You are on page 1of 4

ÔN THI HÌNH SỰ CHUYÊN SÂU.

Phần chung- CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỀ THI


- Theo sự hướng dẫn của các Sư Phụ trong Tổ Môn Hình Sự, thì cách thức trả lời theo đáp án bám theo sườn
sau để có được điểm và đúng quan điểm của người chấm.
-I- LOẠI CÂU HỎI: LUẬT SƯ CẦN LÀM GÌ KHI TIẾP XÚC VỚI GIA ĐÌNH THÂN CHỦ ĐẾN NHỜ
LUẬT SỬ BẢO VỆ / BÀO CHỮA...
- Với câu hỏi này chúng ta sẽ trả lời với khung sườn như sau:
- Luật sư tiếp xúc chào hỏi ân cần trò chuyện, an ủi, ổn định tâm lý của gia đình thân chủ.
- Xem xét các hồ sơ giấy tờ và xác định cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án, đang giai đoạn nào của vụ án.
( đang ở giai đoạn nào điều tra hay đã có quyết định khởi tố, hay đã có quyết định đưa ra xét xử... tùy tình
huống đề bài).
- Giải thích pháp luật sơ bộ cho gia đình thân chủ theo nội dung giấy tờ và tình tiết.
- Yếu cầu cung cấp cụ thể các thông tin, diễn biến sự việc trọng tâm của vụ án.
- Xác định nhân thân, về thái độ, mối quan hệ gia đình thân chủ với người bị hai/ bị can bị cáo.
-II- LOẠI CÂU HỎI : ANH CHỊ CẦN LÀM THỦ TỤC GÌ ĐỂ CÓ THỂ TRỞ THÀNH LUẬT SƯ BÀO
CHỮA/ BẢO VỆ CHO THÂN CHỦ.
- Với loại câu hỏi này cần xác định thủ tục luật sư, nghĩa là cần mô tả công việc làm các thủ tục nào, tại cơ
quan nào để có thể chính thức trở thành luật sư tham gia trong vụ án.
Câu trả lời được theo các ý chính:
- Theo điều 27 luật luật sư.
1 - Luật sư chuẩn bị giấy tờ:
+ Thẻ luật sư
+ Giấy giới thiệu của VPLS mà luật sư đang công tác.
+ Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc yêu giấy cầu luật sư của khách hàng. (Lưu ý khuyến cáo là nên liệt kê hai
loại giấy này ra luôn, vì theo nguyên tắc, thừa mà không sai còn hơn thiếu).
+ tuy nhiên theo tôi đọc được một số đáp án trước đây, giáo trình hướng dẫn của HVTP và thực tế một số các
giấy tờ sau anh chị cần chuẩn bị: Giấy tờ tùy thân như CMND. CHứng chỉ hành nghề luật sư.
2- Trong trường hợp vụ án có chỉ định luật sư (như vụ án có khung hình phạt cao nhất là tử hình, hoặc trẻ em
phạm tội...)
- Một số lầm tưởng rằng không cần làm thủ tục, tuy nhiên vẫn phải làm thủ tục luật sư.
- Các giấy tờ giống như trên và được bổ sung quyết định phân công của đoàn luật sư tỉnh X. thay cho hợp
đồng dịch vụ pháp lý hoặc giấy yêu cầu luật sư.
3- NƠI LÀM THỦ TỤC
- Sau khi chuẩn bị giấy tờ đầy đủ như trên, Luật sư đến làm thủ tục tại cơ quan đang tiến hành vụ án tùy theo
giai đoạn nào của đề bài mà ghi vào. Ví dụ đang trogn giai đoạn điều tra thì đến làm thủ tục tại cơ quann điều
tr, nếu đã có quyết định truy tố của Viện kiểm sát thì làm thủ tục tại VKS. Nếu có quyết định đưa ra xét xử thì
nộp làm thủ tục tại tòa án.
4- SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY ĐƯỢC PHÉP BÀO CHỮA/ BẢO VỆ.:
- Sau khi được cấp phép thì luật sư liên hệ với cơ quan tố tụng để tiến hành các coogn việc cụ thể tùy từng giai
đoạn, có thể làm giấy yêu cầu tham gia hỏi cung bị can, sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án tại tòa......
- III- LOẠI CÂU HỎI : VỚI VAI TRÒ LS ANH CHỊ LƯU Ý GÌ TRONG VỤ ÁN ĐỂ BẢO VỆ/BÀO CHỮA
CHO THÂN CHỦ.
- Loại câu hỏi này thường phải được trả lời vào nội dung của vụ án, nghĩa là bỏ qua hình thức và các thủ tục tố
tụng bình thường. Tập trung vào diễn biến vụ án, chứng cứ, lời khai.
- Trả lời theo các ý sau:
1- Cần lưu ý chứng cứ, xem xét kỹ các loại chứng cứ...
2- Cần lưu ý nghiên cứu các lời khai bị/ can bị cáo (Tùy giai đoạn mà dùng từ bị can hay bị cáo cho phù hợp),
người bị hại, người có liên quan, đối chiếu xem xét có phù hợp hoặc vô lý hay không.
3- Nghiên cứu lời khai người làm chứng có phù hợp hay mâu thuẫn.
4- Cần lưu ý về kết quả giám định. Trong phần này anh chị chỉ được dùng và nghiên cứu kết quả giám định
của hội đồng giám định y khoa hoặc định giá thiệt hại...
(Không dùng kết quả giám định thương tật của Bệnh Viện.)
5- Tuy nhiên theo ý của tôi, khi xem các đáp án trước đây, cần phải thêm các yếu tố đặc trưng của từng loại án
mà đề bài ra, mà có những điểm lưu ý
- Ví dụ như án cố ý gây thương tích hoặc giết người thì cần lưu ý thêm hung khí có phù hợp với vết thương
hay không, vết thương có quan hệ nhân quả và trực tiếp gây ra cái chết hay không. Hoặc với vụ án hiếp dâm
thì thái xem xét đến mối quan hệ của bị can bị cáo với bị hai, xem xét thái độ và ý chí của cả hai thế nào. Xem
xét mẫu xét nghiệm AND tinh dịch của bị can /bị cáo có phù hợp với mẫu giám định lấy tờ âm đạo của người
bị hại không. Các vết thương hoặc cào xước có hay không, có phù hợp với các dấu vết để lại trên hiện trường
có phù hợp với tình trạng lúc đó không...
Tôi muốn nói ở đây là ngoài những ý chung thày hướng dẫn, câu trả lời cần đi vào chi tiết các đặc trưng của
từng loại vụ án để phát triển thêm ý.
- IV- LOẠI CÂU HỎI: ANH CHỊ NHẬN XÉT GÌ VỀ VIỆC ÁP DỤNG CỦA CƠ QUAN TỐ TỤNG.
- Để trả lời câu hỏi loại này, anh chị lưu ý về quy trình tố tụng về thời gian, về thẩm quyền, về các biện pháp
khác của cơ quan tố tụng. Chủ yếu anh chị phỉa đọc luật Tố Tụng Hình Sự.
- Anh chị cần nhận xét 3 vấn đề chính trong bài làm của mình. Đó là:
+ Nhận xét về tội danh
+ nhận xét về biện pháp ngăn chặn
+ nhận xét về thẩm quyền thụ lý và giải quyết.
Lưu ý các điểm sau
-1 - Về phần nhận xét tội danh, nếu như có hỏi về điều này, sẽ rất có khả năng xu hướng kết luận điều tra hoặc
cáo trạng sẽ nặng hơn nếu đề bài hỏi anh chị trong vai trò là ls bào chữa. Và có xu hướng nhẹ hơn nếu đề xếp
anh chị trong vai trò là luật sư bảo vệ bị hại.
Để trả lời cho việc này. anh chị sẽ có thần chú thế này:
-" Việc truy tố (hoặc khởi tố) của cơ quan điều tra (hoặc VKS) quận xyz là:
-a- Đúng quy định tại điều X nhưng không phải tại khoản Y, điểm Z... Mà là ở Khoản T. ( tùy thuoocj vào nội
dung và tình huống và quan điểm bào chữa mà đưa điều nào luật sư thấy hợp lý).
Hoặc
- b- Không đúng vì theo điều khoản KMN... là không có tội.( tùy theo tình huống và quan điểm bào chữa)
-2- Nhận xét về biện pháp ngăn chặn.
- Vấn đề này anh chị phải đọc luật tố tụng hs trong điều biện pháp ngăn chặn, điều kiện, thẩm quyền và thời
gian... để áp vào tình huống đề bài mà trả lời nhận xét cho phù hợp.
Nhận xét về thẩm quyền:
- Xem xét công việc của cơ quan điều tra, VKS, tòa án về thẩm quyền giải quyết, và áp dụng các biện pháp,
cần xem xét có đúng tố tụng không? có vi phạm tố tụng về thẩm quyền ban hành và xử lý không? có phù hợp
với luật tố tụng không từ đó nêu ra căn cứ pháp lý trong nhận xét..
- V- LOẠI CÂU HỎI: LÀ LUẬT SƯ BẢO VỆ/ BÀO CHỮA CHO A, ANH CHỊ HÃY LẬP KẾ HOẠCH
XÉT HỎI.
Loại câu hỏi này sẽ cần trả lời hai ý chính: đó là Đối tượng xét hỏi và Nội dung xét hỏi.
Câu trả lời sẽ kiểu như sau:
- Trong vụ án trên với vai trò là luật sư bào chữa ( hoặc ls bảo vệ nếu anh chị là ls bảo vệ bị hại) cần lập kế
hoạch hỏi những người sau đây:
1- ĐỐI TƯỢNG HỎI:
+ Hỏi Bị Cáo
+ Hỏi người bị hại
+ Hỏi người làm chứng
2- NỘI DUNG CÂU HỎI
Nội dung câu hỏi sẽ hỏi từng đối tượng trên, theo một mục đích để làm rõ các vấn đề sau
+ Hỏi để làm rõ động cơ mục đích,
+ Hỏi để làm rõ mối quan hệ giữa bị cáo và bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng
+ Hỏi về diễn biến xảy ra vụ việc
+ Hỏi để làm rõ hậu quả, thiệt hại.
+ Hỏi làm rõ nhân thân,
+ Hỏi làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như đền bù thiệt hại, gia đình có công,
vấn đề thành khẩn ăn năn khai báo...
*** Lưu ý khi làm bài phải lồng ghép sự kiện theo đề bài đã cho và tùy từng đối tượng mà hỏi những câu cho
phù hợp. Ví dụ không thể hỏi bị hại, người làm chứng là động cơ mục đích hành động gây án. hay hỏi người
bị hại là có đền bù gì chưa.
Và khi làm bài cũng phải dựa vào tình tiết và vai trò LS của mình để đưa các câu hỏi về mục đích bảo vệ hay
bào chữa cho thân chủ.
-VI- LOẠI CÂU HỎI QUAN ĐIỂM BÀO CHỮA.
Trước khi nói về phần bản luận cứ, Nhận xét riêng của tôi về các đề thi trước đây:
Thật ra câu hỏi này cũng không ra rõ ràng độc lập như một câu hỏi riêng mà nó được lồng ghép vào các câu
như nhận xét về bản cáo trạng như trên, và nó có thể biến thể nhập vào câu hỏi về ý chính của bản luận cứ.
Trong trường hợp này anh chị cần định hình quan điểm bảo chữa của mình từ lúc đọc tình tiết và có thể biến
đổi theo tình tiết bổ sung. Tuy nhiên, các anh chị cần phải hiểu được bản chất của tình tiết bổi sung, đôi khi nó
bổ sung một cách logic để làm rõ tình tiết của đề bài còn thiếu, cũng có thể tình tiết bổ sung dùng tình tiết "
nếu... " hoặc "trường hợp..." và nội dung của nó theo chiều ngược lại hoặc điểm mấu chốt giả sử trong đó làm
thay toàn bộ tình tiết ban đầu làm vụ án ngã sang một hướng khác hoàn toàn. Lúc này thì nó gần như là một
câu hỏi độc lập để đặt ra một giả thiết mới phát sinh và kiểm tra kiến thức của học viên ở một khía cạnh khác.
Thông thường các câu hỏi ở tình tiết bổ sung này sẽ độc lập và chấm dứt ngay tại câu đó trước khi quay về với
chuỗi logic ban đầu. và nếu không có sự xác nhận lại từ câu sau về tính chính xác của tình tiết này thì nghĩa là
nó được loại trừ ra trong việc hình thành nên quan điểm bào chữa và nền tảng viết luận cứ ở câu sau.
-VII- LOẠI CÂU HỎI: TRÌNH BÀY Ý CHÍNH TRONG BẢN LUẬN CỨ:
Câu hỏi này rất thường ra, trường hợp này sẽ cần trả lời theo cấu trúc chính của một bản luận cứ. Kết hợp với
quan điểm bào chữa, luật áp dụng, tình tiết thực tế... mà nêu ra các ý chính. Phải đảm bảo đucợ cấu trúc sau:
- PHẦN 1: Giới thiệu luật sư và vai trò của luật sư trong vụ án.
(nếu có đủ thời gian anh chị có thể ghi ra vài dòng cho sinh động ví dụ: Kinh Thưa HDXX
Thưa vị đại diện VKS
Thưa ls đồng nghiệp và toàn thể quý vị có mặt tại đây.
Tôi là luật sư Ng.V.A. là là luật sư tại VPLS XYZ thuộc đoàn luật sư tỉnh H. Hôm nay tôi đến đây với vai trò
là luật sư bào chữa ( bảo vệ) cho thân chủ của tôi trong vụ án.....
PHẦN 2:
Trong phần nội dung cần gạch đầu dòng các ý chính sau:
- Trước tiên nêu lên quan điểm, đồng ý hay không đồng ý với VKS truy tố thân chủ tôi về tội ... ở điều ...
khoản ...
sau đó anh chị phân tích quan điểm của mình về hành vi phạm tội về tính khách quan về hậu quả, về động cơ
mục đích... chiếu theo điều nào trong luật...
- sau đó phản bác ý kiến của VKS nếu thấy không đúng.
- Anh chị phải phân tích hteem các ttinhf tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng bằng câu:
"Ngoài ra thân chủ tôi còn được hưởng các tình tiết giảm nhẹ/ tăng nặng ..."
(liệt kê ra theo điều 46 hoặc 48).
Sau đó anh chị đề nghị áp dụng điều 47 nếu đủ 2 tình tiết giảm nhẹ tại điều 46 để đucợ hưởng tình tiết giảm
nhẹ
- Anh chị cần nêu lên vấn đề thiệt hại và bồi thường dân sự.
PHẦN 3: Kết Luận:
Anh chị cần nêu các ý:
- Đề nghị HDXX xem xét và xét xử thân chủ tôi phạm tội tại điều .. khoản...
- Xin cảm ơn HDXX.
-VIII- LOẠI CÂU HỎI: HỎI VỀ VIỆC TRANH LUẬN VỚI VKS HOẶC LS PHÍA BÊN KIA.
Với loại câu hỏi này anh chị phải xét đến quan điểm bảo chữa của mình bám sát để phản bác ý kiến của ls bên
kia hoặc VKS. Phản bác có thể là phản bác hoàn toàn hoặc một phần nào đó để hướng đến bảo vệ quan điểm
của mình. Tùy tình huống và tình tiết đề bài đưa ra phần tranh luận của bên kia.
Ở phần này căn cứ luật cũng rất quan trọng để phản bác hoặc bảo vệ quan điểm của mình.
Thật ra nó là một phần của bản luận cứ. Trong trường họp làm tốt bản luận cứ thì phần này chỉ là cách mô tả
lại cho sinh động hoặc thêm một vài lý lẽ, căn cứ để đối đáp với phần tranh luận của bên kia.
- IX- LOẠI CÂU HỎI KHÁNG CÁO:
- Trong đề thì cũng có thể xuất hiện câu hỏi đề đưa ra một bản án của tòa sơ thẩm và hỏi anh chị có kháng cáo
không.
Với câu hỏi này đa số chúng ta thấy tòa xử có vẻ đúng và hợp lý nhưng đề thi không đơn giản vậy.
- Lẽ cuộc sống vốn "không ai cho không ai cái gì" vẫn đúng trong trường hợp này, Trường cũng sẵn sẵn
không cho anh chị điểm nếu bạn trả lời không một cách xúc tích nhất. Nghĩa là câu trả lời là "không kháng
cáo" thì chắc chắn không có điểm. Mục đích câu hỏi này là để cho học viên có yêu cầu kháng cáo và kiểm tra
sự hiểu biết của bạn trong vấn đề kháng cáo.
- Vậy câu trả lời sao là hợp lý và có điểm?
Sẽ là:
- Có kháng cáo
- Đơn kháng cáo viết theo mẫu (nếu anh chị dư thời gian có thể trình bày rõ ràng hơn như một đơn kháng cáo
thật sự)
- Nội dung kháng cáo: kháng cá toàn bộ bản án sơ thẩm số... ngày ....
- Lý do kháng cáo:
+ Nếu là bảo vệ bị hai: Tòa án Nhân dân xyz vẫn chưa đánh giá hết tính nguy hiểm của hành vi gây ra cho xã
hội của bị cáo...
+ Nếu là Bào chữa cho bị cáo: Tòa án nhân xyz đã đánh giá quá cao tính nguy hiểm của hành vi do bị cáo gây
ra....
----------------------

You might also like