You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: Hoá học – Lớp 10


Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............... Mã đề 102


I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào khi hình
thành liên kết hóa học?

A. Nhận 1 electron. B. Nhường 1 electron.


C. Nhường 7 electron. D. Nhận 7 electron.
Câu 2. Từ hai đồng vị hydrogen ( 11 H và 12 H ) và hai đồng vị chlorine ( 17
35
Cl và 37
17 Cl ), số loại phân tử HCl có
thể được tạo thành là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 3. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố nitrogen (Z = 7) có số electron độc thân là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 4. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm?
A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p63d104s24p6.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23d6.
Câu 5. Nguyên tố có cấu hình electron [Ar]3d104s2 thuộc chu kì
A. 4. B. 12. C. 10. D. 2.
Câu 6. Nguyên tố Z thuộc nhóm IVA, Z thuộc loại nguyên tố nào sau đây?
A. s. B. f . C. d . D. p.
Câu 7. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt electron = số hạt neutron.
B. số hạt proton = số hạt neutron.
C. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.
D. số hạt electron = số hạt proton.
Câu 8. Sắp xếp các hợp chất H2CO3, H2SiO3, HNO3 theo chiều giảm dần tính acid là
A. HNO3 > H2CO3 > H2SiO3. B. H2SiO3 > HNO3 > H2CO3.
C. HNO3 > H2SiO3 > H2CO3. D. H2SiO3 > H2CO3 > HNO3.
Câu 9. Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 10. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây ?
A. Số khối của hạt nhân. B. Tên nguyên tố.
C. Số hiệu nguyên tử. D. Kí hiệu nguyên tố.
Câu 11. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp
xếp theo chiều tăng dần độ âm điện từ trái sang phải là
A. K, Mg, Si, N. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. N, Si, Mg, K.

Trang 4
Câu 12. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm
A
A. giảm dần. B. không thay đổi.
C. biến đổi không theo quy luật. D. tăng dần.
Câu 13. Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống như
chu kì trước (biến đổi tuần hoàn) là do
A. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì
trước.
D. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Câu 14. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X

A. 1s²2s²2p63s²3p¹. B. 1s²2s²2p63s³. C. 1s²2s²2p63s². D. 1s²2s²2p6.
Câu 15. Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng.
D. Hợp chất ion thường có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 16. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc
góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. nguyên tử halogen gần kề. B. kim loại kiềm gần kề.
C. kim loại kiềm thổ gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.
B. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
C. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
D. Hầu hết nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
Câu 18. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. neutron và electron. B. neutron.
C. proton. D. electron.
Câu 19. Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. Cl2. B. HCl. C. NH3. D. H2O.
Câu 20. Tương tác van der Waals được hình thành do
A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
B. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
D. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
Câu 21. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?
A. H2. B. Cl2. C. HCl. D. NH3.
Câu 22. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết
A. kim loại. B. hydrogen. C. cộng hóa trị. D. ion.
Câu 23. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)?
A. H − F … H − F . B. H − F … H − F .
C. H − F … H − F . D. H − F … H − F .
Câu 24. Orbital s có dạng

Trang 5
A. hình bầu dục. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình tròn.
Câu 25. Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 1 liên kết σ. B. 2 liên kết σ.
C. 1 liên kết σ và 1 liên kết π. D. 2 liên kết π.
Câu 26. Điện tích hạt nhân của nguyên tử chlorine có 17 electron là
A. +15. B. +17. C. +18. D. +16.
Câu 27. Thông tin nào sau đây không đúng về
206
82
Pb ?
A. Số khối là 206. B. Số neutron là 124.
C. Số proton và neutron là 82. D. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82.
Câu 28. Cho dãy các ion: Na+, Al3+, SO 2-4 , NH +4 , NO3− , Cl − , Ca2+. Số cation trong dãy trên là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm):
Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của bromine (Br) được xác định theo phổ khối lượng (Hình 2.5).

a) Bromine có bao nhiêu đồng vị bền? Viết kí hiệu nguyên tử, xác định số hạt proton, neutron và electron có
trong mỗi đồng vị.
b) Tính nguyên tử khối trung bình của Br.
Câu 30 (1 điểm): Hai nguyên tố X, Y kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (MX < MY). Biết tổng số proton trong
hạt nhân của chúng bằng 39.
a) Xác định tên của hai nguyên tố X và Y.
b) Viết công thức của oxide và hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. So sánh tính acid – base của
các hợp chất đó.
Câu 31 (0,5 điểm): Aluminium là một kim loại có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Aluminium
được điều chế từ quặng bauxite (thành phần chính là Al2O3). Hai nguyên tố O và Al có số hiệu nguyên tử lần
lượt là 8 và 13.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố đó. Xác định vị trí của hai nguyên tố trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học.
b) Viết cấu hình electron của ion tạo thành từ hai nguyên tố trên. So sánh bán kính của hai ion đó và giải thích.
Câu 32 (0,5 điểm):
a) Vận dụng quy tắc octet giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử SO2. Viết công thức electron, công
thức lewis và công thức cấu tạo của SO2.
b) Cho bảng số liệu sau:
Chất Sulfur dioxide Carbon dioxide
Độ tan trong nước (g/L) 94 1,45
So sánh và giải thích độ tan trong nước của hai chất trên.
------ HẾT -----

Trang 6

You might also like