You are on page 1of 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỖ THỊ HƯƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG ERP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỖ THỊ HƯƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ


VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG ERP

Nghành: Công nghệ thông tin


Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.VŨ DUY LINH

Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô đã
giảng dạy trong chương trình Cao học Quản lý hệ thống thông tin – Viện Công
Nghệ Thông Tin, ĐH Quốc Gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích về Quản lý Hệ thống thông tin làm cơ sở cho tôi thực
hiện tốt luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Duy Linh đã tận tình hướng dẫn cho tôi
trong thời gian thực hiện Luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện Luận văn
có giai đoạn không được thuận lợi, nhưng những gì thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo
đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị em trong tập thể lớp CIO 03
Viện Công Nghệ Thông Tin - Đại học Quốc Gia Hà Nội, cùng toàn thể bạn bè
và đồng nghiệp đã hộ trợ rất nhiều để Tôi có động lực hoàn thành Luận văn
này.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện Luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
Luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy/Cô
và các anh chị học viên.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2014
HỌC VIÊN

ĐỖ THỊ HƯƠNG
BẢN CAM ĐOAN

Tôi là : Đỗ Thị Hương


Lớp : CIO 03 Viện Công Nghệ Thông Tin
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Duy Linh
Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong bản Luận văn này là kết
quả tìm hiểu và nghiên cứu là của riêng tôi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài
“Xây dựng hệ thống quản lý Nhân sự và Tiền lương trong ERP” là các kết quả
và dữ liệu nêu ra hoàn thoàn trung thực và rõ ràng. Mọi thông tin trích dẫn đều
được tuân theo luật sở hữu trí tuệ, có liệt kê rõ ràng các Tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được viết trong
Luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2014
HỌC VIÊN

ĐỖ THỊ HƯƠNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2.Mục tiêu ................................................................................................... 1
3.Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 1
4.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
5.Cấu trúc luận văn .................................................................................... 2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỂ ERP - HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC
DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 3
1.1.Khái niệm về ERP ................................................................................ 3
1.2.Lợi thế dùng ERP trong quản lý doanh nghiệp .................................. 5
1.3. Hiện trạng ERP tại Việt Nam và những công ty áp dụng ERP thành
công................................................................................................................ 6
1.3.1.Hiện trạng ERP tại Việt Nam.................................................................... 6
1.3.2.Những công ty áp dụng thành công ERP tại Việt Nam ................. 8
1.3.2.1. Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT ........................ 8
1.3.2.2.Công ty cổ phần sữa việt nam – VINAMILK .............................. 10
1.3.2.3.Công ty VINAGAME.................................................................. 12
CHƯƠNG II: PHÂN HỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
TRONG ERP VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
HỆ THỐNG .................................................................................................... 13
2.1.Vị trí của Nhân sự và tiền lương trong Doanh nghiệp...................... 13
2.2.Chức năng nhiệm vụ bộ phận quản lý nhân sự và tiền lương .......... 13
2.2.1.Tính lương ...................................................................................... 13
2.2.2.Quản lý nhân sự ............................................................................. 14
2.2.3.Thông tin đào tạo ........................................................................... 14
2.2.4.Quản lý thời gian ........................................................................... 14
2.2.5.Tích hợp với phân hệ kế toán ........................................................ 14
2.2.6.Báo cáo và tìm kiếm thông tin bất kỳ ........................................... 15
2.3.Lựa chọn phương pháp ...................................................................... 15
2.3.1.Phương pháp phân tích chức năng .............................................. 15
2.3.1.1.Giới thiệu .................................................................................... 15
2.3.1.2.Ưu điểm ...................................................................................... 15
2.3.1.3.Nhược điểm ................................................................................. 16
2.3.2.Phương pháp phân tích hướng đối tượng .................................... 16
2.3.2.1.Giới thiệu .................................................................................... 16
2.3.2.2.Ưu điểm ...................................................................................... 16
2.3.2.3.Nhược điểm ................................................................................ 16
2.3.3.Lựa chọn phương pháp ................................................................. 17
2.4.Quy trình phân tích, thiết kế Hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương
trong ERP.................................................................................................... 17
2.4.1.Lập mô hình nghiệp vụ .................................................................. 17
2.4.2Xác định yêu cầu của hệ thống....................................................... 17
2.4.3.Phân tích ........................................................................................ 17
2.4.3.1.Xác định các gói phân tích ........................................................... 18
2.4.3.2. Xử lý phần chung của các gói phân tích ...................................... 18
2.4.3.3. Xác định các gói dịch vụ............................................................. 18
2.4.3.4. Xác định các mối quan hệ phụ thuộc giữa các gói ....................... 18
2.4.3.5. Xác định các lớp thực thể hiển nhiên .......................................... 18
2.4.3.6. Xác định các yêu cầu đặc biệt chung .......................................... 18
2.4.4. Phân tích các ca sử dụng ............................................................. 19
2.4.4.1.Xác định các lớp phân tích ........................................................... 19
2.4.4.2. Mô tả các tương tác giữa các đối tượng phân tích ....................... 19
2.4.4.3.Mô tả luồng các sự kiện phân tích................................................ 19
2.4.4.4. Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt ...................................................... 19
2.4.5.Phân tích một lớp ........................................................................... 20
2.4.5.1 Xác định trách nhiệm của lớp ...................................................... 20
2.4.5.2.Xác định các thuộc tính ............................................................... 20
2.4.5.3.Xác định các liên kết và các kết hợp ............................................ 20
2.4.5.3.Xác định các lớp tổng quát hoá .................................................... 20
2.4.5.4.Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt của lớp phân tích ........................... 20
2.4.6.Phân tích một gói ........................................................................... 20
2.4.7.Thiết kế ........................................................................................... 21
2.4.7.1. Thiết kế kiến trúc ........................................................................ 21
2.4.7.2. Thiết kế một ca sử dụng .............................................................. 21
2.4.7.3. Thiết kế một lớp ......................................................................... 22
2.4.7.4.Thiết kế một hệ thống con ........................................................... 22
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ TIỀN
LƯƠNG TRONG ERP .................................................................................. 23
3.1.Danh sách cách quy trình và mô tả các hoạt động nghiệp vụ quy
trình quản lý nhân sự và tiền lương........................................................... 23
3.1.1.Danh sách các quy trình ................................................................ 23
3.1.2.Mô tả và sơ đồ nghiệp vụ các quy trình quản lý nhân sự và tiền
lương ....................................................................................................... 23
3.1.2.1. Quy trình quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên ...................... 23
3.1.2.2. Quy trình quản lý hợp đồng lao động ......................................... 25
3.1.2.3.Quy trình quản lý quá trình công tác ............................................ 28
3.1.2.4.Quy trình quản lý khen thưởng, kỷ luật ....................................... 30
3.1.2.5.Quy trình quản lý quá trình đào tạo ............................................. 31
3.1.2.6.Quy trình quản lý tính lương ....................................................... 33
3.2.Phát triển mô hình ca sử dụng ........................................................... 35
3.2.1.Xác định tác nhân .......................................................................... 35
3.2.2.Xác định ca sử dụng ...................................................................... 35
3.2.3. Mô hình ca sử dụng tổng .............................................................. 37
3.3.Mô hình ca sử dụng ............................................................................ 38
3.3.1.Mô hình ca quản lý thông tin tuyển dụng .................................... 38
3.3.1.1.Capnhathosotuyendung ............................................................... 39
3.3.1.2.CapnhatTrinhdoVH ..................................................................... 39
3.3.1.3.CapnhatThanhpho ....................................................................... 40
3.3.1.4. CapnhatTongiao ......................................................................... 40
3.3.1.5. CapnhatDantoc ........................................................................... 41
3.3.1.6.CapnhatChuyenmon .................................................................... 41
3.3.1.7. CapnhatNhanvien ....................................................................... 42
3.3.1.8.Cap nhatNgoaingu ....................................................................... 42
3.3.1.9.Cap nhatHoidongPV.................................................................... 43
3.3.1.10.CapnhatChitietHD ..................................................................... 43
3.3.1.11. CapnhatTrachnhiem ................................................................. 44
3.3.1.12.CapnhatKetqua .......................................................................... 44
3.3.1.13.CapnhatKQphongvan ................................................................ 45
3.3.2.Mô hình ca sử dụng quản lý Hợp đồng lao động ......................... 46
3.3.2.1.CapnhatHopdongLD ................................................................... 47
3.3.2.2.CapnhatLoaiHDLD ..................................................................... 47
3.3.2.3.CapnhatChucvu ........................................................................... 48
3.3.2.4.CapnhatPhongban........................................................................ 48
3.3.2.5.CapnhatLoailuong ....................................................................... 49
3.3.2.6.CapnhatHesoluong ...................................................................... 49
3.3.2.7.CapnhatCongviec ........................................................................ 50
3.3.2.8.CapnhatBanghesoluong ............................................................... 50
3.3.2.9.CapnhatTamhoanHDLD .............................................................. 51
3.3.2.10.CapnhatChamdutHDLD ............................................................ 51
3.3.2.11.CapnhatNhanxetThuviec ........................................................... 52
3.3.3. Mô hình quản lý Khen thưởng – Kỷ luật .................................... 53
3.3.3.1.YeucauKTKL .............................................................................. 53
3.3.3.2.CapnhatLoaiKLKT ...................................................................... 54
3.3.3.3.CapnhatHoidong.......................................................................... 54
3.3.3.4.CapnhatKQHoidongKLKT.......................................................... 55
3.3.4.Mô hình ca sử dụng quản lý quá trình đào tạo ........................... 56
3.3.4.1.QuanlyQuatrinhdaotao ................................................................ 56
3.3.4.2.CapnhatYeucaudaotao ................................................................. 57
3.3.4.3.CapnhatNoidaotao ....................................................................... 57
3.3.4.4.CapnhatLopdaotao ...................................................................... 58
3.3.4.5.CapnhatPheduyet ......................................................................... 59
3.3.5. Mô hình ca sử dụng quản lý lương .............................................. 59
3.3.5.1.CapnhatBangchamcong ............................................................... 60
3.3.5.2.CapnhatBangluongngay .............................................................. 60
3.3.5.3.CapnhatBangluongthang ............................................................. 61
3.3.5.4..CapnhatBangluongkhoan ............................................................ 62
3.4.Phân tích một số ca sử dụng............................................................... 62
3.4.1.Ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động ................................. 62
3.4.2.Ca sử dụng cập nhật danh mục công việc ................................ 64
3.5.Biểu đồ lớp .......................................................................................... 66
3.5.1. Biểu đồ lớp quản lý Quá trình khen thưởng – kỷ luật.......... 66
3.5.2. Biểu đồ lớp quản lý Hợp đồng lao động ................................... 67
3.5.3. Biểu đồ lớp quản lý Quá trình công tác .................................. 68
3.5.4.Biểu đồ lớp quản lý thông tin Tuyển dụng nhân viên ............. 69
3.5.5. Biểu đồ lớp quản lý Quá trình đào tạo......................................... 70
3.5.6. Biểu đồ lớp quản lý Lương ........................................................ 71
3.6. Phần mềm thử nghiệm ..................................................................... 72
3.6.1. Màn hình đăng nhập hệ thống. .................................................. 72
3.6.2. Màn hình chính của chương trình............................................. 72
3.6.3. Màn hình nhập thông tin đợt tuyển dụng. ................................ 73
3.6.4. Màn hình cập nhật thông tin nhân viên .................................... 73
3.6.5.Thiết kế form Quản Lý Lương ..................................................... 74
KẾT LUẬN..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 76
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu,chữ tiếng anh Định nghĩa


1 ERP Enterprise Resource Planning
2 HRM Human Resource Management
3 SCM Supply Chain Management
4 FRM Finance Resource Management
5 MRP Manufacturing Resource Planning
6 CRM Customer Relationship Management
7 HTTT Hệ thống thông tin
8 CSDL Cơ sở dữ liệu
9 CNTT Công nghệ thông tin
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình hệ thống ERP .......................................................................... 3
Hình 2: Các lớp phân tích................................................................................. 19
Hình 3: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý thông tin Tuyển dụng Nhân viên 24
Hình 4: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Hợp đồng lao động ..................... 26
Hình 5: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Quá trình công tác ..................... 29
Hình 6: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Khen thưởng – Kỷ luật ............... 30
Hình 7: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Quá trình đào tạo ........................ 32
Hình 8: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Lương......................................... 34
Hình 9: Mô hình ca tổng hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương .................... 37
Hình 10: Mô hình ca sử dụng quản lý Tuyển dụng nhân viên ........................ 38
Hình 11.Mô hình ca Cập nhật hồ sơ tuyển dụng .............................................. 39
Hình 12.Mô hình ca Cập nhật trình độ văn hóa ................................................ 39
Hình 13.Mô hình ca Cập nhật thành phố .......................................................... 40
Hình 14.Mô hình ca Cập nhật tôn giáo............................................................. 40
Hình 15.Mô hình ca Cập nhật dân tộc .............................................................. 41
Hình 16.Mô hình ca Cập nhật chuyên môn ...................................................... 41
Hình 17.Mô hình ca Cập nhật nhân viên .......................................................... 42
Hình 18.Mô hình ca Cập nhật ngoại ngữ.......................................................... 42
Hình 19.Mô hình ca Cập nhật hội đồng phỏng vấn .......................................... 43
Hình 20.Mô hình ca Cập nhật chi tiết hợp đồng ............................................... 43
Hình 21.Mô hình ca Cập nhật trách nhiệm ....................................................... 44
Hình 22.Mô hình ca Cập nhật kết quả phỏng vấn ............................................ 44
Hình 23.Mô hình ca Cập nhật kết quả phỏng vấn ............................................ 45
Hình 24: Mô hình ca sử dụng Quản lý Hợp đồng lao động ............................. 46
Hình 25: Mô hình ca sử dụng Cập nhật hợp đồng lao động ........................... 47
Hình 26: Mô hình ca sử dụng Cập nhật hợp đồng lao động ........................... 47
Hình 27: Mô hình ca sử dụng Cập nhật chức vụ ............................................. 48
Hình 28: Mô hình ca sử dụng Cập nhập phòng ban ........................................ 48
Hình 29: Mô hình ca sử dụng Cập nhập loại lương ........................................ 49
Hình 30: Mô hình ca sử dụng Cập nhật hệ số lương ....................................... 49
Hình 31: Mô hình ca sử dụng Cập nhật công việc .......................................... 50
Hình 32: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Bảng hệ số lương ............................. 50
Hình 33: Mô hình ca sử dụng Cập nhật tạm hoãn hợp đồng lao động............ 51
Hình 34: Mô hình ca sử dụng Cập nhật chấm dứt hợp đồng lao động ........... 51
Hình 35: Mô hình ca sử dụng Cập nhật nhận xét thử việc .............................. 52
Hình 36: Mô hình ca sử dụng Quản lý Khen thưởng – Kỷ luật....................... 53
Hình 37: Mô hình ca sử dụng yêu cầu Kỷ luật - Khen thưởng ....................... 53
Hình 38: Mô hình ca sử dụng Cập nhật loại Kỷ luật Khen thưởng ................ 54
Hình 39: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Hội đồng .......................................... 54
Hình 40: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Kết quả hội đồng phỏng vấn ............ 55
Hình 41: Mô hình ca sử dụng quản lý Quá trình đào tạo ................................. 56
Hình 42: Mô hình ca sử dụng quản lý Quá trình đào tạo ................................. 56
Hình 43: Mô hình ca sử dụng Quản lý Câp nhật yêu cầu đào tạo .................... 57
Hình 44: Mô hình ca sử dụng Quản lý Câp nhật nơi đào tạo ........................... 57
Hình 45: Mô hình ca sử dụng quản lý Câp nhật lớp đào tạo ............................ 58
Hình 46: Mô hình ca sử dụng quản lý Câp nhật phê duyệt .............................. 59
Hình 47: Mô hình ca sử dụng mức Quản lý Lương ......................................... 59
Hình 48: Mô hình ca sử dụng Cập nhật bảng chấm công ................................. 60
Hình 49: Mô hình ca sử dụng Cập nhật bảng lương ngày ................................ 60
Hình 50: Mô hình ca sử dụng Cập nhật bảng lương tháng ............................... 61
Hình 51: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Bảng lương khoán .............................. 62
Hình 52: Sơ đồ liên kết ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động ..................... 63
Hình 53: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động ................. 64
Hình 54: Sơ đồ liên kết ca sử dụng cập nhật danh mục Công việc .................. 65
Hình 55: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật danh mục Công việc ............... 65
Hình 56: Biểu đồ lớp quản lý Quá trình khen thưởng – kỷ luật ........................ 66
Hình 57:Biểu đồ lớp quản lý thông tin Hợp đồng lao động .............................. 67
Hình 58: Biểu đồ lớp quản lý Quá trình công tác ............................................. 68
Hình 59: Biểu đồ lớp quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên .......................... 69
Hình 60: Biểu đồ lớp quản lý Quá trình đào tạo ............................................... 70
Hình 61: Biểu đồ lớp quản lý Lương ................................................................ 71
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một
gia tăng, cùng với sức ép khi Việt Nam chính thức gia nhập thị trường thế giới
WTO buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ
tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này,
doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các
nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để quản lý các nguồn lực trong doanh
nghiệp một cách có hiệu quả nhất?
Và một trong những giải pháp được đưa ra là là sử dụng hệ thống ERP
trong quản lý các nguồn lực của Doanh nghiệp. Hiện nay ERP được rất nhiều
nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.
Câu hỏi đặt ra là : Tại sao doanh nghiệp lại sử dụng ERP trong quản lý
Doanh nghiệp mà không phải là những giải pháp phần mềm khác?
Lý do sau đây khẳng định doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP vì:
+ Tích hợp thông tin tài chính
+ Tích hợp thông tin về đơn đặt hàng
+ Chuẩn hoá và cải tiến quá trình sản xuất
+ Giảm bớt hoá đơn
+ Giảm hàng hoá tồn kho
+ Chuẩn hoá thông tin nhân sự
Vì những hiệu quả, lợi ích mà ERP mang lại nên trong phạm vi luận văn
này tôi nghiên cứu một phân hệ trong ERP đó là : Xây dựng hệ thống quản lý
Nhân sự và Tiền Lương trong ERP
2.Mục tiêu
Xây dựng hệ thống Quản lý nhân sự và Tiền lương trong ERP cho phép:
- Phân hệ quản lý nhân sự lưu giữ thông tin cơ bản về nhân viên,lưu trữ
hồ sơ của nhân viên, theo dõi hồ sơ ứng viên tuyển dụng, hỗ trợ các
công việc hành chính
- Phân hệ quản lý tiền lương tính lương, trợ cấp, tiền thưởng, các khoản
giảm trừ, tạm ứng, chi trả ngoài giờ, tiền thưởng, lập bảng lương
3.Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý Nhân sự và Tiền lương
trong ERP” luận văn cần nghiên cứu:

1
- Quản lý nhân sự giải quyết những vấn đề :
+ Lưu trữ thông tin cơ bản về nhân viên như: địa chỉ liên lạc, quá trình học
tập, quá trình làm việc tại công ty, các điều khoản của hợp đồng lao động,
mức lương…
+ Lưu trữ hồ sơ về quá trình phục vụ của nhân viên như: đánh giá kết quả
công việc, khen, thưởng, phạt và các phúc lợi xã hội…
+ Theo dõi hồ sơ của các ứng viên tuyển dụng, hỗ trợ các công việc hành
chính liên quan lịch phỏng vấn , lập danh sách tuyển chọn ứng viên
- Quản lý tiền lương giải quyết những vấn đề:
+ Đưa ra các cách tính lương khác nhau như: tính lương theo tháng, tính
lương theo ngày, tính lương theo sản phẩm…
+ Hỗ trợ việc tính trợ cấp, tiền thưởng, các khoản giảm trừ theo quy định
của nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá
nhân, tạm ứng tiền mặt, chi trả làm ngoài giờ và chi trả tiền thưởng (nếu
có)
+ Lập bảng lương, phiếu chi trả và các giao dịch tiền lương cho phòng kế
toán
4.Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp phân tích hướng đối tượng để xây dựng : Hệ thống
quản lý Nhân sự và Tiền lương trong ERP
5.Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
Mở đầu
Chương I: Tổng quan về ERP – Hoạch định nguồn lực Doanh nghiệp
Chương II: Phân hệ Quản lý nhân sự và Tiền lương trong ERP và lựa
chọn phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
Chương III: Xây dựng phân hệ Quản lý nhân sự và Tiền lương trong ERP
Kết luận
Danh mục Tài liệu tham khảo

2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỂ ERP - HOẠCH ĐỊNH
NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm về ERP
Hoạch nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning
(ERP) là một thuật ngữ được dùng liên quan tới một loạt hoạt động của
doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ , giúp doanh nghiệp quản lý
một cách hiệu quả các nguồn lực. Đồng thời quản lý, theo dõi và đánh giá
các hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản
lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuát, quản lý hậu
cần, quản lý quan hệ với khách hàng, v.v... Mục tiêu tổng quát của hệ thống
này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư,
máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công
cụ hoạch định và lên kế hoạch
ERP là “một thế hệ hệ thống sản xuất mới” bao gồm hệ MRP (Material -
Resource Planning), tài chính (finance) và nguồn nhân lực (human resources)
được tích hợp toàn diện với nhau trên một cơ sở dữ liệu thống nhất. Hiểu một
cách đơn giản, ERP chỉ là việc đóng những ứng dụng CNTT trong kinh doanh
vào một gói.

Hình 1: Mô hình hệ thống ERP

3
HRM: Human Resource Management
SCM : Supply Chain Management
FRM: Finance Resource Management
MRP: Manufacturing Resource Planning
CRM:Customer Relationship Management
Theo Marcelino Tito Torres trong tài liệu hội thảo về “Manufacturing
Resource Planning” thì một hệ thống ERP có 5 đặc điểm chính sau:
1. ERP là một hệ thống tích hợp quản trị sản xuất kinh doanh (Integrated
Business Operating System). Tích hợp – có nghĩa là mọi công đoạn,
mọi người, mọi phòng ban chức năng đều được liên kết, cộng tác với
nhau trong một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất.
2. ERP là một hệ thống do con người làm chủ với sự hỗ trợ của máy tính
(People System Supported by the Computer). Những cán bộ chức
năng, nghiệp vụ mới là chính, còn phần mềm và máy tính chỉ là hỗ trợ.
Người sử dụng phải được đào tạo cẩn thận, tính tích cực của từng nhân
viên là các yếu tố quyết định.
3. ERP là một hệ thống hoạt động theo quy tắc (Formal System), có
nghĩa là phải hệ thống hoạt động theo các quy tắc và các kế hoạch rõ
ràng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo năm, tháng,
tuần; hệ thống sẽ không hoạt động khi không có kế hoạch; các quy tắc,
quy trình xử lý phải được quy định trước.
4. ERP là hệ thống với các tránh nhiệm được xác định rõ (Defined
Responsibilities). Ai làm việc gì, trách nhiệm ra sao phải được xác
định rõ trước.
ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty
(Communication among Departments). Các phòng ban làm việc, trao đổi, cộng
tác với nhau chứ không phải mỗi phòng ban là một cát cứ
Hiện nay ERP đ ư ợ c c o i là quan trọng nhất, đó là xương sống của
mọi hệ thống quản lý trong các công ty lớn trên thế giới. Tất cả các công ty đa
quốc gia hiện nay sẽ ngừng hoạt động nếu hệ thống ERP của họ bị trục trặc vì
bằng cách thủ công, công ty không thể kiểm soát được hàng trăm chi nhánh và
hàng triệu giao dịch diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới. Với các công ty vừa
và nhỏ, ERP cũng là công cụ chính để họ tăng hiệu quả quản lý.
Theo tài liệu chính thức của CIBRES, cơ quan tổ chức thi và cấp chứng
chỉ CIERP (Certified Implementer of ERP – Chứng chỉ chuyên viên triển khai
hệ thống ERP) thì một ERP tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thành phần sau đây:

4
1. Kế toán tài chính
+ Sổ cái
+ Sổ phụ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng Bán hàng và các khoản phải thu
Mua hàng và các khoản phải trả
2. Nhân sự & Lương
3. Tài sản cố định
4. Hậu cần
Quản lý kho và tồn kho
Quản lý giao nhận
Quản lý nhà cung cấp
5. Sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch nguyên vật liệu
Lập kế hoạch phân phối
Lập kế hoạch điều phối năng lực
Công thức sản phẩm Quản lý luồng sản xuất Quản lý mã vạch
Quản lý lệnh sản xuất
6. Dự báo và lập kế hoạch
7. Công cụ lập báo cáo
Vai trò của việc quản lý hệ thống nhân sự trong ERP là rất quan trọng vì :
Hệ thống cho phép toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp đều tham gia vào các
quy trình xung quanh việc quản lý nhân sự như:
+Directory Management (Quản lý danh bạ nhân viên)
+ Overtime Management (Quản lý làm việc ngoài giờ)
+ Holidays/Leaves Management (Quản lý ngày nghỉ)
+Performance Management (Quản lý năng lực làm việc của nhân viên)
+ Contract Management (Quản lý hợp đồng)
+ Contract Renewal (Quy trình ký lại hợp động mới
+ Salary Review (Quy trình xét lại tương)
+ Payroll (Quản lý lương)
1.2.Lợi thế dùng ERP trong quản lý doanh nghiệp
Các lý do chính khẳng định doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống ERP
- Tích hợp thông tin tài chính:
+ Các bộ phận kinh doanh khác nhau có thể có các phương thức hoạt động khác
nhau. ERP sẽ tạo ra một hệ thống chung duy nhất giữa các bộ phận kinh doanh
trong toàn doanh nghiệp.

5
- Tích hợp thông tin về đơn đặt hàng
+ Với ERP, DN có thể kiểm soát các đơn đặt hàng dễ dàng hơn khi các đơn đặt
hàng rải rác ở các hệ thống khác nhau mà không được kết nối.
- Chuẩn hoá và cải tiến quá trình sản xuất
ERP sẽ chuẩn hoá các quy trình và phương thức hoạt động để tự động hoá một
số bước trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm được thời gian và nâng cao
năng suất cho DN.
- Giảm bớt hoá đơn
+ ERP giảm bớt hoá đơn thông qua việc giúp người sử dụng lập kế hoạch phân
phát sản phẩm tới khách hàng tốt hơn, giảm khâu đánh giá sản phẩm cuối cùng ở
kho và nơi nhận hàng.
- Giảm hàng hoá tồn kho
+ ERP giúp tiến trình sản xuất diễn ra trôi chảy và phát huy tầm nhìn của quá
trình thực hiện đơn hàng trong công ty. Điều đó có thể dẫn tới việc giảm lượng
nguyên vật liệu tồn kho (bán thành phẩm tồn kho) và giúp người sử dụng hoạch
định tốt hơn kế hoạch giao hàng cho khách, giảm thành phẩm tồn kho tại Kho và
bến tàu. Để thật sự cải tiến lượng cung cấp hàng hoá, bạn cần cài đặt phần mềm
dây chuyền cung cấp hàng và ERP có thể giúp bạn làm được điều đó.
-Chuẩn hoá thông tin nhân sự
+ Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn có nhiều đơn vị kinh doanh, ERP có thể
cung cấp một phương thức đơn giản, thống nhất để thực hiện hoạt động quản lý
nhân sự sao cho hiệu quả và tiết kiệm
1.3.Hiện trạng ERP tại Việt Nam và những công ty áp dụng ERP thành
công.
1.3.1. Hiện trạng ERP tại Việt Nam
ERP là sản phẩm của sự kết hợp giữa công nghệ thông tin cùng với bề
dày kinh nghiệm quản lý trong đó cho phép nhà quản lý tối ưu hoá quy trình
hoạt động theo hệ thống quản trị tiêu chuẩn quốc tế. Một hệ thống hoạt động
mang tính mạng lưới, do vậy yêu cầu người phát triển hệ thống phải có cái nhìn
sâu rộng, tổng quát không những về CNTT mà còn phải có tầm nhìn chiến lược
trong quản lý.
Ở Việt Nam hiện còn tụt hậu khá xa trong tổ chức sản xuất, phân phối và
triển khai ERP. Số lượng các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu cũng đã
đưa ra được sự lựa chọn nhất định cho nhiều đối tượng khách hàng. Tuy
nhiên, chưa hãng phần mềm ERP của Việt Nam nào xây dựng được một hệ
thống ERP mạnh và chuyên nghiệp. Các công ty lớn trong nước cũng mới chỉ
bắt đầu bắt tay vào xây dựng sản phẩm. Các hãng phần mềm của Việt Nam

6
chủ yếu làm đại lý Hệ thống phân phối sản phẩm cho các hãng sản xuất ERP
của nước ngoài, nên chỉ tác động được vào một khoảng hẹp các khách hàng
có vốn đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam, số lượng tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư triển khai ERP vẫn
còn khiêm tốn. Đơn cử, trong Top 10 doanh nghiệp hàng đầu của bảng xếp hạng
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR500, mới có 3 doanh nghiệp công bố
công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng Internet về việc
đã triển khai ERP trong toàn doanh nghiệp là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam,
Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (7 doanh
nghiệp, tập đoàn còn lại gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Tập
đoàn Viễn thông Quân đội, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn -
SJC, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Riêng trường hợp Tập đoàn Viễn
thông Quân đội, theo tìm hiểu của ICTnews thì đã tự nghiên cứu phát triển giải
pháp ERP và ứng dụng trong Tập đoàn nhưng không công bố thông tin
Được biết, hệ thống SAP ERP tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) được xây dựng trong 3 năm (2010 - 2012) có trị giá lên tới 12,6
triệu USD đang là hệ thống ERP lớn nhất Việt Nam. Chính thức vận hành trên
toàn quốc từ 1/1/2013, hệ thống này đã kết nối quản trị kinh doanh xăng dầu từ
Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến 42 công ty, 21 chi nhánh, 11 xí
nghiệp, 44 kho và tổng kho xăng dầu, 118 địa điểm, tích hợp với hệ thống quản
lý tại hơn 2.200 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc. Petrolimex cũng là doanh
nghiệp triển khai công bố thông tin về việc ứng dụng ERP mạnh mẽ, rầm rộ
nhất.
Còn Vietsovpetro đã nhắm đến giải pháp ERP của Oracle từ năm 2003 và
tới năm 2006, hệ thống ERP đã giúp doanh nghiệp này hiện đại hoá toàn bộ quy
trình quản lý theo chuẩn thế giới, từ khâu mua hàng, nhập kho, giao hàng, quản
lý vật tư cho đến khâu thương mại, tài chính kế toán, nhân lực...; giảm sự chồng
chéo và đảm bảo một quy trình có tính thống nhất cao tại 15 đơn vị của
toàn doanh nghiệp.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ đầu năm 2009 công bố đang triển khai dự
án hệ thống phần mềm Oracle ERP với các module tài chính, vật tư, tài sản,
nhân sự - tiền lương… cho các doanh nghiệp trong ngành Điện.
Việc triển khai ERP cho các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều
khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa triển khai ERP với nhiều lý
do chủ quan và khách quan sau:

7
+ Nhận thức: Các đối tượng triển khai ERP chủ yếu là các doanh nghiệp
lớn, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen chi trả một số tiền lớn để
mua một hệ thống phần mềm quản lý các hoạt động của họ. Phần lớn chỉ
dừng lại ở mức triển khai một số phần mềm kế toán và một số phần mềm
quản lý khác cho các bộ phận trong công ty. Tuy nhiên những phần mềm
này hoạt động đơn lẻ không chia sẻ thông tin với nhau.
+ Quy trình quản lý: Để triển khai được hệ thống ERP đòi hỏi doanh
nghiệp phải có các quy trình chặt chẽ, khoa học trong mọi hoạt động. Muốn
áp dụng được ERP trước hết phải chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hiện nay
hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chưa có quy trình nghiệp vụ rõ ràng, cụ
thể do đó không phải doanh nghiệp nào cũng dùng được ERP. Những doanh
nghiệp đã đạt chuẩn ISO về quy trình quản lý sẽ dễ dàng hơn khi triển khai
ERP.
+ Yêu cầu triển khai cao: ERP là một hệ thống phức tạp, do vậy khi triển
khai phải đảm bảo các điều kiện cần thiết như cơ cấu nhân sự bao gồm cả phía
triển khai và khách hàng, cán bộ tư vấn quản lý, tư vấn kỹ thuật, tư vấn hệ
thống... Công việc triển khai được chia làm nhiều giai đoạn: Phân tích và lập
kế hoạch, thiết kế, chuyển đổi dữ liệu, chạy thử, chuyển giao.
1.3.2.Những công ty áp dụng thành công ERP tại Việt Nam
1.3.2.1. Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
Là một công ty cổ phần, quản lý theo mô hình tập đoàn, bao gồm nhiều
công ty thành viên và chi nhánh, vấn đề quản trị doanh nghiệp (DN) trở thành
yêu cầu hàng đầu của công ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Kinh
nghiệm và những bước triển khai ẺP tại FPT là những điều bổ ích đối với mỗi
DN đang và sẽ áp dụng CNTT vào quản trị.
Bước đầu nhận thức
Năm 2000, sau khi đạt chứng chỉ ISO, FPT chính thức đặt mục tiêu xây
dựng hệ thống quản trị DN (ERP - Enterprise Resource Planning).
Hệ thống ERP được FPT chọn ban đầu là giải pháp Solomon. Giải thích vì
sao FPT không tự viết giải pháp mà lại lựa chọn phần mềm (PM) nước ngoài,
ông Bùi Quang Ngọc, phó tổng giám đốc FPT đã khẳng định đây là điều hoàn
toàn hợp lý vì ‘ERP hiểu chính xác không chỉ là một hệ thống công nghệ mà
chủ yếu là hệ thống tác nghiệp và quản trị DN. Do vậy, các công ty PM VN (kể
cả của FPT) chưa thực đủ kinh nghiệm và tri thức để đưa vào hệ thống PM các
giá trị của tác nghiệp và quản trị. Ngoài ra, công nghệ hiện nay phát triển rất
nhanh, các chức năng mới được thêm vào hết sức đa dạng nên PM VN không

8
đủ sức để đáp ứng sự thay đổi cũng như nâng cấp. Ông Ngọc cho biết, trong
thời gian tới FPT sẽ lựa chọn một giải pháp ERP ở mức cao hơn và cũng là một
giải pháp của nước ngoài.
Vấn đề quan trọng đối với DN trước khi bắt tay vào áp dụng ERP chính là
nhận thức. Chỉ khi DN thấy sự cấp bách phải có một hệ thống thông tin tác
nghiệp với đầy đủ chức năng, sẵn sàng cung cấp kịp thời chính xác các báo cáo,
phân tích, cũng như nhận thức rõ các yếu tố này chỉ có thể thỏa mãn bởi một hệ
thống thông tin quản trị hiện đại thì đó là thời điểm DN này thực sự muốn bắt
đầu với ERP. Vấn đề còn lại là quyết tâm của lãnh đạo và sự lựa chọn sáng suốt
giải pháp cũng như nhà triển khai.
Kinh nghiệm triển khai
ERP được FPT triển khai trước tiên tới bộ phận kinh doanh. Những năm
tiếp theo được áp dụng cho hệ thống sản xuất và lắp ráp máy tính FPT-Elead,
các bộ phận QL như: quản trị nhân sự và tiền lương, QL cổ đông, QL hệ thống
chất lượng, QL sản xuất dự án PM, QL bảo hành, QL đơn đặt hàng và giao
nhận hàng xuất nhập khẩu. Cuối cùng FPT tự xây dựng một hệ thống báo cáo
với hơn 400 báo cáo mẫu phục vụ công tác QL và hỗ trợ ra quyết định, triển
khai cho cả tập đoàn gồm tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Áp dụng ERP rất giống áp dụng ISO trước đó, nhưng tầm ảnh hưởng của
ERP lớn hơn nhiều. Hệ thống tác nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào máy tính, vào
hệ thống thông tin và không thể làm tắt, làm sai. Ngoài ra, hệ thống ERP tự ghi
nhận, tự đưa ra báo cáo, tự kiểm soát… để hỗ trợ việc QL mà không cần phải
có một bộ phận chuyên trách theo dõi và QL như đối với ISO.
Hiệu quả
Tại FPT, ERP đã giúp cải thiện rất nhiều quá trình kiểm soát tài chính về
hàng tồn (linh kiện lắp ráp), công nợ qua các chỉ tiêu, đồng thời cung cấp nhanh
chóng và chính xác các đơn hàng và số liệu hạch toán. Quan trọng nhất là ERP
hỗ trợ rất nhiều cho việc lập kế hoạch kinh doanh và ra quyết định.
Một ví dụ cụ thể: sau khi áp dụng phân hệ QL sản xuất cho hệ thống sản
xuất lắp ráp máy tính, tỷ lệ giao hàng đúng hạn trong 6 tháng đầu năm 2004 là
94,9% (tăng 18,5% so với năm 2003); số ngày trung bình tồn linh kiện lắp ráp
là 43% (giảm 25% so với năm 2003).
Việc áp dụng ERP trên thực tế đã có tác động sâu rộng tới bộ máy điều
hành và từng đơn vị tác nghiệp của FPT. ERP đã làm thay đổi cách thức tác
nghiệp, QL, tạo nên thói quen dùng số liệu để điều hành và ra quyết định ở tất
cả các cấp trong công ty.

9
Điểm cuối cùng liên quan đến thành công của ERP, theo ông Ngọc chính là
vấn đề chọn đối tác. DN luôn trong trạng thái phát triển và để ERP có thể đồng
hành mãi với DN thì giải pháp đã lựa chọn cần nhận được cam kết hỗ trợ lâu
dài và luôn luôn cập nhật mới theo chuẩn thế giới của nhà cung cấp.
1.3.2.2.Công ty cổ phần sữa việt nam – VINAMILK
Chiều 7/9/2007, tại TP.HCM, nhà triển khai Pythis đã cùng đơn vị ứng dụng
Vinamilk tổ chức lễ bàn giao hệ thống thông tin hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) lớn nhất Việt Nam.
Hệ thống ERP sử dụng giải pháp Oracle E Business Suite của Oracle do
Pythis bắt đầu triển khai từ 15/3/2005 gồm các phân hệ chính là tài chính – kế
toán, quản lý mua sắm – quản lý bán hàng, quản lý sản xuất và phân tích kết
quả hoạt động (Business Intelligence – BI). Công việc chuyển giao công nghệ
diễn ra trên toàn công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk với 13 địa điểm,
bao gồm trụ sở chính tại TP.HCM, xí nghiệp kho vận và các chi nhánh, nhà
máy trên toàn quốc. Các chuyên gia nhận định, hệ thống ERP của Vinamilk
hiện thời có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Người thụ hưởng nói về hiệu quả
Hệ thống ERP tại Vinamilk đã được đưa vào sử dụng chính thức từ
1/1/2007. Theo bà Ngô Thị Thu Trang, phó tổng giám đốc Vinamilk, trưởng dự
án (tiếp nhận giải pháp ERP), sau 8 tháng vận hành ERP trên toàn công ty,
Vinamilk đã có thể sơ bộ kết luận về hiệu quả ứng dụng. Hệ thống giúp công ty
thực hiện chặt chẽ, tránh được rủi ro trong công tác kế toán; với sự phân cấp,
phân quyền rõ ràng, công tác tài chính – kế toán thuận lợi hơn nhiều so với
trước đây. Các khâu quản lý kho hàng, phân phối, điều hành doanh nghiệp,
quan hệ khách hàng và sản xuất đã được công ty quản lý tốt hơn, giảm đáng kể
rủi ro; giữa bán hàng và phân phối có sự nhịp nhàng, uyển chuyển hơn; các
chức năng theo dõi đều tiến hành theo thời gian thực.
Trình độ nhân viên CNTT tại Vinamilk đã được nâng cao hơn so với trước.
Hạ tầng CNTT được kiện toàn, đồng bộ, chuẩn hoá và củng cố. Bà Trang cho
biết, từ năm 2002 đến nay, Vinamilk đã đầu tư cho CNTT tổng cộng 4 triệu
USD (trong đó có phần ERP) và khẳng định, nhờ có đầu tư sâu, rộng nên
Vinamilk đủ sức tiếp thu các giải pháp lớn. Về cơ cấu tổ chức của công ty,
ngoài việc nâng cao kiến thức của nhân viên, hệ thống đã đáp ứng tốt nhu cầu
của người sử dụng. Việc quản lý trở nên tập trung, xuyên suốt, có sự thừa
hưởng và kịp thời.
Bà Trang cũng cho biết, dự án đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhà
triển khai Pythis, công ty tư vấn độc lập KPMG, nhà cung cấp giải pháp Oracle

10
và đặc biệt là đã được tạo điều kiện tối đa từ ban lãnh đạo Vinamilk. Pythis đã
làm thế nào?
Ông Nguyễn An Nhân, tổng giám đốc Pythis tâm sự: “Hệ thống phần mềm
triển khai tại 13 địa điểm cách xa nhau. Giao diện phần mềm toàn bằng tiếng
Anh, điều quan trọng là làm sao cho mọi nhân viên công ty sử dụng hiểu được
để vận hành? Rồi thì, mọi thứ phải được huấn luyện, đào tạo và không ít thì
nhiều, sẽ có những xáo trộn trong đội ngũ nhân viên của Vinamilk…”. Trước
bối cảnh đó, phía Pythis đã thành lập đội dự án hơn 20 tư vấn nghiệp vụ và tư
vấn kỹ thuật “làm việc với cường độ cao suốt 2 năm trời với dự án”.
Ông Nhân cho biết thêm các lý do thành công: Sự cam kết và hỗ trợ mạnh
mẽ của ban lãnh đạo Vinamilk - định hướng đúng và đi đến cùng; Vinamilk đã
phân công đội ngũ có chuyên môn tham gia tích cực vào dự án; đội ngũ CNTT
của Vinamilk chuyên nghiệp, làm việc bài bản và qui củ. Ngoài ra, dự án còn
được hỗ trợ bởi hệ thống quản lý sản xuất của Vinamilk, của nhà cung cấp giải
pháp là Oracle và nhà tư vấn độc lập là công ty TNHH KPMG. Kinh nghiệm
chính mà Pythis chia sẻ là các bên tham gia (Pythis, Vinamilk, Oracle và cả
KPMG) cùng xác định rõ mục tiêu nhưng không đi quá chi tiết vào những vấn
đề không quan trọng, đồng thời luôn luôn có người đứng ra giải quyết các vấn
đề phát sinh.
Từ góc nhìn của nhà triển khai, những ích lợi chính của dự án bao gồm: Hệ
thống kinh nghiệm dùng cho các lần chuyển giao công nghệ về sau (Pythis sẽ
lên giáo trình cô đọng, dễ hiểu, dễ chuyển giao cho các dự án ERP sau này).
Quá trình triển khai ERP tại Vinamilk thực chất đã trải qua 3 đợt chính. Từ
đó, trong toàn công ty Vinamilk có tình trạng nơi đã sử dụng ERP, nơi chưa có
ERP nên đã phát sinh các vấn đề về hệ thống báo cáo, điều hành công ty. Bên
cạnh 3 phân hệ ERP chính, Vinamilk còn tiếp nhận hệ thống phần mềm trích
xuất dữ liệu thông minh BI (Business Intelligence) cho cả 3 phân hệ đó. Pythis
đã phải lập trình trên 300 biểu mẫu báo cáo theo quy trình của Vinamilk. Đây
cũng là một tài sản trí tuệ lớn thu được từ dự án.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tạp chí Thế Giới Vi Tính – PC World
Vietnam về khả năng đáp ứng các quy định về báo cáo của bộ Tài Chính, đại
diện phía Pythis cho biết: "Dự án trước mắt giữ nguyên giao diện tiếng Anh ở
những phần nhập liệu, còn với hệ thống trích xuất báo cáo, giao diện được lập
trình hoàn toàn bằng tiếng Việt và các biểu mẫu đều đáp ứng đòi hỏi về quản lý
của Nhà Nước Việt Nam". Pythis hy vọng, trong tương lai, Oracle sẽ hỗ trợ
tiếng Việt với các giải pháp có bán trên thị trường Việt Nam của Oracle.

11
1.3.2.3.Công ty VINAGAME
Công ty cổ phần trò chơi Vina (VinaGame) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh
vực game online và các dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam
Vào ngày 15 tháng 05 năm 2009, Công ty Cổ Phần Giải Pháp Quản Lý
Quốc Tế Hồng Quang - SUNSHINE GIMASYS JSC (SSG) đã phối hợp cũng
hãng phần mềm quản trị doanh nghiệp Oracle tổ chức buổi khởi động dự án
triển khai Oracle Business Suite cho Công ty Vinagame.
Vinagame đã lựa chọn SSG là đối tác triển khai cho dự án Oracle EBS, giai
đoạn 1 của dự án bao gồm phân hệ quản lý bán hàng (OM), Quản lý mua hàng
(PO), Quản lý hàng tồn kho (INV), Quản lý tài chính (FIN)
Việc ứng dụng ERP được ban lãnh đạo Vinagame đặt nhiều tâm huyết và
kỳ vọng vào một công cụ hiện đại hỗ trợ đắc lực cho công ty trong việc quản lý
và phát triển các hoạt động kinh doanh.
Ngày 21/4/2010, tại TP.HCM, Oracle cùng đối tác Công ty Cổ phần Giải
pháp Quốc tế Hồng Quang (SSG) công bố đã triển khai thành công ERP tại
Công ty VinaGame.
Với việc ứng dụng hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Oracle
E-Business Suite Release 12.1.1, VinaGame đã gia tăng sức cạnh tranh bằng
cách hợp lý hoá các quy trình nghiệp vụ chính. Cụ thể, quản lý tài chính (Oracle
Financials), quản lý bán hàng (Oracle Order Management), quản lý mua hàng
(Oracle Purchasing) và quản lý kho (Oracle Inventory).
Bà Huỳnh Mỹ Loan, Giám đốc Tài chính của VinaGame, cho biết giải pháp
của Oracle là một phần mềm khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của các quy
trình nghiệp vụ từ bán hàng, mua hàng đến kiểm kê và kiểm toán. Hệ thống này
sẽ giúp cho VinaGame kiểm soát ngân sách nhanh chóng và chính xác, phục vụ
việc quản lý các dự án theo phạm vi và đảm bảo tính minh bạch về ngân sách.
“Thành công trong dự án này là do cả VinaGame và SSG đều quyết tâm
cao. Chúng tôi tin tưởng rằng VinaGame sẽ có được nhiều lợi ích từ giải pháp
ứng dụng hàng đầu thế giới của Oracle để đạt tới tăng trưởng bền vững và gia
tăng sức cạnh tranh ở cả Việt Nam và trên thị trường khu vực. Với thành quả
này, Oracle tin rằng VinaGame đang vững vàng phát triển trên con đường đạt
được các mục tiêu kinh doanh của mình”, ông Suraj Pai, Tổng giám đốc Kinh
doanh ứng dụng khu vực Nam Á Tập đoàn Oracle nói.
Dự án triển khai hệ thống đã được hoàn tất bởi SSG, đối tác vàng của mạng
lưới Oracle PartnerNetwork tại Việt Nam. SSG đã sử dụng phương pháp triển
khai nhanh để rút ngắn thời gian dự án xuống chỉ 5 tháng. Đây được xem là
thời gian ngắn nhất cho một dự án triển khai giải pháp Oracle tại Việt Nam.

12
CHƯƠNG II: PHÂN HỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ TIỀN
LƯƠNG TRONG ERP VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1.Vị trí của Nhân sự và Tiền lương trong Doanh nghiệp
Nhân sự vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho
các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của QTNL
trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố
cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức.
Nguồn nhân sự là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ
chức nên QTNL chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức.
Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức
không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều
thực hiện bởi con người.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với lao động và nền sản
xuất hàng hoá. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ thu
tiền lương còn là một yếu tố của chi phí sản xuất kinh doanh.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh
nghiệp thường sử dụng tiền lương làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần tích
cực lao động là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động.
Với vai trò quan trọng như trên thì vấn đề quản trị nhân sự và tiền lương
một cách có hiệu quả nhất luôn là ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp.
2.2.Chức năng nhiệm vụ bộ phận quản lý nhân sự và tiền lương
Dựa vào những yêu cầu thực tiễn ta xác định được chức năng của bộ phân
quản lý nhân sự qua mô hình sau:

Quản lý nhân sự - Tiền lương

Tính Quản lý Quản lý Quản lý Tích Báo Tìm


lương nhân sự thông thời hợp cáo kiếm
tin đào gian phân hệ thông
tạo kế toán tin

Như vậy ta đã xác định được 7 chức năng nhiệm vụ chính của bộ phận
quản lý nhân sự và tiền lương, chi tiết cụ thể các chức năng của hệ thống như
sau:
2.2.1.Tính lương
Phân hệ tính lương nên hỗ trợ được các cách tính lương khác nhau như tính
lương theo tháng, theo ngày, theo sản phẩm, v.v…. Phần mềm cũng nên hỗ trợ

13
việc tính trợ cấp, tiền thưởng, các khoản giảm trừ theo quy định của Nhà nước
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân), tạm ứng tiền mặt, chi
trả làm ngoài giờ và chi trả tiền thưởng, nếu có, một cách dễ dàng. Phần mềm
nên lập bảng lương, phiếu chi trả và các giao dịch tiền lương cho phòng kế toán.
Thông thường dễ thay đổi cấu hình của các các phần mềm trong nước để tính
lương theo các cách khác nhau hiện đang áp dụng ở Việt Nam.
2.2.2.Quản lý nhân sự
Phân hệ quản lý nhân sự nên lưu giữ một số thông tin cơ bản về nhân viên
như địa chỉ liên lạc, quá trình học tập, quá trình làm việc tại công ty, các điều
khoản của hợp đồng lao động, mức lương, v.v…. Phần mềm cũng nên lưu giữ
hồ sơ về quá trình phục vụ của nhân viên như đánh giá kết quả công việc, khen
thưởng, phạt và các phúc lợi, v.v…. Một số phần mềm theo dõi hồ sơ của các
ứng viên tuyển dụng và hỗ trợ các công việc hành chính liên quan đến lên lịch
phỏng vấn và lập danh sách tuyển chọn ứng viên
2.2.3.Thông tin đào tạo
Phần mềm nên lưu giữ hồ sơ về quá trình đào tạo, các loại chứng chỉ, và
thông tin về các kỹ năng của từng nhân viên. Ngoài ra, phần mềm ERP nên có
khả năng lập được các danh sách hoặc báo cáo dựa trên những thông tin như các
nhu cầu đào tạo, nhu cầu đào tạo lại, nhu cầu tái cấp chứng chỉ, v.v….
2.2.4.Quản lý thời gian
Những công ty sử dụng máy tính giờ nên xem xét tính sẵn có của phân hệ
quản lý thời gian để làm việc được với cách đo giờ thủ công hoặc với máy đọc
thẻ và với phân hệ tính lương và phân hệ quản lý nhân sự. Các phần mềm khác
nhau có thể hỗ trợ đo giờ ở các mức độ khác nhau và tính lương như giảm trừ do
làm thiếu giờ, trợ cấp làm ngoài giờ, trợ cấp làm cuối tuần và lương cho ca đêm
ở các mức độ tự động khác nhau.
2.2.5.Tích hợp với phân hệ kế toán
Người sử dụng cần xem xét liệu phân hệ quản lý nhân sự và tính lương có
thể tích hợp hoàn toàn với phân hệ kế toán. Chẳng hạn như việc tích hợp nên
cho phép chi phí tiền lương tự động phân loại và nhập vào các tài khoản liên
quan trên sổ cái. Ngoài ra, cả phân hệ quản lý nhân sự và tính lương và phân hệ
kế toán nên chia sẻ dữ liệu về tạm ứng nhân viên, các khoản trích trước và các
khoản giảm trừ từ lương (như là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế). Một số phần
mềm trong nước không hỗ trợ điều này và do đó các công ty phải đối chiếu giữa
phân hệ kế toán với phân hệ quản lý nhân sự và tính lương về các khoản bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải trả và điều này rất tốn thời gian.

14
2.2.6.Báo cáo và tìm kiếm thông tin bất kỳ
Những công ty có nhiều phòng ban và địa điểm và hoặc có hàng nghìn
nhân viên sẽ có một khối lượng lớn các dữ liệu nhân viên và do đó có thể cần
một khối lượng lớn các báo cáo thiết kế riêng theo yêu cầu và nhu cầu tìm kiếm
thông tin bất kỳ. Các phần mềm trong nước thường xuất dữ liệu ra Microsoft
Excel để lập các báo cáo thiết kế riêng trong khi các phần mềm nước ngoài có
thể cho phép lập trực tiếp các báo cáo thiết kế riêng trong phần mềm cũng như
kết hợp với Microsoft Excel.
2.3.Lựa chọn phương pháp
Có hai phương phân tích cơ bản để phát triển phần mềm:
+ Phân tích hướng chức năng
+ Phân tích hướng đối tượng
2.3.1.Phương pháp phân tích chức năng
2.3.1.1.Giới thiệu
Phương pháp này xuất phát từ Mỹ, ý tưởng cơ bản là Phân rã một hệ thống
lớn thành các hệ thống con đơn giản. SADT được xây dựng dựa trên 7 nguyên lý:
+ Sử dụng một mô hình
+ Phân tích kiểu Top-down
+ Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm
+ Thể hiện tính đối ngẫu của hệ thống
+ Sử dụng các biểu diễn dưới dạng đồ hoạ
+ Phối hợp các hoạt động của nhóm
+ Ưu tiên tuyệt đối cho hồ sơ viết.
Công cụ để phân tích:
+ Sử dụng sơ đồ chức năng công việc BFD (Business Function
Diagram) và lưu đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram)
+ Mô hình dữ liệu (Data Modes)
+ Ngôn ngữ có cấu trúc SL (Structured Language)
+ Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)
+ Bảng và cây quyết định (Warnier/orr)
+ Đặc tả các tiến trình (Process Specification).
Phương pháp phân tích thiết kế SADT có ưu điểm là dựa vào nguyên lý
phân tích có cấu trúc, thiết kế theo lối phân cấp, bảo đảm từ một dữ liệu vào sản
xuất nhiều dữ liệu ra. Nhược điểm này là không bao gồm toàn bộ các tiến trình
phân tích do đó có thể đưa đến tình trạng trùng lặp thông tin
2.3.1.2.Ưu điểm
Phân tích được các chức năng hệ thống

15
Làm giảm độ phức tạp của bài toán lớn thành các bài toán nhỏ
Đưa ra được kết quả mong đợi
2.3.1.3.Nhược điểm
Hệ thống được xây dựng dựa vào chức năng là chính mà trong thực tế thì
chức năng, nhiệm vụ của hệ thống có thể thay đổi
Tính mở của hệ thống thấp
Khó tái sử dụng
Chi phí sửa lỗi rất lớn
2.3.2.Phương pháp phân tích hướng đối tượng
2.3.2.1.Giới thiệu
Ý tưởng cơ bản của việc tiếp cận hướng đối tượng là phát triển một
hệ thống bao gồm các đối tượng độc lập tương đối với nhau. Mỗi đối tượng bao
hàm trong nó cả dữ liệu và các xử lý tiến hành trên các dữ liệu này được gọi là
bao gói thông tin. Ví dụ khi đã xây dựng một số đối tượng căn bản trong thế giới
máy tính thì ta có thể chắp chúng lại với nhau để tạo ứng dụng của mình
2.3.2.2.Ưu điểm
Gần gũi với thực tế
Tái sử dụng dễ dàng
Đóng gói, che giấu thông tin làm cho hệ thống được bảo mật cao
Thừa kế nên giảm chi phí
Hệ thống có tính mở cao hơn
Không còn nguy cơ dữ liệu bị thay đổi tự do trong chương trình. Vì dữ
liệu đã được đóng gói vào các đối tượng. Nếu muốn truy nhập vào dữ liệu phải
thông qua các phương thức cho phép của đối tượng.
Khi thay đổi cấu trúc dữ liệu của một đối tượng, không cần thay đổi các
đổi mã nguồn của các đối tượng khác, mà chỉ cần thay đổi một số hàm thành
phần của đối tượng bị thay đổi. Điều này hạn chế sự ảnh hưởng xấu của việc
thay đổi dữ liệu đến các đối tượng khác trong chương trình.
Có thể sử dụng lại mã nguồn, tiết kiệm tài nguyên. Vì nguyên tắc kế thừa
cho phép các lớp kế thừa sử dụng các phương thức được kế thừa từ lớp khác như
những phương thức của chính nó, mà không cần thiết phải định nghĩa lại.
Phù hợp với các dự án phần mềm lớn, phức tạp.
2.3.2.3.Nhược điểm
Với nhiều tính ưu việt của mình thì phương pháp tiếp cận hướng đối
tượng luôn là lựa chọn ưu tiên cho các dự án

16
2.3.3.Lựa chọn phương pháp
Như đã trình bầy ở trên, đặc trưng của ERP là có cấu trúc phân hệ
(module). Nó được cấu thành từ nhiều phần riêng lẻ, mỗi phần có một chức
năng riêng và có thể hoạt động độc lập. Nhưng tích hợp mới là đặc trưng nhất
của ERP, tích hợp ở đây được hiểu là:
+ Tích hợp từ nhiều phân hệ (module) Tích hợp nhiều chức năng.
+ Tích hợp cho nhiều mô hình quản lý của doanh nghiệp.
Khi triển khai, việc phải thay đổi lại cấu trúc, chức năng và các lựa
chọn là không thể tránh khỏi để phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt
khác khi xã hội ngày càng phát triển thì các quan hệ lao động, cách thức quản
lý cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu, chính vì vậy những nhà phát
triển ERP phải luôn luôn cải tiến sản phẩm của mình sao cho hài lòng khách
hàng.
Căn cứ vào các đặc điểm trên của ERP và các ưu điểm của phương pháp
tiếp cận hướng đối tượng nên em chọn phương pháp này cho để thực hiện luận
văn này.
2.4.Quy trình phân tích, thiết kế Hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương
trong ERP
2.4.1.Lập mô hình nghiệp vụ
Để có thể nắm được yêu cầu hệ thống, trước hết ta phải hiểu và nắm
được hệ thống nghiệp vụ. Việc mô tả các yêu cầu của hệ thống nghiệp vụ đủ
tốt là rất cần thiết, để ta hiểu đúng và đầy đủ về hệ thống mà ta cần tin học
hóa về mặt nghiệp vụ. Muốn vậy, trước hết phải xác định chức năng, phạm vi
hệ thống thực hiện và chỉ ra mối quan hệ của chúng với môi trường. Tiếp
theo tìm các ca sử dụng nghiệp vụ từ các chức năng của hệ thống mà qua đó
con nghười và các hệ thống khách sử dụng chúng
2.4.2Xác định yêu cầu của hệ thống
Nhiệm vụ chính trong xác định yêu cầu là phát triển một mô hình của hệ
thống cần xây dựng bằng cách dùng các ca sử dụng. Để mô tả các yêu cầu
nghiệp vụ đưới góc độ phát triển phần mềm cần tìm các tác nhân và các ca sử
dụng để chuẩn bị một phiên bản đầu tiên của mô hình ca sử dụng.
2.4.3.Phân tích
Mục đích của phân tích kiến trúc là phác hoạ những nét lớn của mô hình
phân tích thông qua việc xác định các gói phân tích, các lớp phân tích hiển
nhiên, và các yêu cầu chuyên biệt chung.

17
2.4.3.1.Xác định các gói phân tích
Để xác định các gói phân tích, trước hết bố trí phần lớn các ca sử dụng vào các
gói riêng, sau đó tiến hành thực thi chức năng tương ứng bên trong gói đó.
Khi xác định các gói phân tích có thể dựa trên các tiêu chí sau:
+ Các ca sử dụng cần có để hỗ trợ một quá trình nghiệp vụ cụ thể.
+ Các ca sử dụng cần có để hỗ trợ một tác nhân cụ thể của hệ thống.
+ Các ca sử dụng có quan hệ với nhau bằng các quan hệ tổng quát hoá,
mở rộng và bao gồm.
2.4.3.2. Xử lý phần chung của các gói phân tích
Trong nhiều trường hợp ta có thể tìm thấy các phần chung trong các gói
phân tích. Khi đó, đặt phần chung này vào một gói riêng nằm ngoài các gói
chứa nó, sau đó để các gói khác có liên quan phụ thuộc vào gói mới chứa lớp
chung này. Những lớp được chia sẻ có các phần chung như vậy thường là các
lớp thực thể. Chúng có thể được tìm thấy bằng cách lần vết tới các lớp thực thể
miền hoặc nghiệp vụ.
2.4.3.3. Xác định các gói dịch vụ
Gói dịch vụ dùng để mô tả các gói phân tích được sử dụng ở một mức
thấp hơn trong sơ đồ phân cấp cấu trúc các gói của hệ thống. Một gói dịch vụ
có thể có các tính chất sau:
+ Chứa một tập hợp các lớp có liên quan với nhau về mặt chức năng.
+ Không thể chia nhỏ hơn.
+ Có thể tham gia vào một hay nhiều thực thi ca sử dụng.
+ Phụ thuộc rất ít vào các gói dịch vụ khác.
+ Các chức năng nó cung cấp có thể được quản lý như một đơn vị riêng biệt.
2.4.3.4. Xác định các mối quan hệ phụ thuộc giữa các gói
Mục tiêu là tìm ra các gói phân tích tương đối độc lập với các gói khác,
tức là chúng được ghép nối lỏng lẻo với nhau nhưng có tính kết dính cao bên
trong
2.4.3.5. Xác định các lớp thực thể hiển nhiên
Ta có thể xác định các lớp thực thể quan trọng nhất dựa trên các lớp miền
hoặc các thực thể nghiệp vụ đã được xác định trong quá trình nắm bắt các yêu
cầu. Mỗi lớp thực thể này có thể đưa vào một gói riêng.
2.4.3.6. Xác định các yêu cầu đặc biệt chung
Một yêu cầu đặc biệt là một yêu cầu nảy sinh ra trong quá trình phân
tích và việc nắm bắt nó là quan trọng. Các yêu cầu kiểu này có thể là: Tính
lâu bền (cần lưu trữ), sự phân bố và tính tương tranh, các điểm đặc trưng về an
toàn, dung sai về lỗi, quản lý giao dịch

18
2.4.4. Phân tích các ca sử dụng
Việc phân tích một ca sử dụng bao gồm:
2.4.4.1.Xác định các lớp phân tích
Lớp phân tích thể hiện một sự trừu tượng của một hoặc nhiều lớp và/hoặc
hệ thống con. Có ba kiểu lớp phân tích cơ bản sau: lớp biên, lớp điều khiển và
lớp thực thể.

Hình 2: Các lớp phân tích

Lớp biên (boundary class) được sử dụng để mô hình hóa sự tương tác giữa
hệ thống và các tác nhân của nó.
Lớp thực thể (entity class) được dùng để mô hình hóa các thông tin tồn tại
lâu dài và có thể được lưu trữ. Nó thường thể hiện các cấu trúc dữ liệu lôgic
và góp phần làm rõ về các thông tin mà hệ thống phải thao tác trên chúng.
Lớp điều khiển (control class) thể hiện sự phối hợp, sắp xếp trình tự, các
giao dịch, sự điều khiển của các đối tượng và thường được sử dụng để gói lại
các điều khiển liên quan đến một ca sử dụng cụ thể. Các khía cạnh động của hệ
thống được mô hình hóa qua các lớp điều khiển.
2.4.4.2. Mô tả các tương tác giữa các đối tượng phân tích
Cách thức mà các đối tượng phân tích tương tác với nhau là hành vi của
hệ thống. Hành vi của hệ thống là một bản mô tả những việc hệ thống làm.
Mô tả hành vi của hệ thống được tiến hành bằng cách sử dụng các biểu đồ cộng
tác (hay tuần tự), chúng chứa các thể hiện của tác nhân tham gia, các đối tượng
phân tích, và các mối liên kết giữa chúng.
2.4.4.3.Mô tả luồng các sự kiện phân tích
Bên cạnh các biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ cộng tác, ta cần bổ sung thêm các
mô tả bằng văn bản để các biểu đồ trở nên dễ hiểu và dễ dùng hơn
2.4.4.4. Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt
Ta cần nắm bắt các yêu cầu (phi chức năng) cần cho việc thực thi một ca
sử dụng mà đã được xác định trong phân tích nhưng phải được xử lý trong thiết
kế và thực thi.

19
2.4.5.Phân tích một lớp
2.4.5.1 Xác định trách nhiệm của lớp
Xác định và duy trì các trách nhiệm của một lớp phân tích dựa trên vai trò
của nó trong các thực thi ca sử dụng.
2.4.5.2.Xác định các thuộc tính
Một thuộc tính đặc tả một tính chất của một lớp phân tích và nó thường
được gợi ý và đòi hỏi các trách nhiệm của lớp. Tên của thuộc tính phải là
một danh từ.
2.4.5.3.Xác định các liên kết và các kết hợp
Số lượng các mối quan hệ giữa các lớp phải được tối thiểu hoá. Đó là
các mối quan hệ cần phải tồn tại để đáp ứng lại các đòi hỏi từ các thực thi ca sử
dụng khác nhau. Số lượng các đối tượng của hai lớp tham gia vào liên kết cũng
rất quan trọng. Ngoài ra, hai lớp có thể có nhiều mối liên kết. Ngược lại, một
lớp có thể liên kết với nhiều lớp khác nhau.
2.4.5.3.Xác định các lớp tổng quát hoá
Các tổng quát hoá được dùng trong quá trình phân tích để biểu diễn hành vi
chia sẻ và hành vi chung của các lớp phân tích khác nhau. Các lớp tổng quát
hoá phải được giữ ở một mức cao và có tính khái niệm, chúng làm cho mô
hình phân tích dễ hiểu hơn.
2.4.5.4.Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt của lớp phân tích
Khi nắm bắt các yêu cầu này, nên tham khảo bất kỳ các yêu cầu đặc biệt
chung nào đã được nhà kiến trúc xác định, nếu có thể.
2.4.6.Phân tích một gói
Mục đích của việc phân tích một gói nhằm:
+ Đảm bảo gói phân tích càng độc lập đối với các gói khác nếu có thể.
+ Đảm bảo gói phân tích hoàn thành mục đích của nó là thực thi những
lớp miền hoặc các ca sử dụng nào đó.
+ Mô tả các mối quan hệ phụ thuộc sao cho có thể ước tính được hiệu
ứng của các thay đổi sau này.
+ Một số nguyên tắc chung phân tích một gói:
+ Xác định và duy trì các mối quan hệ phụ thuộc giữa hai gói có chứa
các lớp liên kết với nhau.
+ Mỗi gói chứa các lớp đúng.
+ Hạn chế tối đa các mối quan hệ phụ thuộc tới các gói khác bằng cách
bố trí các lớp chứa trong một gói sang gói khác nếu nó quá phụ thuộc vào các
gói khác.

20
2.4.7.Thiết kế
Đầu vào của thiết kế là mô hình phân tích. Khi thiết kế ta sẽ cố gắng
bảo tồn càng nhiều càng tốt cấu trúc của hệ thống được định hình từ mô
hình phân tích. Thiết kế bao gồm các hoạt động sau:
+ Thiết kế kiến trúc.
+ Thiết kế một ca sử dụng.
+ Thiết kế một lớp.
+ Thiết kế một hệ thống con.
Mô hình thiết kế là một mô hình đối tượng mô tả sự thực thi các ca sử dụng.
2.4.7.1. Thiết kế kiến trúc
Mục đích của thiết kế kiến trúc là phác hoạ các mô hình thiết kế và sự bố
trí của chúng bằng cách xác định:
+ Các nút và các cấu hình mạng của hệ thống.
+ Các hệ thống con và các giao diện của chúng
+ Các lớp thiết kế quan trọng về mặt kiến trúc.
+ Các cơ chế thiết kế chung để xử lý các yêu cầu chung
2.4.7.2. Thiết kế một ca sử dụng
a. Xác định các lớp thiết kế tham gia thực thi ca sử dụng
Xác định các lớp thiết kế và hoặc các hệ thống con mà các thể hiện của
chúng là cần thiết để thực hiện luồng các sự kiện của ca sử dụng đó.
b. Mô tả các tương tác giữa các đối tượng thiết kế
Khi chúng ta đã có một phác thảo về các lớp thiết kế cần thiết để thực thi ca
sử dụng, ta cần phải mô tả cách thức mà các đối tượng thiết kế tương tác với
nhau, bằng cách sử dụng các biểu đồ tuần tự chứa các thể hiện của tác nhân
tham gia, các đối tượng thiết kế và sự truyền thông báo giữa chúng. Biểu đồ
tuần tự của một ca sử dụng mô tả theo thứ tự các sự kiện được phát sinh
bởi các tác nhân ngoài và các sự kiện bên trong hệ thống.
c. Mô tả tương tác giữa các hệ thống con
Việc mô tả này được tiến hành bằng cách sử dụng các biểu đồ tuần tự chứa
các thể hiện của tác nhân tham gia, các hệ thống con, và những sự truyền
thông báo giữa chúng . Một mô tả như vậy trở nên khái quát hơn, đơn giản hơn
và cho một khung nhìn kiến trúc thực thi ca sử dụng thiết kế rỗ ràng hơn.
e. Nắm bắt các yêu cầu triển khai
Nắm bắt các yêu cầu triển khai và thể hiện mọi yêu cầu thực thi một ca
sử dụng để thể hiện vào lớp thiết kế.

21
2.4.7.3. Thiết kế một lớp
Mục tiêu của việc thiết kế một lớp là tạo ra một lớp thiết kế sao cho hoàn
thành vai trò của nó trong các thực thi ca sử dụng và các yêu cầu phi chức năng
được áp dụng cho nó. Công việc này bao gồm việc bảo trì chính bản thân lớp
thiết kế cùng các mặt sau đây của nó:
+ Các tác vụ.
+ Các thuộc tính.
+ Các mối quan hệ mà nó tham gia vào .
+ Các phương pháp của nó (các phương pháp thực hiện các thao tác của
nó).
+ Các trạng thái được áp đặt cho nó.
+ Các mối quan hệ phụ thuộc của nó với bất kỳ các cơ chế thiết kế chung
nào.
+ Các yêu cầu thích hợp cho việc thực thi của nó.
+ Sự thực thi đúng đắn của bất kỳ giao diện nào mà nó được yêu cầu cung
cấp
2.4.7.4.Thiết kế một hệ thống con
Thiết kế một hệ thống con bao gồm:
a. Duy trì các mối quan hệ phụ thuộc của hệ thống con
Các mối quan hệ phụ thuộc phải được xác định và duy trì từ hệ thống
con này tới các hệ thống con khác có chứa các phần tử được liên kết với
nó.Nên tối thiểu hoá các phụ thuộc vào các hệ thống con và hoặc các giao diện
bằng việc bố trí lại các lớp được chứa mà không quá phụ thuộc vào các hệ
thống con khác.
b. Duy trì các giao diện được cung cấp bởi hệ thống
Các thao tác được xác định qua các giao diện được cung cấp bởi một hệ
thống con cần phải hỗ trợ mọi vai trò mà hệ thống con này đóng góp trong thực
thi các ca sử dụng khác nhau.
c. Duy trì các nội dung của các hệ thống con
Duy trì các nội dung của các hệ thống con nhằm mục tiêu đảm bảo rằng
hệ thống con thực thi đúng các thao tác đã được xác định bởi các giao diện mà
nó cung cấp.

22
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG ERP
3.1.Danh sách cách quy trình và mô tả các hoạt động nghiệp vụ quy trình
quản lý nhân sự và tiền lương
3.1.1.Danh sách các quy trình
Bao gồm các quy trình sau:
+ Quy trình quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên
+ Quy trình quản lý hợp đồng lao động
+ Quy trình quản lý quá trình công tác
+ Quy trình quản lý khen thưởng, kỷ luật
+ Quy trình quản lý quá trình đào tạo
+ Quy trình quản lý lương
3.1.2.Mô tả và sơ đồ nghiệp vụ các quy trình quản lý nhân sự và tiền lương
3.1.2.1. Quy trình quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên
a.Mô tả
+Thu thập yêu cầu tuyển dụng từ các phòng ban cho từng vị trí
+ Quản lý chi tiết thông tin về ứng viên tham gia ứng tuyển.
+ Đánh giá,sàng lọc các ứng viên đủ tiêu chuẩn,lên danh sách phỏng vấn.
+ Theo dõi chi tiết nội dung quá trình phỏng vấn các ứng cử viên.
+ Thông tin về quyết định và quá trình thử việc
+ Khi ứng viên được tuyển dụng, hồ sơ dự tuyển sẽ được tự động cập
nhật vào hồ sơ nhân viên chính thức của công ty, không phải nhập liệu nhiều
lần

23
b.Sơ đồ nghiệp vụ

Hình 3: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý thông tin Tuyển dụng Nhân viên
-Hoạt động
Số TT Kiểu thực
Bước hiện Thực Mô tả chi tiết
hiện
01 Đề nghị Phần mềm Bộ Phòng nghiệp vụ có nhu cầu uyển dụng thì
nhân sự phận cập nhật đề nghị tuyển nhân sự. gồm các thông
tin: (Bộ phận, ngày đề nghị, người đề nghị... )

02 Duyệt đề Phần mềm Lãnh Căn cứ vào yêu cầu nhân sự và tình hình
nghị đạo thực tế tại doanh nghiệp, người quản lý sẽ quyết
định có tuyển dụng hay không. Nếu có thì cập
nhật: (Người duyệt, ngày duyệt...)

+ Nếu duyệt thì chuyển sang bước 03


+ Nếu không kết thúc nghiệp vụ.
03 Thông Thủ Phòng Khi công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân
báo tuyển công nhân sự sự, phòng nhân sự tập hợp các yêu cầu và
dụng đăng thông báo tuyển dụng.

24
04 Nhận và Thủ Phòng Hồ sơ dự tuyển được các ứng cử viên nộp,
lọc hồ sơ công nhân sự phòng nhân sự nhận và xem xét lọc ra các bộ hồ sơ
thỏa mãn yêu cầu tuyển dụng.
Gửi thông tin và thời gian phỏng vấn cho
các cá nhân nộp hồ sơ.
05 Lưu hồ sơ Phần mềm Phòng Căn cứ vào hồ sơ dự tuyển, phòng nhân sự
dự tuyển nhân sự cập nhật hồ sơ dự tuyển vào hệ thống gồm các thông
tin: Mã hồ sơ, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Dân
tộc, Tôn giáo, Địa chỉ thường trú, Địa chỉ hiện tại,
Số CMT, Điện thoại, Trình độ văn hóa...
06 Thành lập Phần mềm Ban Ban lãnh đạo công ty ra quyết định thành
hội đồng lãnh lập hội đồng phỏng vấn gồm các thông tin: Mã hội
phỏng vấn đạo đồng phỏng vấn, Tên thành viên, Trách nhiệm (Chủ
tịch, Thư ký, Thành viên), Ngày thành lập, Nhiệm
vụ...
07 Phỏng Thủ Hội Hội đồng phỏng vấn tiến hành phỏng vấn
vấn công đồng để lọc tiếp các hồ sơ thỏa mãn các yêu cầu tuyển
dụng của công ty, và gửi kết quả cho phòng nhân sự.
Kết quả gồm các thông tin: Mã hồ sơ, Lần
phỏng vấn, Ngày phỏng vấn, Nhận xét đánh giá
của hội đồng, Kết quả
08 Cập nhật Phần mềm Phòng Cập nhật kết quả phỏng vấn các hồ sơ dự tuyển vào
kết quả nhân sự hệ thống, gồm các thông tin: Mã hội đồng phỏng
phỏng vấn vấn, Mã hồ sơ, Ngày phỏng vấn, Nhận xét đánh giá,
Kết quả... Nếu hồ sơ:
+ Đạt yêu cầu: chuyển sang bước 09
09 Cập nhật Phần mềm Phòng + Khônghồ
Chuyển đạt:
sơkết
dự thúc
tuyểnnghiệp
thành vụ
hồ sơ nhân
hồ sơ NV nhân sự viên với Mã hồ sơ là Mã nhân viên

3.1.2.2. Quy trình quản lý hợp đồng lao động


a.Mô tả
Quản lý chi tiết về hợp đồng lao động giữa công ty với người lao
động: Hợp đồng thử việc, hợp đồng chính thức có thời hạn, hợp đồng chính
thức không thời hạn.
Theo dõi, thông báo gia hạn hợp đồng.
Theo dõi lưu trữ hồ sơ khi người lao động nghỉ việc, tạm hoãn hợp đồng

25
b.Sơ đồ nghiệp vụ

Hình 4: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Hợp đồng lao động


Hoạt động:

SốTT Bước Kiểu Thực Mô tả chi tiết


thực hiện
01 hiện Hợp đồng lao động sẽ được ký khi có yêu cầu
Yêu cầu ký Thủ Các của phòng nhân sự hoặc các phòng ban
HĐLĐ công phòng tuyển dụng. Nếu yêu cầu thử việc thì chuyển
ban sang bước 02, ngược lại chuyển sang bước 04

26
02 Phòng nhân sự soạn thảo và ký HĐLĐ với nhân
Ký HĐLĐ Phần Phòng viên theo mẫu của nhà nước ban hành, gồm
thử việc mềm nhân sự các thông tin: Mã hợp đồng lao động, Số lần ký,
Người sử dụng lao động, Người lao động, Loại
hợp đồng lao động (thử việc), Thời gian bắt
đầu, Thời gian kết thúc, Phòng ban làm việc,
Chức vụ, Công việc, Chế độ làm việc, Hệ số
lương, Hoạt động...
Sau khi ký HĐLĐ bảng hệ số lương của nhân
03 Tạo bảng hệ Phần Phòng viên được tạo làm căn cứ cho kế toán lương
số lương mềm nhân sự trong quá trình tính lương.
Bảng hệ số lương gồm các thông tin: Mã số
lương, Mã nhân viên, Hệ số lương, Hệ số
chức vụ, Lương cơ bản, Lương khoán, Lương
ngày, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Phần
trăm lĩnh, Ngày bắt đầu hưởng...

04
Nhận xét của Phần Phòng Hết thời gian thử việc, bộ phận sử dụng lao
phòng ban thử mềm ban thử động gửi bản nhận xét cho phòng nhân sự. Bản
việc việc nhận xét gồm các thông tin: Mã phiếu nhận xét,
Phòng ban nhận xét, Ngày nhận xét, Mã nhân
viên được nhận xét, Nội dung nhận xét, Kết
quả thử việc, Kết luận... Nếu kết quả thử việc:
+ Đạt yêu cầu: chuyển sang bước 04

Thực hiện
+ Không đạt:tương tựsang
chuyển bướcbước
02 NS02.06
với
05 Ký HĐLĐ Phần Phòng Loại hợp đồng lao động: Chính thức.
chính thức mềm nhân sự Nếu hệ số lương thay đổi: chuyển sang
bước 06 ngược lại: chuyển sang bước 07

27
06 Cập nhật chi tiết sự thay đổi liên quan tới quá
Cập nhật Phần Phòng trình tính lương vào bảng Hệ số lương
bảng hệ số mềm nhân sự
07 lương Đối với các hợp đồng có thời hạn, phòng nhân
Theo dõi gia Phần Phòng sự theo dõi thời gian thực hiện. Tùy theo yêu cầu
hạn mềm nhân sự của phòng ban sử dụng lao động có thể có 3 khả
năng: Tiếp tục ký hợp đồng, Chấm dứt hợp đồng,
Tạm hoãn hợp đồng.

08
Chấm dứt Phần Phòng Hợp đồng chấm dứt lao động gồm các thông
hợp đồng mềm nhân sự tin: Mã hợp đồng lao động, Mã nhân viên,
Người quyết định, Ngày quyết định, Lý do chấm
dứt, Thời gian bắt đầu có hiệu lực, Ghi chú...
Cập nhật thông tin chi tiết và bảng Hệ số
lương.

09 Phiếu tạm hoãn HĐLĐ gồm các thông tin: Mã hợp


Tạm hoãn Phần Phòng đồng lao động, Mã nhân viên, Người quyết định,
hợp đồng mềm nhân sự Ngày quyết định, Lý do tạm hoãn, Thời gian bắt
đầu, Thời gian kết thúc, Ghi chú... Cập nhật thông
tin chi tiết và bảng Hệ số lương.

3.1.2.3.Quy trình quản lý quá trình công tác


a.Mô tả
Quản lý chi tiết quá trình công tác của nhân viên trước khi vào làm
việc trong công ty.
Quản lý chi tiết quá trình công tác của nhân viên khi làm việc trong
công ty: khi bắt đầu vào làm việc, khi được thăng chức, khi thuyên chuyển
giữa các phòng ban...
Quản lý kết quả qua các đợt đánh giá nhân viên

28
b.Sơ đồ nghiệp vụ

Hình 5: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Quá trình công tác


Hoạt động

Kiểu Thực
Số TT Bước thực hiện Mô tả chi tiết
hiện
01 Phòng NS yêu cầu các cá nhân trúng tuyển nộp báo
Nhập quá Phần Phòng cáo thông tin, giấy tờ liên quan đến QTCT trước
trình công tác mềm nhân sự đó (nếu có), nhập hồ sơ QTCT đã qua của nhân
từ công ty cũ viên vào hệ thống gồm: Mã quá trình công tác,
Mã nhân viên, Cơ quan, Phòng ban, Công
việc, Chức vụ, Thời gian, Hoạt động, Ghi chú...

02 Nhập Khi nhân sự ký HĐLĐ với công ty, phòng NS cập


QTCT tại Phần Phòng nhật QTCT mới của nhân sự theo các thông tin
công ty mới mềm nhân sự như ở bước NS03.01

03 Khi nhân viên có sự thay đổi về chức vụ, phòng


Cập nhật quá Phần Phòng ban, công việc...Phòng NS cập nhật sự thay đổi
trình công tác mềm nhân sự đó vào QTCT. Nếu hệ số lương thay đổi chuyển
sang bước 04 ngược lại kết thúc nghiệp vụ

04 Cập nhật Phần Phòng Cập nhật chi tiết sự thay đổi liên quan tới quá
bảng hệ số mềm nhân sự trình tính lương vào bảng Hệ số lương
lương
29
3.1.2.4.Quy trình quản lý khen thưởng, kỷ luật
a.Mô tả
Thông tin về các quyết định khen thưởng, kỷ luật liên quan đến nhân
viên.
b.Sơ đồ nghiệp vụ

Hình 6: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Khen thưởng – Kỷ luật


Hoạt động:
Kiểu Thực
Số TT Bước thực hiện Mô tả chi tiết
hiện
01 Các cá nhân hoặc phòng ban gửi yêu cầu
Yêu cầu Phần Cá khen thưởng, kỷ luật lên ban lãnh đạo phê
khen mềm nhân, duyệt.
thưởng, Các Phiếu yêu cầu gồm các thông tin: Người yêu
kỷ luật phòng cầu, Ngày yêu cầu, Nhân viên khen thưởng kỷ
ban luật, Loại khen thưởng kỷ luật (Khen thưởng,
Kỷ luật), Lý do khen thưởng kỷ luật, Ghi
chú...
02 Ban lãnh đạo công ty ra quyết định thành lập
Thành lập Phần Ban hội đồng khen thưởng kỷ luật gồm các thông
hội đồng mềm lãnh tin:
đạo Mã hội đồng khen thưởng kỷ luật, Tên các
thành viên, Phòng ban, Chức vụ (Chủ tịch, Thư
ký, Thành viên), Ngày thành lập, Nhiệm
vụ...

30
03 Hội đồng khen thưởng kỷ luật tiến hành xác
Xác minh, Thủ Hội minh yêu cầu, ra quyết định khen thưởng kỷ
ra quyết công đồng luật và gửi kết quả cho phòng nhân sự.
định KTKL Kết quả gồm các thông tin: Mã nhân viên, Loại
khen thưởng kỷ luật, Lý do khen thưởng kỷ luật
, Hình thức khen thưởng kỷ luật , Ghi chú...

04 Căn cứ vào yêu cầu khen thưởng kỷ luật và


Cập nhật Phần Phòng kết quả của hội đồng khen thưởng kỷ luật,
hồ sơ mềm nhân sự phòng nhân sự cập nhật hồ sơ khen thưởng kỷ
luật của nhân viên lưu vào hệ thống.
Nếu hình thức khen thưởng kỷ luật làm
thay đổi hệ số lương thì chuyển sang bước 05
ngược lại kết thúc nghiệp vụ
05 Cập nhật Phần Phòng Cập nhật chi tiết sự thay đổi liên quan tới quá
bảng hệ mềm nhân sự trình tính lương vào bảng Hệ số lương
số lương

3.1.2.5.Quy trình quản lý quá trình đào tạo


a.Mô tả
Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán
bộnhân viên của công ty.
Theo dõi quá trình đào tạo, kết quả đào tạo, chi phí thực hiện công tác
đào tạo của nhân viên.

31
b.Sơ đồ nghiệp vụ

Hình 7: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Quá trình đào tạo

Hoạt động:
Số TT Bước Kiểu Thực
thực hiện Mô tả chi tiết
hiện
01 Công ty căn cứ vào trình độ nhân viên cũng như
Yêu cầu Phần Nhân hiệu quả công việc có thể mở các lớp đào tạo
đào tạo mềm viên chuyên môn, quản lý... Hoặc các cá nhân có nhu
cầu nâng cao trình độ chuyên môn muốn đăng ký
học các lớp bên ngoài...
Khi có nhu cầu cần đạo tạo cá nhân gửi yêu cầu và
các giấy tờ liên quan (ví dụ giấy trúng tuyển...)
lên ban lãnh đạo đề nghị

32
được cho đi học, gồm các thông tin: Mã yêu
cầu đào tạo, Mã nhân viên, Phòng ban, Ngày
yêu cầu, Lý do yêu cầu, Lớp đào tạo, Nơi đào tạo,
Từ ngày, Đến ngày, Kinh phí đào tạo, Hoạt động,
Ghi chú...
02 Ban lãnh đạo sau khi xem xét mức độ cần thiết, tình
Phê duyệt Phần Ban hình tài chính... của công ty để ra quyết định có
mềm lãnh phê duyệt hay không? Phiếu phê duyệt gồm các
đạo thông tin: Mã yêu cầu đào tạo, Người phê duyệt,
Ngày phê duyệt, Kết quả phê duyệt, Ghi chú ... Nếu
yêu cầu được duyệt thì chuyển sang bước 03 ngược
lại kết thúc nghiệp vụ.

03 Phòng nhân sự căn cứ theo yêu cầu đào tạo và


Nhập hồ sơ Phần Phòng quyết định phê duyệt, cập nhật hồ sơ QTĐT của
quá trình mềm nhân sự nhân viên vào hệ thống, gồm các thông tin: Mã quá
đào tạo trình đào tạo, Mã nhân viên, Lớp đào tạo, Nơi
đào tạo, Từ ngày, Đến ngày, Kinh phí đào tạo,
Kết quả đào tạo, Người duyệt, Ngày duyệt, Ghi
chú...
Nếu hệ số lương của nhân sự thay đổi
chuyển sang bước 04

04 Cập nhật Phần Phòng Cập nhật chi tiết sự thay đổi liên quan tới quá
bảng hệ mềm nhân sự trình tính lương vào bảng Hệ số lương
số lương
05 Cập nhật Phần Phòng Khi khóa học kết thúc nhân viên nộp kết quả
kết quả đào mềm nhân sự đào tạo cho phòng nhân sự cập nhật vào hồ sơ
tạo QTĐT.

3.1.2.6.Quy trình quản lý tính lương


a.Mô tả
Cập nhật bảng hệ số lương cho các nhân viên, gồm các thông số như:
mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước, lương hưởng khi tham gia
học tập, mức lương được hưởng khi làm thêm ngoài giờ, hệ số lương, hệ số
phụ cấp...
Cập nhật bảng chấm công theo từng tháng cho các nhân viên
Tính lương theo từng tháng cho các nhân viên, tùy theo loại hình của
từng doanh nghiệp là tư nhân, nhà nước hay liên doanh,… cho phép người sử
dụng thiết lập các công thức tính lương mà đơn vị sử dụng:

33
Lương khoán Lương tháng=Lương tối thiểu * [Hệ số lương + Tổng hệ số
phụ cấp]
Lương ngày = Mức lương ngày * Số ngày làm việc cứng.
Lương sản phẩm…
b.Sơ đồ nghiệp vụ

Hình 8: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Lương


Hoạt động:

Kiểu Thực
Số TT Bước thực hiện Mô tả chi tiết
hiện
01 Hàng tháng phụ trách các phòng ban chấm công
Lập bảng Phần Các cho từng nhân viên để xác định số ngày làm
chấm mềm phòng việc, số ngày nghỉ, số ngày làm việc ngoài giờ...
công ban và gửi cho kế toán lương
Bảng chấm công gồm các thông tin: Mã nhân
viên, Phòng ban, Tháng, Năm, Mã chấm ngày1,
Mã chấm ngày2,..., Mã chấm ngày31(Đi làm – C,
Nghỉ có phép - CP, Nghỉ không phép – KP,
Ngoài giờ - NG... ), Ghi chú
02
Truy cập Phần Kế Lấy thông tin trong bảng hệ số lương ứng với
bảng hệ mềm toán từng nhân viên
số lương lương

34
03 Cập nhật Ngoài các thông tin cố định trong bảng hệ số
các khoản Phần Kế lương, hàng tháng kế toán lương cập nhật các
thưởng, mềm toán khoản thưởng, phạt phát sinh (ví dụ, phúc lợi
phạt lương ngày lễ...)

04 Tính lương Phần mềm Kế toán Dựa vào tất cả các thông tin trên, kế toán lương

3.2.Phát triển mô hình ca sử dụng


3.2.1.Xác định tác nhân
Xem xét quy trình quản lý nhân sự- tiền lương, ta xác định được 7 tác
nhân chính gồm:
Phòng nhân sự – tác nhân này tham gia hệ thống với công việc cập
nhật: Hồ sơ dự tuyển, Kết quả phỏng vấn, Hồ sơ nhân viên, HĐLĐ, Bảng
hệ số lương, Quá trình công tác, Hồ sơ khen thưởng kỷ luật, Quá trình đào tạo
Ban lãnh đạo – tác nhân này tham gia hệ thống với công việc: Thành
lập hội đồng phỏng vấn, Thành lập hội đồng Khen thưởng – kỷ luật, Phê
duyệt các yêu cầu đào tạo của nhân viên.
Hội đồng phỏng vấn – tác nhân này tham gia hệ thống với công việc
phỏng vấn các ứng cử viên và gửi kết quả cho phòng nhân sự
Phòng ban liên quan – tác nhân này tham gia hệ thống với công việc:
Yêu cầu ký HĐLĐ cho nhân viên, Nhận xét kết quả thử việc của nhân viên,
Yêu cầu khen thưởng – kỷ luật nhân viên, Chấm công hàng tháng cho nhân
viên.
Hội đồng khen thưởng kỷ luật – tác nhân này tham gia hệ thống với
công việc xác minh các yêu cầu Khen thưởng – kỷ luật và gửi kết quả cho
phòng nhân sự
Nhân viên – tác nhân này tham gia hệ thống với công việc: Yêu cầu
khen thưởng – kỷ luật, Yêu cầu đào tạo.
Kế toán lương - tác nhân này tham gia hệ thống với công việc: Tính
lương hàng tháng cho nhân viên.
3.2.2.Xác định ca sử dụng
Xuất phát từ các tác nhân hệ thống ta xác định được các ca sử dụng sau:
Xuất phát từ các tác nhân hệ thống ta xác định được các ca sử dụng sau:
Ca sử dụng cập nhật Hồ sơ tuyển dụng
Ca sử dụng cập nhật Hội đồng phỏng vấn
Ca sử dụng cập nhật Chi tiết hội đồng phỏng vấn
Ca sử dụng cập nhật Trách nhiệm
Ca sử dụng cập nhật Kết quả phỏng vấn

35
Ca sử dụng cập nhật Nhân viên
Ca sử dụng cập nhật Chuyên môn
Ca sử dụng cập nhật Kết quả
Ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động
Ca sử dụng cập nhật Loại hợp đồng lao động
Ca sử dụng cập nhật Chức vụ
Ca sử dụng cập nhật Loại lương
Ca sử dụng cập nhật Hệ số lương
Ca sử dụng cập nhật Công việc
Ca sử dụng cập nhật Dự án
Ca sử dụng cập nhật Nhận xét thử việc
Ca sử dụng cập nhật Phòng ban
Ca sử dụng cập nhật Bảng hệ số lương
Ca sử dụng cập nhật Tạm hoãn HĐLĐ
Ca sử dụng cập nhật Chấm dứt HĐLĐ
Ca sử dụng cập nhật Quá trình công tác
Ca sử dụng cập nhật Yêu cầu khen thưởng kỷ luật
Ca sử dụng cập nhật Loại KTKL
Ca sử dụng cập nhật Kết quả hội đồng KTKL
Ca sử dụng cập nhật Yêu cầu đào tạo
Ca sử dụng cập nhật Phê duyệt
Ca sử dụng cập nhật Quá trình đạo tạo
Ca sử dụng cập nhật Khóa đào tạo
Ca sử dụng cập nhật Bảng chấm công
Ca sử dụng cập nhật Chấm công
Ca sử dụng cập nhật Bảng hệ số lương
Ca sử dụng cập nhật Bảng lương chi tiết
Xuất phát từ việc xác định được các ca sử dụng ta có mô hình ca sử dụng
tổng sau:

36
3.2.3. Mô hình ca sử dụng tổng

Hình 9: Mô hình ca tổng hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương

37
3.3.Mô hình ca sử dụng
3.3.1.Mô hình ca quản lý thông tin tuyển dụng

CapnhatHosotuyendung CapnhatHoidongPV

CapnhatTrinhdoVH CapnhatChitietHD
Banlanhdao

CapnhatThanhpho CapnhatTrachnhiem

Phongnhansu
Capnhattongiao

CapnhatDantoc
CapnhatKetqua

HoidongPV
CapnhatChuyenmon

CapnhatKQphongvan

CapnhatNgoaingu

Hình 10: Mô hình ca sử dụng quản lý Tuyển dụng nhân viên


Từ mô hình ca sử dụng Quản lý tuyển dụng nhân viên ta phân rã ra được
các ca sử dụng sau:

38
3.3.1.1.Capnhathosotuyendung

ThemHosotuyendung

CapnhatHosotuyendung SuaHosotuyendung
Phongnhansu

TimHoso XoaHosotuyendung

Hình 11.Mô hình ca Cập nhật hồ sơ tuyển dụng


Tên ca sử dụng : Cập nhật hồ sơ tuyển dụng
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý hồ sơ tuyển dụng, gồm các thao tác sau:
+ Thêm hồ sơ
+ Sửa hồ sơ
+ Xóa hồ sơ
Tìm hồ sơ
3.3.1.2.CapnhatTrinhdoVH

ThemTrinhdo

CapnhatTrinhdoVH SuaTrinhdo
Phongnhansu

XoaTrinhdo

Hình 12.Mô hình ca Cập nhật trình độ văn hóa


Tên ca sử dụng : Cập nhật trình độ văn hóa
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý trình độ văn hóa, gồm các thao tác sau:
+ Thêm trình độ văn hóa
+ Sửa trình độ văn hóa
+ Xóa trình độ văn hóa

39
3.3.1.3.CapnhatThanhpho

ThemTP

CapnhatThanhpho SuaTP
Phongnhans u

XoaTP

Hình 13.Mô hình ca Cập nhật thành phố


Tên ca sử dụng : Cập nhật trình thành phố
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích:Quản lý thông tin về thành phố của nhân viên gồm các thao tác:
+ Thêm thành phố
+ Sửa thành phố
+Xóa thành phố
3.3.1.4. CapnhatTongiao

ThemTongiao

CapnhatTongiao SuaTongiao
Phongnhansu

XoaTongiao

Hình 14.Mô hình ca Cập nhật tôn giáo


Tên ca sử dụng : Cập nhật tôn giáo
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý thông tin về tôn giáo của nhân viên gồm các thao tác:
+ Thêm tôn giáo
+ Sửa tôn giáo
+Xóa tôn giáo

40
3.3.1.5. CapnhatDantoc

SuaDantoc

CapnhatDantoc
Phongnhansu

XoaDantoc

Hình 15.Mô hình ca Cập nhật dân tộc


Tên ca sử dụng : Cập nhật Dân tộc
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý thông tin về Dân tộc của nhân viên gồm các thao tác:
+ Sửa dân tộc
+Xóa dân tộc
3.3.1.6.CapnhatChuyenmon

ThemChuyenm on

CapnhatChuyenm on SuaChuyenmon
Phongnhansu

XoaChuyenmon

Hình 16.Mô hình ca Cập nhật chuyên môn


Tên ca sử dụng : Cập nhật chuyên môn
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý thông tin chuyên môn của nhân viên gồm các thao
tác:
+ Thêm chuyên môn
+ Sửa chuyên môn
+Xóa chuyên môn

41
3.3.1.7. CapnhatNhanvien

ThemNhanvien

CapnhatNhanvien SuaNhanvien
Phongnhansu

TimNhanvien XoaNhanvien

Hình 17.Mô hình ca Cập nhật nhân viên


Tên ca sử dụng : Cập nhật nhân viên
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý nhân viên, bao gồm các thao tác:
+ Thêm nhân viên
+ Sửa nhân viên
+Xóa nhân viên
+Tìm nhân viên
3.3.1.8.Cap nhatNgoaingu

ThemNgoaingu

SuaNgoaingu
CapnhatNgoaigu
Phongnhansu

XoaNgoaiNgu

Hình 18.Mô hình ca Cập nhật ngoại ngữ


Tên ca sử dụng : Cập nhật ngoại ngữ
Tác nhân kích hoạt : Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý trình độ ngoại ngữ, bao gồm các thao tác:
+ Thêm ngoại ngữ

42
+ Sửa ngoại ngữ
+Xóa ngoại ngữ
3.3.1.9.Cap nhatHoidongPV

ThemThanhvienHdPV

CapnhatHoidongPV SuaThanhvienHDPV
Banlanhdao

TimHoidongPV XoaThanhvienHDPV

Hình 19.Mô hình ca Cập nhật hội đồng phỏng vấn


Tên ca sử dụng : Cập nhật hội đồng phỏng vấn
Tác nhân kích hoạt : Ban lãnh đạo
Mục đích: Giúp ban lãnh đạo quản lý hội đồng phỏng vấn, bao gồm các
thao tác:
+ Thêm thành viên hội đồng phỏng vấn
+ Sửa thành viên hội đồng phỏng vấn
+ Xóa thành viên hội đồng phỏng vấn
+Tìm hội đồng phỏng vấn
3.3.1.10.CapnhatChitietHD

ThemChitietHD

CapnhatChitietHD SuaChitietHD
Banlanhdao

XoaChitietHD

Hình 20.Mô hình ca Cập nhật chi tiết hợp đồng

43
Tên ca sử dụng : Cập nhật chi tiết hợp đồng lao động
Tác nhân kích hoạt : Ban lãnh đạo
Mục đích: Giúp ban lãnh quản lý chi tiết hợp đồng lao động, bao gồm các
thao tác:
+ Thêm chi tiết hợp đồng
+ Sửa chi tiết hợp đồng
+ Xóa chi tiết hợp đồng
3.3.1.11. CapnhatTrachnhiem

ThemTrachnhiem

CapnhatTrachnhiem SuaTrachnhiem
Banlanhdao

XoaTrachnhiem

Hình 21.Mô hình ca Cập nhật trách nhiệm

Tên ca sử dụng : Cập nhật trách nhiệm


Tác nhân kích hoạt : Ban lãnh đạo
Mục đích: Giúp ban lãnh đạo cập nhật trách nhiệm, bao gồm các thao tác:
+ Thêm trách nhiệm
+ Sửa trách nhiệm
+ Xóa trách nhiệm
3.3.1.12.CapnhatKetqua

ThemKQ

CapnhatKetQua SuaKQ
HoidongPV

XoaKQ

Hình 22.Mô hình ca Cập nhật kết quả phỏng vấn


Tên ca sử dụng : Cập nhật kết quả

44
Tác nhân kích hoạt :Hội đồng Phỏng vấn
Mục đích: Giúp hội đồng phỏng vấn quản lý kết quả, bao gồm các thao
tác:
+ Thêm kết quả
+ Sửa kết quả
+ Xóa kết quả
3.3.1.13.CapnhatKQphongvan

ThemKQ

CapnhatKQphongvan SuaKQ
HoidongPV

TimKQPV XoaKQ

Hình 23.Mô hình ca Cập nhật kết quả phỏng vấn


Tên ca sử dụng : Cập nhật kết quả phỏng vấn
Tác nhân kích hoạt :Hội đồng Phỏng vấn
Mục đích: Giúp hội đồng phỏng vấn quản lý kết quả, bao gồm các thao
tác:
+ Thêm kết quả phỏng vấn
+ Sửa kết quả phỏng vấn
+ Xóa kết quả phỏng vấn
+Tìm kết quả phỏng vấn

45
3.3.2.Mô hình ca sử dụng quản lý Hợp đồng lao động

CapnhatHopdongLD
CapnhatNhanxetThuviec

CapnhatLoaiHDLD
Cacphongban

CapnhatKetqua
CapnhatChucvu

CapnhatPhongban
Phongnhansu
CapnhatLoailuong

CapnhatBanghesoluong

CapnhatHesoLuong

CapnhatTamhoanHDLD
CapnhatCongviec

CapnhatNhanvien CapnhatChatdutHDLD

Hình 24: Mô hình ca sử dụng Quản lý Hợp đồng lao động


Từ mô hình ca sử dụng Quản lý Hợp đồng lao động ta phân rã ra được các
ca sử dụng sau:

46
3.3.2.1.CapnhatHopdongLD

ThemHopdong

CapnhatHopdongLD SuaHopdong
Phongnhansu

TimHopdong XoaHopdong

Hình 25: Mô hình ca sử dụng Cập nhật hợp đồng lao động
Tên ca sử dụng : Cập nhật hợp đồng lao động
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý hợp đồng lao động, bao gồm các thao
tác:
+ Thêm hợp đồng
+ Sửa hợp đồng
+ Xóa hợp đồng
+Tìm hợp đồng
3.3.2.2.CapnhatLoaiHDLD

ThemloaiHDLD

CapnhatLoaiHDLD SualoaiHD
Phongnhansu

XoaloaiHD

Hình 26: Mô hình ca sử dụng Cập nhật hợp đồng lao động
Tên ca sử dụng : Cập nhật loại hợp đồng lao động
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý loại hợp đồng lao động, bao gồm các
thao tác:

47
+ Thêm loại hợp đồng
+ Sửa loại hợp đồng
+ Xóa loại hợp đồng
3.3.2.3.CapnhatChucvu

ThemChucvu

CapnhatChucVu SuaChucvu
Phongnhansu

TimkiemChucvu
XoaChucvu

Hình 27: Mô hình ca sử dụng Cập nhật chức vụ


Tên ca sử dụng : Cập nhật chức vụ
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý chức vụ, bao gồm các thao tác:
+ Thêm chức vụ
+ Sửa chức vụ
+ Xóa chức vụ+Tìm chức vụ
3.3.2.4.CapnhatPhongban

ThemPhongban

CapnhatPhongban
Phongnhansu SuaPhongban

Timphongban XoaPhongban

Hình 28: Mô hình ca sử dụng Cập nhập phòng ban

48
Tên ca sử dụng : Cập nhật phòng ban
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý phòng ban, bao gồm các thao tác:
+ Thêm phong ban
+ Sửa phòng ban
+ Xóa phòng ban
+Tìm phòng ban
3.3.2.5.CapnhatLoailuong

ThemLoailuong

SuaLoaiLuong
CapnhatLoailuong
Phongnhansu

XoaLoaiLuong

Hình 29: Mô hình ca sử dụng Cập nhập loại lương


Tên ca sử dụng : Cập nhật loại lương
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý các loại lương, bao gồm các thao tác:
+ Thêm loại lương
+ Sửa tìm loại lương
+ Xóa loại lương
3.3.2.6.CapnhatHesoluong

ThemHesoluong

CapnhatHesoluong SuaHesoluong
Phongnhansu

Tim Hesoluong XoaHesoluong

Hình 30: Mô hình ca sử dụng Cập nhật hệ số lương

49
Tên ca sử dụng : Cập nhật hệ số lương
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý hệ số lương, bao gồm các thao tác:
+ Thêm loại hệ số lương
+ Sửa tìm hệ số lương
+ Xóa hệ số lương
+ Tìm hệ số lương
3.3.2.7.CapnhatCongviec

ThemCongviec

CapnhatCongviec SuaCongviec
Phongnhans u

Tim Congviec XoaCongviec

Hình 31: Mô hình ca sử dụng Cập nhật công việc


Tên ca sử dụng : Cập nhật công việc
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý công việc, bao gồm các thao tác:
+ Thêm công việc
+ Sửa công việc
+ Xóa công việc
+ Tìm công việc
3.3.2.8.CapnhatBanghesoluong

ThemBanghesoluong

CapnhatBanghesoluong SuaBanghesoluong
Phongnhansu

TimBanghesoluong XoaBanghesoluong

Hình 32: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Bảng hệ số lương

50
Tên ca sử dụng : Cập nhật bảng hệ số lương
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý bảng hệ số lương, bao gồm các thao tác:
+ Thêm bảng hệ số lương
+ Sửa bảng hệ số lương
+ Xóa bảng hệ số lương
+ Tìm bảng hệ số lương
3.3.2.9.CapnhatTamhoanHDLD

ThemTamhoanHDLD

CapnhatTamhoanHDLD SuaTamhoanHDLD
Phongnhansu

TimTamhoanHDLD XoaTamhoanHDLD

Hình 33: Mô hình ca sử dụng Cập nhật tạm hoãn hợp đồng lao động
-Tên ca sử dụng : Cập nhật tạm hoãn hợp đồng lao động
-Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
-Mục đích: Giúp nhân sự quản lý việc tạm hoãn hợp đồng lao dộng, bao gồm
các thao tác:
+ Thêm tạm hoãn hợp đồng lao động
+ Sửa tạm hoãn hợp đồng lao động
+ Xóa tạm hoãn hợp đồng lao động
+ Tìm tạm hoãn hợp đồng lao động
3.3.2.10.CapnhatChamdutHDLD

CapnhatChamdutHDLD SuaChamdutHDLD
Phongnhansu

TimChamdutHDLD XoaChamdutHDLD

Hình 34: Mô hình ca sử dụng Cập nhật chấm dứt hợp đồng lao động

51
Tên ca sử dụng : Cập nhật chấm dứt hợp đồng lao động
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Giúp nhân sự quản lý việc chấm dứt hợp đồng lao động, bao
gồm các thao tác:
+ Sửa chấm dứt hợp đồng lao động
+ Xóa chấm dứt hợp đồng lao động
+ Tìm tạm chấm dứt hợp đồng lao động
3.3.2.11.CapnhatNhanxetThuviec

ThemNhanxetthuviec

CapnhatNhanxetThuviec SuaNhanxetthuviec
Cacphongban

TimNhanxetThuviec XoaNhanxetthuviec

Hình 35: Mô hình ca sử dụng Cập nhật nhận xét thử việc
Tên ca sử dụng : Cập nhật nhận xét thử việc
Tác nhân kích hoạt: Các phòng ban
Mục đích: Giúp các phòng ban quản lý việc nhận xét thử việc, bao gồm
các thao tác:
+ Thêm nhận xét thử việc
+ Sửa nhận xét thử việc
+ Xóa nhận xét thử việc
+ Tìm nhận xét thử việc

52
3.3.3. Mô hình quản lý Khen thưởng – Kỷ luật

CapnhatHoidong
YeucauKLKT
NhanvienActor

CapnhatTrachnhiem Banlanhdao

CapnhatLoaiKLKT

Cacphongban CapnhatChitietHD

CapnhatBanghesoluong

CapnhatKQHoidongKTKL
HoidongKTKL
NewClass4
CapnhatNhanvien

Hình 36: Mô hình ca sử dụng Quản lý Khen thưởng – Kỷ luật


Từ mô hình ca sử dụng Quản lý Khen thưởng – Kỷ luật phân rã ra được
các ca sử dụng sau:
3.3.3.1.YeucauKTKL

ThemYeucauKLKT

YeucauKLKT SuaYeucauKLKT
Cacphongban

TimKLKT XoaYeucauKLKT

NhanvienActor

Hình 37: Mô hình ca sử dụng yêu cầu Kỷ luật - Khen thưởng


Tên ca sử dụng : Yêu cầu kỷ luật,khen thưởng
Tác nhân kích hoạt: Các phòng ban, Nhân viên Actor
Mục đích: Quản lý quá trình kỷ luật, khen thưởng, bao gồm các thao tác:
+ Thêm yêu cầu kỷ luật,khen thưởng

53
+ Sửa yêu cầu kỷ luật,khen thưởng
+ Xóa yêu cầu kỷ luật,khen thưởng
+ Tìm yêu cầu kỷ luật,khen thưởng
3.3.3.2.CapnhatLoaiKLKT

ThemLoaiKTKL

CapnhatLoaiKTKL SuaLoaiKLKT
Cacphongban

NhanvienActor TimLoaiKLKT XoaLoaiKTKL

Hình 38: Mô hình ca sử dụng Cập nhật loại Kỷ luật Khen thưởng
Tên ca sử dụng : Cập nhật loại kỷ luật,khen thưởng
Tác nhân kích hoạt: Các phòng ban, Nhân viên Actor
Mục đích: Quản lý loại kỷ luật, khen thưởng, bao gồm các thao tác:
+ Thêm loại kỷ luật,khen thưởng
+ Sửa loại kỷ luật,khen thưởng
+ Xóa loại kỷ luật,khen thưởng
+ Tìm loại kỷ luật,khen thưởng
3.3.3.3.CapnhatHoidong

ThemHoidong

CapnhatHoidong SuaHoidong
Banlanhdao

TimHoidong XoaHoidong

Hình 39: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Hội đồng

54
Tên ca sử dụng : Cập nhật hợp đồng
Tác nhân kích hoạt: Ban lãnh đạo
Mục đích: Quản lý loại kỷ luật, khen thưởng, bao gồm các thao tác:
+ Thêm hội đồng
+ Sửa hội đồng
+ Xóa hội đồng
+ Tìm hội đồng
3.3.3.4.CapnhatKQHoidongKLKT

ThemKQKLKT

Phongnhansu CapnhatKQHoidongKLKT SuaKQKLKT

TimKQKLKT XoaKQKLKT
HoidongKTKL

Hình 40: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Kết quả hội đồng phỏng vấn
Tên ca sử dụng : Cập nhật kết quả hội đồng kỷ luật khen thưởng
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự, Hội đồng kỷ luật,khen thưởng
Mục đích: Cập nhật kết quả kỷ luật,khen thưởng của hội đồng,bao gồm
các thao tác:
+ Thêm kết quả kỷ luật,khen thưởng
+ Sửa kết quả kỷ luật,khen thưởng
+ Xóa kết quả kỷ luật,khen thưởng
+ Tìm kết quả kỷ luật,khen thưởng

55
3.3.4.Mô hình ca sử dụng quản lý quá trình đào tạo

CapnhatYeucauDaotao
CapnhatNhanvien

CapnhatNoidaotao NhanvienActor
CapnhatQuatrinhDaotao

Phongnhansu

CapnhatBanghesoluong CapnhatLopdaotao

Banlanhdao
CapnhatKetqua

CapnhatPheduyet

Hình 41: Mô hình ca sử dụng quản lý Quá trình đào tạo


Từ mô hình ca sử dụng Quản lý đào tạo phân rã ra được các ca sử dụng
sau:
3.3.4.1.QuanlyQuatrinhdaotao

ThemQuatrinhdaotao

QuanlyQuatrinhdaotao SuaQuatrinhdaotao
Phongnhansu

TimQuatrinhdaotao XoaQuatrinhdaotao

Hình 42: Mô hình ca sử dụng quản lý Quá trình đào tạo


Tên ca sử dụng : Quản lý quá trình đào tạo
Tác nhân kích hoạt: Phòng nhân sự
Mục đích: Quản lý quá trình đào tạo ,bao gồm các thao tác:
+ Thêm quá trình đào tạo

56
+ Sửa quá trình đào tạo
+ Xóa quá trình đào tạo
+ Tìm quá trình đào tạo
3.3.4.2.CapnhatYeucaudaotao

ThemYeucaudaotao

CapnhatYeucaudaotao SuaYeucaudaotao
NhanvienActor

TimYeucaudaotao XoaYeucaudaotao

Hình 43: Mô hình ca sử dụng Quản lý Câp nhật yêu cầu đào tạo

Tên ca sử dụng : Cập nhật yêu cầu đào tạo


Tác nhân kích hoạt: Nhân viên Actor
Mục đích: Quản yêu cầu đào tạo,bao gồm các thao tác:
+ Thêm yêu cầu đào tạo
+ Sửa yêu cầu đào tạo
+ Xóa yêu cầu đào tạo
+ Tìm yêu cầu đào tạo
3.3.4.3.CapnhatNoidaotao

ThemNoidaotao

CapnhatNoidaotao SuaNoidaotao
NhanvienActor

Tim Noidaotao

Hình 44: Mô hình ca sử dụng Quản lý Câp nhật nơi đào tạo

57
Tên ca sử dụng : Cập nhật Nơi đào tạo
Tác nhân kích hoạt: Nhân viên Actor
Mục đích: Quản lý nơi đào tạo,bao gồm các thao tác:
+ Thêm nơi đào tạo
+ Sửa nơi đào tạo
+ Tìm nơi đào tạo
3.3.4.4.CapnhatLopdaotao

ThemLopdaotao

CapnhatLopdaotao SuaLopdaotao
NhanvienActor

XoaLopdaotao
TimLopdaotao

Hình 45: Mô hình ca sử dụng quản lý Câp nhật lớp đào tạo
Tên ca sử dụng : Cập nhật Lớp đào tạo
Tác nhân kích hoạt: Nhân viên Actor
Mục đích: Quản lý lớp đào tạo,bao gồm các thao tác:
+ Thêm lớp đào tạo
+ Sửa lớp đào tạo
+ Tìm lớp đào tạo

58
3.3.4.5.CapnhatPheduyet

ThemPheduyet

CapnhatPheduyet SuaPheduyet
Banlanhdao

TimPheduyet XoaPheduyet

Hình 46: Mô hình ca sử dụng quản lý Câp nhật phê duyệt


Tên ca sử dụng : Cập nhật Phê duyệt
Tác nhân kích hoạt: Ban lãnh đạo
Mục đích: Quản lý việc phê duyệt ,bao gồm các thao tác:
+ Thêm quyết định phê duyệt
+ Sửa quyết định phê suyệt
+Tìm quyết định phê duyệt
3.3.5. Mô hình ca sử dụng quản lý lương

CapnhatBanghesoluong

CapnhatBangchamcong

CapnhatBangChamcong
Cacphongban

KetoanLuong
CapnhatBangluongngay CapnhatNhanvien

CapnhatBangluongthang

CapnhatBangluongkhoan

Hình 47: Mô hình ca sử dụng mức Quản lý Lương

59
Từ mô hình ca sử dụng Quản lý Lương phân rã ra được các ca sử dụng
sau:
3.3.5.1.CapnhatBangchamcong

ThemBangcham cong

CapnhatBangcham cong SuaBangchamcong


Cacphongban

XoaBangchamcong

Hình 48: Mô hình ca sử dụng Cập nhật bảng chấm công


Tên ca sử dụng : Cập nhật Bảng chấm công
Tác nhân kích hoạt: Các phòng ban
Mục đích: Quản lýBảng chấm công ,bao gồm các thao tác:
+ Thêm bảng chấm công
+ Sửa bảng chấm công
+Xóa bảng chấm công
3.3.5.2.CapnhatBangluongngay

ThemBangluongngay

CapnhatBangluongngay SuaBangluongngay
Ketoanluong

XoaBangluongngay

Hình 49: Mô hình ca sử dụng Cập nhật bảng lương ngày


Tên ca sử dụng : Cập nhật Bảng lương ngày
Tác nhân kích hoạt: Kế toán lương
Mục đích: Quản lý Bảng chấm công ngày,bao gồm các thao tác:
+ Thêm bảng chấm công ngày

60
+ Sửa bảng chấm công ngày
+Xóa bảng chấm công ngày
3.3.5.3.CapnhatBangluongthang

ThemBangluongthang

CapnhatBangluongthang SuaBangluongthang
Ketoanluong

XoaBangluongthang

Hình 50: Mô hình ca sử dụng Cập nhật bảng lương tháng


Tên ca sử dụng : Cập nhật Bảng lương tháng
Tác nhân kích hoạt: Kế toán lương
Mục đích: Quản lý Bảng chấm công tháng ,bao gồm các thao tác:
+ Thêm bảng chấm công tháng
+ Sửa bảng chấm công tháng
+Xóa bảng chấm công tháng

61
3.3.5.4..CapnhatBangluongkhoan

ThemBangluongkhoan

CapnhatBangluongkhoan SuaBangluongkhoan
Ketoanluong

XoaBangluongkhoan

Hình 51: Mô hình ca sử dụng Cập nhật Bảng lương khoán


Tên ca sử dụng : Cập nhật Bảng lương khoán
Tác nhân kích hoạt: Kế toán lương
Mục đích: Quản lý Bảng chấm công khoán ,bao gồm các thao tác:
+ Thêm bảng chấm công khoán
+ Sửa bảng chấm công khoán
+Xóa bảng chấm công khoán
3.4.Phân tích một số ca sử dụng
3.4.1.Ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động
Mô hình khái niệm
Tác nhân: Phòng nhân sự
Lớp giao diện: FormUpdateHDLD cho phép thực hiện các thao tác
thêm mới, xem, sửa đổi, xoá các thông tin của các hợp đồng lao động.
Lớp điều khiển: UpdateHDLD cho phép cập nhật thông tin các hợp đồng
lao động.
Lớp thực thể:
Lớp thực thể LoaiHDLD chứa thông tin về danh mục các loại hợp
đồng lao động của hợp đồng lao động.
Lớp thực thể Phongban chứa thông tin về danh mục các phòng ban
của hợp đồng lao động.
Lớp thực thể Chucvu chứa thông tin về danh mục các chức vụ của
hợp đồng lao động.
Lớp thực thể Congviec chứa thông tin về danh mục các công việc của
hợp đồng lao động.

62
Lớp thực thể Loailuong chứa thông tin về danh mục các loại lương
của hợp đồng lao động.
Lớp thực thể HSluong chứa thông tin về danh mục các hệ số lương
của hợp đồng lao độngLớp thực thể Phucap chứa thông tin về danh mục các
loại phụ cấp của hợp đồng lao độngLớp thực thể HDLD chứa thông tin về
các hợp đồng lao động có trong bảng HDLD.
Sơ đồ liên kết:

Hình 52: Sơ đồ liên kết ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động

63
Biểu đồ tuần tự

Hình 53: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật Hợp đồng lao động

3.4.2.Ca sử dụng cập nhật danh mục công việc


Mô hình khái niệm
Tác nhân: Phòng nhân sự

64
Lớp giao diện: FormUpdateCongviec cho phép thực hiện các thao tác
thêm mới, xem, sửa đổi, xoá các thông tin của công việc
Lớp điều khiển: UpdateCongviec cho phép cập nhật thông tin danh mục
công việc
Lớp thực thể: Congviec chứa thông tin về các công việc có trong bảng
Congviec
Sơ đồ liên kết:

Hình 54: Sơ đồ liên kết ca sử dụng cập nhật danh mục Công việc

Biểu đồ tuần tự

Hình 55: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật danh mục Công việc

65
3.5.Biểu đồ lớp
3.5.1. Biểu đồ lớp quản lý Quá trình khen thưởng – kỷ luật

Hình 56: Biểu đồ lớp quản lý Quá trình khen thưởng – kỷ luật

66
3.5.2. Biểu đồ lớp quản lý Hợp đồng lao động

Hình 57:Biểu đồ lớp quản lý thông tin Hợp đồng lao động

67
3.5.3. Biểu đồ lớp quản lý Quá trình công tác

Hình 58: Biểu đồ lớp quản lý Quá trình công tác

68
3.5.4.Biểu đồ lớp quản lý thông tin Tuyển dụng nhân viên

Hình 59: Biểu đồ lớp quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên

69
3.5.5. Biểu đồ lớp quản lý Quá trình đào tạo

Hình 60: Biểu đồ lớp quản lý Quá trình đào tạo

70
3.5.6. Biểu đồ lớp quản lý Lương

Hình 61: Biểu đồ lớp quản lý Lương

71
3.6. Phần mềm thử nghiệm
3.6.1. Màn hình đăng nhập hệ thống.

3.6.2. Màn hình chính của chương trình

72
3.6.3. Màn hình nhập thông tin đợt tuyển dụng.

3.6.4. Màn hình cập nhật thông tin nhân viên

73
3.6.5.Thiết kế form Quản Lý Lương

74
KẾT LUẬN

Làm thế nào để quản lý tốt, hiệu quả cao các nguồn lực nói chung và
Quản lý Nhân sự và Tiền lương nói riêng luôn là vấn đề lớn các Doanh nghiệp
cần phải giải quyết. Trong phạm vi luận văn cơ bản phần nào đã giải quyết được
những vấn về của Doanh nghiệp
Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
+ Tổng quan về ERP
+ Đưa ra được phương pháp, quy trình phân tích thiết kế hệ thống
+ Đưa ra được các quy trình nghiệp vụ cơ bản về quản trị Nhân sự và Tiền
lương
+ Xây dựng được phần mềm và kiểm thử
Từ những kết quả đã đạt được trên để đề tài có thể áp dụng vào thực tế
cần phải có thêm thời gian nghiên cứu,bổ sung kiến thức.
Do đó hướng phát triển của luận văn như sau:
+ Mở rộng các Module để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như: Máy
chấm công, quét thẻ ...
+ Tích hợp với các Module khác trong hệ thống ERP.
+ Hoàn thiện các chức năng đã phân tích thiết kế.
+ Thực hiện cài đặt nốt các phần đã phân tích thiết kế.
+ Nghiên cứu bổ xung các chức năng mà tại thời điểm làm luận văn này
chưa nhận dạng được.

75
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Ba, Phát triển hệ thống hướng đối tượng với
UML 2.0 và C++, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2005
2. PGS.TS Đoàn Văn Ban, Phân tích,thiết kê hướng đối tượng với UML,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011
3. Huỳnh Văn Đức, Đoàn Thiện Ngân, Giáo trình nhập môn UML, Nhà xuất
bản Lao Động Xã Hội, 2003
4. Đặng Văn Đức, Phân tích thiết kế Hướng đối tượng, NXB Giáo Dục, 2002
5. Tô Văn Nam, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống, NXB Giáo dục,
(2004)
6. Trần Nguyên Phong, Giáo trình SQL,Trường ĐH KH Huế, 2004
7. Nguyễn Ngọc Bình Phương,Các Giải Pháp Lập Trình C#,NXB Giao
Thông Vận Tải
8. Trần Đình Quế và Nguyễn Mạnh Sơn, Phân tích thiết kế hướng đối tượng,
Bài giảng cho sinh viên Đại học từ xa, Học Viên CNBCVT, 2005
9. Nguyễn Văn Vị. Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại,
NXB Thống kế, 2003
Tiếng Anh
10. Grady Booch, James Rumbaugh, Ivar Jacobson, The Unified Modeling
LanguageUser Guide, Addison-Wesley, 1999.
11. Liaquat Hossain, John David Patrick and M.A Rashid, Enterprise
Resource Planning: Global Opportunities & Challenges, Idea Group
Publishing, USA, 2000
12. Scheer, A., & Habermann. Enterprise Resource Planning: Making ERP a
success. Communication of the ACM, 2000
13. Rational Software Corp., The Rational Unified Process, RationalSoftware
Corp., 2000

Website
14. Trang http://www.cio.com/erp
15. Trang http://www.erp.ittoolbox.com
16. Trang https://erpvietnam.wordpress.com
17. Trang http://gscom.vn/portal
18. Trang http://www.erpsolution.com.vn

76

You might also like