You are on page 1of 14

I.

INTRODUCTION (TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN)


1. Lý do chọn đề tài:
Tên dự án: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG “CÁNH TAY NỐI DÀI” TRUNG TÂM KẾT
NỐI VIỆC LÀM GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG NGƯỜI KHIẾM
KHUYẾT
 Giải quyết tình trạng thiếu việc làm: hiện nay vấn đề việc làm cho người lao động
ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, nguồn lực lao động rất lớn nhưng không tạo ra
được việc làm cho họ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Các doanh nghiệp
khi tuyển dụng lao động hầu như chỉ ưu tiên lao động có độ tuổi 18 – 30 tuổi, có
sức khỏe, lành lặn. Đây chính là điểm bất lợi cho người khuyết tật, có thể người
khuyết tật có kỹ năng, tay nghề nhưng doanh nghiệp vẫn rất e ngại trong việc sử
dụng người lao động khuyết tật.
 Tạo cơ hội công bằng: giúp tạo ra cơ hội công bằng cho người khiếm khuyết để họ
có thể tham gia vào lực lượng lao động và đạt được sự tự chủ. Dự án này giúp làm
giảm khoảng cách và rào cản xã hội giữa người khiếm khuyết và người không
khiếm khuyết.
 Giúp người khiếm khuyết tham gia xã hội: người khiếm khuyết trở thành thành
viên tích cực trong xã hội. Khi có cơ hội tham gia vào lực lượng lao động, họ có
thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Đồng thời, trung tâm đào tạo việc
làm cũng tạo ra môi trường xã hội bình đẳng và chấp nhận cho người khiếm
khuyết.
2. Mô tả cộng đồng:
Mục tiêu của cộng đồng này là tạo ra một nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp và người
khuyết tật, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và NKT cùng nhau phát triển đổi mới và
đồng thời nâng cao nhận thức về những thách thức mà NKT đánh giá bản thân mình có
đóng góp cho xã hội.
Cộng đồng này bao gồm hai nhóm đối tượng chính:
 Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng nhân
lực.
 Người khuyết tật: Những người khuyết tật có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Ngoài ra, cộng đồng cũng có thể bao gồm các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến lĩnh
vực việc làm cho người khuyết tật, như:
 Các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật.
 Các trường đào tạo nghề cho người khuyết tật.
 Các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc làm cho người khuyết tật.

1
3. Giá trị của dự án
 Muốn tạo việc làm cho NKT: giúp họ có vị thế trong xã hội thay vì người ta cảm
thấy bị thương hại hoặc bất lực. Việc làm sẽ đảm bảo cho chuyện phát triển bền
vững.
 Giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với NKT: giúp họ
ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội. Do đó doanh nghiệp đào tạo NKT
cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, sát sao hơn của các cơ quan quản lý để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cho NKT đóng góp sâu rộng hơn
vào nền kinh tế nước nhà và để nâng cao tỷ lệ NKT có việc làm, đảm bảo các
quyền và nghĩa vụ của NKT trong môi trường làm việc, điều đầu tiên chính là
hoàn thiện các chính sách về lao động việc làm cho NKT. Bên cạnh đó, quan trọng
không kém, bản thân NKT cần có ý thức tự giác tìm tòi, học hỏi để nâng cao hiểu
biết, trình độ, kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm.
 Phát triển kỹ năng và năng lực: Trung tâm đào tạo việc làm cung cấp các khóa học
và chương trình đào tạo để phát triển kỹ năng và năng lực của người khiếm
khuyết. Việc trang bị những kỹ năng cần thiết giúp họ nắm bắt và thích nghi với
các công việc và cơ hội việc làm.
 Tăng cường sự tự tin và lòng tự tin: Dự án này giúp xây dựng lòng tự tin và sự tự
tin cho người khiếm khuyết. Bằng cách cung cấp môi trường học tập và làm việc
tích cực, trung tâm đào tạo việc làm giúp người khiếm khuyết vượt qua những rào
cản tâm lý và phát triển lòng tự tin trong việc tìm kiếm và giữ được việc làm.
 Tạo liên kết với doanh nghiệp: Trung tâm đào tạo việc làm có thể thiết lập mối
quan hệ đối tác với các doanh nghiệp và tổ chức tại địa phương. Điều này giúp tạo
ra cơ hội việc làm cho người khiếm khuyết thông qua việc xây dựng những liên
kết và mạng lưới trong ngành công nghiệp.
Hỗ trợ NKT tham gia hệ sinh thái việc làm là hành động vượt lên trên trách nhiệm xã hội
4. Mục tiêu kinh doanh và lợi ích dự án đem lại
Dự án cộng đồng có mục tiêu chính là tạo ra một môi trường hỗ trợ, giúp người khuyết
tật nắm bắt cơ hội việc làm. Khách hàng có thể chọn trung tâm làm nơi kết nối vì nó
mang lại nhiều lợi ích và giá trị, bao gồm:
 Mạng lưới kết nối: Trung tâm thường có một mạng lưới rộng lớn với nhiều đối tác
và thành viên, tạo ra cơ hội việc làm cho người khuyết tật và thúc đẩy sự hiểu biết
trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo cơ hội công bằng trong lao động.
 Sự tương tác và hỗ trợ: Khách hàng có thể tận hưởng sự tương tác với các chuyên
gia, diễn giả, và cộng đồng người cùng quan tâm, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ
các dịch vụ chuyên nghiệp.
 Tạo cơ hội cho việc học hỏi, giao lưu.

2
 Hỗ trợ và đào tạo đặc biệt: Trung tâm này cung cấp chương trình đào tạo và hỗ trợ
được tùy chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể của người khuyết tật, giúp họ phát triển kỹ
năng và khả năng cần thiết cho việc làm.
 Môi trường làm việc thân thiện: Trung tâm có thể tạo ra môi trường làm việc chấp
nhận và thân thiện với người khuyết tật, điều này có thể bao gồm cả việc điều
chỉnh không gian làm việc và cung cấp các phương tiện hỗ trợ như công nghệ hỗ
trợ.
 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính: Trung tâm có thể hỗ trợ trong việc áp dụng
và hiểu rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính hoặc các lợi ích khác mà người
khuyết tật có thể hưởng.
 Tạo ra một môi trường công bằng và tích cực cho người khuyết tật trong lĩnh vực
việc làm.
Tóm lại, việc chọn trung tâm làm nơi kết nối thường đồng nghĩa với việc tiếp cận một
nguồn lực đa dạng và sâu sắc, đồng thời tạo ra cơ hội để mở rộng mạng lưới và phát triển
sự nghiệp.

II. IDENTIFY PROBLEMS & SOLUTION


 Giữa trung tâm kết nối việc làm với người khiếm khuyết:
STT Vấn đề Giải pháp
1 Tiếp cận với cơ hội việc Tổ chức các sự kiện tuyển
làm dụng
Tạo cơ hội cho họ gặp gỡ
và giao lưu với nhà tuyển
dụng.
2 Đào tạo, bồi dưỡng Tổ chức chương trình học
nghề, thực hành.
Hỗ trợ NKT tham gia các
chương trình thực tập tìm
kiếm việc làm.
Hỗ trợ công nghệ.
Đào tạo kỹ năng mềm
3 Hòa nhập môi trường Kết nối với doanh nghiệp
xây dựng môi trường làm
việc phù hợp.
Tư vấn viên
4 Phân biệt đối xử Lập các chính sách và quy
định: quy trình tuyển dụng,
hỗ trợ công bằng

3
5 Tâm lý Thăm hỏi, động viên,
khuyến khích
Tạo môi trường thoải mái
phát triển
Hỗ trợ tài chính
6 Chi phí: lương, ăn ở, đi Trung tâm đồng hành + hỗ
lại,… trợ tư vấn về các quyền lợi
đối với NKT

 Giữa trung tâm kết nối việc làm với các doanh nghệp
STT Vấn đề Giải pháp
1 Thiếu hiểu biết về nhu Tìm hiểu nhu cầu, đưa
cầu & kỹ năng cụ thể thông tin phù hợp
Là cầu nối giúp NKT và
các DN hiểu nhau hơn
2 Hiệu suất làm việc Phối hợp vs DN hỗ trợ, tạo
các điều kiện thuận lợi về
môi trường và trang thiết bị
để NKT làm việc hiệu quả
3 Chi phí Kết hợp với các bên hỗ trợ
cung cấp các thiết bị giúp
NKT làm việc. Tiết kiệm
chi phí cho DN.
4 Pháp lý Xây dựng chính sách thuê
nhân sự đa dạng để đảm
bảo rằng quy trình tuyển
dụng và môi trường làm
việc không phân biệt đối
xử
5 Giao tiếp Tư vấn viên giúp các bên
dễ dàng giao tiếp, nắm bắt
được nhu cầu của NKT với
các DN

Ưu đãi nhà nước dành cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động là người khuyết tật:
Chính phủ thường thiết lập các chính sách và chế độ ưu đãi để khuyến khích các doanh
nghiệp tuyển dụng người khuyết tật, nhằm tạo điều kiện công bằng và tăng cơ hội cho
người khuyết tật trong thị trường lao động. Dưới đây là một số chế độ ưu đãi thường
được áp dụng:

4
 Miễn, giảm hoặc hỗ trợ thuế: Chính phủ có thể cung cấp các chính sách miễn hoặc
giảm thuế đối với doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật. Điều này có thể bao
gồm miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng
(VAT), hoặc các loại thuế khác.
 Hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ tài chính
hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp để điều chỉnh môi trường làm việc và cung
cấp các thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật.
 Hỗ trợ đào tạo và phát triển: Chính phủ có thể cung cấp các chương trình đào tạo
và phát triển nghề nghiệp dành cho người khuyết tật, nhằm tăng cường kỹ năng và
năng lực của họ để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
 Ưu đãi trong các hợp đồng và thầu: Chính phủ có thể ưu tiên hoặc yêu cầu một tỷ
lệ nhất định của lao động người khuyết tật trong các hợp đồng và thầu công cộng.
 Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các chính sách và chương trình
hỗ trợ riêng biệt có thể được thiết lập để khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa
tuyển dụng người khuyết tật.
 Chính sách ưu tiên trong việc cấp giấy phép kinh doanh: Chính phủ có thể thiết lập
các chính sách ưu tiên trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp
tuyển dụng người khuyết tật.
 Chính sách thưởng cho doanh nghiệp: Các chính sách thưởng hoặc giải thưởng có
thể được thiết lập để tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp có các chính sách
thu hút và tạo điều kiện cho người khuyết tật.
Những chính sách và chế độ ưu đãi này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực
và cơ hội công bằng cho người khuyết tật trong xã hội.

III. QUY TRÌNH KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Nhận thức về NKT, thực trạng và vấn đề đặt ra
Tại nhiều nước, khuyết tật con người được nhìn nhận với tấm lòng cảm thông để chia.Với
quan niệm này, giải pháp thường theo hướng phúc lợi và từ thiện được cộng đồng ủng hộ
nhưng số ít cộng đồng quan tâm đến việc đào tạo, dạy nghề cho NKT để họ có một công
việc đàng hoàn một cuộc sống ổn định như bao người bình thường khác..

Ở nước ta, có 6,7 triệu NKT (chiếm 7,8% dân số); trong số này, 75% sống ở khu vực
nông thôn. NKT Việt Nam có trình độ văn hóa thấp, hầu hết chưa được đào tạo nghề.
Đáng lưu ý là 34,4 % mù chữ, chỉ 9,1% ở trình độ phổ thông trung học và 62% có khả
năng lao động sống ở khu vực nông thôn và chính sách đối với NKT thiên cứu tế và trợ
giúp.

5
Với cách nhìn mới, người khuyết tật mong muốn có việc làm có thu nhập, được hòa nhập
với cộng đồng, nhấn mạnh đến khả năng lao động và coi trọng việc làm, dựa vào năng
lực có thể phát huy cả từ phía xã hội và NKT.
1. Quy trình kết nối giữa Doanh nghiệp và trung tâm
1.1 Nghiên cứu và xác định mục tiêu:
Nghiên cứu về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần quan tâm . Tìm hiểu về
ngành công nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, và các vấn đề hoặc cơ hội
liên quan đến người khuyết tật.
1.2 Xác định mục tiêu của dự án:
Dự án “ Cánh tay nối dài” với mục tiêu mong muốn kết nối các doanh nghiệp, các đơn vị
hỗ trợ việc làm với cộng đồng người khuyết tật để người khuyết tật có thêm nhiều cơ hội,
trải nghiệm trong học nghề, tự khẳng định mình tự lực, vượt khó vươn lên hoà nhập
vào cuộc sống, tìm kiếm việc làm vừa sức, phù hợp có thêm thu nhập ổn định cuộc
sống.
Góp phần tăng cường nhận thức và thay đổi nhận thức xã hội về người khuyết tật
1.3 Xây dựng kế hoạch chi tiết:
Sau khi xác định được mục tiêu thì bắt đầu xây dựng kế hoạch cụ thể và lên lịch trình cho
dự án.
Xác định các bước cụ thể và lịch trình cho dự án của bạn. Điều này bao gồm việc đặt ra
mục tiêu cụ thể, xác định các hoạt động cần thực hiện, và thiết lập thời gian và nguồn lực
cần thiết.
Xác định ngân sách dự án và tìm kiếm các nguồn tài trợ hoặc đối tác tiềm năng để hỗ trợ
tài chính cho dự án.
1.4 Tìm kiếm đối tác và hợp tác:

Liên hệ với các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng liên quan đến người khuyết tật, như
các tổ chức xã hội, trường học đặc biệt hoặc các nhóm vận động về quyền của người
khuyết tật.
Tham gia vào các hội thảo, sự kiện và các diễn đàn liên quan để gặp gỡ và tạo mạng lưới
với những người có quan tâm đến cộng đồng người khuyết tật.
1.5 Xây dựng mạng lưới và quan hệ:

6
Xây dựng mạng lưới với các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ và các cá
nhân quan trọng khác.
Tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, nhóm xã hội và mạng lưới chuyên ngành để chia
sẻ ý tưởng , kinh nghiệm và tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng.
1.6 Phát triển dự án:
Chuẩn bị một đề xuất dự án chi tiết, bao gồm mô tả về mục tiêu, lợi ích, phạm vi, kế
hoạch triển khai, lịch trình và dự kiến kết quả.
Đảm bảo rằng đề xuất dự án rõ ràng, thuyết phục và phù hợp với nhu cầu và mong muốn
của các doanh nghiệp và cộng sự mà mình muốn tiếp cận.
1.7 Gặp gỡ và thuyết phục:
Xin hẹn gặp gỡ các doanh nghiệp và cộng sự tiềm năng để trình bày đề xuất dự án “ cánh
tay nối dài” của trung tâm một cách rõ ràng và thuyết phục.
Trình bày về vấn đề mà dự án của bạn giải quyết, lợi ích mà nó mang lại cho cả người
khuyết tật và doanh nghiệp, và cách mà doanh nghiệp có thể tham gia và hưởng lợi từ dự
án.
Sử dụng các chứng cứ, số liệu và ví dụ cụ thể để minh chứng cho giá trị và tiềm năng của
dự án.
1.8 Xây dựng hợp đồng và cam kết:
Nếu được chấp nhận, tiến hành xây dựng hợp đồng hoặc thỏa thuận với các doanh nghiệp
và cộng sự liên quan. Đảm bảo rõ ràng về các cam kết, trách nhiệm, và lợi ích của cả hai
bên.
Xác định các chỉ số hiệu suất, tiến độ và các yêu cầu pháp lý liên quan đến hợp đồng.
1.9 Triển khai và theo dõi:

Bắt đầu triển khai dự án theo kế hoạch đã thiết lập. Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động và
nhiệm vụ được thực hiện đúng theo lịch trình và tiêu chuẩn đã đề ra.
Giám sát tiến trình dự án và theo dõi các chỉ số hiệu suất để đảm bảo rằng dự án đang
diễn ra một cách hiệu quả và đạt được các kết quả dự kiến.
Đánh giá và điều chỉnh dự án khi cần thiết để đảm bảo sự thành công và đáp ứng nhu cầu
của cả người khuyết tật và doanh nghiệp.

7
2. Quy trình kết nối giữa người khuyết tật và trung tâm
2.1 Tìm kiếm và vận động khuyến khích NKT chịu đi học nghề
 Việc tìm kiếm các lao động là NKT:
Tổ chức các phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật
nhằm hỗ trợ thanh niên khuyết tật, người khuyết tật trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm
kiếm việc làm ổn định và thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội đối với người khuyết tật.
Kết hợp với hội khuyết tật địa phương, giúp những người có nhu cầu tìm việc kết nối với
trung tâm.
 Thúc đẩy NKT học nghề:
Trợ cấp chi phí đi lại, mở lớp học đào tạo miến phí/chi phí thấp.
Tư vấn và hướng dẫn cá nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn và hướng dẫn cá nhân cho người
khuyết tật, giúp họ đánh giá nhu cầu, lựa chọn chương trình học phù hợp và thực hiện các
bước cần thiết để bắt đầu học nghề.
Hỗ trợ tài chính: Hỗ trợ người khuyết tật trong việc tìm kiếm các nguồn tài chính để trả
học phí, bao gồm cả việc tư vấn về các chương trình hỗ trợ tài chính từ chính phủ, tổ
chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội.
Hỗ trợ học tập và phát triển kỹ năng: Cung cấp các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ học tập
và phát triển kỹ năng cho người khuyết tật, bao gồm cả các khóa đào tạo mềm và các hoạt
động thực hành để chuẩn bị cho việc học nghề.
Liên kết với trung tâm đào tạo và doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ với các trung tâm
đào tạo nghề nghiệp và doanh nghiệp để tạo ra các cơ hội học tập và thực tập cho người
khuyết tật, cũng như giúp họ tiếp cận với các chương trình học nghề phù hợp và các cơ
hội việc làm sau khi hoàn thành.

2.2 Đào tạo dạy nghề cho người khuyết tật.


Ngành LĐ-TB&XH cần phối hợp với các Trung tâm y tế quận, huyện trong việc quan
tâm đến sức khỏe, thăm dò người khuyết tật ở địa phương thuộc diện khuyết tật nào để
các trung tâm, cơ sở đào tạo dạy nghề cho phù hợp. Trên cơ sở đó, sẽ nối kết với doanh
nghiệp giúp người khuyết tật có việc làm phù hợp, ổn định, để họ thật sự hòa nhập
2.2.1 Phân dạng người khuyết tật
- Căn cứ vào tình hình khuyết tật cụ thể tại Việt Nam, kế thừa bảng phân loại
chức năng theo ICF, phân loại khuyết tật được chia thành các nhóm

8
như sau:
+ Khuyết tật vận động
+ Khuyết tật nhìn : Giảm chức năng nhìn (khó khăn về nhìn)
+ Khuyết tật nghe- nói
+ Khuyết tật trí tuệ : Rối loạn chức năng nhận thức (các dạng chậm phát triển trí tuệ,
bệnh Down)
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần- Rối loạn chức năng tâm thần – hành vi (tự kỷ, các dạng
bệnh tâm thần, rối loạn hành vi); các tình trạng giảm chức năng khác (tuần hoàn, hô hấp,
bài tiết, tiết niệu, sinh dục, sinh sản do các bệnh mãn tính).
+ Khuyết tật khác: Bị giảm cảm giác do bệnh Phong gây ra, giảm vị giác, khứu giác…
do các nguyên nhân khác
 Đặc điểm sinh lý
- Người khuyết tật vận động là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện
dễ nhận thấy là họ gặp khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm,…Do đó, người
khuyết tật vận động gặp nhiều khó khăn trong
sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động, tuy nhiên đa số người khuyết tật
vận động có bộ não phát triển bình thường nên họ tiếp thu được chương trình học
tập, làm việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hội nếu có sự lựa chọn công việc
phù hợp và nhận được sự giúp đỡ cần thiết từ những người xung quanh.
 Đặc điểm tâm lý:
Tâm lý của phần đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so
với những người bình thường khác. Ở những người khuyết tật vận động – họ có các biểu
hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm
khuyết cơ thể đễn nỗi gây nên đau khổ lớn cho chính mình – mặc dù vậy trong tâm lý
học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể
nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng
lại cứ cường điệu chúng lên.
Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội, một kiểu trốn tránh
và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở
chỗ đông người. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận
thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tai và phát triển đặc biệt cao.

9
 Đặc điểm lao động:
Với đặc điểm về thể chất, khó khăn trong vận động nên người khuyết tật vận đồng
thường làm các công việc hạn chế di chuyển nhiều như thu ngân, làm nghề thủ công
(thêu, đan nát, may mặc…). Không phải người khuyết tật nào cũng may mắn có một công
việc ổn định.
Phân loại dạng khuyết tật là điều cần thiết nên làm, bởi sẽ tăng hiệu quả cho công tác đào
tạo
Do vậy, nếu có sự phân loại dạng khuyết tật, có thể sử dụng tốt nguồn lao động này, góp
phần giảm gánh nặng xã hội. Bà Kathleen Huff (thạc sĩ tâm lý, quốc tịch Mỹ), chủ quán
ẩm thực Bread of life (số 4, đường Đống Đa, TP. Đà Nẵng), nơi đang sử dụng 22 nhân
viên là người khiếm thính cho biết: “Các em khiếm thính có thể làm việc rất tốt, thậm chí
tốt hơn người bình thường nếu biết phân công đúng công việc, đúng sở trường của mỗi
em. Đặc biệt, nhân viên khuyết tật làm việc rất chăm chỉ, nghiêm túc và đáng tin cậy”.
2.3 Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo dạy nghề phù hợp cho NKT
- Xây dựng chương trình, tài liệu; đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực
của cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp NKT các lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe,
phục hồi chức năng, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục hòa nhập cho NKT... Tiếp tục xây
dựng và triển khai mô hình sinh kế cho NKT; mô hình khởi nghiệp; mô hình đào tạo
nghề gắn với việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; mô hình đào tạo nghề gắn với
sinh kế cho NKT; mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng...
IV. Business Model Canvas
1. Phân khúc khách hàng (customers segments)
- Dịch vụ mang lại lợi ích cho các nhà tuyển dụng và người lao động khuyết tật
đang khó khăn trong tìm việc làm.
1.1. Nhà tuyển dụng: có nhu cầu sử dụng số lượng lớn lao động, bao gồm cả
NKT nhưng có tài.
1.2. Người lao động khuyết tật: khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể
nhưng vẫn còn khả năng lao động, chưa có việc làm, không có thu nhập,
muốn hòa nhập với cộng đồng.
2. Giải pháp giá trị (value propositions)
2.1. Đối với nhà tuyển dụng
- Hiệu quả tuyển dụng cao khi tiếp cận được nguồn lao động phù hợp với vị trí công
việc.
- Thủ tục đơn giản, thực hiện trực tiếp tại trung tâm hoặc trực tuyến trên website của
trung tâm.
- Được tư vấn tận tình trong việc tạo tin tuyển dụng.
2.2. Đối với người lao động khuyết tật

10
- Dễ dàng tìm kiếm công việc hơn.
- Không mất nhiều thời gian, công sức khi phải đến nhiều công ty nộp hàng loạt đơn
xin việc hoặc làm những việc nặng nhọc, vượt quá sức của NKT.
- Tìm kiếm việc làm ngay tại nhà.
- Được tư vấn tận tình trong việc tìm việc làm phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
cần thiết, hướng dẫn tạo CV, đăng tin ứng tuyển, trả lời phỏng vấn...
3. Các kênh kinh doanh (channels)
3.1. Trung tâm trực tiếp
- Trung tâm là nơi lý tưởng để hỗ trợ và tư vấn. Việc gặp mặt trực tiếp để trao đổi
thông tin việc làm, tạo ra sự tin tưởng cho việc sử dụng dịch vụ của khách hàng.
3.2. Kênh trực tuyến
- Trang web chính thức của trung tâm không chỉ là nơi tìm kiếm việc làm, mà còn là
nơi để xây dựng thương hiệu bền vững và lâu dài giúp tiếp cận với nhiều khách
hàng lựa chọn dịch vụ của mình.
3.3. Kênh mạng xã hội
- Kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,... là nơi lý tưởng
để tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu. Sử dụng hình ảnh và video để chạy quảng
cáo nhằm tạo ấn tượng, gây sự chú ý cho người xem. Xây dựng cộng đồng trên
các nền tảng mạng xã hội, giúp tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp và người
khuyết tật đang được trung tâm hỗ trợ.
3.4. Hoạt động tiếp thị
- Tiếp thị dịch vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, các
trường dạy nghề cho NKT,...
- Tổ chức các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ tìm kiếm việc làm miễn phí cho lao
động nghèo, khuyết tật.
4. Quan hệ khách hàng (customer relationships)
4.1. Khách hàng doanh nghiệp
- Tương tác khách hàng:
+ Trực tiếp: việc gặp gỡ khách hàng trực tiếp tại Trung tâm hay Doanh nghiệp,
giúp ích trong việc trao đổi kĩ lưỡng về thông tin tuyển dụng việc làm, môi trường
làm việc, chính sách đãi ngộ và hỗ trợ cho NKT.
+ Gián tiếp: thông qua các kênh tương tác như website, mạng xã hội, qua email
điện tử và gọi điện vào đường dây nóng. Đội ngũ nhân viên tư vấn đảm bảo hoạt
động 24/5, phản hồi và tư vấn cho khách hàng một cách nhanh chóng và tận tình.
- Tổ chức Talk Show mời các Chuyên viên Nhân sự của các Doanh nghiệp tham gia
chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm làm việc và phát quà cho người lao động khuyết tật
để tạo sự liên kết giữa đôi bên.
- Giảm giá 10% cho doanh nghiệp, khi 10 người lao động khuyết tật được trung tâm
giới thiệu, làm việc đủ 2 tháng cho doanh nghiệp tuyển dụng.
- Tặng một số phần quà nhân ngày thành lập Trung tâm và các dịp lễ.

11
4.2. Khách hàng NKT
- Tương tác khách hàng:
+ Trực tiếp: việc gặp gỡ khách hàng trực tiếp tại Trung tâm, giúp ích trong việc hỗ
trợ, tư vấn việc làm phù hợp.
+ Gián tiếp: thông qua các kênh tương tác như website, mạng xã hội, qua email
điện tử và gọi điện vào đường dây nóng. Giúp NKT không phải khó khăn trong
việc giao tiếp và đi lại.
- Tạo điều kiện để NKT có cơ hội được tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi
trực tiếp với Doanh nghiệp trong Talk Show ngày hội việc làm do Trung tâm tổ
chức.
- Hỗ trợ tìm việc làm miễn phí cho người lao động khuyết tật có hoàn cảnh khó
khăn, không nơi nương tựa.
- Tặng một số phần quà nhân ngày thành lập Trung tâm và các ngày lễ.
5. Dòng doanh thu (revenue streams)
- Cách thu hồi vốn và duy trì doanh thu:
+ Thu phí dịch vụ từ khách hàng:
. Đối với nhà tuyển dụng: thu phí 150.000đ/ nhân sự. Thu phí khi người lao động
làm việc đủ 2 tháng cho doanh nghiệp tuyển dụng. Nếu nghỉ việc trong vòng 2
tháng đầu thì không thu phí và hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự mới.
. Đối với người lao động khuyết tật: thu 1% tổng lương 2 tháng đầu. Khách hàng
không tìm được việc hoặc mất việc trong 2 tháng đầu được miễn phí tìm việc và
hỗ trợ tìm việc mới.
+ Nhận tiền chèn quảng cáo vào hệ thống website từ các doanh nghiệp.
6. Nguồn lực chủ chốt (key resources)
- Về nhân sự: lãnh đạo, bộ phận kinh doanh, marketing, bộ phận tư vấn, tiếp thị, bộ
phận quản trị website, các bộ phận khác.
- Về tài chính: vồn ban đầu và vốn kêu gọi đầu tư.
- Về công nghệ: hệ thống website với tốc độ sử lý nhanh, dễ dàng sử dụng cho cả
NKT.
- Về cơ sở hạ tầng: văn phòng không quá lớn nhưng vẫn đảm bảo không gian cho
nhân viên làm việc.
7. Hoạt động chính (key activities)
- Hoạt động tạo nên giá trị cốt lõi cho dịch vụ:
+ Nhà tuyển dụng liên hệ trung tâm để tìm ứng viên và đăng bài tuyển dụng trên
hệ thống trung tâm.
+ Người lao động khuyết tật chọn được công việc phù hợp nhờ trung tâm giới
thiệu.
- Hoạt động tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm:
+ Hỗ trợ nhà tuyển dụng tạo tin tuyển dụng hiệu quả.

12
+ Hỗ trợ người lao động tìm nhanh chóng và đúng công việc phù hợp với bản
thân.
+ Hướng dẫn người lao động tạo CV xin việc ấn tượng, hỗ trợ, hướng dẫn trả lời
phỏng vấn hiệu quả.
- Hoạt động duy trì kênh phân phối: chế độ phục vụ, tư vấn tận tình kèm khuyến
mãi hấp dẫn và chính sách hậu đãi phù hợp.
8. Đối tác chính của dự án (key partners)
- Hợp tác với trung tâm bảo trợ NKT, trường dạy nghề cho NKT để đảm bảo tiếp
cận nhiều nhất với những NKT đang cần việc làm.
- Hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp, giới thiệu nguồn lao
động với trình độ và tay nghề phù hợp cho các công ty, doanh nghiệp đó.
- Hợp tác với các Hội/nhóm/cộng đồng người lao động khuyết tật đang tìm kiếm
việc làm.
- Đơn vị thiết kế và bảo trì hệ thống website.
9. Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp (cost structure)
- Chi phí quan trọng nhất khi triển khai mô hình kinh doanh: chi phí thiết kế và
vận hành hệ thống website.
- Nguồn lực tốn chi phí nhiều nhất: các kế hoạch marketing.
- Các chi phí cố định:
+ Chi phí thiết kế hệ thống Website.
+ Chi phí mua trang thiết bị.
+ Lương nhân viên.
+ Chi phí văn phòng, vận hành website, điện, nước, ... hàng tháng.
- Các chi phí biến đổi:
+ Chi phí bảo trì, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, hệ thống website.
+ Chi phí cho các chiến dịch, kế hoạch marketing.

Key partners Key Value Customer relationships Customer


Đối tác trung activities propositions Xây dựng kênh dịch vụ segment
tâm bảo trợ Giúp người tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ
Kết nối việc Khách
NKT, trường lao động khách hàng trực tuyến.
làm giữa các hàng
dạy nghề cho khiếm Gặp gỡ khách hàng trực
doanh Doanh
NKT. khuyết có tiếp để giao lưu, tặng quà
nghiệp và nghiệp,
Đối tác các việc làm, có thăm hỏi vào các dịp lễ.
người Người lao
công ty, doanh thu nhập, Phục vụ, tư vấn tận tình
khuyết tật. động
nghiệp. hòa nhập với kèm khuyến mãi hấp dẫn
khuyết tật.
Đối tác với các cộng đồng. và chính sách hậu đãi cho
hội/nhóm/cộng Giúp nhà khách hàng.
đồng người lao tuyển dụng

13
động khuyết tật Key tìm kiếm Channels
đang tìm kiếm được nguồn Phân phối gián tiếp: TT
resource
việc làm. lao động có thể xây dựng Website,
Đơn vị thiết kế Vốn
khiếm chạy quảng cáo trên các
và bảo trì hệ Nhân lực
thống website. khuyết kênh mxh để kết nối việc
Công nghệ
nhưng có tài. làm của DN và NKT.
Cơ sở hạ
Phân phối trực tiếp: DN
tầng
& NKT có thể đến TT để
trao đổi kĩ lưỡng về thông
tin tuyển dụng việc làm,
môi trường làm việc,
chính sách đãi ngộ và hỗ
trợ cho NKT. .
Cost structure Revenue streams
Chi phí nhân sự Doanh thu từ phí dịch vụ tìm kiếm, hỗ
Chi phí thiết kế hệ thống Website trợ, kết nối việc làm Doanh nghiệp
Chi phí văn phòng với Người lao động khuyết tật.
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí marketing

***************

14

You might also like