You are on page 1of 3

KIỂM TRA THƯỜNG KÌ

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Họ và tên: Bùi Đình Bá


Lớp : DHQT16AQN
MSSV : 20002655

Câu 1: Xuất khẩu tư bản là gì? Tại sao xuất khẩu tư bản là tất yếu khách
quan của quá trình phát triển nền sản xuất mang tính toàn cầu hóa?
 Xuất khẩu tư bản là gì?
- Đối với nước xuất khẩu.
+ Giải quyết được mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế của nước
xuất khẩu (tìm nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao, bán được hàng
hóa, mở rộng thị trường, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng
+ Bành trướng được vị thế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày
càng gay gắt. Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành
trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm
vi toàn thế giới.
- Đối với nước nhập khẩu.
+ Phát triển LLSX (trình độ người lao động, TLSX)
+ Cơ cấu đầu tư lớn lên => cơ cấu nền kinh tế thay đổi => cơ
cấu ngành nghề, việc làm, thu nhập thay đổi,..
+Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, chiến lược
sản xuất của nền kinh tế.
+Tập trung sản xuất lớn : Hình thành các khu công nghiệp, khu
dân cư đô thị lớn, trung tâm tài chính.
- Theo Lê Nin “Các nước xuất khẩu Tư Bản hầu như bao giờ
cũng có khả năng thu được một số “lợi” nào đó”. Chính đặc
điểm này là nhân tố kích thích các nhà Tư Bản có tiềm lực hơn
trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Bởi vì khi mà nền
công nghiệp đã phát triển, đầu tư trong nước không còn có lợi
nhuận cao nữa. Mặt khác các nước lạc hậu hơn có lợi thế về đất
đai, nguyên liệu, tài nguyên nhân công… lại đưa lại cho nhà
đầu tư lợi nhuận cao, ổn định, tin cậy và giữ vị trí độc quyền
- Thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế
hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông
thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn
què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.
Vì vậy xuất khẩu tư bản mang tính tất yếu khách quan của
một hiện tượng kinh tế khi mà quá trình tích luỹ và tập trung đã
đạt đến một độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu ra nước ngoài.
Đây cũng là quá trình phát triển sức sản xuất của xã hội vươn ra
Thế Giới, thoát khỏi khuân khổ chật hẹp của quốc gia, hình
thành quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Câu 2: Hướng này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới?
- Việt nam đang trong quá trình chuyển từ nên kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết
quá đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực,
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu… Tuy nhiên VN cũng còn
đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình
phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, VN thiếu
vống thị trường, công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý
để xây dựng và phất triển.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI )
là một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng
đối vơi tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm vơi nô lệ là sự
chuyển giao về vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm
trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển
đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với việc
thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong hơn
10 năm qua VN đã thu hút được lượng vốn đầu tư đăng ky đạt
hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báu để xây dựng và phát
triển kinh tế VN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm
cho hàng vạn lao động, góp phần vào tăng GDP và kim ngach
xuất khẩu. Nước ta đã và đang tiếng hành từng bước hội nhập
nền kinh tế hu vực và thế giới. Bên cacnhj việc tiếp tục thúc đẩy
quan hệ song phương về các mặt thương mại, đầu tư và trao đổi
trên nhiều lĩnh vực khác theo hướng đa dạng hóa, đa phương
hóa, từng bước đảm bảo thực hiện quyền tự do hợp tác kinh
doanh đối với nước ngoài đối với mọi doanh nghiệp, nước ta
tham gia đầy đủ hơn vào cơ chế đa phương nhằ thu hút tối đa
nguồn lực bên ngoài cho phát triển, thúc đẩy cải cách thể chế
kinh tế thị trường.
- Vì thế trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giởi tạo nhiều cơ hợi cho VN phát triển. Để có thể
tận dụng được cơ hội chúng ta phải chủ động hội nhập, xây
dung chiến lược cơ cấu thích ứng vào nền kinh tế thế giới để
nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn, dần trở thành
một thực thể hữu cơ của kinh thế khu vược và kinh tế thế giới.

You might also like