You are on page 1of 38

QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/

CÔNG TY CỔ PHẦN GTTN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHÀ MÁY LUYỆN GANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009
Số: QĐ- LG

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy trình thao tác kỹ thuật

Căn cứ quyết định số 28/QĐ-GTTN, ngày 21/7/2009 của Hội đồng quản trị
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên về việc ban hành quy định về phân cấp
quản lý đối với các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên;
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy;
Theo đề nghị của Ông Trưởng phòng Kỹ thuật.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành quy trình thao tác kỹ thuật công nghệ nấu luyện gang lò
cao.
Điều 2: Quy trình này áp dụng cho thao tác nấu luyện gang lò cao, lò cao
100 và 120 m3 của nhà máy Luyện gang. Các quy định trước đây trái với quy trình
này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các phòng ban chức năng, các đơn vị có liên quan chiểu quyết định
thi hành./.

*Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Phòng Kỹ thuật
- Phòng TCLĐ
- Px Lò cao

Nguyễn Quốc Văn

1
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
MỞ ĐẦU
Quy trình thao tác kỹ thuật lò cao là tập hợp các tiêu chuẩn hoá về kỹ thuật
thao tác trong quá trình luyện gang lò cao. Trong quá trình sản xuất gang lò cao,
chỉ có chấp hành nghiêm chỉnh các thao tác theo quá trình mới có thể thống nhất
được mọi ý tưởng và thao tác của các ca sản xuất. Thông qua thảo luận, công bố
chấp hành sẽ có tác dụng pháp chế, thống nhất giữa các công đoạn, thực thi có
sáng tạo, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình sản xuất.
Nội dung quy trình là kết quả kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất lò cao,
do vậy mọi công đoạn, mọi công nhân cần trân trọng thành quả này để thực hiện
một cách đầy đủ và thiết thực. Đối với các hạng mục quy định trong quy trình, mọi
cương vị phải nghiêm chỉnh chấp hành, không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn trong sản xuất.
Để cho kỹ thuật luyện gang ngày càng tiến bộ, phát triển, mong muốn mọi
người liên quan kết hợp thực tiễn sản xuất với nghiên cứu áp dụng từng khoản
mục của quy trình để khong ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực công tác.
Đồng thời mong muốn cán bộ, công nhân đề ra các ý kiến, đề xuất để bộ quy trình
này ngày càng hoàn thiện, góp phần tích cực vào công tác sản xuất gang lò cao đạt
hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm.

BAN BIÊN SOẠN

2
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
MỤC LỤC
Trang
TRỰC BAN LÒ CAO:…………………………………………………………………………5
I. CHỨC TRÁCH:…………………………………………………………………………......5
II. NHIỆM VỤ:…………………………………………………………………………………5
III. QUYỀN HẠN:……………………………………………………………………………...5
CHƯƠNG I: GANG VÀ XỈ:…………………………………………………………………...6
1.1 CÁC LOẠI GANG NẤU LUYỆN:…………………………………………………………6
1.2.THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA XỈ:………………………………………………………6
CHƯƠNG 2: NGUYÊN, NHIÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU:………………………………………7
2.1. NGUYÊN, NHIÊN LIỆU:…………………………………………………………………..7
2.2. PHỐI LIỆU:…………………………………………………………………………………7
2.3 ĐIỀU CHỈNH LIỆU LÒ:……………………………………………………………………8
CHƯƠNG 3 CHẾ ĐỘ THAO TÁC LÒ CAO:…………………………………………………10
3.1. THAO TÁC LÒ CAO:…………………………………………………………………….10
3.2 CHẾ ĐỘ NẠP LIỆU:……………………………………………………………………….10
3.3. ĐIỀU CHỈNH ĐỈNH LÒ:………………………………………………………………….11
3.4. CHẾ ĐỘ GIÓ:……………………………………………………………………………...12
34.1. THỨ TỰ ĐIỀU CHỈNH:………………………………………………………………….12
3.4.2. MỨC ĐỘ GIẦU ÔXY TRONG GIÓ:……………………………………………………12
3.4.3. ẨM GIÓ:………………………………………………………………………………….14
3.4.4. NHIỆT ĐỘ GIÓ:………………………………………………………………………….14
3.4.5. LƯỢNG GIÓ:……………………………………………………………………………..15
3.5. CHẾ ĐỘ NHIỆT VÀ TẠO XỈ: …………………………………………………………….16
4. THAO TÁC VẬN HÀNH THÔNG THƯỜNG………………………………………………17
4.1. KHÁI QUÁT:……………………………………………………………………………….17
4.2. ĐIỀU CHỈNH LƯỢNG GIÓ……………………………………………………………….17
4.3. ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ GIÓ:……………………………………………………………17
4.4. ĐIỀU CHỈNH MỨC ĐỘ LÀM GIÀU ÔXY:………………………………………………17
4.5. ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI THAN CỐC:…………………………………………………….18
4.6. ĐIỀU CHỈNH ĐỈNH LÒ:…………………………………………………………………..18
4.7. ĐIỀU CHỈNH TRỢ DUNG:………………………………………………………………..18
4.8. RỬA LÒ:……………………………………………………………………………………19
4.9. PHỐI CÁC PHƯNG PHÁP VẬN HÀNH:…………………………………………………19
5.PHÁN ĐOÁN TÌNH TRẠNG LÒ CAO:……………………………………………………..20
6. GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH LÒ THẤT THƯỜNG:…………………………………………..20
6.1. KHÁI QUÁT:……………………………………………………………………………….20
6.2. ĐƯỜNG LIỆU SÂU:……………………………………………………………………….21
6.3. SỤT LIỆU LIÊN TỤC:……………………………………………………………………..21
6.4. DÒNG KHÍ THAN Ỏ BIÊN QUÁ LỚN:…………………………………………………..22
6.5.DÒNG KHÍ THAN Ở BIÊN KHÔNG ĐỦ:…………………………………………………23
6.6. ĐƯỜNG ỐNG:…………………………………………………………………………….. 23

6.7. NỒI LÒ QUÁ NÓNG:………………………………………………………………………24


3
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
6.8. LÒ LẠNH:…………………………………………………………………………….. …...25
6.9. LỆCH LIỆU:………………………………………………………………………………...25
6.10. SỤT LIỆU VÀ TREO LIỆU:……………………………………………………………..25
6.1.1. THÀNH LÒ KẾT BƯỚU:………………………………………………………………..27
7. NGỪNG GIÓ VÀ HỒI GIÓ:…………………………………………………………………28
7.1.NGUYÊN TẮC CHUNG:…………………………………………………………………...28
7.2. THAO TÁC THẢI GIÓ:…………………………………………………………………....29
7.3. THAO TÁC NGỪNG GIÓ:………………………………………………………………...29
7.4.THAO TÁC NGỪNG GIÓ KHẨN CẤP:…………………………………………………..30
7.5. THAO TÁC HỒI GIÓ:…………………………………………………………………......30
8. RA GANG XỈ:………………………………………………………………….......................31
9. ĐỀ PHÒNG VÀ SỬ LÝ SỰ CỐ:…………………………………………………………….31
9.1. ĐỀ PHÒNG SỰ CỐ:…………………………………………………………………..........31
9.2.XỬ LÝ SỰ CỐ:…………………………………………………………………..................32
10. GIAO NHẬN CA:…………………………………………………………………...............34
11. HỆ THÔNG TỰ ĐỘNG HOÁ LÒ CAO SỐ 2:……………………………………………..34
11.1. KHÁI QUÁT:…………………………………………………………………...................34
11.2. HỆ THỐNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG:…………………………………………………35
11.3. THỨ TỰ MỞ TĂT MÁY:…………………………………………………………………35
11.4. HẠNG MỤC KIỂM TRA VÀ KHỐNG CHẾ:……………………………………………35
11.5.MÀN HÌNH THAO TÁC (PHỤ LỤC):……………………………………………………37
12. CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN LÒ CAO SỐ 2 VÀ SỐ 3:………………………………….37
12.1. TRẮC ĐỒ LÒ CAO SỐ 2 :………………………………………………………………..37
12.2. TRẮC ĐỒ LÒ CAO SỐ 3:………………………………………………………………38

4
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/

TRỰC BAN LÒ CAO


CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG CA LÒ CAO

I. CHỨC TRÁCH
Trưởng ca là lãnh đạo cao nhất trong ca, là người tổ chức chỉ đạo, quản lý
mọi mặt liên quan đến hoạt động của CNVC, sản xuất, thiết bị, nguyên, nhiên liệu
đầu vào, các sản phẩm sản xuất trong ca của toàn bộ
II. NHIỆM VỤ
1- Căn cứ vào quy trình nấu luyện gang lò cao, chế độ vận hành đã được
giám đốc, phòng Kỹ thuật, Phân xưởng quy định; Căn cứ vào chất lượng nguyên,
nhiên liệu, tình hình thiết bị… để đề ra phương án vận hành lò tốt nhất, đảm bảo an
toàn, hiệu quả.
2- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình làm việc của hệ thống thiết bị,
phát hiện sớm những trục trặc, hư hỏng để kịp thời sửa chữa giảm thiểu các sự cố
do thiết bị gây ra. .
3- Chịu trách nhiệm vận hành lò ổn định, xử lý mọi tình huống xảy ra trong
lò; tổ chức chỉ đạo khắc phục sự cố trong ca đảm bảo cho lò cao sản xuất an toàn,
hiệu quả.
4- Gương mẫu học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, không ngừng học tập nâng cao
trình độ vận hành lò cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển.
5- Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước., nội quy, quy chế của Công ty và Nhà máy.
III. QUYỀN HẠN
1- Trưởng ca có quyền đình chỉ công tác của công nhân trong ca nếu công
nhân đó vi phạm quy trình an toàn và thao tác kỹ thuật, vi phạm nội quy, quy chế
của Công ty, nhà máy… kiến nghi trả nhà máy, phân xưởng những công nhân
thường xuyên vị phạm hoặc đã bị đình chỉ nhiều lần.
2- Đề nghị nhà máy khen thưởng đối với cán bộ, công nhân có nhiều thành
tích xuất sắc trong lao động sản xuất

5
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/

CHƯƠNG I
GANG VÀ XỈ
1.1 Các loại gang nấu luyện
1.1.1. Quy trình chỉ áp dụng khi nấu luyện gang Đúc và gang Luyện thép.
1.1.2.Thành phần hoá học của gang đúc theo quy định như bảng sau: TCVN
2361 – 78 .
Mác Hàm lượng các nguyên tố (%)
gang
C Si Mn S P
GD0 3,5 ÷ 4,0 ≥3,26 ≤ 1,5 ≤ 0,06 ≤ 0,20
GD1 3,6 ÷ 4,1 2,76 ÷ 3,25 ≤ 1,5 ≤ 0,06 ≤ 0,20
GD2 3,7 ÷ 4,2 2,26 ÷ 2,75 ≤ 1,5 ≤ 0,06 ≤ 0,20
GD3 3,8 ÷ 4,3 1,76 ÷ 2,25 ≤ 1,5 ≤ 0,06 ≤ 0,20
GD4 3,9 ÷ 4,4 1,26÷ 1,75 ≤ 1,5 > 0,06 ≤ 0,20
1.1.3.Thành phần hoá học của gang luyện thép theo quy định như bảng sau: TCGT
014 – 2008.
Mác gang Hàm lượng các nguyên tố (%)
C Si Mn S P
GM1 ≤ 0,90 ≤ 3,0 ≤ 0,08 ≤ 0,30
GM2 0,91 ÷ 1,25 ≤ 3,0 ≤ 0,08 ≤ 0,30
GM3 1,26 ÷ 2,0 ≤ 3,0 ≤ 0,08 ≤ 0,30
GM4 >2,0 ≤ 3,0 ≤ 0,08 ≤ 0,30
GM5 - - > 0,08 ≤ 0,30

-Trường hợp thành phần [Mn] > 3,0 % vẫn quy định là gang hợp cách.
1.1.4.Các trưởng ca lò cao phải theo đúng những quy định về thành phần
gang ở các bảng trên. .
1.2.THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA XỈ:
1.2.1.Thành phần hoá học của xỉ phải điều chỉnh cho phù hợp, ổn định với
từng loại gang.
1.2.2.Những quy định cụ thể về chế độ xỉ cho từng thời kỳ do Giám đốc nhà
máy quy định, các trưởng ca phải chấp hành nghiêm chỉnh.

6
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/

CHƯƠNG 2
NGUYÊN, NHIÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU
2.1. NGUYÊN, NHIÊN LIỆU :
2.1.1. Nguyên, nhiên liệu dùng cho lò cao Thái nguyên gồm có:
a) Quặng sắt Trại Cau, Cao Bằng, Tuyên Quang, quặng Thiêu kết…
b) Trợ dung: Đá Vôi, Đôlômi, quắc zít, Sa thạch…
c) Nhiên liệu: Than cốc, than bột Antraxít…
2.1.2. Yêu cầu đối với việc phân tích tính chất vật lý và thành phần hoá học
của nguyên, nhiên liệu như sau:
a, Than cốc: Mỗi đợt cốc vào kho phải có đủ hành phần hoá học: Tro, lưu
huỳnh, chất bốc, cường độ…Mỗi tuần phân tích đầy đủ thành phần tro than cốc
gồm SiO2 , Al2O3, CaO, FeO vv... Mỗi ca phân tích độ ẩm sàng dung 2 lần vào đầu
ca và cuối ca.
b. Quặng sắt : Mỗi ca phải có số liệu phân tích:
- Thành phần hoá học: Fe, Mn, SiO2, CaO2, Al2O3.
- Tính chất vật lý: Thành phần, cỡ hạt.
c. Trợ dung: Trợ dung ở các kho phải có đầy đủ các số liệu phân tích: Cỡ
hạt, thành phần hoá học SiO2, CaO, MgO.
d, Mỗi tháng có bảng phân tích thành phần hoá học đầy đủ, tính chất vật lý
của tất cả các nguyên, nhiên liệu dùng cho lò cao.
2.1.3. Thành phần, tính năng nấu luyện của các loại nguyên, nhiên liệu có
biến động lớn phải thong báo cho giám đốc nhà máy và trưởng ca lò cao:
- Biến đổi về tính chất hoá lý của nguyên, nhiên liệu.
- Biến đổi về cỡ hạt và thành phần quặng thiêu kết.
- Chủng loại cốc, tỷ lệ phối than luyện cốc, thời gian kết cốc.
2.1.4. Trưởng ca lò cao phải thường xuyên, kiểm tra số lượng, chất lượng
nguyên, nhiên liệu tại Bunke b lò cao ít nhất 2 lần/ ca. Nếu có vấn đề phát sinh
phải kịp thời báo cáo điều độ nhà máy để hiệu chỉnh.
2.1.5. Đề phòng quặng thiêu kết đóng bánh và biến đổi tính chất ở các
Bunke. Trưởng ca phải căn cứ vào thời gian nhập kho để luân chuyển sử dụng. khi
bị kẹt kho phải xử lý kịp thời, số ngày lưu kho không quá 3 ngày.
2.1.6. Các thiết bị cân, đong liệu phải kiểm tra thường xuyên, kiểm tra điểm
“ 0” của cân ít nhất mỗi ca 1 lần. Kỹ thuật viên cơ điện kiểm tra ít nhất 1 lần/ ngày.
Dùng quả cân chuẩn kiểm định 1lần / năm.
2.1.7. Đối với sàng than cốc, khi thay đổi độ dốc, lỗ sàng, tốc độ dung phải
do nhà máy phê duyệt.
2.2. PHỐI LIỆU:
2.2.1. Việc phân phối và sử dụng các loại quặng, trợ dung, than cốc do Giám
đốc nhà máy căn cứ vào kế hoạch, biện pháp kỹ thuật về nguyên, nhiên liệu và các
loại gang do Công ty quy định.
2.2.2. Việc thay đổi tỷ lệ quặng sống, quặng thiêu kết do trưởng ca quyết
định, đồng thời phải báo cáo điều độ nhà máy.
7
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
2.2.3. Kế hoạch về nguyên, nhiên liệu sử dụng cho ngừng lò trên 8 giờ, khai
lò do phòng kỹ thuật tính toán và Giám đốc nhà máy phê duyệt.
2.2.4. Tính phối liệu để áp dụng khi thay đổi mác gang và ngừng gió ngắn
hạn do Trưởng ca lò cao phụ trách sau đó báo cáo phòng kỹ thuật. Việc tính toán
phối liệu phải đảm bảo nhiệt độ lò thay đổi từ từ, đảm bảo gang hợp cách, đồng
thời cố gắng giảm tiêu hao cốc.
2.1.5. Khi cần tăng, giảm nhiệt độ lò để chuyển mác gang, quy định [Si]
giữa 2 mẻ gang liên tiếp thay đổi ±0,3%.
- Khi chuyển luyện từ gang GM sang luyện gang GĐ phải thay đổi liệu
trước 2 ÷ 3 giờ, tăng độ kiềm, tập trung nạp 1 ÷ 2 mẻ cốc sạch.
- Khi chuyển luyện từ gang GĐ sang luyện gang GM phải thay đổi liệu
trước 2 ÷ 3 giờ, giảm độ kiềm.
- Độ ổn định [si] trong cùng một mác gang quy định:
+ Đối với gang GĐ: ±0,2%
+ Đối với gang GM: ±0,15%.
2.2.6. Phối liệu rửa lò do trưởng ca đề xuất, phòng kỹ thuật tính toán, Giám
đốc nhà máy phê duyệt.
2.3 ĐIỀU CHỈNH LIỆU LÒ:
2.3.1. Để dảm bảo luyện gang hợp cách phải duy trì chế độ nhiệt, chế độ tạo
xỉ của lò cao bìmh thường và ổn định. Khi tính chất của nguyên, nhiên liệu, điều
kiện thao tác của lò cao thay đổi phải điều chỉnh cho phù hợp.
2.3.2. Khi thành phần hoá học của quặng sắt thay đổi: Si0 2 , Ca0 trong mẻ
liệu thay đổi tính ra tương đương 5 kg trợ dung thì phải điều chỉnh lượng trợ dung
phù hợp.
- Sắt trong mẻ quặng thay đổi tính ra tương đương 10 kg quặng thì phải điều
chỉnh lượng quặng phù hợp, đồng thời điều chỉnh lượng trợ dung tương ứng.
- Hàm lượng Mn trong quặng thay đổi ảnh hưởng đến lượng Mn quy định
trong gang phải kịp thời thay đổi tỷ lệ quặng.
- Khi thay đổi tỷ lệ dùng quặng sắt ngoài việc xét sự thay đổi của Fe, Si0 2,
Mn, còn phải xét đến sự biến đổi tính năng nấu luyện của quặng ( tình hoàn
nguyên, nhiệt độ biến mềm…) để điều chỉnh lượng quặng và trợ dung hợp lý.
2.3.3. Khi tiến hành điều chỉnh liêu lò phải kết hợp xem xét thêm tình hình
lò cụ thể lúc đó như: tình hình lò, gang, xỉ để điều chỉnh.
- Lượng tro thay đổi 1% phải tăng hoặc giảm lượng quặng, đồng thời điều
chỉnh trợ dung cho phù hợp.
- Thành phần Lưu huỳnh trong cốc thay đổi 0,15% thì điều chỉnh trợ dung
cho phù hợp.
- Ẩm cốc thay đổi thì phải lấy trọng lượng cốc khô làm cơ sở để xác định
trọng lượng mẻ cốc. Nếu ẩm trong cốc ≤ 5,0% thì lấy bằng 5%, nếu > 5% thì dựa
vào thực tế để tăng. lượng cốc vụ tăng lên phải giảm tỷ lệ quặng/ cốc hoặc giảm
cường độ luyện thích hợp.
2.3.4. Những tình hình dưới đây phải căn cứ vào tình hìmh lò lúc đó để điều
chỉnh quặng/ cốc:
- Khi thành phần [Si] vượt quá giới hạn quy định mà nhiệt độ gió và độ ẩm
đã diều chỉnh tới mức tối đa.
8
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
- Khi hệ thống gió nóng xảy ra sự cố, bắt buộc phải giảm nhiệt độ gió nóng
trong một thời gian tương đối dài
- Khi chuyển sang chế độ nạp liệu phát triển biên.
- Khi dùng nguyên, nhien liệu có nhiều vụn, lượng bụi thổi ra quá mức bình
thường.
2.3.5. Khi Si02, Ca0 trong đá vôi, Đôlômi và Si0 2 trong Quắc zít thay đổi
phải xét đến tình hình lò lúc đó để điều chỉnh sao cho độ kiềm của xỉ ổn định.
2.3.6. Khi nhiệt độ lò bình thường, lượng [S] tăng lên gần vượt quá giới hạn
quy định hoặc độ kiềm của xỉ liên tục 3 lần ở ngoài giới hạn quy định thì phải tìm
ra nguyên nhân để điều chỉnh độ kiềm của xỉ.
2.3.7. Điều chỉnh độ kiềm của xỉ có thể bằng Đá vôi, Đôlômi, sa thạch
nhơng phải đảm bảo khả năng khử Lưu huỳnh của xỉ, đồng thời cố gắng giảm suất
lượng xỉ để giảm tỷ lệ cốc.
2.3.8. Khi điều chỉnh liệu lò, trưởng ca phải truyền đạt rõ ràng cho đài B,
kiểm soát công nhân nạp liệu chấp hành, đồng thời ghi cụ thể vào biểu báo, khi
giao ca phải rõ ràng cấm nhầm lẫn.
2.3.9. Khi nhiệt độ lò, độ kiềm xỉ, lưu huỳnh.. không đạt quy định, trưởng ca
phải phân tích nguyên nhân và thực tế diễn biến của lò để điều chỉnh đúng hướng.
2.3.10. Khi phát sinh sự cố thiết bị, trưởng ca phải căn cứ vào khả năng ảnh
hưởng đến sản xuất của lò cao để điều chỉnh kịp thời phụ tải và chế độ liệu lò.
2.3.11. Các loai biến đổi trên, trong thực tế sản xuất lò cao, có khi chỉ thấy
xuất hiện 1 loại, có khi nhiều loại cùng một lúc, thậm chí xen kẽ nhau rất phức tạp.
Do đó cần phải phán đoán một cách thận trọng, chính xác rồi tổng hợp lại để xác
định rõ biến đổi đó là tạm thời hay lâu dài. Kịp thời áp dụng các biện pháp giải
quyết đảm bảo lò cao sản xuất bình thường. Đồng thời luôn chú ý tích luỹ kinh
nghiệm về quy luật biến đổi trong sản xuất gang lò cao để tránh những điều chỉnh
không cần thiết gây tình trạng rối loạn trong vận hành lò cao.

9
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
CHƯƠNG 3
CHẾ ĐỘ THAO TÁC LÒ CAO
3.1. THAO TÁC LÒ CAO:
3.1.1. Trong quá trình nấu luyện gang lò cao khi nào nhiệt độ lò đầy đủ,
dòng khí than phan bố bình thường thì quá trình nấu luyện lò cao mới đạt được
hiệu quả cao nhất.
3.1.2.Nhiệt độ nồi lò và sự phân bố dòng khí than quyết định chế độ nhiệt
của lò cao. chỉ có chế độ nhiệt bình thường mới có thể đảm bảo quá trình nấu luyện
thuận lợi. Do đó chế dộ thao tác của lò cao( chế độ gió, chế độ tạo xỉ, chế độ nạp
liệu, chế độ nhiệt) phải đảm bảo cho dòng khí than phân bố bình thường, nhiệt độ
lò đầy đủ, để dạt chế độ nhiệt ổn định và có lợi nhất.
3.1.3. Chế độ thao tác của lò cao chủ yếu gồm: chế độ gió, chế độ tạo xỉ, chế
độ nạp liệu, chế độ nhiệt. Phương châm cơ bản là sử dụng liệu sạch, giảm tiêu hao
năng lượng, kéo dài tuổi thọ của lò, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
3.2 CHẾ ĐỘ NẠP LIỆU:
3.2.1. Khi thao tác phải theo đúng tỷ lệ và trọng lượng mẻ liệu, đúng thứ tự
và đường liệu để nạp vào lò.
3.2.2. Các loại nguyên, nhiên liệu trong mỗi mẻ nạp phải theo đúng trọng
lượng quy định, đảm bảo cho phép sai số khi cân:
-Trọng lượng mẻ quặng : ±5,0 Kg
-Trọng lượng mẻ cốc : ±5,0 Kg
-Trọng lượng Đá vôi : ±2,0 Kg
-Trọng lượng Đôlômi : ±2,0 Kg
-Trọng lượng Quắc zít : ±2,0 Kg
3.3.2. Ca sáng đầu tiên trưởng ca phải nắm vững kết quả hiệu chỉnh cân
qặng, cốc.
3.2.4. Nạp liệu vào xe liệu phải đảm bảo cho liệu xuống chuông lớn theo thứ
tự:
-Quặng có Mn cao hoặc liệu rửa lò.
-Quặng sắt.
- Trợ dung.
- Gang vụn.
- Chỉ có Giám đốc mới có quyền thay đổi thứ tự trên.
3.2.5. Khi quặng có các loại cỡ hạt khác nhau thì phải phân ra từng cỡ loại
để nạp vào lò. Giám đốc nhà máy dựa vào tình hình cụ thể mà quy định tỷ lệ sử
dụng. Số mẻ liệu trong một chu kỳ không vượt quá 10 mẻ. Khi các điều kiện khác
không thay đổi quặng có cỡ hạt nhỏ làm nặng biên, quặng có cỡ hạt to nặng tâm,
quặng có tỷ trọng lớn gây nặng biên và ngược lại.
3.2.6. Để quặng trộn được đều hơn, cần nhắc nhở công nhân khi lấy liệu
phải căn cứ vào quy định lấy theo phương pháp tuần hoàn ở những kho chứa cùng
loại liệu và cùng cỡ hạt.
3.2.7. Mỗi trưởng ca, mỗi tháng phải kiểm tra tình hình làm việc của đỉnh lò
1 lần( Ca I ngày 1; Ca II ngày 11; Ca III ngày 21 hàng tháng)

10
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
3.2.9. Điểm 0 của đường liệu tính từ mép dưới chuông lớn khi mở hết.
Trong thao tác phải đảm bảo đường liệu quy định.
- Đường liệu 100m3 và 120 m3, trong phạm vi 0,8 ÷1,4m
- Thay đổi đường liệu do Giám đốc nhà máy quy định.
- Thao tác đường liệu sâu không quá 30 phút, cấm thao tác 1 thước liệu quá
1 giờ, chênh lệch 2 thước liệu không quá 0,2m.
- Lúc lệch liệu phải căn cứ vào thước liệu phía đường liệu nông để nạp liệu.
- Nếu một thước kẹt, thước liệu rơi xuống vùng trũng của mặt liệu hoặc sau
khi nạp liệu thước ở mức 0, phải rút thước lên, xuống để kiểm tra. Trưởng ca căn
cứ vào tình hình lò, nhiệt độ đỉnh lò và tốc độ xuống liệu để có quyết định nạp tiếp
hay không và báo sửa chữa khẩn trương.
- Điểm 0 thước liệu mỗi ngày kiểm tra 1 lần.
3.2.10. Lấy trọng lượng mẻ cốc làm cơ sở, trọng lượng mẻ cốc trong khoảng
400 ÷700Kg.
3.2.11. Để đảm bảo lò cao chạy bình thường, trưởng ca có quyền thay đổi
phương pháp nạp liệu để điều chỉnh lò. Nếu thời gian thay đổi quá 1/3 cột liệu thì
phải báo cáo giám đốc nhà máy.
3.2.12. Khi áp lực gió nóng < 0,10 Kg/ Cm 2, thì không được nạp liệu.
3.3. ĐIỀU CHỈNH ĐỈNH LÒ:
3.3.1. Điều chỉnh đỉnh lò là một trong những phương pháp cơ bản để đảm
bảo lò chạy bình thường. Phối hợp biện pháp điều chỉnh đỉnh lò và điều chỉnh dưới
là phương pháp thao tác quan trọng của Trưởng ca lò cao. Mục đích của điều chỉnh
lò ( thứ tự, phương pháp nạp liệu, đường liệu, trọng lượng mẻ liệu…) là đảm bảo
dòng khí than phân bố hợp lý và liệu lò xuống bình thường.
3.3.2. Các phương pháp nạp liệu dưới đây có ảnh hưởng đến sự phân bố
dòng khí than:
a) Đường liệu: Hạ thấp đường liệu trong phạm vi nhất định có thể làm nặng
biên. Nâng cao đường liệu làm nặng trung tâm. Thay đổi đường liệu do Giám đốc
nhà máy quyết định.
b) Phương pháp nạp liệu:
- Khi trọng lượng mẻ cốc và quặng trong một mẻ liệu không thay đổi thì thứ
tự nạp liệu làm nặng biên đến nhẹ biên như sau:
PK↓ ; P↓K↓ ; K↓P↓; KP↓.
- Khi lượng gió không đổi thay đổi chế độ nạp liệu phải thích ứng với nhiệt
độ lò. Nếu lò lạnh thì không được dùng phương pháp nạp liệu phát triển biên, nếu
lò hướng nóng thì không được dùng phương pháp nạp liệu nặng biên vì như thế sẽ
dẫn đến treo liệu.
- Để xử lý dòng khí than phân bố không đều cho phép nạp liệu kép nhưng
không quá 4 mẻ 1 lần nạp, mồi lần nạp cách nhau 10 mẻ; nạp PPKK↓ hoặc KKPP↓
do Trưởng ca quyết định. Khi nạp liệu kép phải chý ý đến phụ tải trong mẻ liệu.
c) Mẻ liệu: Mẻ liệu nhẹ làm nặng biên, mẻ liệu lớn làm năng trung tâm. Nếu
không điều chỉnh kịp thời sẽ dãn đến treo liệu hoặc chất đống nồi lò. Xác định
trọng lượng mẻ liệu do Trưởng ca đề xuất, phòng kỹ thuật phê chuẩn. Với điều
kiện nguyên, nhiên liệu bình thường thì trọng lượng mẻ liệu từ 1500÷ 2100 Kg/mẻ.

11
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
Nếu điều kiện nguyen, nhiên liệu được cải thiện thì chọn giới hạn trên và ngược
lại.
3.3.2. Nếu do sự cố làm đường liệu sâu quá 2 m hoặc kéo dài trên 30 phút
không nạp được liệu, để đề phòng lò nguội phải căn cứ vào độ sâu hoặc thời gian
kéo dài không nạp được liệu để nạp thêm lượng “cốc sạch” thích hợp. Sau đó dựa
vào tình hình lò mà không bù hoặc bù đần dần hay toàn bộ lượng quặng.
3.3.4. Để giảm sự giao động của lượng gió và áp lực gió, cần tăng cường đề
phòng và sử lý tình hình lò không bình thường ngay từ lúc có triệu chứng giao
động. trưởng ca cần sử dụng chính xác các phương pháp điều chỉnh lò như: Tăng,
giảm trọng lượng mẻ liệu, mở biên, bít biên, giảm tải…hoặc xin ý kiến Giám đốc
nhà máy để thay đổi đường liệu.
3.3.5. Để làm sạch tạp chất dính bám ở tường lò, Giám đốc nhà máy căn cứ
vào tình hình lò thực tế để chọn các phương pháp rửa lò dưới đây:
- Bằng “cốc không”.
- Bằng xỉ lò nung.
- Bằng huỳnh thạch.
-Bằng phương pháp nạp mở biên, giảm tải.
3.4. CHẾ ĐỘ GIÓ:
34.1. THỨ TỰ ĐIỀU CHỈNH:
- Khi dòng khí than bị phá hoại hoặc nhiệt độ lò thay đổi thì có thể tiến hành
điều chỉnh theo thứ tự: Mức độ giầu ôxy trong gió; Độ ẩm; nhiệt độ gió, lượng
gió.
3.4.2. MỨC ĐỘ GIẦU ÔXY TRONG GIÓ:
a) Làm giầu ô xy trong gió có tác dụng nâng cao cường độ luyện, nâng cao
nhiệt độ vùng cháy, phối hợp tốt các biện pháp khác có thể nâng cao sản lượng,
giảm tiêu hao cốc. Tỷ lệ giầu ô xy 1% thì cường độ luyện tăng 3,5÷ 4,0%; nhiệt độ
cháy lý thuyết nâng cao 30÷ 400C; nhiệt tập trung ở nồi lò có lợi cho các phản ứng
hoá học, nhiệt độ đỉnh lò giảm.
b) Làm giầu ô xy trên cơ sở lượng gió cũ sẽ làm phát triển trung tâm. Nếu
cường độ luyện không thay đổi, gió giầu ô xy thu hẹp vùng xoáy cốc làm cho dòng
khí than biên phát triển. Dùng gió giàu ô xy nhiều sẽ làm giảm xuất lượng gió,
tương đương với nhiệt độ gió vào lò cao giảm.
c) Khi bắt đầu sử dụng gió giầu ô xy trên cơ sở cường độ luyện cao sẽ làm
tăng khả năng cháy cốc, nhưng về lâu dài tốc độ xuống liệu tăng và tác nhân dẫn
nhiệt giảm nên không ảnh hưởng đến nhiệt độ nồi lò. Khi ngừng dùng gió giầu ô
xy trên cơ sở cường độ luyện không thay đổi, trong khoảng 1 giờ sau thì đối với lò
cao nhỏ sẽ làm giảm nhiệt độ nồi lò do hiện tượng liệu trễ.
d) Tính toán tỷ lệ giầu ô xy như sau:

0,21 x Qg + b x Qo-x
β= = - 0,21 x 100%
Q g + Qo - x

Qo - x x ( b - 0,21)
β= x 100%
Qhh 12
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
Trong đó:
-β: mức độ giầu ô xy trong gió(%),
-Qhh : lượng gió hỗn hợp sau khi làm giầu ô xy ( m3/giờ),
-Qo-x : Lưu lượng khí ô xy (m3/giờ),
-Qg : lượng gió trước khi làm giầu ô xy
- b : Hàm lượng ô xy đường ống ( 99,8%).
e) Sử dụng gió giầu ô xy trong các trường hợp sau:
- Khi được lệnh của giám đốc nhà máy.
- Các van chặn, van điều tiết, đồng hồ của hệ thống gió giầu ô xy phải nhậy,
tin cậy, thiết bị không rò rỉ.
- Tình hình lò ổn, lượng gió lớn hơn 80% toàn lượng gió.
f) Những căn cứ để điều chỉnh lượng ô xy:
- Tình hình lò bình thường, nhiệt độ lò khá cao, tốc độ xuống liệu thấp hơn
bình thường thì có thể tăng lượng ô xy.
- Tỷ lệ giầu ô xy thấp hơn quy định, khi có điều kiện có thể tăng lượng ô xy
lên.
- Cường độ nấu luyện cao, có thể điều chỉnh lượng gió thích hợp nhưng
không giảm ô xy để điều khiển cường độ luyện.
- Khi cường độ nấu luyện cao, sử dụng lượng ô xy để điều chỉnh, sau đó căn
cứ tình hình lò để điều chỉnh lượng gió.
- Khi tỷ lệ giầu ô xy ≥0,55. trước khi giảm gió phải ngừng ô xy.
g) Các trường hợp sau phải ngừng gió giầu ô xy:
- Tình hình lò khó vận hành, khi lượng gió < 80% toàn gió.
- Tình hình lò khó vận hành, trước khi xả gió toạ liệu, phải dừng ô xy trước
khi xả gió.
- Ngừng ô xy trước 20÷ 30 phút, khi lò cao ngừng gió.
- Tình hình lò xấu, treo sụt liệu liên tục.
- áp lực ô xy phải cao hơn áp lực gió nóng 0,10 Kg/ Cm2.
- Trường hợp khẩn cấp như sự cố lò gió nóng, hệ thống làm mát mất nước,
lỗ gang nông, ra gang có dòng chảy lớn, quạt gió sự cố,, khi xả gió khẩn cấp có thể
xả gió trước sau đó ngừng ô xy.
h) Thao tác gió giầu ô xy:
- Kiểm tra xác nhận hệ thống đường ống, van, đồng hồ chỉ thị tin cậy, chính
xác.
- Điều chỉnh bộ van điều tiết ô xy cho nhỏ nhất, đóng van xả khí ô xy, mở
van chặn tay.
- Điều chỉnh từ từ nút vặn bộ điều tiết khí ô xy, điều chỉnh lượng ô xy tới trị
số yêu cầu.
i) Dừng ô xy:
- Dừng tạm thời: Điều chỉnh tình hình lò và dừng cấp ô xy tạm thời khi
ngừng gió ngắn hạn; điều chỉnh vặn nút bộ điều tiết khí ô xy tới vị trí đóng, kim
đồng hồ lưu lượng ôxy chỉ về “0”.
- Dừng lâu dài: Dừng ô xy khi ngừng gió theo kế hoạch thời gian dài, và khi
sửa chữa hệ thông khí ô xy. Thao tác theo đúng dừng ô xy tạm thời, đóng van chặn
bằng tay.

13
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
j) Những điều chú ý về an toàn:
- Chỗ nối của quạt gió và đường ống giầu ô xy phải có van chặn ngược và
van cắt tự động tốc độ nhanh, đóng mở ô xy và hiệu chỉnh lượng ô xy phải được
điều khiển từ xa.
- Đường ống dừng lâu sau khi kiểm tra, sửa chữa, trước khi bắt đầu dùng trở
lại phải kiểm tra triệt để, quét sạch, xác nhận an toàn xong mới được sử dụng.
- Trong. trạng thái cấp ô xy, nghiêm cấm có lửa xung quanh thiết bị giầu ô
xy, đóng mở van ở hiện trường nghiêm cấm bất kỳ có ngọn lửa nào.
3.4.3. ẨM GIÓ:
a) Pha hơi nứơc quá nhiệt vào gió (ẩm gió) có thể nâng cao cường độ luyện,
tăng hàm lượng H2 trong khí lò, cải thiện điều kiện hoàn nguyên. Tuy nhiên khi hơi
nước phân giải trước mắt gió cần tiêu hao lượng nhiệt rất lớn, làm giảm hiệu quả
tăng nhiệt độ gió. Khi điều kiện nguyên, nhiên liệu được cải thiện nên hạn chế
dùng gió ẩm.
b)Giám đốc nhà máy căn cứ vào tình hình lò cụ thể và quy định mức độ cố
định nhiệt độ gió và phạm vi điều chỉnh nhiệt độ ẩm của gió. Khi thao tác độ ẩm,
chỉ được điều chỉnh trong phạm vi quy định. Khi nhiệt độ gió < 750 0C, không được
dùng độ ẩm để điều chỉnh.
c) Khi nhiệt độ lò bình thường mà cần thay đổi nhiệt độ gió hoặc độ ẩm thì
phải tăng, giảm nhiệt độ gió hoặc độ ẩm một cách thích hợp. Khi tăng 1 gam hơi
nước trong 1 m3 gió thì phải tăng nhiệt độ lên 90C.
d) Muốn tính chính xác nhiệt độ gió mang vào cần phải biết
- Nhiệt độ gió ẩm ( T0 ẩm).
- Nhiệt độ gió khô ( T0 khô).
-T0 khô= T0 ẩm -9x gam/m3 gió.
e) khi tăng độ ẩm phải tăng 1 lần đến mức yêu cầu, khi giảm phải giảm từ
từ.
f) Những tình hình dưới đây có thể thay đổi độ ẩm:
-Tăng: Liệu nhẹ hoặc cốc sạch xuống tới nồi lò, dự kiến lò có thể nóng.
Nhiệt độ lò quá nóng, liệu xuống chậm, áp lực gió cao hơn bình thường và không
ổn định.
- Giảm: Căn cứ vào phán đoán tổng hợp lò có chiều hướng lạnh ( áp lực gió
thấp, lượng gió tăng, liệu xuống nhanh, liệu nặng xuống tới phần dưới của nồi lò).
+Lò ổn có thể nâng nhiệt độ gió để giảm tỷ lệ cốc.
+ Khi dùng chế độ nạp liệu quá phát triển biên, dự đoán nhiệt độ lò có chiều
hướng giảm.
3.4.4. NHIỆT ĐỘ GIÓ:
a) Để sử dụng nhiệt độ gió nóng cao nhất mà lò gió nóng cho phép và giảm
tỷ lệ cốc một cách có hiệu quả trên cơ sở thiết bị pha ẩm làm việc chính xác , cần
cố định nhiệt độ gió còn việc điều chỉnh nhiệt độ lò sẽ dùng độ ẩm.
b) Ảnh hưởng chủ yếu của quá trình nâng cao nhiệt độ gió là: tăng động
năng của gió, tạo điều kiện cho tâm lò hoạt động, nâng cao nhiệt độ lò, cải thiện
lâu dài tính thấu khí của cột liệu. Khi liệu lò xuống chậm hoặc ngừng xuống có thể

14
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
0 0
tạm thời giảm nhiệt độ gió, nhưng không quá 100 C, khi giảm> 100 C phải ghi lý
do vào biểu báo.
c) Khi thao tác cố định nhiệt độ gió, điều chỉnh độ ẩm, khi độ ẩm đã tăng hết
mức quy định, những tình huống dưới đây cho phép giảm nhiệt độ gió:
- Lò nóng.
- Nhiệt độ lò đủ mà áp lực gió dao động và cao hơn mức quy định, liệu khó
xuống hoặc có triệu chứng treo liệu.
-Hồi gió sau khi ngừng gió, sau khi giảm gió trong thời gian ngắn cần giảm
nhiệt độ gió. Giảm nhiều hay ít phải theo áp lực gió và nhiệt độ lò để quyết định,
sau đó phải chú ý khôi phục lò kịp thời.
e) Khi giảm nhiệt độ gió phải giảm 1 lần đến mức yêu cầu, khi tăng phải
tăng từ từ mỗi lần tăng từ 10÷200C, mỗi giờ tăng không quá 600C.
3.4.5. LƯỢNG GIÓ:
a) Thường xuyên duy trì chế độ gió ổn định và toàn lượng gió là điều cơ bản
đảm bảo lò cao chạy ổn định. Để kiểm tra cường độ luyện phải dựa vào lượng gió
và lượng cốc cháy trong 1 giờ, 1 ca, 1 ngày.
b) Muốn nâng cao cường độ luyện phải không ngừng cải thiện tính thấu khí
của cột liệu. Cố gắng duy trì toàn lượng gió và áp lực gió, đồng thời đảm bảo tốc
độ gió ở mắt gió thích hợp nhất. Những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến lượng gió:
- Kết cấu ống cong, ống thổi thẳng, mắt gió kín, tiết diện mắt gió đều nhau.
Việc thay đổi đường kính mắt gió và độ sâu mắt gió do giám đốc nhà máy quyết
định.
- Mắt gió bị cháy liên tục, nước vào lò nhiều, trưởng ca quyết định bịt mắt
gió.
- Do nội hình lò công tác không đều, tình hình lò không thuận, phải giảm
gió kéo dài hoặc bịt mắt gió do trưởng ca quyết định.
c) Trường hợp phải giảm gió cưỡng bức phải nhanh chóng giảm lượng gió
đến mức yêu cầu cần giảm. Sau khi lò trở lại bình thường phải căn cứ vào thực tế
để quyết định tăng lượng gió:
- Thông thường khi hồi gió cho phép hồi gió 90% toàn lượng gió.
- Thời gian ngừng gió < 1 giờ cho phép hồi 85÷ 90% toàn lượng gió .
- Thời gian ngừng gió từ 1÷4 giờ cho phép hồi 75÷ 85% toàn lượng gió .
- Thời gian ngừng gió >4 giờ cho phép hồi 65% toàn lượng gió .
- Sau khi hồi gió 30 phút mà mắt gió sáng, liệu hoạt động đều, thước liệu tự
do hạ xuống, trưởng ca có thể từng bước khôi phục toàn lượng gió.
d) Trong quá trình vận hành lò cao, trưởng ca lò cao cần chú ý đến độ ẩm
không khí, nhiệt độ gió lạnh để điều chỉnh tốc độ xuống liệu bằng lượng gió.
Thông thường tốc độ xuống liệu chênh lệch trong 4 giờ và sau không quá 2 mẻ.
e) Chỉ khi nào không thể điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ gió mới được điều
chỉnh lượng gió.
- Tăng gió phải tăng từ từ. Mỗi lần tăng 10 ÷20 m3/ phút. khoảng cách giữa 2
lần tăng gió từ 10÷ 15 phút. Mỗi giờ không được tăng quá 3 lần. Dựa vào áp lực
gió và tình hình lò để quyết định tốc độ tăng gió.
- Giảm gió phải giảm mạnh, nhưng khi cần giảm 15 % lượng gió phải thỉnh
thị ý kiến nhà máy. Trưởng ca phải lợi dụng kịp thời và đầy đủ các phương pháp
15
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
điều chỉnh khác như: Độ ẩm, nhiệt độ gió, tỷ lệ quặng/cốc… Để đảm bảo toàn
lượng gió và thao tác ổn định.
f. Trong những tình hình dưới đây có thể tăng gió:
- Khi lò chưa đạt được toàn lượng gió mà qua thao tác thấy lò có thể tiếp thu
lượng gió.
- Để sử dụng toàn lượng gió nhưng cốc cháy thấp hơn mức quy định, khi đó
ta căn cứ tình hình lò mà tăng mức toàn lượng gió (do Giám đốc nhà máy quyết
định).
g. Trong những tình hình dưới đây khi điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ gió
không có hiệu quả thì có thể giảm bớt lượng gió.
- Tốc độ xuống liệu vượt quá mức quy định một cách rõ rệt.
- Áp lực gió không bình thường.
- Khi có đường ống, treo liệu hoặc sụt liệu
- Lò lạnh đột ngột
- Khi đường liệu sâu kéo dài quá 1 h.
h. Căn cứ vào tình hình thực tế có thể sử dụng các loại mắt gió có đường
kính khác nhau để điều chỉnh lượng gió và tốc độ gió ở mắt gió
- Sử dụng mắt gió lớn làm mở biên, giảm độ chênh áp do đó lượng gió
tương đối tăng lên. sử dụng mắt gió có đường kính nhỏ thì ngược lại.
- Độ sâu của mắt gió trong lò tăng sẽ làm tâm phát triển, cải thiện lớp xỉ bảo
vệ thể xây và thu hẹp tương đối đường kính nồi lò. Độ sâu của mắt gió trong lò
giảm thì ngược lại.
- Thay đổi đường kính mắt gió, độ sâu của mắt gió trong lò do trưởng ca đề
xuất, phòng kỹ thuật tính toán, giám đốc nhà máy phê chuẩn.
i. Trong những tình hình dưới đây mới được phép dùng van thải gió để thải
gió.
- Có sự cố lúc ra gang (nước gang ra mạnh, bục lỗ gang, cốc phun nhiều,
tấm chắn xỉ bị tắc) tuỳ tình hình mà trưởng ca quyết định nhưng không để xỉ trào
lên ống thổi thẳng.
- Khi xảy ra những sự cố về điện, động lực hoặc cơ giới ảnh hưởng trực tiếp
đến lò cao.
j. Thải gió phải căn cứ tình hình mà giảm ngay đến mức cần thiết. Nếu thời
gian ngắn thì phải nhanh chóng khôi phục lại mức cũ. Nếu xỉ bị trào mắt gió hoặc
bịt kín thì phảo thông kịp thời.
3.5. CHẾ ĐỘ NHIỆT VÀ TẠO XỈ
3.5.1. Thành phần xỉ ổn định là điều cần thiết để duy trì chế độ nhiệt, với điều
kiện bảo đảm thành phần của xỉ hợp lý nên tận dụng khả năng giảm lượng xỉ để
tiết kiệm than cốc.
3.5.2. Gang luyện thép hàm lượng [Si] không nhỏ hơn 0,3%; khống chế vận
hành ổn định từ 0,6 ÷0,8 %. Gang đúc thì căn cứ vào từng mác gang do giám đốc
nhà máy phê chuẩn.
3.5.3. Khi chất lượng gang bảo đảm cần cố gắng dùng độ kiểm thấp. Độ
kiểm của xỉ ở từng thời kỳ do giám đốc nhà máy quy định.
3.5.4.Khi độ kiềm thay đổi phải căn cứ vào tình hình lò và thành phần
nguyên liệu để điều chỉnh kịp thời; đảm bảo yêu cầu sau:
16
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
-Có lợi cho nhiệt độ lò ổn định
- Tính lưu động của xỉ tốt
- Đảm bảo khả năng khử lưu huỳnh
- Phù hợp với nhu cầu bảo vệ thể xây và thao tác lò cao
3.5.5. Số lượng và tính năng của xỉ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nấu
luyện lò cao. Trưởng ca phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ thiết bị, thao tác xe
cân và thứ tự nạp liệu đã quy định.
4. THAO TÁC VẬN HÀNH THÔNG THƯỜNG
4.1. KHÁI QUÁT.
4.1.1.Quá trình lò cao biến đổi do nhiều nhân tố quyết định, có khi chế độ
thao tác cố định nhưng trạng thái nhiệt nồi lò, phân bố dòng khí than, mức độ
xuống liệu cũng giao động trong phạm vi khác nhau, vì vậy thường xuyên theo dõi
tình hình lò đề ra các biện pháp thao tác có hiệu quả nhất mới tránh cho quá trình
lò cao diễn biến thất thường.
4.1.2. Nhiệm vụ của người thao tác vận hành là đảm bảo liệu xuống thuận,
nhiệt độ nồi lò đầy đủ, dòng khí than phân bố đều, sản lượng cao, các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật được cải thiện và kéo dài tuổi thọ lò.
4.2. ĐIỀU CHỈNH LƯỢNG GIÓ
4.2.1. Điều chỉnh lượng gió biến động lớn và nhanh là ảnh hưởng đến sản
lượng lò cao, vì vậy chỉ trường hợp đặc biệt mới điều chỉnh lưu lượng gió.
4.2.2. Khái niệm tăng giảm gió là tăng giảm lưu lượng gió (m3/ phút).
Nghiêm cấm dùng van xả gió để điều chỉnh.
4.2.3. Giảm gió phải giảm một lần đến mức dự định, tốc độ tăng gió phải
tăng dần dần và phải căn cứ vào tình hình lò cụ thể để quyết định.
4.3. ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ GIÓ
4.3.1.Điều chỉnh nhiệt độ gió xẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt lượng của gió
đưa vào nồi lò, là biện pháp điều chỉnh nhanh.
4.3.2. Thay đổi nhiệt độ gió và lượng gió về nguyên tắc giống nhau, thông
thường chọn phương pháp thao tác cố định nhiệt độ gió ở mức ổn định cao nhất, vì
xẽ có lợi cho việc giảm tiêu hao than cốc.
4.3.3. Trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng phương pháp giảm nhiệt độ
gió, nguyên tắc chung là giảm phải giảm một lần đến mức dự định, tăng phải tăng
dần dần và phải căn cứ vào tình hình lò cụ thể để quyết định.
4.4. ĐIỀU CHỈNH MỨC ĐỘ LÀM GIÀU ÔXY.
4.4.1. Điều chỉnh mức độ làm giầu gió cần đặc biệt chú ý đến tốc độ xuống
liệu.
4.4.2. Trong trường hợp mức độ ôxy giàu không rõ ràng, không được mở
van điều tiết khí ôxy với biên độ lớn. Mở van khí ôxy phải mở từ từ. Độ mở lớn
nhất theo quy định, van chặn phải khoá chặt đề phòng mở sai.
4.4.3. Trong quá trình thao tác cấp khí giàu ôxy, trưởng ca phải luôn chú ý
sự thay đổi của áp lực ôxy, lưu lượng ôxy để điều chỉnh kịp thời.

17
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
4.4.4. Do làm giàu ôxy vào gió không ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ cốc cho nên
khi tỉ lệ ôxy giàu thay đổi không lớn có thể đảm bảo phụ tải cốc không cần thay
đổi.
4.5. ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI THAN CỐC
4.5.1. Điều chỉnh phụ tải để điều chỉnh nhiệt độ lò tác động rất rõ và chuẩn
xác, nhưng chỉ khi liệu lò xuống tới bụng lò mới có tác dụng, vì vậy thông thường
khi có nhân tố nào xuất hiện ảnh hưởng lâu dài đến nhiệt độ của lò cao mới sử
dụng phương pháp này.
4.5.2. Phương pháp điều chỉnh phụ tải thường là tăng giảm lượng than cốc
hoặc giảm – tăng lượng quặng trong mẻ liệu. tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của lò
mà trưởng ca quyết định sử dụng biện pháp thay đổi trọng lượng mẻ cốc hoặc mẻ
quặng.
4.5.3. Khi điều chỉnh phụ tải với biên độ lớn cần chú ý đến tính thấu khí của
cột liệu cũng bị ảnh hưởng.
4.6. ĐIỀU CHỈNH ĐỈNH LÒ
4.6.1. Thay đổi chế độ đảo trang có tác dụng mở biên giúp liệu xuống thuận
hành; nhưng đồng thời cũng làm giảm nhiệt độ lò. Khi thay đổi phải thay đổi từ từ
tránh nhiệt độ nồi lò giảm quá mức; khi cần phải điều chỉnh phụ tải.
4.6.2. Nạp liệu kép có tác dụng giúp dòng khí than phân bố đều hơn, nhưng
cũng làm nặng biên, nếu nạp nhiều sẽ dẫn đến chất đống nồi lò. Khi nạp chú ý đến
trọng lượng biểu kiến của mẻ cốc phải đảm bảo phụ tải.
4.6.3. Nạp thêm cốc không có tác dụng cải thiện tính thấu khí của cột liệu
giúp cho dòng khí than phân bố đều hơn, có tác dụng nâng cao nhiệt độ lò. Nạp
cốc không liên tục hiệu qua rmang lại không rõ rệt: thông thường chọn biện pháp
này để khôi phục lò nhanh là có lợi, nhưng xẽ dẫn đến sản lượng thấp tiêu hao than
cốc tăng, vì vậy khi nạp cốc không phải cân nhắc thận trọng.
4.6.4. Điều chỉnh trọng lượng mẻ liệu lớn có thể ổn định dòng khí than,
giảm nhỏ mẻ liệu khi chất lượng nguyên, nhiên liệu biến xấu. Việc điều chỉnh mẻ
quặng phải đảm bảo lò thuận hành, khi giảm nhỏ mẻ liệu với biên độ lớn không
giảm quá 1/3 cột liệu.
4.6.5. Điều chỉnh đường liệu ảnh hưởng lớn đến phân bố liệu trong lò, thay
đổi sự phân bố của dòng khí than và khi nguyên, nhiên liệu biến xấu có thể sử
dụng làm tăng độ thấu khí của cột liệu. Việc điều chỉnh đường liệu do giám đốc
nhà máy phê chuẩn.
4.6.6. Điều chỉnh áp lực đỉnh lò ảnh hưởng đến quá trình xuống liệu giúp độ
chênh áp giảm thấp, sự lợi dụng nhiệt năng và hoá năng của dòng khí than nâng
cao. Nâng cao áp lực đỉnh lò làm cho dòng khí than ở biên phát triển, thông thường
lò cao Thái Nguyên sử dụng áp lực đỉnh lò từ 25 ÷ 30 Kpa.
4.7. ĐIỀU CHỈNH TRỢ DUNG
4.7.1. Điều chỉnh trợ dung chủ yếu để điều chỉnh thành phần xỉ lò, đáp ứng
được chế độ xỉ theo quy định.
4.7.2. Khi điều chỉnh đổi kho phải chú ý đến thực tế thành phần nguyên,
nhiên liệu , thành phần gang, xỉ để điều chỉnh. Khi bù không nên bù hết khi giảm
phải giảm thận trọng.
18
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
4.8. RỬA LÒ
4.8.1. Tiến hành rửa lò khi nội hình lò có vấn đề: tình hình ra xỉ, ra gang khó
khăn; liệu treo sụt liệu liên miên; lò mất dần gió, nhiệt độ các vùng, nhiệt độ nước
làm mát có biến động lớn và không đều trên cùng 1 tiết diện.
4.8.2. Sử dụng quặng cỡ lớn, thành phần Fe cao có tác dụng loại trừ các dính
bám ở nồi lò. Dùng quặng to có tác dụng tương đương với phương pháp sử dụng
chế độ xỉ nhưng hiệu quả thấp hơn.
4.8.3. Sử dụng huỳnh thạch để rửa lò có tác dụng nâng cao thành phần CaF2
trong xỉ ở giai đoạn đầu và cuối, đối với xỉ có tính lưu động cao, biện pháp này rất
hiệu quả. Tuy nhiên tường lò bị ăn mòn nghiêm trọng và làm giảm năng lực khử
lưu huỳnh của xỉ.
4.8.4. Sử dụng quặng Mn để rửa lò có tác dụng nâng cao thành phần MnO
trong xỉ ở giai đoạn đầu và cuối, đồng thời nâng cao khả năng khử lưu huỳnh của
xỉ.
4.8.5. Sử dụng phương pháp nạp liệu mở biên giảm tải có tác dụng phát triển
mãnh liệt dòng khí biên, bào mòn tường lò rất mạnh. Tuy nhiên việc sử dụng
phương pháp này sẽ giảm nhiệt độ lò làm tăng tiêu hao than cốc.
4.8.6. Sử dụng cốc không làm cho vùng tạo xỉ nâng lên, nâng cao nhiệt độ
thể xây, có tác dụng rõ rệt làm nóng chảy vật chất dính kết đáy lò.
4.8.7. Khi rửa lò cần xem xét tình hình cụ thể để điều chỉnh phụ tải và đề
phòng sự cố về ra gang, ra xỉ, cháy thiết bị làm mát hàng loạt.
4.9. PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH.
4.9.1. Việc phối hợp các phương pháp điều chỉnh cần căn cứ vào tình hình
thực tế để sử dụng. Khi sử dụng cần xem xét các biến động xấu do sự phối hợp các
phương pháp gây ra.
4.9.2. Điều chỉnh đỉnh lò rất đa dạng và ảnh hưởng tương đối nhỏ đến sản
lượng và tiêu hao than cốc. Trong qúa trình vận hành lò cao bình thường cần phát
huy lợi thế của biện pháp này.
4.9.3. điều chỉnh dưới lò cần cố gắng làm cho nồi lò hoạt động tốt, khi tạo
được phân bố dòng khí than hợp lý phải sử dụng phương pháp điều chỉnh đỉnh lò
để nâng cao hiệu quả lợi dụng nhiệt năng và hoá năng của dòng khí than đảm bảo
lò thuận hành.
4.9.4. Căn cứ vào tình hình của thực tế để lựa chọn các chế độ thao tác.
a. Khi thể xây mới, dòng khí than có chiều hướng phát triển biên cần từng
bước tăng phụ tải ra biên để nâng cao hiệu suất lợi dụng dòng khí than.
b. Khi mức độ cường hoá cao, thường sử dụng trọng lượng mẻ quặng lớn
cần sử dụng chế độ nạp đảo trang nhiều hơn.
c. Khi nguyên, nhiên liệu ít vụn thì tính thấu khí của cột liệu tốt hơn, có lợi
cho trung tâm giúp nâng cao cường độ luyện và giảm tiêu hao than cốc.
d. Khi tình hình lò đặc biệt cần sử dụng phương pháp đặc biệt.
VD: + Khi cỡ hạt liệu thiên tích lớn cần tăng trọng lượng mẻ liệu
+ Khi nồi lò bị ăn mòn nghiêm trọng: để đảm bảo an toàn cần sử dụng
chế độ thao tác phát triển biên và giảm lượng gió vào khu vực bị ăn mòn kết hợp
sử dụng chế độ tạo xỉ thích hợp có lợi cho xỉ dính bám.

19
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
5.PHÁN ĐOÁN TÌNH TRẠNG LÒ CAO
5.1. Khái quát
- Quá trình luyện gang lò cao là quá trình có nhiều nhân tố tác động đan xen
lẫn nhau, luôn ở trạng thái giữa ổn định và ba động . Trong quá trình vận hành cần
tăng cường quan sát mọi góc độ, phân tích khách quan các nhân tố; phán đoán
chính xác để nắm bắt kịp thời các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lò
không bình thường, lựa chọn phương pháp điều chỉnh có hiệu quả và kịp thời sử
lý.
5.2. Đặc điểm tình hình lò bình thường.
5.2.1. Nhiệt độ của nước gang ổn định [Si] thay đổi không lớn quá ± 3%.
Nhiệt độ của xỉ đủ không bị đọng ở máng, không lẫn gang. Tính chất của xỉ ở 2 lỗ
xỉ và lỗ gang gần giống nhau.
5.2.2. Mắt gió sáng, các mắt gió công tác đều, không có liệu sống, không có
xỉ bám, cốc hoạt động tốt, gió thổi tới trung tâm lò.
5.2.3. Liệu xuống đều 2 thước liệu đồng thời lên xuống có độ sâu bằng nhau
hoặc chênh lệch không quá 0,2 m, đường biểu diễn thước liệu tương đối ổn định,
không có hiện tượng rơi xuống hoặc dừng lại. đường liệu không quá nông hoặc
quá sâu.
5.2.4. Lượng bụi thổi ra ít thay đổi.
5.2.5. Đường biểu diễn nhiệt độ khí than đỉnh lò chênh lệch khoảng 50 ÷
0
100 C. Thành giải hình sóng.
5.2.6. Đường cong CO2 cổ lò có hình cánh chim đều đặn cân đối.
5.2.7. Đường biểu diễn áp lực khí than đỉnh lò lúc mở chuông to thì đi
xuống, khi đóng chuông to thì lên tới mức bình thường. Liệu xuống càng nhanh thì
mũi nhọn xuống nhiều, không có mũi nhọn thì áp lực lên nhanh.
5.2.8. Đường biểu diễn nhiệt độ bốn phía cổ lò chênh lệch không quá 50 ÷
0
100 C, chia thành những đường riêng biệt hoặc trùng nhau.
5.2.9. Áp lực gió nóng ổn định, đường biểu diễn có ba động nhỏ nhưng
không thành hình răng cưa.
5.2.10. Đường biểu diễn lượng gió ổn định, có những ba động nhỏ nhưng
không có đỉnh nhọn. Khi thay lò gió nóng có biến đổi ít.
6. GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH LÒ THẤT THƯỜNG
6.1.KHÁI QUÁT
6.1.1. Điều kiện thao tác của lò cao thường thay đổi ảnh hưởng tới nhiệt độ
nồi lò và sự phân bố của dòng khí than gây nên tình hình thất thường, giảm sản
lượng. Nhiệm vụ của trưởng ca là phải nắm vững đặc điểm của tình hình lò bình
thường. Phát hiện nhanh chóng những triệu chứng không tốt ảnh hưởng tới quá
trình nấu luyện, kịp thời phối hợp sử dụng những phương pháp điều chỉnh trên và
dưới, tránh gây tổn thất cho sản xuất.
6.1.2. Khi chất lượng nguyên liệu hoặc điều kiện thao tác không chính xác
thì sự phân bố của dòng khí than và chế độ nhiệt bị phá hoại.
6.1.3. Vì quán tính nhiệt trong lò cao chứa một lượng liệu lớn cho nên lò cao
thất thường thường không phải xảy ra đột ngột mà biểu hiện dần dần, vì thế trưởng
ca cần phải phân tích tổng hợp các con số của đồng hồ, kết hợp nhìn ra mắt gió,

20
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
nhiệt độ gang xỉ để kịp thời phán đoán tìm ra những biện pháp thích hợp để giải
quyết.
6.1.4. Các loại tìn hình lò thất thường.
a. Dòng khí than ở biên khá lớn
b. Dòng khí than ở biên không đủ
c. Đường ống
d. Nồi lò quá nóng
e. Nồi lò quá lạnh
f. Độ kiểm của xỉ thất thường.
6.1.5. Khi lò thất thường tuỳ theo mức độ phát triển ta có thể chia thành 3
thời kỳ như sau:
a. Phát sinh: Dòng khí than thất thường
b. Phát triển: Chế độ nhiệt thay đổi.
c. Nghiêm trọng: Treo sụt liệu liên tục
6.2. ĐƯỜNG LIỆU SÂU
6.2.1. Nguyên nhân:
- Do các nguyên nhân khác nhau không thể nạp liệu đúng thời gian, vượt
quá đường liệu quy định 0,5 m gọi là đường liệu sâu. Thao tác đường liệu sâu làm
cho nguyên liệu trong lò không được phân bố bình thường, quặng không được sấy
tốt và hoàn nguyên bình thường, phá hoại thao tác bình thường, gây nên dòng khí
than phân bố loạn là nguyên nhân gây ra nguội lò và tường lò dầy lên.
6.2.2. Xử lý.
a. Phải khống chế chặt đường liệu sâu, không để quá 1 h. Nếu như do hệ
thống nạp liệu sự cố, phỏng đoán trong 1 h không thể khắc phục thì phải lập tức
giảm gió, có thể giảm tới mức độ thấp nhất cho phép của lò, chờ khi sửa chữa xong
thiết bị mới đưa gió về bình thường.
b. Khi đoán đường liệu 1 h trên 3 m, phải căn cứ tình hình để giảm gió, nạp
thêm cốc sạch hoặc tăng vật liệu phụ tải nhẹ.
c. Khi hệ thống quặng hỏng không nạp được, có thể linh hoạt nạp cốc trước,
sau đó bù tải sau nhưng tập trung nạp cốc không được vượt quá 5 mẻ để tránh giao
động nhiệt độ lò quá lớn làm lò không thuận hành. Khi hệ thống nạp cốc bị hỏng
thì không được nạp quặng trước rồi bù cốc sau.
d. Để giảm ảnh hưởng của đường liệu sâu, làm xấu phân bố dòng khí than;
trong quá trình nạp có thể nghiên cứu tới nạp mở biên thích hợp và giảm ít gió.
Lượng gió giảm đi khi đường liệu sâu có thể hồi dần trong quá trình đuổi liệu .
6.3. SỤT LIỆU LIÊN TỤC
6.3.1. Nguyên nhân
- Lò cao sụt liệu cũng như đường liệu thấp, nó ảnh hưởng tới xấy và hoàn
nguyên qụăng nhất là khi sụt liệu liên tục ở phần dưới của lò cao, có thể làm cho
nhiệt độ nồi lò nguội nhanh, thậm chí gây sự cố - sự cố nguội nhanh trào xỉ đóng
kết. Do đó phải xử lý kịp thời.
6.3.2.Hiện tượng
a. Thước liệu xuất hiện đình trệ và tụt sâu.

21
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
b. Áp lực gió và trào lưu lượng gió không ổn định, ba động dạng răng cưa.
Khi sụt liệu nặng, lò xấu, mắt gió trào xỉ. Khi đường biểu diễn thước dao động lớn.
c. Nhiệt độ đỉnh lò giao động mạnh, nhiệt độ gang xỉ giảm mạnh, ra xỉ khó
khăn, thậm chí không thể ra xỉ được, S trong gang cao Si thấp.
6.3.3. Xử lý:
a. Giảm gió cho tới khi xử lý hết sụt liệu, áp lực gió đạt ổn định.
b. Căn cứ theo mức độ nguội của lò mà giảm tải thích hợp, đảm bảo tăng
nhanh nhiệt độ lò. Khi lò xấu đi, mắt gió trào xỉ, liên tục treo sụt có thể nạp một số
mẻ cốc sạch.
c. Sử dụng chế độ nạp với mẻ liệu thích hợp.
d. Cố gắng ra hết gang xỉ trong nồi lò, tăng số lần ra gang, cho gang xỉ nguội
ra nhanh hoặc lỗ gang phun to đề phòng trào xỉ mắt gió.
e. Nhiệt độ duy trì ở mức độ cao, nâng cao nhiệt độ nồi lò.
f. Sau khi ra gang, toạ liệu triệt để (chú ý đề phòng mắt gió trào xỉ). Để khử
sụt liệu, tranh thủ nạp bình thường.
g. Khi hết sụt liệu hoàn toàn, nhịêt độ lò bình thường thì mới khôi phục toàn
gió.
6.4. DÒNG KHÍ THAN Ỏ BIÊN QUÁ LỚN
6.4.1. Hiện tượng
a. Nhiệt độ khí than ở biên cổ cửa lò so với mức bình thường tăng lên từ
50÷1000C.
b. Áp lực khí than đỉnh lò hơi cao, sang thời kỳ phát triển (áp lực thất
thường) thì có mũi nhọn áp lực cao, trước khi treo liệu Áp lực khí than thay đổi
mạnh.
c. Nhiệt độ khí than ở ống thẳng tăng lên từ 50÷1000C
d. Áp lực gió ổn định nhưng có chiều hướng giảm thấp hơn lúc bình thường
từ 0,1 kg/cm2 trở lên. Trước khi liệu treo, áp lực gió xuống mạnh, khi treo liệu thì
phải tăng lên.
e. Đường biểu diễn thước liệu không ổn định, có hiện tượng sụt liệu.
f. Đường cong CO2 ở biên so với lúc bình thường giảm xuống rõ rệt. Đỉnh
của đường cong hướng vào trung tâm.
g. Nhiệt độ thân lò tăng lên nhưng không đều.
h. Mắt gió hoạt động không bình thường. Cuối thời kỳ phát triển nhiệt độ
gang, xỉ thấp, S trong gang tăng.
i. Lúc nghiêm trọng thì nồi lò chất đống.
6.4.2. Biện pháp giải quyết.
a. Kịp thời chuyển sang nạp liệu bít biên.
b. Tránh xuống liệu nhanh làm lò lạnh (giảm độ ẩm, tăng nhiệt độ gió, cuối
cùng giảm lượng gió).
c.Giảm tỷ lệ quặng trên cốc (nếu lò hướng lạnh lâu dài).
d. Rút nhỏ mẻ liệu, hạ thấp đường liệu (do nhà máy quyết định)
e. Khi treo liệu có thể căn cứ vào tình hình lò, tập trung cho mấy mẻ “cốc
không”.

22
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
6.5.DÒNG KHÍ THAN Ở BIÊN KHÔNG ĐỦ.
6.5.1. Hiện tượng
a. Nhiệt độ biên thấp và thay đổi.
b. Đường biểu diễn nhiệt độ khí than ở ống lên thẳng hẹp lại, có khi trùng
nhau.
c. Áp lực gió cao hơn bình thường, khi lò thất thường thì Áp lực gió ba động
mạnh.
d. Áp lực khí than đỉnh lò không ổn định, xuất hiện đỉnh nhọn thời kỳ thất
thường thì áp lực thay đổi lớn.
e. Thước thăm liệu có hiện tượng đứng yên hoặc rơi xuống. Liệu xuống
không đều, thông thường sau và lần sụt liệu thì treo liệu.
f. Đường cong CO2 ở biên so với lúc bình thường cao hơn rõ rệt.
h. Thời kỳ phát sinh. Mắt gió làm việc bình thường. Lúc nghiêm trọng thì
liệu sống và nhão hình thành từng cục rơi xuống
6.5.2. Biện pháp giải quyết.
a. Chuyển sang chế độ nạp liệu phát triển biên.
b. Đề phòng treo liệu nóng, cần phán đoán tình hình tăng độ ẩm hoặc giảm
nhiệt độ gió thích đáng.
c. Khi áp lực gió cao hoặc sụt liệu nghiêm trọng thì có thể giảm từ 10 ÷ 15%
lượng gió.
d. Khi biên quá năng mà phát sinh đường ống nếu nhiệt độ lò đủ và bảo đảm
xỉ không trào ra mắt gió, có thể thải gió làm sụt liệu từ 3÷5 phút để phá đường ống.
e. Để làm xốp cột liệu có thể nạp thêm một lượng cốc không. Sau đó căn cứ
vào tình hình lò để không bù hoặc bù dần dần một phần hay toàn bộ quặng.
f. Nếu dòng khí than thường xuyên ở biên không đủ thì nên thay đổi chế độ
nạp liệu để điều chỉnh lâu dài (do nhà máy quyết định).
6.6. ĐƯỜNG ỐNG.
6.6.1.Hiện tượng
a. Áp lực gió không ổn định và ba động kịch liệt.
b. Đường nhiệt độ khí than đỉnh lò và thân lò phân tán. Nhiệt độ ở gần
đường ống tăng lên.
c. Liệu xuống không đều, có hiện tượng ngừng lại, sụt xuống, đường liệu
phía đường ống sâu, hình thành lệch liệu.
d. Đường cong CO2 phía có đường ống thấp xuống.
e. Mắt gió công tác không đều phía có đường ống liệu xuống nhanh và có
liệu sống xuống.
f. Lượng bụi lò tăng lên.
6.6.2. Biện pháp giải quyết.
a. Khi đường ống còn nhẹ có thể dùng phương pháp nạp liệu phát triển biên.
b. Giảm nhiệt độ gió và lượng gió để giảm thể tích khí than.
c. Để làm xốp cột liệu nạp 1 hay 2 mẻ cốc, sau đó căn cứ vào tình hình lò mà
không bù hoặc bù dần dần một phần hay toàn bộ quặng.
d. Để dòng khí than phân bố lại được nhanh chóng với điều kiện đảm bảo
mắt gió không bị trào xỉ, có thể thải gió làm sụt liệu từ 3 ÷5 phút.

23
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
e. Nếu vì thiếu sót của thiết bị thường xuyên dẫn đến đường ống thì có thể
giảm lượng gió vào mắt gió phía đường ống hoặc bít kín mắt gió đó lại, (do giám
đốc nhà máy quyết định)
6.7. NỒI LÒ QUÁ NÓNG
6.7.1. Nguyên nhân
a. Tỷ lệ quặng / cốc thấp
b. Chất lượng liệu được cải thiện
c. Dòng khí than tốt.
d. Nhiệt độ gió quá cao.
e. Độ ẩm thiên nhiên giảm
6.7.2. Triệu chứng
a. Áp lực gió nóng tăng
b. Thước thăm liệu xuống chậm, sau đó khi ngừng khi sụt.
c. Áp lực khí than đỉnh lò xuất hiện đỉnh nhọn hướng lên.
d. Nhiệt độ khí than của đỉnh lò, cổ lò, thân lò tăng lên nhưng chậm, phân
tán hẹp hoặc tăng lên thành hình răng cưa.
e. Mắt gió sáng nhiệt độ gang xỉ tăng lên.
6.7.3. Biện pháp giải quyết
a. Dựa vào nhiệt độ lò để tăng độ ẩm hoặc giảm nhiệt độ gió.
b. Nếu sau khi giảm nhiệt độ gió mà áp lực gió vẫn cao thì chuyển sang nạp
liệu phát triển biên.
c. Nếu nguyên nhân làm lò nóng có tính chất lâu dài thì tăng tỷ lệ quặng/
cốc.
d. Để làm loãng xỉ dầu, đề phòng treo liệu, có thể nạp vào lò 1 – 2 mẻ xỉ lò
nung (do giám đốc nhà máy quyết định)
6.8. LÒ LẠNH
6.8.1.Nguyên nhân: Chủ yếu là tiêu hao nhiệt nhiều
a. Thao tác đường liệu sâu trong một thời gian dài
b. Tỷ lệ quặng/ cốc quá cao. Bướu lò, vành đai xỉ tụt xuống.
c. Thiết bị làm lạnh rò nước
d. Chất lượng nguyên nhiên liệu biến xấu.
e. Lợi dụng dòng khí than không tốt.
6.8.2.Triệu chứng lò lạnh thời kỳ đầu
a. Áp lực gió giảm dần
b. Lượng gió tự động tăng lên
c. Liệu xuống nhanh
d. Áp lực đỉnh lò bình thường
e. Nhiệt độ khí than ở biên và đỉnh lò giảm xuống. (Trừ trường hợp dòng khí
than ở biên phát triển )
f. Lò dễ tiếp thu lượng gió
6.8.3.Triệu chứng lò đã lạnh
a. Lượng gió ba động, đường biểu diễn hình răng cưa
b. Áp lực gió không ổn định
c. Liệu lò khó xuống có hiện tượng dừng lại
24
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
d. Áp lực khí than đỉnh lò lên cao. Sau khi xuất hiện mũi nhọn thì áp lực gió
lên cao thường xuất hiện treo liệu hoặc sụt liệu. đường biểu diễn nhiệt độ khí than
ống có mũi nhọn, trung nhau và xuống thấp hơn lúc bình thường.
e. Mắt gió có liệu đen, sau đó có liệu nhão, nhiệt độ lò xuống mạnh.
f. Nhiệt độ gang xỉ xuống thấp.
6.8.4.Biện pháp giải quyết
a. Lúc mới phát hiện có triệu chứng lò lạnh thì giảm độ ẩm hoặc tăng nhiệt
độ gió.
b. Khi nhiệt độ lò giảm nhanh thì lập tức ngừng dùng độ ẩm.
c. Để tránh liệu lò xuống quá nhanh có thể giảm bớt lượng gió.
d. Nếu nguyên nhân gây ra lò lạnh có tính chất lâu dài thì nên giảm tỷ lệ
quặng/ cốc
e. Khi có triệu chứng treo liệu hoặc sụt liệu, cho nạp từ 5-10 mẻ liệu phát
triển biên đồng thời giảm nhẹ tỷ lệ quặng/ cốc
f. Khi độ kiểm của xỉ cao thì giảm bớt đá vôi.
g. Khi sử lý lò lạnh giảm độ ẩm và tăng nhiệt độ gió nhiều thì phải căn cứ
vào nhiệt độ lò để giảm nhiệt độ gió khôi phục độ ẩm, tránh gây ra treo liệu.
h. Khi lò chỉ lạnh một bên thì có thể giải quyết như đường ống nhưng không
được làm sụt liệu. Nếu nhiệt độ ở biên nóng đủ thì không nên tăng nhiệt độ gió để
tránh treo liệu.
i. Lúc lò lạnh đột ngột thì tập trung cho mấy mẻ cốc, sau đó tuỳ tình hình
cho nạp 5-10 mẻ liệu nhẹ (do giám đốc nhà máy quyết định)
6.9. LỆCH LIỆU
- Lệch liệu là kết quả của quá trình đường ống phát triển, triệu chứng cũng
giống như triệu chứng của đường ống. Khi 2 thước liệu lệch nhau trên 0,2 m là
lệch liệu. Cách sử lý như sử lý đường ống.
6.10. SỤT LIỆU VÀ TREO LIỆU
6.10.1. Nguyên nhân: Do chất lượng liệu biến xấu, biên quá nặng độ kiểm
của xỉ quá cao và ba động, lò quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm bị chất đống, lò bị
kết bướu hoặc độ kiềm cao lò nguội. Trước khi sụt liệu hoặc treo liệu thường là
tình hình lò không thuận, thước liệu ngừng lại hoặc sụt xuống.
6.10.2. Sụt liệu:
a. Hiện tượng
- Đường liệu ít chuyển động (hoặc không di động). có hiện tượng sụt xuống.
- Áp lực gió không ổn định có ba động lớn.
- Đường biểu diễn áp lực khí than đỉnh lò xuất hiện mũi nhọn hướng lên
b. Biện pháp giải quyết
- Cho từ 10 ÷ 20 mẻ liệu phát triển biên đồng thời giảm nhẹ tỷ lệ quặng /
cốc.
- Khi nhiệt độ lò đủ thì trước hết tăng độ ẩm, nếu không có hiệu qủa thì có
thể giảm nhiệt độ gió.
- Khi nhiệt độ lò không đủ thì không tăng độ ẩm, không giảm nhiệt độ gió
mà phải giảm lượng gió.

25
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
- Nếu nhiệt độ lò đủ ta phải kịp thời toạ liệu. Phương pháp toạ liệu phải căn
cứ vào tình hình lúcđó để quyết định.
- Khi sụt liệu cấm giảm độ ẩm và tăng nhiệt độ gió. Khi lò lạnh có thể căn
cứ vào tình hình lúc đó để giải quyết.
- Nếu sụt liệu quá sâu để đề phòng lò lạnh phải căn cứ vào độ sâu để nạp
thêm cốc và 10 ÷ 15 mẻ để phát triển biên.
- Nếu sụt liệu liên tục thì tạm giảm lượng gió. Đồng thời phải xét tình hình
lúc đó để nạp mấy mẻ cốc, sau đó tuỳ tình hình mà không bù, bù dần dần một phần
hay toàn bộ quặng .
- Chỉ khi nào loại trừ hoàn toàn sụt liệu mới có thể khôi phục lựng gió, nhiệt
độ gió và độ ẩm. Phải căn cứ vào tình hình lò để khôi phục từng bước cho đến đạt
được mức cũ.
6.10.3. Treo liệu
a. Hiện tượng
- Liệu ngừng xuống
- Áp lực gió lên cao mãnh liệt
- Lượng gió giảm xuống, mức độ áp lực gió tăng lên và lượng gió giảm
xuống có khác nhau, quyết định chủ yếu là do tính chất và nguyên nhân treo liệu.
- Nhiệt độ khí than, đỉnh lò tăng lên, đường biểu diễn trùng nhau.
- Áp lực khí than đỉnh lò giảm xuống.
b. Biện pháp giải quyết.
- Cho từ 10 ÷ 20 mẻ liệu phát triển biên đồng thời cho 1 lượng cốc không
thích hợp
- Khi nhiệt độ lò đủ thì tăng độ ẩm, nếu không được thì có thể giảm nhiệt độ
từ 50-1000C. Khi nhiệt độ lò không đủ có thể giảm 5- 10 % lượng gió.
- Nếu đột nhiên áp lực gió tăng lên, đồng thời lượng gió giảm cần giữ cho áp
lực gió thấp hơn trước khi treo liệu.
- Nếu liệu không xuống mặc dù đã dùng nhiều biện pháp giải quyết thì 10 –
20 phút sau lại sụt 1 lần nữa. Sau hai lần làm sụt liệu mà liệu vẫn không xuống thì
cho phép kéo dài 30-40 phút mới làm sụt lần 3.
- Lúc treo liệ ngoan cố sau khi làm sụt liệu mà liệu không xuống, nên giảm
nhiệt độ gió đến mức lò có thể cho phép. Đồng thời giảm lượng gió để bảo đảm áp
lực gió bình thường.
- Khi treo liệu nghiêm trọng, nếu giảm gió và làm sụt liệu không có hiệu quả
thì nên thao tác theo áp lực gió, đến khi nào tình hình thông gió được cải thiện mới
thôi.
- Nếu thao tác áp lực không có hiệu quả thì tháo nút xỉ, tăng gió lên tới mức
cao nhất, cho phun 5 -10 phút, sau đó tiến hành toạ liệu.
- Các biện pháp trên không có hiệu quả, lò hầu như thông tiếp thu gió, dùng
biện pháp toạ liệu kèm theo đảo lưu. Lợi dụng sức hút mạnh của lò, gió nóng và
ống khói làm sụt liệu và tránh hiện tượng nổ ở van thải gió. Khi dùng biện pháp
này phải làm đủ thủ tục đảo lưu.
- Toạ liệu đảo lưu không có hiệu quả thì tháo vòng nhỏ của 1 hoặc 2 lỗ xỉ
cho phun không từ 10 ÷ 20 phút sau đó toạ liệu.

26
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
- Sau khi liệu xuống bình thường trước khi nên khôi phục lượng gió, đồng
thời căn cứ vào tình hình lò để khôi phục nhiệt độ gió và độ ẩm.
c. Những điều cần chú ý
- Nếu treo liệu vì lò lạnh thì không được giảm nhiệt độ gió mà phải giảm
lượng gió để làm cho áp lực gió thấp hơn trước khi treo liệu 0,1 kg/cm2.
- Nếu treo liệu vì độ kiềm quá cao mà nhiệt độ lò đủ thì giảm lượng gió
xuống, không nên giảm nhiệt độ gió.
- Làm sụt liệu phải dùng van thải gió. Nếu treo liệu dưới thì phải làm sụt liệu
triệt để, nghĩa là thải gió đến 0,05 kg/ cm2. Sau khi liệu lên lập tức khôi phục toàn
lượng gió.
- Sau khi làm sụt liệu cho phép không nạp liệu đầy ngay, nhưng phải đảm
bảo nhiệt độ đỉnh lò không quá 4000c.
- Sau mối lẫn làm sụt liệu phải căn cứ độ sâu của mặt liệu và nhiệt độ lò để
cho thêm cốc không.
- Bất cứ treo liệu trong trường hợp nào cũng đều cấm giảm độ ẩm, tăng nhiệt
độ gió.
6.1.1. THÀNH LÒ KẾT BƯỚU
6.11.1. Khái niệm: Nguyên nhiên liệu của lò cao một phần đã được nóng
chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau, kết dính tường lò gọi là bướu lò. Nếu như
không được sử lý kịp thời và nguyên nhân gây bướu vẫn tồn tại thì xẽ hình thành
bướu lớn.
6.11.2.Nguyên nhân gây kết tảng và bướu.
a. Kết tảng phần trên chủ yếu là do sử lý thời gian dài đường ống ở biên
không thích hợp, khí than phân bố ở biên quá nhẹ hoặc quá nặng, bột nguyên nhiên
liệu nhiều, thời gian để đường liệu sâu kéo dài, nhiệt độ phần trên cao, thường
xuyên sinh ra treo liệu trên. Khi nhiệt độ cao dễ sinh ra treo liệu.
b. Đóng mảng ở phía dưới do nhiệt độ lò và kiềm xỉ ba động lớn và tình
trạng lò bất thường gây nên, dễ xảy ra khi nhiệt độ lò thấp.
c. Bịt mắt gió trong thời gian dài, phần trên mắt gió dễ kết mảng.
d. Thiết bị làm lạnh dò nước thời gian dài hoặc cường độ làm lạnh lớn.
6.11.3. Hiện tượng:
a. Tình hình lò không thuận, thường xuyên sinh lệch liệu (phần dính bám
xuống chậm ) xuất hiện đường ống treo, sụt liên tục.
b. Thay đổi chế độ nạp liệu không đạt hiệu quả. Kết mảng ở phần dưới,
thường xuyên xuất hiện nặng biên, nhẹ tâm, xung quanh khí than kết mảng phần
trên không đều, bộ phận kết mảng đường cong CO2 điểm 1 cao hơn điểm 2; khi
nặng thì điểm 2 cao hơn điểm 3.
c. P gió, Q gió không thích hợp, tiếp thu gió kém.
d. Chênh lệch nhiệt độ nước ở chỗ kết mảng và nhiệt độ tường lò giảm.
e. Lượng tro hơi ga thổi ra tăng.
f. Áp lực khí than đỉnh lò xu hướng đỉnh nhọn tăng.
6.11.4. Xử lý.
a. Kết mảng ở phía trên: Kịp thời áp dụng chế độ nạp liệu phát triển biên để
rửa các điểm kết dính tường lò, giảm phụ tải tương ứng, không chế cường độ làm
mát tại vùng kết mảng, cố gắng cải thiện cỡ hạt nguyên nhiên liệu đảm bảo lò ổn.
27
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
b. Các biện pháp trên không hiệu quả thì có thể cho nguyên liệu xuống làm
nổ vỡ bướu.
c. Kiểm tra thiết bị làm mát xem có rò nước không, giảm thích hợp với
cường độ làm mát ở vùng kết mảng.
d. Kết mảng ở phía dưới: Duy trì vận hành thuận lợi, chế độ cấp gió ổn định,
các chế độ nhiệt, chế độ xỉ, khống chế nhiệt độ lò cao hơn bình thường, giảm bớt
độ kiềm.
e. Dùng axit nóng để rửa lò, tập trung nạp cốc 5 ÷20 mẻ, cho huỳnh thạch để
làm nóng chảy dính kết ở phía dưới, trong thời gian đó duy trì độ kiềm tương đối
thấp.
f. Khống chế thích hợp cường độ làm mát ở phía dưới.
7. NGỪNG GIÓ VÀ HỒI GIÓ
7.1.NGUYÊN TẮC CHUNG.
7.1.1. Muốn ngừng gió phải báo cáo cho giám đốc nhà máy biết. Nếu gặp sự
cố thì cần giải quyết gấp thì trưởng ca có thể quyết định ngừng gió và báo cáo sau.
7.1.2. Khi ngừng gió dài hạn có kế hoạch, giám đốc nhà máy phải thường
xuyên có mặt tại chỗ để chỉ đạo đôn đốc.
7.1.3. Bất kỳ ngừng gió, hồi gió trong điều kiện nào cũng phải báo cáo cho
đơn vị có liên quan: điều độ nhà máy, trạm khí than, quạt gió, lò gió nóng, phòng
tời…Nói rõ thời gian và nguyên nhân ngừng gió hay hồi gió, sau đó mới được tiến
hành.
7.1.4. Ngừng gió tiến hành sau khi đã sạch gang, xỉ . Khi cần ngừng gió
trước khi ra gang phải xem xỉ có trào qua mắt gió hay không, phải căn cứ vào
lượng gang xỉ còn lại trong nồi lò để quyết định ra gang xỉ (Khi xảy ra sự cố thì lập
tức ngừng gió ngay).
7.1.5. Trước khi ngừng gió cần xác định có treo liệu hay không? nếu có thì
cần làm sụt liệu xong sau đó nạp liệu vào đầy lò rồi mới ngừng gió.
7.1.6. Nếu ngừng gió trên 6 h phải căn cứ vào nhiệt độ lò để nạp một số mẻ
cốc không, đồng thời giảm tỷ lệ quặng/ cốc và độ kiềm của xỉ một cách thích ứng.
Tính toán để ngừng gió cốc không và liệu nhẹ xuống tới nồi lò.
7.1.7. Nếu thời gian ngừng thì chỉ có 10-15 phút thì khi hồi gió lập tức khôi
phục toàn lượng gió chậm nhất sau 15 phút. Nếu thời gian ngừng gió hơi dài dưới
1 h thì lúc hồi gió lên khoảng 90-95 % lượng gió bình thường, sau đó căn cứ vào
áp lực gió và tình hình lò để tăng dần lượng gió đến mức bình thường.
7.1.8. Nếu thời gian ngừng gió trên 1, khi hồi gió chỉ lên dùng khoảng 70 -
90% mức toàn lượng gió. Sau căn cứ vào nhiệt độ lò, áp lực gió. Tốc độ xuống liệu
… để khôi phục dần lượng gió.
7.1.9. Lúc hồi gió phải căn cứ vào tình hình lò trước khi ngừng gió và thời
gian ngừng gió giảm nhiệt cho thích hợp.
7.1.10. Nói chung thì khôi phục lượng gió trước, khi nào đạt được mức bình
thường, lò chạy đều mới được khôi phục nhiệt độ gió. Nếu nhiệt độ là không đủ, áp
lực gió thấp thì có thể phục hồi nhiệt độ gió trước, đến khi nào đạt được bình
thường rồi mới tiếp tục khôi phục lượng gió. Chỉ khi nào xét thấy không thể treo
liệu mới có thể đồng thời khôi phục lượng gió và nhiệt độ gió.

28
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
7.1.11. Sau khi thông gió, nếu đường liệu không động thì sau 30 phút phải
xét tới xử lý treo liệu.
7.1.12. Thời gian thải gió quá 10 phút phải làm thủ tục ngừng khí than.
7.1.13. Trước khi hồi gió không được nạp liệu. Sau khi hồi gió phải chờ đến
lúc nào đường liệu di động hoặc nhiệt độ đỉnh lò quá cao mới dược nạp liệu.
7.2. THAO TÁC THẢI GIÓ
7.2.1.Thải gió
a. Dùng điện thoại hoặc tín hiệu liên hệ với quạt gió và trạm khí than.
b. Báo cho trước lò, gió nóng, coi nước, phòng tời biết để chuẩn bị.
c. Thông hơi nước lên đỉnh lò và thùng lọc bụi
d. Sau khi lò gió nóng trả lời, giảm áp lực gió xuống 0,05 kg/cm2, đồng thời
đóng van trộn gió.
7.2.2. Hối gió
a. Dùng điện thoại, tín hiệu thông tri cho máy quạt gió, trạm khí than, phòng
tời, lò gió nóng.
b. Sau khi nhận được trả lời, trưởng ca đóng van thải gió, đồng thời mở van
trộn gió.
7.3. THAO TÁC NGỪNG GIÓ
7.3.1. Ngừng gió ngắn hạn (thời gian < 1h).
a. Trước khi ngừng gió dùng điện thoại hoặc tín hiệu báo cho điều độ, quạt
gió và trạm khí than.trước lò, gió nóng, coi nước, phòng tời làm tốt công tác chuẩn
bị.
b. Thông hơi nước lên đỉnh lò và thùng lọc bụi
c. Mở van thải khí than đỉnh lò. Đóng van ngắt khí than thùng lọc bụi, Mở
van thải khí than đỉnh thùng lọc bụi (gió nóng làm)
d. Giảm áp lực gió để thải gió, đóng van độ ẩm.
e. Khi thải gió tới mức thấp nhất mà cột liệu cho phép thì ngừng nạp liệu
(đèn tín hiệu thải gió bật sáng ).
f. Mở toàn bộ van thải gió, đóng van trộn gió, phát tín hiệu ngừng gió.
g. Lò gió nóng sau khi thấy tín hiệu và nghe tiếng thải gió thì đóng van cắt
gió lại. Khi nhìn thấy tín hiệu ngừng gió thì lần lượt đóng van gió lạnh, gió nóng.
h. Khi cần ngừng gió đảo lưu, trước hết phải làm tốt công tác chuẩn bị,
dùng lò gió nóng có nhiệt độ cao nhất (gió nóng trọn) để tiến hành theo thứ tự sau:
- Thông tri cho lò gió nóng làm tốt công tác chuẩn bị
- Rút pin nhiệt điện ở ống gió nóng (trưởng ca báo, công nhân đồng hồ phụ
trách)
- Sau khi nhân được tín hiệu chuẩn bị bảo lưu xong của lò gió nóng, trưởng
ca ra lệnh ngừng gió đảo lưu chỉ huy công nhân trước lò mở lỗ nhìn mắt gió (mở 3
mắt gió xen kẽ nhau)
7.3.2. Ngừng gió dài hạn (thời gian > 1h).
a. Giống như các điều a,b,c,d,e của ngừng gió ngắn hạn.
b. Dùng điện thoại hoặc tín hiệu liên hệ với quạt gió giảm áp lực gió hoặc
thải gió tới áp lực khoảng 0,05 kg/cm2 (đảm bảo cho khí than có áp lực dương)
đồng thời đóng van trộn gió lại.
29
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
c. Lò gió nóng đóng van cắt gió lạnh.
d. Châm lửa đỉnh lò
- Nạp xỉ hạt
- Mở cửa công tác giữa chuông lớn và chuông nhỏ.
- Đóng bớt van hơi nước lên đỉnh lò và giữa hai chuông.
- Nạp củi và than cốc cháy vào lò để châm lửa.
e. Nếu ngọn lửa đã bình thường thì mở hết van thải gió, phát tín hiệu ngừng
gió.
f. Mở cửa công tác ở cổ lò để cho củi vào đề phòng lửa tắt (gió nóng cho
củi)
g. Tháo ống thổi thẳng, dùng đất bịt kín mắt gió. Nếu ngừng gió quá 8h phải
bịt kín khe hở ở mắt gió và lỗ xỉ và vỏ lò.
h. Thời gian ngừng gió dài, nếu việc châm lửa đỉnh lò tiến hành được bình
thường thì đóng van hơi nước lên đỉnh lò lại.
7.3.3. Những điều cần chú ý khi ngừng gió
a. Ngừng gió đảo lưu không được quá 10 phút.
- Nếu thời gian kéo dài và thấy cần tiếp tục thì có thể thay đổi lò gió nóng
khác để tiến hành. Lúc thay lò, công nhân trước lò phải đứng xa mắt gió.
b. Ngừng gió dài hạn phải đóng nhỏ nước làm lạnh.
c. Trước lúc ngừng gió dài hạn, khi tiến hành châm lửa đỉnh lò nếu bị tắt thì
phải châm lại ngay.
d. Khi châm lửa không nên cho củi hoặc than quá nhiều để đề phòng nhiệt
độ quá cao làm hỏng thiết bị đỉnh lò.
e. Đề phòng ngọn lửa bị tắt phải phân công người trông coi, thường xuyên
cho củi vào (gió nóng làm).
f. Nếu gió nóng báo van thải đỉnh lò bị kẹt thì phó ca và gió nơng sử lý.
7.4.THAO TÁC NGỪNG GIÓ KHẨN CẤP
7.4.1. Khi sự cố về điện, nước, máy quạt gió phải ngừng gió ngay. Trưởng
ca phải chấp hành đúng quy trình dưới đây rồi báo cáo với giám đốc nhà máy.
a. Thông hơi nước lên đỉnh lò và thùng lọc bụi. Mở van thải gió, phát tín
hiệu ngừng gió.
b. Đóng van độ ẩm và van trộn gió.
c. Mở van thải đỉnh lò (toàn bộ do trưởng ca phụ trách).
d. đóng van ngắt khí than, mở van thải đỉnh thùng lọc bụi (gió nóng làm).
7.4.2. Ngừng gió khẩn cấp bất cứ thời gian dài hay ngắn, phương pháp
ngừng gió và hồi gió đề như đã nói ở trên (ngừng gió bình thường)
7.4.3. Khi ngừng gió nếu van thải gió không mở được có thể ngừng gió theo
một trong hai cách sau:
a. Thông tri với quạt gió thải gió toàn bộ
b. Trong điều kiện thật đặc biệt, có thể tạm thời quyết định thải gió bằng van
giảm áp của lò gió nóng.
7.5. THAO TÁC HỒI GIÓ
7.5.1. Trước khi hồi gió phải:
a. Kiểm tra hệ thống gió nóng, nạp liệu đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa.
30
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
b. Phát tín hiệu hồi gió (khi ngừng gió với thời gian trên 4 h thì 2 h trước khi
hồi gió phải liên hệ với quạt gió để khởi động quạt)
c. Lắp ống nồi thẳng, đục thủng đất bịt mắt gió, đóng lỗ nhìn mắt gió.
d. Đóng cửa công tác ở đỉnh lò và thùng lọc bụi (trưởng ca làm)
e.Thông hơi nước lên đỉnh lò và thùng lọc bụi. (trưởng ca làm)
f. Tất cả công tác chuẩn bị xong thông tri cho lò gió nóng, máy quạt gió
chuẩn bị thông gió, đồng thời nói rõ nhiệt độ gió, lượng gió khi thông gió.
g. Sau khi nhận được tín hiệu trả lời của lò gió nóng, trưởng ca đóng van
thải gió, thông gió vào lò, đồng thời mở van trộn gió và van độ ẩm. Nếu ngừng gió
ngắn hạn, nhiệt độ gió cao thì được dùng ẩm ngay, nếu không đảm bảo được điều
kiện đó thì chưa được dùng ẩm ngay.
7.5.2. Sau khi hồi gió
a. Căn cứ vào tình hình lò để khôi phục dần nhiệt độ gió, lượng gió, độ ẩm
về mức bình thường.
b. Khi lượng gió đạt được 100m3/ phút báo cho gió nóng, trạm quản lý khí
than chuẩn bị thông khí than.
c. Sau khi đã nhận được tín hiệu trả lời đã chuẩn bị xong, trưởng ca giám sát
gió nóng thao tác theo thứ tự sau:
- Mở van cắt khí than ở thùng lọc bụi
- Đóng van thải đỉnh lò cao, đỉnh thùng lọc bụi.
- Sau khi thông khí than xong, đóng van hơi nước lên đỉnh lò và thùng
lọc bụi (trưởng ca làm)
- Thử nổ khí than (nếu 1 lò sản xuất, gió nóng tiến hành đốt lò)
8. RA GANG XỈ
8.1.Trưởng phải đôn đốc các bộ phận làm tốt công tác chuẩn bị để ra gang
và xỉ đúng giờ quy định.
8.2. Tìm mọi cách để ra được thật nhiều xỉ bằng lỗ xỉ.
8.3. Thời gian ra gang tính theo giờ bịt lỗ gang, thời gian ra xỉ tính theo giờ
bịt lỗ xỉ.
8.4. Phải đảm bảo độ sâu lỗ gang đúng quy định.
8.5. Khoét xong lỗ gang phải đo độ sâu đã khoét được để chuẩn bị cho việc
phán đoán độ sâu khi lỗ gang đã thủng.
8.6. Cấm ra gang xỉ khi lỗ gang chưa sâu.
8.7. Chỉ bịt lỗ gang và xỉ khi đã ra hết gang xỉ
8.8. Nếu vì một nguyên nhân nào đó ra chưa hết gang thì lần ra gang sau
phải tìm cách ra hết gang xỉ.
8.9. Máng gang và cát vá máng phải khô để tránh nổ, gang đưa lên tầu phải
rời từng thỏi (chưa có máy đúc) Tránh xếp lẫn máng gang và nhầm số mẻ.
8.10. Khi ra gang trưởng ca phải giám sát việc lấy mẫu đúng quy trình.
9. ĐỀ PHÒNG VÀ SỬ LÝ SỰ CỐ
9.1. ĐỀ PHÒNG SỰ CỐ
9.1.1.Sự cố lò cao dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu sản xuất của lò
cao, thậm chí giảm tuổi thọ của lò. Cho nên, không ngừng đổi mới thiết bị, tăng

31
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
cường quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất thì sẽ ngăn ngừa và xử lý tốt
các sự cố.
9.1.2. Khi xảy ra sự cố, phải có sự chỉ huy thống nhất, tổ chức toàn bộ để
giải quyết, nhằm khắc phục tối đa hậu quả, giảm thiểu tổn thất.
9.2. XỬ LÝ SỰ CỐ.
9.2.1. Xử lý sự cốc trong lò: rò nước, hỏng mắt gió.
a. Sau khi phát hiện mắt gió hỏng, tối đen lại thì đóng nhỏ nước cấp cho mắt
gió đó.
b. Tổ chức thay ngay sau khi ra gang xỉ thuận lợi, không được để kéo dài.
c. Tăng cường kiểm tra đề phòng mất nước, cháy hỏng.
d. Xử lý mất nước nổ mắt gió.
- Nhanh chóng phun nước ngoài mắt gió, đóng chặt van cấp đề phòng nước
vào lò.
- Căn cứ tình hình để giảm gió hay xả gió.
- Lập tức tổ chức ra gang. Sau khi ra xong thì ngừng gió để thay.
e. Đề phòng ống thổi thẳng cháy hỏng
- Ống thổi thẳng nóng đỏ thì phải phun nước làm mát, nếu hỏng nặng phải
thay sau khi ra gang.
- Ống thổi thẳng lắp không khít, sau khi ra gang ngừng gió sử lý.
- Mắt gió trào xỉ, tăng cường phun nước làm mát vào mắt gió và ống thổi
thẳng.
- Do các xử lý trên không thích hợp, ống thổi thẳng hay mắt gió cháy hỏng
phun ra cốc thì xử lý theo trình tự sau:
+ Cho nước vào bộ phận cháy hỏng
+ Chuyển sang thao tác P bình thường.
+ Xả gió cho đến khi mắt gió không trào xỉ , không phun cốc thì thôi
+ Nhanh chóng ra xỉ và tổ chức thay sau khi ra gang, ngừng gió.
9.2.2. Xử lý lỗ gang bất thường
a. Xử lý lỗ gang nông
- Ra xỉ nhiều, ra hết gang xỉ
- Tập trung nhân công để ra xỉ, đề phòng cháy nổ vòng lớn.
- Cải thiện đất dùng cho súng bắn bùn, tăng thích hợp lượng bùn,
nghiêm cấm lỗ gang ẩm mà ra gang.
- Tạm thời tăng góc độ lỗ gang, giảm áp lực để ra gang
- Lắp mắt gió ở phía trên lỗ gang hay bịt lại tạm thời.
b. Xử lý ra gang thất thường
- Ra gang dòng quá lớn, có thể giảm gió để khống chế.
- Ra gang chưa thấy xỉ dưới, phải sấy nóng đầu súng mới được bịt,
ngừng 10 ÷15 phút mới kéo ra.
- Khi ra gang tấm chắn xỉ trào, tắc thì phải thải gió bịt lỗ gang.
- Trong thời gian ra gang, phát sinh sự cố súng bắn bùn thì phải giảm gió và
bịt lỗ gang thủ công.
- Thân lò bắn lửa và trào xỉ: Lập tức phun nước, giảm gió, ngừng gió để xử
lý.
9.2.3. Nồi lò cháy hỏng
32
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
a. Hiện tượng
- Nhiệt độ nước làm mát ở thành nồi lò chênh lệch quá cao so với quy định.
- Vỏ ngoài nồi lò nhiệt cục bộ.
b. Xử lý
- Bố trí phun nước ở ngoài lò
- Khi chênh lệch nhiệt độ nước làm mát vượt quá quy định, phải thay ống
nước làm mát thành lò bằng ống đơn, hoặc chuyển sang nước cao áp.
- Chênh lệch nhiệt độ nước làm mát tiếp tục tăng thì có thể giảm cường độ
luyện hoặc bịt mắt gió ở phía nhiệt độ cao, tạm dừng ra xỉ ở vùng đó.
- Sử dụng xỉ ti tan để bảo vệ lò.
9.4.2. Hiện tượng và xử lý đáy lò cháy thủng
a. Nền móng lò phải đảm bảo sạch khô, nửa tháng kiểm tra tình hình đáy lò
một lần.
b. Tâm đáy lò được làm lạnh tự nhiên phải < 7000C, làm lạnh bằng thông gió
phải < 2800c.
c. Nhiệt độ đáy lò nếu vượt quá phạm vi trên thì chuyển sang nấu gang đúc ,
P bình thường, hoặc giảm thấp áp lực đỉnh lò, giảm cường độ luyện.
d. Sử dụng xỉ ti tan để bảo vệ lò.
9.2.5.Đề phòng và xử lý đáy lò cháy thủng
a. Nguyên nhân: Trong quá trình sản xuất, mắt gió bị xỉ trào, bịt kín làm ảnh
hưởng tới nấu luyện gọi là sự cố; do các nguyên nhân dau:
- Liên tục không ra hết gang xỉ mà vẫn duy trì nấu luyện ở cường độ cao làm
cho mặt nước gang, xỉ ở trong lò dâng cao khác thường.
- Ngừng gió đột ngột
- Toạ liệu trước khi ra gang, sụt liệu sâu.
- Hành trình đường ống nghiêm trọng, dòng khí thất thường.
- Nồi lò tích đống lớn.
- Lò nguội, độ kiềm cao, sụt liệu, đường liệu sâu, nhiệt độ lò thấp, nguyên
nhiên liệu xấu, thiết bị làm mát rò nước làm dòng chảy gang xỉ kém rõ rệt.
b. Đề phòng và xử lý
- Nghiêm chỉnh chấp hành đồng bộ tiêu chuẩn hoá thao tác lò cao, làm tốt
điều chỉnh trên và dưới ổn định dòng khí ổn định nhiệt độ lò.
- Ổn định cường độ luyện, quy định tốc độ liệu không được vượt quá giới
hạn trên của thiết bị nạp liệu, kiên quyết không để vượt quá tốc độ liệu trong 3 h
liên tiếp ( trong 2 h vượt quá tốc độ liệu bình thường phải áp dụng biện pháp có
hiệu quả).
- Nghiêm cấm chạy lò để đường liệu sâu kéo dài.
- Liên tục sụt liệu phải lập tức giảm gió cho đến khi sử lý xong, sau đó khôi
phục lại dần dần.
- Khi xuất hiện ống nặng, luồng khí thất thường phải kịp thời sử lý và tăng
cốc thích hợp.
- Mắt gió hỏng nặng phải thay kịp thời, không được để kéo dài.
- Nắm chắc nạp liệu, kiên quyết không để nạp sai gây nhiệt độ ba động lớn.
- Khi lò nguội, nan hành; xả gió phải chú ý mắt gió và áp dụng biện pháp đề
phòng xỉ trào.

33
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
c. Mắt gió trào xỉ phải áp dụng biện pháp sau:
- Phần trên cho cốc thích hợp, đề phòng lò xấu.
- Lượng gió phải duy trì ở mức độ thích hợp, bình ổn chống sụt liệu và giảm
gió.
- Mắt gió bắn xỉ phải áp dụng biện pháp phun nước bên ngoài đề phòng cháy
hỏng.
- Lập tức tổ chức ra gang xỉ, mở rộng đường kính lỗ gang, lỗ gang phun lớn
hơn, cố gắng ra hết gnag xỉ an toàn.
- Theo dõi chặt sự thay đổi của mắt gió.
- Phải thận trọng khi xả gió và có biện pháp ứng cứu kịp thời.
- Khi việc trào xỉ không tránh được, phải mở mặt bích mắt gió để giảm nhẹ
mức độ trào xỉ.
10. GIAO NHẬN CA
10.1. Trước khi giao nhận ca, trưởng ca phải nhận được đầy đủ báo cáo của
một bộ phận trước lò, gió nóng, nạp liệu, coi nước, sàn đúc để nắm chắc tình hình
diễn biến trong ca để bàn giao cho ca sau.
10.2. Phải ghi chép đầy đủ các diễn biến trong ca và biểu báo vào sổ giao ca
trước khi giao ca.
10.3. Phải đôn đốc các bộ phận làm vệ sinh thiết bị và vị trí công tác để giao
cho ca sau.
10.4. Tất cả những hư hỏng sự cố sảy ra trong ca, trưởng ca phải tổ chức
điều khiển công nhân ca mình giải quyết trước khi giao ca cho ca sau. Nếu sự cố
không giải quyếy kịp thì phải báo cáo với Giám đốc nhà máy và bàn giao cho ca
sau tiếp tục sử lý.
10.5. Khi nhận ca phải kiểm tra kỹ tình hình lỗ ca, tấm chắn xỉ, súng và càng
kẹp để chuẩn bị cho ra gang được an toàn.
10.6. Sau khi nhận ca sau phải đánh kẻng báo cho toàn ca biết đã nhận ca
xong.
10.7. Sau khi nhận ca phải nắm lại tình hình giao nhận ca ở các bộ phận
trước lò, lò gió nóng, nạp liệu, coi nước, sàn đúc để nắm đầy đủ tình hình diễn
biến ở ca trước.
10.8. Sau khi nhận ca, trưởng ca hoặc phó ca kiểm tra lại phối liệu của ca
trước, đối chiếu với bộ phận nạp liệu để tiến hành điều chỉnh kịp thời.
11. HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ LÒ CAO SỐ 2
11.1. KHÁI QUÁT.
- Hệ thống tự động hoá lò cao số 2 áp dụng hệ thống PLC hệ S7 – 300 của
công ty Semen. Toàn bộ hệ thống gồm: 01 trạm điều khiển, 03 trạm thao tác, các
thiết bị bắt nối qua dây tổng MPI. Trạm điều khiển được đặt trong buồng điều
khiển chính thức thực hiện việc sử lý số liệu, thông tin hệ thống của các trạm, thu
thập số liệu; 2 trạm thao tác thực hiện việc giám sát, khống chế số liệu trạng thái
vận hành, báo động tự động ghi chép quá khứ và xu thế hiện tại của hệ thống lò
cao. thực hiện thao tác tự động hỗn hợp gió và điều tiết giàu ôxy. Một trạm thao
tác tự động thực hiện giám sát số liệu, trạng thái vận hành, báo động tự động ghi
chép quá khứ và xu thế hiện tại của lò gió nóng. Máy mở Password của 3 trạm thao
34
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
tác lần lượt là yn01 và yn02, yn03 (mã cài 3 máy tính), Password của hệ thống đều
là 0000.
11.2. HỆ THỐNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
11.2.1. Phần mềm lập trình dùng hệ S7 – 300 của công ty Semen. Có sử dụng
ngôn ngữ lập trình như đồ hoạ hình thang, biểu câu ngữ, khối chức năng cà có thể
chuyển đổi các ngôn ngữ lập trình, cơ sở văn bản của phần mềm này là phần mềm
giám sát khống chế d: yng/gls7.
11.2.2. Phần mềm giám sát khống chế áp dụng Wincc, có thể thực hiện các
chức năng như thu thập số liệu, giám sát khống chế trạng thái, ghi chép quá khứ và
xu thế hiện tại, báo động tự động, thanh công cụ . cơ sở văn bản của phần mềm này
là d: yng/gls7.
11.3. THỨ TỰ MỞ TĂT MÁY:
11.3.1. Thứ tự mở máy
a. Bật công tắc pin (nguồn.)
b. Bật công tắc UPS
c. Sau khi đèn biểu thị mô thức mạch sáng (18), gạt công tắc chuyển đổi
UPS từ vị trí bypass về chính giữa.
d. Khi đèn mô thức mạch bên sáng (đường bên), gạt công tắc chuyển đổi ÚP
từ vị trí giữa về vị trí Nomal.
e. Sau khi UPS làm việc bình thường, bật công tắc nguồn điện PLC.
11.3.2. Thứ tự ngừng máy:
a. Tắt công tắc nguồn điện PLC
b. Gạt công tắc chuyển đổi UPS từ vị trí Nomal về vị trí giữa.
c. Sau khi đèn biểu thị mô thức mạch bên sáng (18), gạt công tắc chuyển
đổi UPS từ vị trí chính giữa về bypass.
d. Tắt công tắc nguồn UPS
e. Tắt công tắcc pin(nguồn).
11.4. HẠNG MỤC KIỂM TRA VÀ KHỐNG CHẾ
11.4.1.Hệ thống lò cao.
a. Kiểm đo nhiệt độ, áp lực đỉnh lò
b. Kiểm đo nhiệt độ hông lò, thân lò, đáy lò
c. Kiểm đo nhiệt độ, áp lực lưu lượng gió lạnh
d. Kiểm đo nhiệt độ áp lực gió nóng
e. Theo dõi chênh lệch toàn áp lực và tính thấu khí của lò cao.
f. Kiểm đo nhiệt độ, áp lực lưu lượng hơi nước
h. Điều tiết hỗn hợp gió
i. Kiểm đo và điều tiết áp lực đường ống tổng ôxy, điều chỉnh áp lực đến
400 – 600 Kpa, cắt tự động van điều áp. Sau khi áp lực ống tổng bình thường, lại
tự động khôi phục điều tiết tự động.
11.4.2. Hệ thống gió nóng
a. Kiểm tra nhiệt độ đỉnh vòm gió nóng
b. Kiểm đo nhiệt độ khí thải
c. Kiểm đo nhiệt độ ống tổng, nhánh khí than.
11.4.3. Các ký hiệu số vị trí làm việc.
35
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/

Số Tên gọi
TR101 Nhiệt độ tây đỉnh lò
TR102 Nhiệt độ đông đỉnh lò
TR103 Nhiệt độ bắc cổ lò
Tr 104 Nhiệt độ tây cổ lò
Tr 105 Nhiệt độ nam cổ lò
TR106 Nhiệt độ đông cổ lò
TR107 Nhiệt độ tây thân lò
TR108 Nhiệt độ nam thân lò
Tr 109 Nhiệt độ đông thân lò
Tr 110 Nhiệt độ bắc thân lò
TR111 Nhiệt độ bắc bụng lò
TR112 Nhiệt độ tây bụng lò
TR113 Nhiệt độ nam bụng lò
TR114 Nhiệt độ đông bụng lò
TR115 Nhiệt độ đáy lò
TR117 Nhiệt độ nước vào đáy lò 1
TR118 Nhiệt độ nước ra đáy lò 1
TR119 Nhiệt độ nước vào đáy lò 2
TR120 Nhiệt độ nước ra đáy lò 2
TR121 Nhiệt độ đỉnh lò gió nóng số 4
TR201 Nhiệt độ đỉnh lò gió nóng số 6
TR203 Nhiệt độ đỉnh lò gió nóng số 5
TR205 Nhiệt độ đỉnh lò gió nóng số 6
TR207 Nhiệt độ đỉnh gió lạnh
TR208a Nhiệt độ đỉnh gió nóng
TR208b Nhiệt độ đỉnh gió nóng
PR101 Áp lực tây đỉnh lò
PR102 Áp lực đông đỉnh lò
PR103 Áp lực bộ lọc bụi
PR104 Áp lực nước làm mát 1
PR105 Áp lực nước làm mát 1
PR106 Áp lực hơi nước nóng
PR202 Áp lực gió lạnh
PR204 Áp lực gió nóng
PR201a Áp lực trước van điều áp ôxy
PR201b Áp lực ôxy
PR201c Áp lực sau van điều áp ôxy
FR101 Lưu lượng hơi nước nóng
FR102 Lưu lượng nước làm mát 1
FR103 Lưu lượng nước làm mát 2
FR204 Lưu lượng khí ôxy
FR205 Lưu lượng gió lạnh
36
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
PD Chênh áp toàn bộ
TQZS Chỉ số tính thấu khí

11.5.MÀN HÌNH THAO TÁC (PHỤ LỤC)

12. CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN LÒ CAO SỐ 2 VÀ SỐ 3


12.1. LÒ CAO SỐ 2
TT Tên gọi Cốt cao Kích thước (mm)
Đường kính Chiều cao
1 Đáy lò +2855 ÷ 6198 4983 3343
2 Lớp gang chết + 6198 ÷ 6500 2100/3150 302
3 Nồi lò + 6500 ÷ 8300 3150 1800
4 Hông lò + 8300 ÷ 11150 3150/3900 2500
5 Bụng lò + 11150 ÷ 12650 3900 1600
6 Thân lò +12650 ÷ 19000 3900/2600 6600
7 Cổ lò + 19000 ÷ 20500 2600 1500
8 Đỉnh lò + 20500 ÷ 22190 1690

37
QUY TRÌNH THAO TÁC NẤU LUYỆN GANG LÒ CAO Trang1/
12.2. LÒ CAO SỐ 3

TT Tên gọi Cốt cao Kích thước (mm)


Đường kính Chiều cao
1 Đáy lò +2855 ÷ 6198 4983 3343
2 Lớp gang chết + 6198 ÷ 6500 2100/3150 302
3 Nồi lò + 6500 ÷ 8300 2700 1800
4 Hông lò + 8300 ÷ 11150 2700/3550 2850
5 Bụng lò + 11150 ÷ 12650 3550 1500
6 Thân lò +12650 ÷ 19000 3550/2500 6350
7 Cổ lò + 19000 ÷ 20500 2500 1500
8 Đỉnh lò + 20500 ÷ 22190 1690

38

You might also like