You are on page 1of 4

BÀI SỐ 07

THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN, GIÁM SÁT TRÊN MÁY TÍNH
CÁNH TAY ROBOT SỬ DỤNG PLC S7-1200
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức:
- Mô tả, phân tích được cấu tạo, công dụng của các phần tử trong hệ thống điều
khiển, giám sát cánh tay robot sử dụng PLC S7 – 1200
- Trình bày được trình tự lập trình, đấu nối, vận hành mạch điện.
1.2. Kỹ năng:
- Lắp đặt, đấu nối mạch điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
- Lập trình được chương trình điều khiển, giám sát cánh tay robot sử dụng PLC S7 –
1200 theo yêu cầu công nghệ.
- Vận hành hệ thống làm việc đúng quy trình kỹ thuật, đủ tính năng.
1.3. Mức tự chủ và trách nhiệm:
- Thực hiện đúng trình tự các bước công việc, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị
và đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, tính kiên trì, tỉ mỉ, chính xác và sáng tạo cho
người học.
- Đánh giá, đưa ra kết luận về việc lắp đặt, lập trình, kiểm tra, sửa chữa, vận hành
điều khiển, giám sát cánh tay robot sử dụng PLC S7 – 1200.
2. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
2.1. Dụng cụ tháo lắp:
- Tuốc nơ vit, kìm mỏ nhọn, mỏ hàn điện.
2.2. Dụng cụ đo kiểm:
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện.
2.3. Phương tiện hỗ trợ khác:
-Máy vi tính, cable
2.4. Vật liệu:
- Thiếc hàn, nhựa thông, dây đơn mềm 0,5.
2.5. Thiết bị:
- Bàn thực hành PLC S7-1200
3. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
3.1. Giới thiệu chung
Ngày nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các thiết bị tự động hóa
đã ngày càng áp dụng vào trong sản xuất công nghiệp. Việc nghiên cứu điều khiển và
giám sát robot trong sản xuất công nghiệp là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao năng xuất, giải phóng sức lao động cho con người.
Để điều khiển và giám sát robot trong sản xuất công nghiệp ở đây ta sử dụng thiết bị
chính là một PLC (Programable Logic Controller) S7-1200. Kết hợp với WinCC cho
phép điều khiển và giám sát các hoạt động của cơ cấu chấp hành.
3.2. Trình tự thiết kế giao diện điều khiển
3.2.1. Yêu cầu công nghệ
*Các phần tử chấp hành trong hệ thống:
- Left, right: Chiều quay thuận, nghịch của rôbot.
- K: Thể hiện tay gắp.
- BT1: Động cơ truyền động băng tải 1.
- BT2: Động cơ truyền động băng tải 2.
- LS1, LS2: Công tắc giới hạn.
- LS3: Cảm biến phát hiện sản phẩm.
- PH: Phát hiện tay gắp.
*Yêu cầu hoạt động của hệ như sau:
Khi bấm nút khởi động băng tải BT1 và BT2 làm việc, khi sản phẩm trên băng tải
chạy đến vị trí LS3 phát hiện sản phẩm thì băng tải BT1 dừng và tay gắp rôbot K làm
việc kẹp sản phẩm, khi tay gắp lấy sản phẩm xong thì rôbot quay sang bên phải
‘‘RIGHT’’ làm việc trong khi đó cảm biến phát hiện sản phẩm trên tay gắp robot PH phát
hiện tác động tay gắp K giữ sản phẩm trong quá trình quay sang phải (Right) Khi rôbôt
quay đến LS2 thì tay gắp robot K nhả sản phẩm và đảo chiều ‘‘LEFT’’ làm việc đến khi
LS1 phát hiện tay và dừng lại.
Điều khiển và giám sát từ xa bằng trên máy tính thông qua mạng LAN hoặc Wifi

3.2.2. Bảng phân định địa chỉ vào/ra cho PLC


3.2.3. Chương trình điều khiển
3.2.4. Giao diện điều khiển, giám sát
Hình 7.2: Giao diện điều khiển, giám sát hệ thống khi chưa làm việc

Hình 7.3: Giao diện điều khiển, giám sát hệ thống khi 2 băng tải BT1 và BT2 làm việc
Hình 7.4: Giao diện cánh tay robot làm việc đưa sản phẩm sang BT2

Hình 7.5: Giao diện cánh tay robot quay ngược trở về trạng thái ban đầu,
số sản phẩm lưu 01sp.

You might also like