You are on page 1of 9

1. Các kiến trúc bảo vệ.

 Bảo vệ 1+1:
Với cơ chế bảo vệ 1+1, cùng một tín hiệu sẽ được truyền đồng thời
trên cả tuyến hoạt động và tuyến bảo vệ. Bộ thu sẽ giám sát chất lượng tín
hiệu thu được trên cả hai tuyến và dựa vào tham số này để chuyển mạch từ
tuyến hoạt động sang tuyến dự phòng nếu có lỗi xảy ra.

worke
rrrr
r

protectio
n
Hình 1: Bảo vệ 1+1 trong trường hợp không có lỗi.

only one transmission direction shown worker SWITCH

protection

Hình 2: Bảo vệ 1+1 trong trường hợp có lỗi.


 Bảo vệ 1:1:
Với cơ chế bảo vệ 1:1, một đường dây được định nghĩa là tuyến hoạt
động và một đường dây khác được định nghĩa là tuyến bảo vệ. Trong chế độ
hoạt động không lỗi, tín hiệu chỉ được truyền trên tuyến hoạt động. Tuyến
bảo vệ có thể được sử dụng cho các lưu lượng phụ có mức độ ưu tiên thấp
hơn. Nếu lỗi xảy ra trên tuyến hoạt động, tín hiệu sẽ được chuyển mạch qua
tuyến bảo vệ từ cả hai phía và lưu lượng phụ trên tuyến bảo vệ sẽ được
chuyển mạch tới tuyến hoạt động bị lỗi.
worker

protection

Hình 3: Bảo vệ 1:1 trong trường hợp không có lỗi.

SWITCH worker SWITCH

protection

only one transmission direction shown

Hình 4: Bảo vệ 1:1 trong trường hợp có lỗi.

1.1. Các kiểu chuyển mạch.


 Chuyển mạch một đầu cuối.

worker

protection

Hình 5: Nguyên lý của chuyển mạch đầu cuối đơn khi không có lỗi.
Khi xuất hiện lỗi trên tuyến hoạt động, tín hiệu sẽ được chuyển mạch
sang tuyến dự phòng, với cơ chế chuyển mạch đầu cuối một phía, chỉ có
hướng truyền bị ảnh hưởng bới lỗi là được chuyển mạch sang tuyến bảo vệ,
còn đối với hướng đối diện thì tín hiệu sẽ vẫn được duy trì trên tuyến hoạt
động.
worker
SWITCH

protection

Hình 6: Nguyên lý chuyển mạch đầu cuối đơn khi có lỗi xảy ra.
 Chuyển mạch hai đầu cuối.

worker

protection

Hình 7: Nguyên lý chuyển mạch hai đầu cuối khi không có lỗi.

worker
SWITCH

SWITCH

protection

Hình 8: Nguyên lý chuyển mạch hai đầu cuối khi có lỗi xảy ra.
Khi xuất hiện lỗi trên tuyến hoạt động, tín hiệu sẽ được chuyển mạch
sang tuyến dự phòng, với cơ chế chuyển mạch đầu cuối hai hướng, cả hai
hướng truyền tín hiệu sẽ được chuyển mạch sang tuyến dự phòng.

1.2. Các kiểu hoạt động.


 Chuyển mạch bảo vệ không hồi phục.
Khi xuất hiện lỗi trên tuyến hoạt động, tín hiệu sẽ được chuyển mạch
sang tuyến dự phòng, Với cơ chế chuyển mạch dự phòng không tự động
khôi phục trở lại, tín hiệu dữ liệu sẽ vẫn được duy trì trên tuyến dự phòng
sau khi lỗi đã được loại bỏ trên tuyến hoạt động. Lưu lượng chỉ có thể được
chuyển mạch ngược trơ lại tuyến ban đầu khi có một lỗi mới xảy ra đối với
tuyến dự phòng hoặc quá trình chuyển mạch được thực hiện bằng lệnh điều
khiển của người vận hành hệ thống.

error free
error free
WORKER
WORKE fault
faul worker
worker
Path
R Path
 clearance
t clearance
over
switch
over
switch

PROTECTION
PROTECTIO

Path
N Path

Fig. 41 Principle of non-revertive operation (TR3541EU00TR_0301 Operation, 70)

Hình 9: Chuyển mạch bảo vệ không hồi phục.


 Chuyển mạch bảo vệ có hồi phục.
Khi xuất hiện lỗi trên tuyến hoạt động, tín hiệu sẽ được chuyển mạch
sang tuyến dự phòng, khi lỗi được loại trừ và tuyến được cấu hình hoạt động
ở trạng thái không lỗi, lưu lượng sẽ được chuyển mạch ngược trở lại tuyến
hoạt động ban đầu. Trước khi diễn ra quá trình chuyển mạch trở lại, tuyến
hoạt động phải đạt trạng thái không lỗi trong một khoảng thời gian nhất định
nào đó, tối thiểu là vài phút. Khoảng thời gian này được gọi là “Thời gian
chờ khôi phục” và có thể được cấu hình bởi người quản trị mạng.

Wait-To-
Period
Restore
0e ... 30
min


err err


e.g.e.g.
or or
SF SF
WORKER fault WTR
WT
Path Pat
h

over
clearanc
clearance
e
R 
switch

switch
switch
back
back
PROTECTION
PROTECTION  
Path Pat
h

Fig. 42 Principle of revertive operation (TR3541EU00TR_0301 Operation, 71)

Hình 10: Chuyển mạch bảo vệ có hồi phục.


1.3. Bảo vệ lưu lượng.
worker
card

worker
line

switching
network

protection
line

protection
card

Hình 11: Nguyên lý bảo vệ đường.


Protection Path

Switching Criteria
Definition of
Switch

only one direction shown


Working Path

Hình 12: Nguyên lý bảo vệ luồng.


 Bảo vệ đường dây:
Đặc trưng của cơ chuyển mạch bảo vệ đường dây là số lượng đường
dây thông tin sẽ gấp đôi trong khối ghép kênh. Ở phía thu, một trong hai
đường dây sẽ được chọn để nhận tín hiệu. Trên cả hai hai dây, phía phát và
phía thu đều phải lắp card đường dây. Tín hiệu truyền trên cả hai đường dây
sẽ được giám sát. Tại phía thu, card hoạt động sẽ dựa vào các tham số định
trước để cho phép tín hiệu từ đường dây nào sẽ được chuyển tiếp qua card
mạng chuyển mạch.
 Bảo vệ luồng
Cơ chế bảo vệ luồng 1+1 còn có tên gọi là “Cơ chế bảo vệ kết nối mạng
con” (Sub-Network Connection Protection - SNCP), được thực hiện ở mức
kết nối chéo (cross connection). Cơ chế bảo vệ luồng có thể được thực hiện
với kiến trúc mạng tuyến hoặc vòng Ring.
Trong cơ chế bảo vệ này, tín hiệu được truyền trên hai tuyến khác nhau
có chung điểm đầu và điểm cuối. Quyết định chuyển mạch được đánh giá và
thực hiện tại điểm cuối. Nếu chất lượng tín hiệu thu được trên tuyến hoạt
động vượt quá mức ngưỡng cho phép thì tín hiệu sẽ được lấy từ tuyến dự
phòng.
Bằng cách sử dụng cơ chế bảo vệ luồng, với mỗi tín hiệu dữ liệu sẽ
được truyền đồng thời hai lần: trên tuyến hoạt động và trên tuyến bảo vệ vì
vậy, dung lượng truyền dẫn phụ phải được cung cấp trên các kết nối.

1.4. Bảo vệ thiết bị.


Cơ chế bảo vệ thiết bị ( hay còn được gọi là bảo vệ modul) được sử
dụng để đề phòng những lỗi xảy ra do hỏng card. Có hai cơ chế bảo vệ
modul: bảo vệ 1:N và bảo vệ 1+1
 Bảo vệ card 1:N.
Chức năng bảo vệ card 1:N cho phép ta sử dụng một card bảo vệ để bảo
vệ cho một hoặc nhiều card hoạt động. Trong trường hợp có lỗi xảy ra ở một
modul (card) nào đấy, lưu lượng của modul hỏng này sẽ được chuyển tiếp
sang card bảo vệ.
 Bảo vệ card 1+1:.
Với cơ chế bảo vệ card 1+1, một modul sẽ được lắp đặt thêm vào hệ
thống để đảm nhiệm chức năng bảo vệ. Modul này chỉ đảm trách việc bảo vệ
lưu lượng cho một card xác định trong trường hợp bị lỗi card hoặc do sự
chuyển mạch lưu lượng của người vận hành mạng.
Tín hiệu được cung cấp đến cả modul làm việc và modul bảo vệ và cả
hai modul này đều đưa tín hiệu dến modul xử lý ở bước sau (ví dụ: modul
chuyển mạch SN64), tín hiệu được chọn là tín hiệu phù hợp với những tiêu
chuẩn được xác định trước.
1:N

protection module working modules

Hình 13: Bảo vệ module 1:N

1+1
1+1

working
workingmodule
module protection
protectionmodule
module

working
module
module

switc
switc
h
h

SN64
SN

protection
module

Hình 14: Bảo vệ module 1+1.

You might also like