You are on page 1of 12

1.

MỞ ĐẦU
Hệ thống nước làm mát tại nhà máy Z127 là một hạng mục trong mạng hạ tầng kỹ thuật
của “DỰ ÁN DI DỜI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI NHÀ MÁY Z127/TCCNQP”, có yêu cầu làm
mát thiết bị trong dây chuyền sản xuất, có tác dụng trực tiếp đến độ an toàn, tin cậy, năng
suất và chất lượng sản xuất của cả dây chuyền. Việc xử lý, cung cấp nước làm mát cho các
thiết bị tiêu thụ cho các thiết bị trên trong dây chuyền sản xuất phải đảm bảo công suất (lưu
lượng, áp suất và nhiệt độ), chất lượng theo yêu cầu đề ra.
Để đạt được yêu cầu an toàn tin cậy chất lượng và năng suất trong cung cấp nước, hệ
thống cấp nước làm mát được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO đang được sử dụng phổ biến trên
thế giới làm cơ sở thiết kế và kết hợp thị trường tại Việt Nam.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG
- Tài liệu, hồ sơ thiết kế, mặt bằng công nghệ.
- Kết quả khảo sát cụ thể thực địa đặc điểm xây dựng công trình.
- Quy định quản lý của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về đường ống: TCVN 4245 - 1996.
- Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước “QCVN 01:2009/BYT” được Bộ Y tế ban
hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009.
- Các tiêu chuẩn vật tư, thiết bị: Các vật tư, thiết bị được sản xuất trong nước hoặc nhập
ngoại tuân theo các tiêu chuẩn chung ISO, BS, AISI, ASTM, SUS hoặc các tiêu chuẩn khác
tương đương.
- Tính toán thiết kế đường ống dẫn: Việc tính toán, lựa chọn và thiết kế hệ thống nước làm
mát (trạm nước làm mát, mạng đường ống cấp nước làm mát đến các thiết bị tiêu thụ) cho dự
án phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản sau:
- Sử dụng mặt bằng xây dựng, mặt bằng công nghệ đã được phê duyệt của dự án.
- Phải đảm bảo lưu lượng cấp nước làm mát cho các thiết bị tiêu thụ có dải áp suất và nhiệt
độ khác nhau (bảng 1).
- Tiết kiệm đầu tư ban đầu và chi phí thường xuyên.

DỰ ÁN DI DỜI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI NHÀ MÁY Z127/TCCNQP

Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày DA127.NLM.00.00.00.000.TM


T.Phòng Ng. Văn Xuân
HỆ THỐNG NƯỚC
K.T.T.C Ng. Trung Kiên Tờ: 2 Số tờ: 13
Thiết kế Ng. Đức Thành
LÀM MÁT VIỆN CÔNG NGHỆ
Vẽ Ng. Đức Thành
- Thiết bị của hệ thống dễ tìm, sẵn có trên thị trường Việt Nam, thi công thuận lợi, giá thành
hạ và phải đảm bảo các yêu cầu của hệ thống kỹ thuật.
- Thuận tiện trong quá trình thao tác vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng.
- Hệ thống nước làm mát hoạt động ổn định, an toàn trong quá trình làm việc.

Bảng 1. Nhu cầu tiêu thụ nước làm mát các thiết bị tại xưởng X1, X2 và X4 .

Lưu lượng Nhiệt độ


Số Tên hộ tiêu thụ Số Nhiệt độ
tiêu thụ/hộ gia tăng
thứ tự (thiết bị tiêu thụ) lượng vào (oC)
(m3/giờ) (oC)
I Nhà X1 141
1 Lò nhiệt luyện tôi đáy di động 1 5 35 40

2 Hệ thống bể tôi 1 15 35 40

3 Lò giếng RJ2-310-12 1 5 35 40

4 Lò nhiệt luyện kiểu giếng 1 6 35 40

5 Bể tôi dầu 1 22 35 40

6 Lò ram kiểu giếng 1 5 35 40

7 Lò ram kiểu giếng 1 5 35 40

8 Lò giếng 1 4 35 40

9 Lò điện xỉ 2 40 35 40

II Nhà X2 387

1 Máy trộn cát 1 2 35 40

2 Lò trung tần 1T 4 18 35 40

3 Lò trung tần 2T 2 28 35 40

4 Lò trung tần số 3 1 22 35 40

5 Lò trung tần số 4 1 22 35 40

6 Thùng làm nguội vật đúc 1 5 35 40

7 Máy làm khuôn kiểu đứng 1 2 35 40

8 Máy trộn 1 2 35 40

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 3 Số tờ: 13
9 Máy trộn cát 1 2 35 40

10 Lò hồ quang 1 22 35 40

11 Lò trung tần 2 22 35 40

12 Lò trung tần 2 18 35 40

13 Lò trung tần 1,5T số 1 2 22 35 40

14 Lò trung tần số 2 3 22 35 40

15 Thiết bị Plazmatron 1 30 35 40

III Nhà X4 115

1 Máy cán thép 1 45 35 40

2 Bể tôi bi rèn 4 5 35 40

3 Lò nung phôi trung tần 1 8 35 40

4 Lò nung phôi trung tần 1 8 35 40

5 Lò trung tần GTG 300-12 1 10 35 40

6 Lò trung tần GTG 300-12 1 10 35 40

7 Lò nung phôi trung tần GTG 250 1 10 35 40

Như vậy, nhu cầu tiêu thụ nước làm mát của các xưởng: áp suất nước làm mát tại các thiết
bị tiêu thụ là 3 bar, chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra là 7 oC, tổng lưu lượng nước cung cấp
cho các thiết bị tại 3 nhà xưởng lần lượt là: Nhà X1: 141 m3/giờ; X2: 387 m3/giờ và X4: 115
m3/giờ.

Bảng 2. Nhu cầu tiêu thụ nước làm mát từ nhà X5 đến X10
Lưu lượng Nhiệt độ
Số Tên hộ tiêu thụ Số Nhiệt độ
tiêu thụ/hộ gia tăng
thứ tự (thiết bị tiêu thụ) lượng vào (oC)
(lít/phút) (oC)
I Nhà đúc Billet (X5) 5.451
Hệ thống nấu 10 tấn (Ký hiệu: 30
1 1 4.000 35
NL10)
2 Lò Ủ đồng nhất (Ký hiệu: LU) 1 117 30 35
3 Hệ thống nấu 4 tấn (Ký hiệu: 1 1.334 30 35

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 4 Số tờ: 13
NL4)

II Nhà đùn ép nhôm (X6) 1.834


Hệ thống ép Đùn đơn động 30
1 1 500 35
SKM-20F (Ký hiệu: EĐ1)
Hệ thống ép Đùn song động SĐ 30
2 1 1.000 35
2500T (Ký hiệu: EĐ2)
3 Lò ủ đồng nhất (Ký hiệu: LU) 1 167 30 35
Lò tôi kiểu đứng (di dời từ nhà 30
4 1 167 35
Billet nhôm) (Ký hiệu: LT)
Nhà Đúc Nhôm + Ép đùn Đồng 30
III 1.317 35
(X9, X10)
Lò trung tần 0,75T (2 lò) (Ký 30
1 500 35
hiệu: LTT1)
Lò trung tần vô tâm (2 lò) (Ký 30
2 500 35
hiệu: LTT2)
3 Máy đúc ly tâm (Ký hiệu: MĐLT) 50 30 35
Dây chuyền ép đùn đơn động 30
4 167 35
đồng SYL1650T (Ký hiệu: EĐ)
5 Khu vực 1 (Ký hiệu: KV1) 50 30 35

6 Khu vực 2 (Ký hiệu: KV2) 50 30 35

TỔNG CỘNG 8.602 30 35

Bảng 3. Nhu cầu tiêu thụ nước làm mát nhà X11
Lưu lượng Nhiệt độ
Số Tên hộ tiêu thụ Số Nhiệt độ
tiêu thụ/hộ gia tăng
thứ tự (thiết bị tiêu thụ) lượng vào (oC)
(m3/h) (oC)
I Nhà cán đồng xưởng X11 220

1 Hệ thống tẩy rửa đồng tấm 1 15 30 35

2 Hệ thống máy cán nóng 2 trục 1 30 30 35

3 Hệ thống máy cán nguội 2 trục 1 15 30 35

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 5 Số tờ: 13
4 Hệ thống máy cán nguội 4 trục 1 15 30 35
Hệ thống tẩy rửa sấy khô liên 30
5 1 15 35
hoàn
8 Hệ thống đúc đồng hữu tâm 4 20 30 35

9 Lò ủ kiểu chuông 3 10 30 35

10 Lò gia nhiệt phôi cán nóng 1 20 30 35

Hệ thống đúc rút liên tục


II 1 70 35
dây ∅8, ∅2.6 30

III Hệ thống dung dịch bôi trơn

1 Hệ thống chuốt ủ liên hoàn 1 30 30 35

3.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NƯỚC LÀM MÁT


3.1. Tính toán xác định công suất làm mát, chọn tháp giải nhiệt làm mát
Công suất tiêu thụ nước làm mát được xác định theo công thức:

(kW) (1)

Trong đó:
Gi là lưu lượng tiêu thụ nước làm mát của hộ tiêu thụ thứ i, kg/s
là khối lượng riêng của nước, =1 kg/lít
qi là lưu lượng nước làm mát của hộ tiêu thụ thứ i (bảng 1), lít/phút
C là nhiệt dung riêng của nước, C=4,2 kJ/kg.độ
là độ chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra thiết bị (hộ tiêu thụ) thứ i, oC.
a) Đối với nhà X1, X2 và X4 sử dụng nguồn nước sạch của nhà máy tại bể nước ngầm
7.500 m3, đã qua xử lý qua hệ thống máy bơm nước được cấp đến từng nhà xưởng cấp đến
các thiết bị tiêu thụ khác nhau.
Sử dụng nguyên lý làm mát tuần hoàn, nước làm sau khi cấp đến từng nhà xưởng và đi
đến từng hộ tiêu thụ sẽ quay trở về bể nước ngầm 7.500 m3. Tại đây có hệ thống máy bơm
sẽ bơm nước qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ nước tuần hoàn về bể, quá trình đó diễn ra
tuần hoàn.
q= 643 m3/giờ do đó: q= 10.716 lít/phút.
C là nhiệt dung riêng của nước, C=4,2 kJ/kg.độ

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 6 Số tờ: 13
là độ chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra thiết bị (hộ tiêu thụ) thứ i, oC. = 5oC

(kW)

Vậy cần tháp giải nhiệt có công suất 3750 kW tương đương 1068 RT. Do đó chọn tháp
giải nhiệt có công suất 1250 RT.
b) Nhà X5: lưu lượng 5451 lít/phút; t2 =35oC , t1 = 30oC

(kW)

Tương đương với 1907/3,5 = 545 RT


c) Nhà X6, X7: lưu lượng 1834 lít/phút; t2 =35oC , t1 = 30oC

(kW)

Tương đương với 642/3,5 = 183 RT


d) Nhà X9, X10: lưu lượng 1367 lít/phút; t2 =35oC , t1 = 30oC

(kW)

Tương đương với 478/3,5 = 137 RT

* Tổng công suất tiêu thụ nước làm mát từ nhà X5 đến X10 là 865 RT. Để đảm bảo khi
toàn bộ các thiết bị có sử dụng nước làm mát đều làm việc và thiết kế có dự phòng, chọn
Tháp giải nhiệt có công suất là 1000 RT.
a) Nhà cán đồng X11: lưu lượng 220 m3/h; t2 =40oC , t1 = 35oC

(kW)

Tương đương với 1283,3/3,5 = 366,6RT


b) Hệ thống đúc rút liên tục dây ∅8, ∅2,6: lưu lượng 70 m3/h; t2 =45oC , t1 = 35oC

(kW)

Tương đương với 816,6/3,5 = 233,3RT


=> Để đảm bảo khi toàn bộ các thiết bị “Nhà cán đồng X11 và Hệ thống đúc rút liên tục dây
∅8, ∅2,6” có sử dụng nước làm mát đều làm việc và thiết kế có dự phòng, chọn 01 tháp giải
nhiệt là 1250RT.
c) Hệ thống nước dung dịch bôi trơn: lưu lượng 30 m3/h; t2 =35oC , t1 = 30oC

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 7 Số tờ: 13
(kW)

Tương đương với 175/3,5 = 50TR


Để đảm bảo khi toàn bộ các thiết bị có sử dụng nước làm mát đều làm việc và thiết kế
có dự phòng, chọn 02 tháp giải nhiệt là 40RT.

3.2. Chọn tháp giải nhiệt nước làm mát cho các nhà xưởng

a) X1, X2 và X4

- Số lượng: 05 (5 cell ghép lại)


- Model: TSC-250RT
- Công suất lạnh: 250 RT hoặc 975000 Kcal/h

b) X5 đến X10:

- Số lượng: 04 (4 cell ghép lại)


- Model: TSC-250RT
- Công suất lạnh: 250 RT hoặc 975000 Kcal/h

c) X11 và hệ thống đúc rút liên tục dây ∅8, ∅2,6

- Số lượng: 01
- Model: LBC-1250RT
- Kích thước: 5870x8430mm
- Đường kính quạt: 4270mm
- Lưu lượng gió: 6200 m3/phút
- Khả năng làm mát: 4875000 Kcal/Hr
- Dòng chảy: 16250 lit/min
- Motor quạt: 40HP

3.3. Hệ thống đường ống cấp nước làm mát

Xác định đường kính trong của ống:


Đường kính trong của ống được xác định theo công thức:
(2)
Trong đó: - Dn: đường kính ống, mm
- Q: lưu lượng nước tính toán của đường ống (lít/phút).

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 8 Số tờ: 13
- v: Tốc độ nước chảy trong ống, với áp suất lớn nhất p = 3,2 bar và ống nén chọn V =
0,5 đến 2,5 m/s, do trạm đặt gần các hộ tiệu thụ nên chọn v=2,5 m/s
* Đối với nhà X5:
Thay số tương ứng vào công thức (2), ta tính toán được:
+ Đường kính ống trục chính: ống HDPE Dn250x14,8mm (PN10).
+ Đường kính ống cấp và thoát đến thiết bị theo tiêu chuẩn là ống SUS304: Dn200x4,0mm;
Dn100x3,0mm; Dn50x2,8mm.
* Đối với nhà X6, X7:
Thay số tương ứng vào công thức (2), ta tính toán được:
+ Đường kính ống trục chính: ống HDPE Dn140x8,3mm (PN10).
+ Đường kính ống cấp và thoát đến thiết bị theo tiêu chuẩn là ống SUS304: Dn100x3,0mm;
Dn80x3,0mm; Dn50x2,8mm.
* Đối với nhà X9, X10:
Thay số tương ứng vào công thức (2), ta tính toán được:
+ Đường kính ống trục chính: ống HDPE Dn140x8,3mm (PN10).
+ Đường kính ống cấp và thoát đến thiết bị theo tiêu chuẩn là ống SUS304: Dn80x3,0mm;
Dn50x2,8mm; Dn20x2,1mm.
* Đối với nhà X1, X2 và X4
Theo kích thước đường ống đầu ra và đầu vào của tháp giải nhiệt 1250 RT, chọn đường
ống trục chính là Dn150.
Đường ống trục chính cấp nước bên ngoài nhà xưởng là Dn200; đường ống nhánh chính
đi vào từng nhà xưởng là Dn160
b. Tính toán đường ống cho từng hộ tiêu thụ:
- Đối với hộ tiêu thụ vì lưu lượng nước cấp khác nhau cho nên sẽ có giải đường ống cấp
cho các thiết bị là khác nhau. Từ Dn20 đến Dn125 đối với đường cấp độc lập cho từng
thiết bị.
* Đối với nhà cán đồng xưởng X11
Chọn đường kính ống HDPE theo tiêu chuẩn: D=110mm chiều dày 10mm
Chọn đường kính ống thép không rỉ theo tiêu chuẩn: Dn=100mm chiều dày 10mm
4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ SỐ LIỆU THIẾT KẾ
4.1 Phương án cung cấp nước làm mát đến các hộ tiêu thụ

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 9 Số tờ: 13
Sử dụng nguồn nước sạch của nhà máy tại bể nước ngầm 7.500 m3, đã qua xử lý qua hệ
thống máy bơm nước được cấp đến từng nhà xưởng cấp đến các thiết bị tiêu thụ khác nhau.
Sử dụng nguyên lý làm mát tuần hoàn, nước làm sau khi cấp đến từng nhà xưởng và đi
đến từng hộ tiêu thụ sẽ quay trở về bể nước ngầm 7.500 m3. Tại đây có hệ thống máy bơm
sẽ bơm nước qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ nước tuần hoàn về bể, quá trình đó diễn ra
tuần hoàn.
4.2 Phương án thiết kế nguyên lý trạm cấp nước làm mát.
Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ nước làm mát (nhiệt độ, lưu lượng và áp suất làm việc) và vị
trí các nhà xưởng cần lưu lượng nước lớn, nên trạm cấp nước làm mát được thiết kế độc lập
(xưởng X1, X2 và X4), sẽ sử dụng chung 1 trạm làm mát, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nước làm
mát của các nhà xưởng.
Nước làm mát được xử lý tại trạm (đặt ngoài nhà), sau đó cấp đến các thiết bị tiêu thụ.

4.3. Đường ống và phụ kiện cấp nước.

Hiện nay có thể sử dụng các loại ống cấp nước là: ống PPR, PVC, HDPE, ống SUS304,
ống thép mạ kẽm,
Các loại ống trên đều sẵn có trên thị trường Việt Nam, đối với đường ống ngoài trời sử
dụng ống HDPE, đường ống trong nhà xưởng cấp đến từng thiết bị sử dụng ống SUS 304.
Đường ống cấp nước ngoài trời sử dụng ống HDPE D200mm, đường ống nước hồi sử dụng
ống HDPE D250mm.
Do nhiệt độ cấp nước làm mát là 35oC, gần với nhiệt độ môi trường, do đó không bọc bảo
ôn đường ống cấp và hồi nước làm mát.

4.4. Hào đi ống.

Lắp đặt ống theo sơ đồ công nghệ.


Toàn bộ hệ thống đường ống đi trong nhà xưởng cung cấp vào thiết bị sẽ được đi trong
hào, hào có độ dốc 1% đảm bảo khi đường thoát nước làm mát khuôn có thể chảy tự do về
bể ngầm

4.5. Sơ đồ cấp điện

a) Sơ đồ cấp điện cho các thiết bị hệ thống nước làm mát được lắp đặt đồng bộ với Tháp
giải nhiệt

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 10 Số tờ: 13
4.6. Xác định tổn thất áp lực trên các đường ống
* Mục đích tính toán:
- Để đảm bảo áp lực đầu vào của hệ thống đường ống và áp suất tại các hộ sử dụng được
đảm bảo.
- Mặt khác ống được chọn phải đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo độ bền cơ học, chịu được áp
suất max 10 bar và dễ mua trên thị trường Việt Nam.
- Tổn thất áp lực do ma sát trên các đường ống cấp nước thường được tra bảng.
Căn cứ vào lưu lượng, tốc độ và kích thước danh nghĩa của đường ống dẫn nước. Sử dụng
bảng VI [theo 3, trang 105]. Tổn thất áp suất được tính theo công thức:

(m cột nước).

Trong đó: In là tổn thất áp suất của 1000 m ống thứ n.


Ln là chiều dài tương đương của ống thứ n.
Với chiều dài ống quy đổi L < 100 m tra bảng VI (trang 105 tài liệu các bảng tính toán
thủy lực Nhà xuất bản Xây dựng – Matxcơva 1973), tổn thất áp suất là không đáng kể, ta
có thể bỏ qua tổn thất này.
4.7. Đường ống dẫn nước
Từ đường ống đã có của nhà máy, bố trí đường ống của hệ thống nước làm mát theo
sơ đồ mặt bằng tổng thể.
- Dùng loại ống thép mạ kẽm
- Hệ thống van, cút, tê, ... tương đương đường ống dùng theo TCVN.

5. CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT, THỬ NGHIỆM, VẬN HÀNH AN TOÀN


5.1. Yêu cầu kỹ thuật
- Mạng cấp nước làm mát dùng để cấp cho các thiết bị theo yều cầu của công nghệ.
- Áp suất làm việc lớn nhất của các hộ tiêu thụ: Pmax = 4 bar.
- Áp suất làm việc danh nghĩa lớn nhất của mạng đường ống: Px = 3 bar.
- Áp suất thử: P = 1,5 lần áp suất làm việc danh nghĩa (6 bar).
- Nghiệm thu theo bản vẽ thiết kế và ĐKKT.
5.2. Công nghệ lắp đặt

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 11 Số tờ: 13
- Tất cả đường ống, van, cút dùng để lắp trong hệ thống đường ống phải được kiểm tra
trước khi đưa vào lắp đặt.
- Các vị trí phải tháo lắp được dễ dàng, có kết cấu lắp ren, mặt bích,...
- Các đường ống chuyển hướng được tổ hợp bằng các tê, cút, đầu thu phù hợp.
5.3. Thử nghiệm
- Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt hoàn chỉnh phải được thử áp suất P = 1,5 lần áp suất
làm việc.
- Kiểm tra các mối nối ren, các mối hàn, các cổ van nếu không xì hở thì mới đảm bảo được
áp lực làm việc.
5.4. Vận hành an toàn hệ thống
- Hệ thống chỉ đưa vào kiểm định khi có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo các quy định hiện
hành:
+ Bản vẽ sơ đồ hệ thống.
+ Các bản tính toán bền ống.
+ Các chứng chỉ vật liệu ống, van, tê, cút..
- Hệ thống được kiểm định theo các quy định hiện hành bởi tổ chức kiểm định có thẩm
quyền và chỉ được đưa vào sử dụng khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn
nhà nước.
- Tất cả công nhân đều phải học an toàn lao động trước khi vận hành.
- Người phụ trách vận hành phải hiểu biết nguyên lý hoạt động của hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Xuân Lai, "Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch", NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2003.
2. Lê Dung, Trần Đức Hạ, "Máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước", NXB Xây dựng, Hà
Nội 2002.
3. Nguyễn Văn Sứng, Lâm Minh Triết, "Giáo trình thuỷ lực cấp thoát nước", NXB Xây
dựng, Hà Nội 2011.
4. Nguyễn Trọng Dung, "Xử lý nước cấp", NXB Xây dựng, Hà Nội 2010.

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 12 Số tờ: 13
5. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường, "Sổ tay xử lý nước", NXB Xây dựng, Hà
Nội 2009.
6. P.G.KIXÊLEP, ẠD.ALTSUL, N.V.DANHITSENKÔ, "Sổ tay tính toán thuỷ lực",
dịch từ tiếng Nga: Lưu Công Đào-Nguyễn Tài, NXB Xây dựng 2010.
7. Tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33:2006.
8. Các bảng tính toán thủy lực – Nhà xuất bản Xây dựng – Matxcơva 1973.

DA127.NLM.00.00.00.000.TM
Sđ Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày Vẽ Ng. Đức Thành Tờ: 13 Số tờ: 13

You might also like