You are on page 1of 8

So với giai cấp công nhân truyền thống ở thế

kỷ XIX thì giai cấp công nhân hiện nay vừa


có những điểm tương đồng vừa có những
điểm khác biệt, có những biến đổi mới trong
điều kiện lịch sử mới. Cần phải làm rõ
những điểm tương đồng và khác biệt đó theo
quan điểm lịch sử - cụ thể
của chủ nghĩa Mác - Lênin để một mặt
khẳng định những giá trị của chủ
nghĩa Mác - Lênin, mặt khác, cần có những
bổ sung, phát triển nhận thức mới về việc
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân hiện nay.
Thứ nhất. Về những điểm tương đối ổn định
so với thế kỷ XIX
Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đang là lực
lượng sản xuất hàng đầu củaxã hội hiện đại.
Họ là chủ thể của quá trình sản xuất công
nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa ngày
càng cao. Ở các nước phát triển, có một tỷ lệ
thuận giữa sự phát triển của giai cấp công
nhân với sự phát triển kinh tế.
Lực lượng lao động bằng phương thức công
nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở mức tuyệt đối ở
những nước có trình độ phát triển cao về
kinh tế, đó là những nước công nghiệp phát
triển (như các nước thuộc nhóm G7). Cũng
vì thế, đa số các nước đang phát triển hiện
nay đều thực hiện chiến lược công nghiệp
hóa nhằm đẩy mạnh tốc độ, chất lượng và
quy mô phát triển.
Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để
giai cấp công nhân hiện đại phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Cũng giống như thế kỷ XIX, ở các nước tư
bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân vẫn bị
giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột
giá trị thặng dư.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế
độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh
ra tình trạng bóc lột này vẫn tồn tại. Thực tế
đó cho thấy, xung đột về lợi ích cơ bản giữa
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
(giữa tư bản và lao động) vẫn tồn tại, vẫn là
nguyên nhân cơ bản, sâu xa của đấu tranh
giai cấp trong xã hội hiện đại ngày nay.
Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều
nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong các
cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát
triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và
chủ nghĩa xã hội.
Từ những điểm tương đồng đó của công
nhân hiện đại so với công nhân thế kỷ XIX,
có thể khẳng định: Lý luận về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa
Mác - Lênin vẫn mang giá trị khoa học và
cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn,
chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay
của giai cấp công nhân, phong trào công
nhân và quần chúng lao động, chống chủ
nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội
chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới
ngày nay.
Thứ hai. Những biến đổi và khác biệt của
giai cấp công nhân hiện đại
- Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh gắn liền
với cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, với sự phát triển kinh tế tri thức, công
nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa. Tri
thức hóa và trí thức hóa công nhân là hai
mặt của cùng một quá trình, của xu hướng
trí tuệ hóa đối với công nhân và giai cấp
công nhân. Trên thực tế đã có thêm nhiều
khái niệm mới để chỉ công nhân theo xu
hướng này. Đó là “công nhân tri thức”,
“công nhân trí thức”, “công nhân áo trắng”,
lao động trình độ cao, Nền sản xuất và dịch
vụ hiện đại đòi hỏi người lao động phải có
hiểu biết sâu rộng tri thức và kỹ năng nghề
nghiệp.
Ngày nay, công nhân được đào tạo chuẩn
mực và thường xuyên được đào tạo lại, đáp
ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ
trong nền sản xuất. Hao phí lao động hiện
đại chủ yếu là hao phí về trí lực chứ không
còn thuần túy là hao phí sức lực cơ bắp.
Cùng với nhu cầu về vật chất, nhu cầu về
tinh thần và văn hóa tinh thần của công nhân
ngày càng tăng, phong phú đa dạng hơn và
đòi hỏi chất lượng hưởng thụ tinh thần cao
hơn.
- Xu hướng “trung lưu hóa” gia tăng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa chủ nghĩa tư
bản đã có một số điều chỉnh nhất định về
phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa
mâu thuẫn xã hội. Điều này đang tác hai mặt
vào giai cấp công nhân. Một bộ phận công
nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư
liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ
phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn
là “vô sản” nữa và có thể được “trung lưu
hóa” về mức sống, nhưng về thực chất, ở
các nước tư bản, do không chiếm được tỷ lệ
sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân
chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào những
cổ đông lớn.
Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết
định mức thu nhập, đời sống của công nhân
hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất,
quyền quyết định cơ chế phân phối lợi
nhuận vẫn thuộc về giai cấp tư sản.
Cần hiểu rằng, khi sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại thì
những thành quả của khoa học và công
nghệ, trình độ kinh tế tri thức và những điều
chỉnh về thể chế quản lý kinh tế và xã
hội...trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá
trị thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc
lột nặng nề bởi các chủ thể mới trong toàn
cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia,
nhà nước của các nước tư bản phát triển ...
- Là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo, Đảng
Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công
nhân, giữ vai trò cầm quyền trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc
gia xã hội chủ nghĩa.
Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra
đời – nhà nước Xô – viết, giai cấp công
nhân và đội tiền phong của mình đã trở
thành giai cấp lãnh đạo giành chính quyền
và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở
các quốcgia đi lên chủ nghĩa xã hội:
Liên Xô và Đông Âu trước đây và ở các
nước xã hội chủ nghĩa hiện nay
(Việt Nam, Trung Quốc...).
Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp thế
hệ mới (4.0), công nhân hiện đại cũng tăng
nhanh về số lượng, thay đổi lớn về cơ cấu
trong nền sản xuất hiện đại. Cơ cấu xã hội,
cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập giữa
các bộ phân công nhân rất khác nhau trên
phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi quốc
gia.

You might also like