You are on page 1of 2

TIPS HỌC TẬP MÔN HÓA HỮU CƠ 1

I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC


1. Ý nghĩa môn học:
- Có thể nói rằng hóa học hữu cơ chính là môn học nền tảng cho hầu hết các môn
học của ngành dược, đó sẽ là tiền đề để các bạn có thể học tốt các môn hóa hữu cơ
2, hóa dược, tổng hợp thuốc thiết yếu,….
- Môn học sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn bao quát về hóa học hữu cơ, về cách
tổng hợp các chất, là nền tảng giúp cho các bạn trong việc nghiên cứu ở các bộ môn
như hóa hữu cơ, hóa dược, hóa phân tích,…
2. Đánh giá mức độ:
- Môn học này chiếm 2 tín chỉ.
- Môn học này không quá khó nhưng thường các bạn sinh viên không đạt điểm cao
vì thấy có nhiều kiến thức cần nhớ và đồng thời phải biết áp dụng bài tập. Nếu các
bạn lắng nghe kĩ bài giảng của thầy cô và làm bài tập thêm thì kết quả sẽ tốt hơn rất
nhiều.
II. KINH NGHIỆM THI
1. Hình thức thi:
- Giữa kì: chiếm 30%, sẽ thường bao gồm 5 chương đầu tiên, xoay quanh các vấn
đề đại cương của hóa hữu cơ. Do đó các bạn hãy cố gắng điểm cao ở bài thi này nha
vì nó sẽ dễ hơn kiến thức của bài thi cuối kì khá nhiều đó. Về hình thức, nó sẽ bao
gồm hai phần: trắc nghiệm (8 điểm) và tự luận (2 điểm). Tự luận sẽ cho viết công
thức giới hạn.
- Cuối kì: chiếm 70%, bao gồm tất cả các chương đã được học, gồm 2 phần trắc
nghiệm (7 điểm) và tự luận (2 điểm). Do lượng kiến thức khá nhiều (vì thi nhiều
chương) nên các bạn hãy học dần dần tránh việc gần thi mới bắt đầu học sẽ không
kịp.
2. Kinh nghiệm thi:
- Khi thi giữa kì, do phần công thức cộng hưởng khá dễ nhưng các bạn thường không
hiểu cách viết nên hãy làm nhiều bài tập để hiểu cách viết hơn. Thời gian thi giữa kì
vừa đủ nên các bạn hãy bình tĩnh và xem xét kĩ nha.
- Với bài thi cuối kì thì mức độ khó “nhai hơn” do đề thi khá dài và có phần điều
chế. Đây là một phần tương đối khó vì nó sẽ bao gồm tất cả kiến thức hóa hữu cơ
của bạn, đòi hỏi phải nhớ các phương trình phản ứng và biết thiết lập quá trình tổng
hợp phù hợp với tính chất hóa học cùng với hiệu suất khá tốt nên đòi hỏi bạn phải
làm nhiều bài tập để làm quen và nắm vững kiến thức.
III. KINH NGHIỆM HỌC
- Với kinh nghiệm học hóa hữu cơ, thì việc học hóa hữu cơ phải nắm vững các vấn
đề về lập thể và hiệu ứng cấu trúc. Nó sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn chung nhất về
việc phản ứng tại sao sẽ xảy ra tại vị trí này, tại sao không phải ở vị trí kia.
- Khi học các chương thì bạn nên hệ thống lại các phản ứng đặc trưng của mỗi
chương, chẳng hạn với alkane là phản ứng thế gốc tự do, trong đó việc dùng Br2 sẽ
chọn lọc hơn Cl2,……
- Nên nghe kĩ các bài giảng trên lớp của thầy cô và ôn tập sau đó để tránh dồn quá
nhiều kiến thức lúc gần thi sẽ khó nhớ.
- Mặc dù không yêu cầu thi cơ chế phản ứng nhưng nếu bạn học cả cơ chế phản ứng
thì bạn sẽ dễ hiểu hơn các phản ứng hóa học đó.
- Học theo nhóm cũng là một điều thú vị, nó sẽ giúp các em bổ sung sự thiếu sót cho
nhau.
- Và nếu được, hãy tìm cho mình một người học thật tốt, họ sẽ giúp bạn rất nhiều đó.
- Cuối cùng, hóa hữu cơ thật sự không phải là môn học thuộc bài nhiều mà nó đòi
hỏi bạn phải hiểu và áp dụng được nên hãy thật chăm chỉ nhé.
“Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao!”
Ban Học Tập Lễ Kết Nghĩa Dược Khoa 2023

You might also like