You are on page 1of 10

Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

Đề 1: Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của hình tượng nhân vật trữ tình trong “Tự tình
II”; từ đó, nhận xét về tấm lòng nhân đạo của Hồ Xuân Hương.
GỢI Ý
1. MB gián tiếp
Cách 1: Sử dụng nhận định về HXH/ về “Tự tình II”
Cách 2: Đề tài người phụ nữ ® VĐNL
2. TB
* Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả Hồ Xuân Hương
+ Vị trí: Một trong những tác giả xuất sắc của VHVN thời kì trung đại.
+ Đặc điểm sáng tác:
• Đề tài chính: người phụ nữ
• Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc; gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận dụng
thành ngữ, tục ngữ; thậm chí đưa tiếng chửi vào thơ)
• Hình ảnh: chân thực, giản dị; giàu sắc thái gợi hình, biểu cảm
• Giọng điệu: trữ tình; châm biếm, trào phúng; kết hợp trào phúng - trữ tình
- Tác phẩm “Tự tình II”:
+ Vị trí: Một trong những bài thơ xuất sắc nhất của HXH
+ Đề tài: người phụ nữ
+ Thể thơ: TNBC ĐL
+ Hình tượng nvtt: cô gái trong tình cảnh “quá lứa lỡ thì”, “phận ẩm duyên ôi”
* Bước 2: Giải quyết vấn đề nghị luận
** Giải quyết VĐNL 1: Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của hình tượng nhân
vật trữ tình
- Bối cảnh nảy sinh tâm trạng và cảnh ngộ của nvtt:
+ Thời gian:
• “Đêm khuya”: với tất cả mọi người, thời gian nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc;
với lứa đôi chồng vợ, thời gian của hạnh phúc cận kề.
• “Trống canh dồn”: âm thanh tiếng trống báo hiệu sự trôi chảy của thời gian; chữ
“dồn” gợi tả thời gian trôi chảy rất nhanh, như hối thúc, giục giã con người.
+ Không gian:
• Đêm: thanh vắng
• Từ “văng vẳng”: gợi âm thanh bị khuếch tán trong một không gian rộng lớn,
tĩnh lặng.
+ Chi tiết “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: xác lập tình cảnh/cảnh ngộ của cô
gái - tình cảnh “quá lứa lỡ thì”, “phận ẩm duyên ôi”.
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

® Nvtt trong bài thơ là một cô gái trong tình cảnh “quá lứa lỡ thì”, “phận ẩm duyên
ôi”; cô gái đang chỉ có một mình đối diện với chính mình giữa đêm khuya thanh vắng.
- Diễn biến tâm trạng của nvtt:
+ Trong hai câu đề:
• Cô đơn: nvtt chỉ có một mình đối diện với chính mình giữa đêm khuya
• Tủi hổ, bẽ bàng:
§ “Cái hồng nhan”: “hồng nhan” từ chỉ nhan sắc, hình dung xinh đẹp của
người con gái lại đi liền với từ “cái”, thể hiện nhận thức về thân phận rẻ
rúng.
§ “Hồng nhan” xinh đẹp là thế mà bị “trơ” ra, phô ra, trưng ra, dãi dầu với
“nước non”
• Thái độ phẫn uất, thách thức:
§ Từ “trơ”: đứng đầu câu, không chỉ mang nghĩa trưng ra mà còn thể hiện
nét nghĩa về sự thách thức.
§ Đảo ngữ “trơ cái hồng nhan”: tô đậm thái độ thách thức.
§ Phép đối lập “cái hồng nhan” >< “nước non”: thể hiện sự đối chọi giữa
thân phận bé mọn, rẻ rúng của người con gái với cuộc đời, xã hội phong
kiến với đầy rẫy những trói buộc hà khắc lên người phụ nữ.
® Chuỗi tình cảm, cảm xúc tiêu cực: cô đơn; tủi hổ, bẽ bàng; phẫn uất, thách thức.
+ Trong hai câu thực:
• Bế tắc, bi kịch:
§ Để giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực, nvtt tìm đến rượu.
Rượu ngon (“chén rượu hương đưa”) nên có lẽ nvtt sẽ uống nhiều; uống
nhiều nên chắc hẳn sẽ say.
Nhưng rượu chỉ làm cho nvtt say về thân xác, còn ý thức lại càng lúc
càng tỉnh táo: “say lại tỉnh”.
§ Từ “lại”: gợi vòng tròn luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát.
• Hi vọng mong manh:
§ Mặc dù lâm vào trạng thái bi kịch, bế tắc, nhưng có vẻ như nvtt chưa
hoàn toàn hết hi vọng: “khuyết chưa tròn”
§ Nếu là “khuyết không tròn” thì sẽ là chấm hết, là kết thúc, là tuyệt vọng.
Nhưng “chưa” tức là còn hi vọng, còn trông chờ dù niềm hi vọng chỉ
mong manh.
® Tình cảm, cảm xúc: bế tắc, bi kịch nhưng vẫn le lói hi vọng.
+ Trong hai câu luận: nỗi phẫn uất, thách thức
• Động từ mạnh: “xiên ngang”, “đâm toạc” ® biểu thị tâm trạng phẫn uất và hành
động phản kháng mạnh mẽ.

• Phép đối:
§ Đối thanh điệu (theo luật “nhất tam ngũ bất luận/ nhị tứ lục phân minh”):
Câu 5: B - T - B (“ngang” - “đất” - “từng”)
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

Câu 6: T - B - T (“toạc” - “mây” - “mấy”)


§ Đối từ loại: Động từ - Danh từ - Cụm danh từ
Câu 5: Xiên ngang - mặt đất - rêu từng đám
Câu 6: Đâm toạc - chân mây - đá mấy hòn
§ Đối ý (tương phản): “rêu”, “đá” >< “mặt đất”, “chân mây” ® đối chọi
giữa các thực thể nhỏ bé, phù du với không gian rộng lớn, xa vời.
• Ẩn dụ:
§ “rêu”, “đá” ẩn dụ cho cuộc đời, thân phận bé mọn, tầm thường
§ “mặt đất”, “chân mây”: ẩn dụ cho cuộc đời, xã hội phong kiển rộng lớn
với đầy rẫy những hủ tục hà khắc trói buộc cuộc đời, số phận của người
con gái.
® Tác dụng: Thể hiện kín đáo chủ thể của thái độ phản kháng, thách thức:
nvtt - cô gái.
® Tình cảm, cảm xúc: phẫn uất, thách thức, phản kháng.
+ Trong hai câu kết: ngao ngán, chán chường
• Từ “ngán”: đứng ở vị trí đầu hai câu kết như kết lại, đọng lại, thắt nút lại cảm
xúc chủ đạo của toàn bài thơ.
• Nguyên do ngao ngán, chán chường:
• “Xuân đi xuân lại lại”
Từ “xuân” đồng thời mang hai nghĩa:
o Hoán dụ: mùa xuân, mùa đầu tiên của năm, biểu thị thời gian của
vũ trụ.
o Ẩn dụ: tuổi trẻ, biểu thị thời gian đời người.
o Sự giống nhau và khác nhau giữa mùa xuân của đất trời và tuổi
xuân của đời người:
Giống: đều là khoảnh khắc tươi đẹp nhất.
Khác:
Xuân của vũ trụ: tuần hoàn, khứ hồi, đi - đến, miên viễn.
Liên hệ:
Xuân khứ, bách hoa lạc
Xuân đáo, bách hoa khai
(Xuân đi, trăm hoa rụng
Xuân đến, trăm hoa nở)
(“Cáo tật thị chúng” - Mãn Giác Thiền sư)
Xuân của đời người: một đi không trở lại.
Liên hệ:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
(“Vội vàng” - Xuân Diệu)
® Khi mùa xuân của đất trời trở lại thì cũng có nghĩa là một năm
mới lại đến = mỗi người thêm tuổi = thêm già đi; với người con
gái, thêm tuổi = nhan sắc phai tàn.
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

• “Mảnh tình san sẻ tí con con”:


o Tình: duyên tình, cơ hội tình yêu, hạnh phúc
o Nghệ thuật tăng tiến:
“mảnh”: không còn tròn đầy, tròn trịa, viên mãn, đầy đặn
“san sẻ: bị hao hụt, hao khuyết
“tí”: ít ỏi
“con con”: phần sót lại, không đáng kể
® Theo năm tháng, cơ hội có được tình yêu, hạnh phúc của cô gái
cũng sẽ bị hao hụt dần, thu hẹp dần.
• Liên hệ hai câu kết trong “Tự tình I” để thấy sự trượt dốc của tình cảm, cảm
xúc:
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom
Þ Chốt diễn biến tâm trạng của nvtt: cô đơn; tủi phận, bẽ bàng - bế tắc, bi kịch
nhưng vẫn le lói hi vọng - phẫn uất, thách thức - ngao ngán, chán chường.
** Giải quyết VĐNL 2: Nhận xét tấm lòng nhân đạo của HXH
- Nhân đạo: yêu thương con người.
- Biểu hiện của lòng nhân đạo trong văn học:
+ Ngợi ca vẻ đẹp của con người (Vũ Nương “tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung
tốt đẹp”, Thuý Kiều “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”,...)
+ Thấu hiểu, đồng cảm, xót thương, sẻ chia với nỗi đau khổ của con người (Nguyễn
Dữ với nỗi oan tày trời của Vũ Nương; Nguyễn Du “Đau đớn thay phận đàn bà”,...)
+ Bênh vực, che chở, minh oan, chiêu tuyết cho con người (Nguyễn Dữ sáng tạo thêm
đoạn cuối với chi tiết kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”;...)
- Tấm lòng nhân đạo của HXH trong “Tự tình II”:
+ Ngợi ca vẻ đẹp của nvtt (nvtt là cô gái có đời sống nội tâm phong phú; khát khao
hạnh phúc, tình yêu; cá tính, bản lĩnh mạnh mẽ)
+ Thấu hiểu, đồng cảm, xót thương, sẻ chia với tình cảnh éo le của nvtt
+ Đồng tình với thái độ phẫn uất, thách thức của nvtt
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá
- “Tự tình II” đã khắc hoạ thành công diễn biến tâm trạng của nvtt; đồng thời thể hiện
sâu sắc tấm lòng nhân đạo của HXH.
- “Tự tình II” xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu nhất đời thơ HXH; góp phần làm phong
phú thêm cho đề tài người phụ nữ trong văn học, góp thêm tiếng nói đòi quyền sống cho
người phụ nữ mọi thời đại.
3. KB
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về VĐNL
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

Đề 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của khung cảnh mùa thu trong “Thu điếu”; từ đó, nhận xét
vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Khuyến.
GỢI Ý
1. MB gián tiếp
Cách 1: Sử dụng nhận định về NK/ “Thu điếu”
Ví dụ:
Vũ Thanh: Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc.
Xuân Diệu: “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
Cách 2: Đề tài người mùa thu ® VĐNL
Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người. Phải thế chăng mùa thu là đề tài bất
tận của thơ ca?...
2. TB
* Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả Nguyễn Khuyến
+ Vị trí: Một trong những tác giả xuất sắc của VHVN thời kì trung đại.
+ Đặc điểm sáng tác:
• Đề tài chính: nông thôn/ làng quê; thế sự;...
• Ngôn ngữ: vừa giản dị, mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận
dụng thành ngữ, tục ngữ) vừa trang nhã
• Hình ảnh: chân thực, giản dị; giàu sắc thái gợi hình, biểu cảm
• Giọng điệu: trữ tình; châm biếm, trào phúng; kết hợp trào phúng - trữ tình
- Tác phẩm “Thu điếu”:
+ Vị trí: Một trong những bài thơ xuất sắc nhất của NK trong chùm thơ thu
+ Đề tài: mùa thu - đề tài quen thuộc trong thơ ca nhạc hoạ (bức tranh “Mùa thu vàng”
của Levitan; nhạc phẩm “Thu quyến rũ” của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, “Nhớ mùa thu Hà
Nội” của Trịnh Công Sơn; bộ phim “Huyền thoại mùa thu” của điện ảnh phương Tây;
chùm thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ, “Cảm thu - tiễn thu” của Tản Đà;...)
+ Thể thơ: TNBC ĐL
+ Nội dung chính: gợi tả khung cảnh mùa thu xứ Bắc; bộc lộ nỗi lòng, tâm sự của thi
nhân
* Bước 2: Giải quyết vấn đề nghị luận
** Giải quyết VĐNL 1: Cảm nhận về vẻ đẹp của khung cảnh mùa thu
- Điểm nhìn nghệ thuật: có sự di chuyển từ thấp gần (ao, nước, thuyền, sóng) lên cao
xa (lá, gió, tầng mây, trời) rồi lại xuống thấp gần (ngõ trúc, ao bèo).
® Biên độ không gian hẹp ® rất phù hợp để gợi tả không gian gần gũi, thân thuộc của
làng quê.
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

Liên hệ điểm nhìn trong “Thu vịnh”: di chuyển từ cao xa (bầu trời, cần trúc) xuống
thấp gần (mặt nước) rồi lại dần lên cao xa (song cửa, bờ giậu, tầng không) ® biên độ không
gian rộng ® không gian cao rộng, khoáng đạt hơn trong “Thu điếu”.
- Vẻ đẹp của khung cảnh mùa thu:
+ Được gợi tả bởi nhiều chi tiết hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh, chuyển động:
• Hình ảnh: ao, nước, thuyền câu, sóng, lá, tầng mây, trời, ngõ trúc, cần câu.
• “Ao thu lạnh lẽo”, “nước trong veo”: Vùng quê Hà Nam của NK là một
vùng chiêm trũng, nhiều ao nên ao nhỏ. Bởi thế, tuy hình ảnh thơ không
gợi tả chi tiết nhưng người đọc vẫn có thể hình dung về một khuôn ao
nhỏ hẹp với làn nước mùa thu se sắt. Nước lạnh chứ không phải “nước
nồng sừng sực đầu rô trỗi” như những ngày hè bỏng rát trong thơ thời
Hồng Đức.
Làn “nước trong veo” gợi cái hiền hoà, dịu nhẹ của không gian thu hiu
hắt. Trên ao nhỏ là thuyền nhỏ lặng lờ, là sóng khẽ lăn tăn khi có gió.
Xuân Diệu: “Sóng biếc gợn rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay
bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng.”
• Bầu trời mùa thu cao rộng, khoáng đạt, “xanh ngắt” không một gợn mây.
• “Ngõ trúc quanh co” gợi con đường uốn lượn.
® Nhận xét: Hình ảnh
o đặc trưng cho khung cảnh mùa thu ở vùng làng quê Bắc Bộ
o hài hoà, xứng hợp với nhau (Xuân Diệu: “Nhiều ao cho nên ao nhỏ,
ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo.”)
o chân thực, giản dị chứ không ước lệ, cổ điển như trong thơ cổ (lá ngô
đồng, hoa cúc, “hoa năm ngoái”, chim trời di trú...)
- Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
(Một lá ngô đồng rụng
Mọi người đều biết mùa thu đến)
(Cổ thi Trung Hoa)
- Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
(Khóm túc hai lần nở ra nước mắt)
(“Thu hứng” - Đỗ Phủ)
- Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
- Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
(“Thu vịnh” - Nguyễn Khuyến)
• Màu sắc:
• Chủ đạo: sắc xanh
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh
bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm
ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu
mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh,
chiếc cần buông, con cá động;...”
• Điểm xuyết: sắc vàng của chiếc lá đâm ngang
® Nhận xét: màu sắc hài hoà ® Bức tranh mùa thu không đơn điệu, một
màu, không gợi cái héo úa, tàn tạ của mùa mà sinh động, tràn đầy sức sống.
• Chuyển động:
Sóng “hơi gợn tí”, lá “khẽ đưa vèo”
® Nhận xét: chuyển động rất nhẹ, khẽ khàng ® góp phần tô đậm cho
khung cảnh vẻ đẹp tĩnh lặng.
• Âm thanh:
Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”
® Nhận xét: âm thanh thực nhẹ, thực khẽ, được gợi tả theo thủ pháp
nghệ thuật lấy động tả tĩnh ® gia tăng sự tĩnh lặng của khung cảnh.
+ Nhận xét vẻ đẹp khung cảnh mùa thu trong “Thu điếu”:
• Chân thực, giản dị, mộc mạc
• Nên thơ, trữ tình
• Tĩnh lặng, bình yên
** Giải quyết VĐNL 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách NK
- Vẻ đẹp của khung cảnh mùa thu ® tình yêu thiên nhiên; tâm hồn nghệ sĩ, nhạy cảm
với cái đẹp.
- Chi tiết gợi tả dáng điệu “tựa gối buông cần”:
+ Không phải là tư thế của người đi câu, người đi câu rõ ràng không chú tâm vào việc
câu cá.
+ Chi tiết “tựa gối” gợi dáng điệu suy tư, trăn trở điều gì. Đặt bài thơ trong bối cảnh ra
đời (đất nước trong tình cảnh “nước mất nhà tan”, nhân dân lầm than, nhiều trí thức như
NK bất hoà nhưng bất lực trước thời cuộc), có thể phán đoán nvtt đang mang trong mình
tâm tư thời thế, tâm sự của nvtt là tâm sự của người mang nỗi “ưu thời mẫn thế” ® tấm
lòng yêu nước kín đáo.
® Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách NK: yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ,
yêu nước kín đáo.
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá
- “Thu điếu” là thi phẩm đặc sắc về mùa thu xứ Bắc, góp phần làm phong phú cho đề
tài mùa thu trong thơ ca.
- “Thu điếu” là một trong những minh chứng xác đáng cho mối liên hệ giữa thơ ca với
cảm xúc, tâm hồn, nhân cách của người nghệ sĩ sáng tác. Thơ ca chính là ảnh chiếu tâm
hồn con người. “Đọc văn là thấy người” (Buy-phông); “Người thơ phong vận như thơ ấy”
(Hàn Mặc Tử) là bởi vậy.
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

3. KB
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về VĐNL

Đề 3: Phân tích hình tượng nhân vật bà Tú trong “Thương vợ”; từ đó, nhận xét về tấm
lòng và vẻ đẹp nhân cách của Trần Tế Xương.
GỢI Ý
1. MB gián tiếp
- Dẫn dắt vấn đề:
Cách 1: Sử dụng nhận định về Trần Tế Xương/ “Thương vợ”
Cách 2: Đề tài người vợ ® VĐNL
- Nêu vấn đề (nêu đủ VĐNL trong đề bài): hình tượng nhân vật bà Tú; tấm lòng và vẻ
đẹp nhân cách của Trần Tế Xương.
2. TB
* Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả Trần Tế Xương
+ Vị trí: Một trong những tác giả xuất sắc của VHVN thời kì trung đại.
+ Đặc điểm sáng tác:
• Đề tài chính: người vợ, khoa cử, thế sự...
• Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận dụng
thành ngữ, tục ngữ; thậm chí đưa cả tiếng chửi vào lời thơ)
• Hình ảnh: chân thực, giản dị; giàu sắc thái gợi hình, biểu cảm
• Giọng điệu: trữ tình; châm biếm, trào phúng; kết hợp trào phúng - trữ tình
- Tác phẩm “Thương vợ”:
+ Đề tài: người vợ - quen thuộc trong thơ TTX (“Văn tế sống vợ”, “Tự cười mình 1”,
“Tự cười mình 2”,...)
+ Thể thơ: TNBC ĐL
+ Hình tượng nhân vật chính: bà Tú - vợ Trần Tế Xương
* Bước 2: Giải quyết vấn đề nghị luận
** Giải quyết VĐNL 1: Phân tích hình tượng nhân vật bà Tú
- Cuộc đời gian truân, vất vả:
+ Công việc:
• “Buôn bán”:
§ Người làm công việc buôn bán phải dấn thân vào chốn đông người qua
lại, ì sèo mặc cả lên xuống thiệt hơn.
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

Vốn là “con gái nhà dòng”, cha là thầy đồ, thuở ở với mẹ cha chắc chắn bà Tú
không bao giờ phải nghe những lời nặng nhẹ. Thế mà lấy ông Tú, bà Tú phải
dấn thân vào nơi chợ búa ® thiệt thòi đối với bà.
§ Công việc buôn bán vất vả, gian truân, đòi hỏi phải người buôn bán thức
khuya dậy sớm, dãi dầu mưa nắng, tính toán thiệt hơn,...
• Ở những nơi:
§ “mom sông”: phần đất nhô ra phía bờ sông, chênh vênh, dễ sạt lở ®
hiểm nguy, rình rập.
§ “đò đông”: chật chội, đông đúc, hiểm nguy
(Liên hệ ca dao: Con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua)
§ “quãng vắng”: nơi vắng vẻ, xa ngái, heo hút, rợn ngợp
• Thời gian “quanh năm”: thời gian liên tục, liên tiếp. Theo đó, nỗi vất vả, hiểm
nguy trong công việc của bà Tú cũng là liên tục, liên tiếp, thường trực.
- Gia cảnh: đông con (“năm con với một chồng”) ® Là vợ, là mẹ, bà Tú phải gánh
trên vai gánh nặng nuôi bảy miệng ăn trong gia đình ® Gánh nặng quá nặng, quá lệch.
Þ Như nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến, bà Tú phải sống kiếp đời quá đỗi
vất vả, gian truân. Hình ảnh “thân cò” - sáng tạo ngôn ngữ của TTX - tô đậm nỗi đau thân
kiếp, số mệnh của bà Tú và những người phụ nữ như bà (“thân”: thân kiếp, số phận).
- Vẻ đẹp của bà Tú:
+ Chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát:
• Việc buôn bán vất vả, gian truân là thế nhưng bà Tú vẫn “quanh năm” mải miết
bất kể mưa nắng, sớm hôm, bất chấp “khi quãng vắng”, “lúc đò đông”.
• Đảo ngữ: “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” ® tô đậm hình ảnh người phụ
nữ tảo tần sớm hôm, không quản ngại vất vả, hiểm nguy rình rập.
• “Nuôi đủ năm con với một chồng”:
• “Đủ”: vừa vặn, không thừa không thiếu.
• “Đủ” về số lượng: bảy miệng ăn trong gia đình.
• “Đủ” về chất lượng: Với đàn con, “đủ” là ăn no mặc ấm, được học hành.
Với ông Tú, “đủ” phải là ăn ngon mặc đẹp, đáp ứng mọi thú vui (“bài
bạc kiệu cờ”, “rượu chè trai gái”) của ông.
® Nếu không chịu thương chịu khó, tảo tần sớm hôm, đảm đang tháo vát, suốt bao
năm bà Tú sao có thể chu toàn với chồng con?
+ Yêu thương chồng con; vị tha, hi sinh:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
• Với bà Tú, làm vợ ông Tú, làm mẹ của các con ông Tú là “duyên”, là “nợ”, dù
duyên ít, nợ nhiều.
• “Âu đành phận”, “dám quản công”: thái độ tự nguyện chấp nhận, không một lời
than van, oán trách.
(Liên hệ: Nhiều cô gái trong xã hội phong kiến nhận thức sâu sắc về bi kịch thân phận
đã giận đời, giận người:
Hướng dẫn ôn thi GHKI - Ngữ văn 11| GV Vũ Thị Dung THPT Xuân Phương

“Chồng con là cái nợ nần


Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”)
• Phép đối rất chỉnh giữa hai câu thơ ® gia tăng nhấn mạnh thái độ cam phận
chấp nhận của bà Tú.
® Động lực để bà Tú có thể vượt qua mọi nỗi gian truân vất vả trong cuộc đời, sẵn
sàng hi sinh vì chồng con hẳn là tình cảm yêu thương vô hạn dành cho cha con ông Tú.
** Giải quyết VĐNL 2: Nhận xét về tấm lòng và vẻ đẹp nhân cách của TTX
- TTX viết về vợ bằng sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẻ chia và thái độ ngợi ca
rất mực ® tình cảm yêu thương vợ chân thành.
- Giận mình, chửi đời:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
+ Tiếng chửi “cha mẹ thói đời”: “thói đời” - xã hội phong kiến bất công với bao hủ tục
hà khắc trói buộc lấy cuộc đời người phụ nữ (“trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu
thập nữ viết vô”, “tam tòng”,...) ® TTX dám đứng về phía vợ mình, về phía người phụ nữ
để bênh vực họ.
+ Kết cấu “Có ... cũng như không”: phủ nhận tư cách người chồng của chính bản thân,
phủ nhận chính bản thân mình, tự nhận mình vô dụng ® dũng cảm, sòng phẳng với chính
bản thân mình.
® Con người ngay thẳng, chính trực, có nhân cách cao đẹp.
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá
- “Thương vợ” khắc hoạ thành công hình tượng bà Tú, hình mẫu lí tưởng cho người
phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bài thơ thể hiện sâu sắc tấm lòng và nhân cách cao đẹp của nhà nho tài tử TTX; góp
thêm tiếng nói nhân văn sâu sắc trong văn học trung đại.
3. KB
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về VĐNL

You might also like