You are on page 1of 18

Đặt điểm chung của chương Khúc xạ ánh sáng:

1.1 Đối tượng nghiên cứu:


Chương:
+ Khúc xạ ánh sang
Nằm ở phần cuối chương trình phổ thông lớp 11, nội dung này học sinh đã được
học ở lớp 9 của chương trình Vật Lý 9 và chương trình Khoa Học Tự Nhiên mới,
đến lớp 11 các em học sinh sẽ được tìm hiểu chuyên sâu hơn, và phần này cũng
tách biệt hoàn toàn với những nội dung trước đó mà các em đã học. Phần này chủ
yếu đi nghiên cứu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
1.2 Cấu trúc nội dung chương trình:
Chương VI: Khúc xạ ánh sáng
- Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
- Bài 27: Phản xạ toàn phần
1.3 Kỹ năng cần đạt:
- Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần
1.4 Mục tiêu cụ thể của chương theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Chương VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
*Mục tiêu của bài (chuẩn kiến thức, kỹ năng):

KT,KN Mức độ thể hiện cụ thể của KT, KN


- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng - Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch
khúc xạ ánh sáng. phương (gãy) của các tia sáng khi truyền
xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi
trường trong suốt khác nhau.
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
sang.
- Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên
pháp tuyến tại điểm tới.
- Đối với hai môi trường trong suốt nhất
định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của
góc khúc xạ là một hằng số:
sin i
=n
sin r
hay
sin i=n sin r
Hằng số n tuỳ thuộc vào môi trường khúc
xạ(môi trường chứa tia khúc xạ) và môi
trường tới (môi trường chứa tia tới).
+Nếu n>1 thì sin i> sin r hayi>r , môi
trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường
tới.
+Nếu n<1 thì sin i<sin r
hay i<r , môi trường khúc xạ chiết quang
kém hơn môi trường tới.
Biết tính chiết suất, góc tới, góc khúc xạ
và các đại lượng trong các công thức của
định luật khúc xạ.
- Hằng số n là chiết suất tỉ đối của môi
trường khúc xạ đối với môi trường tới.
Chiết suất tỉ đối bằng tỉ số giữa các tốc độ
v 1 và v 2 của ánh sáng trong môi trường tới

và môi trường khúc xạ:


v1
n12=
v2

- Vận dụng được hệ thức của định luật - Chiết suất tuyệt đối của một môi trường
khúc xạ ánh sáng. là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối
- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết với chân không.
suất tỉ đối là gì và mối quan hệ giữa các - Chiết suất tuyệt đối của môi trường 1 và
chiết suất này với tốc độ của ánh sáng của môi trường 2 là:
trong các môi trường. c
n1 =
v1

c
n2 =
v2

- Chiết suất tuyệt đối của mọi chất đều


lớn hơn 1. Chiết suất tuyệt đối của không
khí xấp xỉ bằng 1.
- Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết
suất tuyệt đối :
n2
n21=
n1
- Dạng đối xứng của định luật khúc xạ:
n1 sin i=n2 sin r

- Nêu được tính chất thuận nghịch của - Tính thuân nghịch của sự truyền ánh
sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện sáng: Ánh sáng truyền đi theo đường nào
tính chất này ở định luật khúc xạ ánh thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
sáng.
Bài 27: Phản xạ toàn phần
*Mục tiêu của bài (chuẩn kiến thức, kỹ năng):

KT,KN Mức độ thể hiện cụ thể của KT, KN


- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn Thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn
phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện phần :
tượng này. + Xét tia sáng đi từ môi trường có chiết
suất n1 sang môi trường có chiết suất n2
nhỏ hơn (r >i).
+ Cho góc tới i tăng dần thì góc khúc xạ
r cũng tăng dần và luôn lớn hơn i.
+ Khi r đạt giá trị lớn nhất là 900 thì góc
tới icũng có giá trị lớn nhất lài gh, với . . n2
n2
sin i gh=
n1

- Giải được các bài tập về hiện tượng + Khi i>i gh, toàn bộ ánh sáng sẽ bị phản
phản xạ toàn phần. xạ, không có tia khúc xạ vào môi trường
thứ hai. Hiện tượng này được gọi là hiện
tượng phản xạ toàn phần.
- Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ
toàn phần: Khi ánh sáng đi từ môi trường
có chiết suất lớn hơn sang môi trường có
chiết suất nhỏ hơn và có góc tới i lớn hơn
hoặc bằng góc giới hạn igh (i>i gh) , thì sẽ xảy
ra hiện tượng phản xạ toàn phần, trong đó
mọi tia sáng đều bị phản xạ, không có tia
khúc xạ.
- Biết nhận dạng các trường hợp xảy
ra hiện tượng phản xạ toàn phần của tia
sáng khi qua mặt phân cách.
- Biết cách tính góc giới hạn phản xạ
toàn phần và các đại lượng trong công
thức tính góc giới hạn

- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong - Sợi quang có lõi làm bằng thuỷ tinh
cáp quang và nêu được ví dụ về ứng hoặc chất dẻo trong suốt có chiết suất n 1 ,
dụng của cáp quang và tiện lợi của nó. được bao quanh bằng một lớp vỏ có chiết
suất n2 nhỏ hơn n1
- Một tia sáng truyền vào một đầu của
sợi quang. Trong sợi quang, tia sáng bị
phản xạ toàn phần nhiều lần tại mặt tiếp
xúc giữa lõi và vỏ và ló ra đầu kia. Sau
nhiều lần phản xạ như vậy, tia sáng được
dẫn qua sợi quang mà cường độ sáng bị
giảm không đáng kể.
- Nhiều sợi quang ghép với nhau thành
bó. Các bó được ghép và hàn nối với nhau
tạo thành cáp quang.
- Ứng dụng của cáp quang :
Trong công nghệ thông tin, cáp quang
được dùng để truyền thông tin (dữ liệu)
dưới dạng tín hiệu ánh sáng. Cáp quang có
ưu điểm hơn so với cáp kim loại là truyền
được lượng dữ liệu rất lớn, không bị nhiễu
bởi trường điện từ bên ngoài.

2. Xây dựng sơ đồ logic nội dung kiến thức chương? Từ đó xác định các kiến
thức trọng tâm của chương?

Quang hình
học

Khúc xạ ánh Phản xạ toàn


sáng phần

Hiện tượng Chiết xuất


Định luật KXAS Ứng dụng KXAS
KXAS
2. Sơ đồ logic chương: Các kiến thức trọng tâm của chương:
1. Định luật khúc xạ ánh sáng
2. Chiết suất của một môi trường
3. Hiện tượng phản xạ toàn phần
3. Phân tích một số kiến thức trọng tâm và phương pháp dạy học
* Khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

- Theo mặt khoa học:

+ Hiên tượng khúc xạ ánh sáng gây ra do vận tốc truyền sóng của ánh sáng khác
nhau trong các môi trường khác nhau. Bằng nguyên lý Huyghen người ta giải thích
khi đập vào mặt phân cách vì vận tốc truyền khác nhau nên mặt đầu sóng đổi
phương do đó phương truyền của tia sáng bị gãy tại mặt phân cách.

- Định luật khúc xạ ánh sáng có dạng:


sin(i) n2
=
sin(r ) n1

với:
 i là góc tới

 r là góc phản xạ

 n1 là chiết suất môi trường 1

 n2 là chiết suất môi trường 2

+ Tỉ số n2/n1 không thay đổi, phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường được gọi
là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) đối với môi trường (1).

+ Nếu tỉ số này lớn hơn 1 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới, ta nói môi trường
(2) chiết quang hơn môi trường (1). Ngược lại nếu tỉ số này nhỏ hơn 1 thì góc khúc
xạ lớn hơn góc tới, ta nói môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
- Theo sách giáo khoa:

I. Sự khúc xạ ánh sáng


1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền
xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẵng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía
bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc
khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi:
sin i
sin r = hằng số

II. Chiết suất của môi trường

1. Chiết suất tỉ đối

sin i
sin r
Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21
của môi trường 2 (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (chứa tia tới):

sin i
sin r
= n21

+ Nếu n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi
trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.

+ Nếu n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường 2
chiết quang kém môi trường 1.

2. Chiết suất tuyệt đối

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó
đối với chân không.

n2
n1
Mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: n 21 = .

Công thức liên hệ giữa chiết suất và vận tốc truyền ánh sáng trong các môi
trường:
n2 v1 c
n21= = ; n=
n1 v2 v

Công thức của định luật khúc xạ có thể viết dưới dạng đối xứng: n1sini =
n2sinr.

III. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng

Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.

Từ tính thuận nghịch ta suy ra:

1
n21
n12 =

Logic dạy học trong SGK Vật lý 11:

SGK cơ bản: không đưa ra TN

Đưa ra định nghĩa khúc xạ ánh sáng => Nêu định luật khúc xạ ánh sáng => Giới
thiệu chiết suất của môi trường => Chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối => thuận
nghịch của sự truyền ánh sáng.

SGK nâng cao: Đưa ra TN, dạy học theo con đường thực nghiệm

Đưa ra định nghĩa khúc xạ ánh sáng => Giới thiệu thí nghiệm => Rút ra định luật
khúc xạ ánh sáng =>Giới thiệu chiết suất của môi trường => Chiết suất tỉ đối và
chiết suất tuyệt đối => Đưa ra ảnh của một vật được tạo bởi sự khúc xạ ánh sáng
qua mặt phân cách 2 môi trường Tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.

3.1.2. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

a) Nội dung kiến thức khoa học:


- Hiện tượng phản xạ toàn phần là một hiện tượng quang học. Nó được phát biểu
thành định luật sau:

+ Cho hai môi trường (1) và (2) với độ chiết suất tương ứng là n1 và n2 và n2 < n1.
Khi một tia sáng đi trong môi trường (1) tới bề mặt phân cách giữa môi trường (1)
với môi trường (2) mà có góc tới đạt giá trị đủ lớn (I > igh , với igh là góc khúc xạ
giới hạn) thì tia sáng sẽ phản xạ ngược trở lại môi trường cũ (thay vì khúc xạ sang
môi trường mới).
+ Trong định luật trên, góc khúc xạ giới hạn được tính theo công thức:

i gh=arcsin
( )
n2
n1

a) Nội dung trình bày SGK:

I. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn

Chùm Chùm
Góc tới tia khúc tia phản
xạ xạ
r>i
i nhỏ
Rất sáng Rất mờ
r  900
i = igh
Rất mờ Rất sáng
Không
i > igh Rất sáng
còn

2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần


+ Vì n1 > n2 => r > i.
+ Khi i tăng thì r cũng tăng
(r > i). Khi r đạt giá trị cực đại 900 thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn
phần.
n2
+ Ta có: sinigh = n1 .
+ Với i > igh thì không tìm thấy r, nghĩa là không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản
xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần.
II. Hiện tượng phản xạ toàn phần
1. Định nghĩa
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách
giữa hai môi trường trong suốt.
Chú ý: Khi có phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ.
2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần
+ Ánh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn. ( n2 <
n1)
+ i  igh.

C, LOGIC DẠY HỌC TRONG SGK VẬT LÝ 11

+ SGK cơ bản: Dạy học theo con đường thực nghiệm

Giới thiệu thí nghiệm và đưa ra góc giới hạn phản xạ toàn phần => Rút ra được
định nghĩa phản xạ toàn phần => Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần => Ứng
dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang bao gồm cấu tạo và công dụng
của cáp quang.
+ SGK nâng cao: Dạy học theo con đường thực nghiệm.
Giới thiệu thí nghiệm => Rút ra được định nghĩa phản xạ toàn phần và điều kiện để
có phản xạ toàn phần => Ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần.

* VAI TRÒ VÀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC PHẦN NÀY?
- Vai trò và cách thức sử dụng các thí nghiệm trong dạy học phần này?
* Khúc xạ ánh sáng:
- Đối với SGK nâng cao: Sử dụng thí nghiệm để đưa ra định luật khúc xạ ánh

Sáng.

+ Vai trò của thí nghiệm: Giúp HS dễ dàng hiểu được định luật khúc xạ ánh sáng
và HS có thể rút ra định luật từ thí nghiệm.

+ Cách thức sử dụng thí nghiệm: Sử dụng thí nghiệm với 1 tấm kính mờ có 1 vòng
tròn chia độ, 1 bản trụ D bằng thủy tinh, chiếu 1 tia sáng từ không khí qua bản trụ,
quan sát tia khúc xạ đi trong khối trụ thủy tinh. Thực hiện thí nghiệm nhiều lần với
các góc i khác nhau và đo các góc khúc xạ tương ứng, lập tỉ số giữa sini và sinr của
các lần đo khác nhau. Từ thí nghiệm rút ra nhật xét và phát biểu định luật.
+ Đối với SGK cơ bản: Không sử dụng thí nghiệm trong bài khúc xạ ánh sáng, chỉ
giới thiệu bộ thí nghiệm và bảng số liệu đã cho sẵn để nghiệm lại định luật phản xạ
ánh sáng.
* Phản xạ toàn phần

- Đối với SGK cơ bản: Sử dụng thí nghiệm để đưa ra góc giới hạn phản xạ toàn
phần.
+ Vai trò của thí nghiệm: Giúp HS dễ dàng hiểu được định luật phản xạ toàn phần
và HS có thể rút ra định luật từ thí nghiệm
Cách thức sử dụng thí nghiệm: Sử dụng thí nghiệm đơn giản với 1 tấm kính mờ có
1 vòng tròn chia độ, 1 bản trụ D bằng thủy tinh, chiếu chùm tia sáng từ bản trụ ra
không khí, quan sát chùm tia khúc xạ ngoài không khí. Thực hiện thí nghiệm nhiều
lần với các góc i khác nhau và đo góc khúc xạ tương ứng. Ta sẽ thu được 1 giá trị
của góc i mà ở đó chùm tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách, ánh sáng rất mờ.
Và nếu tăng góc i thì sẽ không thu được chùm tia khúc xạ nữa.
- Đối với SGK nâng cao: Sử dụng thí nghiệm để đưa ra hiện tượng phản xạ toàn
phần
+ Vai trò của thí nghiệm: Giúp HS dễ dàng hiểu được định luật phản xạ toàn phần
và HS có thể rút ra định luật từ thí nghiệm.
+ Cách thức sử dụng thí nghiệm: Cho tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1.
này sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn, tăng dần góc tới i và nhận xét, từ đó
rút ra định luật phản xạ toàn phần.
Ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì? Chiết suất tỉ đối
Tỉ số sini/sinr như trên gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) so với môi trường
(1). Ta có sin(i)/sin(r) = n21
• Nếu n21 > 1 thì i > r. Tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến và ta nói MT (2) chiết
quang hơn MT (1)
• Nếu n21 < 1 thì i < r. Tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến và ta nói MT (2) chiết
quang kém hơn MT (1)
b, Chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối (còn gọi là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối
của môi trường đó so với chân không.
+Theo đó thì chiết suất của chân không là 1
+Chiết suất của không khí có thể xem là 1
+Với hai môi trường trong suốt nhất định thì n21=n2/n1 Trong đó:
+n2: là chiết suất tuyệt đối của MT (2)
+n1: là chiết suất tuyệt đối của MT (1)

Phân biệt phản xạ toàn phần và phản xạ 1 phần

Phản xạ toàn phần Phản xạ 1 phần


- Tia phản xạ đều truyền ngược lại - Tia phản xạ đều truyền ngược lại
được môi trường đầu. được môi trường đầu
- Đều tuân theo định luật phản xạ. - Đều tuân theo định luật phản xạ.
- Cường độ của tia phản xạ toàn phần -Cường độ của tia sáng phản xạ thông
lớn bằng cường độ tia tới thường nhỏ hơn cường độ tia tới.
- Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi tia - Tia phản xạ thông thường xảy ra khi
sáng đi từ môi trường chiết quang hơn gặp mặt phẳng nhẵn dưới mọi góc.
sang môi trường chiết quang kém và
góc tới i<igh

Sơ đồ thí nghiệm:
Thí nghiệm:
Trên một tấm kính m đặt một bán trụ D trong suốt bằng thủy tinh. Trên tấm kinh
có vòng chia độ C, nguồn sang S bố trí như sơ đồ.
Chiếu 1 tia sang tới SI ( điểm tới I là tâm của bán trụ) là trên mặt phẳng của tấm
kinh, có thể quan sát đường đi của tia này trên mặt phẳng. Có thể thấy tia khúc xạ
đi trong khối bán trụ thủy tinh. Gọi tia khúc xạ đó là IR:
Thực hiện thí nghiệm với nhiều lần với các góc giá trị tới i khác nhau và khúc xạ r

ta thu được kết quả:


I 200 300 500 700

R 130 19.50 310 390

sin(i)
sin(r )

sin(i)
Sai số thí nghiệm cho phép khi ta lập tỉ số sin(r ) ta có cùng một kết quả
sin(i)
=const .
sin(r )

Dựa vào đấy ra rút ra định luật khúc xạ ánh sáng.


Bài đọc thêm: Hiện tượng ảo ảnh.
Gây ra nhiều hiện tượng kì lạ trong thực tế, như là hiện tượng ảo ảnh. Sự phân
thành các lớp không khí nóng lạnh và đặc biệt phổ biến ở khu vực sa mạc , đại
dương, và mặt đường trải nhựa gây ra ảo ảnh. Hiệu ứng ảo ảnh thựuc tế được
mường tượng phụ thuộc vào lớp không khí lạnh nằm trên không khí nông, hoặc
ngược lại. Một loại ảo ảnh xuất hiện dưới dạng ảnh ảo lộn ngược nằm ngay phai
dưới vâth thật và xảy ra khi lớp không khí nông gần mặt đất hay mặt nước bị chặn
bởi lớp khôn khí nông gần kề mặt đất ( măt nước) bị khúc xa trở lên phai trên
đường chân trời. Tại một số điểm, ánh sang đạt tới góc tới hạn đối với không khí
nông, và bị bẻ cong trở lên bởi phản xạ nội toan phần, kết quả là ảo ảnh xuất hiện
dưới vật.

(Đây là thành phố ảo xuất hiện trên biển)

Các ứng dụng của phản xạ toan phần.


Sợi quang học (ống nội soi, truyền thông tin quang(Wikipedia)

You might also like