You are on page 1of 10

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngẫu hứng kỳ 5
Hữu nhất nhân yên lương khả ai,
Phá y tàn lạp sắc như hôi.
Tị nhân đản mịch đạo bàng tẩu,
Tri thị Thăng Long thành lý lai.
Dịch nghĩa
Có một người kia rất đáng thương,
Áo rách, nón xơ, sắc mặt xám như tro.
Tránh người chỉ tìm ven đường mà bước,
Biết đó là người từ thành Thăng Long lại.
Dịch thơ
Có một người kia thật đáng thương,
Nón xơ, áo rách, sắc xanh vàng,
Tránh người cố né bên đường lủi,
Biết khách từ Thăng Long mới sang
(Nam trung tạp ngâm – Nguyễn Du, Nguyễn Huệ Chi dịch, dựa trên bản dịch
thơ của Đào Duy Anh, Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nxb. Văn học, Hà Nội, 1987)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. Vì sao tác giả lại thấy “người kia” trong bài thơ thật đáng thương?
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Phá y tàn lạp sắc như
hôi”
Câu 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thái độ như thế nào với “người từ thành Thăng
Long lại”? Vận dụng những tri thức về Nguyễn Du để lí giải thái độ này.
Câu 6. “Trong những gì gửi gắm vào thơ chữ Hán Nguyễn Du, bơ vơ và hồi cố là hai trạng
thái đi liền, được đặt ở phương vị soi thấu và tô đậm cho nhau” (Nguyễn Huệ Chi). Hãy cảm
nhận cảm quan “bơ vơ” và “hồi cố” trong bài thơ trên.
Câu 7. Hãy so sánh bài thơ trên với bài Gặp người ca nữ cũ của em trai (Ngô gia đệ cựu ca
cơ) trên phương diện hình tượng và cảm xúc
Thời loạn, người phồn hoa đổi thay
Hạc đen trở lại mấy ai hay
Áo hồng uyển chuyển ca năm ấy
Đầu bạc lưu li khóc nỗi này
Nước đổ thôi rồi sao hốt được?
Sen lìa tơ ngó vấn vương hoài
Lấy chồng đã được ba con nhỏ
Vẫn áo ngày xưa, ái ngại thay
(Bắc hành tạp lục – Nguyễn Du)
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “ Đời
người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Đáp án
P Đ
NỘI DUNG
HẦN IỂM
Đọc hiểu 6
,0
C Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt 0
âu 1 ,5
C Nvtt: chủ thể ẩn, hiện thân của tác giả 0
âu 2 ,5
C Tác giả thấy “người kia” trong bài thơ thật đáng thương vì 1
âu 3 “áo rách, nón xơ, sắc mặt xanh vàng (xám)”, dáng vẻ “tránh người ,0
cố né bên đường lủi”
C BP đối: phá y tàn lạp (áo rách, nón xơ) 0
âu 4 BP so sánh: sắc như hôi (sắc mặt như tro) ,5

Tác dụng:
+ làm câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, tạo sự cân xứng, bổ
sung cho nhau nhấn mạnh dáng vẻ nghèo khổ, tiều tuỵ, đáng thương 0
của một người ven đường ,5
+ thể hiện thái độ ái ngại, thương cảm của nvtt

C Nvtt có thái độ thương xót, đồng cảm với người ở thành TL lại 0
âu 5 (thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình, dáng điệu của người ven đường: ,5
rách rưới, bơ vơ, cô đơn, rụt rè và chỉ qua vẻ ngoài biết người này từ
thành TL lại)
Lí giải: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên tại thành TL, TL gắn liền
với tuổi ấu thơ vàng son cũng như sự biến thiên của thời đại, sự sụp đổ 0
của triều Lê khiến TL không còn là kinh thành, không còn vẻ phồn ,5
hoa, vàng son ngày nào, người từ thành TL đến thành khác (Phú Xuân
– Huế) càng trở nên nhút nhát, rụt rè
C - Bơ vơ: trạng thái lưu lạc, tha hương, không nơi nương dựa 0
âu 6 Hồi cố: hoài niệm, nhớ thương những điều xưa cũ ,25

Hai trạng thái tình cảm này không tách rời mà bổ sung cho nhau
- Biểu hiện trong bài thơ: thể hiện qua hình ảnh người khách lạ
rách rưới, bơ vơ, cô đơn – hình ảnh của kẻ tha hương. Hình ảnh ấy gợi 0
nỗi xót xa về thời đại TL cũ nay đã tiêu điều, gợi cảm thức về sự biến ,5
dịch bất thường từ hào hoa sang cơ hàn, từ hưng thịnh thành hoang
phế. Đó cũng là cách ND tự hoạ, tự ngẫm lại mình trên cả chặng
đường dài lưu lạc khắp nơi
-Những trạng thái này thường thấy trong thơ chữ Hán ND, làm
nổi bật cái tôi khắc khoải về sự sống của mình với những buồn vui đời
thường và với những bùi ngùi về thế sự, nhân sinh

0
,25
c - Giống: 0
âu 7 + đều thể hiện mối quan hoài về sự biến đổi của nhân sinh và ,5
thời đại
+ đều gắn với hình ảnh con người của thành TL, đều thông qua
hình ảnh con người ngoại hiện để bộc lộ cảm nhận nhân sinh
- Khác: 0
+ Về hình tượng: Bài Ngẫu hứng khắc hoạ hình tượng người áo ,5
rách nón xơ, lưu lạc đáng thương từ TL đến. Bài Gặp người ca nữ cũ
của em trai khắc hoạ hình tượng người hầu gái là ca nữ đã khác xưa
khi nhà thơ gặp lại nàng trên đất TL
+ Về cảm xúc: Bài Ngẫu hứng bộc lộ nỗi xót xa, cô đơn, đồng
cảm khi nhìn thấy người từ thành TL lại. Bài Gặp người ca nữ cũ của
em trai là tâm trạng ngậm ngùi của người trở về chốn cũ nhận ra
những điều thay đổi – những điều còn giữ của “cố nhân”. Đó vừa là
nỗi lòng thương tiếc, hụt hẫng trước sự đổi thay, mất mát vừa là sự bao
dung và khao khát níu giữ lại những điều tươi đẹp nhất
Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy 4
Trâm: “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước ,0
giông tố”. điểm
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ 3 phần Mở, Thân, 0
Kết bài. ,25
- Xác định đúng đối tượng và vấn đề cần thuyết phục 0
,25
a. Giải thích 0
+ Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra ,5
với con người trong cuộc sống.
+ Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.
→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước
những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận thử thách
b. Bàn luận 1
- Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: ,5

+ Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những
khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,….
+ Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng
về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm, tôi luyện ý
chí, sự kiên định…)
+ Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng,
song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao
núng, né tránh.
- Dẫn chứng từ thực tế đời sống
- Mở rộng, phản đề:
+ Để vượt qua được những khó khăn, thử thách, con người cần có bản
lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
+ Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc
biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.

c. Bài học nhận thức, hành động 0


- Phải nhận thức sự tất yếu gặp phải khó khăn trong cuộc sống. Trước ,5
khó khăn, thử thách, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị
lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình.
- Tôi luyện ý chí từ những việc nhỏ hiện tại trong cuộc sống,
học tập
- Tích luỹ tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn sàng đối diện khó
khăn trong tương lai
Khái quát lại vấn đề, cổ vũ, khích lệ tinh thần, ý chí của mọi 0
người ,25
Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng rõ, văn viết giàu hình ảnh, 0
cảm xúc, cảm nhận mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc và cách lí giải thuyết ,25
phục, thấu đáo về vấn đề nghị luận.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. ,5
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Nửa năm hương lửa[1] đương nồng, Bao giờ mười vạn tinh binh,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh[7] rợp đường
phương[2]. Làm cho rõ mặt phi thường,
Trông vời[3] trời bể mênh mang, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia[8].
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng Bằng nay bốn bể không nhà,
[4]
rong Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng[5], Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.
[6]
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri , Quyết lời dứt áo ra đi,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi[9].
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Vị trí đoạn trích: Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh
thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc
được nửa năm thì Từ Hải từ biệt Kiều lên đường thực hiện nghiệp lớn
Chú thích:
[1] Hương lửa: thời xưa, nam nữ khi thề nguyền tình yêu chung thuỷ thường thắp đèn châm
hương để cáo cùng trời đất, thần linh. Do đó, hương lửa (hay lửa hương) dùng để chỉ tình
yêu.
[2] Lòng bốn phương: “bốn phương” (nam, bắc, tây, đông) có nghĩa là thiên hạ, thế giới.
Theo Kinh Lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng (nói
tắt: tang bồng) bắn tên ra bốn phương, tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai
làm nên sự nghiệp lớn. Lòng bốn phương: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp
[3] Trông vời: trông ra xa.
[4] Thẳng rong: đi liền một mạch.
[5] Phận gái chữ tòng: (chữ tòng: đạo Nho quy định “tam tòng” - người phụ nữ lấy chồng
phải theo chồng.
[6] Tâm phúc tương tri: (tâm: lòng, phúc: dạ) hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức đã
hiểu nhau sâu sắc.
[7] Tinh: cờ, bóng tinh: bóng cờ.
[8] Nghi gia: theo Đào yêu (Kinh Thi). Nghi gia ở đây có nghĩa là người chồng đón người vợ
về nhà.
[9] Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: thiên Tiêu dao du trong sách Trang Tử (Nam Hoa
kinh) có truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng là giống chim lớn, đập cánh làm động nước
trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn tượng
trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên
sự nghiệp lớn. Ý cả câu: Đã đến lúc chim bằng bay lên cùng gió mây.
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Đoạn trích đã sử dụng ngôn ngữ trực tiếp như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lời đáp của Từ Hải: Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao
chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Câu 4. Nêu ý nghĩa của điển tích được dùng trong câu thơ Gió mây bằng đã đến kì dặm
khơi.
Câu 5. Chỉ ra đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du ở đoạn
trích.
Câu 6. Đoạn trích đã thể hiện chủ đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều?
Câu 7. Nếu phải lựa chọn giữa sự nghiệp và tình cảm, em sẽ lựa chọn như thế nào?
Câu 8. Hãy so sánh thái độ của Kiều khi chia tay Từ Hải (trong đoạn trích) và khi chia tay
Thúc Sinh: “Chén đưa nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin đợi ngày này năm sau”
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Platon: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách
nhất”.
Đáp án
P Đ
NỘI DUNG
HẦN IỂM
Đọc hiểu 6
,0
C Đoạn trích được viết theo thể lục bát 0
âu 1 ,5
C Ngôn ngữ trực tiếp là lời đối thoại giữa TK và TH 0
âu 2 TK: “Phận gái…xin đi” ,5

TH: “Tâm phúc…vội gì”


C Đây là lời đáp lại đề nghị xin đi cùng của TK. TH nói rằng hai 0
âu 3 người đã hiểu rõ lòng dạ nhau (tức Kiều đã hiểu rõ chí anh hùng của ,5
TH), sao Kiều vẫn chưa vượt lên được thói nữ nhi thường tình (phận
gái chữ tòng)
-> Bề ngoài là lời trách nhẹ nhàng, thực chất thể hiện sự trân
trọng Kiều (là tâm phúc tương tri), động viên Kiều yên lòng ở lại để
TH ra đi thực hiện nghiệp lớn 0
,5
C Chim bằng trong thơ văn tượng trưng cho khát vọng của những 0
âu 4 người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp ,5
lớn. Ý cả câu: Đã đến lúc chim bằng bay lên cùng gió mây
Việc sử dụng điển tích nhấn mạnh khát vọng lớn lao và tầm vóc
vũ trụ của người anh hùng
0
,5
C Đặc sắc trong NT xây dựng nhân vật Từ Hải: 0
âu 5 - Nv được xây dựng chủ yếu qua hành động, lời nói: tự tin, dứt ,5
khoát, thể hiện chí khí lớn lao của bậc anh hùng
- Nv được xây dựng theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá cùng
cảm hứng vũ trụ: sử dụng nhiều từ HV, nhiều điển tích, điển cố, những
hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ

0
,5
C Đoạn trích thể hiện chủ đề giấc mộng anh hùng, ước mơ tự do, 0
âu 6 công lý ,5
C HS đưa ra lựa chọn 0
âu 7 HS lí giải hợp lý ,25
0
,75
c - Giống: đều thể hiện sự lưu luyến của một tình cảm gắn bó 0
âu 8 ,25
- Khác: 0
+ Khi chia tay Thúc Sinh: Kiều không xin đi theo (vì hoàn cảnh ,25
bấy giờ Kiều chưa được thừa nhận là vợ của TS), Kiều là người chủ
động hẹn ước ngày tái ngộ (ngày này năm sau) vì có nhiều dự cảm
chẳng lành, chia ly có thể là chia biệt vĩnh viễn
+ Khi chia tay TH: Kiều nhất quyết xin đi theo vì là vợ TH,
muốn sát cánh cùng chồng (lời nói tuy ngắn gọn nhưng kiên quyết),
TH là người hẹn ước ngày đón Kiều đoàn tụ (chầy chăng là một năm
sau)

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Platon: “Chiến thắng bản thân là 4
chiến thắng hiển hách nhất”. ,0
điểm
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ 3 phần Mở, Thân, 0
Kết bài. ,25
- Xác định đúng đối tượng và vấn đề cần thuyết phục 0
,25
a. Giải thích, biểu hiện 0
- Chiến thắng bản thân: là việc mỗi người vượt qua cái tôi, những xấu ,5
xa, thấp hèn, những khuyết điểm, cám dỗ, thú vui của mình để hướng
đến công việc, dự định, tập trung làm việc để phát triển bản thân và
nuôi dưỡng cuộc sống, tương lai.
- Chiến thắng bản thân là điều khó khăn nhất nhưng cũng đem
lại thành công lớn nhất
→ Câu nói khuyên con người vượt lên những cám dỗ, thói xấu,
khuyết điểm của chính bản thân để hướng tới thành công
- Biểu hiện:
+ Không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều
nguồn khác nhau.
+ Biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và
khắc phục.
+ Có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố
gắng theo đuổi đam mê đó
b. Bàn luận 1
- Ý nghĩa của việc chiến thắng bản thân: ,5
+ Mỗi con người ai cũng có cái tôi nhất định, có những thú vui riêng,
có những khuyết điểm, những điều chưa hoàn chỉnh
+ Nếu không vượt qua được những điều đó, con người dễ sa vào cám
dỗ, sống lãng phí, buông tuồng, lười biếng…
+ Nếu vượt qua được chúng ta biết sửa chữa khuyết điểm, từ bỏ ham
muốn, thói quen xấu, hướng tới mục tiêu, đạt được thành công
+ Khi vượt qua được cái xấu xa, thấp hèn chúng ta trở nên cao thượng,
là con người chân chính
+ Người có ý chí vượt qua mọi cám dỗ để hướng đến những điều tốt
đẹp sẽ là tấm gương để người khác học tập theo, đồng thời góp phần
phát triển xã hội, lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp.
- Chiến thắng bản thân là khó khăn nhất vì đó là cuộc chiến với chính
mình, trong mỗi cá nhân, người ngoài có thể không nhìn thấy hoặc
không giúp đỡ được nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu
hàng... Chính vì thế, đó là chiến thắng bản thân là hiển hách nhất,
không ai lấy được chiến thắng đó khỏi ta
- Dẫn chứng về những con người chiến thắng bản thân
- Mở rộng, phản đề:
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống buông thả, chạy theo u mê,
thú vui của bản thân mà không phát triển con người, trau dồi kiến
thức.
Lại có những người vì quá ép buộc bản thân mình cố gắng mà bỏ lỡ
những vẻ đẹp của cuộc sống,…

c. Bài học nhận thức, hành động 0


- Mỗi người cần ý thức được bản thân mình chính là đối thủ cần vượt ,5
qua.
- Mỗi người cần luôn nỗ lực từng ngày để hoàn thiện bản thân, trở
thành phiên bản tốt hơn của chính mình ở ngày mai.
- Hãy rèn luyện bản thân, tích luỹ tri thức, không bằng lòng hay thoả
mãn với chính mình.
- Hãy vượt lên khỏi hoàn cảnh của bản thân bằng sức mạnh của chính
mình…
Khái quát lại vấn đề, cổ vũ, khích lệ tinh thần, ý chí của mọi 0
người ,25
Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng rõ, văn viết giàu hình ảnh, 0
cảm xúc, cảm nhận mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc và cách lí giải thuyết ,25
phục, thấu đáo về vấn đề nghị luận.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. ,5

You might also like