You are on page 1of 1

2.

Phân định lãnh hải :


Trường hợp có sự chồng lấn/tiếp giáp:
Vùng biển chồng lấn là khu vực biển mà hai hay nhiều quốc gia đều có yêu sách
hợp pháp theo luật biển quốc tế, trong đó có công ước luật biển năm 1982. Vùng
biển chồng lấn thường xuất hiện giữa các quốc gia có bờ biển tiếp giáp hay đối
diện nhau, nhưng khoảng cách giữa bờ biển các nước này không đủ để mỗi nước
xác lập chiều rộng tối đa cho các vùng biển của mình mà không chồng lấn lên
nhau. Các quy tắc phân định lãnh hải giữa các quốc gia này đã được ghi nhận
trong Điều 15 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982:
“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào
được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên
đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy
định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc
có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai
quốc gia một cách khác.”
Về nguyên tắc các quốc gia sẽ ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên bằng cách đó
là ký kết các ĐƯQT, thỏa thuận giải quyết tại Tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế.
Trong trừng hợp các bên không thể thỏa thuận được thì áp dụng phương pháp
đường trung tuyến (không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa
lịch sử hay có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh
hải của 2 quốc gia một cách khác.
Trường hợp không có sự chồng lấn/ tiếp giáp:
Trong trường hợp các quốc gia ven biển không có sự chồng lấn, tiếp giáp về
lãnh hải thì những quốc gia này tự xác định phạm vi, giới hạn của lãnh hải phùi
hợp với các quy định trong UNCLOS 1982 theo hai bước:
Bước 1: xác định đường cơ sở (quy định tại Điều 5 -xác định đường cơ sở thông
thường- và Điều 7 -xác định đường cơ sở thằng- UNCLOS 1982).
Bước 2: tuyên bố bề rộng lãnh hải theo quy định tại Điều 3 -quy định về chiều
rộng của lãnh hải- UNCLOS 1982

You might also like