You are on page 1of 34

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

(Operational Audit)

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ


Viện Kế toán – Kiểm toán (SAA-NEU)
1

Nội dung chính

❖ Phần 1: Tổng quan về kiểm toán hoạt động


❖ Phần 2: Kiểm toán các phần hành cụ thể

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 2

1
Phần 1: Tổng quan về kiểm toán hoạt động

1. Chương 1: Khái quát về kiểm toán hoạt động


2. Chương 2: Kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán hoạt
động
3. Chương 3: Tổ chức cuộc kiểm toán hoạt động

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 3

Phần 2: Kiểm toán các phần hành cụ thể


4. Chương 4: Kiểm toán quy trình quản lý nhân lực
5. Chương 5: Kiểm toán quy trình mua hàng
6. Chương 6: Kiểm toán quy trình sản xuất
7. Chương 7: Kiểm toán quy trình bán hàng
8. Chương 8: Kiểm toán quy trình tài chính cơ bản

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 4

2
Tài liệu học tập và nghiên cứu
❖ Giáo trình: Kiểm toán hoạt động
Trường ĐH. Kinh tế quốc dân - Năm 2008
❖ Bài tập: Bài tập Kiểm toán hoạt động
Trường ĐH. Kinh tế quốc dân – năm 2011
❖ Tài liệu tham khảo:
1. Operational Auditing Principles and techniques for a Changing world -Second
Edition (2022), Dr. Hernan Murdock ,CIA, CRMA
2. The Operational Auditing Handbook – Auditing Business and IT processes –
Second Edition (2010) Andrew Chambers Graham Rand
3. Kiểm toán nội bộ hiện đại – Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát (2000)
(Victor Z.Brink and Herbert Witt)
4. Brink’s Modern Internal Auditing-A Common Body of Knowledge (Robert R.
Moeller)-Seventh Edition
5. Internal Audit- Assurance and advisory services (2017)(Urton L. Anderson and
others)-Fourth Edition

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 5

Tài liệu học tập và nghiên cứu – Tiếp


❖ Giáo trình: Kiểm toán hoạt động
Trường ĐH. Kinh tế quốc dân - Năm 2008
❖ Bài tập: Bài tập Kiểm toán hoạt động
Trường ĐH. Kinh tế quốc dân – năm 2011
❖ Tài liệu tham khảo:
6. Auditing and Assurance services- An integrated approach (Alvin A.Arens and
others)-sixteenth edition
7. Principles of Auditing-An Introduction to International Standards on Auditing (Rick
Hayes and others)-second edition
8. Principles of Auditing and Other Assurance Services (O.Ray Whittington and Kurt
Pany)-fourteenth edition
9. Các tài liệu về kiểm toán theo chương trình CIA…

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 6

3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ
KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 7

Nội dung chương 1


1.1 Bản chất của kiểm toán hoạt động
1.2 Mục tiêu của kiểm toán hoạt động
1.3 Khái quát về quy trình thực hiện cuộc kiểm toán hoạt động
1.4 Chuẩn mực, tiêu chuẩn và tiêu chí trong kiểm toán
hoạt động

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 8

4
I. Bản chất của kiểm toán hoạt động
❖ Khái niệm
❖ Đặc trưng
❖ Ý nghĩa

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 9

1. Khái niệm

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU)

10

10

5
Khái niệm Kiểm toán hoạt động
❖ Viện kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa:
" Kiểm toán hoạt động là quá trình đánh giá
mang tính hệ thống về tính hiệu quả, tính hiệu lực và
tính kinh tế các hoạt động của một tổ chức dưới góc
độ kiểm soát quản lý và báo cáo cho các cá nhân
thích hợp về kết quả của quá trình đánh giá cùng với
những kiến nghị nhằm cải thiện chúng"

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 11

11

Một số thuật ngữ


❖ Quá trình mang tính hệ thống: Kiểm toán hoạt động liên quan tới tính logic, tính
cấu trúc, và tính tổ chức theo trình tự từng bước hoặc từng quá trình.
❖ Đánh giá hoạt động một tổ chức: Việc đánh giá dựa vào từng đặc điểm riêng của
các hoạt động.
❖ Tính hiệu quả, tính hiệu lực, tính kinh tế: Mục đích là nâng cao hiệu quả, hiệu lực,
tính kinh tế do vậy kiểm toán hoạt động hướng tới tương lai.
❖ Báo cáo cho những cá nhân phù hợp: Báo cáo cho các cá nhân, tổ chức yêu cầu
kiểm toán
❖ Đề xuất để cải thiện tình hình: Kiểm toán không kết thúc với báo cáo kiểm toán
các phát hiện được, nó mở rộng đưa ra các kiến nghị.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 12

12

6
Khái niệm Kiểm toán hoạt động
❖ Theo Dr. Hernan Murdock ,CIA, CRMA (2022),
Operational Auditing Principles and techniques for a
Changing world:
“Kiểm toán hoạt động được định nghĩa là “Một sự
đánh giá mang tính định hướng tương lai, có hệ thống và
độc lập về các hoạt động của tổ chức. Dữ liệu tài chính có
thể được sử dụng nhưng nguồn bằng chứng chính là các
chính sách vận hành và thành tựu đạt được liên quan đến
mục tiêu của tổ chức. Kiểm soát nội bộ và tính hiệu quả có
thể được đánh giá trong suốt quá trình này"
TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 13

13

Khái niệm Kiểm toán hoạt động


❖ Theo Luật Kiểm toán độc lập Việt Nam 67/2011:
" Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán viên
hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra,
đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả
hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị
được kiểm toán"

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 14

14

7
Khái niệm Kiểm toán hoạt động
❖ Theo Luật Kiểm toán nhà nước Việt Nam
81/2015:
" Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để
đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản
lý và sử dụng tài chính công, tài sản công"

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 15

15

VÍ DỤ VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG


Chức năng Các nội dung kiểm toán hoạt động tiêu biểu

Xác định hàng tồn kho được cất trữ hiệu quả, hiệu lực; đơn đặt hàng
Hàng tồn
của khách hàng được giao đúng thời gian, và lưu trữ chứng từ, tài liệu
kho
về hàng tồn kho (kể cả các căn cứ liên quan tới chi phí).
Kiểm tra các yếu tố kiểm soát liên quan tới đặt hàng (đấu giá, thời
điểm đặt hàng, số lượng,…); Xác định chức năng mua có dựa trên
yếu tố thời gian để quyết định thu mua, có sử dụng các hợp đồng với
nhà cung cấp (thường xuyên) để đảm bảo thực hiện chức năng cung
Mua cấp ổn định, và quá trình cung cấp có được xem xét kết hợp với các
chính sách của DN và những qui định của nhà nước; Phân tích chi phí
chi phí “tiềm năng” và chi phí có thể “tiết kiệm” do ứng dụng Internet
hay các mô hình kinh doanh qua mạng.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 16

16

8
Lịch sử phát triển của kiểm toán, kiểm toán nội bộ

✓ Những hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán đầu tiên đã được
Thời hình thành ở Bộ phận tài chính trung tâm thời kỳ các vua Pharaoh
✓ Văn minh Ba Tư: Kiểm toán viên tập trung kiểm tra trong khu vực
kỳ cổ thương mại
đại ✓ Thời kỳ Đế chế Roman: Kiểm toán được thực hiện để duy trì sự
kiểm soát của họ với thuộc địa

✓ Năm 1500, kiểm toán mở rộng tiếp cận với các đơn vị của nhà nước
Thời và những bộ phận liên quan với sự mở rộng tới các doanh nghiệp
kỳ kinh doanh
Trung • Ở Ý: Kiểm toán viên được sử đụng để kiểm tra các tàu hàng
đại • Ở Anh: Kiểm toán viên kiểm toán đối với các trang trại
• Ở Mỹ:Kiểm toán chưa phát
17 triển

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU)

17

Lịch sử phát triển của kiểm toán, kiểm toán nội bộ

✓ Giữa thế kỷ 18 (sau CM công nghiệp): Kiểm toán phát triển bùng nổ, kế toán viên
công chứng là những người thực hiện kiểm toán
✓ Năm 1880, năm Hội nghề nghiệp địa phương đã hợp nhất 5 tổ chức nghề nghiệp kế
toán viên của Anh và xứ Wales thành Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA)
✓ ở Mỹ:Năm 1887, Viện Kế toán viên công chứng Mỹ (American Institute of Certified
Giai Public Accountants - AICPA) được thành lập, năm 1896 Mỹ thông qua Luật kế toán
viên công chứng
đoạn
✓ Đến năm 1970: Kế toán viên độc lập phát triển mạnh mẽ
sau
này ✓ Trong thể kỷ 19, hoạt động kiểm toán nội bộ chủ yếu là phát hiện những gian lận
✓ Đến năm 1941, Viện Kiểm toán nội bộ (Institute of Internal Auditors) được thành lập
✓ Đến đầu năm 1970, IIA bắt đầu việc đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ
(CIA). Và đến năm 1978, IIA ban hành chuẩn mực thực hành cho kiểm toán nội bộ
đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong kiểm toán nội bộ

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 18

18

9
I. 2. Đặc trưng

TS.CPA
Nguyễn Thị
Mỹ (SAA- 19
NEU)
19

a. Đối tượng kiểm toán

❖ Là các hoạt động, nghiệp vụ, quy trình cụ thể (tài chính và phi tài
chính) trong bộ phận, đơn vị, tổ chức được biểu hiện cụ thể:
➢ Trong khu vực công: bao gồm hoạt động huy động, quản Lý và sử
dụng ngân sách NN và tài sản công
➢ Trong kinh doanh: các hoạt động kinh doanh: mua bán, thanh toán,
đầu tư, sản xuất …

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 20

20

10
b. Các hình thức kiểm toán hoạt động
Kiểm toán theo chức năng: Theo đó, các chức năng được xem
xét theo một phương pháp nhóm các hoạt động có liên quan với
nhau trong một doanh nghiệp khi kiểm toán.

Kiểm toán tổ chức: Hình thức kiểm toán này xem xột toàn bộ đơn
vị, hay sự tác động qua lại giữa những bộ phận “tổ chức” với nhau
(một phòng ban, chi nhánh, hoặc một công ty con).

Kiểm toán các nhiệm vụ đặc biệt: Phát sinh theo yêu cầu của
giám đốc. 21

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU)

21

c. Chủ thể kiểm toán và mối quan hệ với


khách thể kiểm toán
❖ Chủ thể kiểm toán hoạt động là các kiểm toán viên có
năng lực và trình độ chuyên môn tương xứng, tư cách đạo
đức.
❖ Tuy nhiên trong mối quan hệ với khách thể kiểm toán thì
chủ yếu kiểm toán viên nội bộ tiến hành kiểm toán hoạt
động.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 22

22

11
Chủ thể kiểm toán hoạt động

Chuẩn mực KTNB quốc tế Số 1200: KTVNB phải đáp ứng


✓ Thành thạo chuyên môn
✓ Đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 23

23

Chủ thể kiểm toán hoạt động

Theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP, Phạm vi và mục tiêu của KTNB


✓ Kiểm tra, đánh giá và tư vấn các nội dung
✓ Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết lập và vận hành
một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro
của đơn vị.
✓ Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm
bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
✓ Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và
nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 24

24

12
Chủ thể kiểm toán hoạt động
Theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP, Nguyên tắc cơ bản của KTNB
✓ 1. Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được
đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán
nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ
sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
✓ 2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm
bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
✓ 3. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt
động kiểm toán nội bộ.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 25

25

Chủ thể kiểm toán hoạt động


Theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP, Tiêu chuẩn của người làm KTNB
✓ 1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến
thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội
bộ.
✓ 2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03
năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán,
kế toán hoặc thanh tra.
✓ 3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng
thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm
toán nội bộ.
✓ 4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính,
kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
✓ 5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 26

26

13
Kiểm toán nội bộ- cơ cấu tổ chức
❖ Theo hướng dẫn của IIA, chức năng kiểm toán nội bộ nên
trực thuộc cấp quản lý cao nhất trong đơn vị, theo đó kiểm
toán nội bộ đóng vai trò tương đương một hoạt động quản
lý cấp cao, báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị.
❖ Kiểm toán nội bộ được xem như một phương thức cơ bản
của quản lý, một sự đánh giá độc lập trong tổ chức nhằm
gia tăng giá trị cho hoạt động của tổ chức.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 27

27

Kiểm toán nội bộ- cơ cấu tổ chức


❖ Cơ cấu tổ chức của chức năng KTNB trong đơn vị được xây dựng trên
nguyên tắc đảm bảo tính độc lập về mặt tổ chức, kiểm toán viên nội
bộ duy trì tính khách quan, sự thành thạo chuyên môn và tính cẩn
trọng nghề nghiệp trong khi thực hiện những hoạt động KTNB.
❖ Để thực hiện chức năng KTNB, các tổ chức có thể lựa chọn các mô
hình khác nhau, bao gồm:
✓ Tổ chức bộ phận KTNB tự thực hiện;
✓ Sử dụng dịch vụ KTNB từ bên ngoài;
✓ Tổ chức bộ phận KTNB kết hợp với sử dụng dịch vụ từ bên ngoài

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 28

28

14
d. Mục tiêu Kiểm toán hoạt động (3Es)
Hiệu quả (Efficiency): Sử dụng nguồn lực
một cách tối ưu – Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

Hiệu lực (Tính hữu hiệu, tính hiệu năng-Effectiveness): Kết


quả (từ việc sử dụng các nguồn lực) có đạt được mục tiêu,
mục đích đặt ra

Tính kinh tế (Tiết kiệm-Economy): Đạt được kết quả với


việc sử dụng các nguồn lực ít nhất

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 29

29

I.3. Ý nghĩa

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 30

30

15
Ý nghĩa của kiểm toán hoạt động
❖ Cung cấp cho ban quản trị những thông tin thích hợp, đúng thời gian phục vụ
cho việc ra quyết định
❖ Trợ giúp ban quản trị trong việc đánh giá hoạt động ghi chép, báo cáo và hoạt
động kiểm soát
❖ Đảm bảo việc tuân thủ với những chính sách, kế hoạch, các thủ tục và các yêu
cầu
❖ Nhận diện những khả năng và “khu vực” có rủi ro tiềm tàng để có được biện
pháp khắc phục
❖ Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả trong sử dụng nguồn lực
❖ Đánh giá tính hiệu lực trong việc đạt được những mục tiêu hoặc kết quả đặt ra
❖ Tạo nền móng vững chắc cho đào tạo nhân viên trong tất cả các giai đoạn ở
công ty

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 31

31

1.2. Mục tiêu kiểm toán hoạt động

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 32

32

16
MỤC TIÊU KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

❖ Mục tiêu kiểm toán 3Es:


➢ Hiệu quả (Efficiency)
➢ Hiệu lực (Tính hữu hiệu, tính hiệu năng-Effectiveness)
➢ Tính kinh tế (Tiết kiệm-Economy)

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 33

33

Mục tiêu Kiểm toán hoạt động - 3Es


Hiệu quả (Efficiency): Sử dụng nguồn lực
một cách tối ưu – Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

Hiệu lực (Tính hữu hiệu, tính hiệu năng-Effectiveness): Kết


quả (từ việc sử dụng các nguồn lực) có đạt được mục tiêu,
mục đích đặt ra

Tính kinh tế (Tiết kiệm-Economy): Đạt được kết quả với


việc sử dụng các nguồn lực ít nhất

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 34

34

17
Mục tiêu Kiểm toán hoạt động
Nguồn lực
(Sources)

Mục tiêu Hiệu lực Kết quả


(Targets) (Effectiveness) (Results)
TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 35

35

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 36

36

18
Mục tiêu kiểm toán hoạt động (3Es)
Tập trung vào chi phí (đầu vào)
Tính kinh tế Vẫn đảm bảo số lượng
(Economy)
Đạt được đầu vào Vẫn đảm bảo chất lượng
mà với CP thấp
nhất Vẫn đảm bảo thời gian

Tập trung vào MQH đầu vào và đầu ra


Mục tiêu Tính hiệu quả
Xem xét việc giảm đầu vào mà vẫn đạt được hoặc tăng đầu ra như KH
KTHD (3Es) (Efficiency)
Sử dụng đầu vào Xem xét việc giữ nguyên đầu vào và tăng đầu ra như KH
không lãng phí
Xem xét việc tăng đầu vào nhưng đầu ra tăng nhanh hơn

Tính hiệu lực Tập trung vào MQH mục tiêu và thực tế
(Effectiveness) Xem xét MQH đầu vào trong kế hoạch với thực tế
Xem có đạt được
mục tiêu? Xem xét MQH kết quả trong kế hoạch với thực tế
TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 37

37

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 38

38

19
Tính kinh tế - Economy
❖ Tính kinh tế có thể định nghĩa là “tối thiểu hoá chi phí cho các nguồn lực
sẽ được sử dụng nhưng vẫn đảm bảo đạt được kết quả đầu ra có chất
lượng phù hợp”. Như vậy, nội dung của tính kinh tế nhấn mạnh đến yếu tố
đầu vào, tức là việc có được tất cả các nguồn lực để sử dụng hoặc cần đến.
❖ Khi kiểm toán tính kinh tế, kiểm toán viên cố gắng xem các nguồn lực có
được đó có đúng số lượng, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chủng
loại và đúng giá cả hay không. Cụ thể hơn là kiểm toán viên xem đơn vị có
khả năng giảm thấp hơn việc chi tiêu so với quy định nhưng vẫn đạt được
nguồn lực như mong muốn hay không? Hoặc khi đơn vị đã có những nguồn
lực đó rồi, còn có cách lựa chọn nào khác để giảm được chi phí thấp hơn so
với hiện tại không? Nếu không còn cách nào khác chứng tỏ rằng đơn vị đã
thật sự tiết kiệm chi phí khi mua sắm các nguồn lực đó

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 39

39

Tính hiệu quả - Efficiency


❖ Tính hiệu quả được hiểu là việc xem xét mối quan hệ sử dụng các nguồn
lực (đầu vào) với kết quả (đầu ra). Nói cách khác tính hiệu quả nhằm hướng
đến việc cải tiến hoạt động để giảm giá thành hoặc giảm được nguồn lực sử
dụng trên một đơn vị kết quả tạo ra. Như vậy, tính hiệu quả liên quan mật thiết
giữa “yếu tố đầu vào” và “kết quả đầu ra” và nó được thể hiện qua chỉ tiêu
năng suất đạt được. Năng suất là tỷ số giữa số lượng kết quả tạo ra (sản
phẩm hoặc dịch vụ) được chấp nhận với lượng yếu tố đầu vào (các nguồn
lực) được sử dụng để tạo ra chúng.
❖ Ví dụ về quan hệ của tính hiệu quả: Tỷ lệ giữa số giường bệnh và số bệnh
nhân trong một bệnh viện, tỷ lệ giữa số giáo viên và học sinh trong một trường
học, tỷ lệ giữa thời gian vận hành máy móc thiết bị và sản lượng sản phẩm
trong một nhà máy
TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 40

40

20
Tính hiệu quả - Efficiency
❖ Tính hiệu quả được hiểu là việc xem xét mối quan hệ sử
dụng các nguồn lực (đầu vào) với kết quả (đầu ra).
➢ Nguồn lực đầu vào giảm mà vẫn đạt được kết quả như
mong muốn
➢ Giữ nguyên nguồn lực mà kết quả tăng lên
➢ Nguồn lực đầu vào tăng nhưng tốc độ tăng của kết quả
còn cao và nhanh hơn tăng đầu vào

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 41

41

Tính hiệu lực – Effectiveness


❖ Sự hiệu lực được xác định như là một khái niệm hướng đến
cái cuối cùng là đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu,
mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một
chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả
đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ
chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong kiểm toán sự hiệu lực
là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch
với kết quả thực tế qua hoạt động

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 42

42

21
Tính hiệu lực – Effectiveness
❖ Tính hiệu lực đươc xem xét trên cơ sở mối quan hệ của
mục tiêu (kế hoạch, định mức) với kết quả. Việc xem xét
tính hiệu lực được phân tích trên các hướng
➢ Nguồn lực trong kế hoạch với việc đạt được nguồn lực
trong thực tế
➢ Kết quả trong kế hoạch với việc được kết quả trong thực
tế

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 43

43

Tính hiệu lực – Effectiveness


❖ Trọng tâm của kiểm toán sự hiệu lực (hữu hiệu) là kiểm tra việc hoàn
thành mục tiêu. Khi đó, kiểm toán viên cần chú ý:
➢ Các mục tiêu thường xác định không rõ ràng, phức tạp, thay đổi và
đôi khi lại mâu thuẫn với nhau.
➢ Việc xác định mức độ hoàn thành và đơn vị dùng để đo lường mức
độ hoàn thành thường không rõ ràng.
➢ Nhiều kỹ thuật hoặc chiến lược thực hiện tuy khác nhau nhưng đôi
khi lại cho ra kết quả giống nhau

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 44

44

22
1.3 Quy trình kiểm toán hoạt động

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 45

45

1.4. Qui trình kiểm toán hoạt động


• Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1

• Giai đoạn thực hiện kế hoạch KT


2

• Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán


3
• Giai đoạn theo dõi kiến nghị sau
4 kiểm toán
TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 46

46

23
1. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
❖ Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán
❖ Tìm hiểu khách thể kiểm toán
❖ Nhận diện và đánh giá rủi ro
❖ Nhận diện những chốt kiểm soát
❖ Xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
❖ Phân bổ nguồn lực và dự kiến thời gian kiểm toán

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 47

47

2. Thực hiện kiểm toán


❖ Thực hiện thủ tục kiểm toán
❖ Đánh giá bằng chứng kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán
❖ Dự kiến kết luận kiểm toán

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 48

48

24
3. Báo cáo kiểm toán

❖ Mục đích của báo cáo kiểm toán


❖ Phân loại báo cáo kiểm toán
❖ Phương pháp tiếp cận viết báo cáo kiểm toán
❖ Nguyên tắc lập báo cáo kiểm toán

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 49

49

4. Theo dõi kiến nghị sau kiểm toán

❖ Mục đích: Mục đích chính của giai đoạn này là để kiểm
tra liệu khách thể kiểm toán có thực hiện những kiến nghị
kiểm toán của kiểm toán nội bộ đã đề xuất hay không

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 50

50

25
4. Theo dõi kiến nghị sau kiểm toán

❖ Quy trình:
➢ Giám sát và kiểm tra tình trạng thực hiện những kiến nghị
➢ Kiểm toán giai đoạn theo dõi thực hiện kết luận kiểm toán

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 51

51

1.4 chuẩn mực, tiêu chuẩn và tiêu chí


trong kiểm toán hoạt động

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 52

52

26
1.4 chuẩn mực, tiêu chuẩn và tiêu chí
trong kiểm toán hoạt động
Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong
1 kiểm toán hoạt động

2 Chuẩn mực kiểm toán nội bộ

Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động


3 được kiểm toán

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 53

53

1. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu


chuẩn trong kiểm toán hoạt động
❖ Khái niệm: Chuẩn mực kiểm toán trong kiểm toán hoạt động
là những thước đo và hướng dẫn hành vi cho chủ thể (kiểm
toán viên và bộ máy kiểm toán)
Chú ý: Cần phân biệt giữa chuẩn mực (của) kiểm toán (hướng
dẫn và thước đo hành vi của kiểm toán viên) với chuẩn mực (tiêu
chuẩn) để thực hiện kiểm toán (cơ sở để thực hiện việc kiểm
toán)

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 54

54

27
1. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu
chuẩn trong kiểm toán hoạt động
Chuẩn mực kiểm toán hoạt động gồm hai phần:
❖ Phần chung cho mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn
mực chung được chấp nhận phổ biến hoặc những cụ thể hóa
(nếu có) của các bộ máy kiểm toán (kiểm toán nhà nước và kiểm
toán nội bộ);
❖ Phần đặc thù cho từng loại hoạt động theo quy định có liên quan
đến hoạt động được kiểm toán.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 55

55

1. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu


chuẩn trong kiểm toán hoạt động
❖ Tiêu chuẩn là những qui cách kỹ thuật, những thuộc tính,
đặc tính thống nhất cho một sản phẩm hay một ngành dịch
vụ dùng làm mẫu mực hay cơ sở để đo lường, đánh giá
hoặc làm căn cứ để thực hiện.
❖ Tiêu chuẩn là kết quả cụ thể của công tác tiêu chuẩn hóa do
một cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn
❖ Các tiêu chuẩn được chia thành các tiêu chuẩn về kỹ thuật,
về tính năng...

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 56

56

28
1. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu
chuẩn trong kiểm toán hoạt động
❖ Tiêu chuẩn phải bao gồm cả tiêu chuẩn định lượng ( chỉ tiêu)
và tiêu chuẩn định tính ( qui tắc)
❖ Tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động phải linh hoạt trong
từng cuộc kiểm toán , phù hợp với đối tượng và mục tiêu cụ
thể

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 57

57

2. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ


❖ Nguyên tắc chung cho việc cụ thể hóa và áp dụng chuẩn
mực chung
❖ Chuẩn mực kiểm toán nội bộ của IIA
❖ Chuẩn mực kiểm toán nội bộ của Việt Nam

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 58

58

29
2. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ
❖ Nguyên tắc chung cho việc cụ thể hóa và áp dụng chuẩn
mực chung
➢ Thứ nhất: Cần xây dựng chuẩn mực chung đi theo
hướng điều tiết cả hai đối tượng: bản thân kiểm toán viên
và cơ quan/bộ phận kiểm toán
➢ Thứ hai: Cần tuân thủ các sắc luật, quy định khác

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 59

59

2. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ - IIA


❖ Theo IIA (2017):
➢ Chuẩn mực là một bộ quy định bắt buộc mang tính nguyên tắc gồm:
✓ Yêu cầu cốt lõi về thực hành chuyên môn kiểm toán nội bộ và về
đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ ở cấp độ cá nhân và tổ
chức, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
✓ Các diễn giải làm rõ các thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong
Chuẩn mực.
➢ Chuẩn mực, cùng với Quy tắc Đạo đức, là tập hợp tất cả các quy định bắt buộc của
Khung Thực hành Chuyên môn Kiểm toán nội bộ Quốc tế. Do vậy việc tuân thủ Quy
tắc Đạo đức và Chuẩn mực thể hiện sự tuân thủ đối với các quy định bắt buộc của
Khung Thực hành Chuyên môn Kiểm toán nội bộ Quốc tế.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 60

60

30
2. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ - IIA
❖ Theo IIA (2017): Mục đích của Chuẩn mực nhằm:
➢ 1. Hướng dẫn tuân thủ các quy định bắt buộc trong Khung Thực
hành Chuyên môn Kiểm toán nội bộ Quốc tế.
➢ 2. Thiết lập khung cho việc thực hiện và thúc đẩy các dịch vụ kiểm
toán nội bộ đa dạng, gia tăng giá trị cho tổ chức.
➢ 3. Thiết lập cơ sở đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ.
➢ 4. Thúc đẩy cải tiến liên tục các quy trình và hoạt động của tổ chức.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 61

61

2. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ - IIA


❖ Theo IIA (2017): Chuẩn mực bao gồm hai nhóm chính:
Chuẩn mực Thuộc tính và Chuẩn mực Hoạt động. Chuẩn
mực thuộc tính và Chuẩn mực Hoạt động được áp dụng đối
với tất cả các dịch vụ kiểm toán nội bộ.
➢ Chuẩn mực Thuộc tính đề cập đến các đặc tính của các tổ
chức và các cá nhân thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ.
➢ Chuẩn mực Hoạt động mô tả bản chất của hoạt động kiểm
toán nội bộ và đưa ra các tiêu chí để đo lường chất lượng hoạt
động kiểm toán nội bộ.

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 62

62

31
2. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ - VN
❖ Theo Thông tư 08/2021 Ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ việt nam và các nguyên tắc
đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ
➢ Nhóm CM thuộc tính
✓ 1000 - Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ
✓ 1100: Tính Độc lập và Khách quan
✓ 1200 – Năng lực chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp
✓ 1300 - Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng
➢ Nhóm CM hoạt động
✓ 2000 - Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ
✓ 2100 - Bản chất của công tác kiểm toán nội bộ
✓ 2200 - Lập kế hoạch cho các cuộc kiểm toán/tư vấn
✓ 2300 - Thực hiện kiểm toán/tư vấn
✓ 2400 - Báo cáo kết quả kiểm toán/tư vấn
✓ 2500 - Giám sát kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán
✓ 2600 – Trao đổi về việc chấp nhận rủi ro

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 63

63

3. Tiêu chuẩn và tiêu chí trong kiểm toán hoạt động

❖ Khái niệm:
Tiêu chí là những tiêu thức (loại chỉ tiêu) và dấu hiệu (loại
qui tắc) được lựa chọn làm cơ sở để xác định và phân loại,
tổng hợp các chỉ tiêu, các qui tắc theo một nhóm (phân hệ)
xác định

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 64

64

32
3. Tiêu chuẩn và tiêu chí trong kiểm toán hoạt động

❖ Tiêu chí là biểu hiện cụ thể của mỗi thuộc tính trong từng
loại hoạt động
❖ Tiêu chuẩn là mực thước để đo lường còn tiêu chí là là
thước đo cụ thể theo các mức khác nhau

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 65

65

Ví dụ về tiêu chí KTHD- KTNN Việt Nam

❖ Các tiêu chí kiểm toán trong kiểm toán hoạt động được thực
hiện theo quy định:
➢ Từ Đoạn 37 đến Đoạn 43 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn
kiểm toán hoạt động (theo Quyết định 02/2016/QĐ-
KTNN);
➢ Khoản 6 Điều 9 Quy trình kiểm toán của KTNN
(theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN).

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 66

66

33
Kết thúc chương 1

Thank you for your attention!

TS.CPA Nguyễn Thị Mỹ (SAA-NEU) 67

67

34

You might also like