You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Cao Xuân Long


Sinh viên thực hiện: Nhóm 5G
Lớp: K21502C

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4


1. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN
HỆ SẢN XUẤT ............................................................................................................... 6
1.1 Phương thức sản xuất .......................................................................................... 6
1.1.1 Lực lượng sản xuất .......................................................................................... 6
1.1.2 Quan hệ sản xuất ............................................................................................. 7
1.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất .............................................................................................................................. 8
1.2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất .............. 8
1.2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất .............. 9
1.2.3 Ý nghĩa trong đời sống xã hội ....................................................................... 10
2. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG XÃ
HỘI ............................................................................................................................... 11
2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội ...................... 11
2.1.1 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 11
2.1.2 Kiến trúc thượng tầng ................................................................................... 12
2.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng ............................................................................................................................ 13
2.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng ............. 13
2.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng............. 14
2.2.3 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam ....................................................................................................... 15
2.2.4 Ý nghĩa trong đời sống xã hội ....................................................................... 16
3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ
TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN .................................................................................. 16
3.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội .................................................................. 16
3.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên .......................................................................................................................... 17

2
3.3 Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng........................................... 21
3.3.1 Giá trị đối với nhân loại ................................................................................ 21
3.3.2 Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ n
ghĩa xã hội ở nước ta .............................................................................................. 21
3.4 Tranh luận xung quanh học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ....................... 22
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 25

3
LỜI MỞ ĐẦU
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, dù ở thời đại hay đất nước nào thì hình thái kinh tế - xã hội
cũng luôn vận động song đôi với sự biến động của thời đại, đất nước đó. Khi nhìn vào
hình thái kinh tế - xã hội của một quốc gia, ta sẽ biết mức độ phát triển của quốc gia ấy.
Nói đến hình thái kinh tế - xã hội, phải nói đến một chính thể toàn vẹn với cơ cấu phức
tạp, bao gồm nhiều yếu tố đan xen nhau, gắn kết bằng mối quan hệ không thể tách rời.
Nhờ vậy, ta mới có được một hình thái kinh tế - xã hội cần có và phải có.

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, đó là
cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa. Mỗi hình thái khác nhau có một phương thức sản xuất riêng biệt phù hợp và
quyết định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội đó. Mỗi phương thức sản xuất đều
gắn liền với hai yếu tố, có quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau, đó là lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất phải hài hoà và chặt chẽ, trong đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất. Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ
sản xuất sao cho phù hợp với nó. Vì vậy, muốn có phương thức sản xuất hiệu quả thì
quan hệ sản xuất phải thay đổi sao cho phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng
sản xuất.

Bên cạnh đó, việc phát triển của xã hội không thể không kể đến cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Tính chất đan xen - quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế làm cho nền
kinh tế vừa sôi động, phong phú, vừa mang tính phức tạp trong quá trình thực hiện định
hướng xã hội. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú, được phản chiếu trên
nền kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng
phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của cơ sở kinh tế. Như vậy kiến trúc thượng tầng mới
có sức mạnh đáp ứng đòi hỏi của cơ sở hạ tầng.

Cuối cùng, nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, Marx - Lenin đã chỉ rõ nguồn gốc,
động lực nội tại của sự phát triển xã hội, bản chất của từng chế độ xã hội, nghiên cứu về
cấu trúc cơ bản của xã hội, những mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản, chỉ
ra quy luật vận động và phát triển của nó như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Lý luận
đó giúp con người nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về sự vận hành của xã hội

4
trong những giai đoạn phát triển nhất định, cũng như tiến trình vận động lịch sử nói chung
của loài người.

Qua những điều trên, bằng phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá
lý thuyết từ những nguồn tài liệu mà chúng em tham khảo được, chúng em quyết định
làm một bài luận về các mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, và lý luận hình thái kinh tế xã hội, vì
những mối quan hệ này đều có ý nghĩa thiết thực về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Đây là
điều quan trọng để giúp xã hội phát triển và đi lên, đồng thời giúp ta hiểu hơn về đường
lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong hoàn cảnh Đảng ta đã học hỏi và áp dụng chủ
nghĩa này trong việc hướng đến mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện
nay.

Do trình độ hiểu biết vẫn còn hạn chế nên bài tiểu luận này sẽ có nhiều sai sót, vì vậy
chúng em mong quý thầy cô bộ môn góp ý và sửa chữa lỗi sai để bài viết được hoàn thiện
hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5
HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN
HỆ SẢN XUẤT
1.1 Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác động giữa con
người với tự nhiên và sự tác động giữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chất
phục vụ nhu cầu con người và xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định, là sự kết hợp
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

1.1.1 Lực lượng sản xuất


Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội
ở các thời kỳ nhất định, biến đổi vật chất của giới tự nhiên thành vật chất theo nhu cầu
của con người.

Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất. Trong
đó, người lao động là người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng
tạo, Đây vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể tiêu dùng. Trong quá trình lao động, con
người không chỉ tạo ra giá trị để bù đắp hao phí, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị bỏ ra ban đầu. Vì vậy, người lao động là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản
xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển hiện đại
của xã hội, tỷ lệ lao động chân tay giảm dần, còn tỷ lệ lao động tri thức tăng như một yêu
cầu khách quan của thời đại

Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất thiết yếu để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động, tạo sản
phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của xã hội. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và
phương tiện lao động. Công cụ lao động là yếu tố cơ bản, giữ vai trò quyết định đến năng
suất lao động, là yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Marx
- Lenin đề cao vai trò của khoa học đối với sản xuất vật chất nói chung và với sự phát
triển của lực lượng sản xuất nói riêng. Khi tri thức khoa học được ứng dụng, được vật
hóa thành máy móc, thành công cụ sản xuất và được con người sử dụng trong sản xuất,
nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày xưa, người nông dân dùng cày làm bằng
gỗ, chỉ có cái lưỡi cày là làm bằng sắt để cày ruộng. Ngày nay, công cụ lao động được tự
6
động hóa và trí tuệ hóa, người dân không còn phải cày ruộng bằng công cụ thô sơ mà
bằng những máy móc thiết bị tân tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở hai khía cạnh: tính chất và trình độ. Tính
chất của lực lượng sản xuất là tính cá nhân hoặc tính xã hội hoá trong việc sử dụng tư
liệu sản xuất, còn trình độ là sự phát triển của người lao động và công cụ lao động; trình
độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; trình độ, kinh
nghiệm, kỹ năng của người lao động và đặc biệt là trình độ phân công lao động xã hội.

Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn
vai trò, vị trí của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển toàn diện
đất nước. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học - công
nghệ; khoa học - công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các
ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tǎng trưởng kinh tế và củng cố an ninh quốc
phòng; phát triển khoa học - công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh
thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Vì vậy, Marx - Lenin khẳng định, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con
người trong việc tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Do đó, lực lượng
sản xuất cũng chính là thước đo đánh dấu sự phát triển hoạt động sản xuất vật chất của
con người ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

1.1.2 Quan hệ sản xuất


Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và tái sản xuất xã hội,
giữ vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ yếu, quyết
định mọi quan hệ xã hội khác. Nhìn chung, quan hệ sản xuất gồm ba mặt:
• Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Đây
là trung tâm của quan hệ sản xuất, có vai trò quyết định các mối quan hệ khác.
• Quan hệ về tổ chức quản lý và sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản
xuất và trong trao đổi vật chất, có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ,
hiệu quả của nền sản xuất.
• Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ chặt chẽ của người cùng mục
tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không

7
ngừng được tăng trưởng, nhưng ngược lại nó cũng có khả năng kìm hãm sản xuất
và sự phát triển của xã hội.

Trong một xã hội nông nghiệp như Việt Nam ngày xưa, người nắm trong tay tư liệu sản
xuất như những mảnh ruộng và cuốc xẻng sẽ tổ chức quản lý những người nông dân đi
làm thuê và sản xuất lúa gạo trên những mảnh đất đó và đem đi buôn bán, tạo ra của cải
vật chất. Khi kết thúc mùa vụ, địa chủ sẽ trả công cho những người làm thuê bằng chính
sản phẩm mà họ tạo ra hoặc bằng những đồng tiền họ kiếm được. Vì vậy, phải có địa chủ
thì mới có những người đi làm thuê để tạo ra và phân phối của cải vật chất cho xã hội.

Do đó các mặt trong quan hệ sản xuất luôn có tác động qua lại, chi phối và ảnh hưởng
lẫn nhau.

1.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất, không
tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định
quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Từ đó hình
thành nên quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội: quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng lượng sản
xuất phát triển và ngược lại, có thể kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác
động của nó trong lịch sử làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội thấp lên hình
thái kinh tế xã hội cao hơn.

1.2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản
xuất cho phù hợp với nó. Sự phát triển của lực lượng sản xuất khi đến một trình độ nhất
định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp. Vì vậy, phương
thức sản xuất mới được ra đời, quan hệ sản xuất khi đó sẽ phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Nói cách khác, khi phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức
sản xuất mới sẽ ra đời thay thế.

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, theo xu thế hiện nay, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi trong phương thức sản xuất theo hướng tăng cường

8
sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thuần Việt để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm,
hàng hóa. Bên cạnh việc có giá thành cạnh tranh do tốn ít thời gian vận chuyển, việc sử
dụng nguyên liệu trong nước còn giúp doanh nghiệp chủ động thời gian giao hàng, dễ
dàng trong việc bảo dưỡng.

Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ cao
hơn.

1.2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính
độc lập tương đối và tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối. Do đó ảnh hưởng
trực tiếp đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình
sản xuất và cải tiến công cụ lao động. Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất diễn ra theo hai hướng:
• Tích cực: Nếu vận dụng được khoa học, phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất sẽ tạo dư địa rộng lớn để lực lượng sản xuất
phát triển.
• Tiêu cực: Nếu đã lỗi thời, không còn phù hợp với lực lượng sản xuất thì quan hệ
sản xuất sẽ kìm kẹp, cản trở lực lượng sản xuất phát triển.

Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đã xuất khẩu nhiều mặt
hàng đi khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên khi muốn mở rộng mô hình sản xuất để phát
triển lại gặp phải vấn đề về sử dụng nguồn năng lượng và xử lý ô nhiễm môi trường do
tạo nhiều chất thải sau chế biến. Vì thế, Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông
nghiệp (RIAM) - Bộ Công Thương đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều hệ thống
dây chuyền, máy móc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Ưu điểm vượt trội của hệ
thống là sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý
môi trường và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững. Chỉ với việc ứng dụng
thành công nghiên cứu khoa học, Việt Nam đã thúc đẩy được nền sản xuất nông nghiệp
“xanh”, mở rộng được sản xuất mà không gây hại đến môi trường.

9
Đây là quy luật phổ biến tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự tác động
biện chứng của mối quan hệ này làm cho lịch sử xã hội là sự tiếp nối nhau của các phương
thức sản xuất, từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy qua sản xuất chiếm hữu nô
lệ, sản xuất phong kiến, sản xuất tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa.

1.2.3 Ý nghĩa trong đời sống xã hội


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý
nghĩa phương pháp luận rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối,
chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

Đảng và Nhà nước đang từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cả tầm vi mô lẫn vĩ mô,
đồng thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, dẫn đến tác động tích
cực đến nền kinh tế nước ta, hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong
giai đoạn hiện nay.

Quy luật quan hệ sản xuất là quy luật cơ bản và phổ biến của xã hội, quyết định các quy
luật khác; các quy luật khác muốn giải quyết triệt để thì phải trở về quy luật quan hệ sản
xuất này. Nếu muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ lại xuống cấp, tệ nạn
tham nhũng ngày càng nhiều, thì chúng ta phải tìm về kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân
nhưng nguyên nhân chính là sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường - nó đã nâng
giá trị đồng tiền lên quá cao, khiến con người trở nên ham mê giá trị vật chất trước mắt
mà bỏ qua tình người, bỏ qua chuẩn mực đạo đức thông thường.

Công nghiệp hoá vận dụng triệt để quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới. Ví dụ như tỉnh Gia
Lai đã đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều mô hình
như: sản xuất giống, nuôi trồng một số sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, sản phẩm
hữu cơ, ... đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Cuối cùng, việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất là việc làm cần thiết. Nó giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về chủ nghĩa của Marx
- Lenin cũng như là đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn chung, Đảng ta đã áp dụng
10
chủ nghĩa Marx - Lenin vào công cuộc xây dựng và vận hành đất nước, vận dụng phù
hợp mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để đưa đất nước đi lên.

2. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG


XÃ HỘI
2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
2.1.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện
thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.

Cơ sở hạ tầng gồm có ba loại quan hệ sản xuất khác nhau đồng thời cùng tồn tại: quan
hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống hợp thành
cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Qua đó cho thấy rằng cơ sở
hạ tầng là một nền kinh tế có nhiều thành phần (có những thành phần kinh tế giữ vai trò
thống trị trong xã hội gắn với quan hệ sản xuất thống trị, và một số thành phần kinh tế
khác lại giữ vai trò mầm mống gắn với quan hệ sản xuất mầm mống, …). Cơ sở hạ tầng
tạo ra phương diện kinh tế của đời sống xã hội. Ví dụ như, ở các nước tư bản chủ nghĩa
thì quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; bên cạnh đó thì quan
hệ sản xuất tàn dư chính là quan hệ sản xuất phong kiến; thậm chí những quan hệ sản
xuất nô lệ vẫn tồn tại một cách dai dẳng; và trong khi những quan hệ sản xuất tàn dư
còn hiện hữu thì những quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai cũng bắt đầu
nảy sinh, như ở trong các nước tư bản chủ nghĩa thì đã có những doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế do những người lao động hợp tác với nhau làm ăn đầu tư phát triển và do họ làm
chủ.

Đặc trưng của cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định, chi phối các
quan hệ sản xuất còn lại và chi phối các thành phần kinh tế, thêm vào đó nó còn tác động
đến mọi mặt của đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, phong tục
tập quán, nghệ thuật theo hướng ngày càng làm củng cố vững chắc quan hệ sản xuất
thống trị.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng có tính chất đối kháng giai
cấp và xung đột giai cấp. Bởi vì cơ sở hạ tầng có những quan hệ sản xuất quyết định địa

11
vị của các giai tầng lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất. Giai cấp nào làm chủ sở
hữu tư liệu sản xuất thì giai cấp đó làm chủ mọi mặt đời sống tinh thần xã hội và có khả
năng phân chia xã hội thành các giai cấp: làm chủ và làm thuê; thống trị và bị trị tạo ra
mâu thuẫn xung đột giai cấp xã hội.

2.1.2 Kiến trúc thượng tầng


Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, học thuyết về chính trị,
pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật … (được ví như lĩnh vực tư tưởng,
tinh thần văn hoá của xã hội) và các thể chế tương ứng như là đảng phái, Nhà nước,
đoàn thể, giáo hội (được ví như bộ máy dùng để quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động
và định hướng sự phát triển của xã hội) được hình thành và phát triển trên cùng một cơ
sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật hình thành riêng nhưng
chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, đều nảy sinh
trên cơ sở hạ tầng. Ta có sơ đồ tác động cơ bản sau đây:

Triết học

Đạo đức
CHÍNH TRỊ
Tôn giáo

Nghệ thuật

Sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ hai chiều biểu thị những quan điểm học thuyết về chính
trị có thể tác động đến triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật và tất cả những yếu tố như
triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật đều có thể tác động ngược lại chính trị.

Cũng có tác động qua lại giữa tư tưởng, quan điểm xã hội với những thiết chế xã hội
tương ứng. Ví dụ như Đảng ta có trách nhiệm đưa ra các đường lối chính trị, công tác tổ
chức, định hướng tư tưởng cho nhân dân. Hay Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

12
nên Nhà nước và các nguyên tắc pháp quyền cũng có liên hệ với nhau, tạo thành nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các yếu tố như chính trị, pháp quyền thì có mối liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, còn
các yếu tố như là triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật thì ở xa hơn, có liên hệ gián tiếp
với cơ sở hạ tầng ví dụ như khi nhà nước đưa ra chính sách gì kinh tế phải điểu chỉnh
theo để phù hợp với các quy tắc mà pháp luật đưa ra, giống như ở thời nhà Nguyễn ra
điều lệnh đóng cửa “bế quan toả cảng”, không cho giao lưu, buôn bán với các nước
phương Tây dẫn đến nền ngoại thương của chúng ta bị hạn chế, trì trệ.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng có tính chất đối kháng,
phản ánh đối kháng của cơ sở hạ tầng và cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối
kháng.

Giai cấp thống trị là chủ sở hữu tư liệu sản xuất trong quan hệ sản xuất thống trị, và làm
chủ kinh tế. Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng thì Nhà nước là công cụ của giai
cấp thống trị, nhờ nắm được bộ máy Nhà nước trong tay nên tư tưởng của giai cấp ấy là
tư tưởng thống trị xã hội ví dụ như ông Tập Cận Bình - bí thư Đảng đồng thời là chủ tịch
nước của Trung Quốc được cho là người có chi phối quan điểm đối ngoại của Trung
Quốc 5 năm qua, đã xác lập đưa ra tư tưởng Tập Cận Bình vào vận hành bộ máy nhà
nước, với sự cấu thành của chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận
Đặng Tiểu Bình, "Thuyết ba đại diện", và Quan điểm phát triển khoa học, tư tưởng này
được áp dụng rộng rãi và trở thành tư tưởng của xã hội Trung Quốc.

2.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng
2.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng đó, giai cấp nào làm chủ về kinh tế
thì cũng làm chủ trong đời sống tinh thần xã hội bởi vì mâu thuẫn về kinh tế quyết định
mâu thuẫn về tư tưởng.

Mọi thể chế, mọi quan điểm tư tưởng không có nguồn gốc tự thân mà tất cả đều do cơ
sở hạ tầng sinh ra và quyết định, khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì sớm muộn kiến trúc
thượng tầng cũng sẽ bị biến đổi theo. Ví dụ như nếu quan hệ sản xuất thống trị bị xóa
13
bỏ sẽ dẫn đến Nhà nước bị thủ tiêu, kéo theo pháp luật bị phủ định và đồng thời mọi mặt
khác của kiến trúc thượng tầng cũng bị biến đổi. Khi quan hệ sản xuất mới ra đời dẫn
đến Nhà nước mới xuất hiện, pháp luật mới cũng được hình thành, phát triển và các mặt
khác như chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, đoàn thể xã hội, đảng phái
cũng chịu sự biến đổi to lớn.

Những yếu tố nào của kiến trúc thượng tầng được giai cấp mới lên lãnh đạo lên cầm
quyền và kế thừa thì không mất đi. Ví dụ như khi Cách mạng tháng Tám thành công,
chúng ta thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp và giành được thắng lợi Điện Biên
Phủ, buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Đông Dương. Lúc đó quan hệ sản xuất thống trị bị thủ tiêu, cơ sở kinh tế của bọn
thực dân xâm lược bị chúng ta quốc hữu hóa, chúng ta tịch thu ruộng đất của giai cấp
địa chủ phong kiến để chia cho dân cày nghèo và thực hiện khẩu hiệu “người cày có
ruộng”. Lúc đó quan hệ sản xuất mới ra đời dẫn đến Nhà nước cũng ra đời theo. Nhà
nước của thực dân phong kiến lập nên sẽ bị thủ tiêu, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, tiếp tục được củng cố và phát triển. Theo đó thì nguyên tắc pháp quyền cũng
được áp dụng. Về mặt chính trị, Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo; về mặt tư tưởng,
áp dụng triết học tiến bộ, quan điểm đạo đức mới của xã hội chủ nghĩa Marx - Lenin; về
mặt nghệ thuật, mục đích chính là phục vụ quần chúng nhân dân lao động, tương tự các
phương diện khác của đời sống xã hội cũng thay đổi đáng kể.

2.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng liên hệ và tác động lẫn nhau và tất cả chúng đều
tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

Kiến trúc thượng tầng có chức năng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra
nó; ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới; đấu tranh xoá bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ; định hướng,
tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế của kiến trúc thượng tầng hiện tại.

Trong kiến trúc thượng tầng, chính trị là yếu tố quan trọng nhất. Giai cấp thống trị xã
hội lập ra Nhà nước như một bộ máy có sức mạnh cưỡng chế, sử dụng pháp luật hoặc
bạo lực để duy trì, bảo vệ lợi ích của bản thân. Các yếu tố khác của kiến trúc thượng

14
tầng như đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật, ... cũng tác động lại cơ sở hạ tầng
nhưng thường phải thông qua Nhà nước và pháp luật thì mới phát huy được tác dụng.

Khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu của kinh tế, các quy luật kinh tế
khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Và ngược lại, nếu kiến trúc thượng tầng không
phản ánh đúng tính tất yếu của kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự
phát triển của kinh tế và đời sống xã hội.

2.2.3 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Cơ sở hạ tầng:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam, cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều loại
quan hệ sản xuất khác nhau đồng thời cùng tồn tại, tạo ra sự không đồng nhất về bản
chất kinh tế và nền kinh tế có nhiều quy luật kinh tế đồng thời cùng tác động. Trong đó
kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể từng bước vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong việc
tập hợp, thu hút, lôi kéo và định hướng các thành phần kinh tế khác cùng vận động phát
triển theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, từ đó thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của chúng ta hiện nay: công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Kiến trúc thượng tầng:


Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, những quan điểm tư tưởng thống
trị xã hội điển hình là chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh đại diện cho một
tư tưởng tiến bộ với nội dung phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, mà mục đích cao nhất hướng tới là giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thoát khỏi mọi ách áp bức bóc lột, đẩy lùi sự nô dịch của chủ nghĩa tư bản; đồng
thời làm nền tảng cho tinh thần xã hội của đất nước; hướng đến xây dựng một xã hội lý
tưởng, tốt đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh - một xã hội mà giai cấp lao động có thể
sống bình đẳng với mọi giai tầng khác và được hưởng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Nhà nước là công cụ quyền lực đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong kiến trúc thượng
tầng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các giai tầng
tổ chức xã hội tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và hoạt động theo nguyên

15
tắc đồng thuận, tất cả vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.

2.2.4 Ý nghĩa trong đời sống xã hội


Về lý thuyết: Quy luật về mối quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức đúng đắn mỗi quan hệ giữa kinh tế và chính
trị mà V.I.Lê-nin cho rằng: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế,… Chính trị
không thể không chiếm vị địa vị hàng đầu so với kinh tế”.

Về mặt thực tiễn, nhận thức: Để giải quyết tốt vấn đề kinh tế cần các giải pháp kiến trúc
thượng tầng; quan trọng nhất là đường lối, chính sách của Nhà nước và để giải quyết
vấn đề chính trị, giáo dục, văn hoá,… cần giải pháp then chốt từ kinh tế. Trong đường
lối đổi mới của Việt Nam hiện nay lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, từ đó thận trọng
đổi mới chính trị để giữ vũng định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải quyết tốt mối
quan hệ giữa đổi mới - ổn định - phát triển.

3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ
TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN
3.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành những xã hội
cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định và được chủ nghĩa duy vật lịch sử
khái quát thành hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ
bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định
với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất
định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
quan hệ sản xuất đặc trưng ấy.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, sống động
bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố. Trong đó có ba yếu tố cơ bản, phổ biến là lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến trúc thượng tầng. Mỗi yếu tố
của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với
nhau.

16
• Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân
biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động,
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
• Quan hệ sản xuất: là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi
quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các
chế độ xã hội khác nhau.
• Kiến trúc thượng tầng: là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người trong
lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.

Ngoài ba yếu tố cơ bản trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn bao gồm các yếu tố khác
như mối quan hệ về gia đình, dân tộc, tôn giáo và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ
đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ
sản xuất.

3.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên
Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn là một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển và
thay thế lẫn nhau đều do tác động của các quy luật khách quan, trong đó quy luật quan
hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Từ
đó, Marx - Lenin đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội
là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.

Sở dĩ, Marx - Lenin nhận định như vậy vì sự phát triển này diễn ra đồng thời trên hai
phương diện:
• Sự phát triển là quá trình lịch sử: xảy ra dựa trên hoạt động chủ quan của con
người, bản thân con người làm ra lịch sử của mình nhưng không phải con người
làm ra lịch sử một cách tùy tiện mà làm ra lịch sử phụ thuộc vào toàn bộ sự phát
triển của con người từ quá trình sinh hoạt, lao động vật chất của xã hội.
• Sự phát triển là quá trình tự nhiên: xảy ra theo quy luật khách quan của xã hội, vận
động phát triển từ thấp đến cao mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người
Vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên nghĩa là quá trình lịch sử nhưng mang tính chất tự nhiên,
vận động theo quy luật khách quan và tiếp tục lịch sử của thế giới tự nhiên.
17
Ba yếu tố cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến trúc
thượng tầng tác động qua lại trong mối quan hệ biện chứng, hình thành sự vận động tổng
hợp của hai quy luật cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của xã hội. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển xã hội là ở sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định,
làm thay đổi quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất thay đổi làm cho kiến trúc thượng tầng
thay đổi theo. Do đó hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế -
xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Có thể lấy ví dụ đơn giản như ở tập đoàn Apple - một
tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ, mỗi năm đều cho ra mắt một phiên bản iPhone
mới. Do nhu cầu của khách hàng, do sự sáng tạo, phát triển của lực lượng sản xuất, do
những yếu tố khách quan thay đổi, tập đoàn phải cải tiến sản phẩm liên tục.

Hình thái kinh tế - xã hội cũ bao giờ cũng thai nghén, tạo tiền đề, tổ chức để cho hình
thái kinh tế - xã hội mới phát triển từ trong lòng nó dưới các dạng và mức độ khác nhau.
Cứ như vậy lịch sử xã hội loài người cũng là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao
của các hình thái kinh tế - xã hội:

• Cộng sản nguyên thủy:


Bảng 3.2.1
Lực lượng Sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
sản xuất
Lực lượng Tất cả mọi người
lao động Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao
động
Quan hệ Quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ thành quả
sản xuất
Là xã hội chưa có giai cấp, nhà nước và pháp luật

• Chiếm hữu nô lệ:


Bảng 3.2.2

18
Lực lượng Có sự tư hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
sản xuất
Lực lượng Chủ yếu là nô lệ
lao động Tư liệu lao động cải tiến hơn, bắt đầu sử dụng công cụ lao động bằng kim l
oại: đồng, sắt,...
Quan hệ Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức lao độn
sản xuất g của nô lệ
Nhà nước chủ nô
Thay thế xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp đối kháng(chủ nô - nô lệ)

• Phong kiến:
Bảng 3.2.3
Lực lượng Có sự tư hữu của quý tộc và địa chủ phong kiến về tư liệu sản và sản phẩ
sản xuất m lao động
Lực lượng Nông nô
lao động Tư liệu lao động cải tiến hơn, bắt đầu sử dụng công cụ lao động bằng kim l
oại: sắt, gang,...->Lực lượng sản xuất thủ công, lạc hậu
Quan hệ Giai cấp quý tộc, địa chủ phong kiến dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột
sản xuất tàn nhẫn sức lao động của nông nô
Nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội (phong kiến-nông dân)

• Tư bản chủ nghĩa:


Bảng 3.2.4
Lực lượng Có sự tư hữu giai cấp tư sản về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
sản xuất
Lực lượng Giai cấp vô sản
lao động Cách mạng khoa học kĩ thuật đưa máy móc vào trong sản xuất làm giảm t
hời gian lao động và tăng năng suất lao động -> Hiện đại
Quan hệ Giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư và sức lao động khi thuê lao động
sản xuất và sử dụng lao động giai cấp vô sản.
Đề cao quyền sở hữu tư nhân và quyền lợi cá nhân để kinh doanh
trong đều kiện thị trường tự do. Gồm hai giai cấp tư sản và vô sản

19
• Xã hội chủ nghĩa:
Bảng 3.2.5
Lực lượng Công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
sản xuất
Lực lượng Phân phối theo lao động của mỗi người
lao động Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, đạt nhiều thành tựu khoa học công nghệ -
> Lực lượng sản xuất phát triển nhanh.

Quan hệ Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, do người lao động (giai cấp công nhân
sản xuất làm đại diện) làm chủ.
Xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân;
thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.

Sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài
người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và sự phát
triển “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ
thể. Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát
triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại.
Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung,
mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa,
về điều kiện quốc tế, ... Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú,
đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mình. Có
những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao; nhưng cũng
có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó.

Mặt khác, do quy luật phát triển không đều, trên thế giới thường xuất hiện những trung
tâm phát triển cao hơn và những vùng, quốc gia, lãnh thổ có trình độ phát triển thấp hơn
nên đã tạo ra sự chênh lệch trình độ giữa các vùng. Trong quá trình giao lưu buôn bán,
hội nhập giữa các nước, một số quốc gia kém phát triển có thể học hỏi, bỏ qua một vài
giai đoạn không cần thiết, tiến tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Tuy nhiên, việc bỏ qua
đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ
quan.

20
3.3 Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
3.3.1 Giá trị đối với nhân loại
Trước Marx - Lenin, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Sự
ra đời học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho xã hội một phương pháp nghiên
cứu thực sự khoa học.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan
niệm về lịch sử xã hội, là cơ sở lý luận để hiểu được cấu trúc và quy luật phát triển của
xã hội loài người và hiểu sự phát triển của xã hội như là quá trình lịch sử - tự nhiên. Học
thuyết này đã khắc phục được quan điểm duy tâm siêu hình, vô căn cứ khi lý giải về sự
vận động và phát triển của xã hội, là cơ sở lý luận khoa học để xây dựng chủ nghĩa xã
hội.

Học thuyết có ý nghĩa sâu sắc. Về triết học, nó mở ra cách nhìn duy vật - biện chứng -
khoa học về lịch sử. Về khoa học, nó là cơ sở thế giới quan duy vật nghiên cứu hiện
tượng xã hội. Và về chính trị, đó lại là cơ sở lý luận để hoạch định đường lối cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới.

3.3.2 Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát
triển của Việt Nam đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Quá trình này phù hợp với quy luật rút ngắn của xã hội loài người. Tuy nhiên, con đường
này tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, gây khó khăn làm cho
thời kì quá độ trải qua lâu dài và nhiều chặng đường hơn. Trong đời sống xã hội, xảy ra
những cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta vận
dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế này vừa
phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Nước ta đi lên từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ nên nhiệm vụ trọng tâm suốt
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời với phát triển kinh tế, chính trị là phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã
21
hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần
và phát triển giáo dục, đào tạo dân trí cho người dân. Với sự phát triển trên, Đảng và nhà
nước ta nhằm hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

3.4 Tranh luận xung quanh học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
Gần đây, có những quan điểm đi đến phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và
cho rằng phải thay thế bằng cách tiếp cận văn minh hoặc đặt ngược lại vấn đề mà Marx
- Lenin đã chứng minh. Điển hình là Fukuyama với học thuyết “sự kết thúc của lịch sử”
và Huntington với học thuyết “sự va chạm của các nền văn minh”.

• Tác giả người Mỹ Francis Fukuyama có chuyên luận “sự kết thúc của lịch sử?”
đăng trên tạp chí Lợi ích quốc gia (1989) và phát triển quan điểm này, ông đã viết
và xuất bản cuốn sách Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng (1992), ông
cho rằng sự tan rã của Liên Xô và sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông
Âu, Mông Cổ chứng tỏ sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản và lịch sử phát triển
của loài người chỉ còn một con đường duy nhất, đó là kinh tế thị trường và chính
trị dân chủ của phương Tây.

• Tác giả Huntington đã đăng bài trên tạp chí Ngoại giao của Mỹ như để phản hồi và
bổ sung cho ý kiến của Fukuyama. Huntington đã phát triển quan điểm của mình
trong cuốn sách nổi tiếng Sự va chạm của các nền văn minh và sự tái lập trật tự
thế giới (1996). Nhưng những luận cứ của ông không chặt chẽ, không toàn diện chỉ
đề cao yếu tố văn minh trong khi nói đến xu hướng vận động của xã hội, đặc biệt
trong xã hội hiện đại mà xem nhẹ các yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng là kinh
tế, chính trị và quân sự.

Chính vì những tư tưởng sai lệch, chỉ đứng trên lập trường của chủ nghĩa tư bản để bảo
vệ quyền lợi của các nước tư bản phát triển mà Huntington và Fukuyama đã bị nhiều học
giả trên thế giới phê phán. Cách tiếp cận này rõ ràng không thể thay thế được học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội của Marx - Lenin. Từ khi học thuyết này ra đời, xã hội loài
người đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng tính đúng đắn của học
thuyết vẫn nguyên giá trị, là quan niệm duy nhất khoa học và cách mạng để phân tích
lịch sử và nhận thức các vấn đề xã hội. Việt Nam ta là nước xã hội chủ nghĩa, lấy triết
22
học Marx - Lenin để học tập và giảng dạy vì vậy cần tiếp tục trung thành với lý tưởng
của Đảng, kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội.

23
KẾT LUẬN

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Marx - Lenin là một thành tựu vĩ đại của nhân
loại, là một cuộc cách mạng mang tầm vĩ mô, mở ra thời kì nhận thức đúng đắn, sâu sắc
về sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Trước Marx, cũng có rất nhiều triết
gia cố gắng biện giải về xã hội như G.W.F.Hegel (1770 - 1831), F.M.C. Fourier (1771 -
1837), Henry Morgan (1818 - 1881),… nhưng tất cả đều rơi vào phiến diện, chủ quan,
duy tâm, không thể áp dụng đúng với mọi trường hợp. Đến K.Marx, khi dựa trên những
kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết quá trình lịch sử, ông đã đưa ra cách nhìn duy vật
về lịch sử và hình thành học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, với hệ thống quan điểm
về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mối quan hệ
biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, và khẳng định sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Học thuyết ấy có khả
năng lý giải mọi mối quan hệ xã hội, khách quan nhìn nhận sự biến thiên của thời đại,
đồng thời định hướng cho sự phát triển của xã hội mà không vấp phải bất kì ngoại lệ nào.
Tới tận ngày nay, dù đã hứng chịu nhiều làn sóng phản đối của tư bản chủ nghĩa, hệ
thống lý thuyết Marx - Lenin vẫn còn đứng vững, hiên ngang trong đường lối của năm
quốc gia xã hội chủ nghĩa: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên; vẫn còn
vẹn nguyên giá trị khoa học - thực tiễn trong linh vực kinh tế và triết học.

Do vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Em hy vọng sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận
được hoàn chỉnh hơn.

24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (06/2021), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, trang 127-144.
2. Lê Thị Chiên (14/01/2021). Quan điểm của C.Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ
sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Cộng sản.
3. “Thay đổi tư duy nghiên cứu khoa học, thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp “xanh””
(27/08/2021).
Nguồn:https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/thay-doi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-
hoc-thuc-day-nen-san-xuat-nong-nghiep-xanh-
.html?fbclid=IwAR1sBdotExeJ8jdOLLvH0jnw_iC62F9o-
vzOWGHVy_2S8mFLBsJqbhCfe6Y.
4. “Tiểu luận kinh tế chính trị”.
Nguồn:https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-pho-
ho-chi-minh/industrial-technology/tieu-luan-ktct-moi-quan-he-bien-chung-giua-luc-
luong-san-xuat-va-quan-he-san-
xuat/8503481?fbclid=IwAR2DfQoGIjbCyJNLtLoMLjYAxWY9GKfkZrqfkdeieBubXr
KooXpdtQ-OUFU.
5. “Tư tưởng Tập Cận Bình”.
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_T%E1%
BA%ADp_C%E1%BA%ADn_B%C3%ACnh?fbclid=IwAR1iVCfAvYcwsEHDPFK6
YjUIPm4O9FSQm81ry27kYNrFV18GxDwTWZbji8I.
6. “Hình thái kinh tế - xã hội”.
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_th%C3%A1i_kinh_t%E1%BA%B
F-x%C3%A3_h%E1%BB%99i.
7. “Apple Inc”.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc.
8. “What we may be witnessing is not just the end of the Cold War, or the passing of a
particular period of postwar history, but the end of history as such: that is, the end point
of mankind's ideological evolution and the universalization of Western liberal
democracy as the final form of human government”, Francis Fukuyama: “Sự kết thúc
của lịch sử”, Sđd, Bản dịch của Nguyễn Phú Lợi đăng trên nghiencuuquocte.net ngày
29/7/2013, tr.2.

25
9. Samuel P. Huntington: “The Clash of Civilizations?”, Foreign Affairs, 1993, Vol. 72,
No. 3, Summer, pp.22-49.
10. Samuel P. Huntington: The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order,
2005, bản tiếng Việt: Sự va chạm của các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới,
Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh Tuyết dịch,
Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005.
11. Quốc phòng toàn dân (03/05/2018). Sức sống của học thuyết về Hình thái kinh tế -
xã. Tạp chí Quốc phòng toàn dân.

END

26

You might also like