển thuần (LCT)= DTT + DTTC
+ TN khác 95.929.495 79.044.495 -16.885.000 -17,60
19. Doanh thu kinh doanh = DTT + DTTC 95.428.345 78.764.788 -16.663.557 -17,46
20. Lợi nhuận bán hàng = DTT - GVHB - CPBH -
CPQLDN 6.283.494 4.669.171 -1.614.323 -25,6914863
21. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế 0,1252 0,0617 -0,0635 -45,62
22. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) 0,1053 0,0601 -0,0452 -42,87
23. Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh =
LNkd/DTKD (Lần) 0,1181 0,0663 -0,0518 -43,86
24. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng =
LNBH/DTT (lần) 0,0708 0,0612 -0,0091 -13,559
25. Hệ số chi phí (Hcp)= Tổng CP/ LCT 0,8947 0,9399 0,053 5,0519

32
= 1-ROS (lần)
26. Hệ số GVHB=GVHB/DTT(lần) 0,7502 0,7239 -0,0263 -3,51
27. Hệ số CPBH=CPBH/DTT(lần) 0,1329 0,1642 0,0312 23,48
28. Hệ số CPQLDN=CPQLDN/DTT 0,0458 0,0505 0,0047 10,29

a. Phân tích khái quát:

Từ bảng phân tích trên ta thấy, LNTT của công ty năm 2022 giảm -6.341.634 tr
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 55,19%. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2022
so với 2021 giảm 0.0635 lần với tỷ lệ giảm 45,62% nghĩa là 1 đồng luân chuyển thuần
có 0.12528 đồng lợi nhuận kế toán năm 2021 và 0.0617 đồng (năm 2022). LNST năm
2022 giảm 5.346.997 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 52,93% so với năm 2021 . Hệ số
sinh lời hoạt động ROS giảm từ 0.1053 lần xuống 0.0601 lần (giảm 0.0452 lần với tỷ
lệ 42,87%) dẫn đến kết quả hoạt động của toàn công ty năm 2022 đã giảm sút so với
năm 2021; nghĩa là cứ 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty thu được 0.11051 đồng
lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2022 thì cứ 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty bị
giảm 0.053105 đồng lợi nhuận sau thuế dẫn đến hiệu quả hoạt động của toàn công ty
năm 2022 đã giảm xuống so với năm 2021. Như vậy, trong cả 2 năm lợi nhuận sau
thuế, lợi nhuận trước thuế, hệ số sinh lời hoạt động đều có xu hướng giảm, và hệ số chi
phí có xu hướng tăng.Trong cả 2 năm, hệ số sinh lời hoạt động ROS của Masan đều
thấp hơn hệ số sinh lời hoạt động của công ty Cổ phần tập đoàn Nestlé Vietnam (lần
lượt 2 năm 2021 và 2022 là: 0,1965 và 0,1012) - một trong những đối thủ cạnh tranh
của Masan; tuy nhiên hệ số chi phí của Masan cao hơn hệ số chi phí của Nestle (lần
lượt trong 2 năm là 0,8035 và 0,8988) .Nói cách khác, DN đang phải bỏ ra nhiều chi
phí hơn cho mỗi đồng doanh thu hay hiệu quả quản lý chi phí của DN giảm. Cho thấy
so với các công ty trong ngành Doanh nghiệp có kết quả hoạt động chưa hiệu quả.
Đồng thời tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế ngày càng giảm
cho thấy công ty đang chịu tác động trong việc thay đổi chính sách thuế.

b. Phân tích chi tiết:

Xét về LNTT năm 2022 là 11.488.784 triệu đồng , năm 2021 là 5.147.150 triệu
đồng. So với năm 2021 thì lợi nhuận trước thuế năm 2022 đã giảm 6.341.63 triệu đồng
33
tương ứng giảm 55,19%. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưa
hiệu quả.

Đối với hoạt động kinh doanh: Năm 2022 so với năm 2021, Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh đã giảm từ 11.273.182 trđ xuống còn 5.222.742 trđ , giảm
6.050.440trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 53,67% đồng thời hệ số sinh lời hoạt động kinh
doanh cũng giảm 0,0518 lần tương đương với tỷ lệ giảm 43,86%; nghĩa là 1 đồng
doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp có 0.1197 đồng lợi nhuận
(năm 2021) và 0,0651 đồng lợi nhuận (năm 2022). Thêm vào đó, hệ số sinh lời hoạt
động KD cả hai năm của công ty Masan đều thấp hơn so với hệ số sinh lời hoạt động
KD của công ty Nestlé (0,1941 và 0,0982 lần). Điều đó chứng tỏ năm 2022, hiệu quả
từ hoạt động kinh doanh của công ty Masan kém hơn so với các DN cùng ngành dẫn
đến quy mô lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đã giảm sút. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp trong kỳ. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí hoạt động kinh doanh
nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu kinh doanh, cho thấy công tác quản lý chi phí
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Công ty nên phát huy tối
đa hiệu quả công tác quản lý chi phí, nhằm đem lại những biến đổi tích cực hơn nữa.

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ của công ty năm 2022 là 21.035.024 triệu đồng , giảm so với năm 2021 là
1.099.777 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 4,96%. Mặt khác hệ số sinh lời hoạt
động bán hàng năm 2022 giảm so với năm 2021 là 0,0096 lần tương ứng giảm
15,685%; nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì
công ty thu được 0.0612 đồng lợi nhuận năm 2022 và 0.07 đồng năm 2021.

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2022 doanh thu thuần
bán hàng đạt 76.189.225 triệu đồng giảm 12.439.452 triệu đồng so với năm 2021 và
giảm 14,03% so với năm 2021. Sự giảm sút chứng tỏ trong năm 2022 hiệu quả hoạt
động bán hàng của doanh nghiệp không hiệu quả. Nguyên nhân xuất phát từ hai
nguyên nhân: chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, doanh thu giảm là do doanh
nghiệp thu hẹp quy mô tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm không có sự đổi mới về chất
lượng, kiểu dàng nên không thu hút được nhiều khách hàng mới. Chính sách bán hàng

34
của doanh nghiệp không phát huy được hiệu quả, đã có sự đổi mới trong các phương
thức marketing như mở rộng kênh bán hàng trực tuyến nhưng chưa phát huy được hiệu
quả. Về mặt khách quan, sự suy thoái tất yếu sau sự kết thúc của đại dịch covid 19 đã
gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng, làm giảm đi sức mua trên thị trường của người
tiêu dùng đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị.
Thị trường nội địa trở nên có phần ảm đạm do thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm
và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Tổng hòa của 2 nguyên nhân trên chính là lí do doanh thu
năm 2022 của Masan sụt giảm mạnh.

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2022 là
55154201 triệu đồng, giảm 11.339.765 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng với tỉ lệ
giảm là 17,05%. Đồng thời, doanh thu thuần cũng có xu hướng giảm đi là 14,035%
làm cho hệ số giá vốn hàng bán năm 2022 so với năm 2021 giảm từ 0.7502 lần xuống
0.7239 lần, giảm 0.0263 lần với tỷ lệ 3,51%. Như vậy trong năm 2021 để tạo ra một
đồng doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV thì DN phải bỏ ra 0.7502 đồng giá vốn
hàng bán nhưng đến năm 2022 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và
CCDV thì DN chỉ cần bỏ ra 0.7239 đồng giá vốn hàng bán. Hệ số giá vốn hàng bán
trong 2022 cao hơn hệ số giá vốn hàng bán của công ty Nestlé (0.548 lần). Điều này
thể hiện, năm 2022 công ty đã sử dụng nhiều chi phí sản xuất hơn so với các doanh
nghiệp khác trong ngành, và cũng cao hơn so với Nestlé năm 2021 (0,522%). Cho thấy
công ty quản trị giá vốn có phần hợp lí hơn so với năm 2021 nhưng tổng thế thì vẫn rất
cao so với trung bình ngành.Trong tình hình kinh tế biến động bất lợi, do giá NVL đầu
vào có xu hướng tăng, DN đầu tư thêm máy móc thiết bị sxkd, đồng thời nhu cầu về
nhu yếu phẩm của công ty tăng cao làm cho giá vốn hàng bán tăng lên mạnh so với
ngành nhưng mà giảm so với năm trước đó. Từ đó sự giảm của giá vốn làm giảm nhẹ
lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của công ty năm 2022 là 12,511,539 triệu
đồng tăng 725.201 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,7962%. Hệ số chi phí bán
hàng năm 2022 là 0.1642 lần tăng 0.03612 lần so với năm 2021 (0.1329 lần ) với tỷ lệ
tăng 19,018% do tốc độ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu
thuần.Hệ số chi phí trong năm 2022 của công ty cao hơn hệ số chi phí của công ty
35
Nestlé (0.8509 lần ). Trong năm 2022, có khả năng cao rằng, bởi vì DN đã không
ngừng mở rộng các điểm bán lẻ cũng như chi phí lương cho nhân viên tăng cao (mở
thêm 730 siêu thị mới). Cùng với tâm lý người tiêu dùng hạn chế chi tiêu để đảm bảo
mức tồn kho an toàn và bền vững tại các nhà phân phối, điều đó khiến tổng doanh thu
sụt giảm khá nhiều và khiến chi phí bán hàng tăng mạnh so với rất nhiều công ty cùng
ngành.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm
2022 là 3.854.314 triệu đồng, giảm 210.655 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng với
tỷ lệ giảm 5,18%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 là 0.0505 lần tăng
0.0047 lần so với năm 2021 (0.0458 lần) với tỷ lệ tăng 10,29% do tốc độ tăng của
CPQLDN nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Như vậy trong năm 2021 để tạo
ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty phải bỏ ra 0.0563
đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng đến năm 2022 để tạo ra 1 đồng doanh thu
thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty chỉ bỏ ra 0.0394 đồng chi phí quản lý
doanh nghiệp . Và hệ số chi phí quản lý DN của Masan cao hơn hệ số Chi phí quản lý
doanh nghiệp của Nestlé (0.2283lần). Có khả năng cao rằng DN đã phải tốn thêm rất
nhiều các chi phí đặc biệt là các khoản mục trích lập dự phòng do sự suy thoái của nền
kinh tế, nhưng đồng thời điều này cũng gây ra 1 hệ lụy đáng báo động khi hệ số chi
phí quản lí doanh nghiệp quá cao so với các công ty cùng ngành. Ngoài ra, doanh
nghiệp lại tăng chủ yếu chi phí nhân viên.Về cơ bản doanh nghiệp chưa có chính sách
sử dụng tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý, cần nắm rõ những khoản chi tiêu nào
trong phát sinh nằm ngoài chi phí hoặc vượt quá chi phí để DN kiểm tra định mức một
cách chặt chẽ và hiệu quả.

Đối với hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm
2022 đạt 2,575,563 triệu đồng giảm 4.224.015 triệu đồng so với năm 2021 với tỷ lệ
giảm 62,121%. Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh là do công ty nhận được cổ
tức, lợi nhuận, tiền cho vay từ các hoạt động đầu tư ngắn hạn ít hơn so với năm trước
khá nhiều ngoài ra có các khoản lãi chênh lệch ngoại tệ và trong năm 2022 doanh
nghiệp đẩy mạnh đầu tư tài chính dài hạn nên doanh thu tài chính của năm 2022 sẽ
giảm rõ rệt so với năm trước đó. Đối với chi phí tài chính năm 2022 là 6.361.642 triệu
đồng, có xu hướng tăng so với năm 2021 là 655.111 triệu đồng với tỉ lệ tăng là
36
11,48%. Trong đó chi phí lãi vay tăng nhẹ, cụ thể tăng 178.276 trđ với tỷ lệ 3,81%
ngoài ra do tốc độ tăng của lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái làm cho chi phí tài chính tăng
Tuy nhiên tỷ lệ tăng của doanh thu hoạt động tài chính cao hơn tỷ lệ tăng chi phí tài
chính rất nhiều nên làm cho lợi nhuận của hoạt động tài chính tăng rõ rệt. Điều đó cho
thấy chính sách huy động nợ của công ty, doanh nghiệp đã đảm bảo được rủi ro tài
chính ở mức thấp và khiến doanh thu hoạt động tài chính của tập đoàn cao lên rất
nhiều.

Đối với hoạt động khác: Ngoài lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tài chính,
công ty còn có nguồn thu từ các hoạt động khác. Thu nhập khác năm 2022 là 279.707
trđồng, giảm 221.443 triệu đồng so với năm 2021. Điều này xảy ra khả năng cao là do
sự suy giảm mạnh từ thu nhập hỗ trợ từ nhà cung cấp, thu nhập từ bồi thường bảm
hiểm và lãi từ thanh lý TSCĐ. Bên cạnh đó , chi phí khác của doanh nghiệp cũng có
xu hướng tăng vào năm 2022 là 355.299 trđ tăng 69.751 trđ so với năm 2021 tương
ứng với tỷ lệ tăng 24,42% có thể vì lỗ do thanh lý TSCĐ khá cao (giảm tới hơn
63,77%). Do đó, lợi nhuận từ các hoạt động khác năm 2022 là -75.592, cũng đồng thời
giảm mạnh 291.194 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng với tỉ lệ 135,06%. Ngoại
trừ tác động của sự suy thoái kinh tế sau đại dịch, các chỉ số trên còn cho thấy chính
sách thanh lý TSCĐ của tập đoàn có phần chưa hiệu quả và cần điều chỉnh.

c. Kết luận

Qua phân tích trên có thể thấy kết quả và hiệu quả hoạt động của toàn công ty
năm 2022 đã giảm so với năm 2021 trong khi nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó
khăn do ảnh hưởng nặng nề của hậu COVID, doanh nghiệp có chính sách bán hàng
chưa hiệu quả, tâm lý người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu do ảnh hưởng kinh tế
khó khăn , từ đó làm giảm doanh thu. Đồng thờicông tác quản lý chi phí của doanh
nghiệp về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí tài chính chưa tiết kiệm và
hiệu quả khiến giá vốn và chi phí tăng mạnh so với các công ty cùng ngành, vì vậy
công tác quản lý chi phí cần được chú trọng hơn. Điều này dẫn đến lợi nhuận của
doanh nghiệp đang suy giảm đáng kể, cần xem xét về chính sách huy động nợ, làm cho
RRTC và chi phí lãi vay tăng.

37
d. Giải pháp:

Doanh nghiệp cần sớm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại những khu vực
tiềm năng, tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm ,tìm kiếm thêm nguồn khách
hàng tiềm năng, nhằm gia tăng lợi nhuận, thường xuyên thay đổi,mẫu mã đa dạng và
nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các chính sách bán hàng hợp lý để kích cầu
tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sớm tìm ra giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài, tìm kiếm và khai phá tại các thị trường nước ngoài mới để mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần kiểm tra, rà soát
lại khoản chi phí, xem xét khâu chi phí không cần thiết để có thể cắt giảm; đào tạo,
nâng cao tay nghề của 37 người lao động để sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đàm phán
giá cả hợp lý, áp dụng các chính sách chiết khấu hàng mua với số lượng lớn, cũng như
có kế hoạch tích trữ nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh làm gián đoạn, đứt gãy quá
trình sản xuất. Doanh nghiệp cũng cần xem xét lại các chính sách huy động vốn để hạn
chế sự gia tăng của chi phí lãi vay.

38
6. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp năm 2021-2022.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUY MÔ CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN MASAN NĂM 2021-2022

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
A. Các khoản phải thu 16.043.322 8.512.887 7.530.435 88,46
I. Các khoản phải thu ngắn hạn 13.929.560 6.634.409 7.295.151 109,96
Phải thu khách hàng 2.735.816 2.480.224 255.592 10,31
Trả trước cho người bán 1.227.666 851.052 376.614 44,25
Các khoản phải thu khác 10.007.179 883.690 9.123.489 1032,43
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -47.369 -33.369 -14.000 41,96
Tài sản thiếu chờ xử lý 6.268 - - -
II. Các khoản phải thu dài hạn 2.113.762 1.878.478 235.284 12,53
Phải thu dài hạn khác 2.032.612 1.797.328 235.284 13,09
B. Các khoản phải trả 104.706.076 83.756.819 20.949.257 25,01
I. Các khoản phải trả ngắn hạn 65.320.877 34.547.836 30.773.041 89,07
Phải trả người bán ngắn hạn 7.489.371 7.970.287 -480.916 -6,03
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 566.330 168.183 398.147 236,73
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 536.310 801.899 -265.589 -33,12
Phải trả người lao động 248.365 222.205 26.160 11,77
Chi phí phải trả ngắn hạn 4.184.351 4.996.691 -812.340 -16,26
Phải trả ngắn hạn khác 11.671.935 1.513.366 10.158.569 671,26
Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 15.691 14.532 1.159 7,98
Dự phòng phải trả ngắn hạn 9.997 19.101 -9.104 -47,66
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 31.148 35.845 -4.697 -13,10
II. Các khoản phải trả dài hạn 39.385.199 49.208.983 -9.823.784 -19,96
Phải trả dài hạn người bán 24.324 25.014 -690 -2,76
Phải trả dài hạn khác 752.378 227.575 524.803 230,61
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 3.541.671 3.215.395 326.276 10,15
Dự phòng phải trả dài hạn 4.641.201 6.369.081 -1.727.880 -27,13

39
TÌNH HÌNH CƠ CẤU, TRÌNH ĐỘ QUẢN TRỊ NỢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN MASAN NĂM 2021-2022

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)

1. Hệ số các khoản phải thu (lần) = Các khoản


0,1135 0,0675 0,046 68,15
phải thu/Tổng TS

Các khoản phải thu 16.043.322 8.512.887 7.530.435 88,46


Tổng tài sản 141.342.815 126.093.471 15.249.344 12,09

2. Hệ số các khoản phải trả (lần) = Các khoản


0,7408 0,6642 0,0766 11,53
phải trả/Tổng TS

Các khoản phải trả 104.706.076 83.756.819 20.949.257 25,01


3. Hệ số các khoản phải thu/Các khoản phải
0,1532 0,1016 0,0516 50,79
trả (lần)
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)

1. Hệ số thu hồi nợ (lần) = DTT/Các khoản


7,41 12,9519 -5,5419 -42,79
phải thu NHBQ

Doanh thu thuần 76.189.225 88.628.767 -12.439.542 -14,04


Các khoản phải thu NHBQ 10.281.984,50 6.842.925,50 3.439.059 50,26

2. Kỳ thu hồi nợ BQ (ngày) = 360/Hệ số thu


48,583 27,7951 20,7879 74,79
hồi nợ

3. Hệ số hoàn trả nợ (lần) = GVHB/Các khoản


1,1045 1,8119 -0,7074 -39,04
phải trả NHBQ

Các khoản phải trả NHBQ 49.934.356,50 36.697.749,50 13.236.607 36,07


Giá vốn hàng bán 55.154.201 66.493.966 -11.339.765 -17,05

4. Kỳ trả nợ BQ (ngày) = 360/Hệ số hoàn trả


325,9393 198,6865 127,2528 64,05
nợ

a. Phân tích khái quát:

40
Nhìn chung, ở thời điểm 31/12/2022 so với ở thời điểm 31/12/2021 quy mô các
khoản phải thu và phải trả của công ty đều tăng, hệ số các khoản phải thu tăng, hệ số
các khoản phải trả cũng tăng. Điều đó cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng và vốn đi
chiếm dụng đều tăng, mức độ bị chiếm dụng tăng và mức độ đi chiếm dụng tăng. Bên
cạnh đó, tình hình thu hồi nợ và hoàn trả nợ đều biến động theo xu hướng giảm đi. Tuy
nhiên hệ số các khoản phải trả ở cả 2 năm 2021 và 2022 đều < 1 cho thấy doanh
nghiệp đi chiếm dụng nhiều hơn. Tốc độ thu hồi nợ giảm nhẹ, tuy nhiên kì thu hồi nợ
bình quân lại tăng lên đáng kể và tốc độ hoàn trả nợ cũng giảm nhẹ. Cần phân tích chi
tiết để chỉ rõ nguyên nhân.
b. Phân tích chi tiết:
Về các khoản phải thu: Tổng các khoản phải thu ở thời điểm 31/12/2022 là
16.043.322 triệu đồng, ở thời điểm đầu kỳ là 8.512.887 triệu đồng đã tăng 7.530.435
triệu đồng (tỷ lệ tăng 88,46%). Mặt khác hệ số các khoản phải thu của công ty không
cao và có xu hướng tăng nhẹ, ở thời điểm 31/12/2021 là 0,0675 lần và ở thời điểm
31/12/2022 là 0,1135 lần đã tăng 0.046 lần với tỷ lệ tăng 68,15%. Như vậy trong 1
đồng tài sản của doanh nghiệp năm 2022, doanh nghiệp bị chiếm dụng 0,1135 đồng.
Nguyên nhân là do cả các khoản phải thu và tổng tài sản đều tăng so với năm 2021 tuy
nhiên tổng tài sản tăng nhiều hơn. Năm 2022 các khoản phải thu tăng 7.530.435 triệu
đồng so với năm 2021 tương ứng tỉ lệ tăng là 88,46%. Trong khi năm 2022 tổng tài
sản tăng 15.249.344 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,09%.
Các khoản phải thu ngắn hạn: ở thời điểm 31/12/2021 là 6.634.409 triệu đồng,
ở thời điểm 31/12/2022 là 13.929.560 triệu đồng, tăng 7.295.151 triệu đồng, tỷ lệ tăng
109,96%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do phải thu ngắn hạn của khách hàng
tăng (tăng 255.592 triệu đồng), trả trước cho người bán năm 2022 tăng 376.614 triệu
đồng, đặc biệt mức tăng cao nhất là do các khoản phải thu khác năm 2022 tăng
9.123.489 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng với tỷ lệ tăng 1032,43%. Sự tăng đột
biến về các khoản phải thu khác này là do chính sách bao thanh toán của doanh
nghiệp, doanh nghiệp Masan là đơn vị bán hàng tiêu dùng, sẽ có các khoản phải thu về
bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra như mất mát, hư hỏng hàng hóa,...đã
được xử lý bắt bồi thường. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của công ty cũng cho
ghi rõ khái niệm bao thanh toán để chúng ta hiểu rõ về sự tăng đột biến các khoản phải
thu khác. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách thương mại nới
41
lỏng với khách hàng. Tình hình đó sẽ giúp công ty thu hút khách hàng mua nhiều hơn,
gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ cũng như nâng cao doanh thu cho công ty. Mặt khác
công ty cần có chính sách thu hồi nợ hợp lý, chính sách tín dụng cho từng đối tượng
khách hàng một cách linh hoạt, phù hợp.
Các khoản phải thu dài hạn: cuối năm so với đầu năm tăng 235.284 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 12,53%, nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng các khoản phải thu dài
hạn khác.
Hệ số các khoản phải thu: cuối năm và đầu năm lần lượt là: 0,1135 lần và
0,0675 lần cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn không cao. Cuối năm so với đầu năm
tăng 0,046 lần với tỷ lệ tăng 68,15% chứng tỏ áp lực cho việc huy động vốn của doanh
nghiệp tăng lên, nguy cơ thất thoát vốn tăng lên.
Hệ số thu hồi nợ giảm 5,5419 lần với tỷ lệ giảm 42,79% tương ứng kỳ thu hồi
nợ bình quân tăng 20,7879 ngày với tỷ lệ tăng 74,79% tức là doanh nghiệp đã bị giảm
tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và tăng số ngày thu hồi nợ.
Kỳ thu hồi nợ bình quân năm 2022 là 48,583 ngày tức là trong năm 2022, bình
quân các khoản phải thu quay được 48,583 vòng. Như vậy chính sách thu hồi nợ của
doanh nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
Doanh nghiệp cần quản trị lại chính sách tín dụng để thu hồi nợ đúng hạn, giúp tiết
kiệm được chính sách sử dụng vốn.
Về các khoản phải trả: Công nợ phải trả ở thời điểm 31/12/2021 là 83.756.819
triệu đồng. Ở thời điểm 31/12/2022 là 104.706.076 triệu đồng. Ở thời điểm 31/12/2021
so với ở thời điểm 31/12/2022 công nợ phải trả tăng 20.949.257 triệu đồng, tỷ lệ tăng
25,01% là do các khoản phải trả ngắn hạn và các khoản phải trả dài hạn đều tăng lên.
Trong đó:
Phải trả người bán ngắn hạn: giảm 480.916 triệu đồng (tương ứng giảm
6,03%) so với năm 2021. Điều này có thể thấy việc doanh nghiệp đi chiếm dụng được
nguồn vốn với chi phí thấp đang giảm đi, đây cũng là khoản vay dựa vào tín chấp,
không cần tài sản đảm bảo, đồng thời việc thương lượng với nhà cung cấp trong
trường hợp cần giãn nợ hay trả chậm cũng dễ dàng hơn, do đó doanh nghiệp nên tận
dụng gia tăng các khoản phải trả người bán ngắn hạn.
Phải trả ngắn hạn khác: tăng mạnh 10.158.569 triệu đồng (tương ứng tăng
671,26%). Điều này nói lên doanh nghiệp có thêm nhiều khoản nợ ngắn hạn trong kỳ
42
do mở rộng thêm quy mô kinh doanh dùng thêm tiền từ các ngân hàng, cổ tức và lãi
phải trả; tiền đáo hạn trái phiếu phải trả; tiền gửi tiêu dùng để mở rộng các cửa hàng,
chi nhánh.
Phải trả người lao động: tăng 26.160 triệu đồng (tương ứng tăng 11,77%) so
với thời điểm cuối năm 2021 mức tăng này cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện tiền
lương, chế độ cho người lao động, hiệu suất làm việc của người lao động cải thiện
giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Như vậy, công ty đang tăng huy động vốn tín dụng thương mại, tăng nhu cầu tài
trợ, và sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên công ty cũng phải đối mặt với
nghĩa vụ trả nợ, phải có kế hoạch trả nợ và kế hoạch thu hồi nợ hợp lý, hiệu quả.
Hệ số hoàn trả nợ năm 2022 là 1,1045 lần , giảm 0,7074 lần so với năm 2021,
làm cho kỳ trả nợ bình quân năm 2022 tăng 127,2528 ngày tương ứng với tỉ lệ tăng
64,05% so với năm 2021. Như vậy, tốc độ luân chuyển các khoản phải trả năm 2022
đã giảm đi so với năm 2021.
Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả đầu kỳ và cuối kỳ lần lượt
là 0,1016 và 0,1532 lần và đều < 1 cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng của DN nhỏ
hơn quy mô vốn đi chiếm dụng, hệ số này tăng cho thấy quy mô vốn đi chiếm dụng
đang tăng nhanh hơn. Quy mô vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn vốn đi chiếm dụng, đây là
điều tốt đối với công ty, công tác quản trị thu hồi nợ của doanh nghiệp đang đạt hiệu
quả tốt và đảm bảo được nhu cầu vốn lưu động trong kỳ. Tuy nhiên điều này cũng có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình công nợ của doanh nghiệp.
c. Kết luận:
Tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan có nguy cơ gia tăng
rủi ro công nợ khi quy mô vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng đều có xu hướng tăng
lên, đồng thời có sự gia tăng của hai chỉ tiêu là hệ số các khoản phải thu và hệ số các
khoản phải trả. Bên cạnh đó, tình hình thu hồi nợ và hoàn trả nợ biến động theo xu
hướng nhanh hơn. Doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách tín dụng thương mại đối
với bên mua và bên bán từ đó có các chiến lược thu hồi nợ và trả nợ hợp lý.
d. Giải pháp:
Công ty cần có các biện pháp thu hồi nợ thanh toán nợ hợp lý để doanh nghiệp
không bị mất uy tín hay gián đoạn sản xuất kinh doanh. Mức độ bị chiếm dụng vốn
cao, tăng lên, thời gian bị chiếm dụng vốn dài và tăng, công ty cần có biện pháp quản
43
trị tốt các khoản phải thu như: Đôn đốc khách hàng trả nợ trước hạn, lựa chọn khách
hàng cho hưởng Tín dụng thương mại, cân nhắc việc tiếp tục mở rộng chính sách Tín
dụng thương mại, Để giảm áp lực huy động vốn tài trợ cho các khoản phải thu. Xây
dựng chính sách thu hồi cũng như hoàn trả nợ hiệu quả để tránh xảy ra tình trạng nợ
xấu, nợ quá hạn.

44
7. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2021-2022
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN NĂM 2021-2022
ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. HS KNTT tổng quát = TTS/NPT
1,3499 1,5055 -0,1556 -10,34
Tổng tài sản 141.342.815 126.093.471 15.249.344 12,09
Nợ phải trả 104.706.076 83.756.819 20.949.257 25,01
2. HS KNTT ngắn hạn = TSNH/Nợ NH
0,7299 1,2629 -0,533 -42,20
TSNH 47.674.624 43.630.176 4.044.448 9,27
Nợ ngắn hạn 65.320.877 34.547.836 30.773.041 89,07
3. HS KNTT nhanh = Tiền và CKTĐT/Nợ NH
0,2121 0,6456 -0,4335 -67,15
Tiền và các khoản tương đương tiền
13.853.100 22.304.822 -8.451.722 -37,89

4. HS KNTT lãi vay = EBIT/CP lãi vay


2,0618 3,4604 -1,3986 -40,42
EBIT = LNTT + CP lãi vay 9.994.852 16.158.210 -6.163.358 -38,14
CP lãi vay 4.847.702 4.669.426 178.276 3,82
5. HS KN chi trả nợ NH = LCTTHĐKD/Nợ NH bq
-0,076 0,031 -0,107 -345,16

LCTTHĐKD -3.788.852 1.143.913 -4.932.765 -431,22


Nợ NH bq 49.934.357 36.711.250 13.223.107 36,02

a. Phân tích khái quát:


Dựa vào bảng phân tích ta thấy, khả năng thanh toán năm 2022 thấp hơn so với
năm 2021. So với số liệu của một số các DN khác trong ngành, Masan có hệ số KNTT
tổng quát và hệ số KNTT lãi vay nhỏ hơn, tuy nhiên về cơ bản mang tính ổn định hơn.
Nguyên nhân là do các hệ số khả năng thanh toán đều giảm, trong đó hệ số khả năng
thanh toán lãi vay giảm nhiều nhất, giảm gần 40 lần so với năm 2021.
b. Phân tích chi tiết:

45
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối kỳ là 1,3499 lần, giảm 0,1556 lần,
tương ứng với giảm 10,34 % so với đầu kỳ. Hệ số khả năng thanh toán đầu kỳ là 1,5055
lần cho biết tổng tài sản có thể thanh toán 1,5055 lần nợ phải trả.
Cả đầu kỳ và cuối kỳ hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều > 1 cho thấy chính
sách huy động vốn của công ty thiên về huy động vốn chủ. Mức độ độc lập tự chủ về
tài chính tăng nhưng phải chia sẻ quyền kiểm soát, rủi ro thanh toán giảm đi.
Hệ số KNTT tổng quát giảm đi là do nợ phải trả tăng nhanh hơn tổng tài sản, cụ
thể tổng tài sản tăng 12,09% và nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng mạnh (tăng
25,01%). Cho thấy trong giai đoạn này, Masan có thể đang thiên về sử dụng đòn bẩy
tài chính nhiều hơn, tăng cường huy động vốn bằng huy động nợ và vẫn phải đảm bảo
được rủi ro trong thanh toán tổng quát. Tuy nhiên không chỉ dựa vào chỉ tiêu này để
đánh giá KNTT của doanh nghiệp vì có những tài sản rất có khả năng chuyển đổi
thành tiền trong tổng tài sản cũng như những khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu
dài.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cuối kỳ bằng 0,7299 lần , giảm 0,533 lần,
cho biết tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể thanh toán 0,7299 lần nợ ngắn hạn.
Cho thấy KNTT ngắn hạn của doanh nghiệp giảm nhẹ, làm tăng rủi ro trong thanh toán.
Hệ số KNTT ngắn hạn của DN giảm đi là do tài sản ngắn hạn tăng 9,27% trong khi nợ
ngắn hạn tăng mạnh 30.773.041 triệu đồng với tỷ lệ tăng 89,07%, tỷ lệ tăng của TSNH
nhỏ hơn tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số KNTT ngắn hạn cuối năm 2022 doanh
nghiệp vẫn giữ ở mức dưới 1.00 (0,7299) cho thấy doanh nghiệp chưa chuẩn bị đủ tài
sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn. Từ đó ta thấy, trong năm 2022, DN
có thể không ưu tiên, hoặc khó cải thiện chính sách tài trợ đảm bảo nguyên tắc cân bằng
tài chính, an toàn và hạn chế tối thiểu rủi ro, điều này có thể dẫn tới giảm uy tín của DN
trên thị trường. Trong khi đầu kỳ, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn > 1 cho thấy tài
sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn. Như vậy cuối năm 2022, chính sách tài trợ không
đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, rủi ro thanh toán ngắn hạn tăng lên, giảm
uy tín cho doanh nghiệp đồng thời chi phí sử dụng vốn cũng giảm đi.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối kỳ bằng 0,2121 lần, giảm 0,4335 lần
tương ứng với tỷ lệ giảm 67,15 % so với đầu kỳ. Hệ số này cho ta biết tiền và các khoản
tương đương tiền cuối năm 2022 có thể thanh toán được 0,2121 lần các khoản nợ ngắn
hạn. Như vậy mức dự trữ tiền phục vụ nhu cầu thanh toán đang giảm đi, chính sách tiền
46
mặt chưa được hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong tương lai của doanh
nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2022 là 2,0618 lần, giảm 1,3986 lần so
với năm 2021, tương ứng với tỷ lệ giảm là 40,42%. Hệ số này cho biết trong 1 đồng lãi
vay phải trả của doanh nghiệp, doanh nghiệp được đảm bảo 2,0618 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay. Cả 2 năm hệ số này đều > 1 cho thấy doanh nghiệp kinh doanh
đang có lãi, doanh nghiệp sẽ có khả năng tài chính cao đảm bảo thanh toán nợ phải trả.
Nguyên nhân hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm là do lợi nhuận trước thuế và lãi
vay năm 2022 giảm 6.163.358 triệu đồng so với năm 2021, trong khi đó lãi vay phải trả
tăng chỉ 178.276 triệu đồng ,tương ứng với tỷ lệ tăng 3,82%.
Hệ số KNTT lãi vay ở năm 2022 và 2021 > 1 cho thấy doanh nghiệp có đủ khả
năng chi trả lãi vay, giữ uy tín tín dụng. Hệ số này càng cao, càng tạo ấn tượng tốt với
các chủ nợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi cần huy động vốn. Điều này có thể do
Masan áp dụng chính sách tăng cường huy động nợ làm gia tăng chi phí lãi vay, đồng
nghĩa chấp nhận rủi ro trong thanh toán lãi vay cao hơn, thay vì huy động vốn bằng huy
động vốn chủ.
Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn năm 2022 là -0,076 lần, giảm 0,107 lần so
với năm 2021, tương ứng với tỷ lệ giảm là 345,16%. Hệ số này năm 2021 lớn hơn 0, tuy
nhiên năm 2022 lại nhỏ hơn 0, cho thấy khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp giảm đi.
Do đó doanh nghiệp cần xem xét lại các chính sách quản trị vốn, hợp đồng với nhà cung
cấp để tránh việc trả nợ quá hạn trong tương lai.

c. Kết luận:
Các hệ số khả năng thanh toán của DN có xu hướng giảm, phần lớn đều nhỏ hơn
so với một số DN trong ngành khác, chứng tỏ rủi ro trong thanh toán của DN tăng, tuy
nhiên nhìn chung, đã giữ đảm bảo được khả năng thanh toán. Trọng điểm quản lý của
DN là công tác quản trị dòng tiền, tăng cường huy động nợ tiềm ẩn nguy cơ trong
thanh toán. Để thực hiện tốt khả năng thanh toán DN cần xây dựng kế hoạch dòng tiền
hợp lý và xem xét cân đối trong công tác quản trị dòng tiền, cần xây dựng chính sách
huy động vốn hợp lý gắn với quản trị rủi ro liên quan đến nợ ngắn hạn của DN (như có
chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, vừa giúp làm tăng khả năng sinh lời

47
nhưng không làm tăng rủi ro thanh toán, lập định mức tiền và cân đối thu-chi hợp
lý…)

48
8. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của DN:
8.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%)


1. HSkd = LCT/ Skd 0,5911 0,7934 -0,2022 -25,49%
LCT = DT thuần + DTTC + TNK 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,60%
Skd = (Tổng TSck + Tổng TSđk)/2 133.718.14 120.915.017 12.803.127 10,59%
3
2. Hđ = Slđ/Skd 0,3414 0,3035 0,0379 12,50%
Slđ = (Tổng TSNHđk + Tổng TSNHck)/2 45.652.400 36.695.431 8.956.970 24,41%
3.SVlđ = LCT/Slđ 1,7314 2,6142 -0,8828 -33,77%
4. Mức độ ảnh hưởng của Hđ đến HSkđ ΔHSkđ (Hđ) = (Hd1 – Hd0) * Svld0 = 0,0991
5. Mức độ ảnh hưởng của SVlđ đến HSkđ ΔHSkđ (SVlđ) = Hd1*(SVld1- Svld0) = -0,3014
Tổng hợp: ΔHSkđ (Hđ) + ΔHSkđ (SVlđ) = -0,2022

a. Phân tích khái quát:

Qua bảng số liệu, ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2022 là
0,5911 lần, có ý nghĩa bình quân 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào quá trình sản xuất
kinh doanh tạo ra được 0,5911 đồng luân chuyển thuần. Hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh năm 2021 là 0,7934 lần, có ý nghĩa bình quân 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào
quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,7934 đồng luân chuyển thuần. Hiệu suất
sử dụng vốn kinh doanh năm 2022 nhỏ hơn hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm
2021 là 0,2022 lần, tương đương giảm 25,49% và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
của Masan nhỏ hơn hiệu suất sử dụng vốn của đối thủ là công ty Nestle (0.6910 lần)
cho thấy hiệu quả khai thác và sử dụng các loại tài sản của doanh nghiệp chưa cao,
điều này có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nguyên
nhân dẫn tới sự thay đổi của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là do luân chuyển thuần
của doanh nghiệp trong năm giảm 16.885.000 triệu đồng, tương đương giảm 17,6%,
ngoài ra, tốc độ giảm của luân chuyển thuần (17,6%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh
doanh bình quân (10,59%), điều này ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh. Chỉ tiêu luân chuyển thuần giảm xuống cho thấy tốc độ luân chuyển vốn
kinh doanh giảm, có thể công tác tổ chức, quản lý sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu
quả trong năm 2022.

49
b. Phân tích chi tiết:

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty Masan trong năm 2022 có sự
thay đổi như vậy là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn và số vòng
quay vốn lưu động.

Hệ số đầu tư ngắn hạn:

Chiều hướng: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì Hđ có mối
quan hệ cùng chiều với HSkd. Cụ thể, khi hệ số đầu tư ngắn hạn thay đổi từ 0,3035 lần
lên 0,3414 lần, tăng 0,0379 lần, tương đương tăng 12,50% làm cho hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh tăng 0,0991 lần.

Nguyên nhân: Nguyên nhân Hđ có sự thay đổi như vậy là do cơ cấu đầu tư vốn
của doanh nghiệp đang có sự thay đổi. Tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân là
10,59% nhỏ hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân là 24,41%. Chứng tỏ
trong năm 2022, Doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào vốn lưu động, giảm tỷ trọng
đầu tư vào vốn cố định. Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan và
vừa mang tính chủ quan. Cụ thể, vốn lưu động tăng xuất phát từ sự gia tăng của các
khoản Hàng tồn kho (tăng 973.714 triệu đồng với tỷ lệ 7,69%) và các khoản đầu tư
ngắn hạn tăng (tăng 3.439.059 triệu đồng với tỷ lệ 50,26%). Dòng tiền chi chủ yếu là
do các thương vụ mua lại các công ty con và công ty liên kết và tăng sở hữu tại các
công ty con, chi trả chi phí lãi vay, chi phí đầu tư, trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
không kiểm soát tại các công ty con. Dòng tiền thu được chủ yếu đến từ hoạt động đi
vay, phát hành trái phiếu và các hoạt động tài chính khác. Trong năm 2022, doanh
nghiệp cũng mở rộng chính sách tín dụng thương mại làm cho phải thu khách hàng
tăng dẫn tới phải thu ngắn hạn tăng. Trong năm 2022, phải thu ngắn hạn tăng mạnh
chủ yếu là do chính sách đầu tư của doanh nghiệp, cụ thể là khoản đặt cọc cho các bên
thứ ba để đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hàng tồn kho tăng là do giá
nguyên liệu đầu vào tăng cao như thịt gà, gia vị… trong bối cảnh lạm phát cao năm
2022 buộc các doanh nghiệp phải gia tăng dự trữ nguyên vật liệu để tránh biến động
tăng giá, điều này làm tăng hàng tồn kho. Hệ số đầu tư ngắn hạn tăng 0,0379 lần
(12,50%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0,0991 lần chứng tỏ chính
sách đầu tư vào TSNH của công ty có hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần xem

50
xét kỹ chính sách đầu tư để có thể thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý
tương ứng với đặc thù ngành nghề kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh vĩ mô
của nền kinh tế.

Số vòng luân chuyển vốn lưu động:

Chiều hướng: SVlđ có mối quan hệ cùng chiều với HSkd. Trong điều kiện các
nhân tố khác không thay đổi thì, SVlđ giảm 0,8828 lần làm cho hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh giảm 0,3014 lần.

Nguyên nhân: Do tổng luân chuyển thuần giảm 16.885.000 triệu đồng tương
đương giảm 17,60% trong khi Tài sản lưu động lại giảm 8.956.970 triệu đồng, tương
đương giảm 24,41% cho thấy doanh nghiệp sử dụng và quản lí vốn lưu động chưa thực
sự hiệu quả. SVld giảm chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ được chậm và chu kỳ vòng
quay vốn của doanh nghiệp tăng lên. Năm 2022, SVld của Masan (1,7314 lần) nhỏ
hơn so với công ty đối thủ là Nestle (2,5506 lần) chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
công ty đang kém phát triển hơn so với công ty đối thủ và mặt bằng chung của ngành,
công ty chưa xử lý tốt các hoạt động quản lý HTK, xử lý công nợ và bán hàng dẫn tới
doanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro về vốn và rủi ro thanh toán.

i. Về khách quan, do môi trường kinh doanh thay đổi dẫn tới giảm cầu, bao
gồm hàng tồn kho, phải thu khách hàng làm giảm doanh thu dẫn tới giảm luân
chuyển thuần. Cụ thể, trong năm 2022, nhu cầu tiêu dùng suy yếu do mức
tăng đột biến trong năm 2021, chủ yếu vì COVID-19 dẫn đến việc người tiêu
dùng tích trữ hàng và chợ bán đồ tươi sống phải đóng cửa vào năm 2021 và
tâm lý thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng năm 2022.
ii. Về nguyên nhân chủ quan, có thể do doanh nghiệp áp dụng thử nghiệm các
mô hình và quy trình sản xuất và kinh doanh mới như thử nghiệm mô hình
kiosk,... Tuy nhiên quá trình thử nghiệm này không đáp ứng được kì vọng nên
số vòng luân chuyển vốn giảm, làm tăng thời gian luân chuyển vốn. Điều này
dẫn đến việc sử dụng vốn một cách kém hiệu quả hơn và giảm hiệu suất sử
dụng vốn. Doanh thu tài chính của doanh nghiệp giảm mạnh vào 2022 chủ
yếu đến từ việc doanh thu tài chính năm 2021 tăng mạnh do ghi nhận lãi một
lần từ việc ngừng hoạt động mảng thức ăn chăn nuôi. Nhìn chung, nhân tố hệ

51
số đầu tư ngắn hạn tăng còn số vòng luân chuyển VLĐ giảm, công ty tăng
đầu tư vào vốn lưu động nhưng hiệu suất sử dụng vốn lưu động chưa cao làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cho thấy công tác tổ chức quản lý và
sử dụng vốn lưu động của công ty Masan chưa hợp lý so với các công ty khác
trong ngành.
c. Đánh giá:

Qua phân tích, ta có thể thấy hệ số đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp tăng và số
vòng luân chuyển vốn lưu động giảm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh giảm đi 0,2022 lần, điều này có thể cho thấy chiến lược của doanh
nghiệp là chưa hợp lý.

d. Kết luận:

Qua phân tích, hiệu suất sử dụng vốn năm 2022 giảm đi 0,2022 lần so với năm
2021. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nhu cầu tiêu dùng suy yếu do mức tăng đột
biến trong năm 2021, chủ yếu vì COVID-19 dẫn đến việc người tiêu dùng tích trữ
hàng năm 2021 và chợ bán đồ tươi sống phải đóng cửa và tâm lý thắt chặt chi tiêu của
người tiêu dùng năm 2022. DN cần phát huy công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn
kinh doanh hiệu quả hơn để có thể tăng hiệu suất trong những năm tiếp theo. Nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là SVld, trọng điểm
quản lí của công ty là công tác tổ chức quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp như các
khoản mục tiền và tương đương tiền, phải thu khách hàng, hàng tồn kho để làm giảm
thiểu những tiêu cực và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

e. Biện pháp:

Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn: Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đầu tư
phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp. Cụ thể là mở rộng số lượng cửa hàng, mở rộng các hình thức kinh doanh mới
trên toàn quốc dựa trên đầu tư từ các nhà cung cấp để đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng
dựa trên dịch vụ hấp dẫn và tăng cường phân loại sản phẩm, tập trung vào mảng kinh
doanh thực phẩm tiện lợi, đồ uống, chăm sóc cá nhân và gia đình và tăng tỷ lệ thâm
nhập vào các khu vực địa lý còn ít hoạt động.

52
Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động: Doanh nghiệp cần có công tác quản
trị tiêu thụ sản phẩm, chiến lược marketing hiệu quả để thu về tổng luân chuyển thuần
cao hơn và áp dụng các biện pháp quản trị tiền, hàng tồn kho, công nợ phải thu để sử
dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả hơn. Cụ thể là công ty cần đặt ra cần cải thiện
về công tác quản trị tiền, đưa ra chiến lược quản trị hàng tồn kho tốt, chuẩn bị tốt
phương pháp dự báo nhu cầu hàng tồn kho để duy trì hàng tồn kho hợp lí trong kì từ
đó tiết kiệm được vốn lưu động, đồng thời tăng cường thu hồi nợ từ phía khách hàng
nhằm tránh rủi ro nợ xấu không thu hồi được.

8.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Số vòng luân chuyển vốn lưu động


SVlđ= LCT/Slđ 1,7314 2,6142 -0,8828 -33,77%
LCT = DT thuần + DTTC + TNK 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,60%

Slđ 45.652.400 36.695.431 8.956.970 24,41%

2. Kỳ luân chuyển VLĐ: Klđ = SN/SVlđ 210,8069 139,6216 71,1853 50,98%


lct=LCT/SN 216.560 262.821 -46.260 -17,60%
3. Mức độ ảnh hưởng của Slđ đến SVlđ ΔSVlđ (Slđ) = -0,5129
Mức độ ảnh hưởng của Slđ đến Klđ ΔKlđ (Slđ) = 34,0802
4. Mức độ ảnh hưởng của LCT đến SVlđ ΔSVlđ (LCT) = -0,3699
Mức độ ảnh hưởng của LCT đến Klđ ΔKlđ (LCT) = 37,1051
ΔSVlđ (Slđ) + ΔSVlđ (LCT) = ΔSVlđ = -0,8828
5. Tổng hợp
ΔKlđ (Slđ) + ΔKlđ (LCT) = ΔKlđ = 71,1853
6. Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí ST (+,-) = Lct1 * ΔKlđ = 15.415.904

a. Phân tích khái quát:


Qua bảng số liệu trên, ta thấy SVlđ năm 2022 là 1,7314 lần có ý nghĩa bình quân
trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, VLD luân chuyển được 1,7314
lần; SVlđ năm 2021 là 2,6142 lần có ý nghĩa bình quân trong chu kỳ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, VLD luân chuyển được 2,6142 lần. Klđ năm 2022 là
210,8069 ngày có ý nghĩa bình quân trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, 1 vòng quay VLD mất 210,8069 ngày. Klđ năm 2021 là 139,6216 ngày có ý
nghĩa bình quân trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1 vòng quay
VLD mất 139,6216 ngày. SVlđ giảm là do LCT giảm (17,60%) còn VLĐ tăng

53
(24,41%). Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2022 giảm 0,8828 lần tương ứng
giảm 33,77% so với năm 2021, Kld năm 2022 tăng 71,1853 ngày, tương đương tăng
50,98% chứng tỏ tốc độ lưu chuyển vốn lưu động trong năm 2022 giảm so với 2021
nên doanh nghiệp lãng phí một lượng vốn lưu động là 15.415.904 triệu đồng. Điều đấy
chứng tỏ có thể công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả hơn nên vòng
quay vốn của doanh nghiệp dài hơn, giảm hiệu suất sử dụng vốn. Ngoài ra, trong năm
2022, SVld của Masan là 1,7314 lần nhỏ hơn so với đối thủ là, công ty Nestle (2,5506
lần), chứng tỏ công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn so
với mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Như vậy, hiệu suất
sử dụng vốn lưu động của công ty giảm và công ty cần gia tăng, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn để có thể gia tăng khả năng sinh lời.
b. Phân tích chi tiết:

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty Masan trong năm 2022 có sự
thay đổi như vậy là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Số dư bình quân vốn lưu động và
Tổng luân chuyển thuần.

Số dư bình quân vốn lưu động:

Chiều hướng: Số dư bình quân vốn lưu động có mối quan hệ ngược chiều với
tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,
trong năm 2022 VLĐ bình quân là 45.652.400 triệu đồng, tăng so với năm 2021 là
8.956.970 triệu đồng làm cho số vòng quay VLĐ giảm 0,5129 vòng và làm cho kỳ
luân chuyển VLĐ tăng 34,0802 ngày.

Nguyên nhân: VLĐ bình quân tăng có thể xuất phát từ cả nguyên nhân chủ
quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan: vốn lưu động tăng xuất phát
từ sự gia tăng của các khoản Hàng tồn kho (tăng 973.714 triệu đồng với tỷ lệ 7,69%)
chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm và các khoản đầu tư ngắn hạn tăng (tăng
3.439.059 triệu đồng với tỷ lệ 50,26%). Dòng tiền chi chủ yếu là do các thương vụ
mua lại các công ty con và công ty liên kết và tăng sở hữu tại các công ty con, chi trả
chi phí lãi vay, chi phí đầu, trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông không kiểm soát tại
các công ty con. Dòng tiền thu được chủ yếu đến từ hoạt động đi vay, phát hành trái
phiếu và các hoạt động tài chính khác. Do trong năm 2022, công ty đã mua lại các

54
công ty con và công ty liên kết nhằm nắm giữ quyền sở hữu và mở rộng thị trường tiêu
thụ và tăng cường dự trữ NVL do dự đoán giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên trước tình
hình lạm phát kinh tế cao năm 2022, DN có chính sách tín dụng thương mại mở rộng
dẫn đến phải thu khách hàng tăng lên (tăng 255.592 triệu đồng, tương đương tăng
10,30%), sự thay đổi về chính sách đầu tư, cụ thể là ưu tiên dự trữ HTK để phục vụ
cho mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, các khoản phải thu khác tăng cao so với 2021, tăng
9.123.489 triệu đồng, tương đương 1032,43% nguyên nhân chủ yếu do chính sách đầu
tư của công ty có sự thay đổi, công ty sử dụng khoản kí quỹ ngắn hạn đặt cọc cho bên
thứ ba để đầu tư. Nguyên nhân khác có thể xuất phát từ trình độ quản lý và sử dụng
vốn lưu động của công ty, VLĐ được sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Về nguyên nhân
khách quan, trong năm 2022, nhu cầu thị trường suy giảm làm ứ đọng hàng tồn kho,
tình hình kinh tế khó khăn dẫn tới một lượng khách hàng không trả được nợ đúng hạn.

Tổng luân chuyển thuần:

Chiều hướng: Tổng luân chuyển thuần có mối quan hệ cùng chiều với số vòng
luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, trong
năm 2022 tổng luân chuyển thuần là 79.044.495 triệu đồng, giảm so với năm 2021 là
16.885.000 triệu đồng, tương đương giảm 17,60% làm cho số vòng quay VLĐ giảm
0,3699 vòng và làm cho kỳ luân chuyển VLĐ tăng 37,1051 ngày.

Nguyên nhân: Luân chuyển thuần chủ yếu giảm xuất phát từ sự giảm của doanh
thu hoạt động tài chính, cụ thể giảm 4.224.015 triệu đồng, tương đương giảm 62,12%.
Luân chuyển thuần giảm có thể là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về
nguyên nhân khách quan: Doanh nghiệp thay đổi các chính sách đầu tư, giảm luân
chuyển thuần là do chi phí vốn và mua cổ phần của Phúc Long (chuỗi đồ uống trà, cà
phê), Nyobolt (công ty chế tạo pin ứng dụng Vonfram). Thêm vào đó, năm 2022, môi
trường kinh doanh trở nên khó khăn do lạm phát cao hơn, chính sách tiền tệ thắt chặt,
phát hành trái phiếu doanh nghiệp chậm lại và tổng cầu trên toàn thế giới suy yếu đã
ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của Việt Nam nên doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của doanh nghiệp giảm mạnh, cụ thể do mức tăng đột biến trong năm 2021,
chủ yếu vì hiệu ứng cơ sở cao từ sự gia tăng bất thường do việc người tiêu dùng tích
trữ hàng và tâm lý thắt chặt chi tiêu trong năm 2022. Sự sụt giảm doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ chủ yếu là do ngành hàng thực phẩm tiện lợi giảm 11,4% và gia vị
55
giảm 8,7%, những mặt hàng được tích trữ nhiều nhất trong giai đoạn COVID-19 trong
năm 2021. Về nguyên nhân chủ quan, LCT giảm mạnh vào 2022 chủ yếu do trong
năm 2021 doanh thu tài chính của Masan tăng cao với sự chuyển nhượng mảng thức
ăn chăn nuôi, ghi nhận vào quý cuối năm. Tổng luân chuyển thuần năm 2022 giảm
16.885.000 triệu đồng, tương đương giảm 17,60% trong khi VLĐ tăng là 24,41%
tương ứng với 8.956.970 triệu đồng cho thấy công tác tổ chức quản lý và sử dụng
VLĐ của công ty chưa hiệu quả.

Đánh giá: Qua phân tích, ta thấy vốn lưu động bình quân tăng trong khi luân
chuyển thuần lại giảm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động
giảm cho thấy công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa
thực sự hiệu quả và hợp lý.

c. Kết luận:

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp giảm, nguyên nhân chủ yếu
đến từ tổng luân chuyển thuần với tốc độ giảm 17.60% so với năm trước. Do đó trọng
điểm quản lí của công ty là cần sử dụng các biện pháp tổng hợp để tận dụng, khai thác
năng lực sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu thuần bán hàng từ đó tăng luân
chuyển thuần.

d. Biện pháp:

Để sử dụng VLĐ tiết kiệm và hiệu quả công ty cần cải thiện công tác quản trị
tiền đảm bảo thu chi hợp lý, về công tác quản trị hàng tồn kho, công ty cần đặt ra chiến
lược quản trị hàng tồn kho tốt, chuẩn bị tốt phương pháp dự báo nhu cầu hàng tồn kho
để duy trì hàng tồn kho hợp lí trong kì từ đó tiết kiệm được vốn lưu động. Đồng thời,
công ty cần tăng cường thu hồi nợ nhằm cải thiện công tác quản trị các khoản phải thu.
Bên cạnh đó, công ty cần sử dụng các biện pháp tổng hợp để tận dụng, khai thác năng
lực sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu thuần bán hàng từ đó tăng luân
chuyển thuần. Trong thời gian tới để tiếp tục đẩy mạnh tốc độ luận chuyển VLĐ, DN
có thể áp dụng các biện pháp sau: Tăng cường đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ,
máy móc thiết bị để gia tăng tốc độ của quá tình sản xuất sản phẩm; áp dụng hợp lý các
chính sách bán hàng như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi (về marketing) để thu hút
khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể là nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới, đặt ra
56
chiến lược cao cấp hóa ngành hàng thực phẩm có thương hiệu của Masan, đồng thời
mở rộng quy mô danh mục đồ uống và hàng chăm sóc cá nhân và gia đình. Về chuỗi
bán lẻ, mở rộng mạng lưới siêu thị mini và tái định vị mô hình siêu thị. Công ty có thể
tăng trưởng trong mảng kinh doanh thịt tích hợp có thương hiệu thông qua tăng cường
tính sẵn có của hàng hóa, mở rộng danh mục sản phẩm thịt chế biến và cải thiện mảng
kinh doanh vật liệu chất lượng cao. Thêm vào đó năm 2023 công ty cần xem xét lại
chính sách đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế cũng như đặc thù ngành nghề kinh
doanh của công ty.

8.3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%)


1. Số vòng quay hàng tồn kho:
SVtk = GV/Stk 4,0467 5,2541 -1,2074 -22,98%
GV (Giá vốn hàng bán) 55.154.201 66.493.966 -11.339.765 -17,05%
Stk (Trị giá hàng tồn kho bình quân) 13.629.368 12.655.654 973.714 7,69%
2. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
Ktk = SN/SVtk 90,1966 69,4697 20,7269 29,84%
gv = GV/SN 151.107 182.175 -31.068 -17,05%
3. Mức độ ảnh hưởng của Stk đến SVtk ΔSVtk (Stk) = GV0/Stk1 – SVtk0 = -0,3754
Mức độ ảnh hưởng của Stk đến Ktk ΔKtk (Stk) = Stk1/gv0 - Ktk0 = 5,3449
4. Mức độ ảnh hưởng của GV đến SVtk ΔSVtk (GV) = SVtk1 - GV0/Stk1 = -0,8320
Mức độ ảnh hưởng của GV đến Ktk ΔKtk (GV) = Ktk1 - Stk1/gv0 = 15,3820

5. Tổng hợp ΔSVtk (Stk) + ΔSVtk (GV) = ΔSVtk = -1,2074


ΔKtk (Stk) + ΔKtk (GV) = ΔKtk = 20,7269
6. Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí ST (+,-) = gv1 * ΔKtk = 3.131.987

a. Phân tích khái quát:


Qua bảng số liệu trên, ta thấy SVtk năm 2022 là 4,0467 lần có ý nghĩa trong
năm 2022, hàng tồn kho quay được 4,0467 vòng; SVtk năm 2021 là 5,2541 lần có ý
nghĩa trong năm 2021, hàng tồn kho quay được 5,2541 vòng. Ktk năm 2022 là 90,1966
ngày có ý nghĩa trong năm 2022, hàng tồn kho bình quân quay 90,1966 ngày. Ktk năm
2021 là 69,4697 ngày có ý nghĩa trong năm 2021, hàng tồn kho bình quân quay
69,4697 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho giảm, kỳ hạn hàng tồn kho tăng cho thấy tốc
độ luân chuyển hàng tồn kho chậm. Từ đó DN lãng phí 1 lượng hàng tồn kho là
3.131.987 triệu đồng. Năm 2022, SVtk của Masan (4,0467 lần) lớn hơn so với SVtk

57
của công ty Nestle (3,8328 lần) cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự
hiệu quả so với một số đối thủ khác trong ngành. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
giảm dẫn đến hiệu suất sử dụng hàng tồn kho giảm, có thể ảnh hưởng không tốt đến
hiệu quả sử dụng vốn, DN cần xem xét công tác quản trị HTK. Thời hạn hàng tồn kho
bình quân tăng sẽ phải tăng chi phí bảo quản, chi phí tài chính nếu như hàng tồn kho
được tài trợ bằng vốn vay, có nghĩa thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm giảm
khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, tức là rủi ro tài chính tăng.

b. Phân tích chi tiết:


Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty giảm là do tác động của 2 nhân tố
sau: Trị giá tồn kho bình quân của doanh nghiệp và Giá vốn hàng bán của doanh
nghiệp.

Trị giá tồn kho bình quân của doanh nghiệp:

Trị giá tồn kho bình quân của doanh nghiệp năm 2022 là 13.629.368 triệu đồng,
tăng 973.714 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 7,69%. Khi giá vốn cố định ở
kỳ gốc, hàng tồn kho tăng đã làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, cụ thể số
vòng quay hàng tồn kho giảm 0,3754 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng
5,3449 ngày. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này có thể là do doanh nghiệp chủ
động hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để giúp các nhà phân phối giảm số ngày tồn kho để
trở lại mức bình thường, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2022 để tạo đà tăng trưởng
cho 2023. Mức tồn kho cao chủ yếu là do dự trữ quá nhiều phế liệu trong năm 2022.
Ngoài ra, trị giá hàng tồn kho tăng còn có thể là do DN dự đoán trước được giá nguyên
vật liệu trong tương lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu,
từ đó DN có quyết định tăng dự trữ nguyên vật liệu hoặc DN dự đoán được giá bán của
sản phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra làm dự trữ thành phẩm tăng. HTK tăng sẽ
làm giảm tính thanh khoản của DN, làm tăng Chi phí lưu kho tồn kho, cất trữ bảo quản,
tăng rủi ro HTK bị hư hỏng tổn thất.

Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp:

Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2022 là 55.154.201 triệu đồng, năm
2021 là 66.493.966 triệu đồng. Năm 2022 so với năm 2021 giảm 11.339.765 triệu
đồng, tương ứng giảm 17.05%. Khi trị giá hàng tồn kho bình quân cố định ở kỳ phân
58
tích, giá vốn giảm đã làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm 0,8320 vòng và
kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng 15,3820 ngày. Nguyên nhân dẫn tới điều này có sự
thay đổi trong chính sách giá của doanh nghiệp để thích nghi với khuynh hướng tiêu
dùng, sự tối ưu hoá quá trình sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn, giảm
lãng phí và nâng cao năng suất. Điều này có thể dẫn đến giảm giá vốn hàng bán. Ngoài
ra, nhu cầu tiêu dùng suy yếu vào năm 2022 do người tiêu dùng tích trữ hàng năm
2021 và tâm lý thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng năm 2022 đã dẫn tới lượng hàng
hóa bán ra được ít hơn và giá vốn hàng bán giảm. Doanh thu thuần trong năm 2022
giảm đáng kể, cụ thể giảm 12.439.542 triệu đồng với tỷ lệ 14.04% trong khi giá vốn
hàng bán giảm 11.339.765 triệu đồng dẫn tới hệ quả lợi nhuận gộp sẽ giảm từ đó lợi
nhuận sau thuế của công ty giảm, cụ thể lợi nhuận gộp giảm hơn 1,000,000 triệu đồng
so với năm 2021. Công tác quản lý chi phí trong năm 2021 chưa thực sự tốt.

Đánh giá: Liên hệ 2 nhân tố trên, ta thấy tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lớn
hơn nhiều so với tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho bình quân. Nguyên nhân chủ yếu
là do nền kinh tế đang trong thời kì suy thoái, lạm phát tăng cao, người tiêu dùng có xu
hướng thắt chặt tiêu dùng buộc doanh nghiệp phải giảm giá hàng bán để kích cầu và
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Có thể doanh nghiệp biết trước giá nguyên
vật liệu trong tương lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu,
từ đó doanh nghiệp có quyết định dự trữ nguyên vật liệu; Hay doanh nghiệp dự đoán
giá bán của sản phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra làm dự trữ tồn kho tăng. Tuy
nhiên số vốn lưu động cho hàng tồn kho lãng phí 1 khoản 3.131.987 triệu đồng. Tức là
doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí bảo quản, chi phí tài chính, điều này cho thấy công
tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

c. Kết luận:
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2022 giảm chủ yếu là do giá vốn hàng
bán trong năm giảm mạnh, trị giá hàng tồn kho bình quân tăng tuy nhiên lại gây ra lãng
phí 1 khoản vốn lưu động. Do vậy công ty cần tăng cường công tác quản trị hàng tồn
kho để công tác quản trị vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả hơn.

d. Biện pháp:

59
Có thể thấy, giá vốn hàng bán năm 2022 giảm mạnh, nên công ty cần có những
chiến lược trong năm tới để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, từ đó gia tăng được lợi
nhuận cho công ty. Trong năm 2023, công ty có thể tận dụng số nguyên vật liệu tồn
cuối năm 2022 một cách hợp lý để sản xuất sản phẩm đồng thời phù hợp với bối cảnh
vĩ mô của năm tới, thêm vào đó, công ty cần đào tạo đội ngũ làm việc chuyên nghiệp
với năng suất lao động cao để tránh phát sinh những chi phí không cần thiết, lãng phí.
Bên cạnh đó, công tác quản trị hàng tồn kho cũng cần được xem xét, trong năm 2023,
công ty cần đưa ra những chiến lược cụ thể để sử dụng hàng tồn kho hợp lý tránh
những rủi ro hàng tồn kho hư hỏng, tổn thất, đồng thời đặt ra chiến lược quản trị hàng
tồn kho tốt, chuẩn bị tốt phương pháp dự báo nhu cầu hàng tồn kho để duy trì hàng tồn
kho hợp lí trong kì từ đó tiết kiệm được vốn lưu động.

8.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Số vòng thu hồi nợ (Hệ số thu hồi nợ)


SVpt= DTT/Spt 7,4100 12,9519 -5,5419 -42,79%

DTT (Doanh thu thuần hoặc doanh thu bán chịu) 76.189.225 88.628.767 -12.439.542 -14,04%
Spt (Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân) 10.281.985 6.842.926 3.439.059 50,26%
2. Kỳ thu hồi nợ: Kpt = SN/SVpt 49,2579 28,1812 21,0767 74,79%
dtt=DTT/SN 208.738 242.819 -34.081 -14,04%
3. Mức độ ảnh hưởng của Spt đến SVpt ΔSVpt (Spt) = (1/Spt1 -1/ Spt0) x DTT0 = 4,3321
Mức độ ảnh hưởng của Spt đến Kpt ΔKpt (Spt) = (Spt1 – Spt0) * 1/ dtt0 = 14,1631
4. Mức độ ảnh hưởng của DTT đến SVpt ΔSVpt (DTT) = 1/Spt1*(DTT1-DTT0) = -1,2098
Mức độ ảnh hưởng của DTT đến Kpt ΔKpt (DTT) = Spt1*(1/dtt1 – 1/dtt0) = 6,9136

5. Tổng hợp ΔSVpt (Spt) + ΔSVpt (DTT) = ΔSVpt = -5,5419


ΔKpt (Spt) + ΔKpt (DTT) = ΔKpt = 21,0767
6. Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí ST (+,-) = dtt1 * ΔKpt = 4.399.502

a. Phân tích khái quát:


Số vòng thu hồi nợ năm 2022 là 7,41 lần có ý nghĩa trong năm 2022 các khoản
phải thu phải quay 7,41 vòng thì mới đạt được mức doanh thu của năm đó. Số vòng thu
hồi nợ năm 2021 là 12,9519 lần có ý nghĩa trong năm 2021 các khoản phải thu phải
quay 12,9519 vòng thì mới đạt được mức doanh thu của năm đó. Kỳ thu hồi nợ năm

60
2022 là 49,2579 ngày có ý nghĩa trong năm 2022 các khoản phải thu quay 49,2579
ngày. Kỳ thu hồi nợ năm 2021 là 28,1812 ngày có ý nghĩa trong năm 2021 các khoản
phải thu quay 28,1812 ngày. Số vòng thu hồi nợ năm 2022 giảm 5,5419 lần tương ứng
giảm 42,79% so với năm 2021. Kỳ thu hồi nợ năm 2022 tăng 21,0767 ngày tương ứng
tăng 74.79 % so với năm 2021. Tuy nhiên. điều này dẫn đến lãng phí một khoản vốn
lưu động là 4.399.502 triệu đồng, hệ số thu hồi nợ giảm, thời gian vốn bị chiếm dụng
tăng tức là tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán giảm thì rủi ro thanh khoản của
doanh nghiệp tăng.

b. Phân tích chi tiết:


Tốc độ luân chuyển vốn thanh toán thay đổi phụ thuộc vào 2 nhân tố: Các khoản
phải thu ngắn hạn bình quân và doanh thu thuần.

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân năm 2022 là 10.281.985 triệu đồng,
tăng 3.439.059 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 50,26%. Khi doanh thu
thuần cố định ở kỳ gốc, các khoản phải thu ngắn hạn tăng làm giảm tốc độ luân chuyển
vốn thanh toán, cụ thể số vòng thu hồi nợ giảm 4,3321 vòng và kỳ thu hồi nợ tăng
14,1631 ngày. Điều này do doanh nghiệp mở rộng bán hàng, nới lỏng chính sách tín
dụng thương mại cho khách hàng (mức tín dụng tăng, thời gian cho hưởng tín dụng
dài) để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, để giữ khách hàng lớn
hoặc bị buộc phải kéo dài thời hạn thanh toán do khách hàng lớn có khả năng áp đặt.

Do doanh thu thuần trong năm 2022 so với năm 2021 đã giảm 12.439.542 triệu
đồng tương ứng giảm 14,04%. Khi các khoản phải thu ngắn hạn bình quân cố định ở
kỳ phân tích doanh thu thuần giảm đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn thanh toán giảm
đi, cụ thể: số vòng thu hồi nợ năm 2022 giảm 1,2098 vòng và kỳ thu hồi nợ tăng
6,9136 ngày. Doanh thu thuần giảm đi do trong năm 2022, nhu cầu tiêu dùng suy yếu
do mức tăng đột biến trong năm 2021, chủ yếu vì COVID-19 dẫn đến việc người tiêu
dùng tích trữ hàng và chợ bán đồ tươi sống phải đóng cửa vào năm 2021 và tâm lý thắt
chặt chi tiêu của người tiêu dùng năm 2022. Sự sụt giảm doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ vào năm 2022 chủ yếu là do ngành hàng thực phẩm tiện lợi giảm 11,4% và
gia vị giảm 8,7%, những mặt hàng đã được tích trữ nhiều nhất trong giai đoạn COVID-
19 trong năm 2021 dẫn tới năm 2022, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này giảm sút.

61
Đánh giá: Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng cao trong khi đó doanh
thu thuần giảm cho thấy thời gian vốn bị chiếm dụng rất cao. Đây là biểu hiện yếu kém
trong công tác quản trị nợ phải thu, doanh nghiệp cần nhanh chóng có biện pháp khắc
phục. Tuy nhiên việc tăng cấp tín dụng khách hàng là 1 trong những chính sách thu hút
khách hàng trong thời kì này, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu thuần, nhưng
gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới dòng tiền, giúp tăng kết quả sản xuất kinh doanh, nhưng
cũng làm tăng chi phí vốn trong thanh toán. Công ty phải xem xét tính cân bằng trong
chính sách tín dụng thương mại hợp lí, để vừa tận dụng được thời cơ kinh doanh trong
tình hình kinh tế xã hội biến động lớn, vừa đảm bảo được vốn thanh toán của doanh
nghiệp, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

c. Kết luận:
Qua phân tích, có thể thấy tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh
nghiệp giảm, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng
cao(50,26%) trong khi doanh thu thuần lại giảm. Điều này đánh giá được chính sách
tín dụng thương mại của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Doanh nghiệp cần có
những biện pháp tổ chức quản lý để cải thiện được tốc độ luân chuyển vốn thanh toán
và tiết kiệm được vốn lưu động trong tương lai.

d. Biện pháp:

Doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản trị nợ phải thu, tránh để tình trạng
nợ cũ chưa thu được đã xuất hiện nợ mới, tồn tại nợ quá hạn, nợ xấu, để tiết kiệm được
vốn lưu động trong tương lai. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các biện
pháp để tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng doanh thu, thực hiện các chính sách quản trị
chi phí một cách tối ưu hơn.

9. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp giai đoạn 2021-2022:
Hệ số khả năng sinh lời của Masan và Nestle năm 2022

Masan Nestle
Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) 0,0747 0,0981
Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) 0,0356 0,07
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 0,1204 0,2001

62
9.1. Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP):

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2021
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1. Hệ số sinh lời cơ bản VKD


Lần 0,0747 0,1336 - 0,0589 -44,07%
BEP=EBIT/Skd
EBIT=LNTT+CPLV Trđ 9.994.852 16.158.210 -6.163.358 -38,14%
133.718.14
Skd = (TSđk+TSck)2 Trđ 120.915.017 12.803.127 10,59%
3
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)
Lần 0,3414 0,3035 0,0379 12,50%
Hđ = SlđSkd
Slđ = (TSNHđk+TSNHck)2 Trđ 45.652.400 36.695.431 8.956.970 24,41%

3. Số vòng quay vốn lưu động


Lần 1,7314 2,6142 -0,8828 -33,77%
SVlđ = LCTSlđ
LCT=DTT+DTTC+TNK Trđ 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,60%
4. Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế
Lần 0,1264 0,1684 -0,0420 -24,93%
Hhđ = EBIT/LCT
5. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: BEP = Hđ * SVlđ * Hhđ
Do Hđ ảnh hưởng đến BEP ∆BEP(Hđ)=(Hđ1-Hđ0) * SVlđ0 * Hhđ0 = 0,0167
Do SVlđ ảnh hưởng đến BEP ∆BEP(SVlđ)= Hđ1 * (SVlđ1-SVlđ0) * Hhđ0 = -0,0508
Do Hhđ ảnh hưởng đến BEP ∆BEP(Hhđ)= Hđ1 * SVlđ1 * (Hhđ1 - Hhđ0) = -0,0248
6. Tổng hợp ∆BEP = ∆BEP(Hđ) + ∆BEP(SVlđ) + ∆BEP(Hhđ) =
0,0167 + (-0,0508) + (-0,0248) = -0,0589

a. Phân tích khái quát


Qua bảng phân tích trên ta thấy. Năm 2022 và 2021, khả năng sinh lời cơ bản
của vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan đều dương, tức là vốn kinh
doanh của công ty sinh lời.
Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh (BEP) năm 2022 là 0,0747 lần; Tức là,
năm 2022, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0.0747 đồng lợi
nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh (BEP) năm

63
2021 là 0,1336 lần, bình quân một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,1336
đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
Mặt khác, mặc dù khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh của Masan đều
dương cho thấy công ty hoạt động có lãi nhưng so với công ty đối thủ là Nestle thì
năm 2022, hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh của Masan (0,0747 lần) thấp hơn
hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh của công ty đối thủ là Nestle (0,0981 lần) và
đang biến động theo chiều hướng không tốt. Năm 2022 so với năm 2021, hệ số sinh lời
cơ bản của vốn kinh doanh giảm 0,0589 lần, tương ứng giảm là 44,07%.

b. Phân tích chi tiết


Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: hệ số đầu
tư ngắn hạn (H ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV ) và hệ số sinh lời trước lãi
đ lđ

vay và thuế (H ).hđ

Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (H ):đ

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn
hạn H có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh. Cụ
đ

thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm 2021 hệ số đầu
tư ngắn hạn tăng 0,0379 lần (tăng 12,50%) làm cho hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh
doanh tăng 0,0167 lần. Nguyên nhân H có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của
đ

S (24,41%) lớn hơn tốc độ tăng của S (10,59%). Chứng tỏ trong năm 2022, Doanh
lđ kd

nghiệp có xu hướng đầu tư vào vốn lưu động, giảm tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định.
Cụ thể, vốn lưu động tăng xuất phát từ sự gia tăng của các khoản Hàng tồn kho (tăng
973.714 triệu VND đồng với tỷ lệ 7,69%) và các khoản đầu tư ngắn hạn tăng (tăng
3.439.059 triệu VND với tỷ lệ 50,26%).
Nguyên nhân: Về khách quan, có thể do trong năm 2022 giá nguyên liệu đầu
vào tăng cao như thịt gà, gia vị… trong bối cảnh lạm phát cao buộc các doanh nghiệp
phải gia tăng dự trữ nguyên vật liệu để tránh biến động tăng giá, điều này làm tăng
hàng tồn kho. Về chủ quan, hệ số đầu tư ngắn hạn tăng có thể do chính sách đầu tư của
doanh nghiệp thay đổi, có xu hướng mở rộng chính sách tín dụng thương mại làm cho
phải thu khách hàng tăng dẫn tới phải thu ngắn hạn tăng.
Đánh giá: Sự thay đổi của hệ số đầu tư dài hạn H tăng làm BEP tăng chứng tỏ
đ

chính sách đầu tư vào TSNH của công ty có hiệu quả.


64
Giải pháp: Tuy nhiên, Masan vẫn cần xem xét kỹ chính sách đầu tư để có thể
thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý tương ứng với đặc thù ngành nghề
kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, có chính sách đầu tư
hợp lý đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các loại vốn, đồng thời quản lý sử dụng tiết
kiệm vốn trong quá trình Hoạt động sản xuất kinh doanh từng ngành nghề.

Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV ):lđ

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng luân chuyển
vốn lưu động SV có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh

doanh (BEP). Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng luân chuyển
vốn lưu động giảm 0,8828 lần (giảm 33,77%) làm cho hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh
doanh giảm 0,0508 lần. Nguyên nhân SV có sự thay đổi như vậy chủ yếu là do Luân

chuyển thuần (LCT) năm 2022 so với năm 2021 giảm 16.885.000 triệu đồng tương
ứng giảm 17,60%, đồng thời, tài sản ngắn hạn bình quân (S ) tăng 8.956.970 triệu

đồng tương ứng tăng 24,41%.


Nguyên nhân: Về khách quan, có thể do tiêu dùng toàn cầu yếu dẫn đến suy
giảm xuất khẩu trong nhóm ngành sản xuất và du lịch quốc tế không hồi phục như kỳ
vọng cũng tác động đến nhóm ngành dịch vụ. Nhu cầu tuyển dụng giảm trung bình
15% – 18% so với cùng kỳ năm ngoái trong một số ngành. Mức giảm mạnh nhất diễn
ra ở các ngành may mặc (44%), khách sạn (49%), hàng không – du lịch (51%), bất
động sản (29% bắt đầu từ tháng 11). Những khó khăn, thách thức này đã dẫn đến tâm
lý lo lắng và giảm cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra một số trở ngại đối với tăng
trưởng về doanh thu từng ngành nghề kinh doanh cũng như là luân chuyển thuần của
Tập đoàn Masan. Về chủ quan, doanh nghiệp thay đổi các chính sách đầu tư; giảm
luân chuyển thuần do chi phí vốn và mua cổ phần của Phúc Long (chuỗi đồ uống trà,
cà phê), Nyobolt (công ty chế tạo pin ứng dụng Vonfram) tăng cao.
Đánh giá: Sự thay đổi của SV giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến BEP, làm BEP

giảm.
Giải pháp: Masan cần phải chú trọng công tác phát triển và tiêu thụ sản phẩm,
áp dụng các chiến lược marketing và chính sách tín dụng thương mại hợp lý để đẩy
mạnh tiêu thụ. Cụ thể là nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới, đặt ra chiến lược cao
cấp hóa ngành hàng thực phẩm có thương hiệu của Masan, đồng thời mở rộng quy mô
65
danh mục đồ uống và hàng chăm sóc cá nhân và gia đình. Về chuỗi bán lẻ, mở rộng
mạng lưới siêu thị mini và tái định vị mô hình siêu thị. Công ty có thể tăng trưởng
trong mảng kinh doanh thịt tích hợp có thương hiệu thông qua tăng cường tính sẵn có
của hàng hóa, mở rộng danh mục sản phẩm thịt chế biến và cải thiện mảng kinh doanh
vật liệu chất lượng cao. Thêm vào đó công ty cần xem xét lại chính sách đầu tư phù
hợp với tình hình kinh tế cũng như đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty.
Nhân tố hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế (H ):

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời trước
lãi vay và thuế H có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh

doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời trước lãi vay
và thuế giảm 0,0420 lần (giảm 24,93%) làm cho hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh
giảm 0,0248 lần. Nguyên nhân H có sự thay đổi như vậy là do Năm 2022 so với năm

2021, EBIT giảm 6.163.358 triệu đồng tương ứng giảm 38,14% đồng thời Luân
chuyển thuần (LCT) giảm 16.885.000 triệu đồng tương ứng giảm 17,60%. Từ đó cho
thấy tốc độ giảm của EBIT lớn hơn tốc độ giảm của LCT
Nguyên nhân: Về khách quan, do môi trường kinh doanh trở nên khó khăn do
tiêu dùng toàn cầu yếu dẫn đến suy giảm xuất khẩu trong nhóm ngành sản xuất và du
lịch quốc tế không hồi phục như kỳ vọng cũng tác động đến nhóm ngành dịch vụ, Nhu
cầu tuyển dụng giảm Những khó khăn, thách thức này đã dẫn đến tâm lý lo lắng và
giảm cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra một số trở ngại đối với tăng trưởng về doanh
thu cũng như là luân chuyển thuần của Tập đoàn Masan. Bên cạnh đó cũng do lạm
phát tăng làm giá cả các nguyên liệu tăng, làm tăng các loại chi phí của doanh nghiệp.
Từ đó làm EBIT của doanh nghiệp giảm. Về chủ quan, do công tác quản trị chi phí
không hiệu quả Masan không ngừng mở rộng các điểm bán lẻ (mở thêm 730 siêu thị
mới) từ đó nhu cầu tuyển dụng thêm nhân công tăng làm chi phí lương cho nhân viên
tăng cao trong khi sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh. Bên cạnh đó, Masan đã
thanh lý lượng lớn TSCĐ nhưng không có lãi, gây ra lỗ về thanh lý TSCĐ khá lớn.
Đánh giá: Sự thay đổi của H giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến BEP, làm BEP

giảm chứng tỏ công tác quản trị doanh thu – chi phí không hiệu quả.
Giải pháp: Masan cần cần đẩy mạnh chính sách bán hàng, kích cầu tiêu thụ sản
phẩm để làm tăng trưởng doanh thu, kiểm tra rà soát cắt giảm những chi phí không cần
thiết để góp phần tăng EBIT.
66
c. Kết luận:
Nhìn chung, hệ số khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh năm 2022 giảm
so với năm 2021. Sự sụt giảm này đến từ sự sụt giảm của số vòng quay vốn lưu động
SV và hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế H . Tuy nhiên, trong năm hệ số đầu tư
lđ hđ

ngắn hạn H tăng có tác động tích cực đến BEP làm BEP tăng. BEP giảm chủ yếu là
đ

do tâm lý lo lắng và giảm cầu của người tiêu dùng, công tác quản trị doanh thu – chi
phí chưa hiệu quả, sử dụng lãng phí chi phí.
Do đó Masan cần có các biện pháp phân bổ tài sản một cách hợp lý tương ứng
với đặc thù ngành nghề kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh vĩ mô của nền
kinh tế. Tránh sử dụng lãng phí, không tận dụng được tốt tiềm lực sẵn có do tài sản
mang lại. Đồng thời, cần đẩy mạnh chính sách bán hàng, kích cầu tiêu thụ sản phẩm
để làm tăng trưởng doanh thu, kiểm tra rà soát cắt giảm những chi phí không cần
thiết để góp phần tăng EBIT.

9.2. Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA):

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2021 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)

1. Hệ số sinh lời ròng của TS ROA= Lần


0,0356 0,0835 -0,0480 -57,44%
LNst/Skd

LNst Trđ 4.754.384 10.101.381 -5.346.997 -52,93%

Skd = (TSđk +TSck)/2 Trđ 133.718.143 120.915.017 12.803.127 10,59%

2.Hệ số đầu tư ngắn hạn Lần


0,3414 0,3035 0,0379 12,50%
Hđ= Slđ / Skd

Slđ=(TSNHđk+TSNHck)/2 Trđ 45.652.400 36.695.431 8.956.970 24,41%

3. Số vòng luân chuyển vốn lưu động Lần


1,7314 2,6142 -0,8828 -33,77%
SVlđ=LCT/Slđ

LCT = DTT+DTTC+TNK Trđ 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,60%

4. Hệ số sinh lời hoạt động ROS = Lần


0,0601 0,1053 -0,0452 -42,88%
LNst/LCT

67
5. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA: ROA=Hđ*SVlđ*ROS

Do Hđ ΔROA(Hđ)=(Hđ1-Hđ0) *SVlđ0*ROS0 = 0,0104

Do SVlđ ΔROA(SVlđ)= Hđ1*(SVlđ1 - SVlđ0) *ROS0 = -0,0317

Do ROS ΔROA(ROS) = Hđ1*SVlđ1*(ROS1-ROS0) = -0,0267

ΔROA = ΔROA(Hđ) + ΔROA(SVlđ) + ΔROA(ROS)


6. Tổng hợp
= 0,0104 + (-0,0317) + (-0,0267) = -0,0480

a. Phân tích khái quát:


Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) năm 2022 là 0,0356 lần, Tức là,
năm 2022, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ tạo ra được 0,0356 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời ròng của tài
sản (ROA) năm 2021 là 0,0835 lần; Tức là, năm 2021, bình quân 1 đồng vốn kinh
doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,0835 đồng
lợi nhuận sau thuế.
Mặt khác, mặc dù khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) của Masan
đều dương cho thấy công ty hoạt động có lãi nhưng so với công ty đối thủ là Nestle thì
năm 2022, hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh của Masan (0,0356 lần) thấp hơn hệ
số sinh lời ròng của vốn kinh doanh của công ty đối thủ là Nestle (0,07 lần) và đang
biến động theo chiều hướng không tốt. Năm 2022 so với năm 2021, hệ số sinh lời ròng
của vốn kinh doanh giảm 0,0480 lần, tương ứng giảm là 57,44%.
b. Phân tích chi tiết:
Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Hệ số đầu
tư ngắn hạn (H ), Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV ) và Hệ số sinh lời hoạt
đ lđ

động (ROS).
Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (H ): đ

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn
hạn H có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA).
đ

Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm 2021, hệ số
đầu tư ngắn hạn tăng 0,0379 lần (tăng 12,50%) làm cho hệ số sinh lời ròng của vốn
kinh doanh tăng 0,0104 lần. H có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của tài sản
đ

ngắn hạn bình quân S (24,41%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân S
lđ kd

68
(10,59%). Chứng tỏ trong năm 2022, Doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào vốn lưu
động, giảm tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định. Cụ thể, vốn lưu động tăng xuất phát từ sự
gia tăng của các khoản Hàng tồn kho (tăng 973.714 triệu VND đồng với tỷ lệ 7,69%)
và các khoản đầu tư ngắn hạn tăng (tăng 3.439.059 triệu VND với tỷ lệ 50,26%). Về
khách quan, có thể do trong năm 2022 giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như thịt gà,
gia vị… trong bối cảnh lạm phát cao buộc các doanh nghiệp phải gia tăng dự trữ
nguyên vật liệu để tránh biến động tăng giá, điều này làm tăng hàng tồn kho.
Nguyên nhân: Về chủ quan, hệ số đầu tư ngắn hạn tăng có thể do chính sách
đầu tư của doanh nghiệp thay đổi, có xu hướng mở rộng chính sách tín dụng thương
mại làm cho phải thu khách hàng tăng dẫn tới phải thu ngắn hạn tăng.
Đánh giá: Sự thay đổi của hệ số đầu tư dài hạn H tăng làm ROA tăng chứng tỏ
đ

chính sách đầu tư vào TSNH của công ty có hiệu quả.


Giải pháp: Tuy nhiên, Masan vẫn cần xem xét kỹ chính sách đầu tư để có thể
thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý tương ứng với đặc thù ngành nghề
kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, có chính sách đầu tư
hợp lý đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các loại vốn, đồng thời quản lý sử dụng tiết
kiệm vốn trong quá trình Hoạt động sản xuất kinh doanh từng ngành nghề
Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV ):

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng luân chuyển
vốn lưu động SV có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời ròng của vốn kinh

doanh (ROA). Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với
năm 2021, số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,8828 lần (tương ứng giảm
33,77%) làm cho hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh giảm 0,0317 lần. Nguyên
nhân SV có sự thay đổi như vậy là do Năm 2022 so với năm 2021, Luân chuyển thuần

(LCT) giảm 16.885.000 triệu đồng tương ứng giảm 17,60%, đồng thời, tài sản ngắn
hạn bình quân (S ) tăng 8.956.970 triệu đồng tương ứng tăng 24,41%.
kd

Nguyên nhân: Về khách quan, có thể do Tiêu dùng toàn cầu yếu dẫn đến suy
giảm xuất khẩu trong nhóm ngành sản xuất và du lịch quốc tế không hồi phục như kỳ
vọng cũng tác động đến nhóm ngành dịch vụ. Nhu cầu tuyển dụng giảm trung bình
15% – 18% so với cùng kỳ năm ngoái trong một số ngành. Mức giảm mạnh nhất diễn
ra ở các ngành may mặc (44%), khách sạn (49%), hàng không – du lịch (51%), bất
động sản (29% bắt đầu từ tháng 11). Những khó khăn, thách thức này đã dẫn đến tâm
69
lý lo lắng và giảm cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra một số trở ngại đối với tăng
trưởng về doanh thu cũng như là luân chuyển thuần của Tập đoàn Masan. Về chủ
quan, doanh nghiệp thay đổi các chính sách đầu tư; giảm luân chuyển thuần do chi phí
vốn và mua cổ phần của Phúc Long (chuỗi đồ uống trà, cà phê), Nyobolt (công ty chế
tạo pin ứng dụng Vonfram) tăng cao.
Đánh giá: Sự thay đổi của SV giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, làm

ROA giảm.
Giải pháp: Masan cần phải chú trọng các công tác quản trị doanh thu – chi phí;
công tác phát triển và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng các chiến lược marketing và chính
sách tín dụng thương mại hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ. Cụ thể là nghiên cứu và sản
xuất sản phẩm mới, đặt ra chiến lược cao cấp hóa ngành hàng thực phẩm có thương
hiệu của Masan, đồng thời mở rộng quy mô danh mục đồ uống và hàng chăm sóc cá
nhân và gia đình. Về chuỗi bán lẻ, mở rộng mạng lưới siêu thị mini và tái định vị mô
hình siêu thị. Công ty có thể tăng trưởng trong mảng kinh doanh thịt tích hợp có
thương hiệu thông qua tăng cường tính sẵn có của hàng hóa, mở rộng danh mục sản
phẩm thịt chế biến và cải thiện mảng kinh doanh vật liệu chất lượng cao. Thêm vào đó
năm 2022 công ty cần xem xét lại chính sách đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế
cũng như đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty.
Nhân tố hệ số sinh lời hoạt động (ROS):
Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời hoạt
động ROS có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh
(ROA). Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm
2021, hệ số sinh lời hoạt động giảm 0,0452 lần (tương ứng giảm 42,88%) làm cho hệ
số sinh lời ròng của vốn kinh doanh giảm 0,0267 lần. Nguyên nhân ROS có sự thay
đổi như vậy là do Năm 2022 so với năm 2021, tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế
(giảm 52,93%) lớn hơn tốc độ giảm của luân chuyển thuần (giảm 17,60%).
Nguyên nhân: Về khách quan, do môi trường kinh doanh trở nên khó khăn do
tiêu dùng toàn cầu yếu dẫn đến suy giảm xuất khẩu trong nhóm ngành sản xuất và du
lịch quốc tế không hồi phục như kỳ vọng cũng tác động đến nhóm ngành dịch vụ, Nhu
cầu tuyển dụng giảm Những khó khăn, thách thức này đã dẫn đến tâm lý lo lắng và
giảm cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra một số trở ngại đối với tăng trưởng về doanh
thu cũng như là luân chuyển thuần của Tập đoàn Masan. Bên cạnh đó cũng do lạm
70
phát tăng làm giá cả các nguyên liệu tăng, làm tăng các loại chi phí của doanh nghiệp.
Từ đó làm lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm Về chủ quan, do công
tác quản trị chi phí không hiệu quả Masan không ngừng mở rộng các điểm bán lẻ (mở
thêm 730 siêu thị mới) từ đó nhu cầu tuyển dụng thêm nhân công tăng làm chi phí
lương cho nhân viên tăng cao trong khi sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh. Bên
cạnh đó, Masan đã thanh lý lượng lớn TSCĐ nhưng không có lãi, gây ra lỗ về thanh lý
TSCĐ khá lớn.
Đánh giá: Sự thay đổi của ROS giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, làm
ROA giảm, cho thấy công tác quản trị doanh thu – chi phí chưa hiệu quả.
Giải pháp: Masan cần cần đẩy mạnh chính sách bán hàng, kích cầu tiêu thụ sản
phẩm để làm tăng trưởng doanh thu, kiểm tra rà soát cắt giảm những chi phí không cần
thiết để góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận.

c. Kết luận:
Nhìn chung, ROA của công ty tụt giảm xuất phát do môi trường kinh doanh gặp
nhiều khó khăn, chính sách đầu tư tài sản của công ty còn chưa thực sự hợp lý, chưa tận
dụng dụng tiềm lực của TS, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả.
Do đó, Masan cần: Cân đối và thay đổi chính sách sử dụng nguồn vốn của
mình; Tìm chính sách đầu tư hợp lý đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các loại vốn, đồng
thời quản lý sử dụng tiết kiệm vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; Cần
thay đổi chính sách bán hàng và chú trọng quản lý và sử dụng vốn lưu động; Sử dụng
tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất, công tác bán hàng cũng như quản
lý.; Đa dạng hình thức bán hàng, đa dạng chủng loại, cải tiến thiết kế, kích cầu tiêu thụ
sản phẩm để làm tăng trưởng doanh thu.
9.3. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):

ĐV Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021
T Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE= Lần


0,1204 0,2999 -0,1795 -59,85%
LNst/Svc

LNst Trđ 4.754.384 10.101.381 -5.346.997 -52,93%

Svc = (VCSHđk+VCSHck)/2 Trđ 39.486.696 33.683.466 5.803.230 17,23%

71
2. Hệ số tự tài trợ Ht= Svc/Skd Lần 0,2953 0,2786 0,0167 6%

Skd = (TSđk + TSck)/2 Trđ 133.718.143 120.915.017 12.803.127 10,59%

3. Hệ số đầu tư ngắn hạn Hđ = Slđ/Skd Lần 0,3414 0,3035 0,0379 12,5%

Slđ = (TSNHđk + TSNHck)/2 Trđ 45.652.400 36.695.431 8.956.970 24,41%

4. Số vòng luân chuyển vốn lưu động Lần


1,7314 2,6142 -0,8828 -33,77%
SVlđ = LCT/Slđ

LCT = DTT + DTTC + TNK Trđ 79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,6%

5. Hệ số sinh lời hoạt động ROS = LNst/LCT Lần 0,0601 0,1053 -0,0452 -42,88%

6. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ROE=(1/Ht)*Hđ*SVlđ*ROS

ROE thay đổi do nhân tố Ht ΔROE(Ht) = (1/Ht1 – 1/Ht0) * Hđ0* SVlđ0* ROS0
= -0,0170

ROE thay đổi do nhân tố Hđ ΔROE(Hhđ)= 1/Ht1* (Hđ1 – Hđ0) * SVlđ0* ROS0 = 0,0354

ROE thay đổi do nhân tố SVlđ ΔROE(SVlđ) = 1/Ht1* Hđ1* (SVlđ1 – SVlđ0) * ROS0
= -0,1075

ROE thay đổi do nhân tố ROS ΔROE(ROS) = 1/Ht1* Hđ1* SVlđ1* (ROS1 – ROS0)
= -0,0904

7. Tổng hợp ΔROE = ΔROE(Ht) + ΔROE(Hhđ) + ΔROE(SVlđ) +


ΔROE(ROS)
= (-0,0170) + 0,0354 + (-0,1075) + (-0,0904)
= -0,1795

a. Phân tích khái quát:


Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2022 là 0,1204 lần; Tức là, năm
2022, bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ tạo ra được 0,1204 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) năm 2021 là 0,2999 lần; Tức là, năm 2022, bình quân 1 đồng vốn chủ sở
hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,2999 đồng lợi
nhuận sau thuế.
Mặt khác, mặc dù khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của Masan đều
dương cho thấy công ty hoạt động có lãi nhưng so với công ty đối thủ là Nestle thì
năm 2022, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu của Masan (0,1204 lần) thấp hơn hệ số
sinh lời ròng của vốn kinh doanh của công ty đối thủ là Nestle (0,2001 lần) và đang

72
biến động theo chiều hướng không tốt. Năm 2022 so với năm 2021, hệ số sinh lời của
vốn chủ sở hữu giảm 0,1795 lần, tương ứng giảm là 59,85% chủ yếu là do lợi nhuận
sau thuế giảm 5.803.230 triệu đồng tương ứng giảm 52,93%, đồng thời vốn chủ sở hữu
bình quân (S ) năm 2022 so với 2021 tăng 5.803.230 triệu đồng tương ứng tăng
vc

17,23% làm ROE = LNst/S giảm.


vc

b. Phân tích chi tiết:


Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Hệ số
tự tài trợ (H ), Hệ số đầu tư ngắn hạn (H ), Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV ) và
t đ lđ

Hệ số sinh lời hoạt động (ROS).


Nhân tố hệ số tự tài trợ (H ):t

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số tuej tài trợ H t

có mối quan hệ ngược chiều với hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ thể,
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm 2021, hệ số tự tài
trợ tăng 0,0167 lần (tương ứng tăng 6,00%) làm cho hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
giảm 0,0170 lần. Nguyên nhân H có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của vốn chủ
t

sở hữu bình quân S (17,23%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân S
vc kd

(10,59%). Hệ số tự tài trợ H tăng tức là doanh nghiệp tăng huy động vốn chủ sở hữu
t

Nguyên nhân: Về khách quan, lãi suất quỹ liên bang tăng, lãi suất trong nước
tăng 500 điểm cơ bản trong 6 tháng cuối năm 2022. Điều này dẫn đến việc doanh
nghiệp khó huy động vốn vay, từ đó tăng huy động vốn chủ sở hữu. Điều này càng
trầm trọng hơn do thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước chậm lại trong nửa
cuối năm 2022, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn và
nhiều nhà phát hành tuyên bố chậm thanh toán trái phiếu đến hạn, từ đó cũng dẫn đến
việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn chủ. Về chủ quan, có thể do doanh nghiệp
đang thay đổi chính sách huy động vốn, chủ trương chính sách huy động vốn thiên về
vốn chủ sở hữu, muốn tăng cường huy động vốn chủ và tận dụng lợi ích của đòn bẩy
tài chính, từ đó khuếch đại ROE.
Đánh giá: Sự thay đổi của H tăng làm ROE giảm) là hợp lý khi rủi ro tài chính
t

của doanh nghiệp cao và sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả. Masan cần giám
sát chặt chẽ các biến động của môi trường kinh doanh, các yếu tố vĩ mô để xây dựng
chính sách huy động vốn phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh của tập

73
đoàn, bối cảnh kinh tế xã hội, thị trường tài chính và phù hợp với chiến lược kinh
doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (H ):đ

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn
hạn H có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ
đ

thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm 2021, hệ số đầu
tư ngắn hạn tăng 0,0379 lần (tăng 12,50%) làm cho hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
tăng 0,0354 lần. Đây là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hệ số sinh lời trên vốn chủ sở
hữu ROE. Nguyên nhân H có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của tài sản ngắn
đ

hạn bình quân S (24,41%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân S
lđ kd

(10,59%). Chứng tỏ trong năm 2022, Doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào vốn lưu
động, giảm tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định. Cụ thể, vốn lưu động tăng xuất phát từ sự
gia tăng của các khoản Hàng tồn kho (tăng 973.714 triệu VND đồng với tỷ lệ 7,69%)
và các khoản đầu tư ngắn hạn tăng (tăng 3.439.059 triệu VND với tỷ lệ 50,26%).
Nguyên nhân: Về khách quan, có thể do trong năm 2022 giá nguyên liệu đầu
vào tăng cao như thịt gà, gia vị… trong bối cảnh lạm phát cao buộc các doanh nghiệp
phải gia tăng dự trữ nguyên vật liệu để tránh biến động tăng giá, điều này làm tăng
hàng tồn kho. Về chủ quan, hệ số đầu tư ngắn hạn tăng có thể do chính sách đầu tư của
doanh nghiệp thay đổi, có xu hướng mở rộng chính sách tín dụng thương mại làm cho
phải thu khách hàng tăng dẫn tới phải thu ngắn hạn tăng.
Đánh giá: Sự thay đổi của hệ số đầu tư dài hạn H tăng làm ROE tăng chứng tỏ
đ

chính sách đầu tư vào TSNH của công ty có hiệu quả.


Giải pháp: Tuy nhiên, Masan vẫn cần xem xét kỹ chính sách đầu tư để có thể
thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý tương ứng với đặc thù ngành nghề
kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, có chính sách đầu tư
hợp lý đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các loại vốn, đồng thời quản lý sử dụng tiết
kiệm vốn trong quá trình Hoạt động sản xuất kinh doanh từng ngành nghề.
Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV ): lđ

Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng luân chuyển
vốn lưu động SV có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu

(ROE). Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm
2021, số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,8828 lần (tương ứng giảm 33,77%)
74
làm cho hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm 0,1075 lần. Nguyên nhân SV có sự

thay đổi như vậy là do Năm 2022 so với năm 2021, Luân chuyển thuần (LCT) giảm
16.885.000 triệu đồng tương ứng giảm 17,60%, đồng thời, tài sản ngắn hạn bình quân
(S ) tăng 8.956.970 triệu đồng tương ứng tăng 24,41%.
kd

Nguyên nhân: Về khách quan, do tiêu dùng toàn cầu yếu dẫn đến suy giảm xuất
khẩu trong nhóm ngành sản xuất và du lịch quốc tế không hồi phục như kỳ vọng cũng
tác động đến nhóm ngành dịch vụ. Nhu cầu tuyển dụng giảm trung bình 15% – 18% so
với cùng kỳ năm ngoái trong một số ngành. Mức giảm mạnh nhất diễn ra ở các ngành
may mặc (44%), khách sạn (49%), hàng không – du lịch (51%), bất động sản (29% bắt
đầu từ tháng 11). Những khó khăn, thách thức này đã dẫn đến tâm lý lo lắng và giảm
cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra một số trở ngại đối với tăng trưởng về doanh thu
cũng như là luân chuyển thuần của Tập đoàn Masan. Về chủ quan, doanh nghiệp thay
đổi các chính sách đầu tư; giảm luân chuyển thuần do chi phí vốn và mua cổ phần của
Phúc Long (chuỗi đồ uống trà, cà phê), Nyobolt (công ty chế tạo pin ứng dụng
Vonfram) tăng cao.
Đánh giá: Sự thay đổi của SV giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến ROE, làm

ROE giảm.
Giải pháp: Masan cần phải chú trọng các công tác quản trị doanh thu – chi phí;
công tác phát triển và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng các chiến lược marketing và chính
sách tín dụng thương mại hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ. Cụ thể là nghiên cứu và sản
xuất sản phẩm mới, đặt ra chiến lược cao cấp hóa ngành hàng thực phẩm có thương
hiệu của Masan, đồng thời mở rộng quy mô danh mục đồ uống và hàng chăm sóc cá
nhân và gia đình. Về chuỗi bán lẻ, mở rộng mạng lưới siêu thị mini và tái định vị mô
hình siêu thị. Công ty có thể tăng trưởng trong mảng kinh doanh thịt tích hợp có
thương hiệu thông qua tăng cường tính sẵn có của hàng hóa, mở rộng danh mục sản
phẩm thịt chế biến và cải thiện mảng kinh doanh vật liệu chất lượng cao. Thêm vào đó
năm 2022 công ty cần xem xét lại chính sách đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế
cũng như đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty.
Nhân tố hệ số sinh lời hoạt động (ROS):
Mối quan hệ: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời hoạt
động ROS có mối quan hệ cùng chiều với hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, năm 2022 so với năm 2021, hệ số
75
sinh lời hoạt động giảm 0,0452 lần (tương ứng giảm 42,88%) làm cho hệ số sinh lời
của vốn chủ sở hữu giảm 0,0904 lần. Nguyên nhân ROS có sự thay đổi như vậy là do
Năm 2022 so với năm 2021, tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (giảm 52,93%) lớn
hơn tốc độ giảm của luân chuyển thuần (giảm 17,60%).
Nguyên nhân: Về khách quan, do môi trường kinh doanh trở nên khó khăn do
tiêu dùng toàn cầu yếu dẫn đến suy giảm xuất khẩu trong nhóm ngành sản xuất và du
lịch quốc tế không hồi phục như kỳ vọng cũng tác động đến nhóm ngành dịch vụ, Nhu
cầu tuyển dụng giảm Những khó khăn, thách thức này đã dẫn đến tâm lý lo lắng và
giảm cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra một số trở ngại đối với tăng trưởng về doanh
thu cũng như là luân chuyển thuần của Tập đoàn Masan. Bên cạnh đó cũng do lạm
phát tăng làm giá cả các nguyên liệu tăng, làm tăng các loại chi phí của doanh nghiệp.
Từ đó làm lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm. Về chủ quan, do công
tác quản trị chi phí không hiệu quả Masan không ngừng mở rộng các điểm bán lẻ (mở
thêm 730 siêu thị mới) từ đó nhu cầu tuyển dụng thêm nhân công tăng làm chi phí
lương cho nhân viên tăng cao trong khi sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh. Bên
cạnh đó, Masan đã thanh lý lượng lớn TSCĐ nhưng không có lãi, gây ra lỗ về thanh lý
TSCĐ khá lớn.
Đánh giá: Sự thay đổi của ROS giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến ROE, làm
ROE giảm, cho thấy công tác quản trị doanh thu – chi phí chưa hiệu quả.
Giải pháp: Masan cần cần đẩy mạnh chính sách bán hàng, kích cầu tiêu thụ sản
phẩm để làm tăng trưởng doanh thu, kiểm tra rà soát cắt giảm những chi phí không cần
thiết để góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận.
c. Kết luận
Nhìn chung, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu của Masan năm 2022 giảm so với
năm 2021. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm 52,93%. Các hệ số tự tài trợ, số
vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động đều có tác động tiêu cực
đến ROE trong khi Hệ số đầu tư ngắn hạn H là hệ số duy nhất có tác động tích cực
đ

đến ROE và là nhân tố duy nhất làm ROE tăng.


Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn khi lãi
suất quỹ liên bang tăng, lãi suất trong nước tăng lãi suất quỹ liên bang tăng, lãi suất
trong nước tăng; sức tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu giảm gây ra
giảm doanh thu cũng như là luân chuyển thuần. Bên cạnh đó, việc thay đổi chính sách
76
đầu tư, tăng cường mở rộng kinh doanh trong điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi
gây ra tình trạng sử dụng chi phí không hợp lý, kém hiệu quả, thể hiện công tác quản
trị doanh thu – chi phí không hiệu quả.
Như vậy để tăng khả năng sinh lời của VCSH, Masan cần sử dụng các biện
pháp chủ yếu chẳng hạn như: Xác định chính sách huy động vốn, áp dụng chính sách
tài trợ hợp lý; Xác định chính sách đầu tư hợp lý: Hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số đầu tư
dài hạn trong tổng Tài sản đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và
các điều kiện cụ thể khác của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh; Tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động trên cơ sở phân bổ, quản trị từng loại vốn; Tăng cường
công tác quản trị doanh thu chi phí, sử dụng chi phí có hiệu quả; cần có chính sách huy
động vốn phù hợp đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả, quản lý sử dụng lao động vật
tư tiết kiệm trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

77
C. KẾT LUẬN:
1. Thành tựu:
Hết năm 2022, sau khi loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021
để so sánh tương đương (do đã chuyển giao mảng kinh doanh này), doanh thu thuần
của Masan trong năm 2022 đạt 76.189 tỷ đồng, tăng 2,6% so với mức 74.224 tỷ đồng
của năm 2021. Trên cơ sở báo cáo, doanh thu giảm 14,0% trong năm 2022 và 13,4%
trong quý IV/2022. Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) năm 2022
đạt 14.437 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước, biên EBITDA năm 2022
đạt 18,9% so với mức 19,7% của năm 2021 trong khi doanh thu đi ngang. Trên cơ sở
báo cáo, EBITDA hợp nhất năm 2022 giảm 11,8% trong năm 2022 và 28,1% trong
quý IV/2022. Lợi nhuận sau thuế, sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (NPAT
Post-MI) giảm 58,3%, đạt 3.567 tỷ đồng trên cơ sở báo cáo, chủ yếu do khoản thu
nhập một lần từ việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi trong quý IV/2021 và lợi
nhuận sau thuế năm 2022 của MML và MHT thấp hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế
trước lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (NPAT Pre-MI) ở mảng kinh doanh chính
trên cơ sở LFL đạt 3.852 tỷ đồng năm 2022, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Trên
cơ sở báo cáo, NPAT Post-MI đạt 4.754 tỷ đồng, giảm 52,9%. Mức giảm 52,9% chủ
yếu do không còn ghi nhận lợi nhuận từ mảng thức ăn chăn nuôi. Trong đó, The
CrownX (TCX), nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất WCM và MCH, ghi nhận doanh
thu giảm nhẹ trong môi trường vĩ mô đầy thách thức và tâm lý thắt chặt chi tiêu của
người tiêu dùng. The CrownX đạt doanh thu 56.221 tỷ đồng vào năm 2022, giảm 3,1%
so với cùng kỳ năm trước (YoY) và doanh thu quý IV/2022 đạt 15.496 tỷ đồng, giảm
6,5% YoY. Trên cơ sở chuẩn hóa, doanh thu TCX năm 2022 tăng 5,2% YoY và doanh
thu quý IV/2022 giảm 2,1% YoY. Ở bối cảnh nhiều chuỗi bán lẻ thu hẹp hoạt động,
WCM mở mới 730 siêu thị mini trong năm 2022. Việc mở rộng điểm bán hàng loạt
cho thấy WCM đã xây dựng thành công mô hình bán lẻ có lợi nhuận. Masan
Consumer Holdings (MCH) đã cải thiện lợi nhuận vào quý IV/2022, tuy nhiên doanh
thu bị ảnh hưởng do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. MCH đạt 28.103 tỷ đồng doanh thu
thuần và 6.561 tỷ đồng EBITDA. Khi chuẩn hóa tác động do người tiêu dùng gia tăng
dự trữ hàng hóa vào quý III/2021 và quý IV/2021, doanh thu MCH giảm 11,8% trong
quý IV/2022 và tăng 2,4% trong năm 2022. Doanh thu sụt giảm trong quý IV/2022

78
chủ yếu do MCH kế hoạch cung ứng chặt chẽ hơn trong bối cảnh tâm lý người tiêu
dùng hạn chế chi tiêu để đảm bảo mức tồn kho an toàn và bền vững tại các nhà phân
phối, từ đó giúp MCH có khởi đầu thuận lợi vào năm 2023. Phúc Long Heritage
(PHL) đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng EBITDA, chủ yếu nhờ các cửa
hàng flagship hoạt động hiệu quả, mang lại doanh thu 1.153 tỷ đồng và 332 tỷ đồng
EBITDA. Bước sang năm 2023, các cửa hàng flagship đang trên đà tăng trưởng mạnh
mẽ khi Phúc Long đạt con số kỷ lục vào quý IV/2022. Trên cơ sở so sánh tương
đương, doanh thu của Masan MEATLife’s (MML) tăng lần lượt là 34,3% trong quý
IV/2022 và 6,7% trong năm 2022 nhờ sản lượng thịt mát bán ra tăng. Doanh số bán
hàng cao nhờ vào chiến lược thu hẹp khoảng cách về giá giữa thịt mát MEATDeli và
thịt tại chợ truyền thống từ mức 40% vào đầu năm 2022 xuống chỉ còn 20% từ tháng
5/2022. Nhờ đó, sản lượng thịt mát bán ra trong nửa cuối năm 2022 tăng 30% so với
nửa đầu năm.
2. Hạn chế:
Mặc dù giá vốn có sự tiết giảm từ 16.950 tỷ đồng trong quý IV/2021 xuống còn
15.088 tỷ đồng trong quý IV/2022 nhưng lợi nhuận gộp của công ty vẫn đi lùi, đạt
5.554 tỷ đồng. Cùng chung xu hướng giảm của doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt
động tài chính của Masan cũng giảm sâu hơn 9 lần, còn 645 tỷ đồng. Sự tụt dốc của
doanh thu tài chính đã khiến lợi nhuận sau thuế của công ty sụt giảm hơn 88% xuống
chỉ còn 804 tỷ đồng. Theo giải trình biến động kết quả sản xuất kinh doanh, Masan
cho biết lợi nhuận thuần trong quý sụt giảm là do Masan MEATLife’s (MML) ngừng
hợp nhất mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ tháng 11/2021 và khoản lãi phát sinh
một lần từ việc bán trái phiếu hoán đổi và ngừng ghi nhận khoản đầu tư vào các công
ty con trong quý IV/2021. Luỹ kế năm 2022, Masan đem lại khoản doanh thu thuần
đạt 76.189 tỷ đồng, giảm 14% so với năm ngoái. Sau khi cấn trừ các chi phí, tập đoàn
này báo lãi 4.754 tỷ đồng, giảm gần 53%. Năm 2022, công ty đạt mục tiêu kế hoạch
doanh thu đạt 90.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6.900 tỷ đồng. Với kết quả trên,
Masan đã không hoàn thành kế hoạch đã đề ra cho năm 2022.Thông tin thêm về các
mảng kinh doanh của Masan, The CrownX (TCX), nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất
WCM và MCH, ghi nhận doanh thu đạt 56.221 tỷ đồng vào năm 2022, giảm 3,1% so
với năm trước. Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tính đến cuối năm

79
2022, tổng tài sản của Masan đạt 141.342 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Dư nợ
phải trả đến ngày 31/12/2022 của công ty là 104.706 tỷ đồng, tăng 25%. Như vậy dư
nợ phải trả của Masan chiếm tới 73% tổng tài sản.Trong đó, các khoản vay, trái phiếu
phát hành và nợ thuê tài chính là 70.992 tỷ đồng, trong khi con số này ở đầu năm chỉ là
58.176 tỷ đồng. Doanh thu thuần của Masan High-Tech Materials (MHT) trong năm
2022 đạt 15.550 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước do giá APT tăng,
nhưng giảm 1,6% trong quý IV/2022 do tác động tiêu cực từ hàm lượng khoáng sản
thấp hơn ảnh hưởng đến Công ty Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo (NPMC) và
cuộc xung đột Nga - Ukraine cùng với chính sách Zero COVID của Trung Quốc tác
động đến nguồn cầu đối với H.C.Starck (HCS). EBITDA tăng 4,3% trong năm 2022
và giảm 45,4% trong quý IV/2022 do giá năng lượng và chi phí nguyên vật liệu thô
tăng.
3. Giải pháp:
3.1. Cơ cấu tài chính:

Việc quản lý các khoản tiền và tương đương tiền cần được tính toán và dự trữ
hợp lý quỹ tiền mặt. Vì vậy, doanh nghiệp cần:
i. Lập dự báo ngân quỹ và dự báo các khoản phải thu - chi tiền một cách
khoa học để có thể chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ.
ii. Xác định số dư tiền tối thiểu, áp dụng mô hình Miller - Orr vào quản trị
tiền mặt. Qua đó, doanh nghiệp có thể dựa vào để đưa ra những quyết định
tài trợ ngắn hạn khi cần tiền mặt và đầu tư để kiếm lãi suất khi dư tiền
mặt.
iii. Xây dựng định mức dự trữ vốn bằng tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm
bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín,
vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của số vốn tiền mặt nhàn rỗi.
Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Cơ cấu vốn được coi là hợp lý khi chúng phù hợp
với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí
sử dụng vốn. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu về vốn tối thiểu cần
thiết đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo cho quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn.

80
3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

a. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản:


Tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thông suốt, nhịp nhàng, hạn chế tối
đa tình trạng thời gian nhàn rỗi của máy móc thiết bị, ví dụ như thời gian ngừng hoạt
động do lỗi sản xuất. Khi quá trình này được thực hiện đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp
tận dụng tối đa công suất của máy móc, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất, từ đó dẫn đến tăng lợi nhuận. Để đạt được điều này, phòng cung ứng vật tư kỹ
thuật và các phân xưởng nhà máy phải phối hợp một cách có hiệu quả trong việc lập
kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa và kịp thời thay đổi về sản lượng sản xuất do
biến động của thị trường.
b. Nâng cao khả năng sinh lời:
Cố gắng khai thác thị trường hơn nữa, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, áp
dụng các hình thức ưu đãi như giảm giá cho các công trình có quy mô vừa và lớn.
Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm
bền lâu với công ty. Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng
riêng biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu.
3.3. Kết luận
Dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Masan năm 2022 và
những phân tích đã nêu ra có thể đưa ra kết luận khái quát về tổng quan về phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp. Tổng công ty Masan đã mở rộng quy mô và đa dạng
hóa hoạt động kinh doanh, tạo ra doanh thu thuần khá ổn định và vượt trên mức tăng
trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và nợ vay của Tổng
công ty Masan cũng tăng đáng kể, ảnh hưởng đến lợi nhuận và dòng tiền của doanh
nghiệp. Tổng công ty Masan cần cải thiện hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực để
duy trì khả năng thanh toán và sinh lời. Tổng công ty Masan có tiềm năng phát triển
lớn trong tương lai, nhờ vào sự hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu trong và
ngoài nước, cũng như sự sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ. Tổng công ty
Masan cần tiếp tục nắm bắt cơ hội thị trường và khắc phục những thách thức hiện tại.

PHỤ LỤC

81
82
83
84
85

You might also like