You are on page 1of 160

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẶNG NGUYỄN THIÊN HOÀNG

NGHIÊN CỨU RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG
MỸ ĐỐI VỚI CÁ TRA, BASA XUẤT KHẨU - TRƯỜNG HỢP
CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TẠI MIỀN TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẶNG NGUYỄN THIÊN HOÀNG

NGHIÊN CỨU RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG
MỸ ĐỐI VỚI CÁ TRA, BASA XUẤT KHẨU - TRƯỜNG HỢP
CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TẠI MIỀN TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
Quyết định giao đề tài: 1361/QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2014
Quyết định thành lập hội đồng: 1024/QĐ-ĐHNT ngày 27/11/2017
Ngày bảo vệ: 06/12/2017
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH


Chủ tịch Hội Đồng:

TS. HỒ HUY TỰU


Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị
trường Mỹ đối với Cá tra, basa xuất khẩu - Trường hợp của một số doanh nghiệp
tại miền Tây Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Khánh Hòa, ngày 01 tháng 7 năm 2017


Tác giả luận văn

Đặng Nguyễn Thiên Hoàng

iii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang. Trong quá trình làm
luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn. Trước tiên tôi xin
gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Trường Đại học Nha Trang, những người đã truyền
đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua. Đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của cô PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi để
tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp CHQT2013-
6 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận văn. Đồng thời xin gửi lời
cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Khánh Hòa, ngày 01 tháng 7 năm 2017


Tác giả luận văn

Đặng Nguyễn Thiên Hoàng

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................7
1.1. Khái quát chung về hàng rào phi thuế quan .............................................................7
1.1.1. Rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế..................................................7
1.1.2. Đặc điểm của những rào cản phi thuế quan ........................................................19
1.1.3. Tác động của các rào cản phi thuế quan tới hoạt động xuất khẩu.......................22
1.1.4. Những nhân tố cản trở doanh nghiệp trong việc đáp ứng các rào cản phi thuế quan .... 27
1.2. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ (10) .............................................32
1.2.1. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs) ..................................................32
1.2.2 .Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu ..............................................32
Kết luận chương 1 .........................................................................................................33
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT ...........................................................34
2.1. Phương pháp điều tra khảo sát ..............................................................................34
2.1.1 Tiến trình nghiên cứu ...........................................................................................34
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................35
2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp tham gia khảo sát ......................................................37
2.3. Tình hình xản xuất ca tra, cá basa tại một số tỉnh Tây Nam Bộ .............................42
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN Ở THỊ TRƯỜNG
MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÁ TRA-BA SA XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ .........................................44
3.1. Tổng quan về xuất khẩu cá tra- ba sa của Việt Nam sang thị trường thế giới và Mỹ....... 44

v
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường thế giới và Mỹ........44
3.1.2. Cơ cấu thị trường Cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường thế
giới và Mỹ......................................................................................................................45
3.2. Khái quát về rào cản phi thuế quan và ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị
trường Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra-
ba sa khu vực Tây Nam Bộ ...........................................................................................47
3.2.1. Rào cản kỹ thuật thương mại của Mỹ đối với nhóm hàng cá tra- ba sa ..............47
3.2.2. Những rào cản phi thuế quan doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu cá tra và ba
sa sang thị trường Mỹ ....................................................................................................52
3.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan.......................................................56
3.2.4. Những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải ........................................59
3.2.5. Hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn..................................................61
3.2.6. Nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng và khả năng thực hiện các nhân
tố/ biện pháp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Mỹ ..............................62
3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ .........67
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ
XUẤT KHẨU CÁ TRA – BA SA MIỀN TÂY NAM BỘ VƯỢT QUA RÀO CẢN
PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ............................................................68
4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản nói chung, mặt hàng cá tra- ba
sa nói riêng.....................................................................................................................68
4.1.1. Mục tiêu...............................................................................................................68
4.1.2. Định hướng phát triển..........................................................................................69
4.2. Những căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................................69
4.3. Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ .....72
4.3.1. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp ...............................................................72
4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội ...........................79
KẾT LUẬN ...................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................85
PHỤ LỤC

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG
Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
APEC
châu Á - Thái Bình Dương)

ATTP An toàn thực phẩm


ATSVTP An toàn vệ sinh thực phẩm
BAP Best Aquaculture Practices (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất)
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

British Retail Consotium (Tiêu chuẩn đáp ứng khách hàng cả an


BRC
toàn và chất lượng)

DOC Department of Commerce (Bộ thương mại Hoa Kỳ)


General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp ước chung về thuế
GATT
quan và mậu dịch)
Hazard Analysis Critical Control Point (Hệ thống phân tích mối
HACCP
nguy và điểm kiểm soát tới hạn)

Japan External Trade Organization (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch
JETRO
Nhật Bản)
NTB Non-Tariff Barriers (Rào cản phi thuế quan)

Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ


OECD
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế)

Pacific Economic Co - operation Council (Hội đồng Hợp tác Kinh


PECC
tế Thái Bình Dương)
The Application of Sanitary and Phytosanitary measures (Hiệp định
SPS về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật)

TBT Technical Barriers to Trade (Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật)

TRAINs Trade Analysis and Information System (Hệ thống Phân tích và

vii
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG
Thông tin Thương mại)
Agreement on Trade-Related Investment Measures (Hiệp định về
TRIMs
các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại)

United Nations Conference on Trade and Development (Tổ chức


UNCTAD
thương mại và phát triển của Liên hợp quốc)
USDA
Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội
VASEP
chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
Food Safety Management System (hệ thống quản lý an toàn thực
FSMS
phẩm)
Global Food Safety Initiative (tổ chức sáng kiến An toàn thực phẩm
GFSI
toàn cầu)

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Rào cản phi thuế quan theo tính chất của các biện pháp được áp dụng ............13

Bảng 2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa được khảo sát ...........37

Bảng 2.2: Các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa áp dụng ............38

Bảng 2.3: Tỷ trọng cá tra, cá basa xuất khẩu sang Mỹ..................................................39

Bảng 2.4: Các lý do doanh nghiệp chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm cá tra,
cá basa ...........................................................................................................................40

Bảng 2.5: Các điều kiện thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp .................................41

Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng cá tra tại các tỉnh Tây Nam Bộ năm 2015................42

Bảng 3.1: Phản ứng của doanh nghiệp trước những yêu cầu đối với cá tra, cá basa tại
thị trường Mỹ.................................................................................................................54

Bảng 3.2: Những chiến lược của doanh nghiệp trước các yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch
động thực vật và các chứng nhận tự nguyện của thị trường Mỹ ...................................55

Bảng 3.3: Nhận thức về lợi ích kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp khảo sát..............56

Bảng 3.4: Nhận thức về lợi ích môi trường của doanh nghiệp khảo sát .......................57

Bảng 3.5: Nhận thức về lợi ích xã hội của doanh nghiệp khảo sát ...............................57

Bảng 3.6 Chi phí dự kiến phát sinh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về rào cản phi thuế
quan cá tra, cá basa tại Mỹ ............................................................................................58

Bảng 3.7 Đánh giá tầm quan trọng các nhân tố/ biện pháp đánh giá khả năng đáp ứng
các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Mỹ ..................................................................63

Bảng 3.8. Đánh giá khả năng thực hiện các nhân tố/ biện pháp đáp ứng các tiêu chuẩn,
quy đinh của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ....................65

Bảng 4.1 Các nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị
trường Mỹ và khả năng thực hiện .....................................................................................70

Bảng 4.2: Giá thành sản xuất cá tra fillet tháng 10.2017 công ty Cadovimex II ............76

ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Đối tượng khách hàng nhập khẩu cá tra, cá basa ..........................................40

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra basa Việt Nam và kim ngạch cá tra, cá basa
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.......................................................................45

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra, cá Bảng 4.2: Giá thành sản xuất cá tra
fillet tháng 10.2017 công ty Cadovimex II basaViệt Nam 2016 ...................................47

Biểu đồ 3.3: Các rào cản doanh nghiệp gặp phải trong vòng 05 năm gần đây .............52

Biểu đồ 3.4: Lý do doanh nghiệp bị từ chối khi nhập khẩu vào Mỹ.............................52

Biểu đồ 3.5: Mức độ khắt khe về các quy định tiêu chuẩn ...........................................53

Biểu đồ 3.6: Mức độ khắt khe về các chứng nhận tự nguyện .......................................54

Biểu đồ 3.7: Những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải..............................59

Biểu đồ 3.8: Thống kê các hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn .................61

x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
I. THÔNG TIN CHUNG

Tên luận văn: “Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ đối với Cá
tra, basa xuất khẩu - Trường hợp của một số doanh nghiệp tại miền Tây Nam Bộ”

Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh


Tên tác giả: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng
MSHV: 55CH373

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh


II.NỘI DUNG
1. Giới thiệu

Đây là đề tài nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ
đối với cá tra, cá basa tại một số doanh nghiệp Tây Nam Bộ thông qua việc phân tích
các số liệu thống kê và khảo sát doanh nghiệp nhằm thấy được ảnh hưởng của các rào
cản này đến hoạt động xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ qua đó đề ra các giải
pháp đối phó với các ảnh hưởng tiêu cực và phát triển xuất khẩu.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn với
các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa miền Tây Nam Bộ.

2. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã cho biết những rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ
đối với thủy sản Việt Nam và xác định các rào cản phi thuế quan mà các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra, cá basa Tây Nam Bộ thường gặp, nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan
trọng của những nhân tố và khả năng thực hiện các nhân tố của các doanh nghiệp về
các tiêu chuẩn, quy định khi xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ. Đồng thời dựa
vào các khả năng thực hiện các nhân tố quan trọng tác động đến khả năng đáp ứng các
rào cản phi thuế quan của doanh nghiệp mà đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp
vượt qua các rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Mỹ.
3.Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của của rào cản phi thuế
quan trong thương mại quốc tế. Đồng thời cũng đã tiến hành phân tích, đánh giá thực

xi
trạng và tác động của rào cản phi thuế quan ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cá tra,
cá basa sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa khu vực
Tây Nam Bộ.

Để có thể vượt qua các rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu cá tra, basa sang thị
trường Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự phối hợp tổng thể, một tầm nhìn chiến
lược theo hướng quy hoạch tự chủ được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, nhận
định thị trường mục tiêu cùng phát triển trong tiến trình thương mại quốc tế. Bởi các
doanh nghiệp đơn lẻ không thể tự mình vượt qua rào cản phi thuế quan. Các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ phải không ngừng đổi mới và phát
triển quá trình sản xuất sản phẩm, từ khâu nuôi trồng khai thác cho đến khâu chế biến
và tiêu thụ để đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản phẩm xuất khẩu vì đây cũng là một lý
do mà nhiều doanh nghiệp bị từ chối khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Ngoài ra các cơ
quan ban ngành, các hiệp hội cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trên nhiều
phương diện để hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ mới
duy trì được sự ổn định và phát triển mạnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa tìm hiểu sâu về các tác nhân ảnh hưởng
của rào cản phi thuế quan. Cách tiếp cận của tác giả vẫn có hạn chế do những tiêu
chuẩn là một đại diện ít thuyết phục cho sự hạn chế đối với hoạt động thương mại. Một
số giải pháp, kiến nghị được đưa ra trong đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, nhưng tác
giả mong rằng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ hiểu thêm về các rào cản thương mại và chọn được giải
pháp thích hợp nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Từ khóa: Rào cản phi thuế quan, Cá tra, cá basa, thị trường Mỹ.

xii
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, là một trong những biện pháp quan trọng để tạo ra đột phá tăng trưởng cao,
chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất khẩu được
đẩy mạnh sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại
tệ, kích thích đầu tư, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực và thị
trường nhập khẩu tiềm năng lớn là hết sức quan trọng.

Kể từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những
nguyên tắc của thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang
phải đối mặt với vô số những hàng rào thương mại phi thuế quan ở các nước nhập
khẩu nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới rào cản tinh vi, phức tạp hơn nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước như chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp, các quy
định và tiêu chuẩn kỹ thuật, đối kháng trả đũa trong hoạt động thương mại, các rào cản
về truy xuất nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu, kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm…làm giảm đáng kể hiệu quả của những nỗ lực tìm kiếm, mở rộng, xúc tiến thị
trường và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

Thủy sản Việt Nam là hàng hóa chịu tác động rất lớn từ các biện pháp, rào cản
thương mại. Trong 5 năm qua, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4
trong số các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, da giày và dầu thô. Trong những năm
gần đây tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn tăng như kim ngạch XK thủy sản năm
2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015 (VASEP, 2015), nhưng lượng tăng
hàng xuất khẩu này chủ yếu vào các thị trường mới, còn các thị trường chủ lực như
Mỹ, liên minh Châu Âu (EU) thì đang có dấu hiệu sụt giảm. Trong thời gian qua, biện
pháp phi thuế quan được áp dụng tại thị trường Mỹ đã gây nên những ảnh hưởng nhất
định cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khiến triển vọng xuất khẩu thủy
sản trở nên bấp bênh, tiêu biểu đó là vấn đề xuất khẩu cá tra, basa.

Sau nhiều rào cản thương mại mà phía Mỹ đặt ra đối với cá tra, basa Việt Nam
như dán nhãn tên gọi theo yêu cầu của Mỹ, áp thuế chống bán phá giá hay quy định ký
quỹ cho sản phẩm cá tra, basa trước khi vào thị trường Mỹ... Đầu tháng 12/2015, Bộ

1
Nông nghiệp Mỹ lại đưa sản phẩm cá tra Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ
quan thanh tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thay vì thuộc phạm vi quản lý của của Cục
Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) như trước đây. Theo đó, sản phẩm cá
tra của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải được chứng nhận Tiêu
chuẩn tương đồng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Để nâng cao sản lượng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát hiện và
loại bỏ hoặc tìm cách vượt qua các rào cản của thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt
Nam bắt buộc phải có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan của
thị trường này, từ đó đề ra các phương hướng đúng đắn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản trong đó có mặt hàng cá tra, basa. Với mục đích nghiên cứu rào cản phi thuế
quan được áp dụng tại thị trường nhập khẩu gây ảnh hưởng như thế nào cho hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến thủy sản đặc biệt là với mặt hàng cá tra và cá ba
sa của khu vực Tây Nam Bộ và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp các doanh
nghiệp thủy sản vượt qua rào cản này nên học viên đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ đối với Cá tra, basa xuất khẩu - Trường hợp
của một số doanh nghiệp tại miền Tây Nam Bộ”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

a. Mục tiêu chung

Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ đối với mặt hàng Cá tra,
basa xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu miền Tây Nam Bộ, qua đó đề ra
một số giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa miền Tây
Nam Bộ vượt qua các rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

b. Mục tiêu cụ thể

-Xác định những rào cản phi thuế quan khác nhau ở thị trường Mỹ đối với thủy
sản nhập khẩu từ Việt Nam.

- Phân tích ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ đối với hoạt
động xuất khẩu Cá tra, basa của một số doanh nghiệp xuất khẩu miền Tây Nam Bộ.

- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba
sa miền Tây Nam Bộ vượt qua rào cản phi thuế quan.

2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Các rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa miền Tây Nam Bộ.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm và những rào
cản về kỹ thuật mà các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa miền Tây Nam
Bộ gặp phải tại thị trường Mỹ từ năm 2014 cho đến năm 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu:


a. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát tập trung vào
đặc điểm doanh nghiệp; những rào cản phi thuế quan doanh nghiệp đang phải đối mặt;
ảnh hưởng của chúng đến chi phí; khả năng cạnh tranh, duy trì thị phần và cả những
ảnh hưởng tích cực; nhận thức của doanh nghiệp và mức độ thực hiện của doanh
nghiệp về các rào cản phi thuế quan của khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
b. Số liệu thu thập
- Số liệu sơ cấp: thu từ điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp một số tỉnh An
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang theo mẫu nghiên cứu được đề xuất.
- Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan quản lý
nhà nước trên lĩnh vực thủy sản.
c. Phương pháp chọn mẫu
- Tổng thể các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra, ba sa thuộc một số
tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp có hoạt động xuất khẩu cá tra, ba sa sang thị
trường Mỹ.
- Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.
5. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu trên thế giới:

-Rajesh Mehta (2003) “Non-tariff Barriers Affecting India’s Exports” “Rào cản
phi thuế quan ảnh hưởng đến xuất khẩu Ấn Độ” bài viết này làm nổi bật Xuất khẩu của
Ấn Độ sẽ phải đối mặt rào cản phi thuế quan tại các thị trường xuất khẩu lớn của Ấn

3
Độ đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác, đã làm cản trở đáng
kể xuất khẩu của Ấn Độ sang thị trường này. Đồng thời cũng minh họa phạm vi của
các rào cản mà các nhà xuất khẩu nước này gặp phải để xác định các giải pháp vượt
rào cản.

- Pouarlbery và Lee (1998) “Import restrictions in the presence of a health risk”,


đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên đánh giá mối nguy. Phương pháp này kết hợp đánh
giá mối nguy với tính toán chi phí – lợi ích để đo lường ảnh hưởng của những rào cản
phi thuế quan. Một quy định có được coi là rào cản phi thuế quan hay không là dựa
trên ảnh hưởng về phúc lợi. Tính toán chi phí – lợi ích kết hợp với đánh giá mối nguy
cung cấp những chi phí và lợi ích phúc lợi của những loại NTBs này. Tính bảo hộ sẽ
xuất hiện khi những mối nguy là nhỏ và chi phí của nó vượt quá so với lợi ích mang
lại. Tình huống nghiên cứu là chính phủ Mỹ đã bảo hộ bằng thuế quan để chống lại thịt
bò philê nhập khẩu từ những quốc gia có nguy cơ lây nhiễm bệnh lở mồm, long móng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nước nhập khẩu sẽ tối đa hóa phúc lợi xã hội nếu chính
phủ thiết lập một mức thuế phù hợp, mà tại mức đó tổn thất dự đoán đối với ngành sản
xuất thịt bò trong nước nếu bệnh lở mồm long móng truyền vào đàn gia súc của Mỹ sẽ
ngang với bằng mức thuế dự định áp dụng cho sản phẩm thịt bò.

Nghiên cứu trong nước:


Những nghiên cứu ở Việt Nam về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan chưa
nhiều, chủ yếu dừng ở mức độ định tính và định lượng đơn giản, chưa đi sâu vào một
ngành cụ thể:
- Trong “Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải
pháp đối với Việt Nam”tác giả Đinh Văn Thành và cộng sự, 2004 đã tổng hợp những
rào cản thuế quan, phi thuế quan được áp dụng trong thực tiễn, chiều hướng sử dụng ở
từng thị trường, những rào cản thương mại mà Việt Nam đang áp dụng và các giải
pháp để vượt qua rào cản thương mại tại các thị trường . Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa
đề cập đến ảnh hưởng của rào cản thương mại đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản.

- Luận văn “Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa” – Lưu Minh Trọng, Trường Đại
học Nha Trang, 2013. Luận văn đã thống kê các rào cản thương mại của thị trường Mỹ
và thị trường EU đối với thủy sản Việt Nam. Nghiên cứu cho biết các nhân tố ảnh

4
hưởng khả năng đáp ứng, cách thức mà doanh nghiệp phản ứng lại với các rào cản
đồng thời chỉ ra được các xu hướng rào cản mà hai thị trường này áp dụng đối với các
doanh nghiệp thủy sản Nha Trang. Tuy nhiên nghiên cứu này vẩn chưa sâu về các tác
nhân ảnh hưởng, khả năng đáp ứng về các rào cản phi thuế quan

- Luận văn “Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị trường Châu Âu đối với
cá tra, cá basa xuất khẩu – trường hợp của một số doanh nghiệp tại Tây Nam Bộ” –
Nguyễn Thị Ngọc Chân, Trường Đại học Nha Trang, 2016. Luận văn nghiên cứu về
thực trạng rào cản phi thuế quan của thị trường Châu Âu đối với cá tra, cá basa tại một
số doanh nghiệp Tây Nam Bộ thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, chuỗi
cung ứng, khảo sát doanh nghiệp để thấy được ảnh hưởng của các rào cản này. Và
thông qua việc phân tích thực trạng hiện nay và xu hướng trong tương lai tác giả đề ra
nhũng giải pháp cải thiện năng lực các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa khu vực
Tây Nam Bộ khi đối đầu với các rào cản phi thuế quan.

- Luận văn “Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị trường Nhật đối với tôm
xuất khẩu – trường hợp của một số doanh nghiệp tại miền Tây Nam bộ” – Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, Trường Đại học Nha Trang, 2016. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và nội
dung cơ bản của của rào cản phi thuế quan và chuỗi cung ứng. Đồng thời cũng đã tiến
hành phân tích, đánh giá thực trạng và tác động của rào cản phi thuế quan ảnh hưởng
tới hoạt động xuất khẩu tôm các doanh nghiệp miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên nghiên
cứu này vẫn chưa sâu về các tác nhân ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan; chi phí và
lợi ích cụ thể khi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn do hạn chế trong tiếp cận cũng
như hạn chế về số liệu đánh giá. Luận văn chỉ ra rằng đối với tất cả các doanh nghiệp,
việc nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu giúp các doanh nghiệp tự
nâng cấp mình, tạo thêm nội lực trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay.

- Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản
thương mại quốc tế”, tác giả Trần Thanh Long, 2010 đã thống kê những cảnh báo
thương mại và số lượng các vụ kiện để mô tả ảnh hưởng của rào cản thương mại đối
với xuất khẩu. Nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của rào cản thương mại
như làm tăng chi phí của doanh nghiệp, thủ tục khắt khe, làm chệch hướng hoạt động
thương mại so với khi thương mại tự do; cùng với đó là những tác động tích cực như
tăng cường nhận thức cho doanh nghiệp và chính quyền, thúc đẩy doanh nghiệp tăng

5
cường đầu tư để vượt qua rào cản thương mại, tăng cường kinh nghiệm đối phó với
những rào cản. Tuy nhiên, những kết quả này có được dựa trên kinh nghiệm và lập
luận của tác giả, nghiên cứu chưa có những kết quả định lượng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hoặc là nghiên cứu chung về rào cản phi
thuế quan nói chung; tổng quan rào cản tác động tới tất cả các mặt hàng hay nghiên
cứu ở một thị trường khác và chưa nghiên cứu tác động của rào cản phi thuế quan của
Mỹ đối với mặt hàng cá tra, ba sa của Việt Nam. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay
vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về rào cản phi thuế quan của Mỹ
đối với mặt hàng cá tra, ba sa của Việt Nam

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết.

Chương 2: Phương pháp điều tra khảo sát và đặc điểm của doanh nghiệp tham
gia khảo sát.

Chương 3: Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ đối với mặt
hàng Cá tra, basa xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu miền Tây Nam Bộ.

Chương 4: Một số giải pháp giúp doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa
miền Tây Nam Bộ vượt qua rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ.

6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát chung về hàng rào phi thuế quan


1.1.1 Rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm

Khái niệm rào cản trong ngôn ngữ thường ngày được hiểu là tất cả những gì
gây trở ngại, khó khăn cho hoạt động tiếp cận một đối tượng nào đó. Trong lĩnh vực
kinh tế, người ta nói đến các hàng rào thương mại như thuế quan, các tiêu chuẩn kỹ
thuật (còn gọi là hàng rào hay rào cản kỹ thuật), những quy định của luật pháp hạn chế
hoạt động thương mại (còn gọi là rào cản pháp lý),… Đây là những rào cản do nhà
nước đặt ra với mục đích bảo hộ kinh tế trong nước và thường được nhìn nhận như là
các bộ phận hay công cụ trong chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia.

Kết quả vòng đàm phán thương mại đa phương và song phương trong khuôn khổ
WTO (trước đây là hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT) về mở cửa
thị trường tự do hóa thương mại đã chỉ ra rằng: rào cản trong thương mại quốc tế xuất
hiện trong hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi. Chẳng hạn, có
biện pháp áp dụng ngay tại biên giới, có biện pháp áp dụng bên trong biên giới; có
biện pháp thuế quan và phi thuế quan; có biện pháp môi trường và biện pháp vệ sinh
dịch tễ; có biện pháp tự vệ đặc biệt và có biện pháp tự vệ tạm thời; có biện pháp chung
nhưng cũng có biện pháp chuyên ngành; có những biện pháp trực tiếp đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu và cũng có biện pháp gián tiếp như đầu tư liên quan đến thương
mại. Chính vì tính đa dạng và phức tạp của các rào cản trong thương mại quốc tế đã
đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu không chỉ bản chất và thực tiễn áp dụng chúng mà phải
nắm rõ được vai trò và mục tiêu của các quốc gia khi xây dựng và áp dụng chúng.

Trong thương mại quốc tế, rào cản thương mại được chia làm hai loại: Rào cản
thuế quan (Tariff Barriers – TB) và rào cản phi thuế quan (Non – Tariff Barriers -
NTB). Rào cản thuế quan là rào cản được WTO cho phép sử dụng để bảo hộ thị trường
trong nước theo cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt
giảm. Trong khi đó hàng rào phi thuế quan được các nước duy trì nhằm bảo hộ sản
xuất và người tiêu dùng nội địa.

7
Vì tính phức tạp cũng như đa dạng về loại nên rất khó để đưa ra một định nghĩa
rõ ràng và chặt chẽ. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về rào cản
phi thuế quan, và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ thuộc vào các nhà
nghiên cứu, các quốc gia, và các tổ chức quốc tế. Về mặt lý thuyết, rào cản phi thuế
quan là các rào cản ngoài thuế làm ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hoá quốc tế (trade
flow). Trong thời gian gần đây, càng ngày phạm vi của các hàng rào phi thuế quan
càng được mở rộng. Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu một số định nghĩa để có thể
làm rõ hơn bản chất của rào cản phi thuế quan.

Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới Baldwin (1970) đã định
nghĩa rào cản phi thuế quan “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì một biện pháp
(thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và dịch vụ trong mua bán
quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đó, sẽ được
phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm năng thực sự của thế giới”
giới (Baldwin, Robert E 1970).

Nghiên cứu của hội đồng kinh tế hợp tác Thái Bình Dương (PECC) đã mô tả rào
cản phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế trong nước “các
hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại, bằng
cách này làm biến dạng nền sản xuất trong nước” (PECC,1995).

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 thì “ các rào cản phi
thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các
quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu
(Nguyễn Hữu Khải, 2005).

Tại Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng khái
niệm về rào cản phi thuế quan của Bộ Thương Mại như sau: “ngoài thuế quan ra tất cả
các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng
đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các rào cản phi thuế quan”
(Đinh Văn Thành, 2005). Mỗi NTB có thể có một hoặc nhiều thuộc tính như áp dụng
tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp hoặc
không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ... Trên trang Web
của mình, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra khái niệm
về hàng rào phi thuế quan như là những biện pháp nằm ngoài thuế quan, có liên quan

8
hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước, với mục tiêu cản
trở đối với hàng hóa nhập khẩu mà không dựa trên cơ sở pháp lý khoa học hay bình
đẳng. Cũng trên Interrnet, Tạp chí Công nghiệp Việt nam cho rằng rào cản phi thuế
quan là những quy định ngoài thuế quan, hay một chính sách phân biệt nào đó được
một quốc gia (hay vùng lãnh thổ) áp dụng với mục đích hạn chế thương mại quốc tế,
tiến tới ngăn cản việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường trong nước. Các
thủ tục này sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước giống như một hình thức bảo hộ.
Những định nghĩa này đã nhấn mạnh tới mục đích phân biệt đối xử nhằm bảo hộ sản
xuất trong nước của các rào cản phi thuế quan.

Trên cơ sở các phân tích trên đây, tác giả cho rằng rào cản phi thuế quan là rào
cản không dùng thuế quan mà sử dụng các quy định pháp lý (thông qua các biện pháp
hành chính) và các quy định kỹ thuật (dưới hình thức các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với
sản phẩm và quy trình sản xuất, vận chuyển, vv…) để phân biệt đối xử chống lại sự
thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá và người tiêu dùng trong nước.
Mục tiêu chính thức của các rào cản phi thuế quan là bảo vệ sự an toàn và lợi ích của
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước. Tuy nhiên, phần lớn các nước công
nghiệp phát triển thường dựa trên lý do này để đạt tới mục đích cuối cùng là giảm
thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.

Với góc nhìn như vậy, rào cản phi thuế quan bao gồm hai bộ phận cơ bản.
Trước hết đó là các rào cản pháp lý được hiểu là các chính sách, các quy định mang
tính pháp lý của chính phủ đối với hàng hoá nhập khẩu. Các rào cản này được thể hiện
chủ yếu thông qua các biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp đối với hàng nhập
khẩu như hạn ngạch, thuế chống bán phá giá, cơ chế giám sát, v.v. Các biện pháp này
thường chỉ được áp dụng riêng cho hàng hoá nhập khẩu và chỉ trong một số điều kiện
và hoàn cảnh đặc biệt và không liên quan gì đến hàng hoá sản xuất trong nước. Bộ
phận thứ hai là các rào cản kỹ thuật chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật như nguồn gốc
xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh, quy định đối với nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, vận
chuyển, tiêu chuẩn xã hội vv. Một điểm cần lưu ý là không phải bất cứ một tiêu chuẩn
kỹ thuật nào cũng là rào cản kỹ thuật. Mặt khác các tiêu chuẩn này có thể được áp
dụng đối với cả hàng hoá nhập khẩu cũng như hàng sản xuất trong nước.

9
Giữa rào cản pháp lý và rào cản kỹ thuật không có một ranh giới thực sự rõ
ràng. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành, vì vậy chúng cũng có tính pháp lý. Các biện pháp hành chính cũng có thể
mang nội dung kỹ thuật. Ví dụ như khi nước nhập khẩu yêu cầu cung cấp thông tin chi
tiết về tính năng kỹ thuật, thành phần hay quy trình sản xuất của sản phẩm thì rất khó
có thể phân biệt rạch ròi đây là rào cản pháp lý hay kỹ thuật. Do vậy, sự phân loại trên
đây cũng chỉ mang tính chất tương đối.

1.1.1.2 Phân loại các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế

Hiện nay trên thế giới cũng chưa có phân loại cố định nào cho rào cản phi thuế
quan và cũng không ai thống kê được hết tất cả các rào cản này trong thương mại quốc
tế. Các quốc gia, khu vực, cộng đồng liên minh liên tục đưa ra các rào cản bảo hộ
thương mại trong nước mặt khác phải phù hợp chung diễn biến thương mại quốc tế.
Do đó hàng năm các rào cản được bổ sung và sửa đổi nên việc phân loại cũng có nhiều
cách khác nhau.

a) Phân loại NTB trên thế giới

Baldwin là người xây dựng cách phân loại NTB đầu tiên. Cách phân loại này
chỉ đưa ra được cách phân loại dựa trên các đặc điểm chung về chính sách có tác động
ngăn cản hình thành một thị trường chung.

- Các chính sách về hạn ngạch và hạn chế thương mại quốc gia.

- Trợ cấp xuất khẩu về thuế.

- Các chính sách mua sắm đấu thầu của chính phủ và tư nhân có sự phân biệt.

- Một số loại thuế trực thu có chọn lọc.

- Một số hình thức trợ giá trong nước có chọn lọc.

- Thủ tục hải quan nhằm hạn chế thương mại.

- Các quy định về chống phá giá.

- Các quy định về hành chính kĩ thuật nhằm hạn chế thương mại.

- Các thông lệ kinh doanh nhằm hạn chế thương mại.

- Các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế đầu tư nước ngoài.

10
- Các chính sách xuất nhập cảnh nhằm hạn chế thương mại.

- Các biện pháp kiểm soát tiền tệ có chọn lọc và chính sách tỷ giá hối đoái có
phân biệt đối xử.

Laird và Vossenaar đã xây dựng hệ thống phân loại dựa trên mục tiêu và tác
động trực tiếp của từng biện pháp NTB.

- Các biện pháp kiểm soát khối lượng nhập khẩu

- Các biện pháp kiểm soát giá cả hàng nhập khẩu

- Các biện pháp giám sát, bao gồm điều tra và theo dõi về giá cả và khối lượng

- Các biện pháp về sản xuất và xuất khẩu

- Các hàng rào kĩ thuật

Deardorff Stern (1977) dựa trên tác động và tính chất của NTBs:

- Giảm khối lượng hàng nhập khẩu

- Tăng giá hàng nhập khẩu

- Thay đổi độ co giãn cầu của hàng nhập khẩu

- Khả năng biến đổi của NTB

- Mức độ không chắc chắn của NTB

- Chi phí về phúc lợi của NTB

- Chi phí về nguồn lực của NTB

Để đưa ra hệ thống phân loại NTB mà trọng tâm là giá cả và các biện pháp hạn
chế định lượng tại cửa khẩu:

- Các biện pháp hạn chế định lượng hay các hạn chế cụ thể tương tự đối với
hàng xuất nhập khẩu

- Các khoản thu phi thuế quan và các chính sách tương tự tác động tới hàng
nhập khẩu.

- Sự tham gia của chính phủ vào thương mại; các thông lệ mang tính hạn chế;
các chính sách chung.

- Các thủ tục hải quan và thông lệ hành chính.

- Các TBT.

11
Hệ thống Mã các biện pháp kiểm soát Thương mại của UNCTAD đã đưa ra
định nghĩa lớn nhất về NTB với hơn 100 các biện pháp khác nhau (chưa bao gồm các
biện pháp về sản xuất và xuất khẩu), chúng được phân loại thành:

- Các biện pháp gần giống thuế quan – phụ thu hải quan, thuế và phí bổ sung,
định giá hải quan.

- Các biện pháp kiểm soát giá cả - định giá bằng hành chính, hạn chế xuất
khẩu tự nguyện, áp dụng lệ phí tùy biến.

- Các biện pháp tài chính – các yêu cầu thanh toán trước, quy định về điều
kiện thanh toán hàng nhập khẩu, làm chậm trễ khâu giao hàng.

- Các biện pháp kiểm soát định lượng – cấp phép phi- tự động, hạn ngạch,
cấm, các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu, hạn chế cụ thể đối doanh nghiệp.

- Các biện pháp độc quyền – kênh nhập khẩu duy nhất, dịch vụ bắt buộc đối
với quốc gia.

- Các biện pháp kĩ thuật – các quy định về kĩ thuật, thanh tra trước khi chuyển
hàng, các thủ tục hải quan đặc biệt.

b) Phân loại NTB tại Việt Nam

Theo cuốn “cạnh tranh trong thương mại quốc tế” của nhà xuất bản chính trị quốc
gia, toàn bộ hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới được chia thành 5 nhóm sau:

- Nhóm 1: Những việc chính phủ thường tham gia để hạn chế thương mại;

- Nhóm 2: Các biện pháp hạn cế nhập khẩu có tính chất hành chính và do hải
qian thực hiện;

- Nhóm 3: Hàng rào có tính chất kỹ thuật đối với thương mại;

- Nhóm 4: Hạn chế đặc thù, như hạn chế cấp phép nhập khẩu, hạn chế xuất
khẩu, quy chế về giá trong nước;

- Nhóm 5: Lệ phí nhập khẩu, như tiền ký quỹ, thuế điều tiết nhập khẩu, hạn
chế cho vay có tính chất phân biệt đối xử…

Trong cuốn sách “Thương mại quốc tế và an ninh lương thực” (Nguyễn Hữu Khải,
2005) lại đưa ra cách phân loại bằng cách ví dụ các rào cản phi thuế quan như sau:
12
- Hạn ngạch (quota) tức hạn chế số lượng một mặt hàng nhất định có thể cho
phép nhập (có khi chỉ quy định đối với một nước nào đó, chẳng hạn xe ô tô của Nhật
bán sang Mỹ)

- Quy định tiêu chuẩn hoặc dán nhãn trên mặt hàng mà nhà sản xuất nước
ngoài không có tập quán làm như vậy

- Các chính sách yêu cầu công chức phải mua sắm hàng nội.

- Các chiến dịch vận động dân chúng tiêu dùng hàng trong nước....

Bảng 1.1: Rào cản phi thuế quan theo tính chất của các biện pháp được áp dụng
TT Biện pháp Định nghĩa Ví dụ
1 Các biện pháp hạn Là các quy định có tác - Hạn ngạch
chế mang tính chất động đến giá cả, sức - Các biện pháp bảo hộ tạm
kinh tế. cạnh tranh của hàng hóa thời
và khả năng xâm nhập - Những yêu cầu về chất
thị trường. lượng của thị trường nước
nhập khẩu
2 Là các quy định nhằm - Các biện pháp đảm bảo an
bảo đảm lợi ích cộng toàn vệ sinh thực phẩm
Các biện pháp hạn
đồng như sức khỏe, sự an - Các biện pháp đảm bảo
chế mang tính chất
toàn, môi trường. môi trường sinh thái
xã hội
- Các biện pháp đảm bảo
chất lượng sản phẩm.
3 Là các quy định yêu cầu - Các thủ tục phân định trị
Các biện pháp hạn tuân thủ các thủ tục hành giá hải quan
chế mang tính chất chính, đảm bảo hồ sơ, - Các yêu cầu về cấp phép....
hành chính. giấy tờ cần thiết cho hàng
hóa nhập khẩu.

Nguồn: Vụ nghiên cứu KT, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, căn cứ theo tài liệu của OECD

Bộ thương mại (nay là bộ công thương) đã phân loại NTB thành 7 nhóm:

- Nhóm 1. Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép);

- Nhóm 2. Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá
nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu).
13
- Nhóm 3. Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu).
- Nhóm 4. Các biện pháp kỹ thuật (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục
xác định sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm định động thực vật).
- Nhóm 5. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp và
các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá).
- Nhóm 6. Các biện pháp liên quan tới đầu tư ( như thuế xuất thuế nhập khẩu
phụ thuộc tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn
với thành tích xuất khẩu).
- Nhóm 7. Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay
đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết nối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan,
mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xưa).
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu các
nhà kinh tế cũng đưa ra các cách phân loại rào cản phi thuế quan khác nhau. Ví dụ như
để phân tích các NTB có liên quan tới cạnh tranh và chính sách cạnh tranh, thì NTB có
thể được chia làm 3 loại:
- Biện pháp của chính sách cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu
- Biện pháp của chính sách thay thế nhập khẩu
- Biện pháp kiểm soát xuất khẩu......
Có thể nhận thấy dù áp dụng phương thức nào, sử dụng các công cụ NTB nào thì
nhìn chung các NTB chính đều thuộc 7 nhóm NTB theo phân loại của Bộ Công
Thương như trên. Do vậy, để nghiên cứu tác động của các rào cản phi thuế quan đối
với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì cách phân
loại của Bộ Thương Mại tỏ ra là khá phù hợp.
1.1.1.3 Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay, các nước đã dựng rất nhiều hàng rào phi thuế quan nhằm
bảo hộ nền sản xuất trong nước. Từ đó người ta có thể phân chia ra làm sáu nhóm lớn:
a) Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng
Hạn chế định lượng là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cản trở
luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nước. Đây là những biện pháp nhằm trực
tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có

14
tính chất bảo hộ rất cao. Đây thường là những biện pháp mang tính chất võ đoán, ít
dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. WTO coi
những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do hóa thương mại, đồng thời
lại không thể tính toán, dự đoán được trước cho nên yêu cầu xóa bỏ chúng. Thay vào
đó, nhu cầu bảo hộ, nếu có, sẽ được thể hiện thành thuế quan.

b) Nhóm các biện pháp quản lý giá cả

Ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại, biện pháp liên quan đên việc xác
định giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một công cụ gián tiếp bảo hộ sản
xuất trong nước. Trị giá tính thuế hải quan cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến
khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lên giá bán
của sản phẩm của Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu.

Trước đây, các nước đang phát triển thường không sử dụng giá thực tế ghi trên
hóa đơn để tính thuế mà sử dụng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo. Thậm
chí hải quan Thái Lan còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập
khẩu từ bất kỳ nước nào trong thời gian đó để xác định trị giá tính thuế. Cách xác định
tùy tiện này đôi khi khiến nhà xuất khẩu phải chịu thuế cao một cách vô lý và không
thể dự đoán được khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm của mình.

Đến hay hầu hết các nước đã sử dụng Hiệp định về định giá hải quan của WTO
để tính thuế nhập khẩu. Theo đó, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc sẽ được
trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.

Hiệp định trị giá hải quan (ACV) mà tên đầy đủ là Hiệp định thực hiện Điều VII
của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) 1994. Nội dung cơ bản của
ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác định giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở giá ghi
trên hợp đồng, hóa đơn (gọi là trị giá giao dịch)

Trị giá giao dịch không chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao
gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, tiền môi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy phép,
chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)

ACV không cho phép tính các chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải nội
địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các loại
thuế sau khi nhập khẩu.

15
Ngoài biện pháp về trị giá tính thuế hải quan, hiện nay rất nhiều nước thể hiện
mối quan ngại về các biện pháp phụ thu và phí đang được sử dụng tràn lan như một
loại thuế nhập khẩu trá hình nhằm cản trở thương mại. Danh mục các mặt hàng chịu
phụ thu không cố định là một trong những lợi thế giúp các nước nhập khẩu bảo hộ tạm
thời và giảm khả năng dự đoán của các doanh nghiệp xuất khẩu.

c) Nhóm các biện pháp quản lý tài chính và tiền tệ

Các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối
với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán. Các biện pháp này có thể làm
tăng chi phí nhập khẩu theo một cách tương tự đối với các biện pháp thuế quan.

- Các yêu cầu thanh toán trước: giá trị của giao dịch nhập khẩu và/hoặc thuế
nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

- Tiền gửi nhập khẩu trước: Nghĩa vụ trước phần trăm giá trị của các giao
dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu, không cho phép lãi
suất đối với tiền gửi.

- Yêu cầu giới hạn tiền mặt: Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị
giao dịch hoặc một phần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thương
trước khi mở thư tín dụng, việc thanh toán có thể được yêu cầu bằng ngoại tệ.

+ Trả trước thuế hải quan: thanh toán trước toàn bộ hoặc một phần, không cho
phép sinh ra lãi suất.

+ Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm, Việc gửi lại
tiền gửi là chi phí được trả lại khi các sản phẩm đã được sử dụng hoặc các thùng hàng
được trả lại hệ thống giao nhận.

- Tỷ giá hối đoái đa dạng: Khi nhập khẩu vào trong nước, người ta qui định khi
tính thuế nhập khẩu, việc chuyển đối ngoại tệ ra tiền trong nước theo cách xác định tỷ
giá hối đoái tại nước nhập khẩu. Ví dụ tại Việt Nam thì việc chuyển đổi ngoại tệ được
tính theo tỷ giá do liên ngân hàng công bố tại thời điểm làm tờ khai hải quan.

- Quản lý ngoại hối:

+ Nhà nước kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan
hệ kinh tế với nước ngoài. Thực hiện biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại
16
hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và
ngăn chặn nguồn vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài.

+ Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vào ngân
hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối này phải
được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Thông qua quản lý ngoại hối, nhà
nước có thể kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đồng thời
tạo khả năng ổn định tỷ giá hối đoái.

+ Quản lý ngoại hối là một trong những biện pháp quan trọng của chủ nghĩa
bảo hộ độc quyền. Các tổ chức độc quyền gây ảnh hưởng đối với ngân hàng và cơ
quan quản lý ngoại hối trong việc chi tiêu ngoại hối có lợi cho họ.

- Thuế nội địa đối với nhập khẩu: Để hạn chế nhập khẩu các nước luôn tìm
mọi cách để làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập
khẩu trong nước. Đó là các nước áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu nội địa, như:
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...

d) Nhóm các biện pháp về hành chính

Trong số các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tác
dụng bảo hộ khá rõ, bao gồm hình thức hàng đổi hàng, đặc cọc...

Biện pháp hàng đổi hàng giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong khi biện pháp
đặt cọc có thể hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích.

Ngoài các biện pháp trên, các nước có thể dùng một số biện pháp về thủ tục hải
quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ như các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam.

e) Nhóm các biện pháp hàng rào kỹ thuật

Các biện pháp về kỹ thuật đề cấp đến các sản phẩm có đặc trưng như chất
lượng, an toàn hoặc kích thước, bao gồm các điều khoản hành chính có thể áp dụng,
thuật ngữ, ký hiệu, thử nghiệm và các phương pháp thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu,
và các yêu cầu dán nhãn và chúng được áp dụng cho một sản phẩm.

Các tiêu chuẩn, kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các
nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng

17
cách giúp người mua nước ngoài đánh gái được quy cách, chất lượng của sản phẩm.
Nhưng mặt khác, chúng có thể trở thành rào cản thương mại nếu chúng quá khác biệt
giữa các nước. Các doanh nghiệp chế tạo muốn tiêu thụ tại nước khác có thể phải điều
chỉnh lại quy trình sản xuất. Ngoài ra, đòi hỏi thử nghiệm sản phẩm tại nước nhập
khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phù hợp với những quy định của nước đó về
kỹ thuật và an toàn khiến cho các nhà xuất khẩu phải chịu những quy trình kiếm tra
nghiêm ngặt hơn hoặc chi phí kiểm tra cao hơn cho quá trình kiểm tra này. Các nước
phát triển với trình độ khoa học hiện đại là những nước có ưu thế trong việc áp dụng
những tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp để hạn chế nhập khẩu. Đơn cử như những sản
phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam, vốn đã được thử nghiệm và kiểm tra kỹ thuật
chặt chẽ trong nước theo những tiêu chuẩn quốc tế, muốn được nhập khẩu vào Mỹ
phải được một nước thứ ba cấp chứng nhận chất lượng.

Ngoài ra các nước còn có thể áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật (SPS)
như một hàng rào hạn chế nhập khẩu. Sự khác nhau cơ bản giữa tiêu chuẩn kỹ thuật và
biện pháp SPS là nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người hoặc động thực vật
thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch
bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.

Các nước đang pháp triển hiện nay có xu hướng sử dụng tối đa biện pháp này
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước với chiêu bài vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Bên cạnh hai biện pháp trên, yêu cầu về nhãn mác hàng hóa cũng được sử dụng
như một rào cản thương mại hữu hiệu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Những
nước này qui định rất chi tiết trong luật pháp nước mình về tiêu chuẩn nhãn mác đối
với hàng nhập khẩu.

f) Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời


Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời đầu tiên thường được các nước áp dụng
là tự vệ. Theo đó các nước có thể hạn chế nhập khẩu tạm thời bằng cách tăng thuế
nhập khẩu hoặc áp dụng hạn chế định lượng nếu cơ quan điều tra của nước này chứng
minh được rằng khối lượng hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể và tổn hại nghiêm
trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa đang sản xuất
mặt hàng tương tự hoặc mặt hàng trực tiếp cạnh tranh.

18
Việc cho phép nâng mức độ bảo hộ tạm thời này nhằm giúp cho ngành sản xuất
nội địa có đủ thời gian để thích ứng trước sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Do đó
thời hạn tối đa để áp dụng biện pháp này cho một sản phẩm cũng chỉ kéo dài trong một
thời gian trong vòng 8 tháng.
Biệp pháp thứ hai trong nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời là biện
pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi giá xuất khẩu thấp
hơn mức giá của sản phẩm tương tự sản xuất tại nước xuất khẩu. Các nước được phép
đánh thuế chống bán phá giá khi điều tra được rằng hàng nhập khẩu được bán pháp giá
vào thị trường nước mình (và tính được biên độ phá giá) đồng thời chứng minh được
việc bán phá giá này gây thiệt hai cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.
Các nước đang phát triển ít khi có cơ hội áp dụng biện pháp này do hạn chế về
thông tin, trình độ kỹ thuật. Đa số các vụ kiện về chống bán phá giá được trình lên cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO đều do Mỹ, Canada, những nước pháp triển khác
đưa ra.
Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời thứ ba là biện pháp trợ cấp và các biện
pháp đối kháng. Chính phủ có thể trợ cấp cho doanh nghiệp dưới dạng tiền trực tiếp
(cho không, cho vay ưu đãi, cấp thêm vốn), bảo lãnh trả các khoản vay, hoãn các
khoản thuế phải thu... nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Khi chính
phủ nước nhập khẩu điều tra và xác định được rằng hàng hóa nhập khẩu đã được trợ
cấp bán vào nước mình gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất mặt hàng
tương tự trong nước thì nước này có quyền đánh thuế đối kháng. Tuy nhiên, cũng
giống như thuế chống bán phá giá, không có mức thuế suất cố định cho thuế đối kháng
mà thuế suất này tùy thuộc vào mức độ tổn hại đối với sản xuất trong nước của nước
nhập khẩu.
1.1.2 Đặc điểm của những rào cản phi thuế quan
Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức
Nhờ đặc điểm này, hàng rào phi thuế quan tác động, khả năng và mức độ đáp
ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để
phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, mà không bị bó hẹp trong
khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ, để hạn chế nhập khẩu phân
bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu
không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.

19
Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu
quả cao
Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương
mại của mình, các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích
phát triển một số ngành nghề; (ii) hạn chế tiêu dùng; (iii) đảm bảo an toàn sức khỏe
con người, động thực vật, môi trường; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; (v)
đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,v.v... Các hàng rào phi thuế quan có
thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nêu trên trong khi việc sử
dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng.
Hình thức thể hiện của hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng
rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại.
Các hàng rào phi thuế quan thường mang tính “mập mờ” mức độ ảnh hưởng
không rõ ràng như những thay đổi mang tính định lượng của thuế quan nên dù tác
động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm có thể che đập hoặc biện hộ
bằng cách này hoặc cách khác. Hiện nay các Hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh
việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất định. Theo đó, tất cả các hàng rào phi
thuế quan hạn chế định lượng đều không được phép áp dụng, trừ trường hợp ngoại lệ.
Một số hàng rào phi thuế quan khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập
khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều
kiện tuân thủ những quyết định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn như các tiêu
chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá, các
biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp.
Thậm chí với những hàng rào phi thuế quan chưa xác định được là phù hợp hay
không với các quyết định của WTO, các nước vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chưa bị
yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ. Những hàng rào phu thuế quan này có thể do WTO chưa
có quyết định điều chỉnh hoặc có quyết định điều chỉnh nhưng rất chung chung và trên
thức tế rất khó có thể xác định được tính phù hợp hay không phù hợp với quyết định
đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung. Chẳng hạn như yêu cầu đặt
cọc, trả thuế nhập khẩu trước,v.v....
Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực
tế chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà
chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.

20
Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong một năm, người ta
dự tính khả năng các đơn vị sản xuất phân bón trong nước có thể đáp ứng được tổng
nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế phức tạp và thường xuyên biến động hiện nay, việc đưa
ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn. Hậu quả của việc dự báo không
chính xác sẽ rất nghiêm trọng như gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn phân bón khi sản
xuất trong nước vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt hoặc trái lại dẫn đến tính trạng cung vượt
cầu quá lớn trên thị trường làm giá sụt giảm. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết
định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu những rủi ro cao hơn.
Các hàng rào phi thuế quan đôi khi cũng làm nhiễu tín hiệu của thị trường mà
người sản xuất dựa vào đó để ra quyết định. Tín hiệu này chính là giá thị trường. Khi bị
làm sai lệch, nó sẽ phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thật sự, chỉ dẫn sai việc
phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư,
sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản xuất bị hạn chế.
Tác động của các hàng rào phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa được rõ
ràng như tác động của thuế quan. Nếu mức độ bảo hộ thông qua thuế quan đối với một
sản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính sách thuế suất đánh lên sản phẩm
đó thì mức độ bảo hộ thông qua các hàng rào phi thuế quan là tổng mức bảo hộ của
các hàng rào phi thuế quan riêng sẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản thân mức độ
bảo họ của mỗi hàng rào phi thuế quan cũng chỉ có thể được ước lượng một cách
tương đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan không dễ xác định
nên rất khó xác định một lộ trình tự do hóa thương mại rõ ràng như với bảo bộ bằng
thuế quan.

Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thường đòi
hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều
hành kiểm soát thương mại bằng các hàng rào phi thuế quan.

Một số hàng rào phi thuế quan thuộc thầm quyền và phạm vi quản lý của những
cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gây
khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các chủ thể
tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin cũng như
đánh giá tác động của các hàng rào phi thuế quan này.

21
Các doanh nghiệp sản xuất chưa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chưa có ý
thức xây dựng, đề xuất các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ
vào nhà nước tự quyết định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốn kém
chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụng các hàng rào
phi thuế quan nhất định có lợi cho mình.

Ngoài ra, việc quản lý các hàng rào phi thuế quan còn khó khăn nếu đó là
những hàng rào phi thuế quan bị động, tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà
hoạch định chính sách như bộ máy quản lý thương mại quan liêu, năng lực thấp của
các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lý không được công bố công khai...

Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan

Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập
khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp
nào cho nhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhất
định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi đặc quyền như được phân bổ hạn ngạch,
được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu - Điều này còn dẫn đến sự bất bình đẳng giữa
các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.

Tóm lại, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất
trong nước quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, yếu
đặc thù nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thường được sử dụng kết hợp, bổ
sung lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù về lý
thuyết WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là
công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưng thực tế đã chứng minh rằng các nước không
ngừng sử dụng các hàng rào phi thuế quan mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa
không trái với thông lệ quốc tế.

1.1.3. Tác động của các rào cản phi thuế quan tới hoạt động xuất khẩu đối với
doanh nghiệp Việt Nam

1.1.3.1. Một số nguyên tắc cơ bản

Tác động của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu nói riêng và thương
mại quốc tế nói chung mang tính đa chiều và rất khó có thể khẳng định một cách chính

22
xác mức độ tác động của chúng. Điều này xuất phát từ bản chất của các rào cản phi
thuế quan và tính chất phức tạp của chúng. Khi nghiên cứu về tác động của rào cản phi
thuế quan, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật, các công trình nghiên cứu đã cho thấy tính
hai mặt của chúng. Rào cản kỹ thuật được hiểu một cách đơn giản là các yêu cầu các
sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, nguồn
gốc và quy trình sản xuất đối với nguyên vật liệu cũng như sản phẩm. Mặt khác, các
tiêu chuẩn kỹ thuật này sẽ cho phép đạt tới một sự thống nhất về tiêu chuẩn trong
mạng lưới sản xuất sản phẩm, đảm bảo chất lượng và uy tính đối với người tiêu dùng,
nhằm tận dụng lợi thế quy mô. Như vậy không phải bất cứ tiêu chuẩn kỹ thuật nào
cũng điều trở thành rào cản kỹ thuật. Khi các tiêu chuẩn, quy định này tạo ra sự phân
biệt đối xử với hàng nhập khẩu, thu hẹp tiêu dùng làm méo mó thương mại quốc tế thì
chúng được xem là rào cản kỹ thuật. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa rào cản phi
thuế quan (NTB) và các biện pháp phi thuế quan (Non Tariff Meaures, NTM). Không
phải các biện pháp phi thuế quan là rào cản phi thuế quan. Trong một số điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể, một số biện pháp phi thuế quan có thể trở thành rào cản phi thuế
quan khi chúng “ được đặt ra quá mức cần thiết” và vi phạm nguyên tắc đối xử quốc
gia, gây cản trở thương mại quốc tế.

Tất cả các thành viên WTO bị ràng buộc bởi Hiệp định về rào cản kỹ thuật
(Agreement on Technical Barier to Trade). Mặt dù WTO đã đề cập đến khái niệm “rào
cản” trong tên gọi của hiệp định này nhưng trong toàn bộ nội dung của hiệp định lại
không sử dụng tiếp thuật ngữ đó. Hiệp định này nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật
được đưa ra sẽ không làm tổn hại đến thương mại quốc tế. Hiệp định này cũng chỉ
khuyến khích chứ không bắt buộc việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề là ở chỗ
rất khó để xác định một cách chính xác tuyệt đối liệu một tiêu chuẩn kỹ thuật đó có tạo
ra sự phân biệt đối xử hay ảnh hưởng xấu đến thương mại quốc tế.

Các tiêu chí xem xét một tiêu chuẩn kỹ thuật có là một rào cản kỹ thuật không gồm:

Liệu tiêu chuẩn có được đẩy mức cao hơn mức cần thiết nhằm đạt tới các mục
tiêu chính sách?

Liệu nó có giúp các doanh nghiệp nội địa có được mức lợi nhuận cao hơn nhờ
những sự sụt giảm của các doanh nghiệp nước ngoài?

23
Liệu nó có tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài trong việc tiếp cận thị trường?

Liệu có phải phải là giải pháp ảnh hưởng tới thương mại quốc tế nhiều nhất so
với các giải pháp/ sự lựa chọn khác?

Liệu nó có phải là giải pháp quá thận trọng?

Liệu tiêu chuẩn này có phải chỉ ra được đưa ra khi hàng nhập khẩu bắt đầu
chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, đáng kể hơn?

Vì vậy, để đo lường ảnh hưởng của các TBT phải tính toán được tất cả các ảnh
hưởng tiêu cực và tích cực của nó đối với các doanh nghiệp để từ đó xác định ảnh
hưởng thuần (tổng thể) tới toàn bộ thị trường.

1.1.3.2. Ảnh hưởng tích cực của các rào cản phi thuế quan

Mặt dù có những ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu Việt Nam nhưng các rào cản phi
thuế quan cũng có tác động tích cực mang tính hệ thống và toàn diện với các doanh
nghiệp, hiệp hội và cơ quan nhà nước Việt Nam trong dài hạn:
Thứ nhất, rào cản phi thuế quan góp phần tăng cường nhận thức cho các cấp
lãnh đạo Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng và cho các doanh nghiệp xuất khẩu về rào
cản thương mại quốc tế. Từ chỗ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các cơ quan nhà
nước, hiệp hội ngành hàng lo ngại phản ứng tiêu cực trước rào cản phi thuế quan ở các
nước, hiện nay các cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam đã có nhiều thông tin và phản ứng tích cực hơn với rào cản tại các thị trường
nhập khẩu. Chính vì vậy, nói như ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Các quy định của EU áp dụng cho toàn thế giới
chứ không chỉ riêng gì Việt Nam, nên vấn đề chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức
lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của họ chứ không còn cách nào khác”.
Thứ hai, rào cản phi thuế quan các nước thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường đầu
tư để vượt qua rào cản tại thị trường nhập khẩu. Từ quan điểm chấp nhận rào cản phi
thuế quan là một thực tế hiện hữu và phổ biến trong giai đoạn hiện nay, các doanh
nghiệp đã có bước chuyển động chung sống cùng với rào cản và tăng cường đầu tư để
vượt qua rào cản chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Điều đó được phản ánh qua số
lượng doanh nghiệp tăng cường đầu tư trang thiết bị để đầu tư các chuẩn mực sản

24
phẩm tại các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU…Tăng cường năng lực doanh
nghiệp, mà sản xuất để vượt qua rào cản.
Thứ ba, rào cản phi thuế quan các nước thúc đẩy sự chuyển động của cơ quan
nhà nước Việt Nam trong việc đối phó với các rào cản tại thị trường nhập khẩu. Sau
khi gia nhập WTO Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tăng cường thiết lập, hoàn thiện, vận
hành hoạt động văn phòng SPS và văn phòng TBT Việt Nam, …Tiếp đến là hoàn
thiện hệ thống luật liên quan tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực các
phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận phù hợp, tích cực tham gia các tổ chức
tiêu chuẩn khu vực và thế giới,… điều này giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt các hệ
thống thông tin và luật, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm vượt qua rào cản.
Thứ tư, từ nỗ lực của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước làm cho các doanh nghiệp quen và sống tốt với các rào cản
nghiêm ngặt của các nước trên cơ sở nâng cao sức mạnh của nền kinh tế và các ngành
hàng xuất khẩu.
1.1.3.3 .Ảnh hưởng tiêu cực của các rào cản phi thuế quan
Thứ nhất, rào cản phi thuế quan làm giảm hoạt động thương mại. Bởi các rào
cản phi thuế quan có xu hướng làm tăng chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí
chứng minh sự phù hợp. Bởi vì, các rào cản này thường đặt ra các qui định liên quan
đến quy trình sản xuất, nguyên liệu bao gói, khống chế hàm lượng độc tố và dự lượng
thuốc trừ sâu… để vượt qua các rào cản này doanh nghiệp cần phải đầu tư vào máy
móc thiết bị, công nghệ, quy trình quản lý… để nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng
với đó là chi phí thử nghiệm, kiểm định, công nhận.

Ngoài ra kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu còn chịu các chi phí
khác như các vụ kiện giữa Mỹ và Việt Nam về cá tra, basa hay giữa EU với Việt Nam
về hàng da giày…

Thứ hai, ngăn cản hoạt động thương mại do rào cản phi thuế quan kéo theo các
thủ tục quản lý, chứng minh, kiểm định, chứng nhận, công nhận tương đối phức tạp…
đối với hàng xuất khẩu Việt Nam cả ở Việt Nam và thị trường nhập khẩu. Ông Digby
Gascoine, chuyên gia quốc tế của dự án hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP III ( Bộ
Công Thương) xác nhận, hàng rào thương mại do EU áp dụng phần lớn đều hết sức
ngặt nghèo: “Nhưng các nước xuất khẩu buộc phải chấp nhận để tiếp cận thị trường
này”. Vì vậy, dù muốn hay không các doanh nghiệp phải chấp nhận qui định do nước
25
ngoài đặt ra. Việc tiến hành nhiều khâu, nhiều bước trong kiểm tra, đánh giá, trong khi
còn thiếu sự công nhận về kết quả kiểm tra, đánh giá giữa Việt Nam và đối tác nhập
khẩu sẽ gây ra sự chậm trễ trong giao hàng, hàm chứa yếu tố rủi ro do hư hỏng đặc
biệt là các mặt hàng thủy sản. Và đi kèm đó là khả năng bị tịch thu, tiêu hủy tại cửa
khẩu nước nhập,…

Thứ ba, tác động nữa của rào cản phi thuế quan là gây ra tình trạng chệch
hướng thương mại so với thương mại tự do bởi việc đặt ra các qui định phân biệt đối
xử giữa các nhà cung cấp tiềm năng.

Dẫn đến hậu quả hàng hóa xuất khẩu bị hạn chế hoặc không được chấp nhận tại
thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí để đáp ứng những
rào cản phi thuế quan, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Ở tầm quốc gia sẽ dẫn
tới các cuộc chiến thương mại, thực hiện các biện pháp trả đũa lẫn nhau.

Xuất phát từ quan điểm xem rào cản thương mại là một thực tế khách quan và
các doanh nghiệp cần có những chuyển động để thích ứng với chúng. Trong nghiên
cứu này, tác giả tập trung khai thác ở khía cạnh rào cản phi thuế quan làm phát sinh chi
phí thích ứng đối với doanh nghiệp, từ đó tác động làm méo mó hoạt động thương mại.
Hay nói cách khác chi phí thích ứng là biểu hiện cho sự cản trở của rào cản phi thuế
quan đối với hoạt động xuất khẩu. Chi phí để đáp ứng rào cản phi thuế quan bao gồm:

Chi phí thích ứng: Đó là những chi phí cần thiết mà một doanh nghiệp phải bỏ
ra để đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu. Những chi phí này
có thể bao gồm: những chi phí điều chỉnh, thay đổi đối với sản phẩm và hoạt động sản
xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường nhập khẩu hoặc thực hiện những thủ
tục đánh giá sự tuân thủ cả trước khi xuất khẩu và tại cảng đến (cảng của quốc gia xuất
khẩu đến)

Chi phí sản xuất khác: Sự khác biệt trong những tiêu chuẩn hoặc những thủ tục
đánh giá sự tuân thủ cũng có khả năng tạo ra những chi phí sản xuất tăng thêm đối với
nhà xuất khẩu. Thứ nhất, mức độ tiết kiệm chi phí sẽ bị suy giảm do doanh nghiệp cần
sản xuất một sản phẩm riêng biệt cho thị trường nội địa. Thứ hai, vốn dành cho việc
sản xuất theo những tiêu chuẩn tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu dường như
kém hiệu quả hơn so với việc sản xuất theo những tiêu chuẩn kỹ thuật tại thị trường
nhập khẩu.

26
Ở thị trường nào mà những tiêu chuẩn và thủ tục tuân thủ làm chi phí cung cấp
của nhà xuất khẩu vượt xa với nhà sản xuất nội địa, điều này sẽ trở thành một rào cản
thương mại thật sự. Đối với một vài sản phẩm được bán với giá trung bình, những chi
phí thích ứng tăng thêm sẽ đóng vai trò như một rào cản khi chúng làm cho giá của sản
phẩm vượt qua giá trung bình. Thậm chí những chi phí thích ứng tăng thêm sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh và doanh thu của các nhà xuất khẩu tại các quốc gia khác.
Trong một vài trường hợp những tiêu chuẩn và những thủ tục này tạo ra sự phân biệt
đối xử, thiên vị dành cho nhà sản xuất trong nước và chống lại những nhà xuất khẩu
nước ngoài. Những tiêu chuẩn và quy định của một quốc gia sẽ phản ánh thể chế thương
mại của quốc gia đó. Tuy nhiên, đối với nhà sản xuất nước ngoài cần phải học hỏi và
dần trở nên quen với những thủ tục khác biệt so với những cái được thực hiện ở đất
nước họ. Những chi phí thích ứng tăng thêm sẽ cực kỳ cao tại nơi có sự khác biệt về
ngôn ngữ và những thủ tục thì thực sự thiếu tương thích hoặc thường xuyên thay đổi.

1.1.4. Những nhân tố cản trở doanh nghiệp trong việc đáp ứng các rào cản phi
thuế quan

Tác giả Henson và cộng sự đã đề cập tới một vấn đề rất đáng quan tâm khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan (thường đúng với biện pháp
SPS và TBT) đó là những nhân tố cản trở doanh nghiệp trong việc đáp ứng những yêu
cầu, quy định phi thuế quan tại thị trường nhập khẩu.

1.1.4.1. Tiếp cận những nguồn lực để đáp ứng các tiêu chuẩn

Một vấn đề lớn mà những quốc gia đang phát triển phải đối mặt là việc tiếp cận
những nguồn lực để đáp ứng các tiêu chuẩn SPS tại thị trường nhập khẩu. Những
nguồn lực này bao gồm: thông tin về tiêu chuẩn SPS, những kiến thức về khoa học và
kỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ thích hợp, đội ngũ lao động có kỹ năng, những vấn đề
về tài chính nói chung… Nếu nguồn lực này không sẵn có tại địa phương, chúng có
thể được tìm thấy ở nước ngoài, nhưng chi phí cho việc đáp ứng sẽ tăng lên một cách
đáng kể. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những chi phí này dường như là quá
cao so với mức chịu đựng của họ.

Điển hình như việc đáp ứng những tiêu chuẩn SPS đối với thịt tươi và đông lạnh
của Ấn Độ. Ấn Độ từng không được đồng ý để xuất khẩu các loại sản phẩm này vào

27
EU. Tuy nhiên, một vài công ty đã nâng cấp những tiêu chuẩn SPS của họ để đáp ứng
nhu cầu của EU. Một công ty được phỏng vấn đã trả lời những vấn đề gặp phải để
nhận được những kiến thức về kỹ thuật và những trang thiết bị hiện đại. Họ đã mời các
chuyên gia từ Newzealand và Úc đồng thời nhập khẩu những thiết bị giá cao. Để lấy
lại chi phí này, các công ty của Ấn Độ đã phải mở rộng thị trường tới các quốc gia có
giá trị cao, đặc biệt là Trung Đông.

1.1.4.2. Thời gian cho phép để đáp ứng

Thời gian cho phép đối với việc đáp ứng những tiêu chuẩn SPS của những nước
phát triển là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí thích ứng. Nhiều quốc gia
đang phát triển yêu cầu kéo dài thời hạn tuân thủ theo những quy định, một phần là do
bị giới hạn về nguồn lực. Nếu những nhà xuất khẩu không đáp ứng trong thời hạn cho
phép, họ có khả năng không được xuất khẩu hàng hóa đến quốc gia đó. Trong một thời
gian ngắn như vậy, những chi phí được biểu hiện qua thu nhập bị mất đi có thể rất
quan trọng. Các nhà xuất khẩu cũng có thể mất khách hàng hoặc mất thị phần và ảnh
hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài.

Ví dụ như xuất khẩu tôm của Ấn Độ vào EU. Một nhà xuất khẩu lớn nước này
đã chịu những tổn thất kinh tế đáng kể do việc phải đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh
của EU. Xuất phát từ việc nâng lệnh cấm của EU đối với nhà xuất khẩu vào tháng 12
năm 1997. Công ty đã nộp đơn yêu cầu cho việc được chứng nhận xuất khẩu vào EU
từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, những thay đổi được yêu cầu bởi cơ quan có
thẩm quyền trước khi được sự chấp thuận đã làm cho công ty mất một khoảng thời
gian đáng kể để thực hiện. Kết cục, công ty này không thể xuất khẩu vào EU trong một
khoảng thời gian dài hơn (thêm 03 tháng) và trong suốt khoảng thời gian đó, những
đối thủ cạnh tranh lớn, những doanh nghiệp đã nhận được sự chấp thuận, đã bắt đầu
xuất hàng sang thị trường EU. Những chi phí về kinh tế là quá lớn đến nổi đe dọa đến
khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.1.4.3. Phản ứng từ chính phủ tại các quốc gia đang phát triển

Một vài nhà xuất khẩu được phỏng vấn trong nghiên cứu của Henson đã cho
rằng chính phủ của họ quá chậm trong việc phản ứng lại với những thay đổi trong tiêu
chuẩn SPS tại những thị trường xuất khẩu chính. Hậu quả là khoảng thời gian để các
doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng những yêu cầu bị giảm rõ rệt, chi phí và tổn thất tăng

28
lên, thậm chí trong một số trường hợp rất nghiêm trọng làm cho khả năng xuất khẩu
của doanh nghiệp bị hạn chế.

Ví dụ: vào năm 1997, trong ngành thủy sản của Ghana, khu vực những doanh
nghiệp tư nhân đã chỉ trích về việc thiếu những bước chuẩn bị cho những quy định
mới, mặc dù EU đã cho phép một khoảng thời gian thỏa đáng để thực hiện. Đầu năm
1998 việc xuất khẩu bị ngừng theo ý kiến của ủy ban tiêu chuẩn Ghana. Một đoàn
thanh tra thủy sản của EU đã đến vào tháng 02 năm 1998. Vào tháng 06 năm 1998, Ủy
ban tiêu chuẩn Ghana được sự chấp thuận của EU trở thành cơ quan có thẩm quyền để
cấp giấy phép cho những doanh nghiệp và những chuyến tàu xuất khẩu đến EU. Nhiều
nhà máy chuyển hàng đã được chập thuận và hoạt động vận tải bằng đường biển đã
được tái khởi động, nhưng đến tháng 01 năm 1999 Ghana vẫn chưa thể quay về mức
xuất khẩu như trước đây.

1.1.4.4. Bản chất của chuỗi marketing

Những thủ tục đánh giá việc chấp hành những biện pháp SPS thì rất khó và tốn
nhiều chi phí để áp dụng đối với chuỗi cung ứng của những nước đang phát triển.
Chuỗi cung ứng có xu hướng quá dài, quá phân tán và manh mún hơn so với các quốc
gia phát triển. Kết quả là việc thiết lập hệ thống truy suất nguồn gốc và đảm bảo chất
lượng nguồn cung ứng là hầu như không thể, đặc biệt tại doanh nghiệp nhỏ. Tình huống
xuất khẩu thịt bò Zimbabwe tới thị trường EU. Zimbabwe đã rất thành công trong việc
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thịt bò được xuất khẩu bởi những doanh nghiệp/ nông
trại lớn. Mức độ tham gia của những nông trại nhỏ là rất thấp.

Những tiêu chuẩn được áp đặt bởi EU yêu cầu phải truy nguyên nguồn gốc của
gia súc trong chuỗi cung cấp. Ví dụ: doanh nghiệp xuất khẩu được yêu cầu chứng
minh rằng gia súc từ khu vực không bị bệnh bò điên và khu vực an toàn với nhiều dịch
bệnh. Hơn nữa những yêu cần gần đây đối với việc truy xuất nguồn gốc của từng cá
thể trong chuỗi cung cấp bắt buộc phải có mã ký hiệu và thẻ đính trên tai của gia súc.
Chi phí cho việc đáp ứng những yêu cầu này có thể quá mức đối với doanh nghiệp
nhỏ. Hơn nữa, chi phí để thực hiện sẽ thấp đi rõ rệt nếu những động vật (gia súc) được
mua từ một số lượng nhỏ những trang trại được thiếp lập sẵn. Hiển nhiên, những
doanh nghiệp xuất khẩu có xu hướng chấp nhận nguồn cung cấp từ những nhà cung
cấp lớn hơn là từ những nhà cung cấp nhỏ bất kể nơi đâu sẵn có tại Ghana.

29
1.1.4.5. Phương pháp sản xuất
Đôi khi những tiêu chẩn SPS của EU không tương thích với hệ thống sản xuất
tại những nước đàn phát triển. Những hệ thống này cần được thay đổi nhanh chóng để
đáp ứng. Mức độ quan trọng của những nhà đầu tư mới được yêu cầu thì vượt quá bản
chất của vấn đề. Ví dụ: những vấn đề liên quan đến thời tiết quá nóng, cơ sở hạ tầng
yếu kém.
1.1.4.6. Những vấn đề về hậu cần và vận chuyển
Vận chuyển trong trường hợp bằng đường hàng không đối với những sản phẩm
dể hỏng, có thể nói là một rào cản lớn cho những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu
SPS. Điển hình như tình huống ở Kenya: Vấn đề chính mà các doanh nghiệp này đặc
biệt là doanh nghiệp nhỏ gặp khi xuất khẩu vào EU là vận chuyển. Do năng lực vận tải
hàng không quá yếu đến nỗi hàng hóa vận chuyển qua Pháp mà phải qua chung
chuyển ở Ý. Phải mất nhiều thời gian hơn để hàng hóa của quốc gia này đến Pháp,
điều này làm chi phí gia tăng, giảm giá thực nhận của nhà xuất khẩu tới mức gần lợi
nhuận biên. Một số nhà xuất khẩu tại quốc gia này đã nói rằng những doanh nghiệp
mới và ở quy mô nhỏ không có nguồn lực nào khác như những công ty lớn. Vấn đề
này là do sự bất cập của ngành hàng không. Vấn đề này cũng là chỉ rõ sự thiếu hụt vật
chất và nguồn lực cần thiết để chắc chắn rằng những sản phẩm đảm bảo những yêu cầu
vệ sinh suốt chuỗi cung ứng.
1.1.4.7. Tiếp cận thông tin
Mặc dù việc tham gia tiếp cận thông tin và hậu quả của việc làm này đã được
viện dẫn, nhưng tiếp cận thông tin về những yêu cầu SPS tại thị trường nước ngoài vẫn
có thể là một vấn đề. Nó có thể gây ra sự chậm trễ hoặc khó khăn cho doanh nghiệp.
Tại các quốc gia Châu Á thái Bình Dương có sự tiếp cận khá tốt đối với những thông
tin về những biện pháp SPS của EU. Tuy nhiên một số nước đang phát triển khác việc
này là hết sức khó khăn. Tình huống về khả năng tiếp cận thông tin tại Ghana: năm
1996 văn phòng chính phủ và Ghana thông báo rằng những quy định mới của EU đã
đặt được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1997. Trong đó hệ thống
HACCP sẽ được yêu cầu đối với những thủy sản nhập khẩu của EU. Tuy nhiên do việc
thực hiện được trì hoãn 1 năm cho các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương. Ghana
nhận được thông tin qua những hiệp định được ký kết với EU tại Brusel, đại sứ của
nước này tại Brusel và cả thông qua văn phòng Hội Đồng Châu Âu tại Ghana. Liên

30
minh Châu Âu đã đưa ra những trợ giúp đáng kể vào năm 1997. Chính phủ Ghana rõ
ràng tin tưởng họ đã được lợi từ những thông tin của EU như những quốc gia Châu Á
Thái Bình Dương và những quốc gia khác phải tốn nhiều nỗ lực hơn để đáp ứng những
yêu cầu của EU. Mặc dù, những tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế được xem là
những vấn đề quan trọng, nhưng yêu cầu của hải quan cũng không kém phần quan
trọng. Nếu không nói là rất quan trọng trong nhiều trường hợp, hải quan có thể là một
nguồn thông tin quan trọng và chuyên về những quy định được yêu cầu bởi những
nước phát triển. Những nhà phân phối sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong
vấn đề này.
1.1.4.8. Nhận thức
Một vấn đề quan trọng tại nhiều quốc gia đang phát triển là mức độ nhận thức và
hiểu về những biện pháp SPS. Điều này rõ ràng cũng có tương đồng với cách tiếp cận
về thông tin ở trên. Những nỗ lực đáng kể đã được tổ chức WTO, FAO và UNCTAD
thực hiện nhằm làm tăng nhận thức về những tiêu chuẩn SPS của chính phủ tại các
quốc gia đang phát triển. Xa hơn nữa, nhiều chính phủ tại các quốc gia đang phát triển
đã tổ chức các hội thảo trong nổ lực nhằm nâng cao nhận thức cá nhân về trách nhiệm
đối với vấn đề SPS một cách liên tục, ví dụ vấn đề thanh tra tại cảng, vấn đề chuỗi
cung ứng thực phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do nhận thức về tầm quan
trọng của những tiêu chuẩn và ảnh hưởng của chúng đối với kết quả xuất khẩu còn khá
hạn chế. Kết cục là phản ứng ban đầu đối với những biện pháp SPS mới được áp dụng
thường là trì hoãn và không hoan nghênh, ủng hộ.
1.1.4.9. Hệ thống pháp luật bên trong
Mức độ và đặc điểm của hệ thống pháp luật đối với vấn đề SPS ở những quốc
gia đang phát triển ảnh hưởng đến khả năng của các quốc gia này trong việc đáp ứng
những tiêu chuẩn. Nếu những tiêu chuẩn SPS được thực hiện thích hiện thích hợp tại
các quốc gia xuất khẩu thì chuỗicung ứng thực phẩm sẽ quen với việc vận hành trong
môi trường tuân theo khuôn khổ và quy định chặt chẽ, sẽ đánh giá cao những yêu cầu
cần phải đáp ứng. Hơn nữa cơ quan thẩm quyền sẽ dễ dàng thực hiện và cấp thủ tục
đánh giá sự thuân thủ theo yêu cầu từ những nước phát triển nếu họ có sẵn hệ thống
quyền lực bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ. Những nước đang phát triển sẽ
nhận thấy rằng điều khó khăn nhất để đáp ứng những tiêu chuẩn chính là hệ thống
pháp luật về SPS của mình quá ít và hệ thống kiểm soát quá yếu.
31
1.2. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ
1.2.1 Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs)
Trong số các rào cản phi thuế, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện
chưa được xác định một cách rõ ràng. Các hàng rào kỹ thuật đề cấp tới các tiêu chuẩn
của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau. Những tiêu chuẩn này
cũng có thể tác động đến việc hạn chế thương mại. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm
các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá có thể do các cơ quan chính quyền hoặc
các tổ chức tư nhân đặt ra. Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể
không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay. Các tiêu
chuẩn kỹ thuật có thể đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định
trước khi được đưa ra thị trường. Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò như các rào
cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau giữa các nước. Đề phù hợp
với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn kém nên xét về mặt kinh tế không thể
vừa thực hiện vừa duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Hàng rào kỹ
thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm sau:
- Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các quy
định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật nuôi và cây trồng.
-Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất lượng
và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng
dinh dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các
rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.
- Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn
gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn
nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
1.2.2 Các quy định của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu
Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng
chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để
đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA): Việc ban hành đạo luật
này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng bố và ra
các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm. Đạo luật này quy định

32
rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm nhập khẩu
không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không có đủ những thông tin cần thiết.
FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong đó giải thích các cơ quan chức
năng làm thế nào để thực thi các quy định này. Đạo luật này có nhiều quy định được
xem như những rào cản thương mại đối với hàng hóa hiện đang và sẽ được nhập khẩu
vào Mỹ.
Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức
năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên
thương mại, tác quyền và sáng chế. Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu
những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc
gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn.
Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa. Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải
được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích. Theo Đạo
luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm toàn liên bang mỗi nhãn hiệu thực phẩm
phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng
có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng. Tất cả các
thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần,
dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và
địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh.
Các quy định về phụ gia thực phẩm. Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm
duyệt trước khi đưa ra thị trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia
tạo màu vào thị trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được phê
duyệt. Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng
chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng như dự kiến. FDA sau đó
dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ quyết định chuẩn thuận nếu chất phụ gia đó
an toàn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất.
Kết luận chương 1
Từ những cơ sở lý luận và phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng những rào
cản phi thuế quan sẽ là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị
trường Mỹ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa nói riêng. Đặc biệt là
ở khu vực Tây Nam Bộ nơi chiếm đa số giá trị và sản lượng cá tra, basa xuất khẩu
sang thị trường Mỹ. Vậy những rào cản đó sẽ tác động như thế nào đến hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp và các giải pháp mà doanh nghiệp cần áp dụng là gì chúng
ta sẽ tìm hiểu chi tiết ở các chương tiếp theo.
33
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT

2.1. Phương pháp điều tra khảo sát


Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định ảnh hưởng của rào cản phi thuế
quan được đề cập đến trong phần tổng quan nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, học
viên sử dụng cách tiếp cận dựa trên điều tra khảo sát các doanh nghiệp thủy sản. Phần
tiếp theo sẽ giải thích cụ thể cách thức điều tra khảo sát và kết quả thu được.
Những điều tra khảo sát thường được sử dụng để đo lường những biện pháp
liên quan đến hàng rào kỹ thuật, thủ tục hành chính, hải quan và tài chính. Kết quả từ
điều tra khảo sát được xem là một nguồn thông tin hữu ích khi những nguồn thông tin
khác không sẵn có. Một vài tác giả đã nhấn mạnh rằng những cuộc điều tra khảo sát
kết hợp với phỏng vấn sâu có thể giúp phát hiện ra những vấn đề rất khó để xác định
chẳng hạn những biện pháp hành chính được thị trường nhập khẩu áp dụng.
Trong nghiên cứu, học viên đã tiến hành khảo sát tại 45 doanh nghiệp thủy sản
trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hầu hết các bản câu hỏi gửi đi đều nhận được
trả lời từ phía doanh nghiệp, ngoại trừ 3 trường hợp. Một số bản câu hỏi được hoàn
thành thông qua việc phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp. Nhìn chung, những doanh
nghiệp tham gia, được xem là mẫu đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản ở các tỉnh
miền Tây Nam Bộ xuất khẩu Cá tra, basa sang Mỹ. Mỗi bản câu hỏi cho doanh nghiệp
có 22 câu hỏi, gồm những câu hỏi về đặc điểm của doanh nghiệp; về những rào cản
phi thuế quan mà doanh nghiệp đang phải đối mặt; ảnh hưởng của những rào cản phi
thuế quan đến chi phí, khả năng cạnh tranh, duy trì thị phần và cả những ảnh hưởng
tích cực; mức độ cạnh tranh từ những công ty khác, thị trường doanh nghiệp đang
hướng đến, nhận thức của doanh nghiệp về rào cản phi thuế quan. Bảng câu hỏi chi tiết
có thể xem tại phần phụ lục của luận văn.
2.1.1 Tiến trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: Nghiên cứu tại bàn
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và các mục tiêu cần đạt được
Bước 2: Thu thập thông tin thứ cấp, các công trình nghiên cứu trước đó.
Bước 3: Xác định phương pháp nghiên cứu.
Trong giai đoạn này trên cơ sở tổng quan các vấn đề lý thuyết, đánh giá, tổng
hợp những kết quả nghiên cứu trước để hiểu bảng câu hỏi điều tra được thừa kế.
34
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm
Bước 4: Phiếu khảo sát lần đầu được thực hiện tại 5 doanh nghiệp. Từ những
kết quả thu thập được, tác giả hiểu rõ bảng câu hỏi và thực tế sản xuất kinh doanh của
các đơn vị này.
Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức
Bước 5: Tiến hành điều tra chính thức
Bước 6: Giải thích và trình bày kết quả nghiên cứu.
Điều tra chính thức được tiến hành thông qua phiếu khảo sát với quy mô mẫu là
45 mẫu. Điều tra chính thức được tiến hành thông qua việc phát phiếu khảo sát cho
những doanh nghiệp có xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ.
Phiếu khảo sát sau khi được thu thập xử lý, làm sạch dữ liệu, tiến hành phân
tích thống kê mô tả.
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài của luận văn và
các số liệu thống kê của cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực thủy sản và trang
thương mại điện tử quốc tế, những phân tích, đánh giá, báo cáo về hoạt động xuất khẩu
thủy sản Việt Nam. Nguồn dữ liệu là các bài nghiên cứu về rào cản thương mại, rào
cản phi thuế quan trong lĩnh vực thương mại quốc tế và các báo cáo, tổng kết của Bộ
Nông Nghiệp và PTNT, Sở Nông Nghiệp và PTNT, Cục Thống kê, Hiệp Hội Chế
Biến Thủy Sản Việt Nam, Cổng thông tin điện tử hiệp hội cá tra Việt Nam, Tổng cục
hải quan…
2.1.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp của luận văn được tiến hành thu thập bằng phiếu điều tra khảo sát.
Mục đích của thu thập dữ liệu là:
- Xác định một số rào cản phi thuế quan tác động tới hoạt động xuất khẩu cá
tra, cá basa của các doanh nghiệp ở khu vực Tây Nam Bộ vào thị trường Mỹ.
- Xác định những qui định/ tiêu chuẩn của thị trưởng Mỹ đối với cá tra, cá basa
Việt Nam.
- Tác động các rào cản phi thuế quan thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra, basa khu vực Tây Nam Bộ.

35
Trên cơ sở bản câu hỏi, việc thu thập dữ liệu được tiến hành. Bản câu hỏi sẽ
chuyển đến từng doanh nghiệp. Kết quả thu về sẽ được mã hóa, làm sạch và tiến hành
phân tích thống kê mô tả trên SPSS 20.
- Cơ sở hình thành mẫu
Xây dựng bảng câu hỏi:
Bảng câu được thừa kế của tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh (2015).
Bảng câu hỏi: khảo sát 45 doanh nghiệp về rào cản xuất khẩu cho cá tra, cá basa
Phần 1: Thông tin về doanh nghiệp
Phần này gồm các thông tin về loại hình, hình thức, thời gian hoạt động, số
lượng cán bộ công nhân viên, các tiêu chuẩn đã đạt của doanh nghiệp.
Phần 2: Qui mô sản xuất và cơ cấu thị trường và tình hình xuất khẩu cá tra, basa
của doanh nghiệp
Phần này tập trung về cơ cấu thị trường, khách hàng, nguyên liệu của doanh
nghiệp sản xuất cá tra, basa xuất khẩu đối với thị trường Mỹ; lý do doanh nghiệp chọn
thị trường này để xuất khẩu; thị trường dự kiến mở rộng của doanh nghiệp.
Phần 3: Hiểu biết của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp về
các rào cản phi thuế quan như các rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải tại thị trường
Mỹ, đánh giá mức độ khắt khe của thị trường này để phản ứng và đưa ra các hành
động để duy trì xuất khẩu ở thị trường này.
Phần 4: Phân tích nội bộ - từ hiểu biết về các rào cản phi thuế quan đến quá
trình tác nghiệp của doanh nghiệp qua đó đưa ra các đánh giá các lợi ích, chi phí để
vượt qua các rào cản phi thuế quan
Phần 5: Tầm quan trọng và khả năng thực hiện các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng các rào cản phi thuế quan trên cơ sở đề xuất giải pháp.
- Cách Thức chọn mẫu
Các doanh nghiệp sản xuất – chế biến – kinh doanh cá tra, basa tại địa bàn Cần
Thơ, An Giang và Đồng Tháp và Tiền Giang có xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cách thức tiến hành lấy mẫu
Tác giả tổng hợp các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cá tra, cá
basa tại bốn tỉnh Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang có xuất khẩu sang thị
trường Mỹ.
36
Hình thức thu thập thông tin: Thực hiện điều tra trực tiếp tại một số doanh
nghiệp để tiến hành hiểu rõ điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi rồi tiến hành gửi
khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp. Trong khi phát ra 45 doanh nghiệp, thì thu được 42
bảng trả lời hợp lệ, 3 bảng trả lời không đủ thông tin bị loại bỏ.
2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp tham gia khảo sát
Bảng 2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa được khảo sát
Nội dung Số Lượng Doanh Nghiệp %
Số doanh nghiệp tham gia khảo sát 42 100
Loại Hình Doanh Nghiệp
– Công ty TNHH 14 33,3
– Công ty cổ phần 28 66,7
Năm hoạt động
– Dưới 5 năm 2 4,8
– Từ 5 đến dưới 10 năm 22 52,3
– Từ 10 năm trở lên 18 42,9
Quy mô lao động (người)
– Từ 200 đến 500 2 4,8
– Trên 500 đến 1000 11 26,2
– Trên 1000 đến 3000 24 57,1
– Trên 3000 5 11,9
Thành Viên VASEP
– Có 40 95,2
– Không 2 4,8
Thời Gian Xuất khẩu sang Mỹ
– Dưới 5 năm 5 11,9
– Từ 5 năm trở lên 37 88,1
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
Về loại hình doanh nghiệp và thời gian hoạt động: Trong số 42 doanh nghiệp
tham gia khảo sát chỉ có 14 doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH chiếm 33,3%,
28 doanh nghiệp còn lại thuộc loại hình công ty cổ phần chiếm 66,7% trường hợp
tham gia khảo sát. Đa số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 5 năm, chỉ có 02
công ty hoạt động dưới 05 năm, chiếm 4,8%, 22 công ty có thời gian hoạt động trong
khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm, chiếm tỷ lệ 52,3%, còn lại 18 trường hợp đã hoạt
động trên 10 năm chiếm 42,9% .

37
Trong số 42 doanh nghiệp tham gia khảo sát có 40 doanh nghiệp đang là thành
viên của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chiếm 95,2%,
còn lại chỉ có 2 doanh nghiệp chưa là thành viên VASEP chiếm 4,8%.
- Quy mô sử dụng lao động: Số lao động từ 200 – 500 là 2 doanh nghiệp, chiếm
4,8%; lao động từ 500 -1000 là 11 doanh nghiệp, chiếm 26,2%; lao động từ 1000 – 3000
là 24, chiếm 57,1% và có 5 doanh nghiệp có số lao động trên 3000, chiếm 11,9%.
- Thời gian tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ: đa số các doanh nghiệp
tham gia khảo sát có thời gian xuất khẩu sang thị trường Mỹ trên 05 năm, có kinh
nghiệm trong xuất khẩu sang thị trường khó tính này. Cụ thể: 37 doanh nghiệp có thời
gian tham gia thị trường Mỹ trên 5 năm, chiếm 88,1%; 5 doanh nghiệp còn lại tham
gia dưới 5 năm, chiếm 11,9%.
Bảng 2.2: Các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa áp dụng
Các tiêu chuẩn Tần suất lựa chọn Phần trăm các
các tiêu chuẩn trường họp
HACCP 41 97.6
ISO 9001: 2000 23 54.8
ISO 22000 17 40.5
ISO 14000 2 4.8
SA8000 5 11.9
BAP 11 26.2
GLOBAL GAP 28 66.7
ASC 12 28.6
MSC 4 9.5
BRC 30 71.4
IFS 29 69.1
Tiêu chuẩn khác Halal, FDA, GMP,
SSOP, ISO9001:
2008, SQF, ACC
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)

- Các tiêu chuẩn doanh nghiệp đạt được: theo kết quả thu được thì tất cả
các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến cá tra, cá basa xuất
khẩu, trong đó tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn gần như bắt buộc khi nhập khẩu hàng
hóa vào Mỹ và doanh nghiệp đạt được với 41 doanh nghiệp, chiếm 97.6%; tiếp đó là
tiêu chuẩn BRC có 30 doanh nghiệp đạt, chiếm 71.4%; GLOBALGAP thì có 28 doanh
38
nghiệp đạt, chiếm 66.7%; còn IFS thì có 29 doanh nghiệp đạt, chiếm 69.1%. còn lại
các tiêu chuẩn khác nhau được các doanh nghiệp áp dụng tùy theo điều kiện và nhu
cầu của từng doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Tỷ trọng cá tra, cá basa xuất khẩu sang Mỹ

Tỷ trọng xuất khẩu Số Lượng Doanh Nghiệp %

Từ 2% - 10% 5 11,90

Từ 10% - 25% 15 35,71

Từ 25% - 50% 21 50

Trên 50% 1 2,38

(Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp)


- Tỷ lệ xuất khẩu sang Mỹ: Trong cơ cấu xuất khẩu cá tra, cá basa của các
doanh nghiệp thì thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu đa dạng và mang tính chủ lực,
tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao: 21
doanh nghiệp xuất khẩu từ 25 -50% trong tỷ trọng xuất khẩu, chiếm 50%; 15 doanh
nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu từ 10-25% chiếm 35,7% và 5 doanh nghiệp có tỷ trọng
xuất khẩu dưới 10%, chiếm 11,9%.
- Sản phẩm xuất khẩu: phần lớn sản phẩm cá tra, cá ba sa mà các doanh
nghiệp xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô bao gồm cá tra, cá basa nguyên con cắt đầu,
cắt vây; các loại phi lê cá tra, cá basa; cá tra, cá basa cắt khoanh; cá tra, cá basa cắt
thỏi; cá tra nguyên con cắt đầu, vây, lột da chiếm hơn 80% trong sản lượng xuất khẩu
cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ, còn lại dưới 20% thị phần của các doanh nghiệp là
sản phẩm tinh chế bao gồm cá tra, cá basa tẩm bột, cá tra basa xiên que, cá tra cuộn
khoanh, basa độn củ sen, basa cuốn lá dứa, basa nấm đông cô, basa khổ qua, basa ống
tre, chả basa, dầu cá, bột cá calogen.
- Đối tượng khách hàng
Trong số 42 doang nghiệp được khảo sát khi được hỏi về thị trường xuất khẩu
cá tra, cá basa sang Mỹ thì có trung bình 20% thị phần được doanh nghiệp chọn là bán
cho nhà nhập khẩu, 37,5% thị phần là doanh nghiệp chế biến ngoài nước, 25,5% thị
phần bán cho nhà bán buôn và 17% là bán cho nhà bán lẻ.

39
17% 20%
Nhà nhập khẩu

Doanh nghiệp chế biến nước


ngoài
Nhà bán buôn
26%
Nhà bán lẻ

37%

Hình 2.1 Đối tượng khách hàng nhập khẩu cá tra, cá basa
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)

Bảng 2.4: Các lý do doanh nghiệp chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm
cá tra, cá basa
Lý do Tần suất lựa chọn
Thị trường hấp dẫn, có sức mua lớn 32
Sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng 29
VN đã ký hiệp định song phương với Hoa Kỳ 18
Thị trường dành ưu đăi cho các nước đang phát triển 14
Mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
hơn các doanh nghiệp của những quốc gia khác 3
Doanh nghiệp được đầu tư trực tiếp bởi các nhà đầu Mỹ 18
Doanh nghiệp có kinh nghiệm mua bán với thị trường Mỹ 13
Doanh nghiệp có đơn đặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ 25
Phương thức thanh toán thuận lợi 5
Thuế chống bán phá giá hiện tại đối với DN bằng 0 12
Lý do khác 5

(Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp)


-Lý do doanh nghiệp chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu: Lý do nhiều doanh
nghiệp chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu vì đây là thị trường có sức mua lớn, mặt hàng
xuất khẩu của doanh nghiệp có lợi thế hơn với so với các doanh nghiệp của những
quốc gia khác, sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp
40
được đầu tư trực tiếp bởi các nhà đầu Mỹ, và đặc biệt là doanh nghiệp có đơn đặt hàng
xuất khẩu vào thị trường Mỹ và phương thức thanh toán thuận lợi. Điều này cho thấy
Mỹ là thị trường đầy tiềm năng.

Bảng 2.5: Các điều kiện thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp
Số DN áp dụng Phần trăm các
Điều kiện
điều kiện trường họp

1. Xuất trình chứng nhận của bên thứ 3


11 26,2
(VietGap, BAP, GlobalGap...)

2. Kiểm tra mẫu thực tế 18 42,8

3. Dựa vào hợp đồng cam kết giữa công ty và


13 31
nhà cung cấp

4. Khác 0 0
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
Về điều kiện thu mua nguyên liệu: Hầu hết các doanh nghiệp đều thu mua
nguyên liệu với điều kiện phải kiểm tra mẫu thực tế, đây là điều kiện tiên quyết, một
số doanh nghiệp vừa kiểm tra mẫu thực tế vừa dựa vào cam kết với các nhà cung cấp
hay xuất trình chứng nhận của bên thứ ba.

Nhìn chung các doanh nghiệp tham gia khảo sát đa số là công ty cổ phần và
phần lớn là thành viên của VASEP (chiếm trên 95%), là những doanh nghiệp có quy
mô và số lượng lao động lớn. Các doanh nghiệp này đã tham gia vào thị trường quốc
tế mà cụ thể là thị trường Mỹ tương đối lâu nên hầu hết đều có kiến thức cơ bản về thị
trường xuất khẩu. Theo xu thế hiện nay, các hàng rào phi thuế quan ngày càng tinh vi
và đa dạng hơn, việc đáp ứng các tiêu chuẩn là điều kiện hàng đầu. Trong số các doanh
nghiệp khảo sát có hơn 97% số doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn HACCP, đây là hệ
thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới,
đạt được tiêu chuẩn này doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của
mình, tăng tính cạnh tranh, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Tuy nhiên, để
xuất khẩu sang các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ, các doanh nghiệp còn
phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khắc khe khác của thị trường.

41
2.3. Tình hình xản xuất ca tra, cá basa tại một số tỉnh Tây Nam Bộ
Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra tại các tỉnh Tây Nam Bộ 2014-2016
12 tháng 2014 12 tháng 2015 12 tháng 2016
Đơn vị Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng
(ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn)
Tây Nam Bộ 5.542 1.118.674 5.623 1.123.004 5.547,9 1.189.031,8
Tiền Giang 177 31.039 111 34.500 167,0 36.900,0
Bến Tre 711 159.204 730 173.918 760,0 172.300,0
Trà Vinh 18 8.958 10 4.580 40,5 10.196,0
Vĩnh Long 430 81.191 444 79.363 458,0 77.000,0

Đồng Tháp 1.900 396.658 2.071 375.277 2.032,7 403.400,0

An Giang 1.217 233.581 1.233 248.604 1.262,0 280.452,0

Kiên Giang 11 7.580 2 6.102 - 5.080,0


Cần Thơ 831 142.866 837 153.140 698,0 163.666,0

Hậu Giang 147 34.480 113 34.520 94,7 29.887,8

Sóc Trăng 100 23.117 71 13.000 35,0 10.150,0

(Nguồn: Bộ NN và PTNT)
Năm 2015, giá nguyên liệu cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm từ mức giá trung
bình từ 20.000 - 22.500 đồng/kg trong quý I/2015 đến 21.500 – 21.700 đồng/kg trong
quý III/2015 (Nguồn: VASEP). Với nhiều nỗ lực từ người nuôi và DN XK thủy sản
nhưng giá cá tra không tăng hơn, tính đến cuối tháng 9/2015, giá cá tra xuống mức giá
xấp xỉ giá thành sản xuất.
Bộ NN và PTNT đánh giá, năm 2015, ngành cá tra tiềm ẩn nhiều rủi ro do hạn
chế về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến cũng như khâu tiêu thụ. Chi phí sản xuất trong
nước cao dẫn đến sản phẩm xuất khẩu kém cạnh tranh. Sản lượng cá tra năm 2015 của
các tỉnh Tây Nam Bộ đạt 1.123 ngàn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ, trong đó Đồng
Tháp đạt 375.277 tấn (-6%), An Giang đạt 248.064 tấn (+5%), Cần Thơ đạt 153.140
tấn (+2%). Diện tích nuôi cá tra, basa năm 2015 của các tỉnh Tây Nam Bộ đạt 5.623
ha, trong đó An Giang đạt 1.233, Cần Thơ đạt 837 ha, Đồng Tháp đạt 2.071 ha, Tiền
Giang đạt 5.623 ha.
42
Tính đến hết tháng 12/2015, nhu cầu NK cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở
3 thị trường nhập khẩu lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico. Điều này ảnh hưởng đến
hoạt động chế biến, kinh doanh và xuất khẩu của DN. Nhu cầu không cao khiến nhà
máy không thể tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến
giá cá tra nguyên liệu giảm.
Tại hầu hết các thị trường lớn, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu
thụ và nhập khẩu chậm, giá bán không tăng, yêu cầu về chất lượng, ATTP khắt khe
hơn. Mỹ và EU là hai thị trường xuất lớn nhất nhưng giá trị xuất giảm liên tiếp ngay từ
đầu năm. Trong top 8 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất thì có đến 6 thị trường giá trị
xuất giảm: Mỹ (giảm 6,3%); EU (giảm 17,2%); ASEAN (giảm 0,8%); Mexico (giảm
16,8%); Brazil (giảm 36,8%) và Colombia (giảm 16,5%). Chỉ có giá trị xuất sang Anh
(tăng 13,9%); Trung Quốc – Hongkong (tăng 42,7%) và Ảrập Xêut (tăng 4,2%) so với
cùng kỳ năm trước (Nguồn: VASEP). Khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá thành sản
xuất cao càng tăng áp lực lên giá thành cá tra nguyên liệu trong nước.
Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12
năm 2016 ước đạt 373 ngàn tấn, tăng 8,8% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản cả năm đạt 3.603 ngàn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình nuôi cá tra, ba sa vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, sự không ổn định
giá cá tra, ba sa nguyên liệu thể hiện rõ rệt qua từng quý và thị trường tiêu thụ đã khiến
cho người nuôi chưa thực sự yên tấm sản xuất. Sản lượng 9 tháng đầu năm giảm
nhưng lại tăng vào những tháng cuối năm. Tính chung cả năm, sản lượng cá tra, ước
đạt 1.198,3 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng cá tra của các
tỉnh Tây Nam Bộ chiếm 99,2% sản lượng của cả nước, ước đạt 1.189 nghìn tấn tăng
4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Đồng Tháp đạt 403,4 nghìn tần (+0,8%), An
Giang đạt 280,5 ngàn tấn (+12,8%)....

43
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN Ở THỊ
TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÁ TRA, BA SA XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ

3.1. Tổng quan về xuất khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam sang thị trường thế giới
và Mỹ
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường thế giới và Mỹ
Trong nhiều năm gần đây cá tra, cá basa là mặt hàng xuất khẩu quan trọng và
cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam đóng
góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam với điều kiện tự nhiên, khí
hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng, chế biến và phát triển dịch vụ thương mại.
Hầu hết cá tra và basa được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đến tay người
tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra và basa ở ĐBSCL đều có doanh nghiệp chế biến
thủy sản gắn với các lồng bè nuôi cá. Trước sự canh tranh trên thị trường, hầu hết các
doanh nghiệp chế biến thủy sản đều nhập dây chuyền thiết bị đông lạnh từ nước ngoài và
áp dụng các quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP.
Thị trường Mỹ, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa và cá tra sang Mỹ từ năm
1996 sau khi bãi bỏ cấm vận kinh tế. Cá xuất khẩu vào thị trường Mỹ là sản phẩm philê
đông lạnh. Sau những năm đầu không tiêu thụ được nhiều, sản lượng cá da trơn dạng
philê không xương đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh từ năm 2000.

Theo VASEP, năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt được 1,8 tỷ
USD, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt hơn 358 triệu USD, chiếm
khoảng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Năm
2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ tăng lên 380 triệu USD. Năm 2014,
kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt gần 337 triệu USD.

Từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế
chống bán phá giá lần thứ 10 với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt
Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã giảm
mạnh tới 23,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Ngày 14/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết sơ bộ mức thuế


chống bán phá giá lần thứ 11 đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam trong giai
đoạn 1/8/2013-31/7/2014. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ có xu hướng giảm liên tục
44
theo các tháng trong năm 2015, ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2014,
chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu. Hầu hết các thị trường chính đều giảm, trong đó Mỹ
giảm 4,5% với 321.8 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,71 tỷ USD vào năm 2016
tăng 6,9%, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2016 tăng 22% so với cùng kỳ
năm trước, lên 354,2 triệu USD.

Triệu USD

2000
1800
1710
1600 1800 1761
1744
1400 1600
1200
1000
800
600 358 380 337 354.2
321.8
400 Thị trường
200 Mỹ
0 Thị trường
thế giới
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 3.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra basa Việt Nam và kim ngạch cá tra, cá
basa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(Nguồn: tổng hợp từ VASEP)

Tại thị trường Mỹ, cá basa và cá tra được phân phối qua hai kênh tiêu thụ chủ
yếu. Đó là kênh bán lẻ thủy sản và kênh bán sỉ thủy sản ở Mỹ. Kênh bán lẻ chiếm trên
50%, với các hình thức như: bán qua siêu thị; bán cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng
và phục vụ ăn nhanh; bán cho các tiệm ăn của người Việt tại Mỹ. Kênh bán sỉ cá basa
và cá tra ở thị trường Mỹ gồm các công ty kinh doanh thủy sản hàng đầu ở Mỹ, với
đặc điểm là khối lượng tiêu thụ lớn, ổn định, mạng lưới phân phối rộng.

3.1.2. Cơ cấu thị trường Cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
thế giới và Mỹ

Năm 2016, cá tra, basa Việt Nam có mặt tại 137 thị trường trên thế giới, trong
đó thị trường tập trung tại Mỹ, Trung Quốc, EU. Sản lượng xuất khẩu đã tăng gần 50
lần từ 1997 đến nay, năm 1997 sản lượng cá tra, cá basa xuất khẩu 23.250 tấn đến

45
năm 2016 là 1.150.000 tấn. Mặc dù rất khó khăn để vượt qua các rào cản thương mại,
nhu cầu khó tính của khách hàng, đặc biệt các quốc gia phát triển nhưng thời điểm
hiện tại thì ngành cá tra, cá basa mới bước vào thời điểm khó khăn thật sự. Trong khi
các thị trường xuất khẩu ngày căng tăng nhiều biện pháp, rào cản thương mại để cản
trở hàng nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng và nền sản xuất trong nước, thì bản thân các
doanh nghiệp tại Việt Nam lại tự giết lẫn nhau để bán được hàng bằng cách giảm giá
thành xuất khẩu rồi chèn ép lên nguồn cung nguyên liệu không những ảnh hưởng đến
giá trị xuất khẩu mà ảnh hưởng lên đời sống người nông dân và toàn bộ nền kinh tế.

Theo tổ chức FAO, trong năm 2016, Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu cá
tra hàng đầu thế giới đã báo cáo lợi nhuận thấp hơn từ các nước xuất khẩu chính là EU
và Mỹ và được bù đắp bằng xuất khẩu cao hơn các nước ASEAN, Mỹ Latinh và Trung
Đông. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất Việt đang phải đối mặt với chi phí sản xuất
tăng cao và sự cạnh tranh ngày càng mạnh từ các nước láng giềng khu vực Đông Nam
Á, những nước đang đẩy mạnh sản xuất cho cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cho biết giá trị xuất khẩu
giảm tại các thị trường EU (-10%) và Mỹ (+22%). Sự suy giảm trong xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường lớn EU được bù đắp bởi xuất khẩu cao hơn các vùng khác,
cụ thể là Trung Quốc- thị trường tiêu thụ thay thế tiềm năng của cá tra Việt Nam.
VASEP đặc biệt nhấn mạnh, trong năm qua Trung Quốc được coi là thị trường tiêu thụ
thay thế lớn nhất của cá tra Việt Nam. Cụ thể tính đến tháng 11 kim ngạch xuất khẩu
cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh 84% lên 270,6 triệu USD. Xuất khẩu cũng tăng
trưởng ở Mỹ Latin và Trung Đông. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với sự
cạnh tranh với các nước láng giềng, khi các nước trong khu vực đang gia tăng sản xuất
cá tra nói riêng và thủy sản nói chung. Một nguồn chính thức tại Indonesia cho biết đã
có hơn 400 000 tấn cá tra được sản xuất trong nước năm 2015. Việc sản xuất philê
ở Indonesia cũng đang thay thế các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Năm 2016, thị
trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 23%, Trung Quốc chiếm 17% và EU đã tụt
xuống vị trí thứ 3 với 16% thị phần.

46
Mỹ
23%

Khác
44%

Trung Quốc
17%

EU
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra, cá basaViệt Nam 2016

(Nguồn: tổng hợp từ VASEP)

3.2. Khái quát về rào cản phi thuế quan và ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan
tại thị trường Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ

3.2.1. Rào cản kỹ thuật thương mại của Mỹ đối với nhóm hàng cá tra, ba sa

3.2.1.1. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải
chịu sự điều tiết của luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về Bao
bì và Nhãn hàng, và một số phần của Luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra còn có các quy
định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ. Ngoài hệ
thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật
riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các
sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Mỹ,
cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản
phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

47
Bộ luật liên bang Mỹ 21 CFR, quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh
nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện HACCP (Hazard Analysis Control Critical Point -
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) mới được xuất khẩu vào thị
trường Mỹ. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn
ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên
liệu tới sản phẩm cuối cùng. Quy định này yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây
chuyền công nghệ sản xuất tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản
phẩm an toàn, vệ sinh, thay cho phương pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được
áp dụng trước đây.
FDA cho biết thông thường ở nhiều nước khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản
trừ những loại kháng sinh bị cấm, các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng.
Ngược lại, ở Mỹ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng, tất cả các loại kháng
sinh khác đều bị cấm. Mỹ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng trong
nuôi trồng thuỷ sản. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào
cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng từng loại. Sáu loại
kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate,
oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim.
FDA còn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiện đang được
sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: axit axetic, calcium chloride,
calium oxide, carbon dioxide gas, fuller’s earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, nước
đá, magnesium sulfate, hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidoneiodine,
sodium bicarbonate, sodium sulfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic. Ngoài
ra Mỹ quy định 11 loại chất cấm sử dụng (Bảng 3) trong nuôi trồng thuỷ sản.

3.2.1.2. Quy định của Mỹ về kiểm dịch


 Phụ gia thực phẩm
Theo luật FDCA bất kỳ chất nào được sử dụng trọng sản xuất, chế tạo, đóng
gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể được coi
là phụ gia thực phẩm. Các chất loại trừ: (i) các chất được chuyên gia công nhận là an
toàn; (ii) các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật
kiểm tra sản phẩm gia cầm.
48
 Phẩm mầu thực phẩm

Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm màu phải được
FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận
chất phẩm mầu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế
cho chứng nhận của FDA.

3.2.1.3. Quy định của Mỹ về nhãn mác

Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải
quan Mỹ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái
theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Mỹ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm
lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước nhãn hiệu đã đăng ký bản
quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.

Ảnh hưởng của biện pháp này thật sự không nhỏ. Các doanh nghiệp xuất khẩu
của nước ta phải đăng ký lại nhãn hiệu (chi phí khoảng 450 USD) cũng như thay đổi
toàn bộ bao bì, nhãn mác,... rất tốn kém. Việc tổ chức tiếp thị, giới thiệu lại sản phẩm
cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Hơn nữa, theo các chuyên gia của
VASEP, việc phải thay đổi tên gọi của sản phẩm ở thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng đến
lượng hàng hoá được tiêu thụ vì người tiêu dùng chưa quen với tên sản phẩm mới.

Sau nhiều năm tranh cãi rằng cá tra, basa của Việt Nam không phải là cá da trơn,
người nông dân Mỹ đang đưa ra biện pháp mới để bảo vệ ngành cá da trơn trong nước.

Theo chiến dịch vận động hành lang mới nhất, người nông dân Mỹ muốn cá tra,
basa nhập khẩu từ Việt Nam được coi như cá da trơn để họ được bảo vệ bởi cơ chế
thanh tra, kiểm tra mới đã trình lên quốc hội năm ngoái. Ngoài ra Luật Mỹ cũng có
một số quy định cụ thể như sau:

− Thông tin trên nhãn hàng: Luật quy định rằng các thông tin trên nhãn hàng
phải được ghi rõ ràng để người tiêu thụ bình dân có thể đọc và hiểu được trong điều
kiện mua và sử dụng thông thường. Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài thì
trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo qui định. Tất cả
thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ. Điều luật 21CFR101
qui định chi tiết về kích cỡ và thể loại, vị trí, v.v. của các thông tin ghi trên nhãn hàng.

49
− Thông tin về dinh dưỡng: Nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh
dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức
khỏe của mình. Điều luật 21CFR phần 101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin
cần có trên nhãn hàng. Đối với một số sản phẩm hay nhóm sản phẩm đặc biệt còn có
thêm các quy định riêng. Các quy định về ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi
bổ sung đầy đủ hơn năm 1993. Những điều khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ
8/5/1994.
Không chỉ có vậy kể từ 1/1/2006, Mỹ đưa ra quy định mới về ghi nhãn sản
phẩm: bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có protein trong cá và
thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ bằng tiếng Anh tên của các nguồn gây dị ứng
được ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các
thành phần thực phẩm. Ví dụ như, nếu sản phẩm đó có sử dụng protein xuất xứ từ cá,
thì nguồn protein như cá da trơn phải được ghi trên nhãn.
3.2.1.4 Tiêu chuẩn thực phẩm
Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là
các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Mỹ,
cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản
phẩm không có độc tố, an toàn sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.
Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu
chuẩn nhận dạng sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác
định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác.

3.2.1.5. Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học
Luật an ninh y tế "sẵn sàng đối phó với khủng bố" sinh học năm 2002 (Public
Health Security and Bioterroism Preparedness and Response Act of 2002) thường gọi
tắt là Luật Chống khủng bố sinh học, do tổng thống Mỹ ký ngày 12/6/2002 đã chỉ định
và giao quyền cho Bộ trưởng Y tế tiến hành các biện pháp cần thiết để đối phó với
nguy cơ khủng bố sinh học nhằm vào nguồn cung thực phẩm cho Mỹ.

Theo Luật, chỉ các cơ sở sản xuất/ chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm
dành cho tiêu dùng ở Mỹ mới đăng ký. Mặt hàng cá tra – cá basa là một trong những
sản phẩm phải đăng ký.

50
3.2.1.6. Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (Food Safety Modernization
- FSMA)

Từ ngày 1/10/2012 - 31/12/2012, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm muốn
xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ theo quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh
thực phẩm (FSMA). Kể từ thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang
Mỹ phải đăng ký với FDA 2 năm/lần.

FSMA yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký thông tin với
FDA theo quy định trong mục 415 của Đạo Luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ
phẩm phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan này theo nội dùng đăng ký mới quy định
bổ sung tại mục 102 của FSMA. Giai đoạn đăng ký đầu tiên diễn ra từ 1/10/2012 đến
31/12/2012.

Mục 102 bổ7 sung thêm các mặt hàng thực phẩm mới so với danh mục thực
phẩm cũ nêu tại điểm 21 CRF 170.3. Trong đó, mục “Sản phẩm thủy hải sản”
(Fishery/Seafood Products) tại danh mục cũ được đổi thành “Sản phẩm thủy hải sản:
các loài cá; cá nguyên con hoặc philê; thủy sản có vỏ; sản phẩm thủy sản ăn liền; thủy
sản chế biến và các sản phẩm thủy sản khác”.

3.2.1.7. Đạo luật nông nghiệp (Farm bill 2008)

Ngày 4/2/2014 Thượng viện Mỹ đã thông qua Luật Nông trại 2008 với ngân
sách trợ cấp cho các nông trại lên đến gần 1.000 tỷ USD. Trong dự luật này có điều
khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực
phẩm sang Bộ Nông nghiệp (United State Department of Agriculture -USDA). Đây
được coi là hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích người nuôi cá da trơn của Mỹ
nhưng gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam bởi khi USDA tiếp quản
chức năng này thì cơ quan này sẽ áp dụng những tiêu chuẩn gắt gao hơn đôi với các sản
phẩm nhập khẩu tương đương như áp dụng cho các sản phẩm cá da trơn nội địa.

51
3.2.2. Những rào cản phi thuế quan doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu cá tra,
ba sa sang thị trường Mỹ
Những rào cản doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Biểu đồ 3.3: Các rào cản doanh nghiệp gặp phải trong vòng 05 năm gần đây
(Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp)
Qua khảo sát các doanh nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ xuất khẩu cá tra, ba sa
sang thị trường Mỹ, việc đối mặt với rào cản phi thuế quan hết sức ngặt nghèo của thị
trường Mỹ là điều hết sức phổ biến. Trong số 42 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có
đến 31 doanh nghiệp đã từng gặp phải rào cản bán phá giá, 29 doanh nghiệp gặp phải
rào cản về Quota xuất khẩu, ngoài ra trở ngại về trợ cấp cũng là rào cản mà 27 trong số
42 doanh nghiệp khảo sát gặp phải, có 12 doanh nghiệp từng gặp rào cản về thủ tục
nhập khẩu.

Biểu Đồ 3.4 Lý do doanh nghiệp bị từ chối khi nhập khẩu vào Mỹ


(Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp)

52
Lý do doanh nghiệp bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ

Qua khảo sát các doanh nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ xuất khẩu cá tra, ba sa
sang thị trường Mỹ, việc đối mặt với rào cản phi thuế quan hết sức ngặt nghèo của thị
trường Mỹ là điều hết sức phổ biến. Rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá
basa bị từ chối nhập khẩu hàng vào thị trường Mỹ, trong 42 doanh nghiệp tham gia
khảo sát thì có 33 doanh nghiệp chiếm 78,6% doanh nghiệp đã bị từ chối khi nhập
khẩu vào thị trường Mỹ. Nguyên nhân các doanh nghiệp nà bị từ chối khi nhập khẩu
chủ yếu là vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có 29 trong 42 doanh
nghiệp tham gia khảo sát bị tù chối vì vi phạm này; tiếp đến là vi phạm tiêu chuẩn về
chất luọng (20 trên 42 doanh nghiệp gặp phải); nguyên nhân về dán nhãn, bao bì có 9
trong 42 doanh nghiệp bị tự chối nhập khẩu. Các doanh nghiệp này cũng cho biết thị
trường Mỹ là một thị trường rất khó tính và rất khắt khe đối với các thị trường xuất
khẩu đặc biệt các loại hàng hóa thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người vì vậy các tiêu chuẩn như an toàn thực phẩm; thực hành sản xuất tốt; chất lượng
sản phẩm và các quy định về nhãn mác; kiểm dịch động vật là các tiêu chuẩn được đánh
giá là là rất khắt khe của cá tra, cá basa xuất khẩu sang thị trường này.

Biểu đồ 3.5: Mức độ khắt khe về các quy định tiêu chuẩn
(Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp)

53
Biểu đồ 3.6: Mức độ khắt khe về các chứng nhận tự nguyện

(Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp)

Theo kết quả khảo sát phần lớn doanh nghiệp nhận định từ mức độ khắt khe đến
rất khắt khe về các qui định tiêu chuẩn bao gồm kiểm dịch động vật, chất lượng sản
phẩm rồi đến quy định về nhãn mác, về an toàn vệ sinh thực phẩm,và truy xuất nguồn
gốc cũng là tiêu chí được các doanh nghiệp đánh giá là rất khắc khe. Bên cạnh đó nhận
định mức độ khắt khe về các chứng nhận tự nguyện có phần nhẹ hơn. Cụ thể: về môi
trường có 9 doanh nghiệp lựa chọn, kế đến là về thực hiện nuôi trồng tốt có số doanh
nghiệp lựa chọn mức độ khắt khe là 23 doanh nghiệp, về trách nhiệm xã hội số lượng
nhận định mức độ khắc khe là 23 doanh nghiệp. Điều này cho thấy nhận định về mức
độ khắt khe của thị trường Mỹ về các qui định là rất cao, bởi vì Mỹ vốn nổi tiếng là
thị trường khó tính.
Bảng 3.1: Phản ứng của doanh nghiệp trước những yêu cầu đối với cá tra, cá basa
tại thị trường Mỹ
Số doanh nghiệp (%)
Tiếp tục xuất khẩu 31 73,8
Không tiếp tục xuất khẩu 0 0
Chưa xác định 11 26,2

(Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp)

54
Theo kết quả khảo sát phần tuy lớn doanh nghiệp nhận định Mỹ là một thị
trường khó tính, có mức độ khắt khe về các quy định tiêu chuẩn và các chứng nhận tự
nguyện cao, nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chọn phương án là tiếp tục xuất khẩu
có 31 trong 42 doanh nghiệp lụa chọn. Từ đó cho thấy Mỹ là một thị trường rất tiềm
năng trong xuất khẩu mặt hàng cá tra, ba sa.
Những chiến lược mà các doanh nghiệp đưa ra để đáp úng yêu cầu kỹ
thuật, kiểm dịch động thực vật và các chứng nhận tự nguyện của thị trường Mỹ
là: Thay đổi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và tập trung phục vụ thị trường nội
địa, tìm kiếm sự hỗ trợ thông tin, pháp lý từ Hiệp hội và chính phủ trong nước, tham
tán thương mại ở nước ngoài, thiết lập vùng nuôi riêng để kiểm soát an toàn thực
phẩm, thay đổi cơ cấu mặt hàng…

Bảng 3.2: Những chiến lược của doanh nghiệp trước các yêu cầu kỹ thuật, kiểm
dịch động thực vật và các chứng nhận tự nguyện của thị trường Mỹ
Số doanh nghiệp (%)
Đủ năng lực để đáp ứng các quy định của thị
10 23,8
trường nhập khẩu
Thiết lập vùng nuôi riêng để kiểm soát an toàn
27 64,3
thực phẩm
Thuê tư vấn và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhằm
13 31
đáp ứng
Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản
23 54,8
khác (nhập khẩu)
Mở rộng đầu tư mới nhằm đón đầu 19 45,2
Thay đổi cơ cấu mặt hàng 25 59,5
Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới 7 16,7
Thay đổi thị trường mục tiêu của doanh
42 100
nghiệp và tập trung phục vụ thị trường nội địa
Chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác 16 38,1
Tìm kiếm sự hỗ trợ thông tin, pháp lý từ Hiệp
hội và chính phủ trong nước, tham tán thương 38 90,5
mại ở nước ngoài
Tìm kiếm sự hỗ trợ chính sách vốn từ chính
25 59,5
phủ, ngân hàng
Khác 10 23,8
(Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp)

55
3.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan
3.2.3.1 Ảnh hưởng tích cực
Khi doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu SPS và TBT của thị trường nhập khẩu
sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Lợi ích về kinh tế kỹ thuật: nhóm doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa
được khảo sát đồng ý đánh giá lợi ích kinh tế - kỹ thuật của rào cản phi thuế quan của
Mỹ cho rằng: lợi ích mà các doanh nghiệp này nhận được từ rào cản phi thuế quan là
chất lượng con giống trong nuôi trồng sẽ được cải thiện, duy trì và mở rộng thị trường,
gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trên thương trường
quốc tế, gia tăng những đơn hàng lớn, để hàng có thể trực tiếp vào các siêu thị.

Bảng 3.3: Nhận thức về lợi ích kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp khảo sát
Mức độ đồng ý Mức độ
Các lợi ích trung
1 2 3 4 5
bình
1. Chất lượng con giống được cải thiện 0 0 7 8 27 4,476
2. Thời gian nuôi rút ngắn 7 15 9 8 3 2,64
3. Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho quá
3 6 11 14 8 3,43
trình chế biến
4. Đảm bảo môi trường xung quanh không bị ô nhiễm 6 6 5 11 14 3,50
5. Duy trì và mở rộng thị trường 0 2 7 18 15 4,10
6. Sản phẩm trực tiếp vào siêu thị 1 3 16 10 12 3,69
7. Tạo sự tin cậy đối với người mua thông qua việc
4 6 10 12 10 3,43
dán nhãn
8. Gia tăng những đơn hàng lớn 3 6 7 14 12 3,62
9. Gia tăng giá trị sản phẩm 0 2 7 15 18 4,17
10. Giá xuất khẩu đối với sản phẩm có chứng nhận có
8 9 4 11 10 3,14
thể tăng
11. Nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trên
0 0 7 24 11 4,10
thương trường quốc tế.
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)

Ghi chú: 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: bình thường, 4: đồng ý, 5:
hoàn toàn đồng ý

Lợi ích môi trường: Các doanh nghiệp khảo sát cho biết lợi ích của rào cản phi
thuế quan làm cho việc nuôi trồng cá tra, cá basa góp phần cải thiện chất lượng môi
trường nước,quản lý bùn thải tốt hơn, giảm sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình
nuôi, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn.

56
Bảng 3.4: Nhận thức về lợi ích môi trường của doanh nghiệp khảo sát
Mức độ đồng ý Mức độ
Các lợi ích
1 2 3 4 5 trung bình
0 0 5 15 22 4,40
1. Cải thiện chất lượng môi trường nước
0 1 3 18 20 4,36
2. Quản lý bùn thải tốt hơn
3. Nâng cao nhận thức về hành vi bảo vệ 9 14 15 2 2 2,38
động vật hoang dã
5 4 11 16 6 3,33
4. Quản lý rác thải được cải thiện
0 0 2 30 10 4,19
5. Hệ số thức ăn FCR giảm
6. Giảm sử dụng thuốc và hóa chất trong 0 0 6 17 19 4,31
quá trình nuôi
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
Ghi chú: 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: bình thường, 4: đồng ý, 5:
hoàn toàn đồng ý
Lợi ích xã hội: Theo nhóm doanh nghiệp khảo sát rào cản phi thuế quan sẽ tạo
thu nhập bổ sung cho công nhân đảm bảo điều kiện sống và môi trường làm việc của
công nhân, tăng thu nhập, phúc lợi xã hội cho công nhân (lương, bảo hiểm, minh bạch
trong chi trả), phát triển quan hệ giữa trại nuôi và chính quyền địa phương, giữa trại
nuôi và công nhân, tạo mối quan hệ cho nhà nước với doanh nghiệp, doanh nghiệp với
công nhân, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho công nhân viên.
Bảng 3.5: Nhận thức về lợi ích xã hội của doanh nghiệp khảo sát
Mức độ đồng ý Mức độ
Các lợi ích
1 2 3 4 5 trung bình
1. Duy trì việc làm ổn định cho lao
3 8 15 9 7 4,4
động địa phương
2. Tăng đóng góp vào phúc lợi cộng đồng
7 6 12 12 5 4,36
(góp tiền sửa đường, cầu, trường học…)
3. Tăng chia sẻ lợi ích cộng đồng (cho
người dân vào cắt cỏ, bắt chuột, đi ra 11 16 6 8 1 2,38
bến thuyền…)
4. Phát triển quan hệ giữa trại nuôi và
chính quyền địa phương, giữa trại nuôi 0 3 10 17 12 3,33
và công nhân
5. Tăng thu nhập, phúc lợi xã hội cho
công nhân (lương, bảo hiểm, minh 0 4 13 11 14 4,19
bạch trong chi trả)
6. Đảm bảo điều kiện sống và làm việc
0 0 9 21 12 4,31
cho công nhân
7. Tạo thu nhập bổ sung cho công nhân
0 3 3 16 20 4,4
(cho thu cá tạp, cây trên trại…)
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
57
Ghi chú: 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: bình thường, 4: đồng
ý, 5: hoàn toàn đồng ý
3.2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Khi thực hiện việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại thị trường Mỹ thì các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa phải phát sinh các khoản chi phí như: thực hiện trách
nhiệm xã hôi, thuê tư vấn kiểm định, đầu tư cho thức ăn, đầu tư con giống, chia sẻ lợi
ích cộng đồng về cải thiện hệ sinh thái xung quanh môi trường nuôi.
Ảnh hưởng về chi phí thích ứng: Hầu hết các doanh nghiệp trả lời rằng để đáp
ứng những biện pháp SPS và TBT, họ buộc phải điều chỉnh hoạt động sản xuất và quá
trình quản lý. Để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, những biện pháp được lựa chọn nhiều
nhất mà các doanh nghiệp áp dụng là thuê tư vấn và đội ngũ kỹ thuật, thay đổi cơ cấu
mặt hàng, mở rộng đầu tư. Biện pháp tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản
khác cũng được nhiều doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ lựa chọn.

Bảng 3.6 Chi phí dự kiến phát sinh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về rào cản phi
thuế quan cá tra, cá basa tại Mỹ
Mức độ
Mức độ đồng ý trung
Các chi phí bình
1 2 3 4 5
1. Tăng chi phí đầu tư cho con giống 0 2 8 17 15 4,07
2. Tăng chi phí đầu tư cho thức ăn 0 3 7 16 16 4,07
3. Tăng chi phí thuê tư vấn, kiểm định 0 0 0 23 19 4,45
4. Tăng chi phí chia sẻ lợi ích với cộng đồng và
0 0 3 22 17 4,33
cải thiện hệ sinh thái xung quanh môi trường nuôi
5. Tăng chí phí năng lượng (do bơm nước
3 5 9 19 6 3,48
nhiều hơn)
6. Tăng chi phí sử dụng phế phẩm sinh học 2 6 14 12 8 3,43
7. Tăng chi phí thực hiện trách nhiệm xã hội
(bảo hiểm, lương thưởng, làm thêm giờ, bảo 0 0 4 11 27 4,55
hộ lao động)
8. Tăng chi phí phát triển quan hệ với chính
quyền địa phương (quỹ giao thông nông thôn, an 3 5 21 7 6 3,19
ninh quốc phòng, vì người nghèo, khuyến học)
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
Ghi chú: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4:
Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

58
Qua khảo sát, phần lớn doanh nghiệp đều đồng ý việc đầu tư nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn, quy định của thị trường xuất khẩu khiến một số chi phí tăng lên, cụ thể: tăng
chi phí đầu tư cho con giống được 17 doanh nghiệp đồng ý, trong đó có 15 doanh
nghiệp lựa chọn hoàn toàn đồng ý; tăng chi phí thuê tư vấn, kiểm định có 23 doanh
nghiệp đồng ý, 19 doanh nghiệp lựa chọn hoàn toàn đồng ý; chi phí thực hiện trách
nhiệm xã hội có 11 doanh nghiệp đồng ý, 27 doanh nghiệp lựa chọn hoàn toàn đồng ý.
Như vậy, đối với phần lớn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra- ba sa
khu vực Tây Nam Bộ việc đáp ứng những biện pháp SPS và TBT đồng nghĩa với gia
tăng chi phí, hoặc là chi phí sản xuất hoặc chi phí xuất khẩu (chi phí thích ứng) tùy
thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. Xem xét ảnh hưởng về chi phí có thể nhận
thấy hầu hết các doanh nghiệp được hỏi cho rằng việc đáp ứng các biện pháp SPS và
TBT làm tăng chi phí, với 54,5% số doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ đồng
ý số còn lại cho là không đổi.
3.2.4. Những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải
Thiếu vốn, thị trường đầu ra và tính ổn định của nguyên liệu là những trở ngại
mà đa số doanh nghiệp thủy sản tham gia khảo sát tại các Tỉnh Tây Nam Bộ đang
vướng phải trong thời điểm hiện nay.

Biểu đồ 3.7 Những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
Khó khăn về vốn: Để đáp ứng yêu cầu của rào cản SPS và TBT tại các thị
trường xuất khẩu thì vốn cũng là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp. Việc tiếp cận

59
vốn vay đang là khó khăn lớn của các doanh nghiệp thủy sản, định mức vay vốn thấp,
cùng với việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng đối với ngành thủy sản sau vụ vỡ
nợ của một số doanh nghiệp khiến cho nhiều doanh nghiệp không còn vốn để duy trì
sản xuất. Ngoài ra rất ít các doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn như:
Các khách hàng vay vốn phải được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính
minh bạch, lành mạnh; có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh mục
đích vay vốn thuộc các ngành, lĩnh vực được ưu tiên, có báo cáo kiểm toán, không
được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn,...
Bên cạnh khó khăn về vốn, việc đáp ứng các tiêu chuẩn cũng khiến một số
doanh nghiệp phải mất nhiều tỷ đồng cho chi phí kiểm nghiệm cá tra, basa do dư
lượng kháng sinh được sử dụng trong nuôi cá tra, basa để trị bệnh; sức ép cạnh tranh từ
nhiều nước sản xuất cá tra, basa khác.
Thị trường đầu ra: theo kết quả khảo sát thì có đến 25/42 doanh nghiệp gặp khó
khăn về thị trường đầu ra khi xuất khẩu. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các rào
cản về thuế quan và phi thuế quan làm cản trở việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó sản phẩm cá thịt trắng của Trung Quốc và Nga cũng đang là sản phẩm cạnh
tranh với cá tra, basa khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tính ổn định của nguyên liệu: Theo kết quả khảo sát thì có 19 trên 42 doanh
nghiệp xác định khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải hiện nay là tính thiếu ổn
định của nguyên liệu. Tại ĐBSCL, mặc dù có tới 5.050 ha nuôi cá tra, basa cho sản
lượng trên 1 triệu tấn mỗi năm, nhưng các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa trong
khu vực vẫn rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng. Căng thẳng về nguồn cung cá
nguyên liệu liên tục diễn ra. Cũng như các loại nguyên liệu thủy sản khác, cá tra, basa
nguyên liệu cũng không thoát khỏi “tầm ngắm” của các thương lái Trung Quốc. Vì vậy
mà ngay cả thời điểm chính vụ cá tra, basa, các doanh nghiệp cũng không thể tìm đủ
nguyên liệu để sản xuất, mặc dù giá nguyên liệu luôn trong tình trạng tăng nhanh hơn
giá xuất khẩu. Bên cạnh đó sự thiếu chuyên nghiệp của ngành nuôi cá tra, basa Việt
Nam, phần lớn nuôi theo phương thức dân gian, không theo qui chuẩn (trừ một số
doanh nghiệp lớn) dẫn đến chi phí nuôi cao, giá thức ăn thủy sản không ổn định và
tương đối cao so với các nước trong khu vực.
Tóm lại, các yêu cầu tiêu chuẩn của Mỹ không những phát sinh thêm chi phí mà
việc duy trì và xoay nhanh nguồn vốn lưu động cũng khiến các doanh nghiệp gặp rất

60
nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ từ phía nhà nước, ngân hàng về chính sách vốn là hết sức
cần thiết trong điều kiện hiện nay khi mà các doanh nghiệp đang phải gồng mình chịu
những chi phí tăng thêm do phải đáp ứng các tiêu chuẩn hay chịu thêm chi phí lưu kho
chờ kiểm tra trong khi hàng đã xuất đi nhưng vẫn chưa nhận được tiền.
3.2.5. Hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn
Qua khảo sát phần lớn doanh nghiệp mong muốn được nhà nước hỗ trợ về vốn,
hỗ trợ vay vốn ngân hàng bên cạnh đó hỗ trợ về kiến thức hội nhập, về tiếp cận thị
trường và quản bá thương hiệu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cũng là mong muốn của
một số trong tổng số các doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: như đã trình bày ở phần trên, vốn cũng là một trong
những khó khăn lớn mà doanh nghiệp gặp phải trong chế biến, xuất khẩu cá tra, basa
vào thị trường Nhật Bản cũng như xuất khẩu sang các thị trường khác, mong muốn
được nhà nước có chính sách hỗ trợ về vay vốn ngân hàng đối với hầu hết các doanh
nghiệp là hợp lý trong tình hình hiện nay.
Hỗ trợ về kiến thức hội nhập: Đa số doanh nghiệp khẳng định khó tiếp cận các
nguồn thông tin, các kiến thức về rào cản phi thuế quan của các nước xuất khẩu phần
vì chi phí cao, phần vì những khó khăn mang tính kỹ thuật (ngôn ngữ, mang tính học
thuật cao) , đặc biệt là những nước có hệ thống rào cản phi thuế tinh vi và đa dạng như
Mỹ thì nguồn thông tin chính thống (nguồn VASEP, NAFIQUAD, Chính phủ, VCCI,
Cục thủy sản) có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp kịp thời kiểm tra, điều
chỉnh và tuân thủ.

Biểu đồ 3.8 Thống kê các hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)

61
3.2.6. Nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng và khả năng thực hiện các
nhân tố/ biện pháp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Mỹ

3.2.6.1. Tầm quan trọng các nhân tố/ biện pháp đánh giá khả năng đáp ứng các
quy định, tiêu chuẩn của thị trường Mỹ

Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều nhận định mức độ quan trọng
đến rất quan trọng của các nhân tố hay biện pháp nhằm đáp ứng các qui định, tiêu
chuẩn của thị trường Mỹ

Các nhân tố từ nhà nhập khẩu được các doanh nghiệp khảo sát đánh giá khá cao.
Cụ thể là thương lượng để sử dụng một tiêu chuẩn quốc tế được 26 trên 42 doanh
nghiệp đánh giá là rất quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tương tụ như thế
thì thương lượng giá bán cao hơn các sản phẩm không có chứng nhận cũng được 25
trên 42 doanh nghiệp đánh giá là rất quan trọng

Các doanh nghiệp khảo sát đều đánh giá khá cao tầm quan trọng các nhân tố,
biện pháp trong các mục hỏi bảng khảo sát trong đó đặc biệt là vai trò của nhà nước
trong vai trò vừa quản lý vừa điều tiết và là tổ chức cung cấp thông tin đến doanh
nghiệp như: nhà nước cần hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng cá tra, ba sa giống được 18
trong 42 doanh nghiệp đánh giá là rất quan trọng; cải tiến trong thiết kế và xây dựng
mô hình nuôi nhằm giảm thiểu tổn hại môi trường, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi
được 17 trong 42 doanh nghiệp đánh giá là rất quan trọng; nhà nước thực hiện quy
hoạch vùng nuôi cá tra, cải thiện chất lượng giống và nguồn cung cấp giống, Hoàn
thiện Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi thông
qua cơ chế, chính sách để có được các nguồn vốn từ ngân hàng, các nhà đầu tư, các
công ty tài chính để nâng cấp, đầu tư hệ thống đảm bảo VSATTP, Nhà nước/các hiệp
hội hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật kiến thức nuôi trồng có trách nhiệm thông qua các dự
án, Hiệp hội cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin từ thị trường, Thuốc và hóa chất
được kiểm soát chặt chẽ.

62
Bảng 3.7 Đánh giá tầm quan trọng các nhân tố/ biện pháp đánh giá khả năng đáp
ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Mỹ
Tầm quan trọng Mức độ
(1: Rất ít quan trọng -> 5: trung
Nhân tố/Biện pháp Rất quan trọng) bình
1 2 3 4 5
Hộ nuôi
- Nhận thức về thực hành nuôi trồng tốt
(con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và xử 0 0 6 23 13 4,17
lý chất thải)
- Liên kết với nhau thành tổ, đội 0 0 11 13 18 4,17
- Liên kết với doanh nghiệp chế biến 0 0 6 17 19 4,31
Tiếp cận tài chính vi mô 3 9 10 13 7 3,29
Doanh nghiệp
- Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho
0 6 9 13 14 3,83
sản phẩm thủy sản
- Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm 0 0 5 16 21 4,38
- Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất 0 0 2 18 22 4,48
-Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng 0 2 5 16 19 4,24
- Tiếp cận các quỹ đầu tư 0 0 2 19 21 4,45
Nhà nhập khẩu
- Thương lượng để sử dụng một tiêu
0 0 0 16 26 4,62
chuẩn quốc tế mang tính phổ biến
- Thương lượng giá bán cao hơn các sản
0 0 0 17 25 4,6
phẩm không có chứng nhận
Các cơ quan quản lý
Hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng cá tra
11 13 18 4,17
giống

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi 1 2 6 16 17 4,1

63
Tầm quan trọng Mức độ
(1: Rất ít quan trọng -> 5: trung
Nhân tố/Biện pháp Rất quan trọng) bình
1 2 3 4 5
Cải tiến trong thiết kế và xây dựng mô
hình nuôi nhằm giảm thiểu tổn hại môi 3 11 11 17 4
trường
Cải thiện chất lượng giống và nguồn cung
2 6 10 9 15 3,69
cấp giống
Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng 3 5 6 16 12 3,69
Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ
4 10 10 11 7 3,17
nuôi theo VietGap
Khuyến khích các hộ nuôi thành lập tổ,
đội để giảm chi phí đầu tư nuôi theo tiêu 4 10 16 5 7 3,02
chuẩn VietGap
Thực hiện cân đối cung cầu sản phẩm 4 10 6 12 10 3,33
Hoàn thiện Luật Thủy sản và các văn bản
3 7 13 13 6 3,29
dưới luật
Tăng cường thể chế cho quản lý nuôi trồng
12 10 7 8 5 2,62
thủy sản
Nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân
5 11 4 9 13 3,33
(nông dân, người thu mua, tổ hợp tác)
Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý ở
3 12 8 13 6 3,17
địa phương

(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)

Ghi chú: (1: Rất ít quan trọng, 2: ít quan trọng, 3: Bình thường, 4: quan
trọng, 5: rất quan trọng)

3.2.6.2. Khả năng thực hiện các nhân tố/ biện pháp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
định của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ

Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy rằng khả năng thực hiện các
nhân tố, biện pháp đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của thị trường Mỹ còn rất khó
64
khăn như việc kiểm soát chất lượng con giống; thức ăn; thuốc, hóa chất; Hoàn thiện hệ
thống luật pháp Việt Nam trong sản xuất; chế biến và tiêu thụ SP thủy sản tương thích
với thông lệ quốc tế; Nhà nước cần có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thực hiện
liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa. Còn lại các nhân
tố, biện pháp khác trong bảng câu hỏi đưa ra có khả năng thực hiện hơn để đáp ứng
nhu cầu của thị trường này.

Bảng 3.8. Đánh giá khả năng thực hiện các nhân tố/ biện pháp đáp ứng các tiêu
chuẩn, quy đinh của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ
Khả năng thực hiện Mức
Nhân tố/Biện pháp (1: Rất dễ thực hiện ->5: Rất độ
khó thực hiện) trung
1 2 3 4 5 bình
Hộ nuôi
- Nhận thức về thực hành nuôi trồng tốt
(con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và xử 2 18 22 4,48
lý chất thải)

- Liên kết với nhau thành tổ, đội 2 5 16 19 4,24

- Liên kết với doanh nghiệp chế biến 2 19 21 4,45

Tiếp cận tài chính vi mô 16 26 4,62


Doanh nghiệp
- Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho
3 7 11 16 5 3,31
sản phẩm thủy sản

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm 2 9 14 17 4,1

- Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất 1 4 10 9 18 3,93

-Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng 4 8 10 13 7 3,26


- Tiếp cận các quỹ đầu tư 2 6 9 10 15 3,71
Nhà nhập khẩu
- Thương lượng để sử dụng một tiêu chuẩn
1 0 2 31 8 4,07
quốc tế mang tính phổ biến
- Thương lượng giá bán cao hơn các sản
1 3 8 13 7 4,00
phẩm không có chứng nhận

65
Các cơ quan quản lý
- Hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng cá tra giống 16 26 4,17
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi 6 9 13 14 4,1
- Cải tiến trong thiết kế và xây dựng mô hình
5 16 21 4
nuôi nhằm giảm thiểu tổn hại môi trường
- Cải thiện chất lượng giống và nguồn cung
2 18 22 3,69
cấp giống
- Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng 2 4 7 17 12 3,69
- Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ
2 7 12 21 3,17
nuôi theo VietGap
- Khuyến khích các hộ nuôi thành lập tổ,
đội để giảm chi phí đầu tư nuôi theo tiêu 3 5 7 8 19 3,02
chuẩn VietGap
- Thực hiện cân đối cung cầu sản phẩm 1 6 10 15 10 3,33
- Hoàn thiện luật thủy sản và các văn bản
2 6 9 11 14 3,29
dưới luật
- Tăng cường thể chế cho quản lý nuôi trồng
1 6 5 15 15 2,62
thủy sản
- Nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân
1 3 4 15 3,33
(nông dân, người thu mua, tổ hợp tác)
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý ở
2 4 9 10 17 3,17
địa phương
(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)
Ghi chú: (1: Rất dễ thực hiện, 2: Dễ thực hiện, 3: Bình thường, 4: Khó thực
hiện, 5: Rất khó thực hiện)
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra, basa
khu vực Tây Nam Bộ sang Mỹ trong những năm gần đây đã gặp nhiều khó khăn khi
đối mặt với các rào cản phi thuế quan bởi các rào cản này tập trung vào điểm yếu
mạnh nhất của mặt hàng cá tra, basa là chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Mặc dù
đã cố gắng, nhưng những khó khăn về nguyên liệu, nhân lực, hạ tầng, công nghệ, vốn
kinh doanh, và các chính sách huy hoạch vùng nuôi, sự liên kết chuỗi thích hợp, chặt
chẽ đã làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của cá tra, cá basa xuất khẩu. Việc tổ chức
phối hợp nâng cao thương hiệu quốc gia, chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp,
66
hiệp hội và cơ quan nhà nước chưa thực sự hiệu quả và phát huy hết vai trò, cản chính
sách, quy định cho sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp với điều kiện thực tế cũng là
nguyên nhân hạn chế khả năng vượt rào cản của cá tra, ba sa.
3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ
Xuất khẩu thủy sản là một hoạt động kinh tế chính của khu vực Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, hoạt động này còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở địa
phương. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ thật
sự đang đối mặt với những rào cản phi thuế quan từ những thị trường nhập khẩu chính
như Mỹ. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những rào cản phi thuế quan là cản trở chính
cho các doanh nghiệp thủy sản khi tiếp cận thị trường Mỹ.
Trong quá trình tham gia xuất khẩu, các doanh nghiệp này cho rằng những biện
pháp phi thuế quan có xu hướng ngày càng gia tăng. Qua khảo sát thì những biện pháp
phi thuế quan mà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ
thường xuyên gặp phải là bán phá giá, rào cản về quota xuất khẩu, và trợ cấp. Lý do mà
doanh nghiệp bị từ chối khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ là vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm và các tiêu chuẩn về chất lượng mà thị trường này quy định.
Việc đáp ứng những biện pháp này làm tăng chi phí thích ứng của doanh nghiệp.
Cụ thể như tăng các chi phí đầu tư cho con giống thuê tư vấn, kiểm định, chi phí về thực
hiện các trách nhiệm xã hội…Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng về chi phí thích
ứng đó thì biện pháp phi thuế quan cũng đem đến những ảnh hưởng tích cực cho doanh
nghiệp. Đó là các lợi ích về kinh tế kỹ thuật như chất lượng con giống được cải thiện,
duy trì mở rộng được thị trường, gia tăng giá trị sản phẩm…Ngoài ra, các biện pháp phi
thuế quan cũng đem lại các lợi ích về môi trường cũng như các lợi ích về xã hội.
Ảnh hưởng của những biện pháp phi thuế quan và khả năng đáp ứng những biện
pháp này ở từng doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính
ngăn cản các doanh nghiệp thủy sản đáp ứng biện pháp này (hay làm gia tăng chi phí
thích ứng của doanh nghiệp) đều thuộc về yếu tố nội tại của chuỗi sản xuất tại Việt
Nam như trở ngại trong việc tiếp cận khoa học/công nghệ, nhận thức chưa cao về
những yêu cầu về chất lượng đối với mặt hàng thủy sản. Doanh nghiệp Việt Nam ít
được tiếp cận cũng như chưa nắm rõ thông tin về các rào cản kỹ thuật của các quốc gia
nhập khẩu với những quy định khắt khe để bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách tinh
vi và luôn được thay đổi, bổ sung. Do đó, các giải pháp đưa ra cần hướng đến giải quyết
những tồn tại của chuỗi sản xuất.

67
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA, BA SA MIỀN TÂY NAM BỘ VƯỢT QUA
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản nói chung, mặt hàng cá
tra, ba sa nói riêng

Trong đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vung Đồng Bằng Sông Cửu
Long đến 2020, Bộ Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn đã đề xuất định hướng cơ
cấu ngành xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đến năm 2020.

4.1.1. Mục tiêu

4.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nuôi chế biến cá tra Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thành ngành
kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với
môi trường. Tiếp tục phát triển xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ theo
hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao. Giữ vững vị trí và chiếm tỷ trọng xuất
khẩu cao trong toàn khu vực. Phát triển xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ
là đòn bẩy, động lực thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy
sản toàn tỉnh, góp phần ổn định, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cho
nông, ngư dân.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ tiếp tục là chủ lực của khu vực,
góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng
khoảng 10%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu dự kiến khoảng 500 triệu USD.

- Xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ phát triển theo hướng đáp ứng
nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng, tạo ra sản phẩm có giá trị gia
tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Thu hút tối đa nguồn nguyên liệu từ nguồn cung trong khu vực trên cơ sở các
đại lý tại các vùng cấp nguyên liệu.

- Chú trọng công nghệ bảo quản sau khai thác, thu hoạch để giữ chất lượng sản
phẩm, đặc biệt chú trọng đến kỹ năng giữ sống các loại thủy sản.

68
- Huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới,
cải tạo các cơ sở chế biến hiện có, phấn đấu 100% các cơ sở chế biến xuất khẩu có
giấy phép xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Mỹ... Các cơ sở chế biến mới được
xây dựng tại các khu công nghiệp tập trung có quy hoạch cho chế biến thủy sản.

4.1.2. Định hướng phát triển

- Nuôi cá tra, ba sa: Địa điểm, diện tích nuôi cá tra thương phẩm phải phù hợp
với huy hoạch nuôi địa phương. Cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đảm bảo các quy
định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy
sản địa phương cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá thương phẩm phải áp dụng và được
chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGap hoặc tiêu chuẩn quốc tế
phù hợp với luật pháp Việt Nam.

- Chế biến cá tra, ba sa: Chế biến cá tra phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Đổi mới công
nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; chuyển đổi sản phẩm theo hướng tăng
tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ lệ sản phẩm sơ chế.

- Thị trường xuất khẩu: Duy trì xuất khẩu ở các thị trường truyền thống EU và
Mỹ và đẩy mạnh xuất khẩu các thị trường mới. Thị trường Mỹ: phấn đấu đạt 25% thị
phần trong tổng sản lượng xuất khẩu đến năm 2020. Các sản phẩm chế biến sâu có giá
trị gia tăng cao sẽ giá tăng đến 20% tổng sản lượng xuất khẩu để thay thế cho các sản
phẩm thô qua sơ chế.

4.2. Những căn cứ đề xuất giải pháp

Có thể khẳng định cá tra, basa là mặt hàng xuất khẩu chính trong ngành thủy
sản, có tốc độ tăng trưởng cao, thị phần đáng kể tại các thị trường chủ lực, và cũng là
mặt hàng tương đối nhạy cảm, đối tượng để áp đặt các rào cản phi thuế quan. Đây là
lĩnh vực sản xuất, chế biến cần nhiều lao động và tận dụng điều kiện ưu thế về điều
kiện tự nhiên của đất nước. Là mặt hàng có thể gây ra các vấn đề về bảo vệ môi trường
và vấn đề về sức khỏe.

69
Theo kết quả khảo sát, phản ứng của các doanh nghiệp Tây Nam bộ trước những
yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật của thị trường Mỹ thì đa số các doanh nghiệp
khảo sát xác định vẫn tiếp tục xuất khẩu (chiếm trên 73%). Từ kết quả này và các quy
định SPS và TBT của thị trường Mỹ, tác giả tập trung xem xét các nhân tố quan trọng
đối với doanh nghiệp và kiến nghị các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục, tuân thủ
và vượt qua rào cản tại thị trường này.

Bảng 4.1 Các nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn
của thị trường Mỹ và khả năng thực hiện

Tầm quan Khả năng thực hiện


trọng
Nhân tố/Biện pháp Rất Dễ Rất dễ Khó Rất khó
Quan
quan thực thực thực thực
trọng
trọng hiện hiện hiện hiện
Doanh nghiệp
- Đảm bảo chất lượng, an
toàn vệ sinh cho sản phẩm 13 14 3 7 16 5
thủy sản
- Thực hiện truy xuất nguồn
16 21 2 14 17
gốc sản phẩm
- Liên kết theo chuỗi giá trị
18 22 1 4 9 18
sản xuất
- Sản xuất sản phẩm giá trị
16 19 4 8 13 7
gia tăng
- Tiếp cận các quỹ đầu tư 19 21 2 6 10 15

Các cơ quan quản lý

- Hoàn thiện quy hoạch địa


điểm và không gian cho 13 18 16 26
nuôi trồng thủy sản ven biển

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng


16 17 6 13 14
vùng nuôi

70
Tầm quan Khả năng thực hiện
trọng
Nhân tố/Biện pháp Rất Dễ Rất dễ Khó Rất khó
Quan
quan thực thực thực thực
trọng
trọng hiện hiện hiện hiện
- Cải tiến trong thiết kế và
xây dựng mô hình nuôi
11 17 16 21
nhằm giảm thiểu tổn hại môi
trường
- Cải thiện chất lượng giống
9 15 18 22
và nguồn cung cấp giống
- Kiểm soát chặt chẽ thuốc
16 12 2 4 17 12
và hóa chất sử dụng
- Tuyên truyền, hướng dẫn,
hỗ trợ các hộ nuôi theo 11 7 2 12 21
VietGap
- Chính sách khuyến khích
các hộ nuôi thành lập tổ, đội
5 7 3 5 8 19
để giảm chi phí đầu tư nuôi
theo tiêu chuẩn VietGap
- Thực hiện cân đối cung
12 10 1 6 15 10
cầu sản phẩm
- Hoàn thiện luật thủy sản và
13 6 2 6 11 14
các văn bản dưới luật
- Tăng cường thể chế cho
8 5 1 6 15 15
quản lý nuôi trồng thủy sản
- Nâng cao năng lực cho khu
vực tư nhân (nông dân, 9 13 1 4 15
người thu mua, tổ hợp tác)
- Nâng cao năng lực cho các
cơ quan quản lý ở địa 13 6 2 4 10 17
phương

(Nguồn: khảo sát doanh nghiệp)

71
4.3. Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ

4.3.1 Một số giải pháp đối với doanh nghiệp

4.3.1.1 Tăng cường chất lượng vệ sinh an toàn cho sản phẩm xuất khẩu

Theo kết quả nghiên cứu đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa bị từ
chối nhập khẩu vào thị trường Mỹ chủ yếu do vi phạm quy định về an toàn vệ sinh
thực phẩm (có 29/42 doanh nghiệp bị từ chối) và vi phạm tiêu chuẩn chất lượng (có
20/42 doanh nghiệp bị từ chối). Vì vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư, đổi
mới công nghệ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ khâu kiểm tra, kiểm định, giám sát từ khâu
nuôi trồng (chất lượng nguyên liệu đầu vào), đến quá trình sản xuất và thành phẩm
xuất khẩu. Tăng cường chi phí đào tạo và phát triển áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn
phù hợp từ khâu nuôi trồng đến sản xuất, thành phẩm và xuất khẩu.

Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp trước hết cần triển khai áp dụng
các quy trình sản xuất tiên tiến, các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế. Mức sống xã hội ngày càng cao nên yêu cầu các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày như cá tra, cá basa cần phải sản xuất theo
quy trình chất lượng gay gắt và khắt khe, và mức độ bảo hộ về các tiêu chuẩn “ xanh”,
“sạch” sẽ gia tăng làm các rào cản cũng tăng theo.
Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn quốc tế.
Tính đến nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa đều đạt một số tiêu
chuẩn quốc tế để xuất khẩu cá tra, cá basa sang Mỹ như: HACCP, ISO, GLOBALGAP,
ASC. Nhưng đòi hỏi thị trường Mỹ ngày càng gia tăng cho các bộ tiêu chuẩn, đến nay
thì Mỹ ưa chuộng cá tra, cá basa nhập khẩu đạt tiêu chuẩn HACCP. HACCP giống
như giấy thông hành bắt buộc khi muốn xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ,
Ngoài ra với hệ thống HACCP sẽ cho phép các doanh nghiệp chế biến cá tra, cá basa
thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy đáng kể xâm nhập vào sản
phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu cuối cùng. Khi xây dựng tiêu chuẩn
HACCP và thực hiện chương trình này có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến
phải có các chương trình sản xuất ổn định và phải kiểm soát được quá trình đó; toàn bộ
nhân viên tham gia trong hệ thống HACCP phải được đào tạo; doanh nghiệp phải có
riêng hệ thống tài liệu và dữ liệu để bảo đảm cung cấp và phân tích thông tin chính
xác; chất lượng sản phẩm phải ổn định và đồng nhất, các thiết bị đo lường kiểm tra

72
chính xác; có hệ thống kịp thời phát hiện mầm bệnh và mối nguy có liên quan đến chế
biến thực phẩm. Tuy nhiên khi đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP được rồi
thì doanh nghiệp cần phải tính tới xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Bởi vì tiêu chuẩn
HACCP không nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cho nên nó
không đề cập đến việc duy trì cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh cá tra, cá basa. Trong
khi đó tiêu chuẩn ISO 9000 không chỉ quan tâm tới quá trình kiểm soát quá trình chế
biến thuỷ sản, mà còn quan tâm tới cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh
doanh, đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Nhãn hiệu và thương hiệu: Các công ty nên cải tiến nhãn mác vừa đạt tiêu
chuẩn của FDA và quảng bá hình ảnh cá tra của công ty trên nhãn mác, tạo ấn tượng
và thiện cảm cho khách hàng, thống nhất tên thương mại sản phẩm. Trong dài hạn, các
công ty nên xây dựng thương hiệu cá tra, cá basa của công ty trên thị trường Mỹ, đây
là bài toán vô cùng khó khăn cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, công ty phải
mạnh về nguồn lực như tài chính và nhân sự giỏi đồng thời sản phẩm cá tra, cá basa
phải được cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm chế biến chuyên sâu
mang giá trị gia tăng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các công ty cần nâng cấp và cải tiến công nghệ
vào trong quá trình sản xuất và chế biến, công nghệ đạt chuẩn quốc tế. Nếu có thể áp
dụng cả công nghệ xanh vào chế biến cá tra, cá basa. Nếu áp dụng được công nghệ
này, công ty sẽ góp phần tạo ra một sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường:
Việc tiến hành áp dụng công nghệ này được tiến hành trên sản phẩm và xử lý chất thải
như nghiên cứu bao bì thân thiện môi trường nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản
phẩm, hay xử lý chất thải bằng cách sử dụng công nghệ sinh học. Trước mắt, các công
ty nên giữ vững theo các quy trình chế biến đạt chuẩn quốc tế đó là hệ thống quản lý
chất lượng HACCP, GMP, SSOP sau khi đã vững đối với các quy trình này công ty nên
tiến hành công nghệ mới để tạo ra sự khác biệt và nâng cao chất lượng sản phẩm.

4.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Việt Nam, áp dụng hệ
thống truy xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí, nhưng lợi ích thu lại cũng không nhỏ.
Trước hết, nó giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với
sản phẩm của mình, qua đó nâng cao uy tín trên thương trường. Thêm vào đó, nhờ hệ
thống này mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng,
73
chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối. Nếu có sự cố xảy ra, doanh nghiệp
có thể biết ngay nó phát sinh ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hạn
chế nảy sinh những vấn đề về vi phạm các quy định của nước nhập khẩu.
Để thực hiện hệ thống truy nguyên nguồn gốc toàn diện cho các sản phẩm thủy
sản Việt Nam hiện nay là khá phức tạp và nhiều khó khăn. Tuy nhiên các doanh nghiệp
chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu có thể thực hiện đối với cá tra, ba sa nuôi công nghiệp.
Đây là đối tượng nuôi năng suất lớn, các doanh nghiệp chế biến có thể thu mua trực
tiếp từ chủ nuôi, tìm hiểu nắm được các thông tin về khâu giống, nuôi trồng, ao nuôi
và vùng nuôi, đây là các thông tin chính cho việc lập mã số truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm. Bước đầu, chúng ta cần phải lên kế hoạch vận động và thực hiện việc áp mã số,
mã vạch cho các sản phẩm thủy sản của từng vùng. Xây dựng những quy chuẩn kỹ
thuật nuôi cụ thể để đối phó được với những hàng rào kỹ thuật của Mỹ cũng như các
thị trường trên thế giới.
4.3.1.3. Tăng cường năng lực hợp tác cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao vai trò
của các hiệp hội, hoàn thiện sự liên kết chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng cá tra, cá basa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng của sản phẩm xuất khẩu, vì vậy các doanh nghiệp cần chủ động hoàn thiện
chuỗi cung ứng, sản xuất theo mô hình khép kín, tích cực phối hợp với nhà nước chính
quyền địa phương trong việc quy hoạch vùng nuôi, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất
lượng đầu vào.
Việc hình thành chuỗi liên kết ngoài mục tiêu giúp cân đối nguồn nguyên liệu
giữa người nuôi trồng và nhà máy chế biến, đồng thời còn hỗ trợ công tác truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu.
Nguyên tắc cốt yếu của liên kết chuỗi là lợi ích. Mô hình liên kết hiện nay thiếu
tính bền vững do các đối tác cùng tham gia chuỗi liên kết không thực hiện đầy đủ các cam
kết, chạy theo các lợi ích ngắn hạn trước mắt. Để giải quyết những tồn tại trong phát triển
các doanh nghiệp thủy sản theo liên kết chuỗi, cần tập trung vào các giải pháp:
Một là, tăng cường năng lực của từng khâu mắt xích trong chuỗi liên kết. Theo
đó, cần rà soát, hạn chế sự gia tăng công suất chế biến ồ ạt, đồng thời đẩy mạnh các
hoạt động nhằm cải thiện chất lượng giống, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới,
đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển các phương thức sản xuất mới có tính hiệu
quả và bền vững để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong nước.
74
Hai là, cần có một khung pháp lý cụ thể, chi tiết và gắn với chế tài đủ mạnh
đảm bảo tính hợp lý của các hợp đồng liên kết và lợi ích của các bên tham gia. Theo
đó, Nhà nước cần xây dựng môi trường chung hỗ trợ phát triển liên kết thông qua việc
phát triển các cụm liên kết chế biến thủy sản. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác
trọng tài xử lý, cưỡng chế các vi phạm hợp đồng một cách triệt để nhằm giảm thiểu
thiệt hại cho chính bản thân những đối tác trong liên kết và cho toàn xã hội.
Ba là, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần minh bạch trong việc cung cấp các
thông tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho người sản
xuất nuôi trồng thủy sản để tổ chức sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị
trường và khách hàng, góp phần đảm bảo chuỗi liên kết thủy sản phát triển ổn định,
bền vững. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò hiệp hội ngành trong công tác hỗ trợ
chế biến, cân đối nguồn nguyên liệu, bảo quản và điều tiết giá thị trường. Tránh tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm cùng loại trên thị trường.
Đối với hiệp hội các doanh nghiệp lẫn cơ sở nuôi trồng các doanh nghiệp có thể
trao đổi thông tin, kỹ thuật trong một phương diện rộng lớn hơn, đồng thời có thể hỗ
trợ nhau về nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí, xúc tiến thương mại, nâng cao
năng lực hợp tác, thúc đẩy hiệu quả kinh tế thông qua việc xúc tiến hổ trợ nông dân và
doanh nghiệp, diễn đàn trực tuyến, hay các phương tiện thông tin hiện đại.
Trên cơ sở hiệp hội các doanh nghiệp có thể thống nhất về giá bán tranh cạnh
tranh. Sự giảm giá bán một cách quá mức đã gây thiệt hại cho ngành cá tra, cá basa
trong những năm gần đây làm giá trị thu được trên mỗi sản phẩm giảm đáng kể.
Hiệp hội cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo có sự hổ trợ tham gia đại
diện các tổ chức chính phủ, bộ ngành có liên quan, các trường đại học, viện nghiên
cứu nhằm trao đổi những vấn đề của doanh nghiệp, cùng hợp tác doanh nghiệp giải
quyết các khó khăn; tổ chức các lớp tập huấn, về quy trình sản xuất cá tra, cá basa mà
Mỹ yêu cầu.

4.3.1.4. Hướng tới sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng
Trong tình trạng các sản phẩm thủy sản đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị
trường và giá trị lợi nhuận ngày một giảm thì việc sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng
đang được coi là hướng đi cấp thiết. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu đầu tư máy
móc, dây chuyền hiện đại để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.
75
Theo thống kê từ Bộ NN và PTNT, trong thời gian chưa đầy hai thập kỷ, sản
lượng cá tra đã tăng 10 lần và số lao động ngành này cũng tăng tương ứng. Tuy nhiên,
xuất khẩu ngành hàng này chủ yếu ở dạng nguyên liệu với tỷ trọng gần 90%; rất ít
doanh nghiệp nghiêm túc đầu tư vào sản phẩm giá trị gia tăng. Sau hai thập kỷ phát
triển ngành thủy sản, sản lượng tăng nhưng giá hầu như không tăng. Do vậy, hiệu quả
từ xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu không cao, đặc biệt với việc lãi suất ngân hàng
tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản.
Theo nhận định của ngành hải quan, cá tra năm 2016 xuất khẩu với 35 loại sản
phẩm. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là cá tra đông lạnh, chiếm đến 99,2% kim ngạch; còn
lại tỷ lệ quá nhỏ cá tra chế biến (cá tra tẩm gia vị, cá tra tẩm bột, cá tra cuộn hoa hồng
và cá tra xiên que…). Đây là một yếu kém của ngành sản xuất cá tra, basa.
Trong 1 con cá thì thịt phi lê chỉ chiếm khoảng 30% trọng lượng con cá. Còn lại
khoảng 70% trọng lượng con cá thường được gọi là phụ phẩm, thậm chí là phế phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao, chưa được quan tâm chế biến thành sản phẩm có chất lượng.
Chẳng hạn chế biến phụ phẩm từ thịt cá vụn, đầu cá, xương cá, da cá, nội tạng cá…
tạo ra các sản phẩm surimi cá, dầu cá tinh luyện, bột cá, chà bông, bánh phồng,
collagen và gelatin… Với sản lượng cá tra một năm trên 1 triệu tấn, tiềm năng chưa
được khai thác còn rất lớn. Sự đa dạng sản phẩm cũng đưa đến sự đa dạng trong tiếp
cận và phục vụ thị trường ngày càng phong phú.

Bảng 4.2: Giá thành sản xuất cá tra fillet tháng 10.2017 công ty Cadovimex II
STT DIỄN GIẢI Fillet Fillet sửa GHI CHÚ
cuộn bông sạch
hồng
1 Chi phí nguyên liệu cá (đ/kg thành
60,000 50,400
phẩm)
1.1 Giá nguyên liệu ( bao gồm vận chuyển) 24,000 24,000
1.2 Định mức chế biến 2.50 2.10
2 Chi phí chế biến 13,300 12,020
2.1 Biến phí (đ/kg thành phẩm) 9,900 8,620
Lương nhân công trực tiếp 6,000 5,500
Lương tháng 13 500 400

76
Sửa chữa nhỏ 300 240
Hóa chất, vệ sinh phân xưởng 1,500 1,200
Tiền điện, nước 1,600 1,280
2.2 Định phí (đ/kg thành phẩm) 3,400 3,400
Khấu hao CCDC 100 100
Khấu hao TSCĐ 1,000 1,000
Tiền cơm CNV 400 400
Bảo hiểm công nhân viên 500 500
Lương bán gián tiếp + bán hàng 1,400 1,400
Lương tháng 13 60 60
Chi phí bằng tiền khác 500 500
3 Giá trị đầu xương phụ phẩm thu hồi
12,469 10,474
/ kg nguyên liệu cá
Lượng phụ phẩm thu hồi( kg) 66,5%/ kg
1.66 1.40 nguyên
liệu
Giá bán phụ phẩm ( đồng / kg) 7,500 7,500
4 Giá trị vụn dè phụ phẩm thu hồi / kg
2,900 2,436
nguyên liệu cá
Lượng vụn dè thu hồi 4% / kg
0.100 0.084 nguyên
liệu
Giá bán vụn dè ( đồng / kg) 29,000 29,000
5 Giá thành đơn vị sản phẩm (5= 1+2-
57,931 49,510
3-4) ( đồng / kg)
(Nguồn: phòng Kế toán Cty Cp Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
Cadovimex II)
Theo bảng giá thành sản xuất cá tra fillet tháng 10.2017 của công ty Cadovimex
II thì để sản xuất 1kg cá phi lê chi phí khoảng 49,510 đ/kg trong khi sản xuất cá fillet
cuộn bông hồng chi phí khoảng 57,931 đ/kg tuy nhiên giá bán của cá fillet cuộn bông
hồng cũng cao hơn khoảng 3.5 usd/kg chênh lệch 0.8 usd/kg so với cá tra fillet rửa
sạch. Cũng theo công ty thì phần phụ phẩm thu hồi công ty chủ yếu sẽ bán cho bên thứ
3 để sản xuất.
77
Những năm gần đây, nhiều thị trường tỏ ra hấp dẫn với các sản phẩm giá trị gia
tăng. Lý do đưa ra là một số nước đã và đang tăng cường khai thác, đánh bắt, khiến
cho sản phẩm tươi sống của họ có giá rẻ, sản phẩm nhập khẩu khó cạnh tranh. Ngoài
ra, do vấn đề thời gian nên việc mua các sản phẩm đã qua chế biến, nhất là các sản
phẩm đòi hỏi chế biến công phu, đang ngày càng được chú ý hơn.

Để khai thác tiềm năng lớn đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ
để đổi mới sản phẩm cá tra theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, thì vấn đề tay nghề và
khoa học kỹ thuật phải là ưu tiên hàng đầu. Theo đánh giá việc sản xuất sản phẩm giá
trị gia tăng đòi hỏi quy trình sản xuất phải khoa học, chặt chẽ và chất lượng sản phẩm
phải cao hơn nhiều so với xuất khẩu sản phẩm chưa chế biến.

4.3.1.5. Tăng cường nghiên cứu, chủ động nắm bắt thông tin về rào cản thương
mại của thị trường Mỹ.

Để có thể chủ động đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ, đồng thời đối
phó và vượt qua các rào cản thương mại thì doanh nghiệp cần phải tăng cường nghiên
cứu thị trường để hiểu rõ hơn về thị trường Mỹ hiểu rõ về hàng hóa và doanh nghiệp
mình. Các vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần nghiên cứu về thị trường Mỹ là:

- Hệ thống chính trị, Luật thương mại của Mỹ, những qui định điều chỉnh quan
hệ hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Mỹ trong
Luật thương mại Mỹ, cùng với những điểm khác biệt so với Luật thương mại Việt
Nam. Ngoài ra, cần phải nắm vững được luật và các qui định về thuế và hải quan của
Mỹ như danh bạ thuế, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, qui định về xuất xứ hàng nhập
khẩu, qui định về nhãn hiệu hàng hóa nhập khẩu, cơ sở tính thuế hải quan… Mặt khác,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thành công được trên thị trường Mỹ nếu không
nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với những qui định chi tiết về danh mục
hàng hóa hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, Luật đối kháng,
Luật thuế chống bán phá giá của Mỹ.

- Nắm vững thông tin về hệ thống phân phối thủy sản của thị trường Mỹ, về
đối thủ cạnh tranh. Việc nắm thông tin về đối thủ cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc
xem xét những mặt hàng xuất khẩu của họ mà phải xem xét hệ thống phân phối và
những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng thủy sản.

78
Hiện nay nhiều doanh nghiệp chủ yếu dành cho đoàn đi khảo sát thị trường
Mỹ. Việc nghiên cứu này là cần thiết nhưng sẽ phải chi phí đáng kể về thời gian và
tiền bạc. Mặt khác, việc thực hiện chuyến đi khảo sát ở thị trường nước ngoài là rất tốn
kém và nếu không được chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp cũng sẽ mang lại hiệu
quả không cao. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi về mặt hàng hóa và
thị trường còn hạn chế có thể sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thị
trường thông qua các phương pháp phân tích thống kê kinh tế từ các nguồn tài liệu có
thể thu thập được ở trong nước như từ các tạp chí thủy sản, tạp chí thương mại, chuyên
đề; và các tổ chức như: VASEP, Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Thương vụ Việt Nam
tại Mỹ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là qua Internet, vì qua
mạng Internet có rất nhiều thông tin và chính sách, thậm chí cả các đơn đặt hàng từ
phía doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, có thể kết hợp sử dụng các phương pháp
chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở nước ngoài, hoặc thuê khoán chuyên gia tư
vấn trong hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ mà doanh nghiệp tham gia.
Muốn vượt qua rào cản thương mại, doanh nghiệp thủy sản cần nhận được
thông tin tốt về các loại rào cản thương mại, mức độ và biện pháp áp dụng. Bằng không
việc thiếu thông tin hoặc không có thông tin về rào cản sẽ gây tổn thất đáng kể cho
doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
có thể chủ động lập ra bộ phận chuyên trách hoặc giao cho bộ phận kinh doanh cập nhật
về thị trường Mỹ và xử lý thông tin về rào cản thương mại, luật lệ chống bán phá giá.
Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản cũng cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và Hiệp hội:
- Thiết lập một kênh thông tin chính thống về tình hình thị trường, rào cản
thương mại, những quy định, tiêu chuẩn mới được thị trường nhập khẩu áp dụng để
các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, giảm chi phí và thời gian tìm kiếm.
- Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các tiêu chuẩn, quy
định của Mỹ để doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và áp dụng.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp thủy sản về những
tiêu chuẩn và các quy trình sản xuất được thị trường Mỹ yêu cầu.
4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội
4.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam
Việc xây dựng một môi trương pháp lý theo hướng phù hợp với các chuẩn mực
quốc tế sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Trước hết các doanh nghiệp sẽ

79
được hoạt động trong môi trường pháp lý có nhiều điểm tương đồng hơn với thị trường
quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu Mỹ. Thứ hai hoàn thiện hệ thống pháp luật có
tác dụng thúc đẩy Mỹ chấp nhận Việt Nam được hưởng qui chế đối với một nền kinh
tế thị trường vẫn sẽ là một rào cản lớn trong xuất khẩu, nếu không chúng ta vẫn phải
chịu thiệt trong các vụ tranh chấp thương mại.
Do đó, nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp luật, rà soát chính sách, các loại
quy định, nghị định của cơ quan quản lý nhà nước về chính sách nuôi trồng, chế biến
xuất khẩu của ngành thủy sản nói chung, cho cá tra nói riêng. Ban hành bổ sung các
tiêu chuẩn kỷ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Tháo
gỡ các khó khăn về thuế, hải quan, môi trường, lao động tạo sự an tâm cho người nuôi
cá và DN. Tăng cường quản lý nhà nước về giống, thức ăn cho cá và chế biến, xuất
khẩu. Cần luật hóa những quy định như giá sàn xuất khẩu, cơ chế đàm phán giá, mức
phí xuất khẩu, sử dụng quỹ phát triển xuất khẩu. Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành
giải quyết triệt để các đầu mối chồng chéo của các bộ, ngành; giải tỏa áp lực hành
chánh đối với người nuôi cá và DN. Thường xuyên thông tin dự báo thị trường, giá cả
xuất khẩu cho người nuôi cá; kiên quyết xử lý đối với các DN gian lận thương mại và
chào bán phá giá.
Việc hoàn thiện pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế là điều cần thiết nhưng
việc đặt ra pháp luật vừa có đủ khả năng, nguồn lực thực hiện vừa đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế là điều không dể dàng. Điều này đòi hỏi các tổ chức chính quyền, doanh
nghiệp cần hỗ trợ nhau thông qua đối thoại, thông tin để có những chính sách hoàn
thiện nhất.

4.3.2.2. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng cá tra, cá basa xuất khẩu thông qua
việc kiểm soát chặt chẽ thuốc, hóa chất sử dụng và con giống.
Đa số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa khu vực Tây Nam Bộ sang Mỹ
đều gặp khó khăn về vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên việc quản lý
chất lượng, dư lượng kháng sinh, an toàn thực phẩm nhằm tăng cường năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng nên tăng cường
kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở nuôi bởi vì trong thực tế hiện nay,
các nhà máy đều không sử dụng kháng sinh hoặc chất cấm trong quá trình chế biến mà
nguyên nhân gây nhiễm các chỉ tiêu này đều đến từ khâu trước chế biến (khâu nuôi

80
trồng, khai thác, thu gom nguyên liệu). Bên cạnh đó, nên có Quy định chế tài, xử phạt
khi cơ sở sản xuất, cung cấp nguyên liệu hay các trung gian cố tình vi phạm về vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Bên cạnh công tác quy hoạch và tổ chức nuôi cá tra chất lượng tốt, các cơ quan
chức năng cần quan tâm đến chất lượng VSATTP cho sản phẩm cá tra phi-lê đông
lạnh xuất khẩu thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn thống nhất đối với cá tra xuất
khẩu, thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản
phẩm cá tra. Song song với đó là việc kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra các cơ quan chức năng quan tâm đến các yếu tố đầu vào cho nuôi cá
tra xuất khẩu vì hiện nay người nuôi cá tra đang rất khó khăn trong việc xác định giá
thành nuôi khi giá con giống, thức ăn, thuốc thú y thay đổi không theo quy luật trong
suốt chu trình nuôi cá (thường kéo dài đến 8 tháng). Trong khi đó con giống không
đảm bảo chất lượng chưa được kiểm soát cùng với giá thức ăn tăng giảm thất thường
là những nguyên nhân làm cho nhiều hộ nuôi bị lỗ và dẫn đến chất lượng nguyên liệu
cá nuôi không ổn định.
4.3.2.3 Tăng cường hợp tác, hỗ trợ với các doanh nghiệp trong việc áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn xã hội và hoạt động xuất khẩu.
Nhà nước cần lồng nghép vào chương trình phổ biến kiến thức hội nhập kinh tế
quốc tế nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, cả nông dân và các khâu đầu vào về
triển khai thực hiện đăng ký chứng chỉ, chứng nhận phù hợp, mặt khác nhà nước cần
hổ trợ tư vấn pháp luật và điều kiện vật chất để các doanh nghiệp có thể vượt qua rào
cản này một cách tốt nhất. Những hổ trợ cụ thể để giải quyết các vấn đề đời sống xã
hội của người lao động như nhà ở, bệnh viện, trường học và các dịch vụ xã hội khác,
trong nhiều trường hợp vượt ra khỏi khả năng của doanh nghiệp.
Đối với công tác xúc tiến thương mại cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các
chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm cá tra của
Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới hơn. Thông qua các hội
chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư, tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp
người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm cá tra Việt Nam, mặt khác cũng góp phần
ngăn chặn các hoạt động “hạ thấp” uy tín cá tra vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị
trường nhập khẩu.
81
4.3.2.4. Tổ chức lại sản xuất và xuất khẩu thực hiện cân đối cung cầu sản phẩm
Cơ quan quản lý cần tổ chức lại sản xuất và xuất khẩu theo hướng “liên kết
chuỗi giá trị ngành hàng”. Trong đó DN là mắt xích chủ yếu đóng vai trò dẫn dắt và hỗ
trợ người nuôi cá. Liên kết “chuỗi” để giải quyết vấn đề chu kỳ giá và sản lượng, đáp
ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về an
toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo đảm cho phát triển bền vững. Ổn định diện tích
nuôi, sản lượng cá nguyên liệu. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng đầu vào của
cá giống, thức ăn, chế phẩm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm xuất khẩu như tỷ
lệ mạ băng, chất cấm trong nuôi và chế biến cá tra. Khuyến khích DN nâng cao công
suất, đổi mới thiết bị công nghệ. Chuyển dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản
phẩm tinh chế bằng công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá các sản phẩm từ thuỷ sản; gắn
nhà máy chế biến thành phẩm với nhà máy chế biến thức ăn để tận dụng phụ phẩm
thủy sản (sản xuất bột xương từ phụ phẩm thủy sản). Xây dựng quy chế giá sàn xuất
khẩu; giá sàn cơ bản sẽ thực hiện được khi tất cả nhà sản xuất đồng lòng cam kết và có
chế tài phù hợp. Nhà nước không thể can thiệp vào vấn đề giá nhưng có thể hỗ trợ, bảo
trợ để chế tài được thực hiện.
Chính quyền các địa phương cần cân nhắc khi cấp phép việc xây mới hoặc mở
rộng các nhà máy chế biến cá tra, trong đó yếu tố quan trọng là tuân thủ nghiêm ngặt
nguyên tắc nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu và có thị trường ổn định. Việc
cho ra đời thêm nhà máy, tăng năng lực chế biến dễ dẫn đến tình trạng tiếp tục cạnh
tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, khó ổn định chất lượng và phát triển thị
trường tiêu thụ một cách bền vững. Việc một số nhà máy mới ra đời không có khách
hàng ổn định ban đầu hoạt động dưới công suất dẫn đến việc phải nhận gia công chế
biến thậm chí không được tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm để cho các công ty
thương mại xuất khẩu hàng kém chất lượng, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh,
làm ảnh hưởng uy tín cá tra Việt Nam và mất thị trường tiêu thụ.
4.3.2.5. Quy hoạch địa điểm và không gian vùng nuôi và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bảo
vệ môi trường nuôi cá tra
Nghề nuôi cá tra thâm canh ở Tây Nam Bộ hiệu quả cao và có nhiều tiềm năng
phát triển. Tuy nhiên, nếu tiếp tục bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường thì tình trạng suy
thoái môi trường do nuôi cá sẽ tác động mạnh đến nghề nuôi và là cản trở lớn nhất cho
việc phát triển con cá tra trong thời gian tới.

82
Vì vậy, để nghề nuôi cá tra bền vững, ngay bây giờ song song với quy hoạch
phát triển nghề nuôi cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó quan trọng là
tìm ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý các chất thải phát sinh trong
nuôi cá tra

Bên cạnh đó, việc sắp xếp ao nuôi, cấp mã số là việc cần làm để kiểm soát chất
lượng và thuận lợi truy xuất nguồn gốc, quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam thu hút
người tiêu dùng.
4.3.2.6. Khuyến khích các hộ nuôi thành lập tổ, đội để giảm chi phí đầu tư nuôi
theo tiêu chuẩn VietGap; Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nuôi theo
VietGap
Để VietGAP được người nuôi cá tra đồng tình ủng hộ thì các bộ, ngành có liên
quan cần có giải pháp giải quyết đầu ra ổn định, khẳng định một thương hiệu riêng để
phân biệt với sản phẩm cá tra sản xuất theo kiểu truyền thống với giá cả hợp lý hơn.
Giá trị của cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP phải được nhìn nhận và khẳng định từ các
nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, từ cả thị trường trong nước và thế giới. Cần phải
nhanh chóng xúc tiến khâu quảng bá, đàm phán và thừa nhận của quốc tế đối với
VietGAP để giúp giá trị cá tra VietGAP tăng lên, từ đó người dân mới toàn tâm toàn ý
vào VietGAP bên cạnh những tiêu chuẩn khác như BAP, GlobalGAP, ASC...
Trong những năm qua, nhiều mô hình VietGAP đã đạt những thành công bước
đầu, nhưng để nhân rộng cần phải có sự quyết liệt của nhiều bộ, ngành nhằm tạo sự
liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ cá tra VietGAP. Ngoài ra, Nhà nước cần có
chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra VietGAP và các nhà máy chế biến
xuất khẩu liên kết với nhau theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thì các mô
hình nuôi cá tra VietGAP mới tồn tại bền vững theo thời gian.

83
KẾT LUẬN

Trong suốt thời gian qua, xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ đã không
ngừng lớn mạnh, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa
phương. Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa
khu vực Tây Nam Bộ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tại thị trường này, trong đó
có các rào cản phi thuế quan ngày một tinh vi và phức tạp hơn. Để vượt qua những rào
cản này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ phải không
ngừng đổi mới và phát triển quá trình sản xuất sản phẩm, từ khâu nuôi trồng cho đến
khâu chế biến và tiêu thụ, mặt khác phải nâng cao hiểu biết của mình về các rào cản
thương mại để kịp thời thích ứng và đối phó. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành, các
hiệp hội cần hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Từ đó, hoạt
động chế biến và xuất khẩu cá tra, ba sa khu vực Tây Nam Bộ mới duy trì được sự ổn
định và phát triển mạnh trong thời gian tới.

Là một vấn đề khá rộng và có độ phức tạp cao nên những phân tích, đánh giá về
ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra- ba sa khu vực Tây Nam Bộ và một số giải pháp, kiến
nghị đưa ra trong đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, nhưng tác giả mong rằng nghiên
cứu này sẽ góp phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra- ba sa khu vực
Tây Nam Bộ hiểu thêm về các rào cản thương mại và chọn được giải pháp thích hợp
nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

84
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Châu Thanh Bảo (2007), Phân tích thị trường và triển vọng thương mại của cá
da trơn ở vung Đồng Bằng Sông Cửu Long, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị
kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ.

2. Nguyễn Thị Ngọc Chân (2015) “Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị
trường Châu Âu đối với cá tra, cá basa xuất khẩu – trường hợp của một số doanh
nghiệp tại Tây Nam Bộ”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh trường
Đại Học Nha Trang.

3. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2014)” Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ” giáo trình Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
trang 51-56

4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) “Nghiên cứu rào cản phi thuế quan của thị trường
Nhật đối với tôm xuất khẩu – trường hợp của một số doanh nghiệp tại miền Tây Nam bộ”,
luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh trường Đại Học Nha Trang.

5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại
quốc tế, NXB lao động xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Khải (2000), Thương mại quốc tế và an ninh lương thực, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Thanh Long 2010, Thực trạng và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam
vượt rào cản thương mại, Doanh nghiệp và thương mại quốc tế, số 4- tháng 4 năm
2010, trang 21 – 28.

8. Phan Thị Minh Lý (2006), Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho
Việt Nam, luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
trường Đại Học Ngoại Thương.

9. Trần Văn Nam “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với thuỷ sản
nhập khẩu từ việt nam”Đại học Kinh tế Quốc dân

10. Đinh Văn Thành (2005), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản
xuất khẩu trong thương mại quốc tế, NXB lao động xã hội, Hà Nội.

85
11. Đinh Văn Thành và cộng sự (2004), Nghiên cứu các rào cản trong thương mại
quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, đề tài Bộ Thương Mại
12. Lưu Minh Trọng (2013) “ Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa”, luận văn thạc sĩ
chuyên ngành quản trị kinh doanh trường Đại Học Nha Trang
Tài liệu tiếng Anh
13. Baldwin, Robert E (1970), Nontariff Distortions of International Trade.
Brookings.10.
14. Deardorff.A and Stern.A (1997), Measurement of non-tariff barriers,
Economics Department working papers no.179, OECD, Paris.
15. Henson S.J (1997), Impact of santitary and phytosanitary measures on
developing countried, the university of Reading, UK.
16. Laird, Sam and René Vossenaar (1991), Porqué nos preocupan las barerasno
arancelarias? Informacion Comercial Espaňola, Special Issue on Non-Tariff Barriers,
November, pp.31–54.
17. Rajesh Mehta (2003), Non-tariff Barriers Affecting India’s Exports, The
Research and iformation System for the Non- Alignedand Other Developing Countries
(RIS), India http://www.academia.edu/477809/Nontariff_Barriers_affecting_India_
s_Export.
18. Pouarlbery và Lee (1998) , Import restrictions in the presence of a health risk,
American Journal of Agricultural Economics, Volume 80, Issue 1, 1 February 1998,
Pages 175–183, https://doi.org/10.2307/3180279
Các trang Web
19.http://www.customs.gov.vn Trang Web tổng cục hải quan.
20.http://thuysanvietnam.com.vn Trang Web Thủy sản Viêt Nam
21.http://www.mard.gov.vn Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn
22.http://www.wto.org Trang web tổ chức thương mại thế giới
23.www.fistenet.gov.vn : Tổng cục Thủy sản
24.www.fao.org: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
25.www.nafiqad.gov.vn: Cục quản lý chất lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản
26. www.vasep.com.vn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

86
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát:
1. CTY CP XNK THỦY SẢN AN GIANG 1234 Trần Hưng Đạo, Bình Đức,
Tp. Long Xuyên, An Giang
2. CTY CỔ PHẦN VIỆT AN 91 QL91, Mỹ Thới, Tp. Long
Xuyên, An Giang
3. CTY TNHH SX TM DV THUẬN AN 478 Quốc lộ 91, Ấp Hòa Long 3,
TT An Châu, Huyện Châu Thành,
AG
4. CT CP XNK NÔNG SẢN
THỰC 25/40 Trần Hưng Dạo, Thạnh An,
PHẨM AN GIANG Mỹ Thới, Thành phố Long
Xuyên,AG
5. CTY CP XNK THỦY SẢN CửU LONG Số 90, Hùng Vương, Khu công
AN GIANG nghiệp Mỹ Quí, TP Long
Xuyên,AG
6. CTY CP NTACO 99 Trần Hưng Đạo, Mỹ Quý, Tp.
Long Xuyên, An Giang
7. CTY CỔ PHẦN AN XUYÊN Số 9 Hùng Vương, KCN Mỹ Quý,
Hùng Vương, Tp. Long Xuyên,An
Giang
8. CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Khóm Trung Hưng, Phường Mỹ
VIỆT NGƯ Thới, Tp. Long Xuyên, An Giang
9. CTY TNHH XNK THỦY SẢN ĐÔNG Á Lô B Khu Công nghiệp Bình
Long, QL91, Cái Dầu, Châu Phú,
An Giang
10. CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BẠN VÀ Đường số 3, Bình Thủy, Cần Thơ
TÔI
11. CTY CP CB &XK THỦY SẢN HÒA Bình Chánh, Châu Phú, An Giang
PHÁT
12. CTY CP THỦY SẢN MÊKÔNG KCN Trà Nóc, quận Bình Thủy,
Tp.Cần Thơ
13. CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 Lê Hồng Phong, Bình Thủy,
404 Cần Thơ
14. CTY CP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN Quốc Lộ 91, Khu Vực Thới An 3,
HIỆP THANH Phường Thuận An, Quận Thốt
Nốt, TP Cần Thơ
15. CTY CỔ PHẦN NAM VIỆT. 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ
Quí, TP Long Xuyên, An Giang
16. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN HÀ NỘII – 2-17 Khu Công Nghiệp Trà Nóc II,
CẦN THƠ Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ
17. CTY TNHH THỦY SẢN BIỂN ĐÔNG 2 Trần Văn Khéo, Cái Khế, Ninh
Kiều, Cần Thơ
18. CTY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN Lô 2.14, KCN Trà Nóc 2, Đường
MIỀN NAM Trục Chính, Phước Thới, Ô Môn,
Cần Thơ
19. CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY Lô 4, KCN Trà Nóc 1, Quận Bình
SẢN CẦN THƠ Thủy, TP Cần Thơ
Tỉnh (TP)
CẦN THƠ
20. CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN Lô 2.12, KCN Trà Nóc 2, TP. Cần
CẦN THƠ Thơ
21. CTY TNHH VĨNH NGUYÊN Lô 16A9-1, KCN Trà Nóc 1, P.
Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Cần
Thơ
22. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN NTSF Lô 1,2,3,4,5 Khu công nghiệp Thốt
Nốt, H. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ
23. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN HẢI SÁNG Khu Vực Thới Thạnh, Phường
Thới Thuận, Quận Thốt Nốt, Cần
Thơ
24. CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÔNG 55 Trần Đại Nghĩa, Cái Khế, Ninh
TIẾN Kiều, Cần Thơ
25. CTY CP THỦY HẢI SẢN AN PHÚ Ấp An Phú, Xã An Nhơn, Huyện
Châu Thành, Đồng Tháp
26. CTY CP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP Lô III – 8 Khu C mở rộng, KCN
KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX II Sa đéc, T.Đồng Tháp
27. CTY CP XNK THỦY SẢN CỬU LONG Đường Số 5, Tân Qui Đông, Tp.
Sa Đéc, Đồng Tháp
28. CTY CP THỦY SẢN TRƯỜNG GIANG Đường Số 2, An Hoà, Tp. Sa Đéc,
Đồng Tháp
29. CTY TNHH XNK THỦY SẢN K&K Quốc lộ 80, Xã Bình Thành,
Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp
30. CTY TNHH HÙNG CÁ Khu công nghiệp Thanh Bình,
Đường quốc lộ 30, Quận Thanh
Bình, DONG THAP
31. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH MINH Lô 8 - 9 - 10 KCN Sông Hậu,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
32. CTY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THỦY Lô Số 1, Đường Số 2, Cụm Công
SẢN Á CHÂU Nghiệp Bình Thành, Huyện Thanh
Bình, Đồng Tháp
33. CTY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY Ấp Tân Cường, Xã Phú Cường,
SẢN HOÀNG LONG Huyện Tam Nông, Đồng Tháp
34. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN HÙNG HẬU Đường D1, Khu C, Khu Công
Nghiệp Sa Đéc, Xã Tân Khánh
Đông, Thị Xã Sa Đéc
35. CTY TNHH THANH HÙNG Lô C III-1, Khu C, KCN Sa đéc,
Tỉnh Đồng tháp
36. CTY TNHH THỰC PHẨM QVD ĐỒNG Lô C6, KCN Sa Đéc, Thị xã Sa
THÁP Đéc, Tỉnh Đồng tháp
37. CTY CP HÙNG VƯƠNG Khu công nghiệp Mỹ Tho, Lô 44,
Huyện 92A, Thành phố Mỹ Tho,
Tiền Giang
38. CTY TNHH THUỶ SẢN ĐẠI ĐẠI Ấp Đông Hòa, xã Song Thuận,
THÀNH huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang
39. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÔNG TIỀN 153, Tỉnh Lộ 864, Xã Bình Đức,
(SOTICO) Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền
Giang
40. CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN VINH Lê Thị Hồng Gấm, Trung An,
QUANG Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
41. CTY TNHH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN Lô 14 Cụm Công Nghiệp - Tiểu
MINH QUÝ Thủ Công Nghiệp, Xã Tân Mỹ
Chánh, Phường 9, Thành Phố Mỹ
Tho, Tiền Giang
42. CTY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG Lô 45, Khu Công Nghiệp Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA


(Áp dụng đối với thị trường Mỹ)(

Kính chào Quý Doanh Nghiệp,

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, chúng
tôi đang nghiên cứu đề tài “Giải pháp vượt rào cản xuất khẩu của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam.” Mục đích của nghiên cứu này nhằm thu thập những
thông tin thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Kính mong quý doanh nghiệp vui lòng dành chút thời gian trả lời một số câu
hỏi dưới đây. Tất cả các câu trả lời của quý doanh nghiệp vô cùng quý báu đối với
nghiên cứu, từ đó đóng góp vào công tác nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam. Nhóm nghiên cứu xin cam kết những thông tin trong Bảng Thu Thập này chỉ
sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý doanh nghiệp!

Thay mặt nhóm nghiên cứu

Nguyễn Thị Trâm Anh

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang

Email: tramanhnguyen.ntu@gmail.com - Điện thoại: 0905.202.530

------

Q1. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết thông tin chung :
 Tên doanh nghiệp: ...................................................................................................................
 Địa chỉ: ............................................................................................................................................
 Số điện thoại: ............................................................................................................................
 Thời gian hoạt động kinh doanh: .......................................................................... năm
 Thời gian hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu: .................................................... năm
 Vốn điều lệ hiện tại: ..............................................................................................VNĐ
 Số lượng lao động hiện nay:................................................................................người
 Đã là thành viên của hiệp hội VASEP chưa? Rồi Chưa
 Các tiêu chuẩn doanh nghiệp đã áp dụng(vui lòng điền số năm áp dụng tiêu chuẩn)
Năm áp Năm áp
STT Các tiêu chuẩn STT Các tiêu chuẩn
dụng dụng
1 HACCP ……… 7 BAP ………
2 ISO 9001:2000 …………...............
8 GLOBAL GAP ………
3 ISO 22000 ……… 9 ASC ………
4 SA8000 ……… 10 MSC ………
5 ISO 14000 ……… 11 BRC ………
6 IFS ……… 12 Khác, vui lòng cho biết: ………
Q2. Số năm doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ?

Thị trường Mỹ Dưới 05 năm Từ 05 năm trở lên

Q3.Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết các lý do doanh nghiệp chọn Mỹ là thị
trường xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá basa?

Lý do Mỹ
1. Thị trường hấp dẫn, có sức mua lớn

2. Sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

3. VN đã ký hiệp định song phương với Hoa Kỳ và hiệp định Châu Á


xuyên Thái Bình Dương TPP

4. Thị trường dành ưu đăi cho các nước đang phát triển
(chế đô ưu đăi thuế quan phổ cập GSP)
5. Mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn các
doanh nghiệp của những quốc gia khác.
6. Doanh nghiệp được đầu tư trực tiếp bởi các nhà đầu Mỹ

7. Doanh nghiệp có kinh nghiệm mua bán với thị trường Mỹ


8. Doanh nghiệp có đơn đặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ

9. Phương thức thanh toán thuận lợi


10. Thuế chống bán phá giá hiện tại đối với DN bằng 0

12. Lý do khác, xin vui ḷòng cho biết cụ thể:


……………………………………………………………………………
Q4. Qúy doanh nghiệp vui lòng cho biết tỷ trọng doanh số xuất khẩu cá tra, cá basa
vào thị trường Mỹ bình quân trong 3 năm vừa qua?

Thị trường
Mỹ: …………………………………%

Q5.Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết tỷ trọng loại sản phẩm cá tra, cá basa
được xuất khẩu vào thị trường Mỹ bình quân trong trong 3 năm vừa qua?

Loại sản phẩm Tỷ trọng

Sản phẩm thô ..................................................%

Sản phẩm giá trị gia tăng ..................................................%

Q6. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết tỷ trọng (%) nguyên liệu cá tra, cá basa mà
doanh nghiệp đã thu mua bình quân 3 năm qua từ những kênh nào?

Nhà cung cấp Tỷ trọng

Trại nuôi doanh nghiệp ...........%

Trại nuôi tư nhân đã liên kết với DN ...........%

Hộ nông dân ...........%

Thương lái ............%

Hợp tác xã ...........%

Q7. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết có :

Liên kết với người nuôi: Có Không (nếu không bỏ qua mục này)

- Số đơn vị/hộ/người nuôi:....................................

- Số lượng: .................. tấn, giá bình quân ...............đồng/kg

- Ký kết hợp đồng: Có Không (nếu không bỏ qua mục này)

- Hình thức hợp đồng chủ yếu:........................................................(bao tiêu, hỗ trợ


vốn.....) chiếm ........%, giá bình quân ................đồng/kg

Liên kết với thương lái Có Không (nếu không bỏ qua mục này)

- Số lượng: .................. tấn, giá bình quân ...............đồng/kg


- Ký kết hợp đồng: Có Không (nếu không bỏ qua mục này)

- Hình thức hợp đồng chủ yếu:........................................................

Q8. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết điều kiện quý doanh nghiệp thu mua
nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp trên như thế nào?
Xuất trình chứng nhận của bên thứ 3 (VietGap, GlobalGap ……)
Lấy mẫu thực tế và kiểm tra tại các phòng thí nghiệm
Dựa vào hợp đồng cam kết giữa công ty và nhà cung cấp
Điều kiện khác (xin vui lòng cho biết)………………………………..
Q9. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết tỷ lệ của từng đối tượng khách
hàng mà quý doanh nghiệp bán sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ ?
Khách hàng Tỷ trọng
Nhà nhập khẩu ..................................................%
DN chế biến nước ngoài ..................................................%
Nhà bán buôn ..................................................%
Nhà bán lẻ (siêu thị) ..................................................%
Khác, cụ thể............................................. ..................................................%
Q10. Các thị trường dự kiến mở rộng/ phát triển mới là gì ? ( Đánh dấu X vào các chọn
lựa phù hợp)
Mỹ ASEAN Trung Quốc và Hồng Kong
Nhật Hàn Quốc Úc và NewZealand
EU (các nước dự kiến):........................ Các nước khác (cụ thể)…......................

Q11. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết trong 5 năm vừa qua sản phẩm của doanh
nghiệp đã bị từ chối khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ không?

Không Có

Nếu CÓ, xin hãy liệt kê lý do bị từ chối (đánh dấu x vào bảng dưới đây):
Lý do bị từ chối Thị trường Mỹ
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- Tiêu chuẩn chất lượng (kích cỡ, màu sắc,mùi vị....)
- Dán nhãn, bao bì
- Khác,vui lòng cho biết:.........................................
.............................................................................
Q12. Xin quý doanh nghiệp đánh giá mức độ khắt khe các quy định của Mỹ đối với cá
tra, cá basa khi xuất khẩu vào thị trường này bằng cách cho điểm theo các nội dung ở
bảng sau đây. ( Đánh dấu X vào các chọn lựa phù hợp)

Điểm 1: Hoàn toàn không khắt khe Điểm 2: Không khắt khe

Điểm 3: Không xác định được là có khắt khe hay không Điểm 4:Khắt khe
Điểm 5: Rất khắt khe

Các yêu cầu Mỹ

An toàn thực phẩm 1 2 3 4 5

Kiểm dịch động vật 1 2 3 4 5


Các quy
định, tiêu
Chất lượng sản phẩm 1 2 3 4 5
chuẩn

Quy định bao bì, nhãn mác 1 2 3 4 5

Truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm 1 2 3 4 5

Môi trường 1 2 3 4 5
Các chứng
nhận tự
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt 1 2 3 4 5
nguyện
Trách nhiệm xã hội về cải thiện điều kiện
làm việc 1 2 3 4 5

Q13. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết phản ứng của doanh nghiệp trước
những yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch động vật và các chứng nhận tự nguyện tại đối
với cá tra, cá basa tại thị trường Mỹ?

Thị trường Mỹ Tiếp tục xuất khẩu Không tiếp tục xuất khẩu Chưa xác định
Q14. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết doanh nghiệp sẽ lựa chọn những chiến
lược nào dưới đây trước các yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật và các chứng
nhận tự nguyện của thị trường Mỹ trong 5 năm tới?
Các hành động Mỹ
1. Đủ năng lực để đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu

2. Thiết lập vùng nuôi riêng để kiểm soát an toàn thực phẩm

3. Thuê tư vấn và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhằm đáp ứng

4. Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản khác (nhập khẩu)

5. Mở rộng đầu tư mới nhằm đón đầu

6. Thay đổi cơ cấu mặt hàng

7. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

8. Thay đổi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và tập trung phục
vụ thị trường nội địa

9. Chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác

10. Tìm kiếm sự hỗ trợ thông tin, pháp lý từ Hiệp hội và chính phủ
trong nước, tham tán thương mại ở nước ngoài

11. Tìm kiếm sự hỗ trợ chính sách vốn từ chính phủ, ngân hàng

12. Khác. Xin vui lòng cho chúng tôi biết chi tiết
………………………………………………………………………
Q15. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ quý
doanh nghiệp có gặp phải những rào cản nào dưới đây trong 5 năm gần đây?

Các rào cản Thị trường Mỹ


Bán phá giá

Trợ cấp

Giấy phép nhập khẩu

Quota

Khác (xin cho biết):………………………………………


Q16. Dưới đây là bảng dự kiến các Lợi ích có được nếu doanh nghiệp đáp
ứng được các tiêu chuẩn, quy định và các chứng nhận tự nguyện của thị trường Mỹ
( BAP, ASC, Global Gap…).

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng


ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

Các lợi ích Mức độ đồng ý

I. Lợi ích kinh tế - kỹ thuật

1. Chất lượng con giống được cải thiện 1 2 3 4 5

2. Thời gian nuôi rút ngắn 1 2 3 4 5

3. Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho quá


trình chế biến 1 2 3 4 5

4. Đảm bảo môi trường xung quanh không bị ô


nhiễm 1 2 3 4 5

5. Duy trì và mở rộng thị trường 1 2 3 4 5

6. Sản phẩm trực tiếp vào siêu thị 1 2 3 4 5

7. Tạo sự tin cậy đối với người mua thông qua việc
dán nhãn 1 2 3 4 5

8. Gia tăng những đơn hàng lớn 1 2 3 4 5

9. Gia tăng giá trị sản phẩm 1 2 3 4 5

10. Giá xuất khẩu đối với sản phẩm có chứng nhận
có thể tăng 1 2 3 4 5

11. Nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trên


thương trường quốc tế. 1 2 3 4 5

II. Lợi ích môi trường

10. Cải thiện chất lượng môi trường nước 1 2 3 4 5

11. Quản lý bùn thải tốt hơn 1 2 3 4 5


12. Nâng cao nhận thức về hành vi bảo vệ động vật
hoang dã 1 2 3 4 5

13. Quản lý rác thải được cải thiện 1 2 3 4 5

14. Hệ số thức ăn FCR giảm 1 2 3 4 5

15. Giảm sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình


nuôi 1 2 3 4 5

III. Lợi ích xã hội

16. Duy trì việc làm ổn định cho lao động địa
phương 1 2 3 4 5

17. Tăng đóng góp vào phúc lợi cộng đồng (góp tiền
sửa đường, cầu, trường học…) 1 2 3 4 5

18. Tăng chia sẻ lợi ích cộng đồng (cho người dân
vào cắt cỏ, bắt chuột, đi ra bến thuyền 1 2 3 4 5

19. Phát triển quan hệ giữa Trại nuôi và chính quyền


địa phương, giữa trại nuôi và công nhân 1 2 3 4 5

20. Tăng thu nhập, phúc lợi xã hội cho công nhân
(lương, bảo hiểm, minh bạch trong chi trả 1 2 3 4 5

21. Đảm bảo điều kiện sống và làm việc cho công
nhân 1 2 3 4 5

22. Tạo thu nhập bổ sung cho công nhân (cho thu cá
tạp, cây trên trại 1 2 3 4 5
Q17. Dưới đây là bảng dự kiến các chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định, chứng nhận tự nguyện của thị
trường Mỹ (BAP, ASC, Global Gap…).

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng


ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

Các chi phí Mức độ đồng ý

1. Tăng chi phí đầu tư cho con giống 1 2 3 4 5

2. Tăng chi phí đầu tư cho thức ăn 1 2 3 4 5

3. Tăng chi phí thuê tư vấn, chứng nhận 1 2 3 4 5

4. Tăng chi phí chia sẻ lợi ích với cộng đồng và


cải thiện hệ sinh thái xung quanh môi trường 1 2 3 4 5
nuôi

5. Tăng chí phí năng lượng (do bơm nước nhiều


1 2 3 4 5
hơn)

6. Tăng chi phí sử dụng phế phẩm sinh học 1 2 3 4 5

7. Tăng chi phí thực hiện trách nhiệm xã hội


(bảo hiểm, lương thưởng, làm thêm giờ, bảo hộ 1 2 3 4 5
lao động)

8. Tăng chi phí phát triển quan hệ với chính


quyền địa phương (quỹ giao thông nông thôn, an 1 2 3 4 5
ninh quốc phòng, vì người nghèo, khuyến học)
Q18. Dưới đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hành nuôi
trồng thủy sản tốt nhằm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận tự
nguyện của thị trường nhập khẩu.

Tương ứng với từng nhân tố xin vui lòng đánh giá dưới hai góc độ:
-Tầm quan trọng: thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố (biện pháp) đến khả
năng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhằm đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn và
chứng nhận tự nguyện của thị trường nhập khẩu.
(1: Rất ít quan trọng, 2: Ít quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng,
5: Rất quan trọng).
-Mức độ thực hiện: thể hiện mức độ dễ/khó để triển khai các nhân tố (biện
pháp) nhằm nâng cao khả năng đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận tự
nguyện của thị trường nhậpkhẩu.
(1: Rất dễ thực hiện, 2: Dễ thực hiện, 3: Bình thường, 4: Khó thực hiện,
5: Rất khó thực hiện)

Tầm quan trọng Mức độ thực hiện


Nhân tố/Biện pháp (1: ít quan trọng->5: rất (1: dễ thực hiện->5: rất khó
quan trọng) thực hiện)

I. Hộ nuôi

- Nhận thức về thực hành nuôi


trồng tốt (con giống, thức ăn,
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
thuốc, hóa chất và xử lý chất
thải)

- Liên kết với nhau thành tổ, đội 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

- Liên kết với doanh nghiệp chế


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
biến

- Tiếp cận tài chính vi mô 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

II. Doanh nghiệp chế biến

- Đảm bảo chất lượng, an toàn


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
vệ sinh cho sản phẩm thủy
sản

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
sản phẩm

- Liên kết theo chuỗi giá trị sản


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
xuất

- Sản xuất sản phẩm giá trị gia


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
tăng

- Tiếp cận các quỹ đầu tư 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

III. Nhà nhập khẩu

- Thương lượng để sử dụng một


tiêu chuẩn quốc tế mang tính phổ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
biến

- Thương lượng giá bán cao hơn


(nếu các sản phẩm có chứng 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
nhận)

IV. Các cơ quản quản lý

- Hoàn thiện quy hoạch nuôi


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
trồng cá tra giống

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
vùng nuôi

- Cải tiến trong thiết kế và


xây dựng mô hình nuôi nhằm 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
giảm thiểu tổn hại môi trường
- Cải thiện chất lượng giống
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
và nguồn cung cấp giống

- Kiểm soát chặt chẽ thuốc và


1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
hóa chất sử dụng
- Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
trợ các hộ nuôi theo VietGap
- Khuyến khích các hộ nuôi
thành lập tổ, đội để giảm chi
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
phí đầu tư nuôi theo tiêu
chuẩn VietGap
- Thực hiện cân đối cung cầu
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
sản phẩm
- Hoàn thiện luật thủy sản và
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
các văn bản dưới luật
- Tăng cường thể chế cho
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
quản lý nuôi trồng thủy sản
- Nâng cao năng lực cho khu
vực tư nhân (nông dân, người 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
thu mua, tổ hợp tác)
- Nâng cao năng lực cho các
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
cơ quan quản lý ở địa phương

Q19. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn

Hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Hỗ trợ tiếp cận thị trường Hỗ trợ kiến thức hội nhập
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân Hỗ trợ quảng bá thương
Hỗ trợ khác (ghi rõ)
lực hiệu
Q20. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết khó khăn hiện nay mà DN đang gặp phải
(có thể chọn nhiều mục)
Vốn
Lao động
Đất đai, nhà xưởng
Tính ổn định của nguyên liệu
Thị trường đầu ra
Văn bản quản lý của Nhà nước

Thông tin

Khác (ghi rõ)……………………………………..


Q21. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết những cơ hội lớn nhất giúp tăng trưởng
kinh doanh của doanh nghiệp

Có sự hỗ trợ của nhà nước VN đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do FTA

Thị trường phát triển Có sự góp vốn công ty nước ngoài

Q22. Quý doanh nghiệp vui lòng cho biết kết quả của hoạt động chế biến, xuất
khẩu cá tra của doanh nghiệp trong 1 năm vừa qua?

Các khoản mục Đơn vị tính Thị trường Mỹ


1.Chi phí trực tiếp Tr.VNĐ/năm

- Nguyên liệu chính

- Bao bì

- Hóa chất

- Phụ gia, chất đốt

2. Chi phí nhân công Tr.VNĐ/năm

3. Chi phí sản xuất chung Tr.VNĐ/năm

4. Chi phí lãi vay Tr.VNĐ/năm

5. Chi phi bán hàng Tr.VNĐ/năm

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp Tr.VNĐ/năm

7. Giá xuất khẩu bình quân VND/kg/năm

8. Sản lượng xuất khẩu Tấn/năm

Lợi nhuận trước thuế Tr.VNĐ/năm

 Kết thúc Bảng Thu Thập Thông Tin 

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Doanh Nghiệp !
Phụ lục 3: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh thủy sản:

Tên hóa chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng


TT
1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng
2 Chloramphenicol
3 Chloroform
4 Chlorpromazine
5 Colchicine
6 Dapsone
7 Dimetridazole
8 Metronidazole Thức ăn, thuốc thú y,
hóa chất, chất xử lý môi
9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
trường, chất tẩy rửa khử
10 Ronidazole trùng, chất bảo quản, kem
11 Green Malachite (Xanh Malachite) bôi da tay trong tất cả các
khâu sản xuất giống, nuôi
12 Ipronidazole
trồng động thực vật dưới
13 Các Nitroimidazole khác nước và lưỡng cư, dịch vụ
nghề cá và bảo quản, chế
14 Clenbuterol
biến.
15 Diethylstilbestrol (DES)
16 Glycopeptides
17 Trichlorfon (Dipterex)
18 Gentian Violet (Crystal violet)
Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng
19 trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất
khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)
20 Trifluralin
21 Cypermethrim
22 Deltamethrin
23 Enrofloxacin
Phụ lục 4: Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh
doanh thủy sản:
STT Tên hóa chất, kháng sinh Dư lượng tối đa (MRL)(ppb)

1 Amoxicillin 50
2 Ampicillin 50
3 Benzylpenicillin 50
4 Cloxacillin 300
5 Dicloxacillin 300
6 Oxacillin 300
7 Oxolinic Acid 100
8 Colistin 150
9 (được bãi bỏ)
10 (được bãi bỏ)
11 Diflubenzuron 1000
12 Teflubenzuron 500
13 Emamectin 100
14 Erythromycine 200
15 Tilmicosin 50
16 Tylosin 100
17 Florfenicol 1000
18 Lincomycine 100
19 Neomycine 500
20 Paromomycin 500
21 Spectinomycin 300
22 Chlortetracycline 100
23 Oxytetracycline 100
24 Tetracycline 100
25 Sulfonamide (các loại) 100
26 Trimethoprim 50
27 Ormetoprim 50
28 Tricainemethanesulfonate 15-330
29 Danofloxacin 100
30 Difloxacin 300
31 Ciprofloxacin 100
32 Sarafloxacin 30
33 Flumequine 600
Phụ lục 5: Xử lý số liệu
Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa được khảo sát
Quy mô lao động (người)
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 210 1 2.4 2.4 2.4
250 1 2.4 2.4 4.8
530 1 2.4 2.4 7.1
700 1 2.4 2.4 9.5
740 1 2.4 2.4 11.9
750 1 2.4 2.4 14.3
780 1 2.4 2.4 16.7
800 1 2.4 2.4 19.0
850 1 2.4 2.4 21.4
900 1 2.4 2.4 23.8
901 1 2.4 2.4 26.2
1000 2 4.8 4.8 31.0
1050 1 2.4 2.4 33.3
1100 1 2.4 2.4 35.7
1150 1 2.4 2.4 38.1
1200 2 4.8 4.8 42.9
1300 1 2.4 2.4 45.2
1350 1 2.4 2.4 47.6
1400 1 2.4 2.4 50.0
1500 2 4.8 4.8 54.8
1700 2 4.8 4.8 59.5
1800 2 4.8 4.8 64.3
2000 5 11.9 11.9 76.2
2200 1 2.4 2.4 78.6
2300 1 2.4 2.4 81.0
2400 1 2.4 2.4 83.3
2500 1 2.4 2.4 85.7
2800 1 2.4 2.4 88.1
3120 1 2.4 2.4 90.5
3500 1 2.4 2.4 92.9
4000 1 2.4 2.4 95.2
5000 1 2.4 2.4 97.6
17000 1 2.4 2.4 100.0
Total 42 100.0 100.0
Năm hoạt động
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 2 1 2.4 2.4 2.4

4 1 2.4 2.4 4.8

5 2 4.8 4.8 9.5


7 1 2.4 2.4 11.9

8 8 19.0 19.0 31.0

9 7 16.7 16.7 47.6

10 4 9.5 9.5 57.1


11 2 4.8 4.8 61.9

12 3 7.1 7.1 69.0

13 1 2.4 2.4 71.4

14 2 4.8 4.8 76.2


15 3 7.1 7.1 83.3
16 1 2.4 2.4 85.7

17 1 2.4 2.4 88.1


18 1 2.4 2.4 90.5
21 1 2.4 2.4 92.9

25 1 2.4 2.4 95.2

26 1 2.4 2.4 97.6

38 1 2.4 2.4 100.0


Total 42 100.0 100.0
Thành Viên VASEP
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Chưa 2 4.8 4.8 4.8

Rồi 40 95.2 95.2 100.0


Total 42 100.0 100.0
Thời Gian Xuất khẩu sang Mỹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid < 5 năm 5 11.9 11.9 11.9


>= 5 năm 37 88.1 88.1 100.0
Total 42 100.0 100.0

Các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa áp dụng
HACCP
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Chưa đạt 1 2.4 2.4 2.4

Đạt 41 97.6 97.6 100.0

Total 42 100.0 100.0

ISO 9001:2000
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Chưa đạt 19 45.2 45.2 45.2


Đạt 23 54.8 54.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
ISO 22000
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Chưa đạt 25 59.5 59.5 59.5

Đạt 17 40.5 40.5 100.0


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Chưa đạt 25 59.5 59.5 59.5

Đạt 17 40.5 40.5 100.0


Total 42 100.0 100.0
SA8000
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa đạt 37 88.1 88.1 88.1

Đạt 5 11.9 11.9 100.0


Total 42 100.0 100.0
ISO 14000
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa đạt 40 95.2 95.2 95.2

Đạt 2 4.8 4.8 100.0

Total 42 100.0 100.0


BAP
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa đạt 31 73.8 73.8 73.8


Đạt 11 26.2 26.2 100.0

Total 42 100.0 100.0

GLOBALGAP
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa đạt 14 33.3 33.3 33.3


Đạt 28 66.7 66.7 100.0

Total 42 100.0 100.0


ASC
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Chưa đạt 30 71.4 71.4 71.4
Đạt 12 28.6 28.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
MSC
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Chưa đạt 38 90.5 90.5 90.5
Đạt 4 9.5 9.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
BRC
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa đạt 12 28.6 28.6 28.6


Đạt 30 71.4 71.4 100.0
Total 42 100.0 100.0
IFS
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa đạt 13 31.0 31.0 31.0


Đạt 29 69.0 69.0 100.0

Total 42 100.0 100.0


Các lý do doanh nghiệp chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá
basa

Thị trường hấp dẫn, có sức mua lớn


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 10 23.8 23.8 23.8


Chọn 32 76.2 76.2 100.0
Total 42 100.0 100.0
Sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 13 31.0 31.0 31.0

Chọn 29 69.0 69.0 100.0

Total 42 100.0 100.0


VN đã ký hiệp định song phương với Hoa Kỳ và hiệp định Châu Á xuyên Thái Bình
Dương TPP

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 24 57.1 57.1 57.1

Chọn 18 42.9 42.9 100.0

Total 42 100.0 100.0

Thị trường dành ưu đăi cho các nước đang phát triển

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 28 66.7 66.7 66.7

Chọn 14 33.3 33.3 100.0

Total 42 100.0 100.0

Mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp của
những quốc gia khác
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 39 92.9 92.9 92.9

Chọn 3 7.1 7.1 100.0


Total 42 100.0 100.0

Doanh nghiệp được đầu tư trực tiếp bởi các nhà đầu Mỹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 24 57.1 57.1 57.1
Chọn 18 42.9 42.9 100.0

Total 42 100.0 100.0


Doanh nghiệp có kinh nghiệm mua bán với thị trường Mỹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 29 69.0 69.0 69.0
Chọn 13 31.0 31.0 100.0

Total 42 100.0 100.0


Doanh nghiệp có đơn đặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 17 40.5 40.5 40.5


Chọn 25 59.5 59.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Phương thức thanh toán thuận lợi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 37 88.1 88.1 88.1

Chọn 5 11.9 11.9 100.0

Total 42 100.0 100.0


Thuế chống bán phá giá hiện tại đối với DN bằng 0
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 30 71.4 71.4 71.4

Chọn 12 28.6 28.6 100.0

Total 42 100.0 100.0


Lý do khác
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 1 2.4 2.4 2.4

Không 36 85.7 85.7 88.1

Chọn 5 11.9 11.9 100.0

Total 42 100.0 100.0


Các điều kiện thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp
Xuất trình chứng nhận của bên thứ 3
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Yêu cầu 11 26.2 26.2 26.2
Không yêu cầu 31 73.8 73.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Lấy mẫu thực tế và kiểm tra tại các phòng thí nghiệm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Yêu cầu 18 42.9 42.9 42.9
Không yêu cầu 24 57.1 57.1 100.0
Total 42 100.0 100.0
Dựa vào hợp đồng cam kết giữa công ty và nhà cung cấp
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Yêu cầu 13 31.0 31.0 31.0
Không yêu cầu 29 69.0 69.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Những rào cản doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Bán phá giá
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 11 26.2 26.2 26.2
Có 31 73.8 73.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Trợ cấp
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 15 35.7 35.7 35.7
Có 27 64.3 64.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Giấy phép nhập khẩu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 30 71.4 71.4 71.4
Có 12 28.6 28.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Quota
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 13 31.0 31.0 31.0
Có 29 69.0 69.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Khác
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 16 38.1 38.1 38.1
Có 26 61.9 61.9 100.0
Total 42 100.0 100.0
Lý do doanh nghiệp bị từ chối khi nhập khẩu vào Mỹ
An toàn vệ sinh thực phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 13 31.0 31.0 31.0
Chọn 29 69.0 69.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tiêu chuẩn chất lượng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 22 52.4 52.4 52.4
Chọn 20 47.6 47.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Dán nhãn, bao bì
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 33 78.6 78.6 78.6
Chọn 9 21.4 21.4 100.0
Total 42 100.0 100.0
Khác
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 33 78.6 78.6 78.6
Chọn 9 21.4 21.4 100.0
Total 42 100.0 100.0
Mức độ khắt khe về các quy định tiêu chuẩn
An toàn thực phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khắt khe 9 21.4 21.4 21.4
Rất khắt khe 33 78.6 78.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Kiểm dịch động vật

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khắt khe 7 16.7 16.7 16.7
Rất khắt khe 35 83.3 83.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Chất lượng sản phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khắt khe 18 42.9 42.9 42.9
Rất khắt khe 24 57.1 57.1 100.0
Total 42 100.0 100.0
Quy định bao bì, nhãn mác
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không xác định là có
13 31.0 31.0 31.0
khắt khe hay không
Khắt khe 23 54.8 54.8 85.7
Rất khắt khe 6 14.3 14.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không xác định là có khắt
6 14.3 14.3 14.3
khe hay không
Khắt khe 19 45.2 45.2 59.5
Rất khắt khe 17 40.5 40.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Mức độ khắt khe về các chứng nhận tự nguyện
Môi trường
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Khắt khe 9 21.4 21.4 21.4

Rất khắt khe 33 78.6 78.6 100.0

Total 42 100.0 100.0

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không xác định là có


5 11.9 11.9 11.9
khắt khe hay không

Khắt khe 23 54.8 54.8 66.7

Rất khắt khe 14 33.3 33.3 100.0

Total 42 100.0 100.0


Trách nhiệm xã hội về cải thiện điều kiện làm việc
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không xác định là có


5 11.9 11.9 11.9
khắt khe hay không

Khắt khe 23 54.8 54.8 66.7

Rất khắt khe 14 33.3 33.3 100.0

Total 42 100.0 100.0


Phản ứng của doanh nghiệp trước những yêu cầu đối với cá tra, cá basa tại thị
trường Mỹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Tiếp tục xuất khẩu 31 73.8 73.8 73.8

Chưa xác định 11 26.2 26.2 100.0

Total 42 100.0 100.0


Những chiến lược của doanh nghiệp trước các yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch động
thực vật và các chứng nhận tự nguyện của thị trường Mỹ
Đủ năng lực để đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 32 76.2 76.2 76.2
Có 10 23.8 23.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thiết lập vùng nuôi riêng để kiểm soát an toàn thực phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 15 35.7 35.7 35.7
Có 27 64.3 64.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thuê tư vấn và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhằm đáp ứng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 29 69.0 69.0 69.0
Có 13 31.0 31.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản khác
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 19 45.2 45.2 45.2
Có 23 54.8 54.8 100.0
Total 42 100.0 100.0

Mở rộng đầu tư mới nhằm đón đầu


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 23 54.8 54.8 54.8
Có 19 45.2 45.2 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thay đổi cơ cấu mặt hàng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 17 40.5 40.5 40.5
Có 25 59.5 59.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 35 83.3 83.3 83.3

Có 7 16.7 16.7 100.0


Total 42 100.0 100.0
Thay đổi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và tập trung phục vụ thị trường nội địa

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 42 100.0 100.0 100.0

Chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 26 61.9 61.9 61.9

Có 16 38.1 38.1 100.0


Total 42 100.0 100.0
Tìm kiếm sự hỗ trợ thông tin, pháp lý từ Hiệp hội và chính phủ trong nước, tham
tán thương mại ở nước ngoài
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 4 9.5 9.5 9.5

Có 38 90.5 90.5 100.0


Total 42 100.0 100.0
Tìm kiếm sự hỗ trợ chính sách vốn từ chính phủ, ngân hàng

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 17 40.5 40.5 40.5

Có 25 59.5 59.5 100.0


Total 42 100.0 100.0

Khác

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 32 76.2 76.2 76.2

Có 10 23.8 23.8 100.0


Total 42 100.0 100.0
Nhận thức về lợi ích kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp khảo sát
Statistics
Nguồn Đảm bảo
nguyên liệu môi trường . Sản
Chất lượng Thời đảm bảo chất xung phẩm
con giống gian lượng cho quanh trực tiếp
được cải nuôi rút quá trình chế không bị ô Duy trì và mở vào siêu
thiện ngắn biến nhiễm rộng thị trường thị
N Valid 42 42 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 4.476 2.64 3.43 3.50 4.10 3.69
Giá xuất
Tạo sự tin Gia khẩu đối
cậy đối với tăng với sản Nâng cao khả
người mua những phẩm có năng cạnh tranh
thông qua đơn chứng và uy tín trên
việc dán hàng Gia tăng giá nhận có thương trường
nhãn lớn trị sản phẩm thể tăng quốc tế.
N Valid 42 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0 0
Mean 3.43 3.62 4.17 3.14 4.10

Chất lượng con giống được cải thiện


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 7 16.7 16.7 16.7
Đồng ý 8 19.0 19.0 35.7
Hoàn toàn
27 64.3 64.3 100.0
đồng ý
Total 42 100.0 100.0
Thời gian nuôi rút ngắn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không
7 16.7 16.7 16.7
đồng ý
Không đồng ý 15 35.7 35.7 52.4
Bình thường 9 21.4 21.4 73.8
Đồng ý 8 19.0 19.0 92.9
Hoàn toàn đồng ý 3 7.1 7.1 100.0
Total 42 100.0 100.0
Chất lượng con giống được cải thiện
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Bình thường 7 16.7 16.7 16.7
Đồng ý 8 19.0 19.0 35.7
Hoàn toàn
27 64.3 64.3 100.0
đồng ý
Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho quá trình chế biến
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không
3 7.1 7.1 7.1
đồng ý
Không đồng ý 6 14.3 14.3 21.4
Bình thường 11 26.2 26.2 47.6
Đồng ý 14 33.3 33.3 81.0
Hoàn toàn đồng ý 8 19.0 19.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Đảm bảo môi trường xung quanh không bị ô nhiễm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không
6 14.3 14.3 14.3
đồng ý
Không đồng ý 6 14.3 14.3 28.6
Bình thường 5 11.9 11.9 40.5
Đồng ý 11 26.2 26.2 66.7
Hoàn toàn đồng ý 14 33.3 33.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Duy trì và mở rộng thị trường
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 7 16.7 16.7 21.4
Đồng ý 18 42.9 42.9 64.3
Hoàn toàn đồng ý 15 35.7 35.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Sản phẩm trực tiếp vào siêu thị
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không
1 2.4 2.4 2.4
đồng ý
Không đồng ý 3 7.1 7.1 9.5
Bình thường 16 38.1 38.1 47.6
Đồng ý 10 23.8 23.8 71.4
Hoàn toàn đồng ý 12 28.6 28.6 100.0
Total 42 100.0 100.0

Tạo sự tin cậy đối với người mua thông qua việc dán nhãn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hoàn toàn không


4 9.5 9.5 9.5
đồng ý

Không đồng ý 6 14.3 14.3 23.8

Bình thường 10 23.8 23.8 47.6

Đồng ý 12 28.6 28.6 76.2

Hoàn toàn đồng


10 23.8 23.8 100.0
ý
Total 42 100.0 100.0
Gia tăng những đơn hàng lớn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không
3 7.1 7.1 7.1
đồng ý

Không đồng ý 6 14.3 14.3 21.4


Bình thường 7 16.7 16.7 38.1

Đồng ý 14 33.3 33.3 71.4


Hoàn toàn đồng ý 12 28.6 28.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Gia tăng giá trị sản phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 7 16.7 16.7 21.4
Đồng ý 15 35.7 35.7 57.1
Hoàn toàn đồng
18 42.9 42.9 100.0
ý
Total 42 100.0 100.0
Giá xuất khẩu đối với sản phẩm có chứng nhận có thể tăng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không
8 19.0 19.0 19.0
đồng ý
Không đồng ý 9 21.4 21.4 40.5
Bình thường 4 9.5 9.5 50.0
Đồng ý 11 26.2 26.2 76.2
Hoàn toàn đồng ý 10 23.8 23.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trên thương trường quốc tế.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 7 16.7 16.7 16.7
Đồng ý 24 57.1 57.1 73.8
Hoàn toàn đồng ý 11 26.2 26.2 100.0
Total 42 100.0 100.0
Nhận thức về lợi ích môi trường của doanh nghiệp khảo sát
Statistics
Nâng cao Giảm sử
nhận thức về Quản lý dụng thuốc
Cải thiện chất Quản lý hành vi bảo rác thải Hệ số và hóa chất
lượng môi bùn thải vệ động vật được cải thức ăn trong quá
trường nước tốt hơn hoang dã thiện FCR giảm trình nuôi
N Valid 42 42 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 4.40 4.36 2.38 3.33 4.19 4.31
Cải thiện chất lượng môi trường nước
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 5 11.9 11.9 11.9
Đồng ý 15 35.7 35.7 47.6
Hoàn toàn đồng ý 22 52.4 52.4 100.0
Total 42 100.0 100.0
Quản lý bùn thải tốt hơn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 1 2.4 2.4 2.4
Bình thường 3 7.1 7.1 9.5
Đồng ý 18 42.9 42.9 52.4
Hoàn toàn đồng ý 20 47.6 47.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Nâng cao nhận thức về hành vi bảo vệ động vật hoang dã
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Hoàn toàn không đồng ý 9 21.4 21.4 21.4
Không đồng ý 14 33.3 33.3 54.8
Bình thường 15 35.7 35.7 90.5
Đồng ý 2 4.8 4.8 95.2
Hoàn toàn đồng ý 2 4.8 4.8 100.0
Total 42 100.0 100.0

Quản lý rác thải được cải thiện


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không đồng
5 11.9 11.9 11.9
ý
Không đồng ý 4 9.5 9.5 21.4
Bình thường 11 26.2 26.2 47.6
Đồng ý 16 38.1 38.1 85.7
Hoàn toàn đồng ý 6 14.3 14.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Hệ số thức ăn FCR giảm

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 2 4.8 4.8 4.8

Đồng ý 30 71.4 71.4 76.2

Hoàn toàn đồng ý 10 23.8 23.8 100.0


Total 42 100.0 100.0
Giảm sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 6 14.3 14.3 14.3

Đồng ý 17 40.5 40.5 54.8

Hoàn toàn đồng ý 19 45.2 45.2 100.0

Total 42 100.0 100.0


Nhận thức về lợi ích xã hội của doanh nghiệp khảo sát
Statistics
Phát triển
quan hệ
giữa Trại
nuôi và
Duy trì chính Đảm bảo Tạo thu
việc làm quyền địa Tăng thu điều kiện nhập bổ
ổn định . Tăng đóng phương, nhập, sống và sung
cho lao góp vào Tăng chia giữa trại phúc lợi làm việc cho
động địa phúc lợi sẻ lợi ích nuôi và xã hội cho cho công công
phương cộng đồng cộng đồng công nhân công nhân nhân nhân

N Valid 42 42 42 42 42 42 42

Missing 0 0 0 0 0 0 0
Mean 3.21 3.05 2.33 3.90 3.83 4.07 4.26
Duy trì việc làm ổn định cho lao động địa phương

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hoàn toàn không đồng ý 3 7.1 7.1 7.1

Không đồng ý 8 19.0 19.0 26.2


Bình thường 15 35.7 35.7 61.9
Đồng ý 9 21.4 21.4 83.3

Hoàn toàn đồng ý 7 16.7 16.7 100.0


Total 42 100.0 100.0
Tăng đóng góp vào phúc lợi cộng đồng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hoàn toàn không đồng ý 7 16.7 16.7 16.7


Không đồng ý 6 14.3 14.3 31.0

Bình thường 12 28.6 28.6 59.5

Đồng ý 12 28.6 28.6 88.1

Hoàn toàn đồng ý 5 11.9 11.9 100.0

Total 42 100.0 100.0


Tăng chia sẻ lợi ích cộng đồng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hoàn toàn không đồng ý 11 26.2 26.2 26.2

Không đồng ý 16 38.1 38.1 64.3

Bình thường 6 14.3 14.3 78.6


Đồng ý 8 19.0 19.0 97.6

Hoàn toàn đồng ý 1 2.4 2.4 100.0

Total 42 100.0 100.0


Phát triển quan hệ giữa Trại nuôi và chính quyền địa phương, giữa trại nuôi và
công nhân

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 3 7.1 7.1 7.1

Bình thường 10 23.8 23.8 31.0


Đồng ý 17 40.5 40.5 71.4

Hoàn toàn đồng ý 12 28.6 28.6 100.0


Total 42 100.0 100.0

Tăng thu nhập, phúc lợi xã hội cho công nhân


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không đồng ý 4 9.5 9.5 9.5

Bình thường 13 31.0 31.0 40.5

Đồng ý 11 26.2 26.2 66.7

Hoàn toàn đồng ý 14 33.3 33.3 100.0

Total 42 100.0 100.0


Đảm bảo điều kiện sống và làm việc cho công nhân
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Bình thường 9 21.4 21.4 21.4

Đồng ý 21 50.0 50.0 71.4


Hoàn toàn đồng ý 12 28.6 28.6 100.0

Total 42 100.0 100.0


Tạo thu nhập bổ sung cho công nhân
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 3 7.1 7.1 7.1
Bình thường 3 7.1 7.1 14.3
Đồng ý 16 38.1 38.1 52.4
Hoàn toàn đồng ý 20 47.6 47.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Chi phí dự kiến phát sinh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về rào cản phi thuế quan
cá tra, cá basa tại Mỹ
Statistics
Tăng chi phí
chia sẻ lợi ích
với cộng đồng
và cải thiện hệ
Tăng chi phí Tăng chi phí sinh thái xung
Tăng chi phí đầu đầu tư cho thuê tư vấn, quanh môi
tư cho con giống thức ăn chứng nhận trường nuôi
N Valid 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0
Mean 4.07 4.07 4.45 4.33
Tăng chi phí
Tăng chi phí phát triển quan
sử dụng phế Tăng chi phí hệ với chính
Tăng chí phí năng phẩm sinh thực hiện trách quyền địa
lượng học nhiệm xã hội phương
N Valid 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0
Mean 4.07 3.48 3.43 4.55

Tăng chi phí đầu tư cho con giống


Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent
Valid Không đồng ý 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 8 19.0 19.0 23.8
Đồng ý 17 40.5 40.5 64.3
Hoàn toàn đồng ý 15 35.7 35.7 100.0

Total 42 100.0 100.0


Tăng chi phí đầu tư cho thức ăn

Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent
Valid Không đồng ý 3 7.1 7.1 7.1

Bình thường 7 16.7 16.7 23.8

Đồng ý 16 38.1 38.1 61.9


Hoàn toàn đồng ý 16 38.1 38.1 100.0
Total 42 100.0 100.0

Tăng chi phí thuê tư vấn, chứng nhận


Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent
Valid Đồng ý 23 54.8 54.8 54.8

Hoàn toàn đồng ý 19 45.2 45.2 100.0

Total 42 100.0 100.0


Tăng chi phí chia sẻ lợi ích với cộng đồng và cải thiện hệ sinh thái xung quanh môi
trường nuôi
Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent
Valid Bình thường 3 7.1 7.1 7.1
Đồng ý 22 52.4 52.4 59.5
Hoàn toàn đồng ý 17 40.5 40.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tăng chí phí năng lượng
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Hoàn toàn không đồng ý 3 7.1 7.1 7.1
Không đồng ý 5 11.9 11.9 19.0
Bình thường 9 21.4 21.4 40.5
Đồng ý 19 45.2 45.2 85.7
Hoàn toàn đồng ý 6 14.3 14.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tăng chi phí sử dụng phế phẩm sinh học
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Hoàn toàn không đồng ý 2 4.8 4.8 4.8
Không đồng ý 6 14.3 14.3 19.0
Bình thường 14 33.3 33.3 52.4
Đồng ý 12 28.6 28.6 81.0
Hoàn toàn đồng ý 8 19.0 19.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tăng chi phí thực hiện trách nhiệm xã hội
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 4 9.5 9.5 9.5
Đồng ý 11 26.2 26.2 35.7
Hoàn toàn đồng ý 27 64.3 64.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tăng chi phí phát triển quan hệ với chính quyền địa phương
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Hoàn toàn không đồng ý 3 7.1 7.1 7.1
Không đồng ý 5 11.9 11.9 19.0
Bình thường 21 50.0 50.0 69.0
Đồng ý 7 16.7 16.7 85.7
Hoàn toàn đồng ý 6 14.3 14.3 100.0
Total 42 100.0 100.0

Những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải


Vốn

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 15 35.7 35.7 35.7
Có 27 64.3 64.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Lao động

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 29 69.0 69.0 69.0
Có 13 31.0 31.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Đất đai, nhà xưởng

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 19 45.2 45.2 45.2
Có 23 54.8 54.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tính ổn định của nguyên liệu

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 23 54.8 54.8 54.8
Có 19 45.2 45.2 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thị trường đầu ra

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 17 40.5 40.5 40.5
Có 25 59.5 59.5 100.0
Total 42 100.0 100.0

Văn bản quản lý của Nhà nước

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 35 83.3 83.3 83.3

Có 7 16.7 16.7 100.0


Total 42 100.0 100.0
Thông tin

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 26 61.9 61.9 61.9
Có 16 38.1 38.1 100.0
Total 42
Khác

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 39 92.9 92.9 92.9
Có 3 7.1 7.1 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thống kê các hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn
Hỗ trợ vay vốn Ngân hàng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 10 23.8 23.8 23.8
Có 32 76.2 76.2 100.0
Total 42 100.0 100.0

Hỗ trợ tiếp cận thị trường


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 27 64.3 64.3 64.3
Có 15 35.7 35.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Hỗ trợ kiến thức hội nhập

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không
26 61.9 61.9 61.9

Có 16 38.1 38.1 100.0


Total 42 100.0 100.0
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không 27 64.3 64.3 64.3

Có 15 35.7 35.7 100.0

Total 42 100.0 100.0

Hỗ trợ quảng bá thương hiệu

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Không 28 66.7 66.7 66.7

Có 14 33.3 33.3 100.0

Total 42 100.0 100.0


Đánh giá tầm quan trọng các nhân tố/ biện pháp đánh giá khả năng đáp ứng các
quy định, tiêu chuẩn của thị trường Mỹ
Hộ nuôi
Statistics
Liên kết với
Nhận thức về doanh
thực hành nuôi Liên kết với nhau nghiệp chế Tiếp cận tài chính
trồng tốt thành tổ, đội biến vi mô
N Valid
42 42 42 42

Missing 0 0 0 0
Mean
4.17 4.17 4.31 3.29
Nhận thức về thực hành nuôi trồng tốt
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 6 14.3 14.3 14.3
Quan trọng 23 54.8 54.8 69.0
Rất quan trọng 13 31.0 31.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Liên kết với nhau thành tổ, đội
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Bình thường 11 26.2 26.2 26.2

Quan trọng 13 31.0 31.0 57.1

Rất quan trọng 18 42.9 42.9 100.0

Total 42 100.0 100.0

Liên kết với doanh nghiệp chế biến

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Bình thường 6 14.3 14.3 14.3

Quan trọng 17 40.5 40.5 54.8

Rất quan trọng 19 45.2 45.2 100.0

Total 42 100.0 100.0

Tiếp cận tài chính vi mô

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Rất ít quan trọng 3 7.1 7.1 7.1

Ít quan trọng 9 21.4 21.4 28.6

Bình thường 10 23.8 23.8 52.4

Quan trọng 13 31.0 31.0 83.3

Rất quan trọng 7 16.7 16.7 100.0

Total 42 100.0 100.0


Doanh nghiệp
Statistics
Đảm bảo
chất lượng,
an toàn vệ Thực hiện Liên kết
sinh cho truy xuất theo chuỗi Sản xuất sản Tiếp cận
sản phẩm nguồn gốc giá trị sản phẩm giá trị các quỹ
thủy sản sản phẩm xuất gia tăng đầu tư
N Valid 42 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0 0
Mean 3.83 4.38 4.48 4.24 4.45
Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho sản phẩm thủy sản
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Ít quan trọng 6 14.3 14.3 14.3
Bình thường 9 21.4 21.4 35.7
Quan trọng 13 31.0 31.0 66.7
Rất quan trọng 14 33.3 33.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 5 11.9 11.9 11.9
Quan trọng 16 38.1 38.1 50.0
Rất quan trọng 21 50.0 50.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 2 4.8 4.8 4.8
Quan trọng 18 42.9 42.9 47.6
Rất quan trọng 22 52.4 52.4 100.0
Total 42 100.0 100.0
Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Ít quan trọng 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 5 11.9 11.9 16.7
Quan trọng 16 38.1 38.1 54.8
Rất quan trọng 19 45.2 45.2 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tiếp cận các quỹ đầu tư
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 2 4.8 4.8 4.8
Quan trọng 19 45.2 45.2 50.0
Rất quan trọng 21 50.0 50.0 100.0
Total 42 100.0 100.0

Nhà nhập khẩu


Statistics

Thương lượng để sử dụng một


tiêu chuẩn quốc tế mang tính Thương lượng giá bán cao
phổ biến hơn

N Valid 42 42
Missing 0 0
Mean 4.62 4.60
Thương lượng để sử dụng một tiêu chuẩn quốc tế mang tính phổ biến
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Quan trọng 16 38.1 38.1 38.1

Rất quan trọng 26 61.9 61.9 100.0


Total 42 100.0 100.0
Thương lượng giá bán cao hơn
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Quan trọng 17 40.5 40.5 40.5

Rất quan trọng 25 59.5 59.5 100.0

Total 42 100.0 100.0

Các cơ quan quản lý


Statistics
Tuyên
Cải tiến Cải thiện Kiểm truyền,
trong chất lượng soát chặt hướng dẫn,
Hoàn thiện Hoàn thiện thiết kế giống và chẽ thuốc hỗ trợ các
quy hoạch cơ sở hạ và xây nguồn và hóa hộ nuôi
nuôi trồng tầng vùng dựng mô cung cấp chất sử theo
cá tra giống nuôi hình nuôi giống dụng VietGap

N Valid 42 42 42 42 42 42

Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 4.17 4.10 4.00 3.69 3.69 3.17
Khuyến
khích các
hộ nuôi
thành lập tổ, Hoàn Tăng - Nâng cao
đội để giảm thiện luật cường thể Nâng cao năng lực
chi phí đầu Thực hiện thủy sản chế cho năng lực cho các cơ
tư nuôi theo cân đối và các quản lý cho khu quan quản
tiêu chuẩn cung cầu văn bản nuôi trồng vực tư lý ở địa
VietGap sản phẩm dưới luật thủy sản nhân phương

N Valid 42 42 42 42 42 42

Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 3.02 3.33 3.29 2.62 3.33 3.17
Hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng cá tra giống

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 11 26.2 26.2 26.2
Quan trọng 13 31.0 31.0 57.1
Rất quan trọng 18 42.9 42.9 100.0
Total 42 100.0 100.0

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 1 2.4 2.4 2.4
Ít quan trọng 2 4.8 4.8 7.1
Bình thường 6 14.3 14.3 21.4
Quan trọng 16 38.1 38.1 59.5
Rất quan trọng 17 40.5 40.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Cải tiến trong thiết kế và xây dựng mô hình nuôi nhằm giảm thiểu tổn hại môi
trường
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 3 7.1 7.1 7.1
Ít quan trọng 11 26.2 26.2 33.3
Bình thường 11 26.2 26.2 59.5
Quan trọng 17 40.5 40.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Cải thiện chất lượng giống và nguồn cung cấp giống
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 2 4.8 4.8 4.8
Ít quan trọng 6 14.3 14.3 19.0
Bình thường 10 23.8 23.8 42.9
Quan trọng 9 21.4 21.4 64.3
Rất quan trọng 15 35.7 35.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng

Cumulative

Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Rất ít quan trọng 3 7.1 7.1 7.1


Ít quan trọng 5 11.9 11.9 19.0
Bình thường 6 14.3 14.3 33.3
Quan trọng 16 38.1 38.1 71.4
Rất quan trọng 12 28.6 28.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nuôi theo VietGap

Cumulative

Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Rất ít quan trọng 4 9.5 9.5 9.5


Ít quan trọng 10 23.8 23.8 33.3
Bình thường 10 23.8 23.8 57.1
Quan trọng 11 26.2 26.2 83.3
Rất quan trọng 7 16.7 16.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Khuyến khích các hộ nuôi thành lập tổ, đội để giảm chi phí đầu tư nuôi theo tiêu
chuẩn VietGap
Cumulative

Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Rất ít quan trọng 4 9.5 9.5 9.5

Ít quan trọng 10 23.8 23.8 33.3

Bình thường 16 38.1 38.1 71.4

Quan trọng 5 11.9 11.9 83.3

Rất quan trọng 7 16.7 16.7 100.0

Total 42 100.0 100.0


Thực hiện cân đối cung cầu sản phẩm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 4 9.5 9.5 9.5
Ít quan trọng 10 23.8 23.8 33.3
Bình thường 6 14.3 14.3 47.6
Quan trọng 12 28.6 28.6 76.2
Rất quan trọng 10 23.8 23.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Hoàn thiện luật thủy sản và các văn bản dưới luật
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 3 7.1 7.1 7.1
Ít quan trọng 7 16.7 16.7 23.8
Bình thường 13 31.0 31.0 54.8
Quan trọng 13 31.0 31.0 85.7
Rất quan trọng 6 14.3 14.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tăng cường thể chế cho quản lý nuôi trồng thủy sản
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 12 28.6 28.6 28.6
Ít quan trọng 10 23.8 23.8 52.4
Bình thường 7 16.7 16.7 69.0
Quan trọng 8 19.0 19.0 88.1
Rất quan trọng 5 11.9 11.9 100.0
Total 42 100.0 100.0

Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý ở địa phương
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất ít quan trọng 3 7.1 7.1 7.1
Ít quan trọng 12 28.6 28.6 35.7
Bình thường 8 19.0 19.0 54.8
Quan trọng 13 31.0 31.0 85.7
Rất quan trọng 6 14.3 14.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Đánh giá khả năng thực hiện các nhân tố/ biện pháp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
đinh của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ
Hộ nuôi
Statistics

Liên kết
Nhận thức về với doanh
thực hành nuôi Liên kết với nhau nghiệp chế Tiếp cận tài
trồng tốt thành tổ, đội biến chính vi mô

N Valid 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0
Mean 4.48 4.24 4.45 4.62
Nhận thức về thực hành nuôi trồng tốt
Cumul
ative
Percen
Frequency Percent Valid Percent t

Valid Bình thường 2 4.8 4.8 4.8


Khó thực hiện 18 42.9 42.9 47.6

Rất khó thực hiện 22 52.4 52.4 100.0

Total 42 100.0 100.0

Liên kết với nhau thành tổ, đội


Cumul
ative
Percen
Frequency Percent Valid Percent t
Valid Dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8

Bình thường 5 11.9 11.9 16.7

Khó thực hiện 16 38.1 38.1 54.8


Rất khó thực hiện 19 45.2 45.2 100.0

Total 42 100.0 100.0


Liên kết với doanh nghiệp chế biến
Cumul
ative
Percen
Frequency Percent Valid Percent t
Valid Bình thường 2 4.8 4.8 4.8
Khó thực hiện 19 45.2 45.2 50.0
Rất khó thực hiện 21 50.0 50.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tiếp cận tài chính vi mô
Cumul
ative
Percen
Frequency Percent Valid Percent t
Valid Khó thực hiện 16 38.1 38.1 38.1
Rất khó thực hiện 26 61.9 61.9 100.0
Total 42 100.0 100.0
Doanh nghiệp

Statistics
Đảm bảo chất
lượng, an toàn Sản xuất
vệ sinh cho Thực hiện truy Liên kết theo sản phẩm Tiếp cận
sản phẩm thủy xuất nguồn gốc chuỗi giá trị giá trị gia các quỹ
sản sản phẩm sản xuất tăng đầu tư
N Valid 42 42 42 42 42
Missing 0 0 0 0 0
Mean 3.31 4.10 3.93 3.26 3.71
Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho sản phẩm thủy sản

Valid Cumulativ
Frequency Percent Percent e Percent
Valid Rất dễ thực hiện 3 7.1 7.1 7.1
Dễ thực hiện 7 16.7 16.7 23.8
Bình thường 11 26.2 26.2 50.0
Khó thực hiện 16 38.1 38.1 88.1
Rất khó thực hiện 5 11.9 11.9 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 9 21.4 21.4 26.2
Khó thực hiện 14 33.3 33.3 59.5
Rất khó thực hiện 17 40.5 40.5 100.0
Total 42 100.0 100.0
Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 1 2.4 2.4 2.4
Dễ thực hiện 4 9.5 9.5 11.9
Bình thường 10 23.8 23.8 35.7
Khó thực hiện 9 21.4 21.4 57.1
Rất khó thực hiện 18 42.9 42.9 100.0
Total 42 100.0 100.0
Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 4 9.5 9.5 9.5
Dễ thực hiện 8 19.0 19.0 28.6
Bình thường 10 23.8 23.8 52.4
Khó thực hiện 13 31.0 31.0 83.3
Rất khó thực hiện 7 16.7 16.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Tiếp cận các quỹ đầu tư
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Dễ thực hiện 6 14.3 14.3 19.0
Bình thường 9 21.4 21.4 40.5
Khó thực hiện 10 23.8 23.8 64.3
Rất khó thực hiện 15 35.7 35.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 9 21.4 21.4 26.2
Khó thực hiện 14 33.3 33.3 59.5
Rất khó thực hiện 17 40.5 40.5 100.0
Nhà nhập khẩu
Statistics
Thương lượng để sử
dụng một tiêu chuẩn
quốc tế mang tính phổ Thương lượng giá bán
biến cao hơn
N Valid 42 42
Missing 0 0
Mean 4.07 4.00

Thương lượng để sử dụng một tiêu chuẩn quốc tế mang tính phổ biến

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 1 2.4 2.4 2.4
Bình thường 2 4.8 4.8 7.1
Khó thực hiện 31 73.8 73.8 81.0
Rất khó thực
8 19.0 19.0 100.0
hiện
Total 42 100.0 100.0

Thương lượng giá bán cao hơn


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 1 2.4 2.4 2.4
Dễ thực hiện 3 7.1 7.1 9.5
Bình thường 8 19.0 19.0 28.6
Khó thực hiện 13 31.0 31.0 59.5
Rất khó thực
17 40.5 40.5 100.0
hiện
Total 42 100.0 100.0
Các cơ quan quản lý
Cải thiện Tuyên
Hoàn Hoàn Cải tiến chất Kiểm truyền,
thiện quy thiện cơ trong lượng soát chặt hướng dẫn,
hoạch sở hạ thiết kế giống và chẽ thuốc hỗ trợ các
nuôi tầng và xây nguồn và hóa hộ nuôi
trồng cá vùng dựng mô cung cấp chất sử theo
tra giống nuôi hình nuôi giống dụng VietGap

N Valid 42 42 42 42 42 42

Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 4.17 4.10 4.00 3.69 3.69 3.17

Khuyến
khích các
hộ nuôi
thành lập
tổ, đội để Tăng
giảm chi Hoàn cường thể Nâng cao
phí đầu Thực thiện luật chế cho Nâng cao năng lực
tư nuôi hiện cân thủy sản quản lý năng lực cho các cơ
theo tiêu đối cung và các nuôi cho khu quan quản
chuẩn cầu sản văn bản trồng vực tư lý ở địa
VietGap phẩm dưới luật thủy sản nhân phương

N Valid 42 42 42 42 42 42

Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 3.02 3.33 3.29 2.62 3.33 3.17
Hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng cá tra giống
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Khó thực hiện 16 38.1 38.1 38.1

Rất khó thực hiện 26 61.9 61.9 100.0


Total 42 100.0 100.0
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Dễ thực hiện 6 14.3 14.3 14.3
Bình thường 9 21.4 21.4 35.7
Khó thực hiện 13 31.0 31.0 66.7
Rất khó thực hiện 14 33.3 33.3 100.0
Total 42 100.0 100.0
Cải tiến trong thiết kế và xây dựng mô hình nuôi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 5 11.9 11.9 11.9
Khó thực hiện 16 38.1 38.1 50.0
Rất khó thực hiện 21 50.0 50.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Cải thiện chất lượng giống và nguồn cung cấp giống
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 2 4.8 4.8 4.8
Khó thực hiện 18 42.9 42.9 47.6
Rất khó thực hiện 22 52.4 52.4 100.0
Total 42 100.0 100.0

Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Dễ thực hiện 4 9.5 9.5 14.3
Bình thường 7 16.7 16.7 31.0
Khó thực hiện 17 40.5 40.5 71.4
Rất khó thực hiện 12 28.6 28.6 100.0
Total 42 100.0 100.0
Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Dễ thực hiện 4 9.5 9.5 14.3
Bình thường 7 16.7 16.7 31.0
Khó thực hiện 17 40.5 40.5 71.4
Rất khó thực hiện 12 28.6 28.6 100.0
Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nuôi theo VietGap
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Bình thường 7 16.7 16.7 21.4
Khó thực hiện 12 28.6 28.6 50.0
Rất khó thực hiện 21 50.0 50.0 100.0
Total 42 100.0 100.0
Khuyến khích các hộ nuôi thành lập tổ, đội để giảm chi phí đầu tư nuôi theo tiêu
chuẩn VietGap
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất dễ thực hiện 3 7.1 7.1 7.1
Dễ thực hiện 5 11.9 11.9 19.0
Bình thường 7 16.7 16.7 35.7
Khó thực hiện 8 19.0 19.0 54.8
Rất khó thực hiện 19 45.2 45.2 100.0
Total 42 100.0 100.0
Thực hiện cân đối cung cầu sản phẩm
Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent
Valid Rất dễ thực hiện 1 2.4 2.4 2.4
Dễ thực hiện 6 14.3 14.3 16.7
Bình thường 10 23.8 23.8 40.5
Khó thực hiện 15 35.7 35.7 76.2
Rất khó thực hiện 10 23.8 23.8 100.0
Total 42 100.0 100.0
Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Dễ thực hiện 4 9.5 9.5 14.3
Bình thường 7 16.7 16.7 31.0
Khó thực hiện 17 40.5 40.5 71.4
Rất khó thực hiện 12 28.6 28.6 100.0
Hoàn thiện luật thủy sản và các văn bản dưới luật

Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent

Valid Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8

Dễ thực hiện 6 14.3 14.3 19.0

Bình thường 9 21.4 21.4 40.5

Khó thực hiện 11 26.2 26.2 66.7

Rất khó thực hiện 14 33.3 33.3 100.0

Total 42 100.0 100.0

Tăng cường thể chế cho quản lý nuôi trồng thủy sản

Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent

Valid Rất dễ thực hiện 1 2.4 2.4 2.4

Dễ thực hiện 6 14.3 14.3 16.7

Bình thường 5 11.9 11.9 28.6

Khó thực hiện 15 35.7 35.7 64.3

Rất khó thực hiện 15 35.7 35.7 100.0

Total 42 100.0 100.0


Kiểm soát chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8
Dễ thực hiện 4 9.5 9.5 14.3
Bình thường 7 16.7 16.7 31.0
Khó thực hiện 17 40.5 40.5 71.4
Rất khó thực hiện 12 28.6 28.6 100.0

Nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân


Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent
Valid Dễ thực hiện 3 7.1 7.1 7.1

Bình thường 10 23.8 23.8 31.0

Khó thực hiện 14 33.3 33.3 64.3


Rất khó thực hiện 15 35.7 35.7 100.0
Total 42 100.0 100.0
Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý ở địa phương

Valid
Frequency Percent Percent Cumulative Percent

Valid Rất dễ thực hiện 2 4.8 4.8 4.8

Dễ thực hiện 4 9.5 9.5 14.3


Bình thường 9 21.4 21.4 35.7

Khó thực hiện 10 23.8 23.8 59.5

Rất khó thực hiện 17 40.5 40.5 100.0


Total 42 100.0 100.0

You might also like