You are on page 1of 10

I- NHẬN ĐỊNH

1. Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp
không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 37 và khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư
- Theo đó, thì dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc
trường hợp tại khoản 2 Điều 23 thì mới không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư còn ngoài các trường hợp đó thì vẫn phải thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đều phải thực hiện thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nhận định sai
-
3. Mọi dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối
thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp GCNĐKĐT đều là
đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: điểm c khoản 2 Điều 15
- Không phải dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải
ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp
GCNĐKĐT đều là đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư mà phải có một trong
các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong
thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000
lao động thì mới được áp dụng ưu đãi đầu tư
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCNĐKĐT đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn
nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 3 Điều 39 Luật ĐT
- Theo đó cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc
dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chứ không phải là Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cấp GCNĐKĐT
5. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục
chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp GCNĐKĐT
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 37 và Đ. 30, 31, 32 Luật ĐT
- Phải thực hiện đkđt nhưng chưa chắc cần chấp thuận nếu nó không thuộc cấc dự án cần
được chấp thuận chủ trương đầu tư ở Điều 30, 31, 32.
6. Mọi dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên đều là đối
tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: điểm d khoản 2, khoản 5 Điều 15
- Theo đó, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử
dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật
theo quy định của pháp luật về người khuyết tật thì mới là đối tượng áp dụng ưu
đãi đầu tư và nó phải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 15.
7. Dự án đầu tư có vốn đầu tư trên 40.000 tỷ đồng phải được sự phê chuẩn chủ trương
đầu tư của Quốc hội trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 30 Luật Đầu tư
- Theo đó, Quốc Hội có thẩm quyền phê chuẩn các chủ trương đầu tư được quy
định tại Điều 30, vì thế dự án đầu tư có vốn đầu tư trên 40.000 tỷ đồng không
thuộc thẩm quyền phê chuẩn chủ trương đầu tư của Quốc Hội.
8. Các Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký đầu tư cho các
dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW mà Sở quản lý
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 39 Luật ĐT
- Theo đó thì có các trường hợp phải thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư của
TTCP, QH hoặc là các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế thì Ban Quản Lý có thẩm quyền chứng nhận đăng ký đầu tư

9. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp GCNĐKĐT được áp dụng khi nhà
đầu tư thực hiện dự án kinh doanh cảng hàng không
- Nhận định sai
- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 31; khoản 3 Điều 37
- Theo đó, nhà đầu tư thực hiện dự án kinh doanh cảng hàng không sau khi được
chấp thuận chủ trương đầu tư chứ không phải thủ tục chấp thuận chủ trương đầu
tư và cấp GCNĐKĐT được áp dụng khi nhà đầu tư thực hiện dự án kinh doanh
cảng hàng không
10. Dự án về giao thông có tổng mức vốn đầu tư công từ 8.300 tỷ đồng trở lên là dự án
nhóm A
- Nhận định sai
- CSPL: điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công
- Theo đó, dự án giao thông có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên là dự án
nhóm A chứ không cần phải có tổng mức vốn đầu tư công từ 8.300 tỷ đồng

11. Tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động mà có
dự án đầu tư mới đều phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư cho dự án đó
- Nhận định sai
- CSPL: điểm a, b khoản 1 Điều 64 NĐ 31/2021
- Theo đó, Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 72 của Luật Đầu tư. Nội
dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư,
địa điểm, thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu
tư (nếu có).
12. Trong dự án theo hợp đồng PPP có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu
của nhà đầu tư không được ít hơn 275 tỷ đồng.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 77 Luật PPP
- Theo đó, Nhà đầu tư phải góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư
dự án không bao bao gồm vốn nhà nước được quy định tại Đ.70 và Đ.72 Luật
PPP.
13. Trong hình thức đối tác công tư (PPP), tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không
được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 77 Luật PPP
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư chứ không
phải 20%
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án
đầu tư ra nước ngoài
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 61 Luật Đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án
đầu tư ra nước ngoài
15. Dự án đầu tư 10.000 tỷ kinh doanh resort nghỉ dưỡng và casino, thực hiện giải ngân
7.000 tỷ đồng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp GCNĐKĐT là đối tượng được
áp dụng ưu đãi đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 15, 16 LĐT và khoản 1 Điều 19 NĐ 31/2021
- Không thuộc đối tượng dc hưởng ưu đãi ĐT tại khoản 2 điều 15, không thuộc các
ngành nghề dc hưởng ưu đãi ĐT tại khoản 1,2 điều 16 và k1 d19 NĐ31/2021
16. Dự án đầu tư thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì không được hưởng ưu
đãi đầu tư
- Nhận định sai
17. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu phải có dự án đầu và thực hiện thủ
tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: Điểm c khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư
- Theo quy định của pháp luật thì đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ
và vừa khởi nghiệp sáng tạo quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật
về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
18. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp khi
đầu tư vào tổ chức kinh tế
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1, 2, 3 Điều 26 Luật đầu tư
19. Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp
không phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT
- Nhận định sai
20. NĐT trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư
sau khi có quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền
- Nhận
21. Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 600 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục
quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 3, Điều 56
- Theo đó, các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
22. Chỉ những dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới là đối tượng hưởng
ưu đãi đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 15
- Theo đó, không chỉ có những dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới là
đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư mà còn có những đối tượng được hưởng ưu đãi
đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 15.
23. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư
theo quy định đối với NĐT trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 23 LĐT
- Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện điều kiện và thủ tục
đầu tư thì phải theo quy định đối với NĐT nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ
chức kinh tế chứ không phải theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước
24. Nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án đầu tư sau khi có quyết định chấp thuận
chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 3 Điều 37 LĐT
- Theo quy định của pháp luật thì những dự án đầu tư được quy định tại Điều 30,
31, 32 và những nhà đầu tư trong nước được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật
này thì mới được triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ
trương đầu tư
25. Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần theo LĐT khi
mua cổ phần của tổ chức kinh tế tại Việt Nam
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 26 Luật ĐT
- Nhà đầu tư nước ngoài chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần khi mua
cổ phần của tổ chức kinh tế tại Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 2.
26. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư
và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh GCNĐKĐT
- Nhận định sai
- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 22 LĐT
- Theo đó, Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự
án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh GCNĐKĐT nhưng trừ các trường
hợp được quy định tại điểm c khoản 1.
27. NĐT phải có nghĩa vụ chuyển giao công trình sau khi xây dựng xong đối với tất cả
hợp đồng PPP
- Nhận định sai
- CSPL: điểm e, d khoản 16 Điều 3 Luật PPP
- Theo đó, hợp đồng theo hình thức O&M, BOO thì NĐT không có nghĩa vụ
chuyển giao công trình
28. Bên thuê dịch vụ trong hợp đồng BTL là NĐT
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 45 Luật PPP
- Theo đó, ở nhóm hợp đồng này thì bên thuê dịch vụ là nhà nước còn bên ký kết
cung cấp dịch vụ là NĐT
29. Trong mọi trường hợp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền kí kết
trong hợp đồng PPP
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 5 Luật PPP
- Theo quy định của luật thì không phải trong mọi trường hợp Uỷ ban nhân cấp tỉnh
không phải là cơ quan có thẩm quyền kí kết trong hợp đồng PPP
30. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm góp toàn bộ vốn chủ sở hữu để thực hiện hợp
đồng dự án PPP
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 77 Luật PPP
- Theo đó, NĐT chỉ cần góp vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự
án
31. Tất cả hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP đều phải thành lập pháp nhân
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 44 Luật PPP
- Theo đó, NĐT thành lập DN dự án PPP theo mô hình Cty TNHH hoặc Cty cổ
phần
(Hình thức đầu tư góp vốn vào tckt k thành lập pháp nhân mới- chưa kiếm đc
CSPL)
32. Vốn góp của NN được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công được áp dụng với mọi hợp
đồng PPP
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 1 Điều 69 Luật PPP
- Theo đó, vốn góp của NN được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công được áp dụng với
mọi hợp đồng PPP
33. Trường hợp hợp đồng PPP có phần vốn nhà nước tham gia thì phần vốn này phải
được tính vào tổng số vốn đầu tư của dự án
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 1 Điều 73; Điều 77 Luật PPP
- Căn cứ khoản 1 Điều 73 thì hợp đồng PPP có phần vốn nhà nước tham gia thì
phần vốn này phải được tính vào tổng số vốn đầu tư của dự án
34. Tất cả dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư đều thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư của QH
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 3 Điều 4 Luật PPP
- Theo đó, không chỉ có Quốc Hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư mà
còn có Thủ tướng CP, Bộ trưởng, HĐNDCTỉnh
35. Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công sẽ không được xem xét
chuyển đổi để thực hiện theo hình thức PPP
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 4 Điều 11 Luật PPP
- Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công sẽ được xem xét chuyển đổi
để thực hiện theo hình thức PPP được quy định khoản 4 Điều 11
36. NĐT có thể đề xuất dự án nằm ngoài danh mục dự án đã được công bố do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 26 Luật PPP
- NĐT có thể đề xuất dự án nằm ngoài danh mục nhưng phải thoả mãn những điều
kiện được quy định tại Điều 26
37. Việc lựa chọn NĐT để thực hiện dự án PPP có thể theo hình thức đấu thầu rộng rãi
hoặc chỉ định đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 37, 38, 39, 40 Luật PPP
- Theo đó, việc lựa chọn NĐT để thực hiện dự án PPP không chỉ có theo hình thức
đấu thầu rộng rãi, chỉ định đầu tư mà còn có thể là hình thức đàm phán cạnh
tranh, lựa chọn NĐT trong TH đặc biệt
38. Trong mọi trường hợp, NĐT luôn chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi
của dự án PPP
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 3 Điều 27 Luật PPP
- Theo đó, NĐT tổ chức sẽ lập báo cáo và còn chịu mọi chi phí, rủi ro trong trường
hợp dự án không được phê duyệt
39. Thủ tướng chính phủ là người duy nhất có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên
cứu khả thi trong hợp động PPP
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 6 Luật PPP
- Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong hợp động PPP không chỉ
có Thủ tướng CP mà còn có QH, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan TW, cơ
quan khác, Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh…
40. Tất cả các dự án PPP đều phải thành lập pháp nhân mới
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 44 Luật PPP
- Theo đó, NĐT thành lập DN dự án PPP theo mô hình Cty TNHH hoặc Cty cổ
phần
41. Bên cho vay không có quyền tiếp nhận hoặc chỉ định tổ chức khác tiếp nhận nghĩa
vụ của Dnghiệp dự án khi DN không thực hiện theo hợp đồng
- Nhận định đúng
- CSPL: Điều 53 Luật PPP
- Theo đó, bên cho vay không có quyền tiếp nhận hoặc chỉ định tổ chức khác tiếp
nhận nghĩa vụ của Dnghiệp dự án khi DN không thực hiện theo hợp đồng
42. Thoả thuận về quyết định tiếp nhận dự án không nhất thiết phải có sự tham gia của
cơ quan NN có thẩm quyền tham gia ký kết hợp đồng dự án
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 49
- Theo đó, NĐT, DN dự án PPP hợp thành 1 bên và cùng ký vào hợp với cơ quan
NN có thẩm quyền
43. Đối với hợp đồng BOT và BTO sau khi chuyển giao công trình NĐT phải thực hiện
nghĩa vụ bồi hoàn
(Nghĩa vụ chuyển giao trong hợp đồng BOT và BTO là chuyển giao không bồi hoàn)
44. Hợp đồng dự án sẽ chấm dứt hiện lực trước thời hạn nếu có lỗi vi phạm của một
trong các bên
- Nhận định sai
- CSPL: khoản Điều 52
45. Tổng VĐT của dự án là 10 tỷ đồng thì NĐT không cần phải làm thủ tục ĐKĐT
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 37 Luật ĐT
-
46. NĐT trong nước thực hiện dự án thuộc diện không phải đk hoặc thẩm tra thì
không được hưởng ưu đãi đầu tư
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Đ.15 Luật ĐT; khoản 2 Đ. 37 Luật Đầu tư
- Căn cứ cơ sở pháp lý nêu trên thì NĐT trong nước thuộc diện không phải thực
hiện thủ tục cấp GCN đăng ký và theo khoản 2 Điều 15 quy định về đối tượng
được hưởng ưu đãi. Vì vậy, NĐT trong nước thực hiện dự án thuộc diện không
phải đk hoặc thẩm tra thì vẫn có thể được hưởng ưu đãi đầu tư khi thuộc đối
tượng ưu đãi
47. Tiến hành dự án gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì TCKT đó không
được chấm dứt hoạt động khi dự án vẫn còn đang thực hiện
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 Điều 46 LĐT
- TCKT có thể chấm dứt hoạt động nếu chuyển nhượng dự án đầu tư cho NĐT
khác khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại k1 điều 46 LĐT 2020
48. NĐT phải thành lập DN để thực hiện dự án đầu tư dưới hình thức BOT, BTO, BT
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 49 Luật PPP
- Theo đó, NĐT, DN dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với
cơ quan ký kết hợp đồng tức là NĐT không cần phải thành lập DN để thực hiện
dự án đầu tư dưới hình thức BOT, BTO, BT
49. NĐT phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp khi ĐT
vào TCKT
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2, 3 Điều 26 Luật Đầu tư
- Theo đó, NĐT không thuộc trường hợp quy định quy định tại khoản 2 Điều này
không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
khi ĐT vào TCKT trường hợp có nhu cầu thì đăng ký.
50. TCKT có VĐT nước ngoài thực hiện ĐK và thủ tục ĐT theo quy định đối với NĐT
trong nước khi ĐT thành lập TCKT
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư
- Căn cứ theo quy định của pháp luật, thì khi TCKT có VĐT nước ngoài thực hiện
ĐK và thủ tục ĐT theo quy định đối với NĐT nước ngoài chứ không cần phải
theo quy định đối với NĐT trong nước
51. Trong hình thức đối tác công tư (PPP), tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NĐT không được
thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án đó
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 77 LĐT
52. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp GCNĐKĐT áp dụng khi NĐT thực
hiên dự án kinh doanh cảng hàng không
53. Ban Quản lý khu công nghiệp CGCNĐKĐT đối với dự án ĐT thực hiện trong khu
công nghiệp đó
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều 39 Luật ĐT
- Ban Quản lý khu công nghiệp CGCNĐKĐT đối với dự án ĐT thực hiện trong
khu công nghiệp đó nhưng nếu nó không thuộc thẩm quyền được quy định tại
điểm c khoản 3 Đ. 39 thì không Ban Quản lý khu công nghiệp không có thẩm
quyền CGCNĐKĐT đối với dự án ĐT thực hiện trong khu công nghiệp đó
54. Dự án có vốn đầu tư trên 40.000 tỷ đồng phải được sự phê chuẩn chủ trương đầu tư
của QH trước khi cấp GCNĐKĐT.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 30 Luật ĐT
- Theo đó, Dự án có vốn đầu tư trên 40.000 tỷ đồng không phải được sự phê chuẩn
chủ trương đầu tư của QH trước khi cấp GCNĐKĐT vì nó không quy định trong
Điều 30.
55. Tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động mà có
dự án mới đều phải tiến hành thủ tục ĐKĐT cho dự án đó
-

II- BÀI TẬP


BT 1: Giả sử có nhà đầu tư muốn thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh cảng
hàng không tại tỉnh A với số vốn đầu tư là 20.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân tối
thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án khi triển khai
sẽ phải tiến hành di dân, tái định cư 45.000 người. Giả sử nhà đầu tư đáp ứng
được điều kiện pháp lý để thực hiện dự án này, anh/chị hãy tư vấn cho nhà đầu
tư các nội dung sau đây:
a. Dự án này có thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư không? Vì sao?
- Dự án này có thể thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể,
có 2 điều kiện:
Dự án trên của A có số vốn đầu tư là 20.000 tỷ, thực hiện giải ngân tối thiểu
10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm để từ ngày được cấp giấy chúng nhận đăng ký đầu
tư.
Nếu dự án trên có tổng số doanh thu đạt 10.000 tỷ mỗi năm trong thời hạn chậm
nhất là 03 năm kể từ năm có doanh thu; hoặc là sử dụng từ 3.000 lao động thường cuyên
bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03
năm kể từ năm có doanh thu thì sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư.

b. Chủ thể nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án này?
Vì sao?
- Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án này là Thủ tướng Chính
phủ. Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 31 Luật ĐT
BT 3: Nhà đầu tư nước ngoài A muốn thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn tại
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với số vốn đầu tư là 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải
ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
a. Dự án này có thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư không? Vì sao? Nếu có thì thủ tục áp dụng
ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
- Dự án này có thể thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
15 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể, có 2 điều kiện:
Dự án trên của A có số vốn đầu tư là 6.000 tỷ, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong
thời hạn 03 năm để từ ngày được cấp giấy chúng nhận đăng ký đầu tư.
Nếu dự án trên có tổng số doanh thu đạt 10.000 tỷ mỗi năm trong thời hạn chậm nhất là 03 năm
kể từ năm có doanh thu; hoặc là sử dụng từ 3.000 lao động thường cuyên bình quân hằng năm
trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu
thì sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư.
-Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư:
+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp
thuận nhà đầu tư quy định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại
các Điều 15 và 16 của Luật Đầu tư và Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
+ Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi
đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.

b. Nêu các bước cơ bản của quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án này?
- Theo điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư, dự án đầu tư xây dựng kinh doanh gôn (golf) sẽ
thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.
- Do đó, dự án trên sẽ tuân theo quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
được quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư. Các bước tiến hành cơ bản:
+ B1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất
+ B2: Gửi hồ sơ về cho cơ quan đăng ký đầu tư.
+ B3: Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành gửi hồ sở lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thẩm định thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của mình và gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
+ B4: Cơ quan đăng ký đầu tư trình báo cáo thẩm định cho UBND cấp tỉnh.
+ B5: UBND cấp tỉnh xem xét chấp thuận.
c. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án này? Vì sao?
- Theo điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư, dự án đầu tư xây dựng kinh doanh gôn (golf) sẽ
thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.

BT4. Ông Tony Nguyễn là người Canada gốc Việt, muốn đầu tư thành lập một doanh nghiệp
chuyên viết phần mềm tin học tại Thành phố Hồ Chí Minh do một mình ông làm chủ, với
tổng vốn đầu tư tương đương 20 tỷ đồng. Hãy tư vấn cho ông Tony Nguyễn những vấn đề
sau đây:
a. Ông Tony Nguyễn có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào theo pháp luật Việt Nam
hiện hành?
b. Dự án đầu tư của ông Tony Nguyễn có phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư hay chỉ cần
đăng ký doanh nghiệp? Thủ tục cụ thể như thế nào?
c. Dự án đầu tư của ông Tony Nguyễn có thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư hay không? Vì
sao?
d. Giả sử doanh nghiệp do ông Tony Nguyễn đầu tư đã hoạt động được 18 tháng và doanh
nghiệp này có dự định đầu tư thành lập 01 công ty con ở Lào với tổng vốn đầu tư dự kiến
là 6 tỷ đồng. Hỏi dự định này có thực hiện được không? Nếu câu trả lời là được, cho biết
tổng quát các bước thủ tục để thực hiện như thế nào?

You might also like