You are on page 1of 13

Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Bất động sản Khoa học Giải

trí Thể thao Pháp luật

Góc nhìn Chính trị & chính sách


Thứ năm, 21/12/2023, 15:00 (GMT+7)

Ăn bớt của học


sinh
Trần
Đăng
Tuấn
Nhà
báo,
người
sáng
143 lập
chương
trình
Cơm
có thịt
(Quỹ
Trò
nghèo
vùng
cao)

Với mức hỗ trợ tương

đương 40% lương cơ bản,

mỗi ngày học có không ít

hơn 30 nghìn đồng mua

thức ăn cho mỗi em. Bữa

chính có không ít hơn 12


Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

nghìn mỗi em. Như vậy

bữa sáng có sáu nghìn mỗi

em.

Nếu mâm ăn 11 em, tiền

thức ăn bữa chính khoảng

130 nghìn. Bằng số tiền đó

không thể có một bàn ăn

nhiều thịt, cá, nhưng cũng

không đến mức chỉ có nồi

canh rau và món đậu phụ

lẫn số thịt băm nhỏ đến

mức dưới ống kính truyền

hình có độ phân giải cao

mà người xem cũng khó

nhìn thấy. Nhưng trên bảng

tài chính công khai của bếp

ăn vẫn ghi bữa ăn cho trên

170 em có định lượng 14

kg thịt và 14 kg xương.

Dấu hiệu bớt xén là rõ

ràng. Đây không còn là vấn

đề gây xót xa, bực bội. Đây

là vấn đề pháp luật. Tiền ăn

của các em, nếu bị chiếm

2 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

đoạt, thì người chiếm đoạt

phải chịu trách nhiệm hình

sự, không còn là vấn đề xử

lý hành chính.

Học sinh bán trú ở trường

phổ thông dân tộc bán trú

là thành phần được hưởng

hỗ trợ từ Nhà nước cao

hơn cả. Thực tế thì rất

nhiều học sinh dân tộc

vùng cao khác, hoàn cảnh

khó khăn không kém,

nhưng không nằm trong

diện được cấp gạo và tiền

ăn ở mức nói trên. Nhiều

học sinh nghèo, ở trong ký

túc xá của trường cả tuần,

nhưng không có tiêu chuẩn

15 kg gạo và tiền ăn bằng

40% lương cơ sở. Nguyên

do là cơ chế xác định tiêu

chuẩn hiện nay chưa bao

trùm hết các em khó khăn.

Vì vậy, hiệu trưởng nhiều

3 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

trường có học sinh ở bán

trú, nhưng không phải là

trường Phổ thông Dân tộc

bán trú, từ đầu năm học

thường phải chạy đôn đáo

xin gạo và tiền từ các nhà

hảo tâm để duy trì bữa ăn

cho các em.

Các em này là đối tượng hỗ

trợ của các quỹ, các tổ

chức, cá nhân. Quỹ Trò

nghèo vùng cao của chúng

tôi là một trong số tổ chức

nhiều năm nay làm việc

này.

Sau khi bữa ăn bán trú ở

Bắc Hà, Lào Cai nói trên

được báo chí phản ánh,

Quỹ Trò nghèo vùng cao và

cá nhân tôi nhận được

nhiều tin nhắn của người

ủng hộ. Mặc dù việc cụ thể

không liên quan đến hoạt

động từ thiện (mà thuộc

4 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

khu vực sử dụng tiền hỗ trợ

của Nhà nước), nhưng sự

lo ngại là chính đáng. Đơn

giản là: Nếu tiền ăn của học

sinh miền cao do Nhà nước

cấp bị bớt xén, thì có gì

đảm bảo chuyện đó không

xảy ra với tiền ủng hộ từ

thiện?

Ngay từ đầu, đây là nỗi lo

của chúng tôi, cũng như

của mọi quỹ, mọi tổ chức

đứng ra vận động ủng hộ.

Điều luôn khiến chúng tôi lo

âu là tiền huy động, đã

chuyển đi trọn vẹn, lại

không được sử dụng đúng

tại nơi nhận. Chuyện này

một khi xảy ra, sẽ hủy hoại

niềm tin của người ủng hộ.

Đầu năm học 2018, tôi từng

chia sẻ với các hiệu trưởng

trường vùng cao: "Cơm có

thịt hiện hỗ trợ cho một vạn

5 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

học sinh ở 105 trường rải

rác khắp vùng cao, chủ yếu

là Tây Bắc. Quỹ có đội ngũ

kiểm soát viên tài chính

trình độ cao. Nhưng điều

hiển nhiên là không có cách

gì theo dõi 105 nơi hàng

ngày mua lạng thịt hay quả

trứng.

Chúng tôi làm được và sẽ

luôn làm cho được việc các

đồng tiền ủng hộ gửi trọn

vẹn lên vùng cao... Còn khi

tiền đã đến tay các nhà

trường, thì trách nhiệm

pháp lý sử dụng đúng và

trọn vẹn thuộc về nhà

trường.

Nhưng đó là chuyện pháp

lý. Ở đây đâu chỉ là chuyện

trách nhiệm pháp lý đơn

thuần. Nếu xảy ra tiền đến

nhà trường mà không trọn

vẹn thành thịt cho các em,

6 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

thì tất cả chúng ta - Quỹ và

Nhà trường - sẽ làm vỡ tan

lòng tin của người ủng hộ".

Nhưng chỉ lo thôi là không

đủ, vấn đề là cần làm gì?

Thủ tướng, Chính phủ ra

quyết định về chế độ hỗ trợ

học sinh nghèo vùng cao.

Nhưng Thủ tướng và Chính

phủ không thể hàng ngày

kiểm tra theo dõi được. Đó

là việc phải làm chủ yếu tại

địa phương, không phải chỉ

qua giấy tờ, chứng từ, báo

cáo. Các bữa ăn hiển hiện

trên bàn, không khó để có

cách kiểm tra đối với những

người có trách nhiệm. Tiền

chi cho bữa ăn học sinh là

khoản đầu tư không lớn so

với các khoản chi khác của

Nhà nước cho địa phương,

nhưng nó là sự đầu tư của

đạo lý, đầu tư cho con em

7 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

nghèo, đầu tư cho tương

lai. Những sự việc bớt xén

như trên, nếu để xảy ra, sẽ

hủy hoại rất nhiều hình ảnh

của địa phương. Chỉ riêng

khía cạnh này thôi, với địa

phương, cái giá là quá đắt.

Để làm tốt việc giám sát tại

chỗ, trước hết, mọi khoản

ủng hộ của mọi tổ chức

phải được công khai để tất

cả giáo viên, học sinh, phụ

huynh, các cấp quản lý địa

phương biết rõ. Càng nhiều

người biết cụ thể nhà

trường đang nhận sự hỗ

trợ nào, cho các em học

sinh nào, mức hỗ trợ ra

sao, sẽ càng giảm thiểu rủi

ro. Nếu chỉ có lãnh đạo nhà

trường và một hai người

làm công việc kế toán, phụ

trách bếp ăn biết thôi, sự

giám sát sẽ không cao.

8 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

Mọi hợp đồng tài trợ tiền ăn

đều nên có sự tham gia ký

kết của đại diện phụ huynh.

Điều cần làm là tăng cường

vai trò giám sát thực sự

của phụ huynh. Mong muốn

này không dễ với phụ

huynh vùng cao, nhưng

nếu nỗ lực vẫn có thể làm

hơn được. Với bữa ăn, việc

kiểm tra không khó, cái khó

là có người làm việc đó

thường xuyên hơn không.

Cho dù có áp dụng cả

những cách làm kỹ thuật,

như chúng tôi đang thử

nghiệm nhận hình ảnh từ

camera ở bếp ăn, thì cũng

không thể bằng giám sát

thường xuyên và phản ánh

kịp thời của người tại chỗ.

Gần đây, có chương trình

từ thiện được đặt trên nền

tảng cá thể hóa. Bằng các

phương thức áp dụng tin

9 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

học, người ủng hộ tiền biết

học sinh cụ thể mình ủng

hộ là ai, do đó cho phép kết

nối giữa người ủng hộ với

học sinh được hỗ trợ.

Người ủng hộ có thể kiểm

tra việc thụ hưởng của cá

nhân được ủng hộ. Đó

cũng là cách làm rất tốt mà

ở các trường hợp áp dụng

được nên cố gắng thực

hiện.

Có một thực tế lớn lao: sự

hỗ trợ của Nhà nước và

cộng đồng trong những

năm qua đã giúp hàng trăm

nghìn học sinh khu vực khó

khăn nhất đi học và có cơ

hội trở thành nguồn nhân

lực rất quý để có tương lai

vùng cao hết nghèo. Khi

học sinh nghèo còn thì Nhà

nước vẫn sẽ thực hiện

chính sách hỗ trợ, và các

nhà hảo tâm, các tổ chức

10 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

xã hội vẫn chung tay góp ở

những phần mà chính sách

của Nhà nước chưa phủ

hết được.

Hơn chục năm thực hiện

chương trình "Cơm có thịt"

cho học sinh nghèo vùng

cao, chúng tôi tiếp xúc với

rất nhiều hiệu trưởng và

giáo viên, những người lo

việc giáo dục ở vùng cao.

Khi chưa có nguồn hỗ trợ,

chuyện thầy cô lấy tiền

lương ra để duy trì bữa ăn,

chuyện thầy cô hướng dẫn

học sinh nuôi lợn, nuôi gà

vịt để cải thiện bữa ăn, thầy

cô lo lắng đi tìm mọi nguồn

hỗ trợ từ xã hội cho bếp

ăn... ở đâu cũng có.

Vẫn còn những "con sâu bỏ

rầu nồi canh", nhưng nếu

không có niềm tin vào giáo

viên vùng cao, chắc hẳn

11 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

chúng tôi không dám huy

động đóng góp của cộng

đồng. Càng đi càng gặp,

chúng tôi càng có nhiều

thêm niềm tin ấy.

Và để vun đắp tương lai

cho trẻ vùng cao, cũng là

tương lai của đất nước,

cần phải làm mọi điều để

bảo vệ niềm tin ấy.

Trần Đăng Tuấn

Lưu Chia

sẻ

Trang chủ Thời sự Thể thao Khoa học Rao vặt Tải ứng dụng

Video Góc nhìn Pháp luật Số hóa Startup VnExpress

Podcasts Thế giới Giáo dục Xe Mua ảnh International


VnExpress
Ảnh Kinh doanh Sức khỏe Ý kiến Liên hệ
eBox
Infographics Bất động sản Đời sống Tâm sự Tòa soạn

Giải trí Du lịch Thư giãn Quảng cáo


Mới nhất Hợp tác bản quyền
Xem nhiều
Đường dây nóng
Tin nóng
083.888.0123
(Hà Nội)
082.233.3555

12 of 13 2024/02/17, 19:17
Ăn bớt của học sinh https://vnexpress.net/an-bot-cua-hoc-sinh-4691665.html

(TP. Hồ Chí Minh)

Báo điện tử Điều khoản Chính sách Theo dõi


Cookies RSS
sử dụng bảo mật VnExpress trên

Báo tiếng Việt nhiều người Tổng biên tập: Phạm Hiếu © 1997-2024. Toàn bộ bản quyền
xem nhất Địa chỉ: Tầng 10, Tòa A FPT Tower, số thuộc VnExpress
Thuộc Bộ Khoa học và Công 10 Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu
nghệ Giấy, Hà Nội
Số giấy phép: 548/GP- Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500
BTTTT ngày 24/08/2021

13 of 13 2024/02/17, 19:17

You might also like