You are on page 1of 9

KIỂM TRA PHẦN ĐỘNG HÓA HỌC

Câu 1.
1. Sự phân hủy axeton diễn ra theo phương trình:
CH3COCH3 → C2H4 + H2 + CO
Theo thời gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được như sau:
t [phút] 0 6,5 13 19,9
p [mmHg] 312 408 488 562
Bằng phương pháp giải tích hãy chứng tỏ phản ứng là bậc 1 và tính hằng số tốc độ.
2. Ở 250C một phản ứng đã cho sẽ kết thúc sau 2,5 giờ. Chấp nhận hệ số nhiệt độ của tốc độ
phản ứng bằng 3, hãy tính hệ số nhiệt độ mà tại đó phản ứng sẽ kết thúc sau 20 phút.
Đáp án
1. Để chứng minh phản ứng phân hủy axeton là bậc 1 ta sử dụng phương pháp thế các dữ kiện vào
phương trình động học bậc 1 xem các hằng số tốc độ thu được có hằng định hay không.
- Vì áp suất tỉ lệ với nồng độ nên trong phương trình động học, nồng độ axeton được thay
bằng áp suất riêng phần.
- Gọi p0 là áp suất đầu của axeton:
CH3COCH3 → C2H4 + H2 + CO
t=0 p0
t p0 – x x x x
- Áp suất chung của hệ là:
p = p0 – x + 3.x = p0 + 2x
p − p0
 x=
2
p - p0 3p - p
 p0 - x = p0 - = 0
2 2
- Hằng số tốc độ của phản ứng 1 chiều bậc 1 là:
1 p
k= ln 0
t p0 - x
1 2p 0
k = ln
t 3p 0 -p
- Thay các giá trị ở các thời điểm ta có:
1 2.312
k1 = ln = 2,57.10-2 (phút-1)
6,5 3.312 - 408
1 2.312
k2 = ln = 2,55.10-2 (phút-1)
13 3.312 - 488
1 2.312
k3 = ln = 2,57.10-2 (phút-1)
19,9 3.312 - 562
- Ta thấy các giá trị của hằng số tốc độ không đổi. Vậy phản ứng trên là phản ứng bậc 1.
- Hằng số tốc độ của phản ứng:
1
k= .(k1 + k 2 + k 3 )
3
1
= .(2,57.10−2 + 2,55.10−2 + 2,57.10 −2 )
3
= 2,56.10-2 (phút-1)
2.
T2 - T1
v T2 v T2 t1
Ta có: = 10 mà =
v T1 v T1 t2
T2 - T1
t1
 =  10
t2
T2 - 25
2,5.60
= 3 10  T2 = 43,30C
20

Câu 2. Phản ứng oxi hoá ion I- bằng ClO- trong môi trường kiềm diễn ra theo phương trình:
ClO- + I- → Cl- + IO- (a) và tuân theo định luật tốc độ thực nghiệm v = k[ClO -][I-][OH-]-1.
k1
Cho rằng phản ứng (a) xảy ra theo cơ chế: ClO- + H2O k−1
HClO + OH- nhanh;

I- + HClO ⎯⎯
k2
→ HIO + Cl- chậm;
k3
OH- + HIO k −3
H2O + IO- nhanh.

1. Cơ chế trên có phù hợp với thực nghiệm động học hay không?
2. Khi [I-]0 rất nhỏ so với [ClO-]0 và [OH-]0 thì thời gian để nồng độ I- còn lại 6,25% so với lúc
ban đầu sẽ gấp bao nhiêu lần thời gian cần thiết để 75% lượng I - ban đầu m ất đi do phản ứng
(a)?
Đáp án
1. Tốc độ phản ứng quyết định bởi giai đoạn chậm, nên:
v = k2[HClO][I-] (2)
Dựa vào cân bằng nhanh của giai đoạn 1, ta rút ra:
[HClO] = k1 [ClO-][H2O][OH-]-1 (3)
k −1
Thay (3) vào (2) và với [H2O] = const, ta có:
v = k2. k1 [H2O][ClO-][I-][OH-]-1 (4)
k −1
k1
Đặt k2. [H2O] = k → (4) trở thành: v = k[ClO-][I-][OH-]-1 (1)
k −1
Từ cơ chế được đề nghị có thể rút ra biểu thức của định luật tốc độ thực nghiệm. Cơ
chế này là phù hợp với thực nghiệm .
2. Khi [I-]0 [ClO-]0 và [OH-]0, phản ứng (a) có thể xem là phản ứng bậc nhất. Trong
phản ứng bậc nhất, thời gian phản ứng bán phần không phụ thuộc vào nồng độ đầu.
- Thời gian để 75% I- tham gia phản ứng bằng 2 lần thời gian phản ứng bán phần: t 1 = 2t1/2
- Thời gian để 6,25% I- còn lại là: t2 = 4t1/2 → t2 = 2t1.
Câu 3: Phosgen là một chất khí rất độc được sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nó
cũng là sản phẩm công nghiệp quan trọng. Phosgen được tạo thành bằng cách cho khí CO tác dụng
với khí Cl2 khi có mặt ánh sáng mặt trời hoặc có than hoạt tính làm xúc tác theo phản ứng sau:
CO(k) + Cl2(k) → COCl2(k)
Để xác định bậc riêng của CO, người ta tiến hành thí nghiệm sau: Xuất phát từ khí CO và khí Cl2
P
với áp suất ban đầu là: Cl2 = 400 mmHg, PCO = 4 mmHg. Ở nhiệt độ và thể tích không đổi, đo áp
suất riêng phần của COCl2(k) theo thời gian phản ứng thu được kết quả như sau:
t (phút) 0 34,5 69 138
PCOCl2 0 2,0 3,0 3,75
(mmHg)
1. Chứng minh rằng bậc riêng của CO bằng 1.
2. Bằng một thí nghiệm khác, người ta xác định được bậc riêng của Cl2 bằng 3/2. Chứng minh rằng
phương trình động học của phản ứng trên phù hợp với cơ chế phản ứng sau:
Cl2(k) ⇌ 2Cl(k) (1) nhanh
CO(k) + Cl(k) ⇌ COCl(k) (2) nhanh
COCl(k) + Cl2(k) → COCl2(k) + Cl(k) (3) chậm
Đáp án
1. Vì PCl2 >> PCO nên coi PCl2 const → [Cl2]  const

v = k[Cl2]m[CO]n = k.const.[CO]n = k’[CO]n

Giả sử bậc riêng của CO bằng 1 thì k’ = const trong các lần thí nghiệm.
CO(k) + Cl2(k) → COCl2(k)

t=0 Po = 4 mmHg 0
t Po - P’ P’

1 C 1 P0
k ' = ln 0 = ln
t C t P0 − P ,

Với t = 34,5 phút, P’ = 2 mmHg → k’ = 0,02 phút-1


Với t = 69 phút, P’ = 3 mmHg → k’ = 0,02 phút-1

Với t = 138 phút, P’ = 3,75 mmHg → k’ = 0,02 phút-1


→ k= 0,02 phút = const → Bậc riêng của CO bằng 1 (n=1)
2. Phương trình động học của phản ứng là:

v = k[Cl2]3/2[CO]
Tốc độ của phản ứng được quyết định bởi giai đoạn chậm (3):
v = k’[COCl][Cl2]

COCl được tạo ra theo phản ứng (2):

CO(k) + Cl(k) ⇌ COCl(k) (2) ; K2 → [COCl] = K2[CO][Cl]

Cl lại được tạo ra theo phản ứng (1):

Cl2(k) ⇌ 2Cl(k) (1) ; K1 → [Cl] = K11/2[Cl2]1/2

Thay [Cl] vào biểu thức tính [COCl], có:


[COCl] = K2[CO] K11/2[Cl2]1/2 = K11/2K2[CO] [Cl2]1/2
Thay [COCl] vào phương trình tốc độ có: v = k’. K11/2 . K2. [Cl2]3/2.[CO] = k[Cl2]3/2[CO]

→ phù hợp với phương trình động học của phản ứng.

Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau: C2H5I + NaOH → C2H5OH + NaI

Nồng độ ban đầu của hai chất phản ứng bằng nhau. Để một nửa lượng ban đầu các chất phản ứng
chuyển thành sản phẩm ở 32oC cần 906 phút.

1. Tính thời gian để một nửa lượng ban đầu các chất phản ứng chuyển thành sản phẩm ở 60oC, biết
rằng hệ số nhiệt độ của phản ứng là 2,83.

2. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

3. Tính hằng số tốc độ k ở hai nhiệt độ trên, biết rằng phản ứng là bậc hai (bậc một đối với mỗi chất)
và nồng độ ban đầu mỗi chất đều là 0,05M.

Đáp án
T2 −T1
vT2t t 906 906
1. = 1 = 10
 t2 = 1
T2 −T1
= 60 −32
= = 49, 2 phút
vT1 t2 2,832,8
 10
 10

2. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng

k2 t E 1 1 906 Ea  1 1 
ln = ln 1 = a  −   ln =  − 
k1 t2 R  T1 T2  49 8,314  305 333 

 Ea = 87976,179 J.mol-1

3. Vì nồng độ ban đầu của hai chất bằng nhau nên :


1 1
t1/2 = k=
k[ A]o t1/ 2 [ A]o

1
Ở 32oC, k = = 0,022 (mol-1.L.phút-1)
906.0, 05

1
Ở 60oC, k = = 0, 4065 (mol-1.L.phút-1)
49, 2.0, 05

Câu 5.
1. Một phản ứng : 3A+2B ⎯⎯ →C
Thí nghiệm 1: Tác nhân B thêm rất dư , nồng độ của A được do phụ thuộc theo thời gian.
[A](10-3M) 5 2,9 1,9 1,1 0,7
Thời gian(phút) 10 50 80 120 150
Thí ngiệm 2: Tỉ lệ A:B=3:2. Nồng độ A được đo phụ thuộc vào thời gian,
[A](10-3M) 10 5,8 3,8 2,2 1,4
Thời gian(phút) 10 50 80 120 150
Xác định phương trình động học của phản ứng trên
2. Xúc tác phân hủy của isopropanol trên bề mặt V2O5 tuân theo động học bậc I:

Sau 5 phút, tại 590K, nồng độ các chất như sau : C(A)=28,2 mM; C(B)=7,8mM;
C(C)=8,3mM; C(D)=1,8mM;
a) Tính hằng số của phản ứng (i-C3H7OH ⎯⎯
→ sản phẩm )
b) Tính các giá trị k1,k2,k3
Đáp án
1) TN1: Vì nồng độ của B rất lớn nên [B] không đổi
Giả sử phản ứng bậc nhất théo [A] (v=k[A])
1 C1 1 C
Ta có tn − t1 = ln = k = ln 1
k Cn tn − t1 Cn
Từ bảng : k1=0,1362(phút-1); k2=0,01382(phút-1); k3=0,01376(phút-1); k4=0,01404(phút-1)
k1 + k 2 + k 3 + k 4
Giá trị k lặp lại khá gần nhau, giả sử đúng, k=
4
k=0,01381(phút-1)

TN2: A:B=3:2
Ta có v=k’[A]a[B]b=k’ (2 / 3)b .[A]a+b=k”.[ A]a+b
Giả sử phản ứng bậc nhất theo A
Từ bảng thấy tỉ lệ nồng độ không đổi => phản ứng bậc một.
k”=0,01381(phút-1) ;{a=1;b=0}
Vậy pt động học v=k[A] với k=0,01381(phút-1)
2) a)
[A]o=28,2+7,8+8,3+1,8=46,1mM
1 46,1
k= ln =0.09839 (phút-1)
5 28, 2
b) k1+k2+k3=k=0,09839
k1:k2:k3=7,8:8,3:1,8
vậy k1=0,0428(phút-1);k2=0,0456(phút-1);
k3=9,885.10-3(phút-1)

Câu 6: Cho phản ứng sau diễn ra tại 250C: S2O82- + 3I- → 2SO42- + I3-. Để nghiên cứu động học của
phản ứng, người ta tiến hành đo tốc độ đầu của phản ứng ở các nồng độ đầu khác nhau:
Thí nghiệm Nồng độ ban đầu Nồng độ ban đầu của Tốc độ ban đầu của phản ứng
của S2O82- ( mol/L) vo×10-3 (mol/L.s)
I- (mol/L )
1 0,1 0,1 0,6
2 0,2 0,2 2,4
3 0,3 0,2 3,6

1. Xác định bậc riêng phần của các chất phản ứng, bậc toàn phần và hằng số tốc độ của phản ứng. Chỉ
rõ đơn vị của hằng số tốc độ của phản ứng.
2. Nếu ban đầu người ta cho vào hỗn hợp đầu ở thí nghiệm 3 một hỗn hợp chứa S2O32- và hồ tinh bột
sao cho nồng độ ban đầu của S2O32- bằng 0,2 M. Tính thời gian để dung dịch bắt đầu xuất hiện màu
xanh. Biết phản ứng: 2S2O32- + I3- → S4O62- + 3I- có tốc độ xảy ra rất nhanh và để có màu xanh xuất
hiện thì nồng độ I3- phải vượt quá 10-3 mol/L.
Đáp án
1. Phương trình tốc độ của phản ứng có dạng: vpư = kpư.[S2O82-]n[I-]m
n m
v  0, 2   0,3  3, 6
Ta có: 3 =  =  (1,5 ) = 1,5  m = 1
m
  
v2  0, 2   0, 2  2, 4
n
v2  0, 2   0, 2  2, 4
=    =  2n = 2  n = 1
v1  0,1   0,1  0, 6

Bậc chung của phản ứng = 2.


k = 6.10-2 (mol-1.l.s-1)
2. Khi cho S2O32- vào và xảy ra phản ứng rất nhanh với I3-
2S2O32- + I3- → S4O62- + 3I- (2)
Khi đó nồng độ I- không đổi trong giai đoạn phản ứng (2) diễn ra, do đó bậc của phản ứng (1) sẽ bị suy
biến thành bậc 1.
vpư = 0,06 .[S2O82-]0,3 = 1,8.10-2 [S2O82-]
Khi đó có thể coi như xảy ra phản ứng:
S2O82- + 2S2O32- → 2SO42- + S4O62-
Thời gian để lượng S2O32- vừa hết là t1. Điều này đồng nghĩa với lượng S2O82- đã phản ứng = 0,1M.
0,2
Khi đó: t1. 1,8.10-2 = ln => t = 38,5 giây
0,2 − 0,1
Để có lượng I3- đạt đến 10-3M thì thời gian thêm là t2
dy 1 1
vpư = = kpư(0,1- y)(0,3-3y) => 3kpưt2 = −
dt 0,1 − y 0,1
Với y = 10-3M =>t2 = 0,56 giây.
Thời gian tối thiểu để xuất hiện màu xanh là 38,5 + 0,56 = 39,06 giây.
Câu 7.
a) Cho phản ứng:

Phản ứng có các hằng số k1 = 300s-1 và k2 = 100s-1


1 xcb
Biểu thức động học của phản ứng: k1 + k 2 = ln
t xcb − x
Trong đó xcb là nồng độ của B tại thời điểm cân bằng
x là nồng độ của B tại thời điểm t
Lập biểu thức tính thời gian để ½ lượng chất A phản ứng (T1/2) theo k1; k2. Sử dụng để tính T1/2 của
phản ứng.
b) Cho phản ứng: I-(aq) + OCl-(aq) → IO-(aq) + Cl-(aq) (1)
Được diễn ra theo cơ chế sau:

Viết biểu thức động học của phản ứng (1). Biết giai đoạn đầu v = k[H2O].[ClO-] = k1[ClO-]
c) Xét phản ứng song song: B  ⎯⎯k
A ⎯⎯→
1 k
C2

Năng lượng hoạt hóa Ea1 = 45,3kJ.mol ; Ea2 = 69,8kJ.mol-1. Hãy xác định nhiệt độ tại đó
-1

k1/k2 = 2,00. Biết rằng ở 320K thì k1 = k2.


Đáp án

a) Xét phản ứng:

C0: a -
C : -x x
C a–x x
[] a – xcb xcb
k1 xcb aK
Có K = = → xcb =
k 2 a − xcb 1+ K
Tại thời điểm chất A giảm ½ (T1/2) có x = a/2
a aK a a( K − 1)
 xcb − x = xcb − = − =
2 1 + K 2 2(1 + K )
aK
= 1+ K =
xcb 2K

xcb − x a( K − 1) K − 1
2(K + 1)
xcb 2K 1 2K 1 2k1
Thay = vào biểu thức ta có T1 / 2 = ln = ln
xcb − x K − 1 k1 + k 2 K − 1 k1 + k 2 k1 − k 2
1 2.300
Thay số tính được: T1 / 2 = ln = 2,75.10 −3 ( s)
300 + 100 300 − 100
b) Cho phản ứng: I-(aq) + OCl-(aq) → IO-(aq) + Cl-(aq) (1)

k1 [ HClO].[OH − ] k1 .[ClO − ]
Xét cân bằng nhanh: có =  [ HClO ] =
k −1 [ClO − ] k −1 .[OH − ]
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào giai đoạn chậm:
k 2 .k1 .[ I − ].[ClO − ] k .k
Vpư = k 2 [ I − ].[HClO] = −
= k .[ I − ].[ClO − ].[OH − ] −1 với k = 1 2
k −1 .[OH ] k −1
c) Ta có:
Ea1
RT Ea 1 − Ea 2 2947
k1 A .e A A
= 1 Ea 2 = 1 e RT
= 1e T
(*)
k2 A2 A2
A2 .e RT
Ở 320K thì k1 = k2. Từ đó suy ra A1/A2 = 10-4
Do A là hằng số không phụ thuộc vào nhiệt độ nên tỉ lệ A1/A2 không đổi. Thay vào biểu thức
(*).
Với trường hợp k1/k2 vào biểu thức (*) tính được T = 298K.

Câu 8. Phản ứng khử phức của Fe(III) ([FeL6]3+ ) thành phức của Fe(II) ([FeL6]2+) bằng axit ascobic
(H2Asc) được mô tả bởi PTHH: 2[FeL6]3+ + H2Asc → 2[FeL6]2+ + Asc + 2H+ (*)
Cơ chế của phản ứng được đề nghị như sau:
⎯⎯
H2Asc ⎯⎯
k
→ H+ + HAsc-
1
(1) và (-1)
k −1

[FeL6] + HAsc- ⎯⎯
3+ k2
→ [FeL6]2+ + HAsc• (2)
⎯⎯
HAsc• ⎯⎯
k
→ H+ + Asc•-
3
(3) và (-3)
k −3

[FeL6] + Asc•- ⎯⎯
3+ k4
→ [FeL6]2+ + Asc (4)
(1) và (-1) là các phản ứng nhanh so với các phản ứng khác.
a) Tìm biểu thức tính hằng số cân bằng K1 (của các phản ứng (1) và (-1)) theo k1 và k-1.
b) Chỉ ra các tiểu phân trung gian phản ứng trong cơ chế trên và cho biết có thể áp dụng nguyên
lí nồng độ dừng cho những tiểu phân nào ? Tại sao ?
c) Tốc độ phản ứng (*) được định nghĩa là tốc độ tạo thành sản phẩm Asc. Viết biểu thức định
nghĩa tốc độ của phản ứng. Tìm biểu thức của tốc độ phản ứng từ cơ chế và cho biết phản ứng có bậc
động học hay không ?
d) Trong một số thí nghiệm người ta thấy tốc độ phản ứng có dạng: v = k.[FeL6 ]3+ .[HAsc] . Hãy
cho biết các điều kiện thí nghiệm để thu được biểu thức tốc độ như trên. Cho biết biểu thức của k và
đơn vị của k (trong hệ SI) trong trường hợp này.
Đáp án
a) +
Ta có: v1 = k1[H2 Asc] ; v−1 = k −1[H ][HAsc− ]
Phản ứng đạt cân bằng khi v1 = v−1  k1[H2 Asc] = k −1[H + ][Asc− ]
[H + ][Asc − ] k1
 K1 = =
[H 2 Asc] k −1
b) Các tiểu phân trung gian phản ứng: HAsc-, HAsc• và Asc•-
- Có thể áp dụng nguyên lí nồng độ dừng cho các tiểu phân HAsc• và Asc•- vì chúng là các
gốc tự do, là các tiểu phân có hoạt tính cao nên nồng độ của chúng rất nhỏ so với các chất
phản ứng và sản phẩm và gần như không đổi trong quá trình phản ứng.
- Không áp dụng được nguyên lí nồng độ dừng cho HAsc- vì (1) và (-1) là các giai đoạn
nhanh nên nó nằm cân bằng với H2Asc và do đó có nồng độ tương đối lớn.
c) d[Asc]
- Theo định nghĩa: v =
dt
d[Asc]
- Từ cơ chế: v = = k 4 [FeL6 ]3+ [Asc•− ] (*)
dt
Áp dụng nguyên lí nồng độ dừng:

d[HAsc• ]
= k 2 [FeL6 ]3+ [HAsc− ] − k 3[HAsc• ] + k −3[H + ][Asc•− ] = 0 (1)
dt
d[Asc•− ]
= k 3[HAsc• ] − k −3[H + ][Asc•− ] − k 4[FeL 6 ]3+ [Asc•− ] = 0 (2)
dt
Từ (1) và (2)  k 2 [FeL6 ]3+ [HAsc− ]=k 4 [FeL6 ]3+ [Asc•− ] = 0 (**)
Mặt khác: (1) và (-1) là các giai đoạn nhanh nên
k1[H 2 Asc]
 [HAsc− ] = (***)
k −1[H + ]
k1k 2 [FeL6 ]3+ [H 2 Asc]
Thay (***) vào (**) rồi vào (*)  v =
k −1 [H + ]
 Phản ứng không có bậc động học.
d) Để v có dạng v = k.[FeL6 ]3+ .[HAsc] thì [H+] phải không đổi trong quá trình phản ứng. Để
có được điều đó thực nghiệm có thể tiến hành trong điều kiện dư lượng lớn H+ tức là trong
môi trường axit đặc hoặc trong dung dịch đệm.
Cách thực hiện trong điều kiện dư lượng lớn H+ sẽ kìm hãm phản ứng do làm chuyển dịch
cân bằng ((1) và (-1)) theo chiều nghịch. Cách thực hiện trong dung dịch đệm có nhiều ưu
điểm hơn.
k1k 2
Gọi [H+]o là nồng độ H+ trong dung dịch đệm, khi đó: v = +
[FeL6 ]3+ [H 2 Asc]
k −1[H ]o
k 1k 2
k =
k −1[H + ]o
Phản ứng có bậc 2  đơn vị của k trong hệ SI: m3 mol-1s-1.

--------Hết--------

You might also like