You are on page 1of 3

VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN ( KHOẢNG 15 DÒNG)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con! ”
(Ngữ Văn 11 Chuẩn, tập một)
GỢI Ý:
1/ DÀN Ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bài thơ “ Tự tình II” được nữ sĩ Hồ Xuân
Hương sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt, để bộc lộ tâm trạng phẫn uất trước
số phận, đồng thời thể hiện khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ của người phụ nữ
Mở trong xã hội phong kiến xưa. Điều đó thể hiện rất rõ trong đoạn thơ :
đoạn Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con! ”
Thân - Hai câu đầu:
đoạn + Cảnh thiên nhiên; cảnh được cảm nhận qua tâm trạng phẫn uất của con
người: những vật nhỏ bé, mềm yếu như rêu vươn lên mạnh mẽ “xiên
ngang”; những vật vô tri như đá như vùng dậy “đâm toạc chân mây” sự
phẫn uất của thân phận rêu, đá đó cũng là sự phẫn uất về thân phận của nhân
vật trữ tình.
+ Nghệ thuật:
* Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân
phận rêu, đá đó cũng là sự phẫn uất về thân phận của nhân vật trữ tình.
* Những động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang,
toạc thể hiện sự vùng dậy mạnh mẽ của thiên nhiên; đó cũng là sự vùng dậy
phản kháng mạnh mẽ của nhân vật;
* Cách dùng từ ngữ “xiên ngang, đâm toạc” thể hiện phong cách thơ
Hồ Xuân Hương.
Sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, thách thức số phận của Hồ
Xuân Hương.
- Hai câu cuối:
+ Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình: quy luật tuần
hoàn của thời gian, mùa xuân đi rồi xuân đến mà tuổi xuân trôi qua và không
bao giờ trở lại nhưng nhân vật trữ tình vẫn chưa một lần hưởng trọn vẹn
hạnh phúc lứa đôi nỗi lòng, khát vọng hạnh phúc của nhân vật đó cũng là
nỗi lòng, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Nghệ thuật: Từ ngữ quen thuộc, gần gũi, đa nghĩa; điệp từ “xuân”;
thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: “mảnh tình- san sẻ- tí- con con” nhấn mạnh
vào sự nhỏ bé dần làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn.
Kết
- Cảm nhận chung về đoạn thơ
đoạn
2/ VIẾT ĐOẠN
(CHÚ Ý: Lùi đầu dòng) Bài thơ “ Tự tình II” được nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng
tác trong hoàn cảnh đặc biệt, để bộc lộ tâm trạng phẫn uất trước số phận, đồng thời thể
hiện khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Điều
đó thể hiện rất rõ trong đoạn thơ :
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con! ”
(CHÚ Ý: KHÔNG LÙI đầu dòng)Hai câu đầu cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua tâm
trạng phẫn uất của con người: những vật nhỏ bé, mềm yếu như rêu vươn lên mạnh mẽ
“xiên ngang”; những vật vô tri như đá như vùng dậy “đâm toạc chân mây” thể hiện sự
phẫn uất của thân phận rêu, đá đó cũng là sự phẫn uất về thân phận của nhân vật trữ tình.
Với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận rêu, đá đó
cũng là sự phẫn uất về thân phận của nhân vật trữ tình. Ngoài ra nữ sĩ còn kết hơp với
việc sử dụng những động từ mạnh: “xiên, đâm” được kết hợp với bổ ngữ “ngang, toạc”
thể hiện sự vùng dậy mạnh mẽ của thiên nhiên; đó cũng là sự vùng dậy phản kháng mạnh
mẽ của nhân vật. Cách dùng từ ngữ “xiên ngang, đâm toạc” ở đây thể rõ hiện phong cách
thơ Hồ Xuân Hương đồng thời cũng bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, thách thức
số phận của Hồ Xuân Hương. Chuyển sang hai câu cuối, Hồ Xuân Hương đã trực tiếp
bộc lộ tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại
lại; Mảnh tình san sẻ tí con con!” : quy luật tuần hoàn của thời gian, mùa xuân đi rồi
xuân đến mà tuổi xuân trôi qua và không bao giờ trở lại nhưng nhân vật trữ tình vẫn chưa
một lần hưởng trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi. Lời thơ thể hiện trực tiếp nỗi lòng, khát vọng
hạnh phúc của nhân vật đó cũng là nỗi lòng, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Với cách sử dụng từ ngữ quen thuộc, gần gũi, đa nghĩa; điệp từ
“xuân”; thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: “mảnh tình- san sẻ- tí- con con” nhấn mạnh vào sự
nhỏ bé dần làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Bốn câu thơ kết lại bawfi thơ chính là lời
tự tình, tự thương mình của nữ sĩ, đồng thời cũng nói lên tâm sự của những người phụ nữ
trong xã hội phong kiến xưa phải chịu cảnh sống cô đơn lẻ loi với một tâm trạng chán
ngán và một khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.

You might also like