You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT VẬT LÝ

Mục lục
I Câu hỏi ôn tập 1

II Đáp án tham khảo 2

I Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Nêu định nghĩa từ trường, đường sức từ, từ trường đều, lực Lorentz

Câu 2: Nêu các đặc điểm của đường sức từ

Câu 3: Phát biểu nguyên tắc "Bàn tay phải" để tìm chiều đường sức từ

Câu 4: Phát biểu định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín

Câu 5: Định nghĩa suất điện động cảm ứng trong mạch kín

Lưu ý:
1. Trả lời các câu hỏi trên dựa vào tập và SGK

2. Câu 1, 2, 3 thuộc chương 4; câu 4, 5 thuộc chương 5

3. KT 15’ lý thuyết chỉ có chương 4, KT giữa kỳ lý thuyết chương 4 và 5

4. KT 15’ và giữa kỳ phần bài tập chỉ có chương 4

1
II Đáp án tham khảo
Câu 1: Nêu định nghĩa từ trường, đường sức từ, từ trường đều, lực Lorentz

Từ trường: Là 1 dạng vật chất tồn tại trong không gian (xung quanh nam châm, dòng điện), mà biểu hiện cụ
thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên 1 dòng điện hay 1 nam châm đặt trong đó

Hướng của từ trường tại 1 điểm là hướng Nam- Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó

Đường sức từ: Là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương
trùng với phương của từ trường tại điểm đó

Từ trường đều: Là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm

Đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau

Lực Lorentz: Là lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường

(Mọi hạt điện tích chuyển động trong 1 từ trường, đều chịu tác dụng của lực từ. Lực từ này được gọi là lực
Lorentz)

Đặc điểm lực Lorentz:

1. Điểm đặt: Tại điện tích đang xét

2. Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa Vector vận tốc và Vector cảm ứng từ B

3. Chiều: Tuân theo quy tắc bàn tay trái

4. Độ lớn:

fL = |q|.v.B. sin α ~
α = (~v ; B)

Câu 2: Nêu các đặc điểm của đường sức từ

1. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được 1 đường sức từ

2. Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở 2 đầu

3. Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (Quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam -
ra Bắc)

4. Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào
từ trường yếu thì các đường sức từ thưa

Câu 3: Phát biểu nguyên tắc "Bàn tay phải" để tìm chiều đường sức từ

Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum
lại cho ta chiều của các đường sức từ

Câu 4: Phát biểu định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín

Phát biểu: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống
lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín
−→ −→
Cụ thể: Φ ↑ ⇒ BC ↑↓ BO
−→ −→
Φ ↓ ⇒ BC ↑↑ BO

2
Câu 5: Định nghĩa suất điện động cảm ứng trong mạch kín

Suât điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín

Công thức:

∆Φ = Φ2 − Φ1 : Độ biến thiên từ thông


∆Φ
eC = −
∆t ∆Φ
: Tốc độ biến thiên từ thông (W b/s)
∆t

Độ lớn:

∆Φ
|eC | =
∆t

You might also like