You are on page 1of 2

Từ hình ảnh “vầng trăng” nhà thơ bắt đầu chuyển sang mượn thiên nhiên để miêu tả

tâm trạng:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

Hai câu thơ tả cảnh được cảm nhận qua tâm trạng cũng như mang theo nỗi niềm
phẫn uất của con người. Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia cũng không chịu
mềm yếu, khuất phục mà phải xiên ngang mặt đất trỗi dậy mạnh mẽ. Đá đã rắn chắc
lại phải cứng cáp hơn để “đam toạc chân mày”. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu
luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của cỏ cây, cũng như sự phẫn uất trong tâm trạng.
Không chỉ vậy những động từ mạnh “xiên, đâm” cũng được kết hợp với bổ ngữ
“ngang”, “toạc” độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang trái. Điều đó đã thể hiện một
phong cách Xuân Hương, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng, không khuất
phục trước số phận đau khổ, muốn vươn lên bằng chính sức sống mãnh liệt của
mình. Với tài năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh mạnh mẽ, táo bạo, lấy cảnh ngụ tình,
hai câu thơ đã gợi lên cảnh vật sinh động, đầy sức sống. Đó cũng chính là tâm hồn
đầy sức sống, cõi lòng nhiều khao khát của Xuân Hương.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,


Mối tình san sẻ tí con con.”

Đến hai câu kết, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch hết nỗi cay đắng của đời người.
“Ngán” là ngán ngẩm với nỗi đời éo le, với vòng xoáy của số phận. Từ “xuân” nay
mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân qua đi rồi lại trở lại
với thiên nhiên, với muôn nghìn cây cỏ, hoa lá. Nhưng, với con người thì tuổi xuân
qua là không bao giờ quay trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng
mang hai ý nghĩa khác nhau. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai
nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thủ
pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh
càng éo le hơn. “Mảnh tình” đã bé lại phải “san sẻ” thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí con con”
nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ kết thúc trong nỗi xót xa, mỉa mai đến tội
nghiệp của “cái hồng nhan” trong xã hội phong kiến xua. Câu thơ là nỗi lòng của
người phụ nữ vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng nhưng vẫn
rơi vào bi kịch. Vì vậy, ý nghĩa nhân văn của bài thơ càng sâu sắc, thấm thía hơn.

Sự phẫn uất, căm phẫn về số phận "năm thê bảy thiếp" được Hồ Xuân
Hương một lần nữa tái hiện qua "Lấy chồng chung"
"Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không"
+ Nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến xưa, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân
Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói
chung.
+ Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật Việt hóa một
cách sáng tạo; sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm với những động từ
mạnh, từ láy tượng thanh; sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi; nghệ thuật
tiểu đối, tăng tiến

You might also like