You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HỌC KÌ 231 / NĂM HỌC 2023 – 2024

LỚP: CC05……………………………………………

NHÓM: 02…………………………………………….

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHAN DUY ANH

Tp. Hồ Chí Minh – 10/2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ PHÁT HUY TINH THẦN


ĐOÀN KẾT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
– ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Các thành viên trong nhóm:


1. Nguyễn Ngọc Đại 2052933
2. Phan Thế Đăng 2052068
3. Lê Ngọc Duyên 1952623
4. Cao Anh Hào 2052970
5. Trần Vũ Hảo 2052978
6. Phạm Quốc Hậu 2052465
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA
SINH VIÊN ................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm “tinh thần đoàn kết” ....................................................................5
1.2. Vai trò của tinh thần đoàn kết đối với sinh viên............................................5
1.3. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết trong sinh viên ..........................................7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM ................................................ 9
2.1. Mặt tích cực và nguyên nhân ............................................................................9
2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................15
2.2.1 Các mặt hạn chế ........................................................................................15
2.2.2 Nguyên nhân của các mặt hạn chế ............................................................16
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ PHÁT HUY TINH THẦN ĐOÀN
KẾT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................... 18
3.1. Các giải pháp nâng cao tinh thần đoàn kết trong sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG.HCM .....................................................................................18
3.2. Các giải pháp phát huy tinh thần đoàn kết trong sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG.HCM .....................................................................................19
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 23

3
MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền
với tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và cũng cố, tạo thành một
truyền thống bền vững. Tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc là cơ sở của ý chí
kiên cường, bất khuất, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, là tiền đề cho cách
mạng giải phóng dân tộc như V.I. Lênin viết: “Không có sự đồng tình ủng hộ của
đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp
vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được”1. Hồ Chí Minh với tư cách
là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam, tiếp thu các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời tiếp thu lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Người cũng khẳng định rằng nhân dân đoàn kết thì cách mạng
mới thành công. Tinh thần đoàn kết đã trở thành giá trị văn hóa cực kỳ quý báu,
được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử, trong suốt quá trình dựng nước và giữ
nước. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tinh thần đoàn kết dân tộc tiếp tục
được phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau với hai nhiệm vụ chiến lược: xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; đoàn kết cùng nhau giải quyết những khó khăn về đời
sống, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Là thế hệ kế tiếp, cần có bổn
phận gìn giữ, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta để lại. Chính vì
thế nhóm quyết định chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao và phát huy tinh thần
đoàn kết của sinh viên trường đại học Bách Khoa – ĐHQG.HCM trong giai đoạn
hiện nay”.

1.
TS. Lê Văn Yên: V.I. Lênin toàn tập – Tập 39, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.251

4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT
CỦA SINH VIÊN
1.1. Khái niệm “tinh thần đoàn kết”
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “tinh thần đoàn kết”, trong đó
nổi bật là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã truyền bá tri thức về tinh
thần đoàn kết như một yếu tố quyết định tương lai và sự phát triển đất nước, câu nói:
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công.” 2của Người đã một phần nêu rõ
tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết.
Một cách tổng quát, tinh thần đoàn kết có thể được định nghĩa là sự kết hợp
của nhiều người, tổ chức hoặc cộng đồng cùng hoạt động vì một mục đích chung.
Trong đó, “tinh thần” thường đề cập đến những ý nghĩ, thái độ và cảm xúc thuộc về
đời sống nội tâm. Tinh thần định hướng và quyết định hành động của con người, nó
thể hiện cách những cá nhân cảm nhận, tiếp thu và đối mặt với các tình huống, mục
tiêu hoặc thách thức. “Đoàn kết”, theo từ điển Tiếng Việt, là: “Kết thành một khối
thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.”3 Trong cuộc sống hàng ngày,
đoàn kết thường được hiểu là mối quan hệ gắn bó, hòa thuận và hành động giúp đỡ
người khác, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, là sự hy sinh cá
nhân vì lợi ích tập thể, cộng đồng.
Như vậy, tinh thần đoàn kết là một giá trị văn hoá quý báo thể hiện sự gắn
kết bền chặt, sự tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong một tập thể cùng hướng
đến một mục tiêu chung.
1.2. Vai trò của tinh thần đoàn kết đối với sinh viên
Theo bề dày lịch sử Việt Nam, tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta, một phần không thể thiếu của văn hoá và lịch sử. Trải
qua nhiều biến cố từ thiên tai, địch họa và giặc ngoại xâm cho đến dịch bệnh, dân tộc
ta cùng với tinh thần đoàn kết đã kiên cường đấu tranh và vượt qua những khó khăn

2
Lê Hữu Nghĩa: Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.186.
3
Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà
Nẵng, tr. 328.

5
đó. Điều này minh chứng vai trò và sức mạnh lớn lao của tinh thần đoàn kết đối mọi
tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt là với sinh viên, tinh thần đoàn kết đóng vai trò tất yếu
và đa chiều đối với sự phát triển của họ, thể hiện rõ trong nhiều khía cạnh trong học
tập và cuộc sống xã hội.
Đầu tiên, tinh thần đoàn kết giúp sinh viên trải nghiệm môi trường học tập
thú vị, tích cực và tiến bộ. Khi sinh viên học tập trong môi trường mà nơi đó tinh thần
đoàn kết trong cộng đồng được tôn trọng và đẩy mạnh, môi trường học tập ở đó sẽ
trở nên năng động và tràn đầy tích cực. Mọi người đều đóng góp hết mình để hướng
đến một mục tiêu chung là học tốt và cùng nhau tiến bộ thay vì tồn tại những suy
nghĩ, tình huống tiêu cực như ganh đua, ghen ghét và tệ hơn là hãm hại lẫn nhau.
Chúng ta đều biết rằng môi trường học tập có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển
của sinh viên, không chỉ làm thay đổi kết quả học tập mà còn tác động đến sức khỏe
và tinh thần của sinh viên.
Thứ hai, tinh thần đoàn kết giúp sinh viên nhận được sự hỗ trợ trong học tập
từ đó nâng cao kết quả học vấn, bồi đắp sự tự tin và phát triển cá nhân. Khi sinh viên
học tập trong một tập thể có tinh thần đoàn kết, họ được thúc đẩy để chia sẻ kiến thức
và kinh nghiệm với nhau, tạo cơ hội học hỏi từ bạn bè, thầy cô, những người xung
quanh với những góc nhìn đa dạng và từ đó nâng cao hiệu suất học tập. Không những
vậy, sinh viên sẽ được đánh giá về khả năng đóng góp của họ vào mục tiêu chung,
điều này giúp xây dựng sự tự tin và nhận ra khả năng ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh của bản thân. Sự hỗ trợ và động viên từ cộng đồng cũng giúp sinh viên tăng
cường lòng kiên nhẫn khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.
Thứ ba, tinh thần đoàn kết giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ xã hội và
mạng lưới liên kết mạnh mẽ. Khi tham gia vào các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ,
hoặc dự án xã hội, sinh viên có cơ hội gặp gỡ, kết nối và tạo ra mối quan hệ với những
người có cùng sự quan tâm và mục tiêu. Điều này không chỉ giúp họ mở rộng mạng
lưới xã hội mà còn tạo cơ hội học hỏi từ các người bạn và đồng nghiệp có kinh nghiệm
khác nhau.

6
Thứ tư, tinh thần đoàn kết là điểm mấu chốt quyết định việc phát triển những
kỹ năng xã hội của sinh viên. Nó khuyến khích sinh viên học cách làm việc nhóm, từ
đó phát triển khả năng lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu ý kiến của người khác, giúp
sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và quản lý thời gian. Khi là một phần
của một tập thể đoàn kết, sinh viên sẽ ý thức hơn về nhiệm vụ của bản thân và phải
tự quản lý thời gian, ứng phó với áp lực, đảm bảo hoàn thành công việc được giao
một cách đầy đủ và hiệu quả, từ đó học cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề đồng
thời phát triển những kỹ năng khác.
Thứ năm, tinh thần đoàn kết còn là động lực để sinh viên nhận ra trách nhiệm
xã hội và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của bản thân. Tinh thần đoàn kết thường đi
kèm với ý thức về trách nhiệm xã hội, và những sinh viên mang tinh thần này thường
tự nguyện tham gia vào các hoạt động tình nguyện và các dự án xã hội để đóng góp
cho xã hội. Thông qua những hoạt động này, sinh viên học được cách làm việc với
người khác, phân chia trách nhiệm, giúp đỡ những người gặp khó khăn góp phần làm
cuộc sống ngày càng tốt lên, xã hội, đất nước phát triển hơn.
1.3. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết trong sinh viên
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”
4
- một câu nói thật giản dị của Bác Hồ không chỉ áp dụng cho Đảng và dân tộc mà
còn có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và học tập của sinh viên. Đối với sinh
viên, tinh thần đoàn kết không chỉ là một tư duy mà còn là một phương châm sống,
được thể hiện thông qua nhiều hành vi và thái độ khác nhau.
Một trong những biểu hiện dễ thấy của tinh thần đoàn kết trong sinh viên là
khả năng điều chỉnh cái tôi và sống chan hòa, luôn luôn cảm thông, tôn trọng và yêu
thương những người xung quanh. Sinh viên với tinh thần này thường coi trọng sự hòa
thuận, không chỉ tập trung vào nhu cầu cá nhân mà còn lắng nghe và thấu hiểu cảm
xúc của người khác.

4
GS. TS. Trần Văn Bính: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành
công, Tạp chí của Ban Tuyên giao Trung ương, Hà Nội.

7
Một biểu hiện về tinh thần đoàn kết đáng chú ý là đa số sinh viên không kỳ
thị, phân biệt sắc tộc, chủng tộc. Họ hiểu rằng sự đa dạng trong môi trường học tập
và xã hội là một tài nguyên quý báu, giúp mọi người học hỏi và tiến bộ. Sinh viên với
tinh thần này đánh giá cao mỗi cá nhân và tôn trọng quyền tự do cá nhân, họ thấu
hiểu rằng tất cả chúng ta có thể đóng góp và học hỏi từ nhau dù ta có xuất phát từ nền
văn hóa và lý lịch khác nhau.
Tinh thần sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ của sinh viên cũng là một biểu hiện tiêu
biểu của tinh thần đoàn kết. Có thể thấy hiện nay các bạn sinh viên thông qua việc
tham gia vào các hội đồng sinh viên hoặc các tổ chức sinh viên để đóng góp ý kiến
và ý tưởng cho cải thiện môi trường học tập và cuộc sống sinh viên. Các bạn sẵn sàng
hỗ trợ và san sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu học tập với bạn bè và đồng học và
cùng nhau giải quyết khó khăn trong việc học tập và thúc đẩy sự phát triển chung bởi
họ hiểu rằng chia sẻ là cách tạo ra môi trường đoàn kết và xây dựng một xã hội tốt
đẹp hơn.
Sinh viên có tinh thần đoàn kết luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động
nhóm, hoạt động xã hội và đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, luôn
phấn đấu và cống hiến hết mình vì cộng đồng. Họ thường tham gia vào các nhóm học
tập, các câu lạc bộ sinh viên, các hoạt động tập thể để cùng nhau tiến bộ và họ không
ngần ngại khó khăn, làm việc bằng cả trái tim, luôn nhiệt tình đóng góp cho cộng
đồng và xã hội thông qua các dự án và hoạt động như công việc tình nguyện, các hoạt
động từ thiện.
Hơn nữa, tinh thần đoàn kết còn phản ánh qua việc sinh viên đảm nhận trách
nhiệm của mình đối với cộng đồng dân tộc và quốc gia. Sinh viên hiện nay ý thức
được mình cần phải hành động để bảo vệ và giữ gìn nền độc lập của đất nước, nhận
thức bản thân luôn phải trang bị đầy đủ kỹ năng kiến thức để luôn sẵn sàng đứng lên
đấu tranh khi tổ quốc cần. Một ví dụ tiêu biểu về điều này là những câu chuyện đầy
cảm hứng về tinh thần đoàn kết của các sinh viên quốc tế, những người dù ở xa quê
nhà vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM
2.1. Mặt tích cực và nguyên nhân
Tầm quan trọng và giá trị của tinh thần đoàn kết đã được phổ biến rộng rãi
trong sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố
Hồ Chí Minh, nhờ đó mà nhà trường cũng như các câu lạc bộ đội nhóm đã nhận được
nhiều phản hồi tích cực dưới dạng số liệu từ các hoạt động, chiến dịch và nhiều cuộc
thi khác. Thông qua sự nhiệt tình của mỗi sinh viên trong việc tham gia những sự
kiện đoàn thể và các chương trình học thuật, có thể thấy được tinh thần đoàn kết của
Bách Khoa đang có xu hướng phát triển ngày càng lớn mạnh, góp phần vào việc nâng
cao giá trị đồng đội, tạo ra những ảnh hưởng tốt đến xã hội nói chung và giới trẻ nói
riêng.
Tinh thần đoàn kết của sinh viên thể hiện mạnh mẽ nhất qua giai đoạn khó
khăn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng khắp cả nước vào năm 2021.
Bởi lý do giãn cách, rất nhiều các chương trình cũng như công tác tổ chức, hậu cần
phải tạm dừng hoạt động trong thời kỳ đầu, khiến cho sự kết nối giữa sinh viên bị
đình trệ. Tuy nhiên, với sự sáng tạo không ngừng và tinh thần đoàn kết, ban tổ chức
đến từ các câu lạc bộ, đoàn đội và nhà trường Bách Khoa đã cho ra đời hàng loạt các
chiến dịch trực tuyến, không chỉ tăng thêm sự tương tác giữa sinh viên - giảng viên -
cán bộ công nhân viên nhà trường, mà còn giúp ích cho xã hội về mặt tinh thần và
vật chất trong thời điểm khó khăn này. Tinh thần đoàn kết đến từ tổng cộng hơn 50005
sinh viên Bách Khoa đã tham gia và đóng góp sức người, sức của trong chương trình
Mùa hè xanh năm 2021 đã để lại dấu ấn lớn trong cộng đồng sinh viên nói chung và
của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bởi việc vận động, tuyên truyền trên các trang
mạng xã hội trực tuyến đã phần nào giúp đẩy mạnh nhiệt huyết của người tham dự,
lan tỏa những nguồn năng lượng tích cực đến với xã hội trong thời điểm mà dịch bệnh
diễn ra căng thẳng. Cụ thể hơn, lượt tương tác của hơn 190 viết trên Fanpage đã vượt

5
Đoàn khối OISP (2021): Tổng kết chiến dịch mùa hè xanh online 2021, truy cập từ
fb.com/DoanKhoiOisp/posts/2044820342325732

9
qua khỏi con số 4000, tạo nên điểm sáng về tinh thần đoàn kết trong cộng đồng sinh
viên, với sự đóng góp tích cực từ mỗi cá nhân, ngay cả khi việc tham gia chỉ diễn ra
thông qua trang Facebook6. Ngoài ra, các hashtags “ở nhà vẫn vui” và “những điều
tích cực” cũng đồng thời ghi nhận sự tham gia vô cùng nhiệt tình từ sinh viên Bách
Khoa với con số tổng cộng lên đến hơn 35000 bài đăng, cho thấy được những hành
động và từ ngữ đẹp đã được lan truyền trên diện rộng, nhằm động viên tinh thần của
người dân, giữ vững niềm lạc quan ngay cả trong khó khăn, đồng thời ủng hộ những
chiến sĩ đang công tác tại các bệnh viện và khu vực cách ly. Không chỉ vậy, với tổng
số tiền 30 triệu được quyên góp vào quỹ vaccine Việt Nam, mỗi sinh viên đã chung
tay, góp sức xây dựng sức khỏe và hệ miễn dịch của toàn xã hội, giúp chống lại vi rút
trong thời điểm dịch đang hoành hành7. Những kết quả tích cực mà chương trình đã
mang lại trong suốt thời điểm giãn cách đã phần nào giúp giảm bớt những nguồn năng
lượng tiêu cực, những căng thẳng và lo âu, đồng thời tăng cường kết nối giữa nhiều
cộng đồng sinh viên và các tổ chức. Dù chỉ được thực hiện dưới hình thức trực tuyến,
những những ảnh hưởng này đã chứng minh được sức mạnh của tình động đội, sự
đoàn kết, động viên cùng nhau vượt qua thời gian khó khăn.

6
Đoàn khối OISP (2021): Tổng kết chiến dịch mùa hè xanh online 2021, truy cập từ
fb.com/DoanKhoiOisp/posts/2044820342325732

10
Hình 1. Số liệu từ chiến dịch Mùa hè xanh online (nguồn Đoàn khối OISP)
Ngoài ra, các hoạt động về thể dục thể thao cũng liên tục được tổ chức trước
và sau giãn cách, nhằm khuyến khích tinh thần tập luyện, góp phần nâng cao sức khỏe
và tinh thần động đội của sinh viên. Một trong những chương trình nổi bật mà Đoàn
trường hằng năm đều có sự kết hợp với các bạn sinh viên và các câu lạc bộ về thể dục
thể thao để tổ chức đó là giải đấu BK League - giải đấu dành cho bộ môn bóng đá
cho các sinh viên nam của 13 đội đến từ các khoa khác nhau tham gia8. Không chỉ
đơn thuần là một giải đấu thể thao, đây còn là một dịp quan trọng để sinh viên từ
nhiều khoa được giao lưu, trao đổi và tăng cường kết nối với nhau nhằm thúc đẩy tinh
thần đoàn kết, sự thống nhất đối với cả cộng đồng sinh viên Bách Khoa. Bên cạnh
đó, cần phải kể đến các hoạt động hội thao gồm nhiều hạng mục và các môn thể chất
khác như kéo co, điền kinh… cùng với các môn trí tuệ như cờ tướng, cờ vua… cũng
đã tạo ra nhiều cơ hội được gặp gỡ cho sinh viên các khoa cho mục đích tăng cường

8
BK league, (2021): Tổng kết bk league 2021 – mùa 2, truy cập từ fb.com/bkleague.hcmut/
videos/1547921205694951/

11
sự gắn kết và học hỏi thêm các kinh nghiệm liên quan đến các vấn đề học tập và cuộc
sống giữa các khoa. Không khó để bắt gặp các bạn sinh viên tham gia vào các buổi
sinh hoạt từ nhiều bộ môn khác nhau tại nhà thi đấu tại cơ sở Dĩ An của trường. Nhận
được sự hưởng ứng nhiệt tình từ sinh viên chính là dấu hiệu tích cực cho thấy tinh
thần đoàn kết đang được phát triển mạnh mẽ, cùng với sự khuyến khích từ nhà trường
và đoàn đội, sự kết nối này ngày càng được nâng cao và lan tỏa trong sinh viên, không
những giúp các bạn rèn luyện thể lực và học tập hiệu quả, mà còn tạo ra những trao
đổi về thông tin, để những vấn đề quan trọng được nắm bắt một cách kịp thời. Chính
nhờ những trao đổi, sự đóng góp của mỗi sinh viên và sự thống nhất giữa các khoa
với nhau mà nhiều vấn đề vừa nảy sinh đã có thể được giải quyết triệt để, giảm thiểu
rủi ro và tổn thất của hậu quả.

Hình 2. Giải đấu BK League (nguồn BK League Fanpage)


Bên cạnh những chương trình, hoạt động giải trí mang tính tập thể như Mùa
hè xanh và các giải thi đấu thể thao, tinh thần đoàn kết của sinh viên Bách Khoa còn
được thể hiện rất rõ thông qua các cuộc thi học thuật. Nhờ những trao đổi diễn ra
trong quá trình gặp gỡ tại các sự kiện chương trình, mà các bạn sinh viên đã tạo ra
những kết nối, tích lũy thêm kinh nghiệm từ nhiều mảng trong khối kỹ thuật, từ đó

12
trang bị cho mình kiến thức tốt hơn tại các chương trình học thuật, và các cuộc thi
quy mô lớn. Một trong những thành tích xuất sắc trong những năm gần đây phải kể
đến đó là các giải thưởng cao trong cuộc thi EURÉKA 2021. Nhờ vào sự liên kết chặt
chẽ giữa các sinh viên trong toàn trường nói chung, và trong các khoa nói riêng,
Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã giành được tổng cộng 1 giải
nhất, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích và hàng loạt các đề tài trong nhiều lĩnh vực
khác nhau đã được gửi đến cuộc thi tại thời điểm đó9. Những sáng tạo này không chỉ
dựa vào sự miệt mài của mỗi cá nhân và sự tận tâm của giáo viên hướng dẫn, mà còn
là thành quả của những ngày làm việc nhóm không ngừng nghỉ, và những trao đổi
xuyên suốt quá trình xây dựng các nghiên cứu khoa học. Do đó, có thể thấy, kết quả
này là minh chứng điển hình cho những ảnh hưởng tích cực của tinh thần đoàn kết,
nhằm mục đích đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.

Hình 3. Giải thưởng EURÉKA 2021 (nguồn Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Ngoài những cuộc thi học thuật mang quy mô cấp thành phố đã kể trên, câu
lạc bộ trường Đại học Bách Khoa cũng tạo ra rất nhiều các sân chơi lành mạnh nhằm

9
Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM (2021): Euréka 2021: sinh viên trường đại
học Bách khoa thắng lớn!, truy cập từ fb.com/truongdhbachkhoa/posts/671169380913509

13
giúp sinh viên giao lưu và áp dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn. Trong đó, phải
kể đến câu lạc bộ Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ Khí, nơi đã tổ chức thành công cuộc
thi Robot toàn năng MERC vào năm 2023, thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn
sinh viên, không chỉ trong khoa cơ khí mà còn từ rất nhiều các khoa khác của trường.
Với sự nhiệt huyết và sức sáng tạo mạnh mẽ, đã có đến 40 đội với các ý tưởng độc
đáo khác nhau được gửi đến cuộc thi10. Con số này đã cho thấy được tinh thần đoàn
đội của sinh viên Bách Khoa trong việc tham gia vào hoạt động học thuật, cùng với
sự tổ chức và sắp xếp của ban tổ chức để các bạn sinh viên được liên tục trau dồi và
học hỏi lẫn nhau, cuộc thi đã trở thành một điểm nhấn thể hiện sự đoàn kết trong mỗi
khía cạnh, không chỉ từ tinh thần người tham dự, ngay cả những cơ hội được kết nối
cũng không ngừng được tạo ra nhằm khuyến khích mỗi cá nhân nỗ lực và hợp tác
cùng nhau cho sản phẩm cuối cùng được thành công tốt đẹp.

Hình 4. Cuộc thi MERC 2023 (nguồn CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ khí)
Có thể thấy, dù là ở lĩnh vực nào, sinh viên Bách Khoa đều liên tục thể hiện
tinh thần đồng đội, sự thống nhất trong tất cả các hoạt động mà các bạn tham gia, từ
giải trí, thể thao đến học thuật. Từ đó, tinh thần đoàn kết đã không ngừng tạo ra những

10
CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ khí (2023): Tổng kết vòng sơ loại MERC 2023, truy cập từ
fb.com/CreAcaTechnoCLub

14
ảnh hưởng tích cực, không chỉ đối với mỗi cá nhân, để mỗi người được học hỏi và
phát triển nhiều hơn từ các bạn đồng trang lứa và giảng viên, mà còn lan tỏa được
nguồn năng lượng tích cực đến toàn xã hội, thông qua những hoạt động quyên góp,
thiện nguyện nhằm giúp đỡ và ủng hộ cộng đồng khi cần thiết.
2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân
2.2.1 Các mặt hạn chế
Tuy nhiên, vì còn trẻ và thiếu kinh nghiệm sống, tâm hồn của những sinh
viên Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh thường dễ bị dao động, thiếu nhất quán,
và có nguy cơ mất phương hướng trong cuộc sống. Nhiều người trong số họ còn
đang thụ động, chưa đủ linh hoạt để thích nghi với môi trường thay đổi nhanh
chóng, dẫn đến việc thiếu đoàn kết trong học tập.
Tinh thần tham gia các hoạt động của nhiều sinh viên thường không cao, và
một số chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ. Thay vì đặt trọng tâm vào việc góp
phần vào xã hội, nhiều người chỉ quan tâm đến việc "Có được ngày công tác xã hội
không?". Điều này là một suy nghĩ sai lầm và cần phải được điều chỉnh.
Nhiều sinh viên cảm thấy tự ti và không tự tin nên họ không dám thể hiện
bản thân trước đám đông hoặc tham gia vào các nhóm để thực hiện sở thích. Còn
một số người khác "lười" nên không tham gia bất kỳ hoạt động nào do các khoa,
câu lạc bộ, đội, nhóm tổ chức. Nhiều người chỉ tập trung vào mối quan hệ thân thiết
của họ và không tham gia vào các hoạt động dù có sự khuyến khích từ bạn bè.
Vấn đề lớn là một số hoạt động không thu hút được sự tham gia của sinh
viên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những hoạt động có số lượng tham gia rất
ít, thậm chí chỉ có ban cán sự là tham gia. Điều này là một thách thức cần phải giải
quyết. Có những hoạt động thu hút đông đảo sinh viên, nhưng lại có- Tình trạng
nhiều bạn sinh viên không tham gia hoạt động trở thành một vấn đề lớn trong bộ
phận sinh viên, nhiều hoạt động được tổ chức ra nhưng không thu hútđược các bạn
sinh viên tham gia do nhiều lí do khác nhau. Một số hoạt động giữa tập thể các lớp
được tổ chức nhưng số lượng tham gia trong một lớp là rất ít, thậm chí có lớp chỉ có
ban cán sự là tham gia. Đây là một câu đố chưa được giải quyết một cách triệt để,

15
nhiều hoạt động thu hút rất đông sinh viên nhưng có hoạt động lại không có sinh
viên tham gia, vì vậy cần phải tìm giải pháp khắc phục
Số lượng sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, phục vụ cộng đồng
là rất nhiều vì thế có những bạn sinh viên không có đóng góp gì nhiều trong quá
trình tham gia. Một số bạn tuy tham gia nhưng không thể hiện hết sức mình. Còn
tồn tại nhiều tình trạng bỏ ngang, không tham gia các buổi hoạt động dù đã là thành
viên chính thức.
Mặc dù việc giáo dục chính trị, tư tưởng là vô cùng quan trọng, các bạn sinh
viên thay vì thu hút bởi các chuyên đề giáo dục chính trị, tư tưởng thì bị thu hút bởi
các hoạt động giải trí, vui chơi nhiều hơn. Nhiều hoạt động, hội thi tuy thu hút được
nhiều sinh viên tham gia nhưng chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh chỉ tập trung
một số nhóm nhỏ dẫn đầu. Các phong trào trong sinh viên không gây được tiếng
vang lớn nhiều sinh viên không để tâm. Việc truyền thông về các hoạt động gặp
nhiều khó khăn khi lượng tương tác ít ỏi.
2.2.2 Nguyên nhân của các mặt hạn chế
Thứ nhất, các bạn sinh viên Đại học Bách Khoa TPHCM đa phần đều đang
phải sống xa gia đình và người thân, điều này khác với khi có người giám hộ ở kế
bên nhắc nhở, dẫn đến các bạn vốn không có tinh thần tự giác lại càng không tự nhắc
nhở bản thân tập trung vào việc học tập và rèn luyện bản thân. Việc học tập ở Đại học
Bách Khoa TPHCM là đề cao việc tự giác tìm tòi và học hỏi, các thầy cô luôn sẵn
sàng hỗ trợ giải đáp cho sinh viên nhưng sinh viên cũng cần phải tự nỗ lực để có được
kết quả tốt nhất, thế nhưng đại bộ phận các bạn sinh viên lại không có sự chủ động
cần thiết cho bản thân của mình, ỷ lại vào thầy cô giáo và bạn bè, dẫn đến kết quả học
tập sa sút.
Thứ hai, các yếu tố xã hội tác động đến đoàn kết tập hợp sinh niên rất phức
tạp và đan xen nhau. Điểm đáng chú ý nhất là nhận thức thay đổi và không đúng với
hệ thống thang giá trị và chuẩn mực xã hội, dẫn đến một bộ phận không nhỏ sinh
viên có hành vi vi phạm các quy tắc, chuẩn mực xã hội. Đây là vấn đề phức tạp liên
quan đến sự xuống cấp đạo đức và ứng xử của một bộ phận thanh niên hiện nay.

16
Môi trường xã hội cũng tác động mạnh đến đoàn kết tập hợp sinh viên, môi
trường không trong sạch, lành mạnh sẽ là môi trường thuận lợi cho tệ nạn xã hội
phát sinh và phát triển gây khó khăn trong đoàn kết tập hợp thanh niên; Các thiết
chế xã hội như gia đình, nhà trường, xã hội bị lỏng lẻo, yếu kém, thiếu bền vững
cũng sẽ là nhân tố tác động không nhỏ đến thu hút thanh niên vào tổ chức.
Thứ ba, các bạn sinh viên đang ở ngưỡng tuổi của vị thành niên trở thành
thanh niên, nên rất dễ trở thành mục tiêu của các giáo hội, giáo phái có tư tưởng
chống đối nhà nước. Khi phải xa gia đình và khi thiếu đi sự quan tâm thường trực
của các vị phụ huynh, các bạn có xu hướng tìm lời khuyên và giải đáp từ những
người lớn tuổi hơn, tuy nhiên những lời nói mời gọi sai sự thật đó dẫn đến những
suy nghĩ lệch lạc, và chính những nhận thức sai lầm đó dẫn đến những hành động
phản động, chống phá chính quyền nhà nước, rất nghiêm trọng đến tương lai của
chính các bạn.
Thứ tư, chất lượng một số tổ chức đoàn cơ sở còn yếu kém, chất lượng cán
bộ đoàn tuy có nâng lên nhưng vẫn chưa theo kịp sự chuyển động trong nhận thức
xã hội của thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp đoàn kết thanh niên trong giai đoạn
tình hình mới. Đặc biệt là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ 4.0, hội nhập kinh tế, quốc tế, công tác xây dựng, phát triển tổ chức đoàn, tập
hợp thanh niên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vốn đầu tư nước
ngoài, khu vực đô thị, nông thôn còn bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế. Các mô hình tập hợp đoàn kết thanh niên đã được phát triển, đổi mới để phù
hợp với từng đối tượng thanh niên, với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên nhưng
vẫn chưa theo kịp sự chuyển động nhanh chóng của thực tiễn.

17
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ PHÁT HUY TINH THẦN ĐOÀN
KẾT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Các giải pháp nâng cao tinh thần đoàn kết trong sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG.HCM
Một là, tích cực tăng cường tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các sinh
viên với nhau. Việc này sẽ giúp nâng cao tinh thần đoàn kết nhằm xây dựng nên
khối đại đoàn kết chung sinh viên trường ta. Trong đó thì các văn phòng, đoàn hội
và câu lạc bộ trong trường thường đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tạo mối quan hệ mới giữa các sinh viên với nhau. Vì thế, cần coi trong công tác lãnh
đạo, điều hành trong việc tạo ra các hoạt động thu hút sự tham gia và hợp tác tích
cực giữa các sinh viên. Chú trọng việc tổ chức và đẩy mạnh thêm các hoạt động
giúp đỡ nhau học tập như là hoạt động Đôi bạn cùng tiến - hoạt động của văn phòng
OISP, giúp ghép cặp các sinh viên để cùng giúp đỡ nhau thăng tiến trong việc học.
Hay là các hoạt động thể thao lành mạnh, giao lưu văn nghệ mà thu hút được nhiều
sự quan tâm từ các bạn sinh viên. Việc đẩy mạnh thêm các hoạt động trên sẽ giúp
ích cho sinh viên, tạo cho sinh viên cảm giác biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua
những khó khăn trong học tập và đời sống. Thêm vào đó là rèn luyện được tinh thần
đoàn kết tập thể để giải quyết công việc chung vừa học hỏi để phát triển bản thân
vừa tăng tiến độ công việc.
Hai là, truyền bá rộng rãi các truyền thống văn hóa, giá trị lịch sử cho sinh
viên. Việc này nhằm nâng cao ý thức cho sinh viên biết bảo vệ những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Từ việc bảo vệ những giá trị nhân văn, tốt đẹp đó sẽ làm
bật lên tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc , tạo nên một nhận thức chung
giữa các sinh viên là biết cùng nhau chung tay góp phần xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Từ đó, nâng cao được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Về
công tác truyền thông, cần có sự lãnh đạo hiệu quả trong việc xây dựng đa dạng
hình thức phổ biến các giá trị truyền thống văn hóa. Tích cực viết bài lên trang
thông tin của trường, tổ chức các buổi trao đổi và giao lưu văn hóa. Đồng thời, thúc

18
đẩy các hoạt động tham quan di tích lịch sử, viện bảo tàng chiến tranh hay tham gia
các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử để sinh viên có thể trau dồi thêm về văn hóa và
truyền thống dân tộc.
Ba là, tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành từ phía trường và tiếp tục đưa
ra những quan điểm và chính sách về đoàn kết. Việc này, cố ý nghĩa vô cùng quan
trong việc nâng cao và củng cố khối đại đoàn kết sinh viên. Trường điều hành thông
qua các chính sách và các chế độ, nên cần có những chính sách điều hòa lợi ích
chung giữa các bạn sinh viên, tránh tình trạng chia rẽ và xung đột nội bộ trong
trường
Việc trường đưa ra các chính sách hợp lý sẽ giúp phát triển tinh thần đoàn
kết, như việc phải có thêm các chính sách trên tinh thần bắt buộc thực hiện, thúc
đẩy cùng nhau đoàn kết hợp tác như chính sách kiếm ngày công tác xã hội mới
được xét tốt nghiệp. Ngoài ra, các cấp lãnh đạo cần thường xuyên đối thoại, lắng
nghe và tiếp thu những ý kiên mang tính xây dựng của sinh viên về việc tạo lập một
môi trường học đường trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
3.2. Các giải pháp phát huy tinh thần đoàn kết trong sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG.HCM
Để phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được, đồng thời
khắc phục hạn chế, khuyết điểm và tiếp tục xây dựng Trường Đại học Bách khoa
TP.HCM phát triển về mọi mặt trong thời gian tới; thiết nghĩ các tổ chức Đoàn, Hội
sinh viên và sinh viên của trường cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho
sinh viên. Giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống là nền tảng quan trọng
để xây dựng tình đoàn kết trong sinh viên. Khi được giáo dục về truyền thống yêu
nước, đoàn kết của dân tộc, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn giá trị của tình đoàn kết, từ đó
biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và công tác. Khi được giáo
dục về lý tưởng cách mạng của Đảng, sinh viên sẽ có chung mục tiêu, lý tưởng, từ
đó gắn bó với nhau hơn trong hành động. Do đó, cần giáo dục cho sinh viên ý thức
tự giác, tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, tình nguyện.

19
Thứ hai, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, thân thiện cho sinh viên. Môi
trường sinh hoạt lành mạnh, thân thiện sẽ giúp sinh viên gắn bó với nhau hơn, từ đó
phát huy tinh thần đoàn kết. Các trường đại học, cao đẳng cần tạo điều kiện để sinh
viên tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, đội, nhóm,... Các hoạt động
đoàn kết cần được tổ chức thường xuyên, đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu
và sở thích của sinh viên. Các hoạt động này cần có sự tham gia của đông đảo sinh
viên, giúp sinh viên hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn. Khi được tham gia các
hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, đội, nhóm, sinh viên sẽ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu
với nhiều bạn bè khác nhau, từ đó có cơ hội tìm hiểu về sở thích, tính cách, hoàn
cảnh của nhau. Điều này sẽ giúp sinh viên hiểu nhau hơn, từ đó gắn bó với nhau
hơn.
Thứ ba, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội sinh viên. Đoàn, Hội sinh
viên là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, sinh viên Việt Nam. Tổ chức Đoàn,
Hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục, bồi dưỡng thanh
niên, sinh viên. Đoàn, Hội cần phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức các hoạt
động đoàn kết, tình nguyện, giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,... Đẩy mạnh
tuyên truyền, giáo dục về tình đoàn kết. Tuyên truyền, giáo dục về tình đoàn kết là
việc làm cần thiết để nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị của tình đoàn kết.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần được thực hiện đa dạng, sáng tạo, phù
hợp với từng đối tượng sinh viên.
Ví dụ như tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu, kết nghĩa giữa các lớp, các
khoa, các trường. Các hoạt động này giúp sinh viên hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau
hơn. Hay là phát động các phong trào thi đua, hoạt động tình nguyện, giúp đỡ sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động này giúp sinh viên rèn luyện tinh thần
tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hoặc tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ giúp sinh viên phát huy năng khiếu, sở thích, rèn luyện kỹ năng giao
tiếp, ứng xử, đồng thời góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh
cho sinh viên.

20
Tình đoàn kết của sinh viên là một tài sản quý giá, cần được giữ gìn và phát
huy. Bằng những giải pháp thiết thực, chúng ta sẽ góp phần xây dựng một thế hệ
sinh viên đoàn kết, vững vàng, góp sức xây dựng và phát triển đất nước.

21
KẾT LUẬN
Tóm lại, mỗi sinh viên trường đại học Bách Khoa – ĐHQG.HCM không chỉ
chuẩn bị hành trang kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân tại trường mà còn phải
quan tâm đến việc gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc. Cụ thể đó là tinh thần đoàn kết
của sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Vì vậy, cần phải quán triệt và vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết trong tình hình mới.
Đoàn kết phải được thực hiện trong nhận thức, với lợi ích tập thể, đáp ứng các yêu
cầu trong trách nhiệm, nhiệm vụ chung.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Lê Hữu Nghĩa (2011), Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr.186.
2. TS. Lê Văn Yên (2005), V.I. Lênin toàn tập – Tập 39, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr.251
3. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm
Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, tr. 328.
Website
1. BK League (2021), “Tổng kết BK League 2021 – Mùa 2”, truy cập từ
fb.com/bkleague.hcmut/videos/1547921205694951/
2. CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ khí (2023): Tổng kết vòng sơ loại MERC
2023, truy cập từ fb.com/CreAcaTechnoCLub
3. Đoàn khối OISP (2021), “Tổng kết chiến dịch mùa hè xanh online 2021”,
truy cập từ fb.com/DoanKhoiOisp/posts/2044820342325732
4. Lê Quốc Phong (2019), “Tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên, phát huy
vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyện để xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu
đẹp và văn minh”, Tạp chí Cộng Sản.
5. Nguyễn Hồng Vui (2022), “Đoàn kết - Sức mạnh tạo nên thành công”, Cổng
thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
6. Phan Văn Tấn (2020), “Một số yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác tập
hợp đoàn kết thanh niên ở tỉnh trà vinh hiện nay”, Trường chính trị tỉnh Trà
Vinh.
7. Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM (2021): “Euréka 2021:
sinh viên trường đại học Bách khoa thắng lớn!”, truy cập từ
fb.com/truongdhbachkhoa/posts/671169380913509

23

You might also like