You are on page 1of 8

1.

Giới thiệu
Trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mac-Lê Nin thì có 3 quy luật cơ bản đó
là:
- Quy luật về lượng chất
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Quy luật phủ định của phủ định
Và 3 quy luật này được áp dụng để giải thích về sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu
thuẫn sẽ chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
Quy luật lượng chất sẽ chỉ ra cách thức của sự phát triển
Cuối cùng là quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Hôm nay nhóm mình sẽ làm rõ nội dung quy luật lượng chất hay quy luật chuyển hóa
từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.

đầu tiên cta cần nắm được ở đây đó là quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại. ngược lại đây tức là không chỉ có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi
về chất mà chính cái sự thay đổi về chất cũng sẽ kéo theo Sự thay đổi về lượng, cho nên là chất
nào lượng ấy lượng nào chất ấy

vậy thì chúng ta phải nắm được là cả 3 cái quy luật nó đều giải thích cho sự phát triển nhưng mà
mỗi một quy luật nó có một vị trí vai trò riêng.

điều đầu tiên cta cần phải làm rõ được vị trí của quy luật này nó chỉ ra cái cách thức vận động
phát triển chung nhất của sự vật hiện tượng trong thế giới. vậy câu hỏi đặt ra cái cách thức chung
nhất đó là gì? mình trả lời một cách đơn giản đó là vì tích lũy về lượng đến điểm nút thực hiện
bước nhảy để thay đổi về chất hoặc chúng ta nói một cách ngắn gọn đó là tích lũy về lượng để
thay đổi về chất.
Cho nên quy luật sẽ Chỉ ra cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo
cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến sự chuyển hoá về chất của sự vật, hiện tượng và đưa sự vật
hiện tượng sang một trạng thái phát triển tiếp theo
Mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể như sau.
Vd: A là một sinh viên học kém bây giờ A chăm chỉ học hành là tích luỹ kiến thức trải
qua một khoản thời gian thì A trở thành 1 sinh viên giỏi
Học kém sẽ là chất ban đầu, học giỏi là chất mới sau khoản thời gian chăm chỉ học
hành, số kiến thức mà A tích luỹ là lượng. Ta thấy rằng A chăm chỉ học hành và từ
từ tích luỹ kiến thức và đến nào đó kiến thức đủ để chuyển hoá tức là cái lượng đã
đủ thì cái chất học kém của A được chuyển hoá thành chất học giỏi thì rõ ràng
lượng kiến thức đã thay đổi cái chất học kém của A tức là thay đổi lượng đến một
mức nào đó thì sẽ làm thay đổi chất.

đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa của chất.
ChấtLà phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng là
sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính yếu tố tạo nên sự vật hiện tượng làm cho sự vật hiện
tượng là nó mà không phải là sự vật hiện tượng khác.
Ở đây chúng ta phải nhớ đó là phạm trù chất của triêts hoc. Vậy thì rõ ràng phạm trù chất dùng
nó để phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác.Chúng ta có thể thấy nó rộng hơn so với chất của
đời thường rất nhiều,bình thường chúng ta vẫn sử dụng chất của đời thường Như là cái áo này
chất thế cái áo này đẹp thế. chất của đời thường nó chỉ nói lên cái chất liệu Nói lên bản chất thôi
còn chất của triết học cái phạm trù này dùng nó để làm gì, để phân biệt nó với sự vật hiện tượng
khác. phạm trù chất nó trả lời cho câu hỏi sự vật hiện tượng đó là gì và để phân biệt nó với sự
vật hiện khác.

Mình có 2 câu hỏi dành cho các bạn, các bạn có thể liên tưởng chất của con người là gì và để
phân biệt con người với con vật thì nó dựa vào cái gì dựa vào cái thuộc tính nào để phân biệt
con người với con vật ?
chất của con người là phải biết lao động có ngôn ngữ biết 4 duy. nó là sự thống nhất hữu cơ các
cái thuộc tính đó tạo nên cái chất của con người, để phân biệt con người với con vật.
vậy thì chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là gì?
nếu chúng ta có phải đi vào từng góc độ một thì rất là nhiều nhưng mình chỉ hỏi chung thôi thì
chúng ta là khối kinh tế cho nên là mình muốn nhấn mạnh cái chỗ này
Hiện nay việt nam là nước đang phát triển và có thu nhập trung bình
đảng đã xác định đến 2045 Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển có thu nhập cao vậy thì
nước phát triển có thu nhập cao này nó là một chất khác mà Việt Nam hiện nay là gì? là một
nước có nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình đây là một chất khác rõ ràng để trở
thành một nước có nền kinh tế phát triển cao có thu nhập cao vậy thì mình còn phải tích lũy dài
lắm như vậy phải tích lũy về lượng mới có thể thay đổi về chất được.
nếu mà có 1 câu hỏi phân tích khái niệm chất thì mình kh thể chỉ nêu ra định nghĩa và cho 1
vài ví dụ như thế đc. Nên mình sẽ đi đến phần tiếp theo đó là PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM CHẤT.

đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng
điều đó có nghĩa là chất có thay đổi không? mình xin trl là có thay đổi nhưng nó thay đổi chậm
nó mang tính ổn định tương đối.
Qua slide nước chất của nước chính là rắn lỏng khí, thì nhiệt độ chính là lượng.
Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường (C6H12O6)vàcó thuộctính là: Thể kết tinh,
màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt…
Tính chất của đường là ngọt,tính chất của muối là mặn, thì ta có thể dùng sự khác nhau này để
phân biệt muối với đường.
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: khi nó chưa chuyển hóa
thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Chẳng hạn như, trạng
thái của nước rắn, lỏng, khí( chất), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ 40-50đvC chưa
làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi.

Mình có 1 ví dụ dễ hiểu và liên hệ với chúng ta như vầy:


chất của cta lúc bấy giờ chính là chất sinh viên còn tầm 4 5 tháng trc thì đó là chất học sinh, như
vậy rõ ràng cta vừa mới thực hiện bước nhảy để chuyển từ cái chất học sinh sang chất sinh viên.
Rồi cái chất sinh viên này sẽ có thay đổi nhưng bao giờ tích lũy đủ thời gian học, đủ số lượng tín
chỉ và đặc biệt là tích lũy về kiến thức kỹ năng phương pháp nghiên cứu phương pháp học tập.
khi tích lũy đủ rồi cta thực hiện bước nhảy ta thay đổi về chất không còn là sinh viên nữa. Cta đi
làm nhân viên, ông chủ, cán bộ gì đó thì lúc đó cta sẽ là một chất khác. Nó mang tính ổn định
tương đối và đấy là đặc điểm của chất.
Mối quan hệ giữa chất và sự vật
Có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau
Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm
ngoài sự vật.
Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn lại
có những biểu hiện về chất khác nhau
ví dụ như ngay nền kinh tế Việt Nam hiện nay bây giờ là chất của một nền kinh tế đang phát
triển có thu nhập trung bình giai đoạn sau đến 5 2045 chúng ta lại chuyển sang một cái chất mới
đó là một nền kinh tế phát triển có thu nhập cao đấy là những chất khác nhau mỗi sự vật hiện
tượng mà đều có quá trình tồn tại phát triển qua nhiều giai đoạn mỗi giai biểu hiện khác nhau về
chất
Tiếp nữa một sự vật hiện tượng nó không chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.
ví dụ như bản thân cta trong quan hệ không gian này đó là phòng họp ảo này thời gian này lại
hơn 14 giờ 14:30 thì ví dụ như vậy thì rõ ràng trong không gian này thời gian này chất cta là sinh
viên nhưng khi học xong rồi trong quan hệ với cha mẹ Thì Chất của chúng ta là con ,Trong quan
hệ với ông bà thì chất của chúng ta là cháu. một sự vật hiện tượng nó đâu phải có một chất mà nó
có nhiều chất Tùy thuộc vào từng quan hệ.
Trước của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó trong đó có thuộc tính cơ bản và
thuộc tính không cơ bản nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật. tuy
nhiên sự phân chia thuộc tính thành cơ bản và không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối.
trong quan hệ này nó là thuộc tính cơ bản nhưng trong quan hệ khác có thể nó lại trở thành
Thuộc tính không cơ bản và ngược lại.

ví dụ nãy là con người biết lao động có ngôn ngữ biết 4 duy đấy là thuộc tính cơ bản để phân biệt
con người với con vậtnhưng mà nếu mà khi ta so sánh giữa người nọ với người kia, chất của
người này với chất của người kia thì cta không thể lấy được những cái tThuộc tính vừa rồi để
phân biệt
mà giữa người này với người khác khi chúng ta so sánh với nhau thì chúng ta phải dựa vào đâu.
Nhận dạng, ngoại hình dựa vào nhân cách vì thế mà không thể dựa vào những cái vừa rồi như là
tư duy lao động.. cho nên đặt trong quan hệ so sánh Với con vật thì đó là thuộc tính là cơ bản
nhưng khi đặt trong quan hệ khác so sánh với cái khác thì rõ ràng nó không còn là thuộc tính cơ
bản.

và cái khía cạnh cuối cùng đó là


Tính chất của sự vật hiện tượng không những được quy định bởi những yếu tố tạo thành mà còn
bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành nghĩa là bởi kết cấu của sự vật
Vd: Kim cương và than chỉ đều có cùng thành phần hóa học
là nguyên tố Cacbon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết
giữa các nguyên tố Cacbon là khác nhau nên chất của chúng
hoàn toàn khác nhau. → Kim cương rất cứng còn than chì rất
mềm.
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật vừa phụ thuộc vào sự
thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật, vừa phụ thuộc vào sự thay đổi
phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.
Sau khi đã hiểu rõ về chất thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số
lượng quy mô trình độ nhịp độ của các quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng
Ây vậy thì cái khái niệm lượng này nó rất rộng , ta thấy lượng ở trong đời thường ta cũng sử
dụng lượng thì lượng đời thường chủ yếu nhấn mạnh đến quy mô số lượng nhưng đây không chỉ
nói đến số lượng nói đến quy mô , số lượng nhiều hay ít quy mô thì là to hay nhỏ đúng không,
trình độ cao hay thấp ấy nhịp độ nhanh hay chậm đấy màu sắc đậm hay nhạt đấy của các quá
trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới và cta biết rằng lượng thì triết học
nó rất rộng rồi nó rộng hơn rất là nhiều, ở đâu mà chẳng có lượng
Lượng trong con người biểu hiện như thế nào?
-Chiếu cao, cân nặng, tuổi thọ, bao nhiêu cơ quan, giác quan....
Lượng của nền kinh tế Việt Nam biểu hiện như thế nào?
-Năm 2023 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,05%.
vậy thì cái khái niệm lượng cta cần chú ý
Thứ nhất là đặc điểm cơ bản của lượng là tính biến đổi (còn chất thì là tính ổn định tương đối)
câu hỏi tương tác ( vậy có bạn nào còn nhớ đặc điểm của chất là tính gì không ?) mình sẽ lấy 1 ví
dụ đơn giản như sau: Từ đầu học kỳ đến giờ chúng ta đã học được 2 chương của triết học thì
điều đó cho thấy lượng kiến thức của chúng ta đã được thay đổi, lượng nội dung học đã thay đổi
thì vấn đề là chúng ta tích lũy được bao nhiêu và vận dụng được trong cuộc sống như thế nào

Lượng cũng mang tính quy định khách quan,sv, hiện tượng nào cũng có lượng. Lượng là một
dạng của vật chất chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất
định
Sự vật hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau có lượng diễn đạt= con số chính xác có lượng
chỉ nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa
lượng diễn đạt= những con số chính xác ta gọi đây là mặt định lượng
+ ví dụ như con người có những lượng như chiều cao, cân nặng, tuổi thọ vòng Một vòng 2
vòng 3
nhưng mà có những cái vẫn diễn tả lượng nhưng không thể đo= những con số, những đại lượng
chính xác được mà người ta chỉ có thể nhận thức nó= con đường trừu tượng hóa
ví dụ như lớp này phong trào học tập của cta ntn thì cta cũng chỉ trl phong trào học tập của lớp
em thì cũng rất là tốt hay sôi nổi chứ cũng không thể nói là bao nhiu cân, nặng như nào
trong tình yêu thì ngta cũbg chỉ nói yêu rất nhiều hay rất yêu, chứ nó không thể lượng hóa ra là
bao nhiêu cân được
có những thứ cta có thể đưa ra diễn tả= những đại lượng chính xác con số cụ thể nhưng mà có
những thứ thì nó chỉ nhận thức được= cái con đường trừu tượng hóa thôi
Mình sẽ đi đến khía cạnh cuối cùng đó chính là phân biệt lượng và chất nó chỉ mang tính tương
đối điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định có những tính quy định trong mối
quan hệ này là chất của sự vật xong trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và
ngược lại.

Cho ví dụ

+Sau khi đã hiểu rõ khái niệm chất và lượng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu v
ề Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
+Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thay đổithống nhất giữa
mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại với nhau. Trong sự vật,
quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quyđịnh
về chất và ngược lại. Quy luật cho thấy sự thay đổi về lượng diễn ra
từng bước và kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật
hiện tượng vừa có những bước tiến tuần tự, vừa cónhững bước tiến đột
phá. Và sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng đã tích lũy
những thay đổi về lượng đến một ngưỡng nhất định. Hay còn gọi là
điểm nút, khái niệm này ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở phần sau.
+ thì đầu tiên, Chất và lượng có mối quan hệ thống nhất với
nhau. Chúng không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. vì mỗi sự vật hiện tượng đều phải có tính quy định
về chất lạivừa có tính quy định về lượng, nên không có
chấtthiếu lượng hay lượng thiếu chất. (chất nào lượng nấy, lượng nào
chất nấy)
+ Và đây là một hiện tượng rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng
ta, sự tan chảy của viên đá từ thể rắn sang thể lỏng khi gặp nhiệt độ
cao, và khi nhiệt độ tăng lên đến một ngưỡng nhất định thì nước bắt
đầu sôi và bốc hơi chuyển thành thể khí. Từ đó ta có thấy được sự
thống nhất của 2 mặt chất_ lượng.
+Và như lúc nảy bạn Tsang có trình bày, lượng là mặt thường xuyên
biến đổi còn chất lại là mặt tương đối ổn định. Ở 1 ngưỡng nhiệt độ
nước sẽ không biến đổi chất ngay lập tức cũng có nghĩa sự thay đổi về
lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất.Thì khoảng giới hạn ấy được
gọi là Độ.
+ Độ là một phạm trù triết học chỉ
sự thống nhấtgiữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự
thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật,
hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn củađộ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là
nó, chưa chuyểnhóa thành sự vật và hiện tượng khác.
+ Tiếp nữa, khi lượng thay đổi đến một giới hạnnhất định sẽ
tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là Điểm
nút. Thì ở đây, điểm nút chính là khi lượng đạt đến 0 độ C nước bắt
đầu đông đặc thành chất rắn hoặc khi lượng đạt đến 100 độ C lúc nước
sôi bốc hơi thành thể khí.
+ Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự
thay đổi về lượng đã có thể làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
+Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện
nhất định sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Thì Đây chính là bước
nhảy trong quátrình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Ta sẽ
đến với khái niệm tiếp theo, Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn
phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển
mới. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác
nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự
vật. có nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và
toàn bộ, tự phát và tự giác,...
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy ngta chia
· Bước nhảy tức thời: Là bước nhảy làm thayđổi căn bản về chất nhanh
chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
· Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi vềchất diễn ra trong thời gian dà
i.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vâtj, ngta chia
· Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản vềchất của sự vật ở tất cả các
mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một sốyếu tố 1 số bộ phận
của sự vật. Và sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối.
+Vậy thì phần này chúng ta cần chú ý đến các khái niệm: chất lượng
điểm nút độ bước nhảy, (qua slide) ở đây chấtcủa chúng ta là học sinh
sinh viên.., thì lượng sẽ là lượng kiến thức, kỉ năng mà ta tích lũy trong
12 năm phổ thông, thì độ sẽ là giai đoạn lớp 10 hay năm 2 năm 3 của đại
học, khi tích lũy đủ lượng chúng ta sẽ đạt tới điểm nút là lúc ta tốt
nghiệp để thực hiện bước nhảy từ một học sinh trở thành sinh viên đại
học, cao đẳng.
+ Ở khía cạnh tiếp theo, thì quan điểm lượng thay đổi dẫn đến sự thay
đổi của chất và ngược lại, ta sẽ cùng xem khái niệm ngược lại là như thế
nào.Khi chất mới ra đời quy định một lượng mới tương ứng với
nó. Lượng mới này vận động và biến đổi trong một khoảng giới
hạn mới được gọi là độ mới. Khi tích lũy đủ về lượng sẽ đạt tới
điểm nút mới, đồng thời thực hiện bước nhảy mới cho ra đời
một chất mới hơn nữa. Qúa trình này sẽ diễn ra tính liên tục, vô
cùng, vô tận.
+ Giống như khi ta học cấp 2 3 thì tốc độ đọc hiểu vấn đề, tư duy nhạy
bén, tốt hơn khi còn là học sinh cấp 1. Như vậy chất mới là một
học sinh trung học cũng đã quy định một lượng mới về kĩ năng
tư duy của con người so với khi còn là học sinh tiểu học.

+ TÓM LẠI: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất giữa hai mặt
đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt
quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông
qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì
sự thay đổi của lượng..
Và có một Lưu ý nho nhỏ: Trong lĩnh vực xã hội, thay đổi về
lượng gọi là ‘Tiến hóa’, thay đổi về chất gọi là ‘Cách mạng’.
Phần 3: Ý NGHĨA PP LUẬN
-tiếp theo nội dung minh sẽ đi là ý nghĩa của cái quy luật lượng chất( phương
pháp luận) này
-Cái quy luật này nó sẽ dạy cho chúng ta biết là bất kỳ cái sự vật hiện tượng nào
cũng tồn tại hai mặt chất và lượng và sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất khi mà đủ điều kiện va ngược lại thì chúng ta phải biết từng bước tích lũy
về lượng thì mới có thể làm biến đổi tính chất
+ Ví dụ dễ hiểu nhất là trong cái cuộc sống này nếu mà bạn làm cái gì đó thất bại
hay là chưa đạt được cái kết quả mk như mong muốn ,thì cuộc đời này sẽ nói cho các
bạn một câu đó là “chưa đủ đâu bạn ơi” , chưa đủ ở đây tức là chưa đủ về
lượng đó. Bạn không thể nào mà tốt nghiệp đại học nếu mà tích lũy chưa đủ
tín chỉ, bạn không thể nào mà no nếu như mà bạn chưa nạp đủ cái lượng thức ăn vào
cơ thể , cũng không thể nào mà hiểu hết hiểu tường tận một cái cuốn sách nếu như mà
bạn chỉ đọc có một nửa , tuy nhiên khi chúng ta chưa đạt được cái điều mà chúng ta
muốn thì cũng đừng có nản và đừng có nghĩ là mình sẽ mãi ko đạt được nó.
+ Ví dụ ban đang học cái môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
này đi mà bạn chưa có hiểu nó,Chưa có giỏi thì nó đâu có nghĩa là chắc chắn 100 % là
bạn sẽ không thể hiểu và không thể dỏi nó đâu , chỉ là cái lượng kiến thức của bạn tích
lũy nó chưa đủ để bạn đó có thể chuyển từ cái chất từ chưa hiểu sang cái hiểu rõ, do
đó để làm sao tích lũy được cái kiến thức đủ thì mình đọc sách, hay là
coi các video bài học, đồng thời thì chúng ta cũng phải tránh những cái tư tưởng là
chủ quan, ý chí nôn nông, đốt cháy giai đoạn và thực hiện các bước nhảy khi mà
lượng nó chưa đạt được đến cái điểm nút.
Mà chúng ta phải vận dụng lý thuyết hoặc các hình thức của các bước nhảy khi
đã tích lũy đủ các điều kiện ve lượng để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến
chất một cách có hiệu quả nhất ,
+ Lấy cái ví dụ như bây giờ các bạn muốn kinh doanh đi trong khi đó các bạn
chưa tích lũy đủ vốn kiến thức của các bạn về buôn bán nó chưa đủ, bạn chưa tích
lũy đủ những cái kiến thức về sản phẩm về khách hàng về cung ứng và các tin
tức….. có phải là cái sự thất bại trong kinh doanh của các bạn nó đã hiện hữu ngay
trước mắt hay không và khả năng tương lai của mấy bạn đi trốn nợ là rất lớn chứ
không muốn nói là 100 % đó là Đó là do bản thân chủ quan nôn nóng , bản thân thì
chưa đủ tiền, chưa tích lũy đủ cái lượng kiién thức về kinh doanh mà đòi ra làm ông
chủ thì chỉ có đi ăn mày thoi , còn khi mà bạn mà tích lũy đủ những thứ mà bạn còn
thiếu ở bên trên đó thì bạn mới ra kinh doanh thì là một câu chuyện khác ,và chúng
ta phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy như là đột biến hay là dần dần
hoặc là toàn bộ hay cục bộ để mà quá trình chuyển hoá lên chất mới đạt được cái hiệu
quả cao nhất. Và qua quy luật lượng- chất giúp cho cta nhận thức được phương thức
liên kết giữa các yếu tố tạo thanh sự vật, hiện tượng rõ hơn để lựa chọn phương pháp
phù hợp nhất.

You might also like