You are on page 1of 2

Ẩn dụ và hoán dụ

1. Ẩn dụ
 Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật (Dùng A
gọi thay cho B)
 Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng dựa trên sự liên tưởng (Từ B nghĩ
đến A)
 Một số cách phân loại ẩn dụ:
1) Ẩn dụ do sự giống nhau về hình thức: mũi dao, mũi thuyền
2) Ẩn dụ do sự giống nhau về màu sắc: màu xanh da trời
3) Ẩn dụ do sự giống nhau về chức năng: đèn điện
4) Ẩn dụ do sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất: tình cảm khô, lời
nói khô
5) Ẩn dụ do sự giống nhau về một đặc điểm, vẻ ngoài:
Chí Phèo (Thằng đấy Chí Phèo thật đấy!)
6) Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: suy nghĩ chín, nắm tình hình
7) Chuyển tên con vật thành tên người: con rắn độc, con cáo già
8) Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác
(hiện tượng nhân cách hóa): thời gian đi, con tàu chạy

2. Hoán dụ
- Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hoặc
hiện tượng khác.
- Mối quan hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng là mối quan hệ logic.
- Một số cách phân loại hoán dụ:
1) Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận.
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể: chân sút, tay súng, tay vợt
- Lấy toàn thể thay cho bộ phận: đêm ca nhạc
2) Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
3) Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng:
cả hội trường, cả lớp...
4) Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người:
bóng hồng; nón trắng (nhấp nhô trên đồng), áo xanh tình nguyện ...
5) Lấy bộ phận con người thay cho quần áo:
cổ áo, tay áo, vai áo...
6) Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó:
uống Halida, uống Trúc Bạch
7) Lấy địa điểm thay sự kiện xảy ra ở đó
trận Điện Biên Phủ, hội nghị Paris
8) Lấy tên tác giả thay tác phẩm:
đọc Nam Cao
9) Lấy tên chất liệu thay tên sản phẩm:
thau rửa mặt, đồng bạc
10) Lấy âm thanh thay tên đối tượng:
con cuốc, chim đa đa, đét, bịch..

You might also like