You are on page 1of 22

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2

TIẾT 13
CHIA SẺ KẾT QUẢ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN, THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ,
THẦY CÔ TRONG CÁC TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được biểu hiện của sự tự tin, thân thiện trong các môi trường học tập,
giao tiếp

- HS biết chủ động, tự tin, thân thiện, giao tiếp phù hợp
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện
sự sáng tạo.
- Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu
học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập
hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- HS chia sẻ được kết quả vận dụng về sự chủ động của bản thân trong các môi trường
học tập, giao tiếp khác nhau; học hỏi, vận dụng được các kinh nghiệm của bạn bè.

- Có trách nhiệm với bản thân, trung thực, nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ về sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp
b. Nội dung: Phân tích và xử lí tình huống
Cho HS xem video: https://www.youtube.com/watch?v=ES4Ehg4YEGM
Thầy giáo trong câu truyện đã làm điều gì độc đáo? Em có ủng hộ cách của thầy giáo
hay không? Vì sao?
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS xem video
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi cặp đôi
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS nêu được những biểu hiện cụ thể của việc tự tin, thân thiện trong các môi trường học
tập, giao tiếp khác nhau.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận về sự chủ động trong môi trường học
tập và giao tiếp khác.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem tự bản thân mình sẽ làm gì để thay đổi.
* Kế hoạch tuần 14:
- Tham gia ngoại khóa về An toàn giao thông, hội nghị truyền thông vào t6 ngày 9/12
- Hoàn thành hồ sơ, nộp tiền bảo hiểm y tế
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Tham gia giải bóng đá học sinh.

2. Chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin, thân thiện với bạn bè, thầy cô trong các tình
huống giao tiếp, ứng xử
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Chia sẻ những khó khăn của chính bản thân em trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân
thiện với thầy cô hàng ngày:
- Tâm lý giao tiếp của em như nào khi giao tiếp?
- Thói quen giao tiếp ra làm sao?
* Theo em cần làm gì để rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp, ứng xử,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm theo bàn
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
* Những khó khăn của em trong giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè:
+ Tâm lý giao tiếp: trong giao tiếp, đôi khi em gặp phải những xung đột, bất đồng ý kiến
với bạn bè, gây ra trạng thái tức giận, nói ra những lời khó nghe
+ Thói quen ngại giao tiếp khi ở những nơi công cộng đông người, ở một môi trường mới,
khó bắt chuyện với người khác
* Cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp, ứng xử.
+ Chủ động kết bạn, tham gia các hoạt động chung
+ Chủ động tham gia nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè
+ Đọc sách, báo… để nâng cao hiểu biết
+ Luyện nói với âm lượng vừa phải, rõ ràng, lưu loát, tươi vui
+ Tập trung vào mục đích giao tiếp, tránh nói vòng vo lan man, dài dòng
+ Chú ý phát huy điểm mạnh của bản thân và chia sẻ niềm đam mê của mình với mọi
người
+ Chú ý đến trang phục: ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với bản thân để tạo thiện cảm
cho mọi người.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng về sự tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè
b. Nội dung: Giải quyết tình huống
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia sẻ cách em thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, ứng ở trong những tình huống
sau:

Tình huống Cách xử lí

1.Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm học, cô giáo tổ chức bầu ban
cán sự lớp và hỏi có bạn nào xung phong không. Linh đã làm lớp
trưởng nhiều năm và thấy mình có kinh nghiệm, nhưng không dám
tự ứng cử.

2. Nam có năng khiếu và học tốt môn Tiếng Anh. Vì vậy thầy giáo
và các bạn trong lớp đề cử nam tham gia đội tuyển môn Tiếng Anh
của trường. Nam cảm thấy băn khoăn, lo lắng nên ngập ngừng chưa
trả lời.

3. Ngày đầu tới nhận lớp, Bảo nhìn quanh và chỉ thấy có mỗi Nga
là bạn cũ, còn lại toàn là bạn mới. Bảo muốn làm quen với các bạn
nhưng chưa biết bắt đầu thế nào.

4. Cô giáo đưa ra một vấn đề đang rất được xã hội quan tâm và yêu
cầu học sinh thể hiện quan điểm của mình về vấn đề đó. Hầu hết
các bạn trong lớp đều rất tán thành, đồng tình nhưng em lại có suy
nghĩ khác các bạn. Em phân vân, liệu có nên phát biểu không và
phát biểu như thế nào để thể hiện sự tự tin và thân thiện của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Chia sẻ cách em thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, ứng ở trong những tình huống
sau:

Tình huống Cách xử lí

1.Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm học, cô Nếu em là Linh em sẽ mạnh dạn dơ tay
giáo tổ chức bầu ban cán sự lớp và hỏi có ứng cử nêu lên những ưu điểm của mình
bạn nào xung phong không. Linh đã làm lớp để cô và các bạn tín nhiệm hơn.
trưởng nhiều năm và thấy mình có kinh
nghiệm, nhưng không dám tự ứng cử.

2. Nam có năng khiếu và học tốt môn Tiếng Nếu là Nam em sẽ tự tin tham gia vào
Anh. Vì vậy thầy giáo và các bạn trong lớp đội tuyển của trường để có thể học hỏi
đề cử nam tham gia đội tuyển môn Tiếng hỏi thêm nhiều kiến thức và có thể giao
Anh của trường. Nam cảm thấy băn khoăn, lưu với các bạn nhiều hơn.
lo lắng nên ngập ngừng chưa trả lời.

3. Ngày đầu tới nhận lớp, Bảo nhìn quanh và Nếu em là Bảo em sẽ mạnh dạn và tự tin
chỉ thấy có mỗi Nga là bạn cũ, còn lại toàn tới chủ động chào hỏi làm quen với các
là bạn mới. Bảo muốn làm quen với các bạn bạn.
nhưng chưa biết bắt đầu thế nào.

4. Cô giáo đưa ra một vấn đề đang rất được - Em sẽ mạnh dạn đưa ra ý kiến của
xã hội quan tâm và yêu cầu học sinh thể hiện mình, vì nó thể hiện suy nghĩ độc lập của
quan điểm của mình về vấn đề đó. Hầu hết cá nhân em. - Khi phát biểu, em sẽ bổ
các bạn trong lớp đều rất tán thành, đồng sung thêm: Với vấn đề mà cô đưa ra, tớ
tình nhưng em lại có suy nghĩ khác các bạn. lại có ý kiến khác với mọi người….Đây
Em phân vân, liệu có nên phát biểu không và là quan điểm, suy nghĩ cá nhân của tớ,
phát biểu như thế nào để thể hiện sự tự tin và các bạn lắng nghe và cho tớ nhận xét, tớ
thân thiện của mình. rất mong nhận được phản hồi từ các cậu.
Xin cảm ơn!- Khi phát biểu, cần giữ thái
độ hoà nhã, cởi mở, nên lắng nghe, tiếp
thu ý kiến của mọi người.

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2


TIẾT 14
CHIA SẺ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ỨNG XỬ PHÙ HỢP TRONG CÁC TÌNH
HUỐNG GIAO TIẾP KHÁC NHAU Ở GIA ĐÌNH.

I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được biểu hiện của cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp
khác nhau.
- HS có cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp với ông bà, bố mẹ, anh
chị em trong gia đình.
- HS áp dụng những hiểu biết về các biểu hiện của ứng xử tự tin, thân thiện ở gia đình
để đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một tình huống cụ thể, rèn kĩ năng giao tiếp.

- HS chia sẻ cách ứng xử phù hợp, đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống.

- Có trách nhiệm với bản thân, trung thực, nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ về ứng xử phù hợp trong các tình
huống giao tiếp với ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi TN
Câu 1: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Bố mẹ Liên có sự hiểu lầm nhau nên không
nói chuyện với nhau đã hai ngày khiến không khí gia đình không vui.
A. Mặc kệ không quan tâm
B. Tâm sự cùng bố mẹ để cùng nhau hòa giải.
C. Theo bố và không quan tâm mẹ.
D. Theo mẹ và không quan tâm bố.
Câu 2: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên
trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị
sốt, lúc đó không có ai ở nhà.
A. Mặc kệ bà để đi.
B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm
trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để
đưa bà đến bệnh viện.
C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.
Câu 3: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua
xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc
cho ông.
A. Vui vẻ mua thuốc cho ông.
B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ.
C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu.
D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua.
Câu 4: Xác định những việc cần làm để thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân:
A. Thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bố mẹ, người thân.
B. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được gia đình giao cho.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 5: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:
A. Phun thuốc trừ sâu.
B. Giao hàng đi xa.
C. Quét nhà.
D. Nghỉ học đi làm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS nêu được chia sẻ về ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp với ông bà, bố
mẹ, anh chị em trong gia đình.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận chia sẻ về ứng xử phù hợp trong các
tình huống giao tiếp với ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:
1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:
* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem tự bản thân mình sẽ làm gì để thay đổi.
* Kế hoạch tuần 15:
- Tham gia chào mừng thành công ĐHĐB toàn quốc Đoàn TNCSHCM lần thứ XII tại
quảng trường huyện Yên Sơn:
+ Thời gian 7h15 ngày 17/12
+ Trang phục: Áo Đoàn, quần sẫm màu, đi dép quai, giầy
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Tham gia giải bóng đá học sinh.

2. Chia sẻ về ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp với ông bà, bố mẹ, anh
chị em trong gia đình.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau:
- Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:
- Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn
- Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột
- Khi gia đình gặp những biến cố
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm theo bàn
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
* Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:
- Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thướng, khích lệ.
- Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ:
- Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
* Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn:
- Hỏi thăm, động viên, chia sẻ.
- Đồng cảm và thấu hiểu:
- Giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình.
* Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đội:
- Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc
- Tìm cách hoá giải các mâu thuẫn. giải quyết xung đột một cách tế nhị, khéo léo.
- Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thăng.
*Khi gia đình gặp những biến cố:
- Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân:
Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân:
- Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng về sự tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè
b. Nội dung: Giải quyết tình huống
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 10 nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống
TÌNH HUỐNG 1
Em thấy mấy hôm nay bố mẹ có vẻ không vui, có lúc còn to tiếng với nhau về việc học tập
của em trai em. Sau đó bố mẹ em không nói chuyện với nhau nữa.
Em sẽ làm gì?
TÌNH HUỐNG 2
Mẹ em mới kết thúc một dự án và đạt kết quả xuất sắc. Mẹ chia sẻ với cả nhà về niềm vui
này. Hai chị em em rất muốn chia sẻ niềm vui với mẹ bằng một việc làm bất ngờ. Em hãy
đưa ra những phương án khác nhau để tạo bất ngờ và niềm vui cho mẹ.
TÌNH HUỐNG 3
Khi bố đi làm về, em thấy bố có vẻ mệt mỏi và khó chịu. Bố nói to với em: Sao nhà cửa
bừa bộn thế này mà không dọn dẹp đi. Cảm xúc của em thế nào khi ở trong tình huống
này và em sẽ làm gì?
TÌNH HUỐNG 4
Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ trả lời mẹ như thế nào để thể hiện thái độ và lời nói
phù hợp?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm cũng tình huống trao đổi với nhau
- HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Tình huống 1: Em sẽ đi hỏi han tình hình học tập của em trai; sau đó, tìm thời điểm
thích hợp để nói chuyện với bố mẹ về tình hình, nguyện vọng của em trai, giúp bố mẹ
hiểu hơn về tình hình, đồng thời cả gia đình lên kế hoạch học tập để giúp em có định
hướng học tốt hơn.
+ Tình huống 2: Em sẽ dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, sau đó nấu một bữa ăn ngon và mua
một món quà như: hoa, túi xách,… để chúc mừng mẹ
+ Tình huống 3: Em sẽ xin lỗi bố vì đã không dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sau đó lấy cho
bố cốc nước để bố uống, nghỉ ngơi và em sẽ đi dọn dẹp nhà ngay lập tức.
+ Tình huống 4: Em sẽ lễ phép trả lời mẹ “Vâng ạ! Mẹ yên tâm con không đi chơi điện tử
đâu ạ” và nói rõ địa điểm mình đi chơi để mẹ an lòng, đồng thời hứa với mẹ sẽ về nhà
đúng giờ.
+ Tình huống 5: Em sẽ xin lỗi bố vì đã không dọn dẹp bàn học gọn gàng, đồng thời hứa
với bố lần sau sẽ gọn gàng ngăn nắp hơn.
Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2
TIẾT 15
CHIA SẺ SUY NGHĨ VÀ VIỆC LÀM THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM
VỚI GIA ĐÌNH.
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình;
- Mong muốn thể hiện được trách nhiệm với gia đình;
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất yêu thương, trách nhiệm;
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, các
năng lực đặc thù: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động.
- HS đưa ra được những cách ứng xử phù hợp thể hiện trách nhiệm với gia đình.
- HS xử lí được tình huống, đề xuất cách ứng xử phù hợp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ cách ứng xử phù hợp thể hiện trách
nhiệm với gia đình
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia sẻ những việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình bằng cách hoàn
thành phiếu học tập sau đây
Công việc Kết quả Thuận lợi Khó khăn Cách vượt qua
khó khăn
Phụ giúp bố mẹ
trong công việc
nhà
Tặng quà sinh
nhật/các dịp lễ,
tết cho bố mẹ
Cuối tuần đi
thăm ông bà
….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS nêu được chia sẻ về cách ứng xử phù hợp thể hiện trách nhiệm với gia đình
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận chia sẻ cách ứng xử phù hợp thể hiện
trách nhiệm với gia đình
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem tự bản thân mình sẽ làm gì để thay đổi.
* Kế hoạch tuần 16:
- Tham gia ngoại khóa 22/12 vào thứ hai ngày 19/12
- Tham gia ngoại khóa CLB tiếng Anh vào tiết 4, 5 thứ bẩy ngày 24/12
- Thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai nộp bài ngày 10/1
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Tham gia giải bóng đá học sinh.

2. Chia sẻ về cách ứng xử phù hợp thể hiện trách nhiệm với gia đình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình
Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử
với bố mẹ, người thân trong gia đình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
Những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố
mẹ, người thân trong gia đình:
+ Khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ và em khá lớn nên quan điểm về mọi mặt cuộc sống
đôi khi xảy ra sự bất đồng quan điểm.
+ Thời gian trên lớp, trên trường chiếm hầu hết quỹ thời gian trong ngày của em khiến
nhiều công việc trong nhà em không thể tham gia.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng về cách ứng xử phù hợp thể hiện trách nhiệm với gia
đình
b. Nội dung: Giải quyết tình huống
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia sẻ cách ứng xử của em trong các tình huống giao tiếp trong gia đình.

Mô tả tình huống Cách ứng xử

1. Chiều đi học về, thấy mẹ bị ốm nhưng


vẫn làm việc nhà.

2. Được bố mua cho bộ quần áo nhưng bài


kiểm tra vừa rồi điểm chưa được tốt như
đã hứa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm theo bàn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Chia sẻ cách ứng xử của em trong các tình huống giao tiếp trong gia đình.

Mô tả tình huống Cách ứng xử

1. Chiều đi học về, thấy mẹ bị ốm nhưng Em sẽ giúp mẹ làm nốt công việc nhà và
vẫn làm việc nhà. bảo mẹ vào nghỉ ngơi.

2. Được bố mua cho bộ quần áo nhưng bài Cảm ơn bố vì phần thưởng đồng thời xin
kiểm tra vừa rồi điểm chưa được tốt như lỗi bố vì chưa làm được lời hứa, hứa với
đã hứa. bố trong bài kiểm tra tới sẽ cố gắng hết
sức.
Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2
TIẾT 16
PHẢN HỒI KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH.

ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 5.

I. MỤC TIÊU:
- Nhận thức được HS có thể tham gia phát triển kinh tế gia đình
- Học hỏi được kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình có thể vận dụng vào phát triển
kinh tế gia đình mình.
- Có ý thức tham gia tìm kiếm biện pháp phát triển kinh tế gia đình
- Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá
phẩm chất trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi chia sẻ được việc thực hiện kế hoạch lao động và
biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

b. Nội dung: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm


c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân với nhau trong gia đình có được
coi là trách nhiệm của mỗi các nhân không?
A. Không vì cùng là thành viên trong gia đình với nhau.
B. Có vì mỗi người cần xây dựng, góp phần vào tổ ấm để gia đình thêm gắn bó, yêu
thương.
C. Không cần thiết vì người nào muốn quan tâm, chăm sóc người khác thì đấy là ý muốn
của họ, không nhất thiết phải ép buộc ai.
D. Có vì trách nhiệm của bố mẹ là phải quan tâm, chăm sóc con cái cả đời
Câu 2. Câu ca dao nào sau đây nói về tình cảm gia đình?
A. Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
B. Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
C. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên
ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
D. Muốn ăn cơm trắng cá kho/ Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò cùng anh.
Câu 3. Nếu thiếu đi tình thương yêu của các thành viên trong gia đình, chúng ta sẽ:
A. Cô đơn B. Buồn tủi
C. Không hạnh phúc D.Tất cả đáp án trên
Câu 4. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết
với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết. B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình văn hóa. D. Gia đình vui vẻ
Câu 5. Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
A. Chăm ngoan, học giỏi. B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Không ăn chơi đua đòi. D. Cả A, B, C.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS nêu được những biểu hiện cụ thể việc thực hiện kế hoạch lao động và biện pháp phát
triển kinh tế gia đình.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận về việc thực hiện kế hoạch lao động
và biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem tự bản thân mình sẽ làm gì để thay đổi.
* Kế hoạch tuần 17:
- Tiếp tục làm bài, chỉnh sửa cho cuộc thi An toàn giao thông cho Nụ cười ngày mai.
Hoàn thành bài vào ngày 10/1/2023
- Ôn tập chuẩn bị thi cuối kì
- Nhắc học sinh tham gia đầy đủ ôn luyện trên K12
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Tham gia giải bóng đá học sinh.
2. Chia sẻ việc thực hiện kế hoạch lao động và biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


Viết những việc làm cụ thể, những biện pháp đã góp phần phát triển kinh tế gia đình
trong phiếu học tập sau

những việc làm cụ thể những biện pháp

1. Tiết kiệm điện năng, nước


sạch trong sinh hoạt.

2. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí


trong cuộc sống

….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


HS thảo luận nhóm theo bàn
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
Viết những việc làm cụ thể, những biện pháp đã góp phần phát triển kinh tế gia đình
trong phiếu học tập sau

những việc làm cụ thể những biện pháp


 Ra khỏi phòng tắt điện.
1. Tiết kiệm điện năng,
 Không dùng điều hòa khi thời tiết mát mẻ.
nước sạch trong sinh hoạt.
 Không sử dụng nước lãng phí.
 Không mua những đồ dùng không cần thiết.
2. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí
 Chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết phù hợp
với bản thân
trong cuộc sống
 Dọn dẹp nhà cửa.
Tự làm mọi việc nhà để bố
 Rửa bát, nấu cơm.
mẹ không cần thuê người
 Chăm sóc vườn cây
giúp việc
 Dọn dẹp nhà cửa.
Tham gia các hoạt động lao
 Rửa bát, nấu cơm.
động trong gia đình.
 Chăm sóc vườn cây.
 Bán hàng
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng chia sẻ được việc thực hiện kế hoạch lao động và
biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

b. Nội dung: Lập kế hoạch


c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoàn thành phiếu học tập Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động trong gia đình.

Công việc Thời gian Cách thực hiện Kết quả


 Tưới cây.
Tưới cây Sau 17h Đạt
 Bắt sâu.
 Tỉa lá

Dọn dẹp nhà cửa

….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 5
Nội dung đánh giá HS tự đánh giá Tổ đánh giá GV đánh
giá

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm


sóc người thân hàng ngày.

Chủ động tham gia giải quyết các


vấn để nảy sinh trong gia đình.

Hoàn thành tốt các công việc được


gia đình phân công.

Đề xuất được biện pháp phát triển


kinh tế gia đình và lựa chọn được
việc làm phù hợp góp phần phát
triển kinh tế cho gia đình.

You might also like