You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TÂM LÝ HỌC


------------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ

Giảng viên: TS. Trương Quang Lâm


Sinh viên: Trương Thị Thu Hiền
MSSV: 16031071
Ngày sinh: 17/12/1998
Khoa: Tâm lý học

Hà Nội - 2021
Câu 1 (4 điểm): Anh/chị hãy trình bày trắc nghiệm NEO-PI-R: cơ sở lí luận, mô tả
phương pháp, cách tiến hành và xử lí kết quả?

Trắc nghiệm NEO-I là bộ đánh giá nhân cách toàn diện dành cho người trưởng thành
từ 17 đến 89 tuổi, được phát triển bởi Paul Costa và Robert Mc Crae vào năm 1978, ban
đầu chỉ để đánh giá ba đặc điểm tính cách là tính nhiễu tâm (neuroticism), tính hướng
ngoại (extraversion) và tính cởi mở (openness). Sau khi sử dụng thang đo trong các
nghiên cứu theo chiều dọc ở người trưởng thành tại Mỹ, các tác giả đã bổ sung thêm hai
đặc điểm tính cách nữa là tính dễ mến (agreeableness) và tính tận tâm
(conscientiousness), gồm 240 items.

Thang đo NEO-PI-R đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của NEO-PI-R là 240 items quá dài, khiến người tham
gia có thể nhàm chán hoặc mệt mỏi. Mặc dù vậy, thang đo nhiều items cho phép các nhà
nghiên cứu đo lường một loạt cấu trúc tâm lý khác nhau của người tham gia một cách kỹ
càng. Năm 1992, các tác giả đưa ra phiên bản rút gọn của NEO-PI-R gồm 60 items với
tên gọi NEO Five-Factor Inventory (NEO-FFI). Năm 2005, bộ trắc nghiệm NEO-PI-3 ra
đời, là phiên bản mới nhất với 37 items đã được chỉnh sửa.

Cơ sở lí luận

Trắc nghiệm NEO-I được xây dựng dựa trên lý thuyết về 5 nhân tố cơ bản của nhân
cách (Five Factor Model, hay còn gọi là Big Five). Lý thuyết này cung cấp cho các nhà
tâm lý phương tiện, ngôn ngữ để mô tả và hiểu rõ về các đặc điểm nhân cách của con
người và được áp dụng trong nghiên cứu, đánh giá.

Trong lịch sử phát triển mô hình 5 nhân tố, có rất nhiều quan điểm khác nhau trả lời
cho câu hỏi 5 nhân tố nhân cách bao gồm những gì. Theo Goldberg (1981, 1989) đó là
sức sống, dễ mến, tận tâm, ổn định tình cảm và trí tuệ. Botwin và Buss (1989) xác định là
hướng ngoại, dễ mến, tận tâm, tình cảm bất ổn định và văn hóa. Tuy nhiên, mô hình 5
nhân tố theo Costa và McCrare (1985) vẫn được nhiều người chấp nhận hơn cả, bao gồm:
nhiễu tâm (neuroticism), hướng ngoại (extraversion), cởi mở (openness), dễ mến
(agreeableness) và tận tâm (conscientiousness). Người ta thường gọi tắt theo các chữ cái
đầu của nhân tố để dễ nhớ là OCEAN.

Ý tưởng lớn nhất dẫn đến việc xây dựng lý thuyết 5 yếu tố, theo McCrae và Costa là
nét nhân cách phải khác với những thuộc tính đã được các nhà tâm lý nghiên cứu như:
thái độ, niềm tin, giá trị, thói quen, kỹ năng, vai trò, các mối quan hệ… Tất cả những
thuộc tính này đều có thể bị thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Trong khi đó, nét nhân
cách lại khá ổn định. Cũng cần phải phân biệt những yếu tố cơ bản bao gồm cả những nét
nhân cách với các đặc trưng thích ứng như thái độ, niềm tin. Những đặc tính thích ứng
này đã tạo nên thành tố trọng tâm của nhân cách, đó là cái tôi-quan niệm. Các đặc tính
tâm lý hình thành, phát triển và thay đổi do khuynh hướng cơ bản và những ảnh hưởng
bên ngoài. Chính những khuynh hướng cơ bản này tạo nên đặc tính cá nhân, việc đáp lại
những ảnh hưởng bên ngoài tạo cho các nhân đó sự thích ứng. Sơ đồ cấu trúc nhân cách 5
yếu tố được thể hiện như sau:
Mô tả phương pháp

Thang đo NEO-PI-R gồm 5 yếu tố, mỗi yếu tố gồm 6 tiểu thang đo, mỗi tiểu thang
đo có 8 items, tổng cộng là 240 items, phiên bản ngắn bao gồm 60 items. Dạng test là R
hoặc S. Thang đo sử dụng thang trả lời 5 khoảng (từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn
không đồng ý).

Năm yếu tố được đo lường trong thang NEO-PI-R bao gồm: nhiễu tâm, hướng ngoại,
cởi mở/sẵn sàng trải nghiệm, dễ mến và tận tâm. Mỗi yếu tố bao gồm sáu mặt được phân
bố như bảng phía dưới.

Nhiễu tâm Hướng ngoại Cởi mở Dễ mến Tận tâm

Cởi mở, thân Giàu trí tưởng


Lo âu Tin tưởng Năng lực
thiện tượng

Thù địch Thích giao thiệp Óc thẩm mĩ Thẳng thắn Trật tự

Trầm cảm Tự khẳng định Nhạy cảm Vị tha Có trách nhiệm

Tích cực hoạt Đa dạng hoá


Tự ti, mặc cảm Phục tùng Nỗ lực thành đạt
động hoạt động

Tìm kiếm sự
Xung động Giàu ý tưởng Khiêm tốn Kỷ luật tự giác
kích thích

Dễ bị tổn Xúc cảm tích


Các giá trị Nhân hậu Thận trọng
thương cực

Ý nghĩa của từng yếu tố trong thang đo được giải thích như sau:

Tính nhiễu tâm (Neuroticism): đánh giá sự bất ổn định về mặt cảm xúc, nhận ra
những cá nhân dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái
quá. Những người có điểm cao ở mặt này thường trải nghiệm những cảm xúc u uất, giận
dữ, lo sợ, tội lỗi, và ganh ghét cao hơn người bình thường. Họ phản ứng tiêu cực với
stress và thường lý giải những tình huống bình thường dưới dạng các nguy hiểm, đáng lo
ngại và có xu hướng “thổi phồng” những khó khăn. Họ chú ý quá mức đến vẻ bề ngoài
hoặc hành vi của bản thân và gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự thôi thúc. Ngược lại,
những người có chỉ số thấp thường có cảm xúc vững chãi hơn, ít dao động và ít phản ứng
với stress hơn. Họ thường có xu hướng bình tĩnh, không nóng nảy, và ít khi cảm thấy
căng thẳng.

Tính hướng ngoại (Extraverson): đánh giá số lượng và cường độ các tương tác cá
nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng. Người có điểm
hướng ngoại cao thường cảm thấy các bữa tiệc và các hoạt động là nguồn kích thích từ
môi trường xung quanh, cơ hội để gia nhập với người khác. Họ cũng thường hăng hái,
nhiệt tình, thích nói chuyện và khẳng định mình. Trong công việc, họ thường thích làm
việc với người khác và thích các công việc có chiều rộng hơn là chiều sâu. Những người
có điểm hướng ngoại thấp thường ít hòa mình với xã hội. Người hướng nội cần ít sự kích
thích và cần nhiều thời gian ở một mình.

Tính cởi mở (Openness): là yếu tố mô tả việc sẵn sàng thử nghiệm, đánh giá cao và
nắm giữ các kinh nghiệm, khả năng tìm kiếm những cái mới lạ. Cá nhân có điểm cao ở
mặt này có xu hướng sáng tạo, thích sự độc đáo và dễ dàng chấp nhận những ý tưởng
mới. Người có điểm thấp ở mặt này thường thực dụng và làm việc theo dữ liệu có sẵn.
Đôi lúc, họ được mô tả là quyết đoán và cứng nhắc. Họ thường rất truyền thống trong
hành vi và vẻ ngoài của mình, thích làm việc theo guồng quay nhất định, không thích trải
nghiệm những thứ mới mẻ và có ít sở thích.

Tính dễ mến (Agreeableeness): đánh giá chất lượng sự định hướng của cá nhân con
người theo mức độ liên tục từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và
hành động. Những người có điểm cao ở mặt này thường có xu hướng tin rằng mọi người
rất trung thực, tốt bụng và đáng tin cậy. Họ thường có lòng vị tha và hay giúp đỡ người
khác. Ngược lại với người hay giúp đỡ của người dễ chịu, những người có điểm thấp ở
mặt này thường gây tổn thương đến người khác. Những người này thường có tính cạnh
tranh, thách thức cao, đôi khi họ coi là khiêu khích hoặc không đáng tin.

Tính tận tâm (Conscientiousness): đánh giá mức độ tổ chức, uy tín, động cơ trong
hành vi hướng tới mục đích của cá nhân. Nó tương phản giữa những cá nhân phụ thuộc,
khó tính với những người độc lập và mềm mỏng. Người có điểm cao ở mặt này thường
có mong muốn hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất, và thường đặt ra mục
tiêu để đạt được những thành tựu trong công việc. Do đó, có đôi khi họ được miêu tả như
những người cứng đầu. Những đặc điểm tính cách của họ bao gồm ngăn nắp, có hệ
thống, cẩn thận, hoàn hảo, suy tính thiệt hơn. Những người có điểm thấp ở mặt tính cách
này thường rất dễ dãi, không có mục tiêu nhất định và thường không đáng tin cậy.

Cách tiến hành

Người tham gia tự trả lời các câu hỏi trong thang đo. Phải trả lời hết tất cả các câu
trong bộ trắc nghiệm. Nếu người trả lời không chắc chắn về một items nào đó thì được
khuyến khích lựa chọn câu trả lời trung lập.

Có thể sử dụng bộ trắc nghiệm NEO-PI-R phiên bản giấy hoặc bản dành cho máy
tính. Đối với bản giấy, người làm trắc nghiệm có thể sử dụng phiếu trả lời chấm tay hoặc
chấm bằng máy.

Ngoài ra, không có quy định nào khác về việc trả lời bộ trắc nghiệm. Trắc nghiệm
NEO-PI-R không giới hạn về thời gian trả lời.

Xử lý kết quả

Bộ trắc nghiệm NEO-PI-R được tính theo bảng điểm chuẩn (điểm thô quy đổi ra
điểm chuẩn T-score). Kết quả của người trả lời sẽ được biểu diễn trên biểu đồ theo từng
nhân tố dựa theo điểm chuẩn đã được quy đổi trước đó. Từ đó, ta sẽ có những đánh giá cụ
thể về các mặt nhân cách của người trả lời.

Điểm chuẩn = Điểm thô ± 0,5SD x Điểm thô

- Khoảng điểm chuẩn từ 45 đến 50.


- Điểm thấp là dưới 45-50 điểm.
- Điểm cao là trên 45-50 điểm.

Lưu ý:

- Nếu người trả lời không trả lời từ 41 items trở lên thì không dùng kết quả này để
phân tích.
- Cũng dựa trên sự phân tích các nhóm đối tượng từ mẫu chuẩn hóa, cần cẩn thận
khi câu trả lời của khách thể thuộc các kiểu sau:
+ Rất phản đối liên tiếp từ 7 items trở lên
+ Phản đối liên tiếp từ 10 items trở lên
+ Trung lập liên tiếp từ 11 items trở lên
+ Đồng ý liên tiếp từ 15 items trở lên
+ Rất đồng ý liên tiếp từ 10 items trở lên.

Biểu đồ đánh giá chung:


Câu 2 (6 điểm): Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn nội dung đánh giá tâm lý qua
phỏng vấn. Lựa chọn 1 vấn đề/1 khía cạnh tâm lý của 1 khách thể để phỏng vấn, sau
đó:

- Giải trình cụ thể nội dung phỏng vấn và các câu trả lời thu được.

- Nêu những đánh giá ngắn gọn trong khoảng 1 trang về vấn đề tâm lý của
khách thể mà anh/chị đã phỏng vấn.

1. Nội dung đánh giá tâm lý qua phỏng vấn

Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định thông qua
cách thức hỏi - đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin trong đó
người phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và
ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra. Theo Watkins, phỏng vấn là phương pháp đánh giá
tâm lý cơ bản nhất, thường được sử dụng nhất và là phương tiện thu thập dữ liệu quan
trọng nhất trong quá trình đánh giá tâm lý.

Mục đích của phỏng vấn là nhằm nghiên cứu, chỉ ra vấn đề tâm lý của khách thể. Đây
là bước ban đầu trong tham vấn, tư vấn, giúp cho nhà tâm lý hiểu được vấn đề của khách
thể và nguyên nhân gây ra nó. Đồng thời, phỏng vấn cũng giúp nhà tâm lý nhận ra những
khía cạnh tích cực, giá trị tốt đẹp, niềm hạnh phúc… của khách thể và nguồn gốc của
chúng.

Các công cụ sử dụng trong phỏng vấn có thể bao gồm trắc nghiệm, bảng hỏi, bảng
kiểm. Các dạng câu hỏi thường dùng trong phỏng vấn là câu hỏi có cấu trúc, câu hỏi mở,
câu hỏi dạng miêu tả. Nhà tâm lý nên tránh đặt các câu hỏi “Tại sao…?”, vì mang sắc
thái buộc tội, phê phán, làm tăng khả năng tự vệ của khách thể.

Các hình thức phỏng vấn thường được sử dụng là phỏng vấn có cấu trúc (các câu hỏi
được chuẩn hóa), bán cấu trúc (câu hỏi linh hoạt theo chủ đề) và phi cấu trúc (cuộc trò
chuyện tự do). Độ tin cậy và độ hiệu lực của các phương pháp giảm dần từ phỏng vấn có
cấu trúc đến phi cấu trúc.

Một số lưu ý trước khi tiến hành phỏng vấn: 1) thiết lập môi trường phỏng vấn an
toàn; 2) câu hỏi phỏng vấn không mang định kiến; 3) tránh tái lặp nỗi đau của khách thể,
trường hợp có câu hỏi mà khách thể không muốn trả lời thì nên ghi chú lại và để dành dịp
khác; 4) lắng nghe câu trả lời của khách thể với sự thấu cảm và tôn trọng; 5) bảo mật
thông tin.

Cách tiến hành phỏng vấn:

- Đầu tiên cần xác định rõ vấn đề cần đánh giá ở khách thể.
- Khi tiến hành phỏng vấn, triển khai theo hai phần:

Phần thứ nhất bao gồm thông tin cơ bản về khách thể: giới tính, tuổi, nơi sinh sống,
khái quát vấn đề của họ.

Thứ hai là phần nội dung đánh giá: nhóm lại thành một số vấn đề chính của khách thể:
cảm xúc, nhận thức, mối quan hệ xã hội,… Nhà tâm lý đánh giá, phân tích những tổn
thương, khó khăn, sang chấn, vấn đề… của khách thể, lồng ghép câu trả lời của khách thể
để làm bằng chứng.

2. Nội dung thực hành

2.1. Thông tin chung

- Khách thể: Q

- Tuổi: 20

- Giới tính: Nữ

- Khía cạnh tâm lý muốn đánh giá: stress trong học tập.

2.2. Nội dung phỏng vấn

Người phỏng vấn (NPV): Hiện tại em đang là sinh viên năm mấy nhỉ?
Khách thể (KT): Năm hai, chuẩn bị lên năm ba.

NPV: Điểm trung bình chung học kỳ trước của em là bao nhiêu?

KT: 2,8. Thấp nhỉ!

NPV: Cũng bình thường mà. Năm hai thì mình vẫn còn có thể cố gắng hơn được ấy. Em
có đi làm thêm hay tham gia hoạt động ngoại khóa gì nữa không?

KT: Em cũng tham gia… vài cái. Tham gia những hoạt động online ở nhà, mấy cái hoạt
động về môi trường ấy. Với cả…tham gia vài cuộc thi online trong mùa dịch ấy. Một hai
cái thôi. Ờ…Có chỗ thì vừa tình nguyện vừa làm thêm luôn chị ạ. Chỗ nhận đồ ký gửi mà
em làm ấy, vừa cho tặng đồ quần áo các thứ, với lại kiểu phân phát đồ cho các cô chú
công nhân, vừa nhận đồ ký gửi đi bán để có kinh phí.

NPV: Để làm được nhiều thứ như thế, có khi nào em cảm thấy mình không thể kiểm soát
được mọi thứ chưa?

KT: Nếu mà em chỉ tham gia một hai hoạt động thôi thì sẽ đỡ vất vả và đỡ vượt quá tầm
kiểm soát hơn. Kiểu có một đợt em tham gia rất nhiều hoạt động ý, và kiểu mình không
kiểm soát được nó và không tập trung chú trọng vào nó thì nó cũng bớt hiệu quả hơn. Về
sau thì em chỉ tập trung vào một hai cái thôi.

NPV: Em thấy động lực gì khiến mình lựa chọn học Đại học?

KT: Lúc mình ở quê ấy, thì các anh chị bảo mình phải đi học Đại học thế này thế kia, thì
sau này mới có công ăn việc làm ổn định, hơn mấy người không học ấy. Thì lúc đấy thì
mình chỉ biết thế thôi, nhưng mà kiểu mình cũng có một chút định hướng về những cái
mình thích hơn, đam mê hơn, chứ không phải chỉ vào những cái trường top rồi học gì thì
học ấy. Sau này lên Đại học thì mình cũng thấy đấy là một cái quyết định đúng đắn. Mình
học thêm được nhiều thứ, biết được nhiều thứ, mình còn trải nghiệm được nhiều thứ và
cũng khá là khó khăn thử thách.

NPV: Nghe em chia sẻ thì chị thấy em rất quan tâm đến tương lai của mình đấy. Lựa
chọn của em vừa có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, lại vừa có quyết định
cân nhắc của bản thân mình. Vừa rồi thấy em có nhắc đến những khó khăn thử thách.
Không biết là trong học kỳ vừa qua thì Q đã gặp phải những tình huống nào trong học tập
khiến em cảm thấy rất mệt mỏi, căng thẳng hay buồn bã?

KT: Ừm…từ đợi em nghĩ. Căng thẳng thì…cũng có rất là nhiều ấy chị. Căng thẳng kiểu
như là một môn học ý, lúc đầu mình đọc tên môn học thôi, hoặc nghĩ thôi đã thấy rất là
tuyệt vời rồi, mình sẽ học được rất nhiều thứ hay hay, hay ho trong đấy. Nhưng mà vào
học thật rồi thì nó… mình… cũng tại vì mình hơi lười, đọc sách nghiên cứu trước, à kiểu
đọc cái đấy, mình lười nghiên cứu nên cũng không hấp thu được nhiều, nghe một lần rồi
thôi thì cũng không nhớ nữa. Cứ như thế thì sau khoảng 7 tuần, à 15 tuần, kết thúc học kỳ
thì cũng cảm thấy mình không tiếp thu được gì, mình lười, mình không ôn bài rồi cũng
mình không học được như mong muốn cái lúc đầu mình đề ra ấy chị. Hơi buồn này, rồi
cũng căng thẳng về bản thân, nuối tiếc ấy, mà rõ là mình lười rồi thì xong nuối tiếc nó lại
hơi buồn cười.

NPV: Kỷ luật đối với sinh viên là câu chuyện khá quen thuộc nhỉ…

KT: Xong xong kiểu mấy cái môn học nó cũng hơi chán. Tùy người. Như em thì em
không thích mấy cái môn học kiểu thể chế, chính trị, hay gì thì... nên là cũng bớt một
phần quan tâm đi, kiểu như cũng khá là khó để hấp thu mấy cái môn đấy, em thấy thế.

NPV: Đúng là không phải ai cũng thích tất cả các môn học trong trường Đại học. Em có
khi nào cảm thấy thất vọng trong học tập chưa?

KT: Thất vọng á? Um… thất vọng trong vấn đề làm việc nhóm. (Cười nhẹ) Ở trên Đại
học thì hình như là môn nào cũng chia nhóm. Thì chắc là chỉ có…Một hai môn thì kiểu
như là em tìm nhóm ít người và nhóm chất lượng hơn ấy. Chứ tức là… chỉ một hai người
chơi với mình, hoặc là mình nghĩ có thể làm việc được với mình thì mình sẽ tham gia.
Còn có rất là nhiều môn thì kiểu một nhóm lớn tầm 10 người. Làm việc thì kiểu cứ như là
ỷ lại vào nhau. Phân chia đồng đều thì em nghĩ cái đấy nó cũng là một phần thôi, mà nó
không hiệu quả lắm. Phân chia mày làm phần này tao làm phần kia ấy, thì nó không để ý
đến những phần khác đâu. Những người để ý thì họ sẽ xem cả những phần khác. Còn
không thì cũng mặc kệ ấy. Thì thế nó không hiệu quả lắm. Nhưng mà một lớp đông sinh
viên mà không chia nhóm thì nó cũng khá là vất.

NPV: Mùa thi này, chuyển đổi hình thức thi, em có cảm thấy lo lắng không?

KT: Chắc là lo lắng ấy chị, vì deadline ngập đầu. Làm xong môn này thì lại phải lo môn
khác. Mà nó rất là dài, nhiều khía cạnh.

NPV: Em có cảm thấy thi như thế này thì phản ánh đúng thực chất của mình không?

KT: Kiến thức thì em thấy là nếu làm tiểu luận ấy, kiểu mình vừa tìm hiểu vừa làm thì nó
cũng hiệu quả hơn, nhưng mà nó không đánh giá được cả quá trình mình học từ đầu kỳ
đến cuối kỳ đâu. Từ đầu kỳ đến cuối kỳ mình không học thì…đến lúc làm tiểu luận mình
vẫn có thể làm được ấy. Kiểu mình tìm hiểu các thứ, rồi copy paste các thứ. Nhưng mà ai
mà học từ đầu kỳ đến cuối kỳ mà vận dụng được vào, thì cũng khá là tốt. Đỡ hơn là học
thuộc xong đến trường thi xong rồi viết ra. Tốn thời gian các thứ. Kiểu cũng do là mình
không học nên lúc thi kiến thức nó dồn vào nhiều. Mà mấy môn như lịch sử Đảng, tư
tưởng,... em nghĩ là không nên học thuộc.

NPV: Thường thì khi mà Q gặp phải những tình huống căng thẳng, khó chịu trong kỳ vừa
rồi thì em giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách nào nhỉ?

KT: Ừm…thì em sẽ… tìm những cái mình thích. Ví dụ như… tìm mấy kiến thức hay để
đọc này, những cái mà mình hấp thu được. Hoặc là sẽ xem… xem Running man (cười).

NPV: Những chương trình giải trí hài hước đúng không. Em có tìm đến ai đó khi mình
gặp căng thẳng không?

KT: Chắc là không. Mà cũng…tức là kiểu…tìm đến những mà không phải kiểu là, nói ra
hết, bị như thế này, à kiểu, tìm đến nhưng mình lại làm những kiểu vui vui ấy, chứ không
phải nói ra những cái buồn bực hay mệt mỏi gì…chị hiểu không?

NPV: Mình không cần phải chia sẻ tâm trạng tiêu cực căng thẳng của mình mà tìm đến
mọi người để làm những hoạt động giải trí cho nó vui lên thôi đúng không?
KT: Ừ đúng rồi. Kiểu mình cứ vui thôi, vui với nhau thôi chứ không phải kể những cái
tiêu cực của mình ra thì nó mới bớt vui, à nhầm, hì hì, thì nó mới bớt buồn.

NPV: Rồi, thế đối với vấn đề trong học tập mà em gặp phải thì em lựa chọn cách ứng
phó, giải quyết như thế nào? Ví dụ khi các bạn cùng nhóm không cố gắng ấy.

KT: Ví dụ nhóm rời rạc hoặc không cố gắng thì thứ nhất là mình phải, kiểu, đứng ra,
kiểu, phân việc cho mọi người làm cái này làm cái kia ấy, thì nó sẽ dễ dàng hơn là mình
cứ bảo mọi người kiểu mày làm đi. Hoặc không thì mình sẽ làm nhiều hơn họ. Một mình
mình làm thì nhiều khi còn hiệu quả hơn những người không muốn làm ấy. Ờ…cầu mong
cho mau chóng qua cái môn ấy đi. Kiểu động viên. Sao nhỉ…nói chung mình phải làm
nhiều việc hơn họ và phân việc cho nó cụ thể hơn, góp ý, nhiều nhiều.

NPV: Em có tự tin mình có thể giải quyết tốt những vấn đề cá nhân trong học tập không?

KT: Những cái việc của một mình em thì em nghĩ là em có thể giải quyết được. Còn
những cái việc lớn ấy, thì em nghĩ là một mình mình không thể nào làm hết được. Mà
những cái mà trước đám đông thì em không tự tin lắm.

NPV: Trước đám đông là như thế nào nhỉ?

KT: Kiểu ví dụ đứng trong lớp học ấy, thuyết trình hoặc đứng phát biểu gì gì đấy.

NPV: Ừ, nhiều người cũng có nỗi lo lắng khi đứng phát biểu trước đám đông giống em.

KT: Em áp lực là…kiểu như là… mình muốn biết rất là nhiều thứ…nhưng mà mình lười
tìm hiểu. Hoặc khi mà mình nhìn thấy ai đó người ta giỏi cái gì đấy, giỏi hơn mình, hoặc
như làm cái điều người khác không làm được ấy. Thì mình thấy mình rất tự ti về bản
thân. Tía má ơi em thấy mình kém cỏi bỏ xừ. Đối vs em, em mới chỉ nhận ra là vì mình
đã luôn không biết cách học nên mình luôn bị áp lực một cách không cần thiết. Cũng
nhiều áp lực từ người khác, kiểu quá quan tâm đến người khác nghĩ gì, xong rồi là mình
phải làm cho…mình không được làm như này không được làm như kia, không được quá
bộc lộ cảm xúc để cho họ buồn, hoặc là họ không thích. Nói chung là từ hơi bị để ý cái
nhìn của mọi người thì nó tác động đến bản thân mình, nên là nhiều thứ mình không làm.
Ừm, nhiều khi cũng hơi, kiểu hối hận, kiểu là…nói chung là hiểu thôi em không diễn đạt
được (hì).

NPV: Cảm ơn Q đã có những chia sẻ rất cởi mở nhé!


2.3. Đánh giá vấn đề tâm lý

Từ phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp cho khách thể làm bài trắc nghiệm NEO-PI-R
phiên bản rút gọn 60 items, có thể rút ra những nhận xét như sau.

Khách thể có động lực học tập mang tính tự chủ cao, thể hiện ở định hướng rõ ràng,
môi trường bên ngoài có nhiều yếu tố hỗ trợ, mức độ hài lòng cao với trải nghiệm học
Đại học.

Trong học kỳ vừa qua, khách thể thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, buồn
bã, lo lắng, thất vọng trong học tập. Nguồn gây stress trong học tập bao gồm: kết quả và
hiệu quả học tập không mong muốn; hình thức kiểm tra, đánh giá dồn dập và quá khó;
làm việc nhóm không hiệu quả; chương trình môn học không hấp dẫn; khó cân bằng thời
gian giữa học tập và các hoạt động khác; áp lực từ bản thân và áp lực đồng trang lứa. Đây
cũng là những nguyên nhân gây stress phổ biến ở sinh viên trong nhiều nghiên cứu.

Về cách ứng phó với stress trong học tập, khách thể thường sử dụng các chiến lược
ứng phó gắn kết kiểm soát sơ cấp (giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc) và ứng phó gắn
kết kiểm soát thứ cấp (chấp nhận, thay đổi nhận thức, suy nghĩ tích cực) thay vì ứng phó
tách khỏi (chối bỏ, né tránh, mong ước).

Kết quả câu trả lời trắc nghiệm NEO-PI-R của khách thể có điểm số ở tính tận tâm và
hướng ngoại là cao nhất, tiếp theo là tính nhiễu tâm và tính cởi mở với điểm số bằng
nhau, cuối cùng là tính dễ mến. Điều này cho thấy khách thể có xu hướng làm việc ngăn
nắp, có hệ thống. Khách thể cũng là người hăng hái, nhiệt tình, thích nói chuyện và khẳng
định mình. Kết quả này tương ứng với cách ứng phó của khách thể đối với stress trong
học tập. Các chiến lược ứng phó điều hòa cảm xúc, chấp nhận, thay đổi nhận thức và suy
nghĩ tích cực có liên hệ với mức độ stress thấp, cần được tăng cường ở khách thể. Trong
khi đó, ứng phó né tránh và mong ước có liên hệ với mức độ stress cao và kết quả học tập
thấp, cần được hạn chế để tránh làm gia tăng mức độ stress và giảm hiệu quả học tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Phúc, N. S. (2018). Bài giảng Đánh giá tâm lí. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phương, N. T. H., Lâm, Đ. X. (2019). Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập
của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Giáo dục, 121-127.

3. Thoa, Đ. T. K., Công, T. V., . (2010). Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học
các ngành học khác nhau (nghiên cứu qua trắc nghiệm - NEO PI-R). Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn , 198-202.

Tài liệu Tiếng Anh

4. Costa P.T. & Mc Crae. Trait and Factor Theories in Hersen M., Segal D.L.
Comprehensive Handbook of Personality and Psychopathology. Vol. 1,
Personality and everyday functioning, John Willey & Sons, Inc.,2006.

5. Paul T. Costa, JR. & Robert R. McCrae. (2008). Chapter 9: The Revised NEO
Personality Inventory (NEO-PI-R). In J. &. Paul T. Costa, The SAGE Handbook of
Personality Theory and Assessment: Volume 2 - Personality Measurement and
Testing (pp. 179-198). SAGE Publications.

6. Paul T. Costa, Jr., Robert R. McCrae. (2018). Revised NEO Personality Inventory:
Interpretive Report. North Florida: PAR Psychological Assessment Resources.

7. Robert R. McCrae, Paul T. Costa, Jr. & Thomas A. Martin (2005). The NEO–PI–
3: A More Readable Revised NEO Personality Inventory, Journal of Personality
Assessment, 84:3, 261-270, DOI: 10.1207/s15327752jpa8403_05.

You might also like