You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA MARKETING
- - - 🙞🕮🙜 - - -

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN MARKETING THƯƠNG MẠI

Đề tài:

Lựa chọn một công ty TMBB, nhận dạng và phân tích


đặc điểm các phân đoạn thị trường mục tiêu của
doanh nghiệp TMBB này? Phân tích và đánh giá thực
trạng kế hoạch hóa marketing chiến lược của công ty
TMBB này đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và
môi trường marketing.
(CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM)

Nhóm thực hiện: 3


Lớp học phần: 231_BMKT0512_01
Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS. Cao Tuấn Khanh

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................3
NỘI DUNG..............................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - SẢN
PHẨM THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG....................................................................................................4
1.1. Nhận dạng các tiêu thức phân đoạn thị trường- sản phẩm mục tiêu....................................4
1.2. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu......................................................................................5
1.3. Phân tích đặc điểm của các đoạn phân đoạn thị trường mục tiêu..............................................5
1.4. Nhận dạng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.....................................................................6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM
..............................................................................................................................................................8
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................................8
2.1.1. Sứ mệnh kinh doanh..........................................................................................................11
2.1.2. Tầm nhìn...........................................................................................................................11
2.1.3. Mục tiêu kinh doanh.........................................................................................................12
2.2. Đặc điểm về danh mục sản phẩm kinh doanh và thị trường hình thức kinh doanh................14
2.3. Đặc điểm các yếu tố môi trường MKT....................................................................................16
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................................................24
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH HÓA MARKETING
CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP ĐÁP ỨNG VỚI ĐOẠN THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG MARKETING.............................................................26
3.1. Mô tả Thực trạng kế hoạch hóa marketing chiến lược cho mặt hàng thực phẩm tươi sống của
công ty Cổ phần chăn nuôi CP........................................................................................................26
3.1.1. Sản phẩm..........................................................................................................................26
3.1.2. Giá....................................................................................................................................29
3.1.3. Phân phối..........................................................................................................................30
3.1.4. Xúc tiến.............................................................................................................................30
3.2. Phân tích và đánh giá mức độ đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và môi trường kế hoạch
hóa marketing chiến lược của công ty Cổ phần chăn nuôi CP.......................................................31
3.2.1. Phân tích thực trạng loại hình marketing chiến lược đối với sản phẩm của CP Food....32
3.2.2. Đáp ứng môi trường marketing chiến lược......................................................................33
CHƯƠNG 4: HÀM Ý TỪ PHÂN TÍCH............................................................................................34
4.1. Đối với thị trường mục tiêu của công ty..................................................................................34
4.2. Đối với kế hoạch marketing chiến lược của công ty...............................................................35
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................36
PHỤ LỤC..............................................................................................................................................37

2
MỞ ĐẦU

Kinh doanh bán buôn hàng hoá có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế, nó giúp cho các nhà sản xuất vừa và nhỏ với nguồn tài chính có hạn không thể
đủ để phát triển những tổ chức bán hàng trực tiếp. Là một mắt xích quan trọng trong
chuỗi cung ứng, việc cạnh tranh giữa các công ty thương mại bán buôn diễn ra rất
khốc liệt. Để giành được thị phần trong thị trường mục tiêu, công ty cần đề ra những
kế hoạch chiến lược marketing đáp ứng được với bối cảnh thị trường và khả năng của
công ty.
Trong bài thảo luận này, nhóm 3 sẽ tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế hoạch hoá
marketing chiến lược của công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, đánh giá mức độ
đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và môi trường marketing của công ty. Từ đó rút
ra những hàm ý và một số đề xuất giải pháp cho kế hoạch marketing của công ty.

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN ĐOẠN THỊ
TRƯỜNG - SẢN PHẨM THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG

1.1. Nhận dạng các tiêu thức phân đoạn thị trường- sản phẩm mục tiêu
Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường thành những mảng tách biệt
phụ thuộc vào các đặc điểm khác nhau về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu
dùng. Các tiêu thức phân đoạn thị trường bao gồm địa dư, nhân khẩu học, phác đồ tâm
lý và hành vi ứng xử. Đối với sản phẩm thực phẩm tươi sống của CP, theo hình thức
bán buôn, CP sẽ hướng tới phân đoạn thị trường theo tiêu thức khu vực địa lý.
- Khu vực thành thị
Có thể thấy rằng, các khách hàng tổ chức tại khu vực thành thị là vô cùng tiềm
năng với CP. Đây là khu vực đông đúc dân cư, kèm theo đó là các dịch vụ phát triển
hiện đại, tập trung nhiều trung tâm tổ chức lớn, có nhu cầu sử dụng loại mặt hàng này:
o Nhà hàng và khách sạn: Những cơ sở này thường cần mua thực phẩm
tươi sống để phục vụ cho các món ăn của họ. Công ty CP có thể tìm
cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho những khách hàng
này.
o Các cửa hàng thực phẩm và siêu thị, trung tâm thương mại: Các cửa
hàng bán lẻ và siêu thị thành thị cũng là khách hàng tiềm năng, đặc
biệt là những cửa hàng tập trung vào thực phẩm tươi sống.
o Trường học và bệnh viện: Các tổ chức như trường học và bệnh viện
cần cung cấp thực phẩm tươi sống trong việc chuẩn bị bữa ăn cho
học sinh và bệnh nhân
o Công ty, doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp tự phục vụ thức phẩm
cho nhân viên của họ, vì vậy có thể có cơ hội cung cấp thực phẩm
tươi sống cho họ.
Ngoài ra, dân cư sinh sống tại khu vực này họ có tri thức và hiểu biết, luôn
muốn hướng tới dùng những sản phẩm sạch, tươi ngon và tốt cho sức khỏe, sản phẩm
họ chọn trong siêu thị là những thương hiệu lớn, uy tín. Điều này CP đã và đang làm
khá tốt, cung cấp những sản phẩm tươi ngon cho các khách hàng.
- Khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn không phải khu vực có nhiều cơ hội thị trường giúp CP có
thể bán các sản phẩm thực phẩm tươi sống của mình một các dễ dàng và nhanh chóng
nhưng khu vực này có tiềm năng và có cơ hội để khai thác.

4
o Trại nuôi thú cưng: Các trang trại nuôi thú cưng có thể là khách hàng
tiềm năng, cần cung cấp thực phẩm tươi sống cho các loài động vật
của họ.
o Nhà máy chế biến thực phẩm: Các cơ sở chế biến thực phẩm nông
nghiệp tại khu vực nông thôn cần nguồn cung ứng thực phẩm tươi
sống cho sản xuất thực phẩm gia đình hoặc thương mại.
o Cơ sở du lịch nông nghiệp: Nơi du khách tham quan và trải nghiệm
về nông nghiệp có thể cần cung cấp thực phẩm tươi sống cho du lịch
và ẩm thực nông thôn.
o Các tổ chức nông nghiệp: Các tổ chức, hợp tác xã, và trung tâm
nghiên cứu nông nghiệp có thể là khách hàng tiềm năng đối với sản
phẩm thực phẩm tươi sống
Tại khu vực này thì chủ yếu là các khách hàng tổ chức sẽ theo thói quen mua
sắm tại chợ, mua truyền thống trực tiếp từ các lò mổ, các nơi cung cấp đồ tươi sống.
Họ chưa tiếp cận nhiều đến các công ty cung cấp thực phẩm lớn như CP. Vì thế, CP
nên quan tâm đến thị trường nông thôn để không bỏ lỡ tệp khách hàng này.
1.2. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu mà công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam hướng tới với
sản phẩm thực phẩm tươi sống ở đây chính là các khách hàng tổ chức khu vực thành
thị. Cụ thể đó chính là các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, quán
ăn, trường học, bệnh viện, công ty…
Những yêu cầu của tệp khách hàng tại thị trường mục tiêu này chú ý đến là:
- Chất lượng và an toàn. Công ty cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc về an
toàn thực phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp là an toàn và chất
lượng cao.
- Dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ xuất sắc, giao hàng đúng hẹn, và linh
hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là quan trọng.
- Giá cả và hợp đồng: Xác định mức giá cả cạnh tranh và cách thức xây dựng
hợp đồng dài hạn với khách hàng B2B. Các hợp đồng dài hạn có thể đảm
bảo ổn định thu nhập và mối quan hệ dài hạn với khách hàng.
1.3. Phân tích đặc điểm của các đoạn phân đoạn thị trường mục tiêu
Vì nhóm đang tập trung vào thị trường B2B tại khu vực thành thị trong khuôn
khổ của đề tài nên sẽ chỉ đề cập tới các phân đoạn thị trường mục tiêu là những nhóm
khách hàng công nghiệp/B2B của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam
Trong phân đoạn các thị trường mục tiêu của công ty, hiện tại C.P. Food đang
tập trung hướng tới phục vụ thị trường mục tiêu với khách hàng doanh nghiệp là hệ
thống các siêu thị tại những khu trung tâm mua sắm cho đến hệ thống các cửa hàng
5
theo mô hình siêu thị nhỏ và vừa, chuyên phân phối các mặt hàng thực phẩm cho
người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể, theo thông tin được thu thập đối với thị trường mục
tiêu ở phía Bắc hiện nay của C.P. Food, công ty thực phẩm này đang là một trong
những nhà cung cấp thực phẩm cho những siêu thị bao gồm: Trung tâm mua sắm Big
C (mới đây sau khi tái định vị thương hiệu đã được đổi tên thành Top Market và Go);
Siêu thị CoopMart; Trung tâm mua sắm và giải trí Lotte; Hệ thống siêu thị Metro;
Qmart. Cho đến các mô hình cửa hàng siêu thị nhỏ như chuỗi cửa hàng Minimart Lan
Chi; Chuỗi cửa hàng Vinmart+.
Xét về mặt quy mô của thị trường mục tiêu, chúng ta có thể thấy những hệ
thống siêu thị, cửa hàng đối tác của C.P. Food có độ phủ rộng về mặt quy mô từ trung
tâm mua sắm, siêu thị lớn cho tới những cửa hàng kinh doanh có quy mô vừa. Điều
này cho chúng ta thấy được sự đa dạng, phong phú về khách hàng trong chính thị
trường mục tiêu của C.P. Food và cũng thể hiện mục tiêu, mong muốn của C.P. Food
trong việc bao phủ thị trường về lĩnh vực cung cấp thực phẩm tươi sạch.
Xét về đặc điểm khu vực địa lý của thị trường mục tiêu, C.P. Food hiện tại đang
hướng tới phân phối thực phẩm cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng minimart ở các
tỉnh, thành phố có sự phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội...Những cái tên không
thể thiếu là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, cụ thể ở thị trường khu vực phía
Bắc, những tỉnh thành phát triển có sự hiện diện của nhóm khách hàng mục tiêu này
đang kinh doanh có thể kể đến như: Ninh Bình; Hải Phòng; Quảng Ninh; Hải Dương;
Yên Bái; Phú Thọ,... Những siêu thị và cửa hàng đối tác kinh doanh của C.P. Food tập
trung ở những khu vực đông dân cư, đang sinh sống, học tập và làm việc. Những siêu
thị lớn có thể ở trung tâm thành phố hoặc như một số quận trung tâm của Hà Nội
nhưng cũng có một số siêu thị phân phối của C.P. Food đang tập trung ở khu vực ngoại
thành Hà Nội như Hà Đông, nhưng với giao thông đi lại đang dần tương đối dễ dàng
từ trung tâm thành phố nên điều này không là trở ngại của người tiêu dùng khi đi lại
mua sắm. Những minimart, siêu thị này chúng ta còn thấy sự xuất hiện dày đặc ở bên
dưới những khu chung cư, các văn phòng làm việc hay gần những khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp cho tới các trường học, bệnh viện lớn. Còn đối với những khu vực
nông thôn thì kinh tế chung nhìn chung chưa phát triển và người tiêu dùng vẫn ưa
chuộng những mặt hàng giá rẻ hơn tại các khu chợ truyền thống, nên các mô hình
chuỗi siêu thị ở đây (Xét về hành vi mua của khách hàng trong thị trường này) không
phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà C.P. Food muốn tập trung hướng tới.
1.4. Nhận dạng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Dù chiếm thị phần rất lớn trên thị trường nhưng C.P. Food vẫn phải cạnh tranh
mạnh mẽ trong môi trường đầy khắc nghiệt. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của C.P. Food
là: Masan; Vissan; GreenFeed; Cargill,...
6
Sức hấp dẫn của thị trường thịt mát tại Việt Nam với quy mô 18 tỷ USD khiến
các thương hiệu trong, ngoài nước liên tục tăng tốc mở chuỗi cửa hàng, mở rộng phân
phối qua kênh đại lý.
Mặc dù các tên tuổi trong nước đang rất nỗ lực để đánh chiếm thị trường bằng
nhiều cách khác nhau, nhưng “cửa” để “vượt mặt” C.P. Group chưa thực sự sáng. C.P.
từ lâu đã dồn lực cho mảng Farm & Food, trong khi nguồn thu chủ yếu của Masan
MEATLife vẫn đến từ thức ăn chăn nuôi. Doanh thu ngành thịt và chăn nuôi của
Masan MEATLife mới chỉ đạt 453 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) trong quý đầu năm
2020. Lợi nhuận của Masan MEATLife cũng không khả quan trong những quý gần
đây, khi các doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng rất tốt theo đà tăng của giá thịt lợn.
Masan không chỉ liên tục mở rộng thị trường thịt lợn mát, mà còn tham gia thị trường
gia cầm khi đầu tư vốn vào Công ty 3F - Việt. Đây là doanh nghiệp nội địa thành lập
năm 2014, nổi lên với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng
gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà.
Về Vissan, tính đến thời điểm hiện tại, dù đã có thời kì rất thành công, đã là
doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam, nhưng CTCP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc
Sản (Vissan, mã VSN) đang đối mặt thách thức khi nhiều công ty đẩy mạnh đầu tư
nhằm gia tăng thị phần, còn mô hình kinh doanh của Vissan lại ít thay đổi.

Hình 1.1. Thị phần thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam (Năm 2020) (Đơn vị: %).
Nguồn: (http://tintuc.vibonline.com.vn/dua-gianh-mieng-banh-thit-mat-18-ty-
usd.html).

7
Hình 1.2. Công suất các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam.
Nguồn: (https://forbes.vn/quan-quan-trong-can-bep).

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN


NUÔI CP VIỆT NAM

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại
Bangkok, Thái Lan. Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một
trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực Công – Nông nghiệp và
chế biến thực phẩm. Tập đoàn C.P. bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại
8
diện tại TP.HCM. Năm 1993 thành lập Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam, có
trụ sở chính tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm 2011
đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam (CPV). Hiện nay, C.P. là
một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất thực phẩm an toàn.
Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam (CPV) hiện nay bao gồm các ngành
sản xuất chính bao gồm: Thức ăn chăn nuôi; Thức ăn thủy sản; Chăn nuôi gia súc gia
cầm; Nuôi trồng thủy sản; Chế biến thực phẩm (Chế biến thịt và thủy sản); Phân phối,
bán lẻ thực phẩm. CPV có một hệ thống sản xuất đa ngành khép kín theo mô hình
“FEED-FARM-FOOD” duy nhất tại Việt Nam. FEED - Thức ăn chăn nuôi; FARM -
Trang trại chăn nuôi; FOOD - Chế biến thực phẩm.
C.P. Food là nhãn hàng tiên phong trong ngành hàng thực phẩm của Công Ty
Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam, nhằm giúp tăng độ phủ sóng của thương hiệu C.P.
Food và phát triển tất cả các kênh bán hàng, giúp khách hàng có thể thực hiện hành vi
mua hàng mọi lúc mọi nơi. C.P. Food Việt Nam – Nhà bếp của thế giới: Bằng việc
kiểm soát tuyệt đối khắt khe toàn bộ quy trình sản xuất, doanh nghiệp cam kết mang
đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Đó cũng là cách C.P. xây dựng và giữ vững lòng tin nơi người tiêu dùng. Các
sản phẩm của C.P. Food hiện nay bao gồm: Thực phẩm tươi; Thực phẩm chế biến; Xúc
xích; Thủy sản chế biến;…
Các sản phẩm thực phẩm hiện nay của C.P. Food Việt Nam đang được phân
phối rộng rãi ra thị trường bao gồm:
Thực Phẩm Thịt gà; Thịt heo; Thịt heo Kurobuta; Trứng; Thịt gà ướp sẵn; Thịt
Tươi heo ướp sẵn;…

Thực Phẩm Chế


Bánh burger; Bánh Croissant; Tàu hũ trứng; Snack;…
Biến

Xúc xích CP; Xúc xích Bucher; Xúc xích tiệt trùng CP; Xúc xích
Xúc Xích
tiệt trùng Five Star; Lạp xưởng;…

Thủy Sản Chế


Tôm; Cá;…
Biến

CP Green Rau bạc hà; Bắp cải; Bí xanh; Bí đỏ; Cà chua; Cà rốt;…

Chả Lụa – Nem


Chả lụa CP; Nem giòn; Pate;…
- Pate
 Tóm tắt hoạt động kinh doanh của C.P. Việt Nam:
9
C.P. Việt Nam có doanh số năm 2020 hơn 80.000 tỉ đồng, tổng số thuế nộp ngân
sách nhà nước từ năm (1994 – 2020) hơn 17.000 tỉ đồng, liên tục trong nhiều năm C.P.
Việt Nam là doanh nghiệp xuất sắc trong thanh toán thuế nhà nước. Tổng số cán bộ
công nhân viên hơn 27.000 người, trong đó công nhân viên người Việt Nam chiếm
99,03%, trong đó có nhiều người Việt Nam giữ chức vụ quản lý cấp cao.
C.P. Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm (Hà
Nội, Hải Dương, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bàu Xéo, Bình
Phước) với tổng công suất hơn 5,3 triệu tấn/năm, 1 nhà máy sơ chế bắp tại Đắk Lắk và
có 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản (Đồng Nai, Bến Tre, Cần Thơ) với
tổng công suất 550.000 tấn/năm. Ngoài ra, C.P. Việt Nam có 2 nhà máy chế biến thủy
sản tại TP. Huế và tỉnh Bến Tre và 4 nhà máy chế biến thịt tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình
Phước và TP. Hồ Chí Minh.
C.P. Việt Nam đã hợp tác với nông dân Việt Nam cả về lĩnh vực chăn nuôi và
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sử dụng mô hình Công – Nông nghiệp hiện đại kết hợp
với việc sản xuất thức ăn an toàn có hệ thống, kiểm soát chuỗi giá trị bắt đầu từ nguồn
nhiên liệu đầu vào, con giống, thức ăn chăn nuôi cho đến việc chế biến và phân phối
thực phẩm đầu ra. Hàng năm C.P. Việt Nam cung cấp heo thịt cho thị trường với số
lượng hơn 6.8 triệu con, trứng gà hơn 750 triệu quả, gà thịt hơn 66 triệu con và xuất
khẩu thực phẩm chế biến thủy sản trên 20.000 tấn sang thị trường các nước như, Úc,
Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu.
Năm 2020, C.P. Việt Nam đã khánh thành và đưa vào hoạt động tổ hợp nhà máy
chế biến thịt gà xuất khẩu hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất 1.000.000 con/
tuần, tương đương 50 triệu con/ năm.

10
Hình 2.1. Tổ hợp nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á của C.P. tại Bình
Phước.
Nguồn: (https://vnexpress.net/cpv-food-khanh-thanh-to-hop-nha-may-tai-binh-
phuoc-4210834.html).
2.1.1. Sứ mệnh kinh doanh
Đối với công ty: Xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, kinh doanh có lợi nhuận và
bền vững nhằm xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư và cổ đông.
Đối với nhân viên: Phát triển và khuyến khích nhân viên các cấp trở thành
người giỏi, người tốt theo giá trị cốt lõi của tổ chức, bao gồm cả việc quan tâm chăm
sóc nhân viên được hạnh phúc và thu nhập tốt.
Đối với khách hàng: Đem lại sự thành công cho khách hàng bằng cách phục vụ
khách hàng một cách chân thành, trung thực và công bằng.
Đối với xã hội: Có trách nhiệm với xã hội thể hiện qua việc sản xuất hàng có
chất lượng, sạch, an toàn và thân thiện với môi trường, đồng thời góp phần vào các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa Tổ quốc (CSR).
2.1.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn: “Nhà bếp của thế giới” – Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt
Nam quyết tâm mang đến thực phẩm chất lượng cao, giàu giá trị dinh dưỡng, vệ sinh
và an toàn đến với người tiêu dùng dựa trên tiêu chuẩn sản xuất thân thiện với môi
trường và quy trình hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội theo nguyên tắc
quản trị tốt một cách bền vững.

2.1.3. Mục tiêu kinh doanh


a, Mục tiêu định tính
Định hướng: trở thành “Nhà bếp của thế giới” luôn ý thức xây dựng thương
hiệu bằng việc khắt khe trong tất cả quy trình để đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng
và an toàn hàng đầu. Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam luôn mong muốn phát
triển một nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại và bền vững để sản xuất thực phẩm an
toàn cho người tiêu dùng.
11
Tầm nhìn và sứ mệnh: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam quyết tâm
mang đến thực phẩm chất lượng cao, giàu giá trị dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn đến
với người tiêu dùng dựa trên tiêu chuẩn sản xuất thân thiện với môi trường và quy
trình hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội theo nguyên tắc quản trị tốt một
cách bền vững.
Giá trị cốt lõi: “Ba lợi ích hướng đến sự bền vững: cho đất nước, cho người dân
và cho công ty”.
Bảo vệ môi trường: Hàng năm Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam luôn
có những chiến dịch bảo vệ môi trường và đem việc bảo vệ môi trường thành mục tiêu
mà công ty luôn hướng đến. Một số chiến dịch gần đây như: chương trình trồng 1 tỷ
cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” năm 2023; hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
(5/6); thu gom rác thải tại nhà máy, văn phòng, nơi làm việc tại Công ty; hạn chế sử
dụng các chất nhựa và nilon trong cuộc sống hàng ngày;... Đồng thời công ty cũng
luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động vì cộng đồng: Từ năm 2010, công ty đã thành lập Quỹ hỗ trợ từ thiện
CPV, tham gia Hiến máu nhân đạo với tổng lượng máu tiếp nhận là trên 300.000 đơn
vị máu, bên cạnh các hoạt động y tế tình nguyện như hỗ trợ Hội thầy thuốc trẻ Việt
Nam khám chữa bệnh, tặng quà và phục vụ sức khỏe cho người có hoàn cảnh đặc biệt
trên toàn quốc, xây dựng nhà lưu trú cho bệnh nhân và thân nhân tại Bệnh viện K Hà
Nội. Về hỗ trợ giáo dục, CPV có nhiều dự án như: trao học bổng cho học sinh, sinh
viên nghèo; dự án sửa chữa lớp học; ký bản ghi nhớ hợp tác (MoU) cùng các trường
đại học phát triển, trao đổi trình độ chuyên môn; dự án trao thiết bị, dụng cụ khoa học
hỗ trợ học tập; dự án định hướng học tập, tạo nghề nghiệp (StartUp) cho thanh niên;
dự án nhận sinh viên thực tập tại các trung tâm đào tạo của công ty…CPV cũng có rất
nhiều dự án giúp đỡ người tàn tật, người kém may mắn, người cao tuổi, giúp đỡ gia
đình có công với tổ quốc, gia đình bị thiên tai (CSR for Poor People), được C.P. Việt
Nam thực hiện liên tục kể từ khi thành lập đến nay và được nhà nước và nhân dân Việt
Nam ghi nhận.
Chất lượng sản phẩm: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cam kết “luôn
mang đến cho khách hàng sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, dịch vụ tốt” và “sản xuất
an toàn, tiết kiệm, môi trường sạch đẹp”.
b, Mục tiêu định lượng
Mục tiêu về chỗ đứng trên thị trường: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam
đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp số một trong ngành chăn nuôi, thực phẩm tại Việt
Nam; tiếp tục nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, nhóm ngành kinh doanh
thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y, thủy sản; nằm trong top 10 những doanh nghiệp phát
triển bền vững tại Việt Nam; được tuyên dương trên nhiều danh hiệu khác;...
12
Mục tiêu giá: kéo giá thịt heo giảm 10.000 - 15.000 đồng/kg so với giá thị
trường: để làm được điều này CP đã phải tăng cường bán heo mảnh (không đầu, lòng)
trực tiếp đến các điểm bán thịt heo nhằm giảm bớt khâu trung gian.
Mục tiêu về môi trường: giảm phát chất thải nhà kính vào năm 2030 là 15% so
với năm 2020.
Mục tiêu về doanh thu: tăng phần trăm doanh thu nhiều hơn 3,6% năm 2020-
2021 trong năm 2022-2023
Mục tiêu phát triển: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam xây dựng chuỗi
kinh doanh theo hướng bền vững: Gần 30 năm xây dựng và phát triển, CPV đã tạo
việc làm cho gần 30.000 lao động, trong đó 99,03% và nhiều chức vụ quản lý cấp cao
là người Việt Nam. Tổng số thuế nộp ngân sách nhà nước từ năm 1994 đến 2020 là
17.200 tỉ đồng. Quan trọng nhất, C.P đã góp phần thay đổi bộ mặt ngành chăn nuôi
Việt Nam từ manh mún nhỏ lẻ sang quy mô công nghiệp lớn. C.P. Việt Nam hiện có 9
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trải dài trên toàn quốc với tổng
công suất hơn 4,2 triệu tấn/năm; 1 nhà máy sơ chế bắp tại Đắk Lắk và 3 nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản (Đồng Nai, Bến Tre, Cần Thơ) với tổng công suất
550.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến thủy sản tại Huế và Bến Tre cùng 3 nhà máy chế
biến thịt tại Hà Nội, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.
Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu hoàn thiện
mô hình kinh doanh vững chắc như kiềng ba chân với 3 chữ F: FEED- FARM- FOOD.
Công ty sẽ gia tăng khả năng đầu tư vào nhà máy, đưa bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến
nhất áp dụng vào sản xuất. Công ty sẽ tiếp tục hợp tác với người nông dân Việt Nam
trong chăn nuôi, cung cấp con giống, thức ăn, kiểm soát thú y, bao tiêu sản phẩm để
người chăn nuôi có lợi nhuận cao nhất.
Mục tiêu phân phối: Các loại thực phẩm ăn nhanh của CPV được phân phối tại
hơn 6.000 điểm kinh doanh ở hệ thống phân phối hiện đại và chợ truyền thống, trên
500 điểm bán gà rán 5 sao tại siêu thị, cửa hàng tiện ích và hơn 1000 điểm phân phối
thịt heo tươi trên toàn thị trường. Hàng năm CPV cung cấp hơn 5 triệu con heo thịt,
hơn 700 triệu quả trứng gà, hơn 80.000 tấn gà thịt cho thị trường và xuất khẩu thực
phẩm chế biến thủy sản trên 20.000 tấn sang Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu…
Và CP đặt ra mục tiêu phải mở rộng kinh doanh hơn nữa. Sắp tới, CPV cũng sẽ đầu tư
xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến gà xuất khẩu hiện đại nhất Đông Nam Á với
công suất 1.000.000 con/ tuần, tương đương 50 triệu con/ năm; xây thêm nhà máy sản
xuất các mặt như bánh bao, cơm hộp, há cảo... để phục vụ nhu cầu ngày càng cao tại
thị trường Việt Nam.
2.2. Đặc điểm về danh mục sản phẩm kinh doanh và thị trường hình thức kinh
doanh
13
 Chiều rộng
- Thực phẩm tươi sống

- Thực phẩm ăn liền

- Thực phẩm đông lạnh

- Sẵn sàng để nấu

 Chiều dài
- Thực phẩm tươi sống: thịt gà tươi, thịt lợn tươi, trứng, xúc xích tươi, rau củ
quả,...

14
- Thực phẩm ăn liền: xúc xích tiệt trùng, bánh, chipchip, chả lụa, snack,
nem,...

- Thực phẩm đông lạnh: heo đông lạnh, gà đông lạnh, cá đông lạnh, tôm đông
lạnh,...

- Sẵn sàng để nấu: heo tẩm ướp, gà tẩm ướp, gà further, cá tẩm ướp, đậu
hũ,...

 Chiều sâu:
- Thịt gà tươi: cánh gà tươi, đùi gà tươi, chân gà, ức gà, lòng gà,...

15
- Thịt heo tươi: sườn già heo tươi, thịt ba rọi heo, thịt heo xay, thịt nạc vai
heo,...
- Gà further: gà nugget, gà cuộn, cánh gà chiên giòn, gà popcorn,...
- Heo tẩm ướp: heo chua ngọt, heo nướng sa tế, heo tẩm bột chiên xù,...
- Bánh: bánh burger, bánh croisant,...
- Chip Chip: chip chip da cá, chip chip cheese,...
- Gà đông lạnh: chân gà đông lạnh, sụn gà, mề gà đông lạnh, đùi gà đông
lạnh,...
- Tôm đông lạnh: tôm thẻ bỏ đầu bỏ đuôi đông lạnh, tôm thẻ đông lạnh,...
 Độ đặc:
- Trứng gà: trứng gà size XL hộp 6 quả, trứng gà size XL hộp 10 quả, trứng
gà size L hộp 10 quả,...
- Cánh gà tươi: cánh giữa gà khay 500g, cánh gà mạn khay 500g, cánh gà
nguyên khay 500g,...
- Bánh burger: bánh burger gà xốt mù tạt, bánh burger steak gà, bánh burger
heo xốt bbq,...
- Đùi gà đông lạnh: đùi gà tỏi đông lạnh khay 500g, đùi gà góc tư đông lạnh
khay 500g,...
2.3. Đặc điểm các yếu tố môi trường MKT
 Môi trường vĩ mô
- Môi trường nhân khẩu học
Mật độ , quy mô và sự phân bổ dân cư, sự thay đổi về độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp,... đều có ảnh hưởng tới các quyết định chiến dịch marketing của doanh nghiệp
.” Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.270.682 người vào ngày 03/12/2022, theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc và chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam là một thị
trường nhanh thích ứng nhanh với các sản phẩm mới, đây là một thị trường đầy tiềm
năng và vô cùng thuận lợi cho C.P. Với sự phát triển về quá trình đô thị, quy mô dân
số, trình độ văn hóa tăng lên đại hỏi CP food phải có những phương thức và công
nghệ làm mới marketing phù hợp.
Ở Việt Nam, dân cư tập trung đông đúc ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Quảng Ninh,…hay một số khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc,... Đây là thị trường tiềm năng mà CP food đã và đang hướng đến để có thể nâng
cao vị thế của mình trên thị trường.
- Môi trường kinh tế
Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế tác động trực tiếp tới sức mua và cơ
cấu chi tiêu của dân chúng. Sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, chỉ số giá
cả, lạm phát,... Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập của người dân tăng
16
nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể, Năm 2022, thu nhập bình quân 1 người 1
tháng theo giá hiện hành đạt khoảng 4,673 triệu đồng, tăng 11,1% so với năm 2021.
Thu nhập bình quân/tháng năm 2022 ở khu vực thành thị đạt 5,945 triệu đồng. Con số
này đã tăng gần 10,6% so với năm 2018 và tăng 11% so với năm 2021. Điều này làm
thay đổi cơ cấu chi tiêu cho các sản phẩm. Sự phát triển đa dạng các thành phần kinh
tế tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ của hàng sản xuất và hàng tiêu dùng.’
Với điều kiện thuận lợi như vậy CP food phát triển sản xuất và cho ra nhiều sản
phẩm và phù hợp với xu hướng trong từng khoảng thời gian .
- Môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường chính trị và pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là một trong những môi trường chính trị
bình ổn nhất thế giới, là một môi trường an toàn và yên tâm cho các doanh nghiệp đầu
tư. Việc gia nhập WTO năm 2007 đã cải cách mạnh mẽ chính sách thuế Việt Nam. Có
812 dòng thuế được cắt giảm, giảm bớt nhiều thủ tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp
trong đó có công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.
Với tình hình chính trị và những ưu đãi về thuế, CP Việt Nam phải đối mặt với
nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, chính sách thuế xuất nhập khẩu, các thuế
tiêu thụ, thuế thu nhập,... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của công
ty quốc tế nói riêng và công ty C.P nói riêng.
- Những nguyên tắc trong việc quản lý an toàn thực phẩm:
Đảm bảo vấn đề về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đó được coi như trách
nhiệm của những tổ chức có liên quan, cá nhân có quá trình sản xuất, kinh doanh thực
phẩm;
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm được biết như một hoạt động có điều kiện cụ
thể, bởi những đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm về việc an toàn
thực phẩm bởi đơn vị sản xuất, kinh doanh;
Quản lý an toàn thực phẩm dựa vào cơ sở những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
đó, những quy định bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và những
tiêu chuẩn bởi những tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng;
Quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong toàn bộ quy trình sản xuất,
kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích các nguy cơ gây mất đi an toàn với thực
phẩm;
Quản lý an toàn thực phẩm phải rõ ràng sự phân công, phân cấp rõ ràng chi tiết
và phối hợp những hoạt động liên ngành;
Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội cho đất nước
17
- Môi trường văn hoá
Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì văn hóa xã hội Việt Nam cũng có
những biến chuyển vô cùng mạnh mẽ. Thói quen tiêu dùng hàng ngày của người Việt
Nam đã dần thay đổi, chất lượng cuộc sống nâng cao, thu nhập tăng . Nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm như gà, heo, thủy sản, xúc xích, rau quả sạch, snack, trong thời
buổi covid tăng lên rất nhiều. Bên cạnh ăn no, người dân, đặc biệt là những bà nội trợ
mà CP hướng tới dần chú trọng hơn về độ an toàn của sản phẩm như nguồn gốc, xuất
xứ,...
Thấu hiểu điều đó, CP Việt Nam cố gắng có thể làm thỏa mãn tối đa được
những mong muốn, sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách sản xuất đa dạng
các sản phẩm công ty do đó mà quy trình 3F được người tiêu dùng tin tưởng lựa
chọn. .
- Quy mô gia đình
Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ lại, cơ cấu gia đình Việt Nam
đang phát triển theo mô hình gia đình hạt nhân. Kết quả các cuộc tổng điều tra dân số
qua các năm cho thấy quy mô gia đình Việt Nam liên tục giảm trong vòng hơn 20 năm
qua, từ 5,22 người/hộ gia đình năm 1979 xuống còn 4,88 người/hộ năm 1989 và 4,6
người/hộ năm 1999. Đồng bằng sông Hồng có quy mô gia đình thấp nhất là 4,1 người.
Vùng Tây Bắc cao nhất là 5,2 người. Tiếp theo là Tây Nguyên 5 người, vùng Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 4,8 người. Vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và
Duyên hải Nam Trung bộ là 4,6 người. Trong phạm vi cả nước, số hộ từ 1 đến 4
người chiếm trên một nửa (55%). Theo tổng cục điều tra Dân số, đặc biệt ở Đồng bằng
sông Hồng, cứ ba hộ thì có đến hai hộ có từ 1 đến 4 người.
- Vai trò của người phụ nữ trong gia đình
Người phụ nữ chính là người chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống
gia đình, bên cạnh đó, người phụ nữ cũng là nơi giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia
đình , là người đảm nhiệm chính các công việc nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia
đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình trong việc đảm bảo chế độ
dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động
Văn hóa ẩm thực theo tín ngưỡng
Đạo lý chăm sóc sức khỏe bằng ẩm thực đã được hình thành từ thời xa xưa, chứ
không phải đến thời nay mới được biết đến. Các tôn giáo khác nhau cũng có những
truyền thống ẩm thực khác nhau, thể hiện nên tổng thể thế giới quan, nhân sinh quan
và quan điểm giá trị khác nhau. Ăn uống không hề là chuyện nhỏ, bởi việc ăn uống
không chỉ giúp duy trì sinh mệnh, mà có có tác dụng trong việc đem lại sức khỏe và
tâm trạng tốt cho con người.

18
Các loại văn hóa ẩm thực theo tín ngưỡng khác nhau đều tạo nên những ảnh
hưởng sâu sắc trong đời sống của người dân bản địa.
- Môi trường công nghệ
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tạo
nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp CPV có kỹ thuật – công nghệ tuyệt vời
trong cả dây chuyền sản xuất và bán hàng.
- Trong khâu sản xuất:
Hiện nay, công nghiệp 4.0 là chủ đề “nóng” được cả xã hội quan tâm, Đại diện
của Công ty C.P Việt Nam cho rằng, Công nghiệp 4.0 đang là xu hướng tất yếu và cần
thiết trong thời đại này. Việc áp dụng nông nghiệp 4.0 chính là áp dụng công nghệ kỹ
thuật số, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc bằng phương pháp điều khiển từ
xa… để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Với C.P Việt Nam, khái niệm nông nghiệp công nghệ 4.0 không còn xa lạ, công
ty đã áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật số, công nghệ để phục vụ sản xuất chăn
nuôi, sử dụng Robot để giảm thiểu sức lao động và tự động hóa công việc v.v…”, vị
Đại diện C.P Việt Nam chia sẻ…
Song song đó, công ty ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý hiện đại, tiện ích
hàng đầu. Điển hình như, các hệ thống phần mềm có thể ghi chép lại hiệu quả trong
chăn nuôi heo như sử dụng thức ăn chăn nuôi gì, từ nhà máy nào, vào ngày tháng năm
nào, sử dụng thuốc thú y gì… Hệ thống giám sát hành trình (GPS) hay camera online
đều được công ty lắp đặt và theo dõi tại văn phòng công ty. Trước khi xuất bán thịt,
công ty còn thực hiện kiểm tra nước tiểu.
Đồng thời, C.P Việt Nam đầu tư hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO,
VietGAHP, Chứng nhận an toàn dịch bệnh, hay tiêu chuẩn riêng của công ty như SHE
(an toàn – sức khỏe – môi trường). Hệ thống quản lý này giúp công ty tăng cường các
giải pháp quản lý và cải tiến kỹ thuật, đặc biệt là môi trường, như ứng dụng biogas,
máy ép tách phân heo, tái sử dụng nguồn nước, tiết kiệm năng lượng.
Trong khâu bán hàng:
CP thành lập wedside cho FOOD là Cpfoods.vn để thuận tiện cho khách hàng
cũng như bắt kịp xu thế mua hàng online-giao tận nhà. Đặc biệt việc mua bán trên các
sàn thương mại điện tử như lazada, shopee, sendo,… cũng đang cực kì phát triển.
 Môi trường vi mô
- Khách hàng
Khách hàng CP Food luôn quan tâm nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình
để qua đó có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Những khách hàng B2C cá nhân , hộ
gia đình được CP hướng tới đơn giản nhất là những bà nội trợ hay những người tiêu

19
dùng không có thời gian cho việc nấu ăn cần đến những sản phẩm chế biến sẵn như
học sinh, sinh viên, người đi làm.
Khách hàng B2B lớn của CP food có thể kể đến như cửa hàng đồ ăn nhanh:
KFC, Lotteria,... CP còn tập trung phân phối vào các nhà hàng như Five Star, căn tin
trường học, siêu thị mini, trung tâm thương mại lớn của Hải Phòng: siêu thị BigC,
Vinmart, Bách hoá xanh, Metrol, Intimex, Minh Khai... Trên thị trường hiện có rất
nhiều dòng sản phẩm như CP food nhưng với việc minh bạch trong sản xuất, chất
lượng sản phẩm được đảm bảo giúp các khách hàng là nhà phân phối dễ đưa CP food
đến gần hơn với khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp.
Ngoài ra còn có các khách hàng không kém phần quan trọng như doanh nghiệp
Huy Quang, doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, các cửa hàng bán lẻ… Đó là những đối
tác đầy tiềm năng tiêu thụ nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú Công ty đã đặt hàng
lâu năm của doanh nghiệp. Không dừng lại ở những khách hàng quen thuộc, công ty
C.P luôn tìm kiếm khách hàng mới. C.P. Việt Nam còn xuất khẩu 20.000 tấn thực
phẩm chế biến, thủy sản sang thị trường Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu…
Công ty luôn đặt chất lượng và giá cả sản phẩm lên hàng đầu vì vậy mà luôn
giữ được lòng tin cho khách hàng của mình đồng thời khẳng định được thương hiệu
của mình trong lĩnh vực thực phẩm.
- Nguồn cung ứng
Để có được năng suất cao và chất lượng thịt ngon, C.P. Việt Nam đã nhập khẩu
các giống heo Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và Berkshire từ các công ty giống
hàng đầu của thế giới, nhân giống và lai tạo giống heo thịt thương phẩm phù hợp với
thị trường Việt Nam. Berkshire là giống heo đen được người Nhật Bản ưa chuộng gọi
là Kurobuta vì chất lượng thịt thơm, mềm và có vị ngọt, giống heo này đã được đưa
vào chương trình sản xuất heo thịt CP và cho ra thị trường để đưa đến tay người tiêu
dùng nước ta
Công ty CP food kết hợp với công ty DDN Printing - Công Ty TNHH DDN
VINA In có chỗ đứng vững chắc trong thị trường sản xuất bao bì ở Việt Nam. Là công
ty có nhiều thế mạnh ở các mặt hàng như hộp giấy cứng cao cấp, hộp giấy mềm, hộp
giấy carton, túi giấy,.. hiện được dùng phổ biến trong các công ty sản xuất, đóng gói.”
Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) vừa tổ chức Hội nghị trực
tuyến “Phát triển tiềm năng nhà cung cấp” năm 2021 với sự tham dự của hơn 70 đối
tác, khách hàng đã hợp tác với CPV nhiều năm qua. Không chỉ có nguồn nguyên liệu
từ các nhà cung ứng , ngay từ đầu sản xuất theo mô hình 3F, CP Việt Nam cũng chính
là một nhà cung ứng cho chính doanh nghiệp của mình.
- Đối thủ cạnh tranh

20
Ngành sản xuất thực phẩm là một ngành khá quen thuộc trên thị trường Việt
Nam. Dù chiếm thị phần rất lớn trên thị trường nhưng CP Food vẫn phải cạnh tranh
mạnh mẽ trong môi trường đầy khắc nghiệt. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của CP food:
Masan, Vissan, GreenFeed, Cargill,...
Công ty TNHH Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) - Cạnh tranh trực tiếp về
FOOD: Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản
phẩm thịt heo trâu bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, hải sản, sản phẩm thịt
nguội cao cấp sản phẩm xúc xích, sản phẩm chế biến, sản phẩm đóng hộp, trứng gà,
vịt.
Doanh nghiệp nước ngoài - Cạnh tranh về FEED: Công ty trách nhiệm hữu hạn
DEHEUS : là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đa dạng cho khách hàng trên toàn thế
giới.Công ty TNHH JAPFA COMFEED: chuyên về sản xuất thức ăn chăn nuôi và
cung cấp con giống
Masan MEAT Life - Cạnh tranh về thị trường thịt tươi, mát: Masan MeatLife
hiện sở hữu 2 thương hiệu TACN là Anco và Proconco. MMl còn đầu tư vào Công ty
3F Việt ( thành lập năm 2014) với Quy mô 3F đối đầu trực tiếp với CP Việt Nam
Tập đoàn Dabaco Việt Nam - Cạnh tranh lớn về FEED: là một Tập đoàn hoạt động đa
ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia
cầm và chế biến thực phẩm K - CP Việt Nam đứng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất
thức ăn chăn nuôi.Và các ngành thực phẩm cũng trong tình trạng cạnh tranh gay gắt.
Sức hấp dẫn của thị trường thịt mát tại Việt Nam với quy mơ 18 tỷ USD khiến các
thương hiệu trong, ngồi nước liên tục tăng tốc mở chuỗi cửa hàng, mở rộng phân phối
qua kênh đại lý. Mặc dù các tên tuổi trong nước đang rất nỗ lực để đánh chiếm thị
trường bằng nhiều cách khác nhau, nhưng “cửa” để “vượt mặt” C.P Group chưa thực
sự sảng. C.P từ lâu đã dồn lực cho mảng Farm & Food, trong khi nguồn thu chủ yếu
của Masan MEAT Life vẫn đến từ thức ăn chăn nuôi.
Những công ty này có sản phẩm cạnh tranh về chất lượng, giá cả, ngoài ra mẫu
mã còn rất bắt mắt hơn sản phẩm của công ty C.P. Đây là một nhược điểm công ty cần
khắc phục để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Với đa phần DN thực phẩm khác
trong nước, khả năng theo đuổi mô hình khép kín như C.P. là không thể. Còn nếu chỉ
hoạt động ở phần ngọn (giết mổ, chế biến, phân phối thực phẩm), thì việc lép vế trong
cạnh tranh là chắc chắn.
- Trung gian marketing
Trung gian Marketing hay còn được gọi là cầu nối giữa khách hàng và doanh
nghiệp. Bao gồm tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kết nối giữa
nhà sản xuất với người tiêu dùng trong vấn đề phân phối các sản phẩm.

21
Trung gian phân phối: Nhà hàng , vinmart, bách hoá xanh, siêu thị, đại lí , bán
lẻ,... Thông qua hình thức này, các cá nhân, tổ chức làm trung gian Marketing có thể
quảng bá, truyền thông về sản phẩm, giúp chúng nhanh chóng được người tiêu dùng
tiếp cận.
Trung gian truyền thông: Zreation Agency, Thuỷ Tiên, Trường Giang và
Nguyễn Thanh Cường
- Công chúng
CP mở rộng địa bàn phân phối tại các địa điểm thuận lợi mua sắm, nơi dân cư
đông đúc như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng,... Từ đó nhận được rất nhiều sự chú ý, quan
tâm từ người dân địa phương và các vùng lân cận.
Các bảng hiệu, banner, logo để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người dân.
Giãn cách xã hội, bên cạnh những thách thức về mặt đời sống kinh tế là sự lên ngôi
của giá trị gia đình. Đây là lúc mọi người bắt đầu sống chậm lại, dành nhiều thời gian
hơn để quan tâm, chăm sóc cho bản thân và gia đình mình.
Lấy cảm hứng từ tình hình thực tế ai cũng trở thành “đầu bếp” trong mùa dịch,
cũng như khuyến khích mọi người phát huy tinh thần nấu ăn tại nhà vì sức khỏe cho
gia đình và cộng đồng, CP Food đã hợp tác cùng Creative Agency cho ra đời cuộc thi
nấu ăn “CP – Đầu bếp tại gia”. Đồng hành cùng các thí sinh chính là sự tham gia của
ca sĩ Thuỷ Tiên và Quán quân MasterChef Việt Nam 2015 Nguyễn Thanh Cường, với
sự dẫn dắt của MC Trường Giang. Thông qua chiến dịch “Đầu bếp tại gia CP Food
mong muốn biến những khoảnh khắc bên gia đình trong giai đoạn khó khăn này sẽ trở
thành những kỷ niệm đặc biệt, từ đó cùng bạn lan toả nguồn năng lượng tích cực, lối
sống lạc quan và tình yêu với căn bếp
 Môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực
Bộ máy tổ chức của công ty CP food rất chuyên nghiệp. Công ty đã xây dựng
được một đội ngũ nhân lực có chất lượng với hầu hết các cán bộ chuyên trách được
đào tạo bài bản và có chuyên môn cao. Họ là những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm
đã trải qua tuyển dụng khắt khe từ phía công ty. Nhân viên trong công ty đều được
tham gia đào tạo các kỹ năng: quản lý, hoạt động nhóm hiệu quả, các hoạt động truyền
cảm hứng và động viên nhân viên, các bước để xây dựng đội nhóm hiệu quả, khích lệ
đội ngũ bán hàng của nhân viên, đánh giá hệ thống nhân sự hiệu quả, kỹ năng làm việc
nhóm đạt hiệu quả cao.
Hiện nay nhân sự trong doanh nghiệp chủ yếu là lao động trẻ, việc đào tạo và
bồi dưỡng nguồn nhân lực này được Công ty hết sức chú trọng. Với lợi thế nguồn nhân
lực trẻ nhiệt tình với công việc, ham học hỏi Công ty đã không ngừng lớn mạnh và
trưởng thành cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực.
22
- Ưu điểm
o Có sức khỏe nhanh nhẹn hòa nhập nhanh với công việc, có ý thức tu
dưỡng rèn luyện phấn đấu, nhanh chóng.
o Bắt nhịp với mọi hoạt động và kế hoạch của Công ty
o Có nhiều sáng tạo trong làm việc, mạnh dạn đóng góp ý kiến xây
dựng công ty
o Tiếp thu khoa học công nghệ mới một cách nhanh chóng tăng năng
suất lao động và hiệu quả công việc.
- Khuyết điểm
o Lao động trẻ thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc
o Chưa có sự tập trung cao độ trong công việc hay đi muộn về sớm
o Lao động chủ yếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên dễ xáo động về số
lượng lao động
- Cơ sở vật chất
Chuỗi hệ thống Pork Shop tiêu chuẩn thịt mát đã và đang cung cấp nguồn thịt
heo sạch, chất lượng ra thị trường. Sau hơn 1 năm hoạt động, gần 1.000 cửa hàng Pork
Shop đã có mặt trên cả nước. Nhiều cửa hàng Pork Shop đạt tiêu chuẩn tủ mát được
đầu tư cơ sở vật chất khang trang, theo trang thiết bị tiêu chuẩn của C.P. Việt Nam lần
lượt ra đời.
Pork Shop đã đạt con số khoảng 1.000 cửa hàng, trong đó chỉ riêng Hà Nội đã
có tới hơn 100 cửa hàng và đang đẩy mạnh sang các tỉnh thành phía Nam. C.P Việt
Nam đã không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp dụng các công nghệ kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại nhất để áp dụng vào sản xuất. Đến 11/2020, Công ty CP Chăn
Nuôi Việt Nam có 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy
hải sản, 5 nhà máy chế biến thực phẩm và thủy sản.’’
- Nguồn tài chính
Trong nhiều năm hoạt động, CP đã khẳng định vị thế của mình trong thị trường
tại Việt Nam trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất. 23/12/2020, C.P khánh
thành nhà máy xuất khẩu gà 250 triệu USD tại Bình Phước. Giám đốc điều hành CP
Việt Nam Montri cho biết Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về xuất khẩu.
Việt Nam cũng có chi phí lao động thấp hơn. Trong năm tài chính tính đến
tháng 12/2018, doanh số bán hàng tại Việt Nam của CP Food đã tăng 26% so với năm
ngoái lên 2,56 tỷ USD.
- Năng lực Marketing
Thành công của CP Food về marketing bởi sự đồng nhất về nội bộ, sự hợp tác
chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty, đảm bảo được nguồn vốn cần thiết, kết hợp
với bộ phận nghiên cứu khách hàng và thiết kế sản phẩm để giới thiệu tới công chúng
23
sản phẩm đầy tiềm năng của công ty. Với nguồn nhân lực dồi dào, sự phân cấp giữa
nhân viên và quản lý rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện
công việc và ai là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hồn thành. Sếp phải xem xét kỹ
lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra thành công, khó khăn, trong khi đó nhân viên
cần dựa vào sếp để hồn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc
hợp lý, phân chia nhiệm vụ “đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.
Việc chia rõ thành các mảng nhỏ sẽ giúp nhân viên có độ sâu về chuyên môn, hiệu quả
công việc được nâng cao hơn.’
- Môi trường công nghệ
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tạo
nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của
khoa học công nghệ, C.P Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như
áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất để áp . C.P là doanh nghiệp
công nông nghiệp theo mô hình khép kín, từ một nhà máy tại Đồng Nam. Đến
11/2020, sau hơn 25 năm phát triển, Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam có 10 nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Bên cạnh đó, 5 nhà máy
chế biến thực phẩm và thuỷ sản.’’
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Sau một thập kỷ tăng trưởng vượt bậc, đỉnh điểm vào 2021 với doanh thu đạt
hơn 111 tỷ Bath (tương đương khoảng 3,6 tỷ USD), CP Việt Nam đã chính thức được
công ty mẹ CP Foods chấp thuận cho đăng ký thủ tục trở thành công ty đại chúng
thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông thiểu số.

24
Theo báo cáo bán niên của C.P., đến quý II của năm 2023, doanh thu của đơn vị
này tại Việt Nam giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong các nhóm ngành, chăn
nuôi đem về doanh thu lớn nhất với 24.831 tỷ đồng, giảm 9%; tiếp theo đó là thức ăn
chăn nuôi với 12.507 tỷ đồng, giảm 3%; và thực phẩm với 2.645 tỷ đồng, tăng 7%,
ngược với xu hướng của giảm của 2 nhóm hàng phía trên.
Xét tổng thể, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 của doanh nghiệp này. Sân nhà
Thái Lan là thị trường lớn nhất với doanh thu 112.703 triệu bạt (khoảng 77,3 nghìn tỷ
đồng) còn Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 với con số 19.212 triệu bạt (khoảng 13,2
nghìn tỷ đồng). Thái Lan, Việt Nam, và Trung Quốc chiếm tới 65% tổng doanh thu của
C.P. trên toàn cầu.
Riêng trong quý II, doanh thu của C.P tại Việt Nam giảm 7%, mạnh hơn so với
con số giảm 6% của nửa đầu năm, đạt 21,1 nghìn tỷ đồng. Ngành chăn nuôi, thức ăn
chăn nuôi, và thực phẩm lần lượt ghi nhận doanh thu 13,1 nghìn tỷ đồng, 6,8 nghìn tỷ
đồng, và 1,3 nghìn tỷ đồng.
Dựa vào báo cáo bán niên của Công ty Cổ phần CP (C.P.), kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 đã đem lại những con số
vô cùng bất ngờ. Điều này cho thấy sự chuyển đổi trong sở thích tiêu dùng và cơ hội
mở rộng trong lĩnh vực này. Để cải thiện kết quả kinh doanh, công ty có thể cần điều
chỉnh chiến lược sản phẩm, tiếp thị và quản lý chi phí, đồng thời tập trung vào đáp ứng
nhu cầu của thị trường Việt Nam một cách hiệu quả.
25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH HÓA
MARKETING CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP
ĐÁP ỨNG VỚI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG
MARKETING

3.1. Mô tả Thực trạng kế hoạch hóa marketing chiến lược cho mặt hàng thực
phẩm tươi sống của công ty Cổ phần chăn nuôi CP.
3.1.1. Sản phẩm
Sau một thời dài gần như chỉ được biết đến với tư cách là nhà sản xuất thức ăn
chăn nuôi và nhà chăn nuôi hàng đầu ở nước ta, từ mấy năm nay, CP Việt Nam đã bắt
tay vào việc trở thành nhà cung ứng thực phẩm an toàn theo quy trình khép kín với
khái niệm 3F. 3F là viết tắt của feed – farm – food tức là quy trình sản xuất thực phẩm
an toàn phải bắt đầu từ thức ăn chăn nuôi, tới quá trình nuôi ở các trang trại và đến
khâu chế biến thực phẩm. Thuật ngữ 3F được hình thành từ khái niệm “farm to fork”
hay “từ trang trại đến bàn ăn” mà thế giới và Việt Nam chúng ta đã quen dùng. Tuy
nhiên vào giữa những năm 2000, khi mà tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm mà đặc
biệt là thịt heo nóng lên vì sử dụng các chất tăng trưởng nạc như clenbuterol,
salbutamol, TS Lực thấy rằng khái niệm từ trang trại đến bàn ăn không còn chứa đựng
đầy đủ bản chất trong hoạt động kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, mà cần thiết
phải bao hàm cả yếu tố thức ăn chăn nuôi (feed) trong chuỗi giá trị, và do vậy ông mở
rộng khái niệm 3F là feed-farm-fork. Tuy nhiên fork xem ra hơi Âu vì người Việt ít
dùng nĩa mà dùng đũa nhiều hơn nên ông thay đổi thuật ngữ 3F thành feed-farm-food
(thức ăn chăn nuôi – trang trại – thực phẩm giàu protein động vật).
Mô hình 3F được coi là mô hình chuẩn cho các doanh nghiệp kinh doanh thực
phẩm. 3F được hiểu là chuỗi sản xuất thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn
(feed: thức ăn chăn nuôi – farm: trang trại – food: thực phẩm). Doanh nghiệp muốn
thực hiện mô hình này phải đầu tư từ nhà máy sản xuất nguồn thức ăn chăn nuôi đến
trang trại nuôi, nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm. Hiện tại C.P. Việt Nam có 9
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đắc Lắc, Hà Nội và Hải Dương. Sản xuất các
sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc (lợn, bò thịt, bò sữa), thức ăn gia cầm (gà thịt, gà
đẻ, vịt thịt, vịt đẻ, chim cút), và thức ăn thủy sản (tôm, cá). Thức ăn chăn nuôi Sản
phẩm thức ăn chăn nuôi và thủy sản của C. P. Việt Nam được sản xuất từ nguồn
nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại để kiểm
soát tốt giá trị dinh dưỡng và tồn dư chất cấm trong nguyên liệu. Nhà máy thế hệ mới,
hiện đại nhất giúp quá trình phối trộn, diệt khuẩn, ép viên và đóng gói là những yếu tố

26
tạo thành hệ thống hoàn chỉnh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản chất lượng
cao, nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn của con vật, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và tối đa lợi nhuận cho người chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi C. P. Việt Nam
hợp tác với người dân Việt Nam phát triển các trang trại chăn nuôi công nghiệp về lợn,
gà và thủy sản trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó C. P. Việt Nam chú
trọng phát triển chăn nuôi ở khu vực xa dân cư trên vùng đất ít có lợi thế trồng trọt
nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, sử dụng nguồn lao động địa phương tại chổ, đồng
thời tận dụng nguồn phân bón hữu cơ phát triển hệ thống cây trồng – vật nuôi mới,
tăng năng suất cây trồng và gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích đất.
Cùng với lợi thế về sản xuất thức ăn chăn nuôi, C. P. Việt Nam còn là nhà cung
cấp cho người chăn nuôi trong nước các giống vật nuôi chất lượng cao về lợn, gà đẻ
trứng, gà thịt, các giống tôm, cá. Nguồn gen để tạo lập quần thể giống vật nuôi của
C.P. Việt Nam được nhập khẩu từ những công ty uy tín nhất trên thế giới. Trải qua quá
trình nuôi thích nghi, đánh giá di truyền và chọn lọc, con giống của C.P. Việt Nam có
khả năng chống chịu bệnh tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Nhà máy chế biến thực phẩm Sản phẩm thực phẩm của C. P. Việt Nam được sản xuất
từ hệ thống được kiểm soát chặt chẽ theo nguyên tắc chuỗi khép kín “Thức ăn chăn
nuôi - Trang trại chăn nuôi – Nhà máy chế biến thực phẩm” (Feed-Farm-Food). C. P.
Việt Nam hiện có ba nhà máy chế biến thực phẩm và thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai và
Hà Nội. Nhà máy chế biến thực phẩm Phú Nghĩa, Hà Nội là nhà máy thuộc thế hệ mới
được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu với công nghệ cao và đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu sang các nước EU.
Ngay từ đầu quá trình phát triển sản xuất tại Việt Nam, C.P. Việt Nam đã tập
trung đầu tư khá bài bản các nhà máy thức ăn chăn nuôi bằng các thiết bị và giải pháp
công nghệ thế hệ mới, hiện đại như: máy nghiền cám công nghệ Pháp; máy nén viên
công nghệ Mỹ, Thái-lan; công nghệ lấy nước nóng từ bồn sấy ở áp lực cao để bơm vào
nồi hơi để tiết kiệm nước và nhiên liệu; xử lý mùi bằng công nghệ SIMATEX… giúp
quá trình phối trộn, diệt khuẩn, ép viên và đóng gói tạo thành hệ thống hoàn chỉnh.
Nguồn nguyên liệu đầu vào cũng được kiểm soát chặt chẽ, bằng hệ thống phòng thí
nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, sử dụng rô-bốt lấy mẫu tự động
để lấy được mẫu đại diện ở tất cả các vị trí của lô hàng nhập vào công ty, đến việc
kiểm tra chất lượng nguyên liệu lưu trữ trong kho và các giai đoạn trong suốt quá trình
sản xuất, nhằm bảo đảm chất lượng thành phẩm đạt tiêu chuẩn quy định hệ thống an
toàn thực phẩm GMP&HACCP, ISO 22000 và hệ thống an toàn nông nghiệp quốc tế
GLOBAL G.A.P… giúp kiểm soát tốt giá trị dinh dưỡng và tồn dư chất cấm có trong
nguyên liệu, bảo đảm thức ăn chăn nuôi luôn đạt chất lượng, giúp nâng cao hiệu quả
chuyển hóa thức ăn của con vật, giảm thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.
27
CP Việt Nam đang chiếm tới 7% thị phần thịt heo, 16% trứng gà công nghiệp
và 22% thịt gà công nghiệp. Hiện tại, CP Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ
thống mô hình 3F trên tất cả các loại vật nuôi mà CP Việt Nam tham gia chăn nuôi như
heo, gà đẻ trứng, gà thịt và thủy sản. Trong đó điển hình là ngành thủy sản, mà sản
phẩm cuối cùng hiện nay là tôm và cá tra được chế biến tại hai nhà máy tôm đông lạnh
Huế (Thừa Thiên – Huế) và nhà máy chế biến thủy sản Bến Tre. Nhờ thực hiện theo
mô hình 3F, đảm bảo an toàn từ khâu thức ăn thủy sản tới khâu nuôi ở trang trại và
khâu chế biến, nên các sản phẩm thủy sản thành phẩm của CP Việt Nam đã nhanh
chóng thâm nhập được vào các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Mỹ. Đặc biệt,
CP Việt Nam đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm Phú Nghĩa (Hà Nội)
với công suất chế biến hiện đã ở mức khoảng 3.000 tấn/năm, nhà máy chế biến thực
phẩm Biên Hòa (Đồng Nai) công suất 3.800 tấn/năm, nhằm cung cấp sản phẩm thực
phẩm an toàn cho thị trường trong nước, với các sản phẩm như gà quay, xúc xích, lạp
xưởng ...
Ngoài ra, trang trại chăn nuôi được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn hàng đầu
châu Âu, quá trình chăn nuôi được kiểm soát khắt khe với chuồng trai biệt lập, đảm
bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi, đảm bảo năng suất… Đặc biệt, trong chăn
nuôi lợn, C.P. Việt Nam đã kết hợp hài hòa các giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận cao
cho người chăn nuôi, đảm bảo một môi trường chăn nuôi xanh sạch và an toàn theo
tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài việc cung cấp các giống vật nuôi tốt nhất, C.P. Việt Nam
luôn đảm bảo việc sản xuất đi kèm với các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường. Tất
cả chất thải sau khi xử lý phải có nồng độ thấp, hiệu quả xử lý chất thải cao (lên đến
90%) đồng thời được thu hồi và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Sản phẩm
thực phẩm của C.P. Việt Nam được sản xuất từ hệ thống được kiểm soát chặt chẽ theo
nguyên tắc chuỗi khép kín “Thức ăn chăn nuôi – Trang trại chăn nuôi – Nhà máy chế
biến thực phẩm” (Feed-Farm-Food). C. P. Việt Nam hiện có ba nhà máy chế biến thực
phẩm và thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai và Hà Nội. Nhà máy chế biến thực phẩm Phú
Nghĩa, Hà Nội là nhà máy thuộc thế hệ mới được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn
châu Âu với công nghệ cao và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước EU. Hệ thống
sản xuất đa ngành khép kín theo mô hình “Thức ăn chăn nuôi – Trang trại – Thực
phẩm” là một thế mạnh của công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam trong sản xuất
thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng.
Đầu năm 2023, Công ty CP Việt Nam đã nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất
lượng cao nhóm ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y, thủy sản. Hội doanh
nghiệp hàng Việt Nam vừa chất lượng cao tổ chức sự kiện công bố Hàng Việt Nam
chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn 2023. Với chủ đề "Hành trình đến nền
kinh tế xanh", chương trình trao chứng nhận cho 519 doanh nghiệp; đồng thời tổ chức
28
triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp nhận danh hiệu; doanh nghiệp phát triển
xanh, bền vững. Chứng nhận cho thấy các hoạt động kinh doanh của đơn vị đã có
thành tích trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Công ty cũng nhận
được sự tín nhiệm, bình chọn từ người tiêu dùng với các chiến lược hoạt động; chính
sách định hướng vào khách hàng và thị trường; đo lường, phân tích và quản lý tri thức;
quản lý nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của công ty
thời gian qua.
3.1.2. Giá
Một trong nhiều vấn đề mà CP FOODS gặp phải đó là giá cả của các mặt hàng
nông sản do công ty cung cấp thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến
cung cầu, hoặc dịch bệnh, hay nói cách khác, giá cả của các hàng hóa do CP FOODS
đã thành công trong việc giữ sản phẩm của mình ở mức giá trung bình và ổn định
tương đối, làm tăng mức độ tin cậy và sự phù hợp với các khách hàng B2B.
Theo số liệu cung cấp bởi CP FOODS, các mặt hàng căn bản của công ty có mức giá
như sau:
Tên sản phẩm Giá (VNĐ)

Cánh gà (500g) 47,000

Chân gà (500g) 37,000

Đùi gà góc tư (500g) 37,000

Đùi tỏi gà CP (500g) 55,000

Trứng gà (10 quả) 23,000

Má đùi gà 35,000

Sụn gà (1kg) 95,000

Xương gà nguyên con (1kg) 33,000

Thịt ba rọi heo tươi (500g) 96,000

Thịt đùi heo tươi (500g) 72,000

Chân giò heo (500g) 59,000

Thịt vai heo (300g) 37,000

Ba rọi heo rút sườn (500g) 123,000

29
Thịt heo nạc dăm tươi (500g) 82,000
(Nguồn: Cpfoods.vn)
Mặc dù cung cấp những sản phẩm sạch, CP Food vẫn luôn giữ được mức giá ổn
định trong những năm gần đây. Đặc biệt khi nguồn cung hạn chế, dịch tả lợn Châu Phi
hay dịch lợn tai xanh xuất hiện, CP Food vẫn đảm bảo chất lượng và giá cả cho các
khách hàng B2B của mình, không tăng giá ngay cả khi lượng cầu tăng cao.
3.1.3. Phân phối
CP FOODS hiện nay là một tập đoàn toàn cầu, hoạt động tại 17 quốc gia, và có
dòng xuất khẩu sang 30 thị trường, với mức phát triển dân số và thị trường tiêu dùng
ngày càng lớn, CP FOODS sử dụng hai kênh phân phối chính nhằm mở rộng khả năng
tiếp cận khách hàng bao gồm các cửa hàng chính thức của CP FOODS và hệ thống
siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, CP FOODS cũng áp dụng việc bán hàng thông
qua các sàn thương mại điện tử, nhằm tăng khả năng tiếp cận của khách hàng cũng
như đơn giản hóa và tiện lợi quy trình bán hàng. Hệ thống phân phối sản phẩm chăn
nuôi heo của CP bao gồm: Trung tâm phân phối heo hơi tại Đồng Nai, Bình Dương; hệ
thống phân phối thịt heo mảnh và hệ thống đại lý bán sỉ và bán lẻ thịt heo pha lóc. Để
đáp ứng nhu cầu phân phối thực phẩm, nhiều hệ thống cửa hàng thực phẩm CP ra đời
như: CP Freshmart, CP Porkshop, CP Food. Địa điểm bán thịt heo CP trải dài ở các
tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hòa, Đồng Nai, … Tại các
tỉnh miền bắc thì có Winmart, Circle K, Coopmart, lotte, Big C, … và nhiều cửa hàng
bán lẻ khác. Đồng thời, CP Food house được phát triển từ website bán hàng online đến
kênh bán hàng khác bao gồm các sàn TMĐT và store trên các trang mạng xã hội.
Hầu như các cửa hàng bán sản phẩm của CP đều được phân bổ ở những nơi
thuận tiện đi lại và dễ dàng mua sắm. Hiện tại, đứng đầu thị trường thịt heo là CP Việt
Nam, công ty con của Tập đoàn CP Thái Lan, với thị phần ước tính khoảng 17-18%.
Sản phẩm của CP có độ phủ rộng ở hầu hết siêu thị lớn và các cửa hàng bán lẻ trên
toàn quốc.
3.1.4. Xúc tiến

30
Tổ chức sự kiện: Lấy cảm hứng từ tình hình thực tế ai cũng trở thành “đầu bếp”
trong mùa dịch, cũng như khuyến khích mọi người phát huy tinh thần nấu ăn tại nhà vì
sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng, CP Foods đã hợp tác cùng Zreation Agency cho
ra đời cuộc thi nấu ăn “CP – Đầu bếp tại gia”. Đồng hành cùng các thí sinh chính là sự
tham gia của ca sĩ Thuỷ Tiên và Quán quân MasterChef Việt Nam 2015 Nguyễn Thanh
Cường, với sự dẫn dắt của MC Trường Giang. Thông qua chiến dịch “Đầu bếp tại gia”,
CP Foods mong muốn biến những khoảnh khắc bên gia đình trong giai đoạn khó khăn
này sẽ trở thành những kỷ niệm đặc biệt, từ đó cùng bạn lan toả nguồn năng lượng tích
cực, lối sống lạc quan và tình yêu với căn bếp đến cộng đồn
Xúc tiến bán: CP foods có những chính sách xúc tiến bán cho các đại lý, siêu
thị, các cửa hàng, nhà hàng, bếp ăn như trợ giá khi khách hàng nhập với số lượng lớn
và với các khách hàng B2B thân thiết. CP food tài trợ trưng bày sản phẩm của mình ở
các hệ thống cửa hàng thực phẩm CP như: CP Fresh mart, CP Porkshop, CP Food và
hỗ trợ xúc tiến cho họ.
Quan hệ công chúng: Mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn
đàn Thực phẩm bền vững - Sustainable Food Forum 2023". Chương trình quy tụ hơn
300 nhà lãnh đạo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, tổ chức xã hội
hàng đầu tại Việt Nam với tầm nhìn chung về thúc đẩy đổi mới và phát triển một tương
lai bền vững cho hệ thống thực phẩm hiện nay. Đại diện từ Công ty cổ phần chăn nuôi
C.P. Việt Nam - Bà Lê Nhật Thùy, Phó Tổng Giám đốc cấp cao với tham luận về chủ
đề "Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và các hoạt động bảo vệ môi trường bền
vững" - góc nhìn từ doanh nghiệp. Tham luận xoay quanh các vấn đề về tình hình
lương thực thực phẩm tại Việt Nam và trên thế giới cùng với những nỗ lực mà doanh
nghiệp đang thực hiện để góp phần vào việc chống lãng phí và thất thoát thực
phẩm.Đặc biệt chương trình đã diễn ra Lễ tôn vinh các sáng kiến và Nỗ lực phát triển
thực phẩm bền vững 2023. Lễ tôn vinh đã vinh danh các các nhân, tập thể có nhiều
hoạt động tích cực, mang đến những tác động to lớn trong việc đảm bảo sức khỏe,
31
dinh dưỡng cộng đồng và an ninh lương thực trong những năm qua đặc biệt là giai
đoạn cao điểm của dịch bệnh Covid 19. Quỹ Hỗ trợ từ thiện C.P. Việt Nam cũng đã
nhận giải thưởng thành tựu nổi bật. Cùng với GS. TS. NGND Võ Tòng Xuân, ông
Sooksunt Jiumjaswanglerg – Phó chủ tịch điều hành CPF (Tập đoàn CP) đã vinh dự
nhận giải thưởng “Thành tựu cống hiến trọn đời”. Với ông Sooksunt
Jiumjaiswanglerg, đây là giải thưởng ghi nhận những thành tựu và cống hiến của ông
trong hành trình cùng bà con nông dân phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao chất
lượng thực phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng từ đạm động vật đủ đầy cho người dân Việt
Nam.
3.2. Phân tích và đánh giá mức độ đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và môi
trường kế hoạch hóa marketing chiến lược của công ty Cổ phần chăn nuôi CP
3.2.1. Phân tích thực trạng loại hình marketing chiến lược đối với sản phẩm của
CP Food
 Chiến lược xâm nhập thị trường
C.P gia nhập thị trường Việt Nam ngay từ khi đất nước bắt đầu mở cửa. Đến
năm 1993, công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam được thành lập và xây nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai. Tại Việt Nam, CP Foods đã triển khai
nhà máy chế biến xúc xích hiện đại và tự động bậc nhất (hiện đại hơn Thái Lan). Việt
Nam là thị trường lớn thứ 3 mà CP Foods đầu tư vận hành, thị trường xuất khẩu nhiều
nhất là Anh, Nhật, Đức.
Có lợi thế từ việc tiên phong gia nhập thị trường, cộng với chu trình sản xuất
khép kín và lợi thế từ tập đoàn mẹ, C.P Việt Nam hiện đã trở thành một trong những
ông lớn có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thức ăn chăn nuôi cũng như thị trường
thịt lợn, thịt gà. Montri Suwanposri, Giám đốc điều hành của CP Việt Nam, cho biết
đến nay công ty đã đầu tư tổng cộng 1 tỷ USD vào Việt Nam sau khi vào thị trường
Việt Nam từ năm 1993. CP Foods mở rộng hoạt động tại Việt Nam, chiếm 15% trong
tổng doanh thu của công ty, bằng cách đầu tư thêm vào các nhà máy chế biến thịt.
Năm 2014, C.P Vietnam đạt doanh thu 2,07 tỷ USD, trong đó riêng mảng thức
ăn chăn nuôi đạt 867 triệu USD. Phần còn lại đến từ chăn nuôi và chế biến thực phẩm
với 1,2 tỷ USD. Điều đáng nói là, không nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đạt
được con số doanh thu ấn tượng lên tới hơn 2 tỷ USD như CP Vietnam.
Rõ ràng các doanh nghiệp trong ngành đều đang gây sức ép lên vị trí số 1 của C.P
Vietnam, đặc biệt tại 2 mảng lớn là thức ăn thủy sản và thức ăn nuôi heo. Tuy nhiên,
với vị thế lớn trên cả 2 mảng chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, tầm ảnh hưởng của C.P
đối với thị trường chăn nuôi Việt Nam nói chung vẫn rất lớn
 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của CP FOODS

32
Nhận thức được trước yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, CP
FOODS thay đổi tư duy sản xuất theo hướng “ đưa chất lượng ngon và sạch lên hàng
đầu ”. Tuy nhiên, không chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà sản phẩm còn phải thỏa
mãn cả về tính đa dạng thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. Xúc xích và lạp
xưởng của CP FOODS được chế biến từ thịt heo và gà chất lượng cao, gồm nhiều loại
khác nhau như xúc xích Vealzcp 8pc, xúc xích Gold tiệt trùng, xúc xích Hồ Lô, xúc
xích Red CP Tiệt Trùng, xúc xích Superchef 3A, xúc xích Phô Mai, xúc xích CP
Cocktail, xúc xích vườn bia CP,.... hay lạp xưởng gồm những bao gồm lạp xưởng tươi
CP và lạp xưởng Mai Quế Lộ.
Từ nhiều năm nay, sản phẩm lạp xưởng Mai Quế Lộ CP luôn nhận được sự tin
dùng và đánh giá cao về chất lượng của người tiêu dùng Việt. Để làm ra những sản
phẩm chất lượng, Công ty C.P.Việt Nam luôn chú trọng nghiên cứu, phát triển công
thức với thành phần chủ đạo là thịt heo CP kết hợp với rượu Mai Quế Lộ trứ danh.
 Chiến lược bao phủ thị trường
Sản phẩm xúc xích - lạp xưởng của công ty CP FOODS có độ bao phủ rộng về
mặt quy mô từ trung tâm mua sắm, siêu thị lớn, cho tới những cửa hàng kinh doanh có
quy mô vừa. Tập trung cung cấp ở các khu vực phía bắc là Hà Nội và các tỉnh thành
lân cận. Sản phẩm cũng đang được mở rộng tới các thị trường phát triển như: Ninh
Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ,.... Phía nam gồm : Thành Phố
HCM, Đà nẵng và các tỉnh thành lân cận khác. Những minimart, siêu thị xuất hiện dày
đặc ở những khu chung cư, các văn phòng làm việc hay gần những khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp cho tới các trường học, bệnh viện lớn. Tuy nhiên còn phân phối các
sản phẩm xúc xích và lạp xưởng hạn chế ở khu vực thị trường nông thôn
3.2.2. Đáp ứng môi trường marketing chiến lược
 Ưu điểm
Tận dụng được thế mạnh về nguồn nguyên liệu chất lượng cao và quy trình sản
xuất hiện đại của công ty. CPFoods có hệ thống trang trại và nhà máy sản xuất đạt tiêu
chuẩn quốc tế, đảm bảo cung cấp cho khách hàng B2B các sản phẩm sạch và an toàn,
không chứa chất bảo quản, hóa chất hay chất gây ô nhiễm. Công ty cũng áp dụng các
công nghệ tiên tiến và hiệu quả trong quá trình sản xuất, như công nghệ chế biến lạnh,
công nghệ bao bì thông minh hay công nghệ quản lý chuỗi cung ứng.
Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng B2B về sản phẩm đảm bảo chất
lượng và an toàn. Công ty có khả năng cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách
hàng B2B, như kích thước, hình dạng, màu sắc, hương vị hay bao bì. Công ty cũng có
thể tùy biến các sản phẩm theo nhu cầu của từng thị trường địa phương hay quốc tế.
Bằng cách này, CPFoods không chỉ giữ vững chỗ đứng của mình trong ngành công

33
nghiệp thực phẩm, mà còn mang lại giá trị cao cho khách hàng B2B và người tiêu
dùng cuối cùng.
Tạo được sự tin tưởng và uy tín với khách hàng B2B nhờ vào thương hiệu
CPFoods đã được biết đến rộng rãi. CPFoods là một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch và an toàn nói
chung và xúc xích -lạp xưởng nói riêng cho thị trường B2B tại Việt Nam và khu vực.
Công ty đã được trao nhiều giải thưởng và chứng nhận uy tín từ các tổ chức trong và
ngoài nước, như ISO 9001, HACCP, HALAL hay VietGap. Công ty cũng đã xây dựng
được một mạng lưới khách hàng B2B lớn và ổn định, bao gồm các nhà hàng, khách
sạn, siêu thị, trường học hay bệnh viện.
Tăng được doanh số bán hàng và lợi nhuận nhờ vào việc cung cấp sản phẩm với
giá cả hợp lý và chính sách hỗ trợ cho khách hàng B2B. CPFoods có chiến lược giá cả
linh hoạt và cạnh tranh, phù hợp với từng loại sản phẩm và từng thị trường. Công ty
cũng có chính sách hỗ trợ cho khách hàng B2B, như giảm giá số lượng, miễn phí giao
hàng, hậu mãi hay tư vấn kỹ thuật. Công ty luôn nỗ lực để duy trì mối quan hệ tốt đẹp
với khách hàng B2B và tăng cường sự hài lòng của họ. Nhờ vậy, CPFoods có thể thu
hút và giữ chân được nhiều khách hàng lớn như các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, hoặc
các đơn vị tổ chức sự kiện.
 Nhược điểm
Công ty chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường sự khác biệt sản phẩm
và dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể làm giảm lợi thế cạnh
tranh của công ty và làm mất cơ hội thu hút và giữ chân khách hàng. Công ty cần
nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và vấn
đề của họ, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và tạo ra sự độc đáo và ưu việt cho sản
phẩm xúc xích lạp xưởng của mình.
CPFoods cần cải thiện việc quản lý và hỗ trợ các đại lý và nhà phân phối để
đảm bảo chất lượng. CPFoods đã có một mạng lưới phân phối rộng khắp và hiệu quả
cho các sản phẩm. Việc tập trung quá nhiều vào phát triển kênh phân phối có thể làm
giảm chất lượng chăm sóc khách hàng và gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Công
ty cần cân bằng giữa việc mở rộng thị phần và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng
hiện tại. Công ty cần đầu tư vào việc nâng cao năng lực nhân viên bán hàng và dịch vụ
khách hàng, để họ có thể tư vấn, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của khách hàng một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Về khuyến mãi, CPFoods chưa có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và
thường xuyên đối với khách hàng B2B. Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán
hàng và thị phần của công ty trong một thị trường cạnh tranh cao. Trên thị trường Việt
Nam, CPFoods phải đối mặt với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Vissan, Duc
34
Viet, Cau Tre, Ba Huan.... Để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng, CPFoods
cần phải có những chiến lược xúc tiến, khuyến mãi sáng tạo và phù hợp với nhu cầu
của khách hàng B2B mua để bán lại.
Không có sự đa dạng hóa trong các kênh truyền thông và tiếp thị, chỉ dựa vào
các hoạt động quảng cáo truyền thống như báo chí, truyền hình, biển quảng cáo. Điều
này làm giảm hiệu quả tiếp cận và thu hút khách hàng B2B, đặc biệt là trong thời đại
công nghệ số hiện nay. CPFoods cần nâng cao khả năng sử dụng các kênh truyền
thông và tiếp thị hiện đại hơn.

CHƯƠNG 4: HÀM Ý TỪ PHÂN TÍCH

4.1. Đối với thị trường mục tiêu của công ty


Tại Việt Nam, CP chủ yếu cung cấp sản phẩm thực phẩm tươi sống cho các
chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị nên công ty sẽ tập trung vào các đoạn thị trường có
đông dân cư như các tỉnh thành lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,...). Vì vậy, CP
FOODS nên chú trọng xây dựng các kế hoạch marketing chi tiết và bám sát với đặc
điểm của đoạn thị trường mục tiêu này.
Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc đến phương án mở rộng thị trường đến các
vùng nông thôn đang đô thị hóa (các huyện ở các tỉnh lẻ). Ở các tỉnh lẻ, người dân
thường mua thực phẩm tươi sống tại các chợ nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ mà CP hoàn toàn có thế mạnh về khía cạnh này.
Hơn nữa, các loại xúc xích tươi cũng chưa được bán phổ biến và đa dạng như ở các
tỉnh thành lớn mà mức sống của người dân tại các nơi đó cũng đang được cải thiện =>
CP FOODS hoàn toàn có thể thâm nhập thị trường với các sản phẩm hiện tại đang
kinh doanh.
4.2. Đối với kế hoạch marketing chiến lược của công ty
Hiện nay CP FOODS đã gây dựng được thương hiệu trên thị trường F&B nên
công ty hoàn toàn có thể đa dạng hóa sản phẩm theo phân khúc cao cấp. Ngoài thịt gà
và thịt heo ra thì CP FOODS có thể mở rộng kinh doanh các sản phẩm khác như thịt
bò (ức bò, ba chỉ, bắp bò, sườn,...). Đối với các loại xúc xích tươi có thể đa dạng hóa
bằng cách kết hợp nhiều loại gia vị đậm đà hơn (tỏi, sốt ớt, ớt bột, 1 số loại rau thơm:
thì là, mùi,...). Hoặc phát triển thêm loại xúc xích chay vì hiện nay xu hướng sống
khỏe đang được ưa chuộng, xúc xích sáp (là loại xúc xích được pha trộn từ thịt lợn,
thịt bò hoặc thịt gà, pha trộn với các loại gia vị và bơ).
Khi lựa chọn nhiều đối tác để phân phối dễ gây ra xung đột trong kênh, CP
FOODS có thể đưa ra nhiều ưu đãi hơn (chiết khấu nhiều hơn) với các nhà phân phối

35
uy tín như Winmart, Coopmart, GO hoặc cung cấp sản phẩm độc quyền => tạo được
sự tin tưởng và lòng trung thành.
Có thể xem xét tăng tần suất khuyến mãi sản phẩm theo các chương trình của
kênh phân phối bán lẻ.
Ví dụ: GO thường có các chương trình khuyến mãi theo ngày, giờ, tuần thì CP
FOODS có thể tham khảo và cùng kết hợp.
Thời đại 4.0 là thời đại lên ngôi của công nghệ thông tin, các kênh truyền thông
online là một trong những lựa chọn tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp thu hút
khách hàng của mình. CP FOODS có thế đẩy mạnh việc tìm kiếm và thu hút khách
hàng B2B trên các website như linkedin, tik tok,... Ngoài ra, CP FOODS có thể đăng
ký tham gia các sự kiện ẩm thực, hội chợ ẩm thực nhằm quảng bá sản phẩm của mình
cũng như thu hút hiệu quả hơn các khách hàng tiềm năng.

36
KẾT LUẬN
Từ đề tài: “Lựa chọn một công ty TMBB, nhận dạng và phân tích đặc điểm các
phân đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp TMBB này? Phân tích và đánh giá
thực trạng kế hoạch hóa marketing chiến lược của công ty TMBB này đáp ứng với
đoạn thị trường mục tiêu và môi trường marketing?” Nhóm đã lựa chọn sản phẩm thực
phẩm tươi sống để phân tích và đánh giá thực trạng kế hoạch marketing chiến lược của
Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.
Qua phần đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng đoạn thị trường mục tiêu và
môi trường marketing của công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, có thể thấy rằng
công ty đã làm khá tốt với các khách hàng doanh nghiệp. Các chiến lược công ty đề ra
về giá, xúc tiến, sản phẩm hay phân phối đều đảm bảo được nguồn doanh thu ổn định
cho công ty.

37
PHỤ LỤC
1) Philip Kotler, (2009), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội,
Hà Nội.
2) GS.TS. Nguyễn Bách Khoa & TS. Cao Tuấn Khanh, (2011), Giáo trình
Marketing Thương Mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
3) Slide học phần Marketing Thương Mại của Bộ Môn Quản Trị Marketing,
Trường Đại học Thương Mại.
4) Tài liệu 247, (2021), “Nhận dạng và phân tích đặc điểm phân đoạn thị trường
mục tiêu của công ty C.P. Việt Nam. Lựa chọn 1 phân đoạn thị trường mục tiêu đã
nhận dạng, phân tích và đánh giá thực trạng loại hình Marketing chiến lược và
marketing mix trong đáp ứng với phân đoạn thị trường và môi trường marketing. Đưa
ra giải pháp đề xuất cho thời gian tới cho doanh nghiệp”, từ
<https://123docz.net/document/8367948-nhan-dang-va-phan-tich-dac-diem-phan-
doan-thi-truong-muc-tieu-cua-cong-ty-c-p-viet-nam-lua-chon-1-phan-doan-thi-truong-
muc-tieu-da-nhan-dang-phan-tich.htm>.
5) Tầm nhìn & Sứ mệnh của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam, từ
<https://www.cp.com.vn/gioi-thieu/tam-nhin-su-menh>.

38

You might also like