You are on page 1of 72

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GDNN VỐN ODA CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN &
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA

TÀI LIỆU TƯ VẤN


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

(Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên dạy kỹ năng mềm, nhà phát triển chương
trình đào tạo và các nhà quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp)

Hà Nội, 2022
GIỚI THIỆU

Mục đích tài liệu: Tài liệu này được biên soạn để hướng dẫn phát triển đào tạo
Kỹ năng mềm (KNM) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
các mục đích chính:
- Giới thiệu các kỹ năng mềm của thế kỷ 21.
- Hướng dẫn phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp.
- Cung cấp tài liệu tập huấn Chương trình đào tạo phát triển
kỹ năng mềm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tài liệu này dành - Các giáo viên, nhà phát triển chương trình được giao nhiệm
cho ai? vụ phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
- Các giáo viên tham gia khóa tập huấn về Chương trình đào
tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
- Các giáo viên và cán bộ quản lý muốn tham khảo tài liệu
này để xây dựng các chuyên đề kỹ năng mềm trong tổ chức
giáo dục của họ.
Cấu trúc tài liệu: Tài liệu này gồm 3 chủ đề chính:
Chủ đề 1: Các kỹ năng mềm thế kỷ 21.
Chủ đề 2: Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.
Chủ đề 3: Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong
chương trình đào tạo
MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ 1: CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21 ........................................................... 1


Bài 1.1: Khung các kỹ năng mềm thế kỷ 21 ............................................................. 1
Bài 1.2: Các kỹ năng mềm thế kỷ 21........................................................................ 5
Bài 1.3: Các chủ đề thế kỷ 21 ................................................................................ 11
CHỦ ĐỀ 2: DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21 ................................................ 14
Bài 2.1: Những sai lầm lớn nhất cần tránh khi dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 .... 14
Bài 2.2: Dạy các kỹ năng học tập và đổi mới ......................................................... 17
Bài 2.3: Dạy các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ ........ 21
Bài 2.4: Dạy các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp ...................................... 25
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21 TRONG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO ..................................................................................................... 36
Bài 3.1: Tại sao cần lồng ghép các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương trình đào
tạo? ........................................................................................................................ 36
Bài 3.2: Phân tích hiện trạng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương trình
đào tạo ................................................................................................................... 40
Bài 3.3: Mô hình môn học/ mô đun Kỹ năng mềm độc lập trong chương trình đào
tạo .......................................................................................................................... 43
Bài 3.4: Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua các hoạt động ngoại khóa/
cộng đồng .............................................................................................................. 47
Bài 3.5: Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong bài học chuyên môn.... 50
Bài 3.6: Hướng dẫn lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 ............. 53
Bài 3.7: Ví dụ minh họa lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21........ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 69
CHỦ ĐỀ 1: CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21

Bài 1.1: Khung các kỹ năng mềm thế kỷ 21

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Mô tả được các yếu tố chính trong khung các kỹ năng thế kỷ 21.
- Đánh giá được khả năng lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 vào trong các thành
phần hệ thống giáo dục.
- Hình thành được ý tưởng lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 vào chương trình
đào tạo.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 1. Các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 1.1. Khung các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Các kỹ năng mềm của thế kỷ 21 là gì?


Các kỹ năng mềm của thế kỷ 21 (21st-century soft skills) bao gồm các kỹ
năng, kiến thức, khả năng và thiên hướng phát triển đã được xác định mà học
viên cần để thành công trong công việc, cuộc sống và quyền công dân.
Năm 2002, Hiệp hội đối tác về Kỹ năng thế kỷ 21 (Partnership for 21st
Century Skills, viết tắt là P21) được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận để
thảo luận và thúc đẩy về tầm quan trọng của các kỹ năng thế kỷ 21 đối với tất cả
học viên, và sự sẵn sàng đặt chúng vào trung tâm của việc học.
Hình 1.1.1 mô tả một khung các kỹ năng thế kỷ 21 mô tả tất cả các yếu tố
quan trọng để đảm bảo sự sẵn sàng của mọi học viên cho thế kỷ 21.
Hình 1.1.1. Khung các kỹ năng thế kỷ 21
2. Các môn học và chủ đề chính của thế kỷ 21
Các môn học chính (key subjects) bao gồm tiếng Anh và ngôn ngữ; nghệ
thuật; toán; kinh tế học; khoa học; địa lý; lịch sử; giáo dục công dân. Ngoài ra,
các trường cần thúc đẩy sự hiểu biết của học viên trong chủ đề chính của thế kỷ
21 (21st century themes) ở cấp độ cao hơn bằng cách đưa ra các chủ đề liên
ngành vào các môn học chính:
- Nhận thức toàn cầu
- Học vấn về tài chính, kinh tế, kinh doanh, và khởi sự.
- Học vấn về công dân
- Học vấn về sức khỏe
- Học vấn về môi trường.
3. Các kỹ năng thế kỷ 21
Ba nhóm kỹ năng thế kỷ 21 gồm: các kỹ năng học tập và đổi mới
(Learning and innovation skills); các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền
thông và công nghệ (information, media & technology skills); các kỹ năng sống
và sẵn sàng nghề nghiệp (life & career skills).
Kỹ năng học tập và đổi mới nhằm chuẩn bị học viên cho môi trường làm
việc và cuộc sống ngày càng phức tạp trong thế giới ngày nay. Những kỹ năng
này bao gồm:
- Sáng tạo và đổi mới (Creativity & Innovation)
- Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (Critical Thinking & Problem Solving)
- Giao tiếp (Communication)
- Sự hợp tác (Collaboration)
Các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ: Ngày
nay, chúng ta đang sống trong một môi trường được định hướng bởi công nghệ
và truyền thông bằng khả năng truy cập với lượng thông tin dồi dào, sự thay đổi
nhanh chóng của các công cụ công nghệ và khả năng cộng tác và đóng góp của
từng cá nhân trên quy mô chưa từng có. Các công dân và người lao động hiệu
quả phải có khả năng thể hiện một loạt các kỹ năng tư duy chức năng và phản
biện, chẳng hạn như:
- Học vấn về thông tin (Information Literacy)
- Học vấn về phương tiện truyền thông (Media Literacy)
- Học vấn ICT (ICT - Information, Communications, & Technology Literacy)
Các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp: Học viên ngày nay cần phát
triển các kỹ năng tư duy, nội dung kiến thức cũng như năng lực xã hội và cảm
xúc để điều hướng các môi trường làm việc và cuộc sống phức tạp. Kỹ năng
sống và sẵn sàng nghề nghiệp cần thiết bao gồm:
- Tính linh hoạt và khả năng thích ứng (Flexibility & Adaptability)
- Khởi xướng và Định hướng bản thân (Initiative & Self-Direction)
- Kỹ năng xã hội và đa văn hóa (Social & Cross-Cultural Skills)
- Năng suất và trách nhiệm giải trình (Productivity & Accountability)
- Lãnh đạo và Trách nhiệm (Leadership & Responsibility)
Các kỹ năng thế kỷ 21 đòi hỏi một hệ thống hỗ trợ sáng tạo để thu hút
học viên thông qua các kỹ năng và kiến thức có thể áp dụng, các công nghệ
thích hợp và các kết nối thế giới thực để làm cho việc học trở nên phù hợp, cá
nhân hóa và hấp dẫn. Năm hệ thống hỗ trợ quan trọng để đảm bảo tất cả học
viên nhận được các trải nghiệm học tập nhằm xây dựng năng lực của thế kỷ 21:
Tiêu chuẩn và đánh giá, Chương trình giảng dạy và hướng dẫn, Phát triển
Chuyên nghiệp, và Môi trường học tập.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm chọn một nghề để thảo luận khả năng lồng ghép
các kỹ năng thế kỷ 21 vào trong các thành phần hệ thống giáo dục, bao gồm:
tiêu chuẩn học tập và đánh giá, chương trình giảng dạy và hướng dẫn, phát triển
chuyên nghiệp và môi trường học tập.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 1: CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
Bài 1.2: Các kỹ năng mềm thế kỷ 21

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Mô tả được các kỹ năng thế kỷ 21 cần lồng ghép trong chương trình đào tạo.
- Chia sẻ những kinh nghiệm lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 trong chương trình
đào tạo.
- Mở rộng ý tưởng lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 trong chương trình đào tạo.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 1. Các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 1.2. Các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Các kỹ năng học tập và đổi mới


Các kỹ năng học tập và đổi mới ngày càng được công nhận tầm quan
trong để chuẩn bị học viên cho một cuộc sống và môi trường làm việc ngày
càng phức tạp hơn trong thế kỷ 21. Tập trung vào sự sáng tạo, tư duy phản biện,
giao tiếp và cộng tác là điều cần thiết để chuẩn bị cho tương lai của học viên.
Những kỹ năng này được mô tả trong Bảng 1.2.1 dưới đây.
Bảng 1.2.1. Mô tả các kỹ năng học tập và đổi mới

Các kỹ năng Mô tả
Sáng tạo và đổi mới 1. Suy nghĩ sáng tạo
- Sử dụng các kỹ thuật tạo ý tưởng, chẳng hạn như động não.
- Tạo ra những ý tưởng mới và đáng giá.
- Trau chuốt, tinh chỉnh, phân tích và đánh giá các ý tưởng của
riêng họ để cải thiện và tối đa hóa các nỗ lực sáng tạo.
Các kỹ năng Mô tả
2. Làm việc sáng tạo với người khác
- Phát triển, thực hiện và truyền đạt những ý tưởng mới cho
người khác một cách hiệu quả; kết hợp đầu vào và phản hồi
của nhóm vào trong công việc.
- Trình diễn sự nguyên bản và sự sáng chế/ óc sáng tạo trong
công việc và hiểu các giới hạn thế giới thực để áp dụng các ý
tưởng mới.
- - Xem thất bại như một cơ hội để học hỏi; hiểu rằng sáng tạo
và đổi mới là một quá trình lâu dài, theo chu kỳ của những
thành công nhỏ và những sai lầm thường xuyên.
3. Thực hiện đổi mới
- Hành động dựa trên các ý tưởng sáng tạo để đóng góp hữu
ích và hữu hình cho lĩnh vực mà sự đổi mới sẽ xảy ra.
Tư duy phản biện và 1. Tư duy phản biện
giải quyết vấn đề - Sử dụng các kiểu lập luận (quy nạp, suy diễn,…) phù hợp với
tình huống.
- Sử dụng tư duy hệ thống.
- Phân tích cách các bộ phận của tổng thể tương tác với nhau
để tạo ra kết quả đầu ra tổng thể trong các hệ thống phức tạp.
- Đưa ra các phán xét và quyết định.
- Phân tích và đánh giá có hiệu quả các bằng chứng, lập luận,
tuyên bố và niềm tin.
- Phân tích và đánh giá các quan điểm thay thế chính.
- Tổng hợp và tạo mối liên hệ giữa thông tin và lập luận.
- Diễn giải thông tin và đưa ra kết luận dựa trên những phân
tích tốt nhất.
- Phản ánh một cách nghiêm túc về kinh nghiệm và quá trình
học tập.
2. Giải quyết vấn đề
- Giải quyết các loại vấn đề không quen thuộc khác nhau theo
cả những cách thông thường và sáng tạo.
- Xác định và đặt những câu hỏi quan trọng làm rõ các quan
điểm khác nhau và dẫn đến các giải pháp tốt hơn.
Giao tiếp và hợp tác - Diễn đạt các suy nghĩ và ý tưởng một cách hiệu quả bằng
cách sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời, bằng văn bản và
không lời dưới nhiều hình thức và ngữ cảnh khác nhau.
- Lắng nghe hiệu quả để giải mã ý nghĩa, bao gồm kiến thức,
giá trị, thái độ và ý định.
- Sử dụng giao tiếp cho nhiều mục đích (ví dụ: thông báo,
Các kỹ năng Mô tả
hướng dẫn, động viên và thuyết phục).
- Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông và công nghệ, và
biết cách phán xét hiệu quả của chúng như một cách ưu tiên
cũng như đánh giá tác động của chúng.
- Giao tiếp hiệu quả trong các môi trường đa dạng (bao gồm
đa ngôn ngữ).
- Cộng tác với những người khác.
- Thể hiện khả năng làm việc hiệu quả và tôn trọng với các
nhóm đa dạng.
- Rèn luyện tính linh hoạt và sẵn sàng giúp đỡ trong việc đưa
ra những thỏa hiệp cần thiết để hoàn thành mục tiêu chung.
- Chịu trách nhiệm chung trong công việc hợp tác và coi trọng
những đóng góp cá nhân của từng thành viên trong nhóm.

2. Các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ
Con người trong thế kỷ 21 sống trong môi trường công nghệ và phương
tiện truyền thông được định hướng bởi nhiều đặc điểm khác nhau, bao gồm: 1)
tiếp cận truy cập với lượng thông tin phong phú, 2) thay đổi nhanh chóng trong
các công cụ công nghệ, và 3) khả năng cộng tác và đóng góp cá nhân trên quy
mô chưa từng có. Những công dân và người lao động hiệu quả của thế kỷ 21
phải có khả năng thể hiện một loạt các kỹ năng tư duy phản biện và chức năng
liên quan đến thông tin, truyền thông và công nghệ. Những kỹ năng này được
mô tả trong Bảng 1.2.2 dưới đây.
Bảng 1.2.2. Mô tả các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ

Các kỹ năng Mô tả
Học vấn về 1. Truy cập và đánh giá thông tin
thông tin - Truy cập thông tin có hiệu suất (thời gian) và hiệu quả (nguồn).
- Đánh giá thông tin một cách phản biện và năng lực.
2. Sử dụng và quản lý thông tin
- Sử dụng thông tin một cách đúng đắn và sáng tạo cho vấn đề
đang bàn.
- Quản lý luồng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Áp dụng sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức / pháp lý xung
quanh việc truy cập và sử dụng thông tin.
Các kỹ năng Mô tả
Học vấn về 1. Phân tích phương tiện truyền thông
phương tiện - Hiểu cả cách thức và lý do các thông điệp truyền thông được xây
truyền thông và dựng và cho những mục đích gì.
công nghệ - Kiểm tra cách các cá nhân giải thích các thông điệp khác nhau, cách
các giá trị và quan điểm được bao gồm hoặc loại trừ, và cách phương
tiện truyền thông có thể ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi.
- Áp dụng sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức / pháp lý xung
quanh việc truy cập và sử dụng các phương tiện truyền thông.
2. Tạo sản phẩm truyền thông
- Hiểu và sử dụng các công cụ, đặc điểm và quy ước tạo sản phẩm
truyền thông thích hợp nhất.
- Hiểu và sử dụng hiệu quả các cách diễn đạt và diễn giải phù hợp
nhất trong các môi trường đa dạng, đa văn hóa.
- Học vấn về ICT (Thông tin, Giao tiếp và Công nghệ).
3. Áp dụng công nghệ hiệu quả
- Sử dụng công nghệ như một công cụ để nghiên cứu, tổ chức,
đánh giá và truyền đạt thông tin.
- Sử dụng các công nghệ kỹ thuật số (máy tính, smartphone, máy
tính bảng, v.v.), các công cụ truyền thông / mạng và mạng xã hội
một cách thích hợp để truy cập, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo
thông tin nhằm hoạt động thành công trong nền kinh tế tri thức.
- Áp dụng hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức / pháp lý xung
quanh việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin.

3. Các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp


Môi trường làm việc và cuộc sống ngày nay đòi hỏi nhiều hơn kỹ năng tư
duy và kiến thức nội dung. Khả năng điều hướng cuộc sống và môi trường làm
việc phức tạp trong thời đại thông tin cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi học viên phải
chú trọng phát triển đầy đủ các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp. Những
kỹ năng này được mô tả trong Bảng 1.2.3 dưới đây.
Bảng 1.2.3. Mô tả các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp

Các kỹ năng Mô tả
Linh hoạt và 1. Thích ứng với sự thay đổi
thích ứng - Thích ứng với các vai trò, trách nhiệm công việc, lịch trình làm việc
và bối cảnh khác nhau.
Các kỹ năng Mô tả
- Làm việc hiệu quả trong một bầu không khí mơ hồ và thay đổi các
ưu tiên.
2. Linh hoạt
- Kết hợp phản hồi một cách hiệu quả.
- Đối phó tích cực với những lời khen ngợi, thất bại và những lời chỉ
trích.
- Hiểu, thương lượng và cân bằng các quan điểm và niềm tin đa
dạng để đạt được các giải pháp khả thi, đặc biệt là trong môi trường
đa văn hóa.
Khởi xướng và 1. Quản lý mục tiêu và thời gian
tự định hướng - Đặt mục tiêu với các tiêu chí thành công hữu hình và vô hình.
- Cân bằng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Tận dụng thời gian và quản lý tải công việc hiệu quả.
2. Làm việc độc lập
- Theo dõi, xác định, ưu tiên và hoàn thành nhiệm vụ mà không cần
giám sát trực tiếp.
- Là những người tự định hướng.
- Vượt ra ngoài sự thành thạo cơ bản về các kỹ năng và / hoặc
chương trình giảng dạy để khám phá và mở rộng việc học của bản
thân cũng như các cơ hội để đạt được kiến thức chuyên môn.
- Thể hiện khởi xướng để nâng cao trình độ kỹ năng hướng chuyên
nghiệp.
- Thể hiện cam kết học tập như một quá trình suốt đời.
- Phản ánh một cách phê bình về những kinh nghiệm trong quá khứ
để thông tin về sự tiến bộ trong tương lai.

Kỹ năng xã hội 1. Tương tác hiệu quả với người khác


và đa văn hóa - Biết khi nào thích hợp để nghe và khi nào nói.
- Cử xử một cách tôn trọng, chuyên nghiệp.
2. Làm việc hiệu quả trong các nhóm đa dạng
- Tôn trọng sự khác biệt văn hóa và làm việc hiệu quả với những
người thuộc nhiều nền tảng văn hóa và xã hội.
- Phản ứng cởi mở với những ý tưởng và giá trị khác nhau.
- Tận dụng sự khác biệt xã hội và văn hóa để tạo ra những ý tưởng
mới và tăng cả sự đổi mới và chất lượng công việc.
Năng suất và 1. Quản lý dự án
trách nhiệm - Đặt ra và đáp ứng các mục tiêu, ngay cả khi đối mặt với những trở
giải trình ngại và áp lực cạnh tranh.
Các kỹ năng Mô tả
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch và quản lý công việc để đạt
được kết quả như mong muốn.
2. Sản xuất các sản phẩm
- Làm việc tích cực và có đạo đức.
- Quản lý thời gian và dự án hiệu quả.
- Đa nhiệm vụ.
- Tham gia tích cực, cũng như đáng tin cậy và đúng giờ.
- Thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp và đúng nghi thức.
- Hợp tác và cộng tác hiệu quả với các nhóm.
- Tôn trọng và đánh giá cao sự đa dạng của đội.
- Chịu trách nhiệm với các kết quả.
Lãnh đạo và 1. Hướng dẫn và dẫn dắt người khác
Trách nhiệm - Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề và liên cá nhân để gây ảnh
hưởng và hướng dẫn người khác hướng đến một mục tiêu.
- Tận dụng điểm mạnh của người khác để hoàn thành mục tiêu
chung.
- Truyền cảm hứng để người khác vươn tới những gì tốt nhất của họ
thông qua tấm gương và lòng vị tha.
- Thể hiện sự chính trực và hành vi đạo đức trong việc sử dụng ảnh
hưởng và quyền lực.
2. Chịu trách nhiệm với người khác
- Hành động có trách nhiệm với lợi ích của cộng đồng lớn hơn trong
tâm trí.

Thảo luận nhóm


Học viên trong các nhóm được phân công giải thích một nhóm kỹ năng
thế kỷ 21 và kinh nghiệm lồng ghép chúng tại cơ sở giáo dục.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 1: CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
Bài 1.3: Các chủ đề thế kỷ 21

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Mô tả được các chủ đề thế kỷ 21 cần lồng ghép trong chương trình đào tạo.
- Thiết kế được chủ đề thế kỷ 21 cho một khóa học KNM độc lập hoặc lồng ghép
trong bài học chuyên môn.
- Hình thành ý tưởng thiết kế các chủ đề thế kỷ 21 liên ngành.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 1. Các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 1.3. Các chủ đề thế kỷ 21
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Chúng tôi tin rằng các trường học phải chuyển sang không chỉ tập trung
vào việc thông thạo các môn học/ mô đun chính trong chương trình đào tạo mà
còn thúc đẩy sự hiểu biết về nội dung học thuật ở các cấp độ cao hơn bằng cách
lồng ghép các chủ đề liên ngành thế kỷ 21 vào trong các môn học chính:
- Nhận thức toàn cầu
- Học vấn về tài chính, kinh tế, kinh doanh, và khởi sự.
- Học vấn về công dân
- Học vấn về sức khỏe
- Học vấn về môi trường.
2. Mô tả các chủ đề chính thế kỷ 21
Bảng 1.3.1 dưới đây mô tả tóm tắt các chủ đề liên ngành thế kỷ 21 nên
được lồng ghép vào chương trình đào tạo như một khóa độc lập hoặc lồng ghép
vào trong các môn học/ mô đun.
Bảng 1.3.1. Mô tả các chủ đề chính thế kỷ 21

Các chủ đề chính Mô tả


Nhận thức toàn cầu - Sử dụng các kỹ năng thế kỷ 21 để hiểu và giải quyết các
vấn đề toàn cầu.
- Học hỏi và hợp tác làm việc với các cá nhân đại diện cho
các nền văn hóa, tôn giáo và lối sống đa dạng trên tinh thần
tôn trọng lẫn nhau và đối thoại cởi mở trong các bối cảnh cá
nhân, công việc và cộng đồng.
- Hiểu các quốc gia và nền văn hóa khác, bao gồm cả việc sử
dụng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh.
Học vấn về tài chính, - Biết lựa chọn kinh tế cá nhân phù hợp.
kinh tế, kinh doanh, - Hiểu được vai trò của kinh tế đối với xã hội.
và khởi sự. - Sử dụng các kỹ năng khởi sự (chẳng hạn như kỹ năng kỹ
thuật, kỹ năng lãnh đạo và quản lý kinh doanh và tư duy
sáng tạo) để nâng cao năng suất tại nơi làm việc và các lựa
chọn nghề nghiệp.
Học vấn về công dân - Tham gia hiệu quả vào đời sống công dân thông qua việc biết
cách nắm bắt thông tin và hiểu các quy định của chính phủ.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân ở cấp địa
phương, tiểu bang, quốc gia và toàn cầu.
- Hiểu được ý nghĩa địa phương và toàn cầu của các quyết
định công dân.
Học vấn về sức khỏe - Thu thập, diễn giải và hiểu thông tin và dịch vụ y tế cơ bản
và sử dụng thông tin và dịch vụ đó theo những cách tăng
cường sức khỏe.
- Hiểu các biện pháp phòng ngừa sức khỏe thể chất và tinh
thần, bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, tập thể
dục, tránh rủi ro và giảm căng thẳng.
- Sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra các quyết định phù hợp
liên quan đến sức khỏe.
- Thiết lập và giám sát các mục tiêu sức khỏe cá nhân và gia
đình.
- Hiểu các vấn đề về sức khỏe và an toàn cộng đồng trong
nước và quốc tế.
Các chủ đề chính Mô tả
Học vấn về môi - Thể hiện kiến thức và hiểu biết về môi trường cũng như các
trường. hoàn cảnh và điều kiện ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt
là liên quan đến không khí, khí hậu, đất đai, thực phẩm,
năng lượng, nước và các hệ sinh thái.
- Thể hiện kiến thức và hiểu biết về tác động của xã hội đối
với thế giới tự nhiên (ví dụ: gia tăng dân số, phát triển dân
số, tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên, v.v.)
- Điều tra và phân tích các vấn đề môi trường, đưa ra kết
luận đúng đắn về các giải pháp hiệu quả.
- Thực hiện hành động cá nhân và tập thể nhằm giải quyết
các thách thức về môi trường (ví dụ: tham gia vào các hành
động toàn cầu, thiết kế các giải pháp truyền cảm hứng cho
hành động về các vấn đề môi trường).

Thảo luận nhóm


Học viên trong các nhóm chọn tìm hiểu và thiết kế chủ đề thế kỷ 21 liên
ngành cho hai tình huống:
- Chủ đề liên ngành cho các khóa học KNM độc lập.
- Chủ đề thế kỷ 21 liên ngành lồng ghép trong các bài học chuyên ngành.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 2: DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21

Bài 2.1: Những sai lầm lớn nhất cần tránh khi dạy các kỹ
năng mềm thế kỷ 21

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được những sai lầm lớn nhất khi dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.
- Nhận diện và đánh giá được những sai lầm khi dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hình thành ý tưởng ban đầu cho dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 2. Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 2.1. Những sai lầm lớn nhất cần tránh khi dạy các kỹ năng
mềm thế kỷ 21
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Bây giờ bạn đã biết các kỹ năng thế kỷ 21 là gì và tại sao chúng lại quan
trọng như vậy, có lẽ bạn đang tự hỏi làm thế nào bạn có thể dạy chúng. Nhưng
trước khi bạn bắt đầu, điều quan trọng là phải xem xét những sai lầm phổ biến
mà các giáo viên khác đã mắc phải khi dạy các kỹ năng thế kỷ 21. Hai sai lầm
phổ biến nhất khi dạy những kỹ năng này là:
1) Dạy các kỹ năng như những thực thể riêng biệt
2) Quên các kỹ năng sẵn sàng cho nghề nghiệp khác
2. Sai lầm 1 – Dạy các kỹ năng như những thực thể riêng biệt
Sai lầm phổ biến nhất mà giáo viên mắc phải khi dạy các kỹ năng thế kỷ
21 là cố gắng dạy từng kỹ năng như một chủ đề riêng. Theo cách đó, việc xem
danh sách 10 kỹ năng (như bài 1.2) và lập kế hoạch cho 10 đơn vị hoặc bài học
phù hợp với từng kỹ năng là điều hiển nhiên. Nhưng nếu giáo viên có một tư
duy duy nhất khi dạy các kỹ năng này, học viên của họ sẽ bỏ lỡ việc học cách
các kỹ năng có thể xây dựng và củng cố lẫn nhau!
Để tránh sai lầm này, điều quan trọng là phải nắm bắt và chuyển tải cách
mỗi kỹ năng thế kỷ 21 liên quan với những kỹ năng khác. Theo cách đó, khi
giáo viên thảo luận về từng kỹ năng trong các bài học của mình, hãy khuyến
khích học viên xem xét cách chúng đan xem nhau. Ví dụ, có tư duy phản biện
tốt và kỹ năng giao tiếp có thể giúp cải thiện kỹ năng lãnh đạo của ai đó!
3. Sai lầm 2 - Quên các kỹ năng sẵn sàng cho nghề nghiệp khác
Sai lầm thứ hai khi dạy các kỹ năng thế kỷ 21 là quên kết hợp các kỹ
năng sẵn sàng cho nghề nghiệp khác trong các lớp học. Nếu giáo viên chỉ tập
trung vào 10 kỹ năng được liệt kê (tại bài 1.2), học viên của họ có thể bị hổng
kiến thức và kỹ năng mà họ sẽ cần trên con đường sự nghiệp.
Để tránh sai lầm này, hãy thêm các kỹ năng sẵn sàng cho nghề nghiệp
làm phần mở rộng cho các bài học về các kỹ năng thế kỷ 21. Một số kỹ năng
quan trọng cần thực hiện bao gồm:
- Khám phá nghề nghiệp
- Kỹ năng tìm kiếm việc làm
- Nói trước đám đông
- Dịch vụ khách hàng
Hoặc bằng cách dạy các kỹ năng thế kỷ 21 như một phần của chương
trình giảng dạy sẵn sàng cho sự nghiệp, học viên sẽ được chuẩn bị tốt hơn để bắt
đầu sự nghiệp của mình.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm chọn lựa chọn chương trình đào tạo tại một cơ
sở giáo dục nghề nghiệp và thực hiện nhiệm vụ sau:
- Phân tích hiện trạng dạy kỹ năng mềm tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Đề xuất giải pháp dạy kỹ năng mềm hiệu hơn.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 2: DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21

Bài 2.2: Dạy các kỹ năng học tập và đổi mới

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được những gợi ý cơ bản trong dạy các kỹ năng học tập và đổi mới.
- Đề xuất được ý tưởng lồng ghép các kỹ năng học tập và đổi mới trong một bài
học chuyên môn.
- Phát triển ý tưởng dạy các kỹ năng học tập và đổi mới.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 2. Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 2.2. Dạy các kỹ năng học tập và đổi mới
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Bây giờ là lúc bạn có thể tự hỏi làm thế nào bạn có thể dạy các kỹ năng
thế kỷ 21 có hiệu quả. Trước hết là việc dạy các kỹ năng học tập và đổi mới.
2. Dạy sáng tạo và đổi mới
Sự sáng tạo đòi hỏi một môi trường học tập an toàn trong đó các ý tưởng
được chấp nhận, các sai lầm được thừa nhận. Môi trường này cung cấp cho học
viên với một khu vực an toàn và thoải mái về trí tuệ để thử nghiệm và cố gắng
những ý tưởng mới.
Trong việc giúp học viên để trở thành những nhà tư duy sáng tạo và đổi
mới, một điều quan trọng rằng học viên:
- Có đủ kiến thức về nội dung hoặc môn học để hình thành các ý tưởng.
- Hiểu biết rõ ràng về nhu cầu, vấn đề, tình huống mà sự đổi mới sẽ lấp đầy.
- Kiểm tra tình huống hoặc vấn đề từ nhiều quan điểm.
- Tạo các giải pháp hoặc ý tưởng dựa vào nhu cầu đã được xác định.
- Giải thích các ý tưởng hoặc giải pháp của họ cho người khác.
3. Dạy tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
Khả năng lập luận hiệu quả để giải quyết vấn đề là trái tim của tư duy
phản biện và giải quyết vấn đề. Để hiểu biết vấn đề và có một giải pháp tốt, học
viên phải hiểu các hệ thống của các ý tưởng, đó là những khái niệm có liên quan
với nhau.
Để trở thành một nhà giải quyết vấn đề hiệu quả, học viên phải:
- Đặt các câu hỏi để hiểu biết sâu và thu nhận thông tin về vấn đề.
- Khung vấn đề đúng đắn.
- Đánh giá các thông tin trong điều khoản về tính hữu dụng và sự đáng tin
của nó.
- Phân tích thông tin về vấn đề và các giải pháp tiềm năng.
- Khám phá các giải pháp tiềm năng từ nhiều quan điểm đa dạng.
- Đánh giá các hậu quả tiềm năng từ các giải pháp đề xuất.
- Lựa chọn giải pháp tốt nhất và đặt nó vào trong hành động.
Học viên cũng cần tự động hóa các quá trình liên quan đến tư duy phản
biện về thông tin và trong giải quyết vấn đề. Để phát triển giảng dạy các kỹ
năng đó, giáo viên nên:
- Cung cấp thời gian cho học viên để suy nghĩ về những thông tin cho
công việc trước của bản thân họ và những người khác.
- Chấp nhận giải pháp được lựa chọn bởi học viên nhưng đẩy chúng đến
sự phản ánh về các giải pháp cẩn thận.
- Cung cấp các câu hỏi ngẫm nghĩ sẽ giúp học viên suy nghĩ thông qua
quá trình và phản ánh về sự phù hợp của các quyết định của họ.
- Hỏi học viên để sử dụng đa quan điểm khi kiểm tra một vấn đề hoặc
tình huống.
- Định hướng học viên xem xét cả hậu quả cố ý và vô ý khi áp dụng giải
pháp.
- Xem xét sử dụng mô hình giải quyết vấn đề hợp tác (collaborative
problem-solving), trong đó học viên làm việc trong một nhóm để giải quyết vấn
đề. Cung cấp cho học viên cơ hội để phản ánh hành vi của riêng họ trong nhóm
và đánh giá cách họ có thể làm việc hiệu quả hơn như một thành viên nhóm.
4. Dạy giao tiếp
Mục tiêu của giao tiếp là để đảm bảo rằng các thông điệp là được hiểu bởi
những người nghe. Việc giao tiếp hiệu quả liên quan đến:
- Hiểu rõ mục đích của thông điệp và thông tin hoặc ý tưởng được chia sẻ.
- Xem xét khán giả và hiệu quả của thông điệp có thể có của nó.
- Xác định một phương pháp giao tiếp, có thể bao gồm việc sử dụng các
phương tiện truyền thông và công nghệ nhằm phân phát tốt nhất thông điệp.
- Soạn một thông điệp rõ ràng và nhất quán với mục đích dự định.
- Đánh giá ảnh hưởng tiềm năng của thông điệp với người khác.
5. Dạy hợp tác
Hợp tác hiệu quả không chỉ là về chia sẻ thông tin, nó cũng tạo ra kiến
thức và hiểu biết mới. Làm việc cùng nhau, học viên thường phát triển các giải
pháp tốt hơn, tạo ra các ý tưởng mới, và suy nghĩ phản biện hơn về vấn đề hoặc
khái niệm. Chất lượng của làm việc nhóm là ảnh hưởng bởi các kỹ năng hợp tác
của các thành viên trong nhóm.
Học viên cần nhìn thấy vai trò của họ như một phần của toàn thể, đóng
góp ý tưởng của riêng họ, trong khi đồng hóa những ý tưởng của người khác để
mở rộng kiến thức của riêng họ và chia sẻ kiến thức trong nhóm.
Những người hợp tác hiệu quả sẽ:
- Lắng nghe tích cực lẫn nhau, và lắng nghe với sự hiểu biết.
- Đánh giá hiệu quả thông điệp của họ với những người khác.
- Làm việc tôn trọng với người khác.
- Tuân theo các nguyên tắc của nhóm.
- Thỏa hiệp để đạt được mục tiêu chung dựa vào sự đồng thuận của nhóm.
- Thực hiện có trách nhiệm như một thành viên của nhóm, đóng góp chia
sẻ công bằng của họ với công việc.
- Coi trọng ý tưởng, ý kiến và công việc của những người khác.
- Giữa một tâm trí mở với các ý tưởng, quan điểm và thông tin mới.
- Xử lý các xung đột hiệu quả.
Để giúp học viên trở lên khéo léo trong nghệ thuật của hợp tác, các giáo
viên cần cung cấp họ với các cơ hội phong phú để hợp tác trong những con
đường có ý nghĩa về các ý tưởng quan trọng.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm được phân công tìm hiểu và trình bày cách dạy
một kỹ năng học tập và đổi mới.
Đề xuất được ý tưởng lồng ghép kỹ năng đó trong một bài học chuyên
môn cụ thể.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 2: DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21

Bài 2.3: Dạy các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền
thông và công nghệ

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được những gợi ý cơ bản trong dạy các kỹ năng thông tin, phương
tiện truyền thông và công nghệ.
- Xây dựng được tình huống và kế hoạch dạy kỹ năng học vấn về thông tin.
- Phát triển ý tưởng dạy các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công
nghệ.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 2. Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 2.3. Dạy các kỹ năng thông tin, phương tiện truyền thông và
công nghệ.
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Dạy kỹ năng học vấn về thông tin


Học vấn về thông tin đang nhanh chóng trở thành một trong những chủ
đề quan trọng nhất được đưa vào các trường học. Các mối đe dọa từ tin tức giả
mạo, thông tin sai lệch trên mạng xã hội và truyền tải thông tin nhanh như chớp
đã khiến các công cụ kỹ thuật số trở nên nguy hiểm để xử lý - trừ khi bạn xử lý
chúng một cách chính xác. Nó rèn luyện trí óc của học viên với các kỹ năng tư
duy phản biện, và nó cho phép họ tách biệt giữa thực tế và hư cấu.
Đây là năm bước thiết yếu để dạy thông tin hiểu biết ở trường học:
1) Định nghĩa học vấn về thông tin: Internet không biến mất, vì vậy học
viên cần biết cách giữ an toàn cho bản thân trước những thông tin sai lệch trong
suốt cuộc đời. Giáo viên có thể giải thích học vấn về thông tin là “hiểu đâu là
thật và đâu là giả dối” của một thông tin.
2) Hiển thị các ví dụ về thông tin đáng tin cậy và không đáng tin cậy: Ví
dụ là cách tốt nhất để hiển thị các hàm ý thế giới thực của học vấn về thông tin.
Ví dụ, tính chất mở của các mạng xã hội khiến ai đó rất dễ đưa ra tuyên bố vô
căn cứ. Thông tin sai lệch đó - đặc biệt là khi nó được tạo ra để có vẻ hợp pháp -
rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Đó là lý do tại sao điều
quan trọng là phải làm rõ rằng học viên không nên tin tưởng mọi thứ mà họ nhìn
thấy trên mạng xã hội thoạt nhìn. Họ cần học cách xác minh rằng một nguồn
đáng tin cậy đối với họ. Để làm được điều đó, học viên cần biết những phẩm
chất nào khiến một nguồn thông tin trở nên đáng tin cậy.
3) Xác định điều gì làm cho một nguồn đáng tin cậy: Tin quá nhiều thông
tin sai lệch sẽ khiến ai đó ngốc nghếch như thể họ không có thông tin ngay từ
đầu. Vậy những phẩm chất nào khiến một nguồn đáng tin cậy? Đầu tiên, một tác
giả được liệt kê trên một bài báo hoặc bài đăng có thể là một dấu hiệu thông tin
tốt vì có nghĩa là họ đang tự nhận trách nhiệm cá nhân về thông tin mà họ đang
truyền tải. Thứ hai, tác giả là người có danh tiếng tích cực. Học viên có thể làm
điều này ngay lập tức bằng cách tìm kiếm tên tác giả (và hồ sơ tác giả của họ)
trên Google, Bing hoặc một công cụ tìm kiếm khác. Thứ ba, thông tin sẽ không
đáng tin cậy nếu không có ngày nó được đăng. Thứ tư là một tên miền đáng tin
cậy (.com, .edu, .gov, .vn). Thứ năm, trang web được thiết kế tốt. Cuối cùng,
thứ sáu là viết đúng ngữ pháp và ngôn ngữ.
4) Khuyến khích tư duy phản biện: Tư duy phản biện là quá trình đánh giá
thông tin, đặt câu hỏi và xác định xem thông tin đó có đáng giá hay không. Học
viên có thể rèn luyện tư duy phản biện bằng cách đặt những câu hỏi sau: Ai đó
hoặc một tổ chức có được lợi từ thông tin này không? Thông tin này nghe có vẻ
thiên về phía này hay phía khác? Tiêu đề hoặc dòng tiêu đề có khớp với thông
tin trong phần nội dung không? Thông tin có mâu thuẫn với điều gì đó mà bạn
biết là đúng không? Những câu hỏi này chỉ là khởi đầu. Tư duy phản biện sẽ
khiến học viên đặt câu hỏi và điều tra bất kỳ chi tiết nào mà họ tin rằng sẽ giúp
họ hiểu và xác minh thông tin tốt hơn. Học viên học cách suy nghĩ chín chắn
càng sớm thì họ càng có khả năng phát hiện ra thông tin sai lệch tốt hơn.
5) Giới thiệu các kỹ năng thế kỷ 21 khác: Giáo viên có thể dạy các kỹ
năng khác bên cạnh việc dạy kỹ năng học vấn về thông tin, chẳng hạn như học
vấn về phương tiện truyền thông, học vấn về ICT.
Làm theo các bước đó sẽ giúp học viên trau dồi kỹ năng học vấn về
thông tin của họ trong khi cũng củng cố các kỹ năng thế kỷ 21 khác mà giáo
viên đang dạy.
2. Học vấn về phương tiện truyền thông và công nghệ

Học vấn về phương tiện truyền thông dạy học viên cách xác định các
phương pháp, cửa hàng và nguồn xuất bản. Vì vậy, khi nhìn vào một trang web,
họ có thể ngay lập tức biết liệu họ đang xem blog, báo tin tức, nhà lý thuyết âm
mưu hay một số khác. Thông thường, các giáo viên có thể kết hợp học vấn về
phương tiện truyền thông như một phần nhỏ trong các bài học về công dân kỹ
thuật số (digital citizenship) hoặc học vấn về thông tin hoặc các bài học khác.
Học vấn về công nghệ đưa thông tin đó tiến thêm một bước và giới thiệu
cho học viên những cỗ máy nâng cao vị thế của Thời đại Thông tin. Họ tìm hiểu
về máy tính, máy chủ và thậm chí cả cách thức hoạt động của Internet. Điều này
giúp làm sáng tỏ bí ẩn đằng sau máy móc hiện đại - nó tiết lộ cách hoạt động
của rất nhiều hệ thống hiện đại trên thế giới. Thông thường, học vấn về công
nghệ được dạy trong một khóa học ứng dụng máy tính tập trung vào Microsoft
Office hoặc Ứng dụng Google. Do vậy, học viên sẽ không cần phải dành nhiều
thời gian để thảo luận về kỹ năng này trong lớp học của mình. Tuy nhiên, nếu
giáo viên bắt buộc phải bao gồm các bài học về học vấn công nghệ, hãy cân
nhắc kết nối với máy tính giáo viên để gắn kết các lớp học lại với nhau. Sau đây
là một vài ý tưởng giáo viên có thể bắt đầu: 1) Yêu cầu học viên tạo bản trình
bày trong máy tính và trình bày trong lớp của bạn; 2) Yêu cầu học viên viết
email trong máy tính để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt; 3) Sử dụng ứng dụng
xử lý văn bản để tạo tờ rơi quảng cáo về kỹ năng thế kỷ 21 mà giáo viên đang
dạy.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm được phân công tìm hiểu và trình bày cách dạy
một kỹ năng thông tin và phương tiện truyền thông.
Xây dựng tình huống và lập kế hoạch dạy kỹ năng học vấn về thông tin.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 2: DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21

Bài 2.4: Dạy các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được những gợi ý cơ bản trong dạy các kỹ năng sống và sẵn sàng
nghề nghiệp.
- Xây dựng được tình huống và kế hoạch dạy các kỹ năng học sống và sẵn sàng
nghề nghiệp.
- Phát triển ý tưởng dạy các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 2. Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
Bài học 2.2. Dạy các kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp.
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Dạy linh hoạt và thích ứng


Sự linh hoạt (flexibility) là khả năng của một người nào đó thích ứng với
sự thay đổi và hiểu được những khác biệt trong quan điểm có thể tác động đến
các quyết định. Nó liên quan đến việc buông bỏ quyền kiểm soát và thích ứng
với những quyết định mà bạn có thể không phải lúc nào cũng đồng ý. Điều đó
làm cho nó trở thành một trong những kỹ năng thế kỷ 21 khó nhất để dạy cho
học học viên. Tuy nhiên, nếu giáo viên tiếp cận sự linh hoạt liên quan đến các
kỹ năng khác, chẳng hạn như hợp tác, sáng tạo và tư duy phản biện, giáo viên
có thể thấy dễ dạy hơn bạn nghĩ.
Dưới đây là một số gợi ý cho giáo viên để dạy sự linh hoạt và thích ứng
với sự thay đổi cho học viên của họ:
- Định vị lại tâm trí trong một ngữ cảnh mới (Reframing).
- Phân tích SWOT và PEST: Phân tích tình huống về điểm mạnh
(Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và các mối đe dọa
(Threats) đặt trong ảnh hưởng của chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã
hội (Social) and Công nghệ (Technological).
- Phân tích trường lực (Force field analysis).
- Phân tích lỗ hỏng, khoảng trống.
- Truy vấn khen ngợi, biểu dương.
Một dạng thích ứng quan trọng khác việc thích ứng xảy ra khi một người
được yêu cầu đặt một kĩ năng đã học trong một bối cảnh quen thuộc vào trong
bối cảnh khác, ví dụ như chuyển vị trí việc làm, hoặc chuyển lĩnh vực làm việc.
Loại thích ứng này được gọi là chuyển giao học tập (learning transfer). Một số
gợi ý để nuôi dưỡng dạng thích ứng chuyển giao học tập gồm:
- Thực hành mở rộng trong các bối cảnh khác.
- Cung cấp về mô hình rõ ràng, giải thích và mô hình tâm trí tại thời điểm
bắt đầu học một kĩ năng mới.
- Đặc biệt khích lệ học viên xem xét cách họ có thể sử dụng những gì họ
đang học trong các bối cảnh khác tại thời điểm họ lần đầu tiên học điều gì đó.
- Tạo ra nhiều kết nối khả thi cho kiến thức hiện có của học viên.
2. Dạy khởi xướng và tự định hướng
Khởi xướng (Initiative) là khả năng tháo vát và làm việc mà không phải
lúc nào cũng được chỉ dẫn phải làm gì. Sáng kiến là một kỹ năng quản lý bản
thân, và quản lý bản thân là một trong năm kỹ năng sống và làm việc chính của
một chuyên gia trẻ. Các nhà tuyển dụng luôn yêu thích những nhân viên thể
hiện sự khởi xướng. Nhưng khởi xướng không phải là một kỹ năng bẩm sinh.
Đó là lý do tại sao dạy khởi xưởng cho học viên của họ là rất quan trọng.
Các nhà tuyển dụng nói rằng “khởi xướng” là vấn đề lớn nhất mà họ phải
đối mặt với những nhân viên mới đến từ các chương trình học tập dựa trên công
việc. Vậy làm thế nào giáo viên có thể thúc đẩy học viên của mình khởi xướng
trong lớp học và nơi làm việc?
Năm cách dưới đây có thể hữu ích cho giáo viên để dạy tính chủ động
cho học viên của họ:
- Gắn kết bài học với mục tiêu cuối cùng: Ở trường học và nơi làm việc,
các mục tiêu khuyến khích mọi người khởi xướng. Điều này đặc biệt đúng nếu
mục tiêu bắt nguồn từ những gì học viên của bạn thấy quan trọng. Giáo viên có
thể biết được điều đó thông qua các câu hỏi như: Loại công việc họ muốn là gì?
Họ có cần phải đến một trung tâm kỹ thuật hoặc trường cao đẳng để có được
công việc đó không? Họ có cần phải được chứng nhận về các kỹ năng cụ thể
không? Bằng cách luôn gắn việc giảng dạy trong lớp học với mục tiêu cuối cùng
mà học viên có trong đầu, họ sẽ có động lực hơn để nỗ lực và vượt xa sự mong
đợi của giáo viên. Dạy học viên tư duy với phương pháp tiếp cận mục tiêu trong
tâm trí sẽ giúp họ thích nghi với phong cách học tập và làm việc của mình và
thể hiện sự khởi xướng hơn trong tương lai.
- Kết hợp công việc nhóm: Làm việc nhóm là một cách tuyệt vời để
khuyến khích tư duy phản biện và thúc đẩy tinh thần đồng đội trong các nhóm
nhỏ học viên. Nhưng để truyền cảm hứng cho sự khởi xướng, bạn cần phải làm
nhiều hơn là chỉ để học viên làm việc theo nhóm. Thông thường, làm việc nhóm
có thể dẫn đến một hoặc hai học viên làm phần lớn công việc, trong khi những
người khác ngồi lại và đồng ý. Đó là lý do quan trọng tại sao giáo viên kết hợp
một cách cho học viên chia tỷ lệ đồng đội của họ cùng đóng góp trong hoàn
thành nhiệm vụ chung. Bằng cách thêm vào loại áp lực này, học viên sẽ làm
việc chăm chỉ hơn và tránh bị coi là “mắt xích yếu” trong nhóm. Nhìn chung,
những trải nghiệm làm việc nhóm có thể mang lại cho học viên một cái nhìn
mới về điều gì thúc đẩy bản thân và những người khác.
- Để học viên làm việc độc lập: Cùng với làm việc nhóm, điều quan trọng
là để học viên làm việc độc lập. Sự độc lập có liên quan mật thiết đến sự khởi
xướng cả trong lớp học và nơi làm việc. Học viên sẽ cần phải học cách quản lý
thời gian và làm việc hiệu quả, không cần ai đó thường xuyên ở đó để giúp họ
hoàn thành công việc. Nếu bạn để học viên làm việc độc lập, bạn đang cho họ
thấy rằng bạn tin tưởng rằng họ sẽ hoàn thành công việc. Bạn cũng đang cho họ
thực hành với việc đưa ra quyết định về lượng thời gian dành cho một số khía
cạnh nhất định của nhiệm vụ. Nói chung, nếu giáo viên cho học viên nắm quyền
học tập của chúng, họ sẽ có trách nhiệm hơn và có động lực hơn để cho bạn
thấy rằng chúng có thể được tin cậy để hoàn thành mọi việc.
- Giúp học viên làm việc năng suất và chủ động: Cho dù ở trong lớp học
hay tại nơi làm việc, không thể tránh khỏi việc học viên gặp phải “thời gian
chết” sau khi hoàn thành một dự án hoặc nhiệm vụ. Thời gian chết này là nơi
mà sự khởi xướng có thể giảm sút. Những học viên hoàn thành bài tập trên lớp
nhanh hơn những học viên khác có thể không biết phải làm gì tiếp theo. Để giúp
học viên của mình luôn làm việc năng suất và chủ động, giáo viên nên giải
quyết những gợi ý sau: Phát triển các nhiệm vụ bổ sung; Sử dụng câu hỏi
thưởng, chẳng hạn như một câu đố hoặc bài kiểm tra; Vào đầu giờ, có thể hỏi
học viên về quyết định tiếp theo của họ khi hoàn thành một công việc.
- Khuyến khích học viên khám phá các kết nối: Thông thường, giáo viên
có thể trực tiếp giải quyết lý do tại sao họ nên học những gì đang được dạy.
Nhưng có thể tốt hơn nếu để học viên tự thực hiện những kết nối đó. Hãy yêu
cầu học viên suy nghĩ về các câu hỏi như: Bạn nghĩ tại sao chúng ta đang học
điều này? Khi nào ai đó sẽ sử dụng thông tin / kỹ năng này trong nghề nghiệp
của họ? Bạn đã từng thấy ai đó sử dụng thông tin / kỹ năng này ở đâu trước
đây? Nói chung, việc để học viên kết nối với nơi làm việc sẽ giúp họ có thêm
động lực và sự khởi xướng để học tập.
3. Dạy kỹ năng xã hội và đa văn hóa
Kỹ năng xã hội và đa văn hóa là một trong những phần còn mơ hồ nhất
trong việc dạy các kỹ năng thế kỷ 21 ở trường học. Nhưng mọi người đồng ý
rằng khía cạnh quan trọng nhất của kỹ năng xã hội là sử dụng sự đồng cảm và
thấu hiểu những người khác có thể có nền tảng văn hóa hoặc xã hội khác nhau.
Đồng cảm là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Sự đồng
cảm có khả năng biến đổi cuộc sống của mỗi cá nhân trở nên tốt đẹp hơn đồng
thời giúp mang lại sự thay đổi xã hội tích cực trong các trường học và cộng
đồng trên toàn thế giới. Trong tâm lý học, hiện nay có hai cách tiếp cận phổ
biến để đồng cảm: phản ứng cảm xúc được chia sẻ và tiếp nhận quan điểm.
- Phản ứng cảm xúc được chia sẻ hay còn gọi là sự đồng cảm về tình cảm
xảy ra khi một cá nhân chia sẻ cảm xúc của người khác. Ví dụ như một nhóm
bạn giơ tay giống như một người đã vượt qua vạch đích trong một cuộc thi
Marathon, hoặc khán giả vô tình bắt chước nụ cười của một người nào đó.
- Tiếp nhận quan điểm, còn được gọi là đồng cảm nhận thức (cognitive
empathy), xảy ra khi một người có thể tưởng tượng mình trong hoàn cảnh của
người khác. Một ví dụ điển hình là câu nói của Atticus Finch: “Bạn không bao
giờ thực sự hiểu một người cho đến khi bạn xem xét mọi thứ theo quan điểm
của người đó”.
Dưới đây là một số chiến lược giáo viên có thể làm để giúp học viên phát
triển sự đồng cảm cả về tình cảm và nhận thức:
- Nêu gương: Giáo viên có thể là những tấm gương, bằng ví dụ, cho học
viên thấy sức mạnh của sự đồng cảm trong các mối quan hệ. Chính giáo viên là
người dẫn dắt các cá nhân quan tâm đến cảm xúc của những người khác trong
lớp. Khi giáo viên nêu gương về những điều tích cực khi học tập, học viên sẽ
“soi gương” những hành vi học tập lạc quan và tự tin.
- Dạy các điểm nhìn nhận: Hãy sử dụng con số 6 và 9 để dạy học viên về
các điểm nhìn nhận khác nhau. Đầu tiên, cho học viên nhìn vào số 6 và sau đó
là số 9. Giải thích cho học viên rằng ý tưởng của bài tập này đến từ một truyền
thuyết cũ của Trung Đông, trong đó hai hoàng tử đã chiến tranh trong nhiều
năm. Một hoàng tử nhìn vào hình ảnh trên bàn và nói đó là số 6, trong khi
hoàng tử khác nói đó là số 9. Trong nhiều năm, trận chiến diễn ra gay gắt, và rồi
một ngày khi các hoàng tử đã ngồi vào bàn, một cậu bé lật khăn trải bàn lại, và
lần đầu tiên, họ có thể thấy được quan điểm của người khác. Chiến tranh kết
thúc, và các hoàng tử trở thành những người bạn thân thiết.
Hãy minh họa bằng một ví dụ từ cuộc sống của chính bạn, trong đó điều
gì đó tương tự đã xảy ra khi bạn tranh cãi với ai đó đơn giản chỉ vì họ có điểm
nhìn nhận khác biệt. Hãy yêu cầu học viên chia thành các nhóm nhỏ và thảo
luận tầm quan trọng của việc hiểu rằng nhiều người không đồng ý với chúng ta
đơn giản vì họ có một điểm nhìn nhận khác.
- Sử dụng văn học để dạy các quan điểm khác nhau: Trong lớp học, văn
học có thể được sử dụng để giúp học viên nhìn nhận một tình huống từ các khía
cạnh khác nhau. Đồng cảm với các nhân vật trong câu chuyện là một cách tốt để
dạy sự đồng cảm cho học viên.
- Lắng nghe chủ động với người khác: Một trong những trở ngại phổ biến
nhất đối với mối quan hệ đồng cảm là việc lắng nghe hiệu quả là rất khó và các
cá nhân thường không lắng nghe nhau trong cuộc trò chuyện. Một chiến lược
LẮNG NGHE hiệu quả có thể bao gồm các bước sau:
1) Tạm dừng: Dừng lại bất cứ điều gì bạn đang làm khác, kết thúc cuộc
đối thoại nội bộ về những suy nghĩ khác và giải phóng tâm trí để chú ý vào
người nói.
2) Thu hút: Các hành vi, chẳng hạn như gật đầu hoặc quay đầu nhẹ để tai
phải của bạn hướng về phía người nói như một lời nhắc nhở bạn chỉ tập trung
vào việc lắng nghe.
3) Đoán trước: Bằng cách mong đợi những gì người nói nói, bạn đang
thừa nhận rằng bạn có thể sẽ học được điều gì đó mới và thú vị, điều này sẽ
nâng cao động lực lắng nghe của bạn.
4) Lặp lại: Suy nghĩ về những gì người nói đang nói. Phân tích và diễn
giải nó trong tâm trí của bạn hoặc trong cuộc thảo luận với người nói và các bạn
học khác. Lặp lại và đối thoại thông tin bạn đã nghe sẽ giúp hiểu được những gì
người nói đang cố gắng truyền đạt.
Giáo viên cũng có thể củng cố tầm quan trọng của sự đồng cảm và các kỹ
năng xã hội bằng cách liên hệ chúng lại với giao tiếp và hợp tác.
4. Dạy năng suất và trách nhiệm giải trình
Để làm việc năng suất, một người cần có khả năng tự chịu trách nhiệm và
xác định khi nào một trở ngại có thể ngăn cản họ đạt được mục tiêu đó. Một
trong những chủ đề quan trọng nhất cần thảo luận như một phần của năng suất
là quản lý thời gian. Khi dạy các kỹ năng quản lý thời gian, tốt nhất nên gắn nó
trở lại với cuộc sống hiện tại của họ thay vì nhìn về tương lai.
Mặc dù một học viên có thể nghĩ rằng sẽ ổn khi đợi đến giây cuối cùng có
thể để hoàn thành nhiệm vụ trong phòng thí nghiệm khoa học hoặc một dự án
của mình, nhưng sự trì hoãn có thể là một vấn đề lớn sau này trong cuộc sống.
Trong nhiều tình huông của việc chờ đợi đến giây cuối cùng, một trường hợp
khẩn cấp hoặc một vấn đề nào đó sẽ khiến cô ấy không thể hoàn thành công
việc của mình. Sếp tương lai có thể không chấp nhận việc đi làm muộn - hoặc
những lý do đi kèm với các dự án bị trì hoãn.
Học viên không học kỹ năng quản lý thời gian có nguy cơ trở thành
những người trì hoãn suốt đời. Và đợi đến phút cuối cùng để giải quyết mọi việc
có thể gây ra nhiều vấn đề từ mức độ căng thẳng cao đến rắc rối trong mối quan
hệ. Do vậy, điều quan trọng là dạy học viên cách cư xử có trách nhiệm, có nghĩa
là quản lý thời gian của họ một cách khôn ngoan mà không cần bạn phải liên tục
nhắc nhở hoặc hỗ trợ để hoàn thành công việc.
Dưới đây là một số gợi ý giáo viên có thể thực hiện để dạy cho học viên
của họ những kỹ năng quản lý thời gian cần thiết:
- Hãy khuyên học viên viết ra lịch trình của họ: Dạy học viên lên lịch
trong ngày để họ có thể dành thời gian cho các trách nhiệm quan trọng, thay vì
để thời gian trôi qua một cách nhàn nhã, chẳng hạn như trò chơi điện tử hoặc
mạng xã hội.
- Khuyến khích học viên phát triển các thói quen: Học viên nên thiết lập
những thói quen lành mạnh, như làm việc nhà ngay sau giờ học. Một khi đã có
thói quen làm mọi việc theo một trình tự nhất định, họ sẽ không phải mất thời
gian suy nghĩ xem phải làm gì tiếp theo.
- Cung cấp các công cụ quản lý thời gian: Cho dù đó là một kế hoạch
bảng được viết mọi thứ vào hoặc một chương trình lịch trình quản lý ứng dụng
trong smartphone, hãy giúp học viên tìm ra những công cụ phù hợp nhất với họ.
- Thiết lập mục tiêu: Nói chuyện với học viên về những mục tiêu cá nhân
mà họ muốn đạt được. Sau đó, giúp họ xác định mình cần bao nhiêu thời gian
để thực hiện mục tiêu đó mỗi ngày.
- Giúp học viên ưu tiên các hoạt động: Một học viên có xung đột trong
lịch trình của họ là chuyện bình thường. Một trận bóng đá, tiệc sinh nhật đều có
thể trùng hợp. Hãy nói chuyện với học viên về cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho
các hoạt động, dựa trên các giá trị và cam kết của họ.
5. Dạy lãnh đạo và trách nhiệm
Kỹ năng lãnh đạo là những khả năng một người cần để thu hút sự chú ý
của một nhóm người, truyền cảm hứng cho họ và thuyết phục họ đi theo hướng
của bạn. Một nhà lãnh đạo có kỹ năng có thể đưa ra quyết định, nhận được sự
tin tưởng của người khác và huy động họ để đạt được các mục tiêu chung. Kỹ
năng lãnh đạo có thể giúp học viên hoặc thành viên trong nhóm của bạn tự tin,
làm việc hiệu quả hơn, cộng tác với những người khác và thành công trong sự
nghiệp của họ.
Để dạy người khác về kỹ năng lãnh đạo, giáo viên có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để thu hút họ và giúp phát triển các kỹ năng cụ thể, ví
dụ như: giải quyết vấn đề, thiết lập mục tiêu và trách nhiệm, tổ chức, lắng nghe
tích cực, trung thực, lòng tốt, giao tiếp, lạc quan và sự quyết đoán.
Nói chung, bất cứ ai cũng có thể học kỹ năng lãnh đạo và trở thành một
nhà lãnh đạo xuất sắc. Dưới đây là một số cách giáo viên có thể làm để dạy học
viên của họ cách trở thành nhà lãnh đạo:
- Đưa ra các ví dụ về sự lãnh đạo: Tìm ví dụ về các nhà lãnh đạo thành
công mà bạn có thể sử dụng để dạy học viên của mình về các kỹ năng lãnh đạo.
Nghiên cứu các nhân vật lịch sử, nhân vật văn học và những người khác để thảo
luận về cách họ đã hành động với tư cách là một nhà lãnh đạo. Giáo viên cũng
có thể khuyến khích học viên chọn những ví dụ về các nhà lãnh đạo của riêng
họ và suy ngẫm về cách họ đã dẫn dắt những người khác.
- Thực hiện các dịch vụ: Một cách tuyệt vời để dạy người khác về các kỹ
năng lãnh đạo là cho họ thực hiện công việc phục vụ cộng đồng của chính họ.
Học cách tình nguyện và phục vụ người khác là điều cốt yếu để hình thành kỹ
năng lãnh đạo vì giúp đỡ mọi người là một trong những trách nhiệm cốt lõi của
một nhà lãnh đạo. Các tổ chức có thể tổ chức các ngày tình nguyện để tạo điều
kiện cho nhân viên tham gia vào dịch vụ cộng đồng và học hỏi các kỹ năng,
chẳng hạn như lòng tốt và tổ chức. Nếu bạn là giáo viên, bạn có thể giao nhiệm
vụ cho học viên xung quanh lớp học, chẳng hạn như thu dọn đồ dùng, khuyến
khích học viên giúp đỡ người khác và thực hành lòng trắc ẩn bằng cách yêu cầu
mọi người nhận ra những phẩm chất tích cực của nhau. Giáo viên cũng có thể
mời học viên của mình thực hiện dịch vụ xung quanh khu vực lân cận của họ.
Dưới đây là một số ví dụ về các cơ hội dịch vụ mà học viên của bạn có thể thử:
giúp đỡ tại một nơi tạm trú cho người vô gia cư, nhặt rác, làm việc nhà cho
người già, đọc sách cho trẻ em, tình nguyện như một người cố vấn…
- Thực hành tạo các bài trình chiếu: Việc chỉ định một nhiệm vụ thuyết
trình cho phép các học viên thực hành các kỹ năng lãnh đạo như giao tiếp và sự
tự tin. Cho phép họ chọn chủ đề thuyết trình của riêng họ để họ có thể hào hứng
với chủ đề này. Các thành viên trong nhóm có thể trình bày trong các cuộc họp
để cho họ trải nghiệm dẫn dắt nhóm trong các cuộc thảo luận. Những câu hỏi
khuyến khích ở cuối bài thuyết trình cho phép người thuyết trình/ và nhóm thực
hành kỹ năng lắng nghe tích cực. Đảm bảo đưa ra phản hồi tích cực và mang
tính xây dựng cho học viên sau bài thuyết trình của họ để họ có thể tự hào về
thành tích của mình và cải thiện trong tương lai.
- Tạo mục tiêu: Thiết lập mục tiêu là một cách tốt để rèn luyện kỹ năng
lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo sử dụng các mục tiêu để thúc đẩy bản thân và những
người khác hoàn thành các công việc cần thiết. Đặt mục tiêu giúp phát triển các
kỹ năng ra quyết định, tổ chức và tư duy chiến lược. Nhưng giáo viên nên đảm
bảo rằng những học viên và các thành viên trong nhóm đặt ra các mục tiêu thực
tế và có thể đạt được. Cân nhắc chia sẻ phương pháp SMART để giúp học viên
tạo và hoàn thành mục tiêu của mình.
- Giao các dự án nhóm: Dự án nhóm có thể là một cách tuyệt vời để rèn
luyện sự hợp tác, lắng nghe và kiên trì, đây là tất cả các loại kỹ năng lãnh đạo.
Trong một dự án nhóm, học viên hoặc thành viên trong nhóm làm việc cùng với
những người khác để đạt được mục tiêu chung. Mỗi người trong một dự án
nhóm có thể lãnh đạo một phần của dự án đó và chịu trách nhiệm về các nhiệm
vụ cụ thể. Ví dụ về một số dự án như nhiếp ảnh về một chủ đề, thí nghiệm khoa
học, thiết kế giáo án, quảng cáo sản phẩm.
- Trao nhiều trách nhiệm hơn: Một phương pháp tuyệt vời để dạy người
khác kỹ năng lãnh đạo là biến họ thành những nhà lãnh đạo thực sự bằng cách
giao cho họ phụ trách. Giáo viên có thể giao thêm trách nhiệm cho các thành
viên trong nhóm để giúp họ phát triển thành các nhà lãnh đạo. Ví dụ: cho phép
một đại diện bán hàng bắt đầu theo dõi tất cả doanh số bán hàng của nhóm có
thể giúp họ học về theo dõi các mục tiêu.
- Tìm các hoạt động phát triển kỹ năng lãnh đạo: Khuyến khích học viên
khám phá các hoạt động và câu lạc bộ để học được kinh nghiệm lãnh đạo. Bằng
cách tham gia các câu lạc bộ, họ có thể thử sở thích của mình, gặp gỡ những
người mới. Nếu họ tham dự câu lạc bộ thường xuyên và ở lại câu lạc bộ đủ lâu,
họ có thể trở thành một nhà lãnh đạo trong câu lạc bộ. Nếu học viên không thể
tìm thấy một câu lạc bộ mà họ quan tâm, hãy đề nghị họ bắt đầu câu lạc bộ của
riêng mình. Nhiều câu lạc bộ sẵn có trong trường như câu lạc bộ toán và khoa
học; thể thao; nghệ thuật và âm nhạc; cờ vua; dịch vụ…
- Thực hành khả năng lãnh đạo với các trò chơi: Sử dụng trò chơi như
một cách thú vị để dạy học viên cách lãnh đạo, làm việc chăm chỉ, hợp tác và
kiên trì. Giáo viên cũng có thể sử dụng các trò chơi ở nơi làm việc để giúp các
thành viên trong nhóm trở thành người lãnh đạo. Các trò chơi có thể mang tính
thể thao, nghệ thuật hoặc trí tuệ và có thể mang lại một trải nghiệm thú vị so với
các phương pháp giảng dạy truyền thống. Từ đó, dạy cho học viên giá trị của
việc chơi công bằng và cách sống tích cực và tử tế trong một cuộc thi.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm được phân công tìm hiểu và trình bày cách dạy
một kỹ năng sống và sẵn sàng nghề nghiệp.
Xây dựng tình huống và lập kế hoạch dạy các kỹ năng sống và sẵn sàng
nghề nghiệp.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.1: Tại sao cần lồng ghép các kỹ năng mềm thế kỷ 21
trong chương trình đào tạo?

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Nêu được những các lý do cần lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo.
- Chia sẻ được một số tình huống của bản thân hoặc học viên của mình cho thấy
tầm quan trọng của dạy các kỹ năng thế kỷ 21.
- ý thức được tầm quan trọng của việc dạy các kỹ năng thế kỷ 21.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.1. Tại sao cần lồng ghép các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong
chương trình đào tạo?
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Tại sao các kỹ năng thế kỷ 21 (được gọi là kỹ năng mềm) lại quan trọng
đối với những người học thế kỷ 21?
Hãy bắt đầu bằng một tình huống của mùa xuân năm 2020, khi bạn là một
giáo viên. Đột nhiên, một trận đại dịch COVID-19 ập đến và bạn được yêu cầu
chuyển các bài giảng trực tiếp trên lớp sang các hoạt động học tập từ xa, một
điều mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng có thể xảy ra. Vậy bạn phải làm gì?
Trong tình huống này, bạn phải THÍCH ỨNG, bạn phải SÁNG TẠO, bạn phải
có HỌC VẤN VỀ CÔNG NGHỆ, bạn phải là một người GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ để có thể cung cấp các khóa học tốt nhất cho học viên của bạn.
Trong một tình huống khác, một học viên tốt nghiệp của bạn vừa nhận
được một công việc trong lĩnh vực yêu thích. Trong ngày đầu tiên đi làm, người
quản lý của họ yêu cầu tạo một đồ họa thông tin cho chiến dịch chạy truyền
thông tiếp thị và chuẩn bị sẵn sàng cho buổi sáng hôm sau. Học viên này chưa
từng tạo đồ họa thông tin trước đây. Tuy nhiên, cô học viên biết rằng hàng xóm
của mình là một nhà thiết kế đồ họa, vì vậy cô đã liên hệ để hỏi về các chương
trình thiết kế đồ họa thân thiện với người dùng. Học viên đó sau đó truy cập
Youtube để tìm hiểu cách sử dụng chương trình được gợi ý. Cô ấy tinh chỉnh
thiết kế của mình thông qua thử và sai, và cuối cùng đạt được thứ gì đó mà cô
ấy có thể tự hào chia sẻ với người giám sát của mình. Học viên này không chỉ
giữ được công việc của mình mà còn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng
cô ấy có các kỹ năng mềm, năng lực của thế kỷ 21, giúp cô ấy trở thành một tài
sản của nhóm. Trong một nhiệm vụ, cô ấy thể hiện năng lực về một số kỹ năng
thế kỷ 21 bao gồm khả năng chịu trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về
công nghệ, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, tính độc lập, v.v. Điểm GPA
hoặc điểm A trong một bảng điểm tốt nghiệp không giúp cô ấy chuẩn bị cho
nhiệm vụ này - kỹ năng của cô ấy đã làm được.
Kỹ năng thế kỷ 21 không chỉ cung cấp nền tảng để học tập thành công ở
trường mà còn giúp đảm bảo học viên thành công bên ngoài lớp học, trong các
tình huống thực tế trong cuộc sống và nơi làm việc trong tương lai, nơi không
thể tránh khỏi sự thay đổi. Mặc dù phát triển các bộ kỹ năng học thuật là rất
quan trọng, nhưng kỹ năng thế kỷ 21 cho phép học viên trở thành một con
người trưởng thành toàn diện, được điều chỉnh và hòa nhập với xã hội, người
cuối cùng sẽ đóng góp cho xã hội của quốc gia.
2. Những lý do nên dạy các kỹ năng thế kỷ 21 cho học viên
Sáu lý do dưới đây có thể giải thích cho tầm quan trọng của việc dạy các
kỹ năng thế kỷ 12 cho học viên.
1) Sẵn sàng cho sự thay đổi: Ví dụ về đại dịch Covid-19 cho thấy ý nghĩa
quan trọng của tâm trí sẵn sàng cho sự thay đổi và biết phải làm gì khi nó xảy ra
nhằm thích ứng với thế giới luôn thay đổi và nhanh chóng. Hãy nghĩ đến sự
thay đổi nhanh chóng của công nghệ khiến cho sự thành thạo một chương trình
máy tính của bạn có thể biến mất hoàn toàn một vài năm. Các kỹ năng thế kỷ 21
giúp học viên chuẩn bị cho sự thay đổi bao gồm khả năng thích ứng, sáng tạo,
kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc tốt dưới áp lực, cởi mở và hơn thế nữa.
2) Có thể tìm và điều hướng thông tin: Hãy tưởng tượng đến việc bạn có
thể tìm thấy bất cứ điều gì với Google. Điều này đòi hỏi bạn khả năn điều
hướng vô số thông tin, chẳng hạn như việc xác định vị trí, tổ chức và sử dụng
thông tin đáng tin cậy và đúng đắn. Các kỹ năng thế kỷ 21 chuẩn bị cho học
viên để điều hướng thông tin: Kỹ năng truy vấn, giải quyết vấn đề, học vấn về
thông tin, tư duy phản biện, học vấn về công nghệ.
3) Công cụ cho giải quyết vấn đề thế giới thực: Bản thân giải quyết vấn
đề là một kỹ năng quan trọng, nhưng việc có thể áp dụng các kỹ năng giải quyết
vấn đề vào các vấn đề và tình huống trong thế giới thực là rất quan trọng. Học
viên cần có khả năng thực hiện những kỹ năng giải quyết vấn đề mà họ đã được
dạy lớp học và áp dụng chúng vào các vấn đề thực tế xuất hiện trong cuộc sống
của họ, chẳng hạn như việc bắt đầu sự nghiệp, điều hướng các mối quan hệ,
nhận biết khi nào họ bị lợi dụng, giải quyết xung đột ở nơi làm việc, v.v.
4) Các kỹ năng thế kỷ 21 xây dựng tính cách: Với tư cách là một thành
viên cộng đồng, việc học các kỹ năng thế kỷ 21 giúp học viên xây dựng tính
cách như: đồng cảm, lòng trắc ẩn, có đạo đức, đúng giờ, đáng tin cậy, có tính
chính trực, làm việc tốt với người khác và nhiều hơn thế nữa.
5) Cạnh tranh tại nơi làm việc: Một nhân viên có thể có điểm GPA cao
hoặc hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, nhưng nếu họ không thể hòa hợp với
những người khác trong môi trường làm việc hợp tác, họ sẽ gặp khó khăn. Hoặc
nếu học viên có sự hiểu biết khái niệm chuyên môn, nhưng không thể đưa ra các
giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo trong bối cảnh thực thì hiệu quả sẽ giảm đi.
Các kỹ năng thế kỷ 21 giúp học viên cạnh tranh tại nơi làm việc có thể gồm giải
quyết vấn đề, hợp tác, tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng
khác nữa.
6) Thúc đẩy và nuôi dưỡng sự đổi mới: Nhiều kỹ năng quan trọng đối với
sự tiến bộ của xã hội, trong đó có sự đổi mới. Đổi mới làm phát sinh những cải
thiện về kinh tế, xã hội, sinh thái và văn hóa vì các vấn đề xã hội phức tạp được
giải quyết một cách sáng tạo.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm hãy chia sẻ một số tình huống của bản thân
hoặc tình huống về học viên của mình để cho thấy tầm quan trọng của các kỹ
năng thế kỷ 21.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.2: Phân tích hiện trạng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
trong chương trình đào tạo

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được phương pháp SWOT trong phân tích hiện trạng dạy các kỹ năng
thế kỷ 21.
- Chia sẻ được kết quả phân tích SWOT cho hiện trạng dạy các kỹ năng thế kỷ
21 tại cơ sở TVET.
- Hình dung được bức tranh tổng quát về hiện trạng dạy các kỹ năng thế kỷ 21.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.2. Phân tích hiện trạng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
trong chương trình đào tạo
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Technical and Vocational Education and
Training - TVET) phải chuẩn bị tốt cho học viên của họ để sống và làm việc
trong thế kỷ 21. Sự chuẩn bị này bao gồm việc cung cấp cho học viên những kỹ
năng quan trọng cần thiết trong thế kỷ 21. Vì vậy, đây là điều rất quan trọng để
đưa các kỹ năng thế kỷ 21 trở thành một phần không thể thiếu trong chương
trình đào tạo nghề. TVET phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện các kỹ năng thế kỷ
21 để tạo ra những học viên tốt nghiệp chương trình TVET chất lượng nhằm
mục đích có việc làm cao. Do đó, bài học này truyền đạt các khái niệm, quy
trình tích hợp và hướng dẫn cần thiết để lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 trong
hệ thống TVET.
Có ba bước quan trọng cần làm nhằm hướng đến lồng ghép kỹ năng thế
kỷ 21 vào TVET:
1) Phân tích hiện trạng dạy các kỹ năng thế kỷ 21 trong cơ sở giáo dục
nghề nghiệp
2) Xác định mô hình lồng ghép kỹ năng thế kỷ 21 trong TVET
3) Xây dựng kế hoạch hành động để lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21
trong TVET.
2. Hướng dẫn phân tích hiện trạng dạy các kỹ năng thế kỷ 21 trong cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Phân tích hiện trạng là bước đầu tiên nhằm hướng đến lồng ghép các kỹ
năng thế kỷ 21 trong TVET. Có nhiều phương pháp phân tích để thực hiện công
việc này, nhưng phân tích SWOT là một trong những phương pháp dễ dàng nhất
để thực hiện. Kết quả đầu ra mong đợi của phân tích hiện trạng là dự thảo tài
liệu phân tích SWOT cho hiện trạng dạy các kỹ năng thế kỷ 21 trong cơ sở giáo
dục nghề nghiệp.
SWOT là từ viết tắt của 2 yếu tố tác động từ bên trong hệ thống gồm
Strengths - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu, và 2 yếu tố tác động bên ngoài
hệ thống như Opportunities – cơ hội, Threats – thách thức. Kết quả phân tích
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm hai hàng hai cột và chia làm
bốn phần. Mỗi phần tương ứng với một yếu tố, gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức (Hình 3.2.1). Khi sử dụng phân tích SWOT, chúng ta vẽ ra
trên giấy bốn khu vực được phân chia thành các mục S-W-O-T. Sau đó, dùng kỹ
thuật động não (brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá
nhân hay nhóm vào các khu vực tương ứng.
Hình 3.2.1: Cấu trúc ma trận phân tích SWOT
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong hệ thống tổ chức TVET có lợi
cho việc đạt được mục tiêu lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21.
- Điểm yếu là những tác nhân bên trong hệ thống/ tổ chức TVET gây khó
khăn trong việc đạt được mục tiêu lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21.
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài hệ thống/ tổ chức TVET mang tính
tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu lồng thép các kỹ năng thế kỷ 21.
- Thách thức là những tác nhân bên ngoài hệ thống/ tổ chức TVET gây
khó khăn trong việc đạt được mục tiêu lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21.
Như vậy, phân tích SWOT giúp các tổ chức TVET xác định thế mạnh mà
tổ chức đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Kết
quả SWOT được sử dụng để đề ra một kế hoạch hành động thông minh và hiệu
quả nhằm lồng ghép KNM vào trong TVET.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm sử dụng SWOT để phân tích hiện trạng dạy các
kỹ năng thế kỷ 21 tại cơ sở giáo dục của mình.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.3: Mô hình môn học/ mô đun Kỹ năng mềm độc lập
trong chương trình đào tạo

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được đặc trưng của mô hình môn học/ mô đun độc lập về kỹ năng
mềm thế kỷ 21.
- Xây dựng được chương trình môn học/ mô đun độc lập cho dạy các kỹ năng
mềm thế kỷ 21.
- Hình thành ý tưởng đổi mới chương trình và PPDH môn kỹ năng mềm tại cơ sở.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.3. Mô hình môn học/ mô đun Kỹ năng mềm độc lập trong
chương trình đào tạo
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Ba loại mô hình cho phép lồng ghép dạy các kỹ năng thế kỷ 21 trong
TVET gồm: 1) chương trình môn học/mô đun kỹ năng mềm độc lập trong
chương trình đào tạo; 2) dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua các hoạt
động ngoại khóa; 3) lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong bài học
chuyên môn. Từng mô hình chi tiết sẽ có những cơ hội áp dụng khác nhau và sẽ
được thảo luận sau đây.
2. Chương trình môn học/mô đun kỹ năng mềm độc lập trong chương trình
đào tạo
Đây là chương trình môn học/ mô đun độc lập, trong đó các kỹ năng thế
kỷ 21 được dạy tách riêng khỏi bài dạy chuyên môn nghề. Các buổi dạy được
phân bố đều trong suốt thời gian một khóa học nghề, có thể phân bố đều trong
một học kỳ. Điểm mạnh của mô hình này là chuyển tải nội dung một cách đầy
đủ và có hệ thống. Các giáo viên có thể sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn giảng dạy
được biên soạn mà không phải chuẩn bị giáo án lồng ghép riêng. Ngoài ra, nhờ
tổ chức dạy kỹ năng mềm tách riêng khỏi nội dung chuyên môn, các cơ sở
TVET chỉ cần tập trung đào tạo một số giáo viên nguồn, có thể là cán bộ giáo
vụ, cán bộ phụ trách nữ công chuyên trách dạy các chuyên đề này mà không cần
tập huấn cho tất cả các giáo viên dạy nghề trong trung tâm. Tuy nhiên, điểm yếu
của mô hình này là dù muốn hay không nó cũng khó gắn kết chặt chẽ với những
hoạt động chuyên môn nghề mà học viên đang theo học. Mô hình này có thể áp
dụng lâu dài và bền vững nếu có quy định chính thức của các tổ chức TVET đưa
môn học/ mô đun kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo. Hiện nay, rất nhiều
cơ sở TVET đã đưa môn học/ mô đun kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo
như một mô đun độc lập.
Tuy nhiên, một việc khó khăn khi triển khai dạy kỹ năng mềm theo mô
hình này là việc thiết kế các chủ đề học tập gắn với thế giới thực. Như đã chỉ ra
trong “Bài 2.1”, một sai lầm phổ biến nhất mà giáo viên mắc phải khi dạy các
kỹ năng thế kỷ 21 là cố gắng dạy từng kỹ năng như một chủ đề riêng. Do đó,
dạy kỹ năng mềm sẽ có hiệu quả khi trong chương trình môn học/ mô đun này
là phải các chủ đề liên ngành theo bốn hướng chính:
- Nhận thức toàn cầu
- Học vấn về tài chính, kinh tế, kinh doanh, và khởi sự.
- Học vấn về công dân
- Học vấn về sức khỏe
- Học vấn về môi trường.
Nhà thiết kế chương trình cần phải xây dựng các chủ đề liên ngành này
và phân bổ các kỹ năng thế kỷ 21 được hình thành trong đó. Điều này sẽ được
thể hiện trong một ma trận như Hình 3.3.1 dưới đây.

Chủ đề Các kỹ năng thế kỷ 21

Kỹ năng xã hội và đa
Học vấn về thông tin
Tư duy phản biện và

tiện truyền thông và


Giao tiếp và hợp tác
Sáng tạo và đổi mới

Học vấn về phương

Năng suất và trách

Lãnh đạo và trách


Linh hoạt và thích
giải quyết vấn đề

Khởi xướng và tự

nhiệm giải trình


định hướng
công nghệ

văn hóa

nhiệm
ứng
Tìm tòi nguồn gây x x x x x x x
ô nhiễm nước
Biến đổi khí hậu x x x
Bảo tồn động vật x x x
hoang dã
Lên kế hoạch cho x x x x x x x
chuyến đi vòng
quanh thế giới
...
Hình 3.3.1. Ma trận chủ đề liên ngành và các kỹ năng thế kỷ 21
Trên thế giới có nhiều nguồn tài nguyên cung cấp sẵn có các chủ đề / bài
học cho giáo viên sẵn sàng sử dụng. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này chỉ có
trong tiếng Anh, không có tiếng Việt. Thêm nữa, nhiều nguồn tài nguyên trong
số chúng yêu cầu trả phí để được sử dụng. Dưới đây là một số nguồn tài
nguyên như vậy, các tổ chức TVET và nhà thiết kế chương trình nên cân nhắc
khi sử dụng.
Experiential Learning Depot
https://www.experientiallearningdepot.com/experiential-learning-resources.html
Applied Educational Systems
https://www.aeseducation.com/
Thoughtful Learning
https://k12.thoughtfullearning.com/content/resources-21st-century-skills
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm hãy xây dựng một chương trình môn học/ mô
đun độc lập cho dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.4: Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua các
hoạt động ngoại khóa/ cộng đồng

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được đặc trưng của việc dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua
hoạt động ngoại khóa/ cộng đồng.
- Xây dựng được chương trình dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua hoạt
động ngoại khóa/ cộng đồng.
- Phát triển các ý tưởng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua các hoạt động
ngoại khóa/ cộng đồng.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.4. Dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua các hoạt
động ngoại khóa/ cộng đồng
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Các hoạt động ngoại khóa có sự đa dạng về nội dung và hình thức, nhưng
có một sự đồng ý rằng các kỹ năng thế kỷ 21 của học viên có thể được phát triển
mạnh mẽ thông qua các hoạt động cộng đồng, điển hình là các hoạt động tình
nguyện, các câu lạc bộ trong trường học. Do đó, một cách tuyệt vời để dạy học
viên về các kỹ năng thế kỷ 21 là cho họ thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
của chính họ.
2. Gợi ý dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 thông qua các hoạt động ngoại
khóa/ cộng đồng
Các tổ chức TVET có thể tổ chức các hoạt động phục vụ cộng đồng,
chẳng hạn như hoạt động tình nguyện, để tạo điều kiện cho các học viên tham
gia vào dịch vụ cộng đồng và học hỏi các kỹ năng thế kỷ 21, chẳng hạn như
lòng tốt và tổ chức, giao tiếp và hợp tác, linh hoạt và thích ứng, kỹ năng xã hội
và đa văn hóa. Các hoạt động phục vụ cộng đồng sẽ khuyến khích các học viên
giúp đỡ người khác và thực hành lòng trắc ẩn bằng cách yêu cầu mọi người
nhận ra những phẩm chất tích cực của nhau. Giáo viên có thể tổ chức cho các
học viên của mình thực hiện dịch vụ xung quanh khu vực lân cận của họ, chẳng
hạn như giúp đỡ tại một nơi tạm trú cho người vô gia cư, nhặt rác, làm việc nhà
cho người già, đọc sách cho trẻ em, tình nguyện như một người cố vấn…
Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa khác cũng cho phép các học viên cơ
hội để phát triển các kỹ năng thế kỷ 21. Ví dụ, học viên có thể chủ động tham
gia các câu lạc bộ, họ có thể gặp gỡ giao tiếp những người mới, thử sức trở
thành một nhà lãnh đạo trong câu lạc bộ trong một số hoạt động, hoặc tự bắt đầu
câu lạc bộ của riêng mình. Nhiều câu lạc bộ sẵn có trong trường để học viên có
thể tham gia, chẳng hạn như câu lạc bộ toán và khoa học; thể thao; nghệ thuật
và âm nhạc; cờ vua; dịch vụ.
Một hoạt động cộng đồng được sử dụng cho mục đích dạy các kỹ năng
thế kỷ 21 cũng nên được thiết kế cẩn thận. Có thể tham khảo khung hướng dẫn
dạy các kỹ năng thế kỷ 21 thông qua hoạt động cộng đồng như Hình 3.4.1.
Chủ đề hoạt Các kỹ năng thế kỷ 21
động cộng đồng
Kỹ năng xã hội và đa
Học vấn về thông tin
Tư duy phản biện và

tiện truyền thông và


Giao tiếp và hợp tác
Sáng tạo và đổi mới

Học vấn về phương

Năng suất và trách

Lãnh đạo và trách


Linh hoạt và thích
giải quyết vấn đề

Khởi xướng và tự

nhiệm giải trình


định hướng
công nghệ

văn hóa

nhiệm
ứng

Gây quỹ áo ấm cho x x x x x x x


học viên vùng cao
Sửa điện cho hộ x x x x x x
người cao tuổi
...
Hình 3.4.1. Ma trận các hoạt động cộng đồng và các kỹ năng thế kỷ 21
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm hãy xây dựng một chương trình dạy các kỹ
năng thế kỷ 21 thông qua hoạt động ngoại khóa/ cộng đồng.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.5: Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong
bài học chuyên môn

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Giải thích được đặc trưng của việc lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21
trong bài học chuyên môn.
- Xây dựng được chương trình lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong
các bài học của một môn học/ mô đun chuyên môn.
- Phát triển ý tưởng lồng ghép dạy các kỹ năng thế kỷ 21 trong bài học chuyên
môn.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.5. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong bài
học chuyên môn
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Giới thiệu
Trong cách tiếp cận này, các kỹ năng thế kỷ 21 được lồng ghép/ tích hợp
vào trong bài dạy chuyên môn. Một khung lồng ghép chung cho từng nghề nên
được thống nhất rõ, trong đó các kỹ năng thế kỷ 21 được lồng ghép vào mỗi bài
chuyên môn nhằm đảm bảo không phá vỡ thiết kế của bài dạy chuyên môn,
đồng thời vẫn bổ sung được những kỹ năng cần thiết cho học viên.
Có thể tham khảo khung hướng dẫn lồng ghép các kỹ năng thế kỷ 21 vào
các bài học chuyên môn như như Hình 3.5.1 dưới đây.

Bài học chuyên Các kỹ năng thế kỷ 21


môn

Kỹ năng xã hội và đa
Học vấn về thông tin
Tư duy phản biện và

tiện truyền thông và


Giao tiếp và hợp tác
Sáng tạo và đổi mới

Học vấn về phương

Năng suất và trách

Lãnh đạo và trách


Linh hoạt và thích
giải quyết vấn đề

Khởi xướng và tự

nhiệm giải trình


định hướng
công nghệ

văn hóa

nhiệm
ứng
Môn học/ mô đun:
Bài 1: Sử dụng x x x x x
máy may
Bài 2: Cắt may x x x x
thân áo
...
Môn học/ mô đun:

Hình 3.5.1. Ma trận bài học chuyên môn và các kỹ năng thế kỷ 21
Cách dạy lồng ghép này lúc đầu sẽ khó khăn đối với các giáo viên dạy
nghề. Vì thế nó đòi hỏi lãnh đạo các tổ chức TVET phải nhận thức được lợi ích
của việc dạy các kỹ năng thế kỷ 21 cho học viên, biến việc lồng ghép các kỹ
năng đó thành chính sách chung của toàn bộ cơ sở TVET. Thêm vào đó là chế
độ động viên, khuyến khích giáo viên và hỗ trợ họ thử nghiệm dạy lồng ghép.
Thời gian đầu, giáo viên sẽ phải đầu tư nhiều thời gian để thiết kế cách lồng
ghép các kỹ năng thế kỷ 21 vào bài dạy chuyên môn của mình. Nhưng khi việc
lồng ghép các kỹ năng này đã trở thành một thói quen thì đây sẽ là cách lồng
ghép bền vững nhất. Sau khi đã đầu tư chi phí ban đầu để tập huấn giáo viên và
hướng dẫn cách dạy lồng ghép, việc lồng ghép dạy các kỹ năng thế kỷ 21 sẽ trở
thành hệ thống và không gây tốn kém nguồn lực cho tổ chức. Chương trình
giảng dạy sẽ trở nên phong phú hơn, khác lạ hơn so với những chương trình
thông thường khác, bởi lẽ người thày sẽ không chỉ quan tâm đến kỹ năng nghề
của học viên mà còn chuẩn bị cho họ những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm hãy xây dựng một chương trình lồng ghép dạy
các kỹ năng thế kỷ 21 trong các bài học chuyên môn.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.6: Hướng dẫn lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng
mềm thế kỷ 21

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Nêu được các bước lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.
- Xây dựng được một kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.
- Phát triển ý tưởng giảng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.6. Hướng dẫn lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm
thế kỷ 21
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

1. Lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng thế kỷ 21


Một nhà lập kế hoạch giảng dạy có thể làm theo hướng dẫn dưới đây để
tạo một giáo án giảng dạy các kỹ năng thế kỷ 21.
Bước 1: Lựa chọn nội dung
Chọn những nội dung chuyên môn bạn sẽ dạy. Các tiêu chuẩn nội dung
bạn sẽ dạy có lẽ đến từ tiêu chuẩn chương trình giảng dạy của bang/ quốc gia.
Những vấn đề sao cần được xem xét:
- Việc học này có quan trọng không?
- Tại sao điều này lại quan trọng đối với học viên học?
- Làm thế nào tôi có thể làm cho việc học này quan trọng đối với học
viên? Tôi sẽ giúp họ thấy nó hữu ích hoặc có liên quan như thế nào?
Bước 2: Pha trộn các kết nối chủ đề
Chọn các chủ đề liên ngành có thể được pha trộn với nội dung. Các chủ
đề đó giúp học viên nhìn ra sự kết nối giữa các nội dung khu vực môn học và
các chủ đề rộng hơn quan trọng với cuộc sống và công việc trong thế kỷ 21. Chỉ
chọn những chủ đề kết nối hợp lý và chặt chẽ với nội dung bạn đang dạy. Trong
việc lựa chọn các chủ đề, hãy xem xét những vấn đề sau:
- Có sự kết nối rõ ràng giữa các nội dung và chủ đề bạn chọn không?
- Bạn sẽ thu hút sự chú ý của học viên đến mối liên hệ này như thế nào và
làm cho chúng thấy rõ?
Bước 3: Hợp nhất các kỹ năng thế kỷ 21
Chọn các kỹ năng thế kỷ 21 bạn sẽ hợp nhất vào trong thiết kế giảng dạy.
Các kỹ năng này nên căn chỉnh gần gũi với các nhiệm vụ bạn tạo cho các học
viên. Khi bạn suy nghĩ về một công việc, xem xét bằng cách nào một hoặc
nhiều kỹ năng đó phù hợp tự nhiên với nội dung bạn đang dạy. Các kỹ năng nên
là một phần của học tập và trôi theo nhiệm vụ.
Ví dụ, khi bạn nghĩ về nhiệm vụ bạn sẽ phân công, xem xét bằng cách
nào các học viên có thể hợp tác trên nó, cái gì là vấn đề họ phải làm, các công
nghệ được bao gồm trong nhiệm vụ như thế nào, quản lý thời gian như thế nào.
Bước 4: Xác định các nhiệm vụ học tập
Định nghĩa các nhiệm vụ mà học viên sẽ thực hiện. Các nhiệm vụ nên
vừa giúp các học viên hiểu biết các tiêu chuẩn nội dung và cung cấp thực hành
các kỹ năng thế kỷ 21 được lựa chọn. Xem xét khoang vùng rõ ràng cả tiêu
chuẩn nội dung và các kỹ năng thế kỷ 21 trong nhiệm vụ khi bạn trình bày nó
với học viên. Các câu hỏi hướng dẫn cho việc tạo nhiệm vụ, bao gồm:
- Sản phẩm tôi đang yêu cầu học viên sản xuất có mang lại kết quả học
tập lâu dài không?
- Tôi sẽ đánh giá các suy nghĩ và phải ứng đa dạng như thế nào?
- Các học viên có những lựa chọn gì cho việc giao tiếp hiểu biết và học
tập của họ?
- Tôi sẽ giúp học viên nhận ra cả tiêu chuẩn nội dung và các kỹ năng thế
kỷ 21 họ đang học như thế nào?
- Nhiệm vụ có ý nghĩa, thích đáng và thú vị với học viên không?
Bước 5: Lựa chọn công cụ hướng dẫn
Lựa chọn các công cụ giảng dạy bạn sẽ sử dụng trong nhiệm vụ. Ví dụ,
nếu bạn có lựa chọn “giao tiếp” như một kỹ năng nhúng trong nhiệm vụ, bạn
phải lựa chọn công cụ phù hợp giúp dạy kỹ năng đó. Bởi vì các công cụ là
chung, bạn có thể sử dụng chung với hầu như bất kỳ khu vực nội dung hoặc
nhiệm vụ. Trong việc lựa chọn các công cụ, hãy xem xét câu hỏi sau đây:
- Các công cụ phù hợp với các kết quả đầu ra học tập không?
- Những sửa đổi nào đối với công cụ sẽ làm cho nó phù hợp hơn với việc
học được mong muốn?
- Trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ giảng dạy, các công cụ được
chọn đã bao quát một loạt các kỹ năng của thế kỷ 21 chưa?
Bước 6: Phát triển đánh giá
Xác định bạn sẽ đánh giá học tập của học viên trong nhiệm vụ như thế
nào. Xem xét cung cấp cho học viên nhiều lựa chọn cho sự chứng minh việc
học và thành tích của họ. Khi bạn lập kế hoạch đánh giá, hãy suy nghĩ về:
- Cái gì có thể chấp nhận như bằng chứng rằng các học viên có đạt được
học tập?
- Làm thế nào tôi có thể phân biệt các đánh giá bởi việc cung cấp nhiều
lựa chọn cho các học viên?
- Tôi làm các học viên nhận thức những kỳ vọng cho học tập và sự thực
hiện như thế nào?
- Có rubric hoặc chỉ số sự thực hiện rõ ràng mà tôi có thể sử dụng để làm
rõ các kỳ vọng và đặt mục tiêu rõ ràng cho sự thực hiện không?
Bước 7: Lập kế hoạch cho siêu nhận thức
Mô tả bằng cách nào các học viên sẽ trở lên nhận biết các kỹ năng thế kỷ
21 được kết hợp vào trong công việc. Các học viên phải siêu nhận thức về các
kỹ năng họ đang học. Họ nên có thể xác định các kỹ năng khi họ sử dụng
chúng, có thể đánh giá cấp độ thành công về cá nhân trong sử dụng chúng, và
nhận thức được sự phát triển và cải thiện của họ xuyên qua thời gian.
Khi suy nghĩ về cách nào để giúp các học viên nhận thức được các kỹ
năng thế kỷ 21 được nhúng trong công việc, hãy xem xét các câu hỏi sau:
- Các học viên có thể xác định các kỹ năng thế kỷ 21 họ đang áp dụng
trong nhiệm vụ không?
- Những câu hỏi gì bạn có thể hỏi để dẫn dắt các học viên để hiểu biết
những kỹ năng đó?
- Bạn có thể giúp các học viên theo dõi việc sử dụng các kỹ năng của họ
và cải thiện chúng như thế nào?
- Các học viên có thể xác định cách nào họ có thể sử dụng các kỹ năng đó
với các nội dung khác hoặc áp dụng chúng vào các khía cạnh khác của cuộc
sống của họ?
Biểu mẫu Lập kế hoạch thiết kế giảng dạy các kỹ năng thế kỷ 21

Chủ đề: ........................................................................................................................


Ngày: ...........................................................................................................................

Tiêu chuẩn nội dung


Học viên sẽ biết, có thể làm hoặc hiểu gì khi bài giảng này hoàn thành?

Chủ đề liên ngành


Chủ đề nào có thể được pha trộn với nội dung?
□ Nhận thức toàn cầu
□ Học vấn về tài chính, kinh tế, kinh doanh, và khởi sự
□ Học vấn về công dân
□ Học vấn về sức khỏe
□ Học vấn về môi trường

Các kỹ năng thế kỷ 21


Các kỹ năng nào sẽ được kết hợp trong thiết kế giảng dạy?

Các kỹ năng học tập Các kỹ năng thông tin, Các kỹ năng sống và sẵn sàng
và đổi mới phương tiện truyền thông nghề nghiệp
và công nghệ

□ Sáng tạo và đổi mới □ Học vấn về thông tin □ Linh hoạt và thích ứng
□ Tư duy phản biện và □ Học vấn về phương tiện □ Khởi xướng và tự định hướng
giải quyết vấn đề truyền thông và công nghệ
□ Kỹ năng xã hội và đa văn hóa
□ Giao tiếp và hợp tác
□ Năng suất và trách nhiệm giải trình
□ Lãnh đạo và trách nhiệm
Mô tả công việc
Các công việc gì bạn sẽ hỏi các học viên để thực hiện?

Công cụ sử dụng
Những công nào nào bạn sẽ sử dụng trong kế hoạch giảng dạy này?

Đánh giá
Bạn sẽ đánh giá học tập của các học viên như thế nào? Những lựa chọn gì bạn sẽ
cung cấp cho học viên để trình diễn việc học?

Nhận thức kỹ năng


Các học viên sẽ trở lên nhận biết các kỹ năng thế kỷ 21 như thế nào? Các câu hỏi gì
bạn sẽ sử dụng cho phản ánh và thảo luận?
2. Phản ánh về kế hoạch giảng dạy
Sau khi bạn hoàn thành một kế hoạch giảng dạy (giáo án), hãy dành một
chút thời gian để phản ánh liệu nó đã đáp ứng các tiêu chí dưới đây chưa. Bạn
có thể “check” vào trước mỗi tiêu chí.

✓ Các tiêu chí

Lựa chọn nội dung


Nội dung là quan trong cho các học viên để học.
Tôi có thể giải thích với học viên tai sao mục tiêu học tập là quan trọng.
Tôi có kế hoạch cho cách để làm nội dung này quan trọng với các học viên
và giúp học nhìn thấy nó hữu ích và liên quan.
Pha trộn các kết nội chủ đề
Có sự kết nối rõ ràng giữa nội dung và chủ đề tôi lựa chọn.
Tôi có kế hoạch cho cách để lôi kéo sự chú ý của học viên đến sự kết nối
này.
Kết hợp các kỹ năng thế kỷ 21
Tôi sẽ sử dụng mẫu nhóm phù hợp để dạy các kỹ năng thế kỷ 21.
Các học viên sẽ đánh giá các kỹ năng của riêng họ như một thành viên của
đội và sự lớn lên của chúng trong các kỹ năng hợp tác.
Các kỹ năng thế kỷ 21 tôi chọn là phần mở rộng hợp lý của nội dung.
Các kỹ năng thế kỷ 21 tôi chọn sẽ mở rộng và tinh chỉnh việc học của học
viên về nội dung.
Xác định các nhiệm vụ học tập
Sản phẩm tôi đang yêu cầu học viên sản xuất có mang lại kết quả học tập
lâu dài.
Tôi có kế hoạch cho đánh giá các suy nghĩ và phản ứng đa dạng của các
học viên.
Học viên có các tùy chọn cho giao tiếp việc học và hiểu biết của họ.
Học viên sẽ có thể xác định cả tiêu chuẩn nội dung và các kỹ năng thế kỷ
21 họ đang học.
Nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc học được nhắm đến.
Nhiệm vụ là ý nghĩa, thích đáng và thú vị với học viên.
Lựa chọn các công cụ giảng dạy
Các công cụ tôi lựa chọn phù hợp với các kết quả đầu ra học tập của
nhiệm vụ.
Tôi có sửa đổi công cụ khi cần thiết để phù hợp với việc học dự định của
nhiệm vụ.
Các công cụ được lựa chọn đại diện cho một phạm vi rộng của các kỹ năng
thế kỷ 21.
Phát triển các đánh giá
Các đánh giá sẽ cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng các học viên có đạt
được việc học mong muốn.
Tôi có phân biệt các đánh giá bằng việc cung cấp nhiều tùy chọn cho học
viên để trình diễn sự thành thạo của họ về nội dung.
Tôi có làm các học viên nhận thức các kỳ vọng của việc học và sự thực
hiện.
Một Rubric hoặc chỉ số sự thực hiện rõ ràng các kỳ vọng và thiết lập đích
đến rõ ràng của sự thực hiện.
Lập kế hoạch cho siêu nhận thức
Học viên sẽ có thể xác định các kỹ năng thế kỷ 21 họ đang sử dụng để
thực hiện nhiệm vụ.
Tôi có phát triển các câu hỏi nhằm dẫn dắt học viên hiểu biết các kỹ năng
thế kỷ 21.
Các học viên sẽ đánh giá các điểm mạnh của riêng họ cho sự lớn lên trong
sử dụng các kỹ năng thế kỷ 21.
Tôi có bao gồm các hoạt động giúp các học viên theo dõi và cải thiện việc
sử dụng các kỹ năng thế kỷ 21 của họ.
Các học viên có thể xác định cách họ có thể sử dụng các kỹ năng thế kỷ 21
với các nội dung khác hoặc áp dụng chúng đến các khía cạnh khác của
cuộc sống hoặc tương lai của họ.
Thảo luận nhóm
Học viên trong các nhóm hãy lựa chọn một chủ đề và lập kế hoạch giảng
dạy các kỹ năng thế kỷ 21 trong bài học chuyên môn/ hoạt động ngoại khóa/
hoặc một bài học độc lập về kỹ năng mềm thế kỷ 21.
Gợi ý trình bày: Các nhóm cần chuẩn bị trình bày trước lớp bằng cách sử
dụng máy chiếu và các giáo cụ khác.
CHỦ ĐỀ 3: LỒNG GHÉP DẠY CÁC KỸ NĂNG MỀM THẾ KỶ 21
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bài 3.7: Ví dụ minh họa lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng
mềm thế kỷ 21

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Đọc hiểu được một số ví dụ minh họa lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm
thế kỷ 21.
- Hình thành ý tưởng lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21.

Khóa học Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Chủ đề 3. Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm thế kỷ 21 trong chương
trình đào tạo
Bài học 3.7. Ví dụ minh họa lập kế hoạch giảng dạy các kỹ năng
mềm thế kỷ 21
Thời gian 2 tiết x 45 phút
Địa điểm Đơn vị đào tạo bố trí lớp học
Tài liệu và vật liệu Máy chiếu, bảng xanh/ trắng, bút viết/ phấn, giấy A0
An toàn Không có quy định về an toàn

Lập kế hoạch thiết kế giảng dạy các kỹ năng thế kỷ 21


Chủ đề: Nâng cao nhận thức thông qua một chiến dịch tiếp thị (Marketing)
Ngày: .................................................................. Thời lượng: 2 buổi x 5 giờ

Tiêu chuẩn nội dung


Học viên sẽ biết, có thể làm hoặc hiểu gì khi bài giảng này hoàn thành?
Học viên sẽ xác định một vấn đề hiện tại liên quan đến việc sử dụng công
nghệ và quyền công dân số, chẳng hạn như nhắn tin khi lái xe, gửi tin nhắn tình dục
hoặc bắt nạt trên mạng. Sau đó, họ sẽ phát triển một chiến dịch tiếp thị để nâng cao
nhận thức về vấn đề và giúp thông báo cho những người khác về cách giải quyết
vấn đề một cách có trách nhiệm.
Bạn có thể muốn học viên tập trung vào trường với tư cách là một khán giả,
nhưng bạn có thể muốn mở rộng sự hấp dẫn và yêu cầu họ nhìn vấn đề theo quan
điểm của học viên đến từ các nền văn hóa hoặc quốc gia khác. Bạn thậm chí có thể
muốn họ cộng tác với những học viên đa dạng về văn hóa để đưa những quan điểm
khác nhau vào chiến dịch để chiến dịch thu hút được nhiều đối tượng.
Để thực hiện dự án này, học viên sẽ cần nghiên cứu vấn đề và thu thập các
dữ kiện và số liệu thống kê mà họ có thể trình bày trong chiến dịch của mình. Họ sẽ
quyết định loại công nghệ nào sẽ hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp của họ,
nhưng họ phải hoàn thành một quảng cáo in có thể xuất hiện trên tạp chí, báo, áp
phích, tài liệu quảng cáo hoặc các phương tiện in ấn khác.
Là một phần của chiến dịch của họ, học viên nên nghĩ ra một slogan hoặc
khẩu hiệu đáng nhớ, cũng như một logo nhất quán hoặc xem xét các yếu tố của
chiến dịch. Cần phải rõ ràng rằng cả hai phần của chiến dịch làm việc cùng nhau để
thúc đẩy nhận thức về một vấn đề.
Chủ đề liên ngành
Chủ đề nào có thể được pha trộn với nội dung?
□ Nhận thức toàn cầu
□ Học vấn về tài chính, kinh tế, kinh doanh, và khởi sự
x Học vấn về công dân
□ Học vấn về sức khỏe
□ Học vấn về môi trường

Các kỹ năng thế kỷ 21


Các kỹ năng nào sẽ được kết hợp trong thiết kế giảng dạy?

Các kỹ năng học tập Các kỹ năng thông tin, Các kỹ năng sống và sẵn sàng
và đổi mới phương tiện truyền thông nghề nghiệp
và công nghệ

x Sáng tạo và đổi mới x Học vấn về thông tin □ Linh hoạt và thích ứng

□ Tư duy phản biện và x Học vấn về phương tiện □ Khởi xướng và tự định hướng
giải quyết vấn đề truyền thông và công nghệ
□ Kỹ năng xã hội và đa văn hóa
x Giao tiếp và hợp tác
□ Năng suất và trách nhiệm giải trình

x Lãnh đạo và trách nhiệm


Mô tả công việc
Các công việc gì bạn sẽ hỏi các học viên để thực hiện?
Học viên làm việc nhóm để thực hiện các công việc:
- Xác định một vấn đề liên quan đến việc sử dụng công nghệ hoặc công dân
số mà bạn cảm thấy cần được nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch.
- Thu thập các dữ kiện và số liệu thống kê mà họ có thể trình bày trong chiến
dịch của mình.
- Quyết định loại công nghệ nào sẽ hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp của
họ, và phải hoàn thành một quảng cáo in có thể xuất hiện trên tạp chí, báo, áp
phích, tài liệu quảng cáo hoặc các phương tiện in ấn khác.
- Nghĩ ra một slogan hoặc khẩu hiệu đáng nhớ, cũng như một logo nhất quán
hoặc xem xét các yếu tố của chiến dịch.
Công cụ sử dụng
Những công nào nào bạn sẽ sử dụng trong kế hoạch giảng dạy này?
- Tài liệu phát tay về mô tả dự án
- Tài liệu phát tay mô tả các kỹ năng mềm thế kỷ 21
- Phiếu chấm điểm
- Tạo các nhóm Zalo để chia sẻ học tập
- Sử dụng Google Docs để nhóm học viên biên tập ngang hàng.

Đánh giá
Bạn sẽ đánh giá học tập của các học viên như thế nào? Những lựa chọn gì bạn sẽ
cung cấp cho học viên để trình diễn việc học?
Phiếu chấm điểm Rubric (từ 1-4) được sử dụng để đánh giá chất lượng dự
án. 4 = Tốt, 3 = Khá, 2 = Trung bình, 1 = Yếu.

Tiêu chí chấm Điểm Điểm đạt


có thể được
Sự rõ ràng của ý tưởng:
- Có rõ ràng cái gì là vấn đề công dân số mà học viên đang 4
marketing trong chiến dịch không?
Chú ý đến khán giả:
- Học viên đã chọn được đối tượng thích hợp chưa? 4
- Chiến dịch có phù hợp với đối tượng đó không? 4
- Học viên có xác định được những nơi thích hợp để tiếp thị 4
quảng cáo không?
Tính phù hợp của công nghệ:
- Học viên đã chọn một loại quảng cáo in thích hợp và họ có 4
sử dụng đúng loại công nghệ để tạo ra nó không?
- Học viên đã chọn một loại tiếp thị thích hợp, và họ có sử 4
dụng đúng loại công nghệ để tạo ra nó không?
Sáng tạo/ thú vị:
- Slogan hoặc khẩu hiệu của chiến dịch có hiệu quả trong 4
việc hỗ trợ thông điệp dự định không?
- Giao diện chiến dịch có hiệu quả trong việc hỗ trợ thông 4
điệp dự định không?
- Cả hai phần của chiến dịch có chia sẻ cùng một slogan
4
hoặc khẩu hiệu, cũng như giao diện nhất quán không?
Tổng điểm: 36
Thủ tục đánh giá:
- Các nhóm học viên tự đánh giá và sau đó đánh giá chéo lẫn nhau.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết.

Nhận thức kỹ năng


Các học viên sẽ trở lên nhận biết các kỹ năng thế kỷ 21 như thế nào? Các câu hỏi gì
bạn sẽ sử dụng cho phản ánh và thảo luận?
Giáo viên sử dụng các câu hỏi dưới đây để dẫn dắt các thảo luận về kỹ năng
thế kỷ 21:
- Nhóm bạn đã làm việc với nhau như thế nào để hình thành ý tưởng sáng
tạo cho dự án?
- Cách các bạn đã giao tiếp và hợp tác để hoàn thành tất cả công việc dự án?
- Nhóm bạn đã thu thập thông tin số liệu và dữ kiện của dự án như thế nào?
Bằng cách nào bạn biết rằng thông tin đó là đún đắn?
- Mỗi thành viên trong nhóm đã thực hiện những trách nhiệm gì? Có ai là
người điều phối hoạt động của nhóm bạn không? Bạn thấy mỗi thành viên trong
nhóm mình đã làm việc hết mình cho dự án chưa?
Tài liệu mô tả dự án được phát tay cho học viên:

Dự án: Nâng cao nhận thức thông qua một chiến dịch tiếp thị
Chọn một vấn đề hiện tại liên quan đến việc sử dụng công nghệ và quyền công dân kỹ thuật
số mà bạn cảm thấy là quan trọng và đáng được công chúng nâng cao nhận thức. Bạn sẽ
phát triển một chiến dịch tiếp thị để tạo ra nhận thức về vấn đề và giúp thông báo cho những
người khác về cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm hơn.
Để làm được điều này, bạn sẽ cần phải nghiên cứu đầy đủ vấn đề và thu thập các dữ kiện
và số liệu thống kê mà bạn có thể trình bày trong chiến dịch của mình. Nhiều chiến dịch tiếp
thị xã hội đã thành công một phần lớn nhờ slogan hoặc khẩu hiệu hấp dẫn, cũng như giao
diện nhất quán với các yếu tố của chiến dịch. Hãy cân nhắc điều này khi phát triển chiến
dịch của bạn.
Bạn cũng sẽ cần chọn loại công nghệ sẽ hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp của mình.
Bạn bắt buộc phải hoàn thành một quảng cáo in, nhưng định dạng là tùy thuộc vào bạn. Bạn
có thể chọn tạo một quảng cáo có thể xuất hiện trên tạp chí, báo, áp phích, tờ rơi, tài liệu
quảng cáo hoặc bất kỳ phương tiện in ấn nào khác.
Bạn nên xác định cách thức tiếp cận quảng cáo in của bạn đối với đối tượng mục tiêu. Ví
dụ: nếu bạn tạo một chiến dịch áp phích, áp phích của bạn sẽ được hiển thị ở đâu để tiếp
cận đối tượng của bạn?
Bạn cũng sẽ tạo một thông báo thương mại hoặc dịch vụ công cộng. Đối với yếu tố này của
chiến dịch, bạn cũng sẽ cần xác định cách thức quảng cáo sẽ tiếp cận đối tượng của bạn.
Ngoài ra, cần rõ ràng rằng cả hai phần của chiến dịch phối hợp với nhau để thúc đẩy nhận
thức về một vấn đề.
Các câu hỏi dự án:
1. Vấn đề liên quan đến việc sử dụng công nghệ mà bạn cảm thấy cần được nâng cao nhận
thức của cộng đồng là gì?
2. Bạn đã biết gì về vấn đề này, và bạn có thể sử dụng tài nguyên nào để có thêm thông tin?
3. Nguy cơ và hậu quả của vấn đề này là gì? Các giải pháp cho vấn đề là gì?
4. Ai bị ảnh hưởng bởi vấn đề này?
5. Đối tượng mục tiêu cho chiến dịch của bạn là ai?
6. Điều gì có thể ngăn cản khán giả lắng nghe thông điệp của bạn và làm theo lời khuyên
trong đó?
7. Bạn muốn trình bày thông điệp gì trong chiến dịch này? Bạn muốn tin nhắn đó có giọng
điệu nào?
8. Một số ý tưởng cho slogan hoặc khẩu hiệu truyền tải thông điệp này một cách dễ nhớ
hoặc hấp dẫn là gì?
9. Loại quảng cáo in nào sẽ có hiệu quả trong việc tiếp thị chiến dịch này? Bạn sẽ sử dụng
loại phần mềm nào để tạo ra nó?
10. Đối tượng của bạn sẽ gặp quảng cáo này ở đâu?
11. Loại thông báo thương mại hoặc dịch vụ công cộng nào phù hợp nhất với chiến dịch của
bạn? Bạn sẽ sử dụng phần mềm nào để tạo ra nó?
12. khán giả của bạn sẽ xem quảng cáo này ở đâu?
13. Bạn muốn chiến dịch của mình có kiểu giao diện nào? Bạn có thể sử dụng màu sắc,
phông chữ, hình ảnh, đồ họa và âm thanh nào?
Tài liệu mô tả các kỹ năng mềm liên quan đến dự án được phát tay cho học viên:
CÁC KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT TRONG DỰ ÁN
Các kỹ năng Mô tả
Sáng tạo và 1. Suy nghĩ sáng tạo
đổi mới - Sử dụng các kỹ thuật tạo ý tưởng, chẳng hạn như động não.
- Tạo ra những ý tưởng mới và đáng giá.
- Trau chuốt, tinh chỉnh, phân tích và đánh giá các ý tưởng của riêng họ để
cải thiện và tối đa hóa các nỗ lực sáng tạo.
2. Làm việc sáng tạo với người khác
- Phát triển, thực hiện và truyền đạt những ý tưởng mới cho người khác một
cách hiệu quả; kết hợp đầu vào và phản hồi của nhóm vào trong công việc.
- Trình diễn sự nguyên bản và sự sáng chế/ óc sáng tạo trong công việc và
hiểu các giới hạn thế giới thực để áp dụng các ý tưởng mới.
- - Xem thất bại như một cơ hội để học hỏi; hiểu rằng sáng tạo và đổi mới là
một quá trình lâu dài, theo chu kỳ của những thành công nhỏ và những sai
lầm thường xuyên.
3. Thực hiện đổi mới
- Hành động dựa trên các ý tưởng sáng tạo để đóng góp hữu ích và hữu
hình cho lĩnh vực mà sự đổi mới sẽ xảy ra.
Giao tiếp và - Diễn đạt các suy nghĩ và ý tưởng một cách hiệu quả bằng cách sử dụng
hợp tác các kỹ năng giao tiếp bằng lời, bằng văn bản và không lời dưới nhiều hình
thức và ngữ cảnh khác nhau.
- Lắng nghe hiệu quả để giải mã ý nghĩa, bao gồm kiến thức, giá trị, thái độ
và ý định.
- Sử dụng giao tiếp cho nhiều mục đích (ví dụ: thông báo, hướng dẫn, động
viên và thuyết phục).
- Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông và công nghệ, và biết cách phán
xét hiệu quả của chúng như một cách ưu tiên cũng như đánh giá tác động
của chúng.
- Giao tiếp hiệu quả trong các môi trường đa dạng (bao gồm đa ngôn ngữ).
- Cộng tác với những người khác.
- Thể hiện khả năng làm việc hiệu quả và tôn trọng với các nhóm đa dạng.
- Rèn luyện tính linh hoạt và sẵn sàng giúp đỡ trong việc đưa ra những thỏa
hiệp cần thiết để hoàn thành mục tiêu chung.
- Chịu trách nhiệm chung trong công việc hợp tác và coi trọng những đóng
góp cá nhân của từng thành viên trong nhóm.
Học vấn về 1. Truy cập và đánh giá thông tin
thông tin - Truy cập thông tin có hiệu suất (thời gian) và hiệu quả (nguồn).
- Đánh giá thông tin một cách phản biện và năng lực.
2. Sử dụng và quản lý thông tin
- Sử dụng thông tin một cách đúng đắn và sáng tạo cho vấn đề đang bàn.
Các kỹ năng Mô tả
- Quản lý luồng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Áp dụng sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức / pháp lý xung quanh
việc truy cập và sử dụng thông tin.
Học vấn về 1. Phân tích phương tiện truyền thông
phương tiện - Hiểu cả cách thức và lý do các thông điệp truyền thông được xây dựng và
truyền thông cho những mục đích gì.
và công nghệ
- Kiểm tra cách các cá nhân giải thích các thông điệp khác nhau, cách các
giá trị và quan điểm được bao gồm hoặc loại trừ, và cách phương tiện truyền
thông có thể ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi.
- Áp dụng sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức / pháp lý xung quanh
việc truy cập và sử dụng các phương tiện truyền thông.
2. Tạo sản phẩm truyền thông
- Hiểu và sử dụng các công cụ, đặc điểm và quy ước tạo sản phẩm truyền
thông thích hợp nhất.
- Hiểu và sử dụng hiệu quả các cách diễn đạt và diễn giải phù hợp nhất
trong các môi trường đa dạng, đa văn hóa.
- Học vấn về ICT (Thông tin, Giao tiếp và Công nghệ).
3. Áp dụng công nghệ hiệu quả
- Sử dụng công nghệ như một công cụ để nghiên cứu, tổ chức, đánh giá và
truyền đạt thông tin.
- Sử dụng các công nghệ kỹ thuật số (máy tính, smartphone, máy tính bảng,
v.v.), các công cụ truyền thông / mạng và mạng xã hội một cách thích hợp
để truy cập, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo thông tin nhằm hoạt động
thành công trong nền kinh tế tri thức.
- Áp dụng hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức / pháp lý xung quanh việc
tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin.
Lãnh đạo và 1. Hướng dẫn và dẫn dắt người khác
Trách nhiệm - Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề và liên cá nhân để gây ảnh hưởng
và hướng dẫn người khác hướng đến một mục tiêu.
- Tận dụng điểm mạnh của người khác để hoàn thành mục tiêu chung.
- Truyền cảm hứng để người khác vươn tới những gì tốt nhất của họ thông
qua tấm gương và lòng vị tha.
- Thể hiện sự chính trực và hành vi đạo đức trong việc sử dụng ảnh hưởng
và quyền lực.
2. Chịu trách nhiệm với người khác
- Hành động có trách nhiệm với lợi ích của cộng đồng lớn hơn trong tâm trí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beers, S. (2011). Teaching 21st century skills: An ASCD action tool.
ASCD.
2. Framework for 21st century learning definitions.
https://www.battelleforkids.org/networks/p21
3. Oliquino, J. C. P. (2019). 21st Century Skills of Students in a Technical
Vocational Education and Training Institution in the Philippines. Jurnal
Pendidikan Progresif, 9(2), 146-155.
4. SimpleK12. 21st Century Project: Ideas for the Classroom.
https://www.simplek12.com/
5. Tổng cục Dạy nghề (2007). Tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới và kỹ năng
sống vào chương trình dạy nghề. Hà Nội – 7/2007.
6. Ultimate Guide to Teaching 21st Century Skills in Secondary Schools.
https://info.aeseducation.com/ultimate-guide-teach-21st-century-skills
7. Walser, N. (2008). Teaching 21st century skills. Harvard Education
Letter, 24(5), 1-3.

You might also like