You are on page 1of 11

THUẾ GTGT

- Thuế GTGT là thuế gián thu + đánh vào hầu hết tc hh dvu
- 2 pp tính nộp thuế:
+) Trực tiếp: các DN chọn pp này chỉ hạch toán được doanh thu, thường là DN vừa và nhỏ
dùng pp này => sd hóa đơn trực tiếp
+) Khấu trừ: hạch toán theo chế độ kế toán => sd hóa đơn GTGT (tiền hàng, %VAT, tổng
tiền hàng)
 VAT phải nộp = VAT đầu ra (chịu thuế GTGT) – VAT đầu vào (chịu thuế GTGT)
 Hoàn thuế: XK hh or XK dvu thì dc hoàn thuế VAT đầu vào nếu: VAT phải nộp = 0 –
X => hoàn X (đồng)
Vd: nhập khẩu oto về
Tính thuế NK => Tính thuế TTĐB => Được giá tính thuế (gtri tiền hàng) => Tính VAT =>
Tổng tiền sau thuế cuối cùng (tổng tiền hàng)

Câu 1:
Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A
con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo.
Tiền công nuôi heo công ty A nhận từ công ty B; sản phẩm heo công ty A giao cho công ty B;
sản phẩm heo công ty B bán nguyên con; sản phẩm heo công ty B chế biến thành thịt hun
khói, xúc xích, giò… thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?

Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa
đổi Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
- Case 1: tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho
Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Case 2:
+) Tiền công: ko chịu thuế
+) Sp con heo và sp heo nguyên con: ko chịu thuế do nó là nông nghiệp chưa chế biến và sơ
chế nguyên thủy
+) Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc
thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
quy định

Câu 2:
Gạo trong trường hợp sau thuộc đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế GTGT:
- Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra
- Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C
- Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún,
bánh phở)
- Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng

Case 1: ko chịu thuế do là agriculture chưa chế biến


Case 2: not subject to declarations
Case 3: not subject to declarations
Case 4: có chịu thuế (5%)

Câu 3:
Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ
phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên
góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014,
Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ
đồng. Số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn có thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT không?

Theo Khoản 8 Điều 4 TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2023 thì:


Số tiền 4 tỷ đồng của CTTNHH A thu được sẽ là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT

Câu 4:
Tổ chức X là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực
hiện dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng. Năm 2014, tổ chức X ký hợp đồng cung cấp thông
tin tín dụng cho một số ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động cấp tín dụng và phục vụ
hoạt động khác của ngân hàng thương mại thì doanh thu từ các dịch vụ cung cấp thông tin tín
dụng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không?

Doanh thu từ cc ttin tín dụng, 2 mục đích:


- HĐ tín dụng: ko chịu thuế GTGT do là service của Nhà nước
- HĐ khác: thì phải xem nó là cgi

Câu 5: (giống câu 3)


Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ
phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên
góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014,
Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ
đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được có cần kê khai, nộp thuế GTGT hay
không?
Câu 6:
Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu
đồng thì ông A có phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được không?

Theo khoản 3 Điều 5 TT 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT thì cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia
tăng bán tài sản => Ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu
được.

Câu 7:
Công ty N hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, chuyên bán các loại thẻ cào di động. Công ty
thực hiện đăng ký khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại dưới hình thức bán
hàng thấp hơn giá bán trước đó cho thời gian từ ngày 1/4/2014 đến hết ngày 20/4/2014, theo
đó, giá bán một thẻ cào mệnh giá là 100.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trong thời gian
khuyến mại được bán với giá 90.000 đồng.
Giá tính thuế GTGT đối với một thẻ cào là bao nhiêu?
Theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Đối với hình thức bán hàng, cung ứng
dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã
giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
=> Giá tính thuế là: 90/(1+10%) = 81,8182

Câu 8:
Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5
triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng). Giá tính
thuế GTGT là gì?
Theo Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC sửa đổi theo Điều 3 TT 119/2014/TT-BTC và Điều 1 TT
26/1025/TT-BTC: giá tính thuế GTGT hàng trả góp là giá tính theo giá bán trả 1 lần chưa có
thuế GTGT của hàng hóa đó, ko bao gồm khoản lãi trả góp
=> Giá tính thuế GTGT: 25.5 – 0.5 = 25

Câu 9:
Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng
giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng
chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng.
Giá tính thuế GTGT là bao nhiêu?

Theo điểm a Khoản 9 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Trường hợp xây dựng, lắp đặt có
bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có
thuế GTGT.
=> Giá tính thuế GTGT là: 1500
Câu 10:
Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng,
tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây
dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế
GTGT là bao nhiêu?

Theo điểm b Khoản 9 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Trường hợp xây dựng, lắp đặt
không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt
không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.
=> Giá tính thuế GTGT là: 1500 – 1000 = 500

Câu 11:
Năm 2014 Công ty kinh doanh bất động sản A được Nhà nước giao 5.000m2 đất để đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán. Tiền sử dụng đất phải nộp (chưa trừ tiền sử
dụng đất được miễn giảm, chưa trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) là 30 tỷ đồng. Dự án được giảm 20% số tiền sử dụng
đất phải nộp. Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được duyệt là 15 tỷ
đồng. Công ty đã chuyển nhượng được 10 căn hộ có diện tích 75m2/căn với giá chuyển
nhượng là 5,5 tỷ/căn.
Xác định số thuế GTGT phải nộp?

Theo điểm a.1 Khoản 10 Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: Trường hợp được Nhà nước giao đất
để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm
tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm)
và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật.
=> Ta có:
- Tiền sử dụng đất phải nộp = 30 – 20%x30 – 15 = 9
- Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng = 15
-> Giá đất được trừ để tính thuế GTGT = 15 + 9 = 24
Theo Ví dụ 35 cũng trong Thông tư này, tổng giá đất được trừ được phân bổ cho số m2 đất
được phép kinh doanh.
=> Ta có:
- Tổng giá tiền chuyển nhượng: 10 x 5.5 = 55
- Phân bổ cho số m2 đất đã chuyển nhượng: (24/5000) x 75 x 10 = 3.6
-> Giá tính thuế GTGT: 55 – 3.6 = 51.4
-> Thuế GTGT phải nộp: 51.4 x 10% = 5.14

Câu 12
Công ty cổ phần X có ngành nghề kinh doanh đầu tư, kinh doanh hạ tầng sản xuất công
nghiệp và dịch vụ. Công ty được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất 1 lần để đầu tư xây
dựng hạ tầng khu công nghiệp để thực hiện dự án; thời hạn thuê đất là 50 năm. Diện tích đất
thuê là 300.000 m2, giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là 82.000đ/ m2.
Tổng số tiền thuê đất phải nộp là 24,6 tỷ đồng. Công ty không được miễn, giảm tiền thuê đất.
Sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng, Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian
thuê là 30 năm, diện tích đất cho thuê là 16.500 m2, đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp
đồng là 650.000đ/m2 cho cả thời gian thuê, giá đã bao gồm thuế GTGT).
Tính Thuế GTGT phải nộp?

Theo điểm a.3 Khoản 10 Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở
hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền
thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi
phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng trường hợp thuê đất xây dựng
nhà để bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013
Ta có: vì cty X thuê của Nhà nước 50 năm, mà cty lại đem cho thằng khác thuê 30 năm nữa
=> Phải trả cho nhà nước tiền thuê đất là: 0.000082 x 30/50 = 0.0000492
Ta có: giá đất được trừ là: 0.000049.2
=> Giá đã có thuế GTGT từ việc cho nhà đầu tư thuê lại = (0.00065 – 0.0000492) x 16500 =
9.9132
=> Giá chưa có thuế GTGT = 9.9132/(1+10%) = 9.012
=> Thuế GTGT phải nộp = 9.012 x 10% = 0.9012

Câu 13:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
- Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng.
- Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng.
Tính thuế GTGT phải nộp?

Theo Khoản 14 Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có
thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế
tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
=> Giá tính thuế là: Số tiền thu được/(1+%tax)
- Số tiền thu được = 43 – 10 = 33
-> Giá tính thuế: 33/(1+10%) = 30
=> Số thuế GTGT phải nộp: 30 x 10% = 3

Câu 14
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình
thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là
32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo
chương trình thỏa thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam
và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1USD = 20.000 đồng Việt Nam. Tính thuế GTGT
phải nộp?

Theo Khoản 16 Điều 7 TT 219: Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký
với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có
thuế GTGT. Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển
khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ,
thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các
khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá
(doanh thu) tính thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động du lịch trọn gói
được kê khai, khấu trừ toàn bộ theo quy định.
=> Ta có: doanh thu tính thuế GTGT = 32000 – 10000 = 22000
-> Đổi ra VND: 22000 x 20000 = 440000000
Ta có: giá tính thuế GTGT là: 440 / (1+10%) = 400
=> Thuế GTGT phải nộp: 400 x 10% = 40

Câu 15:
Công ty B xây dựng và kinh doanh bất động sản đất trong kỳ tính thuế có phát sinh các
nghiệp vụ sau:
1. Nhận thầu công trình không bao gồm giá trị NVL: tổng giá trị công trình chưa thuế GTGT
là 2,4 tỷ đồng trong đó giá trị NVL do chủ đầu tư cung cấp là 800 triệu đồng. (0,16 tỷ)
2. Được nhà nước giao 8.000m2 đất để xây dựng khu căn hộ liền kề. Công ty đã chuyển
nhượng
5 căn hộ có diện tích 80m2/căn với giá chuyển nhượng là 6,2 tỷ/căn. Tiền sử dụng đất phải
nộp NSNN (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) cho cả lô đất là 54 tỷ đồng. Chi phí
bồi thường giải phóng mặt bằng là 30 tỷ (2,68 tỷ)
3. Được nhà nước cho thuê 10.000m2 đất với thời hạn 50 năm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng để cho thuê lại. Giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là
80.000đồng/m2.
Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian thuê là 30 năm, diện tích đất cho
thuê là 6.600m2. Đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng là 648.000 đồng/m2 cho cả thời
gian thuê. (Giá đã bao gồm thuế GTGT).(360 triệu)
Yêu cầu: Tính số thuế GTGT công ty B phải nộp trong kỳ? Biết rằng công ty B nộp thuế
GTGT theo phương pháp khẩu trừ, thuế suất thuế GTGT là 10%

1) Theo điểm b Khoản 9 Điều 7 TT 219: Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm
giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.
=> Giá tính thuế là: 2.4 – 0.8 = 1.6
=> Thuế phải nộp = 1.6 x 10% = 0.16
2) Theo điểm a.1 Khoản 10 Điều 7 TT 2019: Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây
dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân
sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng
mặt bằng theo quy định pháp luật.
- Ta có: giá đất được trừ: 54 + 30 = 84
- Theo Ví dụ 35 cũng trong Thông tư này, tổng giá đất được trừ được phân bổ cho số m2 đất
được phép kinh doanh.
+) Tổng giá tiền chuyển nhượng: 5 x 6.2 = 31
+) Phân bổ cho số m2 đất đã chuyển nhượng: (84/8000) x 80 x 5 = 4.2
-> Giá tính thuế GTGT: 31 – 4.2 = 26.8
=> Thuế phải nộp = 26.8 x 10% = 2.68
3) Theo điểm a.3 Khoản 10 Điều 7 TT 219: rường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho
thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải
nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù,
giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng trường hợp thuê đất xây dựng nhà để
bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
Ta có: vì cho nhà thầu thuê lại 30 năm thôi
=> Phải trả cho nhà nước tiền thuê là: 0.00008 x 30/50 = 0.000048
Ta có: giá đất được trừ là: 0.000048
=> Giá cho nhà đầu tư thuê bao gồm thuế = (0.000648 – 0.000048) x 6600 = 3.96
=> Giá tính thuế là: 3.96/(1+10%) = 3.6
=> Thuế phải nộp = 3.6 x 10% = 0.36
Từ (1), (2), (3) => Tổng số thuế cty B phải nộp = 0.16 + 2.68 + 0.36 = 3.2

Câu 16: Tỷ giá 23.000đ/USD


Công ty C kinh doanh hàng gia dụng trong kỳ tính thuế có tài liệu về mua hàng hóa như sau:
1. Hàng hóa mua về bán:
- Nhập khẩu 100 bếp từ với giá tính thuế nhập khẩu là 500$/chiếc
- Mua nội địa 80 bộ nồi với giá thanh toán là 693.000đ/bộ
- Mua của công ty thương nghiệp trong nước 80 chảo từ với giá chưa thuế GTGT là 350.000
đ/chiếc
2. Hàng hóa tiêu thụ trong kỳ:
- Bán 30 bếp từ với giá chưa thuế GTGT là 20 triệu đồng/chiếc, 50 bộ nồi với giá tính thuế
GTGT là 1 triệu đồng/bộ, 20 chảo từ với giá thanh toán là 572.000đ/chiếc
- Gửi đại lý 20 bếp từ, cơ sở đại lý bán được 15 chiếc, giá bán chưa có thuế là 20 triệu/chiếc.
Công ty trích trả ngày 5% tiền hoa hồng theo giá bán cho cơ sở đại lý.
- Bán trả góp 20 bếp từ, giá bán chưa thuế là 21 triệu (lãi trả góp là 1 triệu)
3. Trong kỳ có tổ chức 2 chương trình khuyến mãi:
- Sử dụng 50 chảo từ để khuyến mãi kèm theo khi mua bếp từ
- Giảm giá bán 10% khi mua bếp từ không tặng kèm chảo. Số bếp từ được bán trong
chương trình là 20 chiếc. Giá bán chưa có thuế GTGT.
Xác định thuế GTGT phải nộp của công ty C. biết thuế suất thuế GTGT 10%, thuế suất thuế
nhập khẩu với bếp từ là 10%, công ty C nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

1) Theo Khoản 2 ĐIều 7 TT 219: Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng
(+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với
thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá
tính thuế hàng nhập khẩu.
- Giá bếp sau khi trừ thuế NK: (500 x 23) x (1 + 10%) x 100 = 1265000
=> Thuế GTGT = 1265000 x 10% = 126500
- Giá tính thuế của bộ nồi: 693/(1+10%) x 80 = 50400
=> Thuế GTGT = 50400 x 10% = 5040
- Giá tính thuế của chảo: 350 x 80 = 28000
=> Thuế GTGT = 28000 x 10% = 2800
Ta có: tổng VAT đầu vào = 126500 + 5040 + 2800 = 134340
2)
- Bán 30 bếp từ với giá chưa thuế GTGT là 20 triệu đồng/chiếc, 50 bộ nồi với giá tính thuế
GTGT là 1 triệu đồng/bộ, 20 chảo từ với giá thanh toán là 572.000đ/chiếc
- Gửi đại lý 20 bếp từ, cơ sở đại lý bán được 15 chiếc, giá bán chưa có thuế là 20 triệu/chiếc.
Công ty trích trả ngày 5% tiền hoa hồng theo giá bán cho cơ sở đại lý.
- Bán trả góp 20 bếp từ, giá bán chưa thuế là 21 triệu (lãi trả góp là 1 triệu)

- Giá tính thuế của bếp từ: 20000 x 30 = 600000


=> Thuế GTGT = 600000 x 10 % = 60000
- Giá tính thuế của bộ nồi: 1000 x 50 = 50000
=> thuế GTGT = 50000 x 10% = 5000
- Giá tính

KO PHẢI LÀM TỪ BÀI 17

Câu 17:
Một nông trường trồng và chế biến chè có số liệu trong quý I/2001 như sau.
- Nông trường xuất bán 15 tấn chè đã sơ chế khô cho nhà máy chế biến chè thuộc Bộ
Công Nghiệp, giá bán 20.000.000VND/tấn.
- Xuất bán 5 tấn chè đã chế biến, giá bán 40.000VND/tấn.
- Uỷ thác cho Cty XNK A xuất khẩu 30.000 hộp chè, giá bán 5.000đ/hộp.
- Nông trường có một cửa bán, giới thiệu sản phẩm đóng trên cùng quận do cùng
một cơ quan thuế quản lý. Trong quý nông trường xuất cho cửa hàng 1.000 hộp chè
và 50 kg chè đã chế biến, cửa hàng đã bán được 800 hộp chè với giá 5.500đ/hộp và
40 kg chè đã chế biến với giá 42.000 đ/kg. Ngoài ra cửa hàng còn kinh doanh một
số mặt hàng khác, doanh số bán các mặt hàng này trong quý là 10.000.000đ, giá
mua vào trên hoá đơn là 8.500.000đ.
Yêu cầu:
Tính thuế GTGT phải nộp trong quý I, biết rằng:
- Thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm chè đã qua chế biến là 10%, đối với các
mặt hàng khác là 10%.
- Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giá bán nói trên là giá chưa có thuế
GTGT.
- Tổng số thuế GTGT của hàng hoá vật tư mua vào dùng cho hoạt động sản xuất,
chế biến chè trong kỳ là 3.200.000đ. Đơn vị không hạch toán riêng được số thuế
đầu vào cho từng loại sản phẩm.
- Mặt hàng khác đơn vị mua của một đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp trên GTGT có sử dụng hoá đơn bán hàng.
Câu 18:
Tình hình sản xuất kinh doanh của một nông trường trồng dứa có SX chế biến dứa hộp ở tỉnh
Thanh Hoá trong tháng 05/2001 có số liệu tính thuế như sau:
1/ Xuất bán ra thị trường 20 tấn dứa tươi, giá bán 2.000đ/kg.
2/ Dùng 80 tấn dứa tươi để chế biến thành 50.000 hộp dứa.
- Trong kỳ xuất bán 20.000 hộp, đơn giá 10.000đ, hàng bán đã thu đủ tiền.
- Xuất 2.000 hộp dứa, trong đó 1.500 hộp dùng làm quà tặng cho đơn vị N còn 500
hộp dùng cho tiêu dùng nội bộ, đơn giá hạch toán là 10.000đ. - Uỷ thác cho công ty
XNK Thanh Hoá xuất khẩu 20.000 hộp dứa.
- Nông trường có một cửa hàng tiêu thụ sản phẩm tại Hà nội hạch toán phụ thuộc.
Trong kỳ xuất cho cửa hàng 5.000 hộp, đã bán được 3.000 hộp với giá bán ra
11.000đ/hộp.
Yêu cầu.
Tính thuế GTGT mà nông trường và cửa hàng phải nộp, biết rằng đầu kỳ nông trường không
có sản phẩm tồn kho, thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm dứa là 10%. Hãy chỉ rõ số thuế
GTGT này được nộp cho cơ quan thuế địa phương nào?

Câu 19:
Một công ty cổ phần kinh doanh XNK có tình hình kinh doanh trong kỳ tính thuế như sau:

1. Nhập khẩu 20 chiếc xe ô tô giá hoá đơn là 12.000USD/chiếc. Chi phí vận tải, bảo
hiểm là 500USD/chiếc. Đơn vị đã bán toàn bộ số xe này với giá 600.triệu đ/chiếc
chưa có thuế. Thuế suất thuế GTGT đối với hàng ô tô là 5%.

2. Làm đại lý bán hàng cho một công ty của nước ngoài theo đúng giá bán bên nước
ngoài quy định. Công ty đã bán được số hàng tri giá 380.000.000đ, hoá hồng đại lý là
10%, thuế suất thuế GTGT với loại hàng này là 10%.

3. Mua hàng của một Cty SX hàng mỹ nghệ, đã làm thủ tục xuất khẩu, trị giá lô hàng
theo giá mua chưa có thuế ghi trên hoá GTGT là 280.000.000đ. thuế suất thuế GTGT
đối với hàng thủ công mỹ nghệ là 10%.

Yêu cầu:
Xác định các loại thuế đơn vị phải nộp trong kỳ ở mỗi khâu luân chuyển hàng hoá, biết
rằng:
+ Thuế suất thuế XK đối với hàng mỹ nghệ 20%. Biết giá FOB của lô hàng quy đổi ra
VND là 380.000.000đ. + Thuế NK ô tô 60%.
+ Thuế TTĐB đối với ô tô 100%.
+ Tỷ giá 1USD = 14500đ
+ Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Câu 20:
Một doanh nghiệp khai thác kinh doanh khoáng sản trong kỳ tính thuế có phát sinh các
nghiệp vụ sau:
1. Tiến hành thu mua than nâu khai thác nhỏ lẻ, không có chứng từ chứng minh hàng
hóa đã được nộp thuế BVMT. Tổng khối lượng than thu mua là 8000 tấn với giá 3,3 triệu
đồng/tân chưa thuế GTGT. thuế suất thuế BVMT với than nâu là 10.000 đ/tấn. Doanh nghiệp
đã bán toàn bộ số than trên với giá thanh toán là 4,18 triệu đồng/tấn.
2. Nhập khẩu máy móc thiết bị để tiến hành khai thác quặng với tổng giá trị hàng nhập
theo điều kiện FOB là 1,2 tỷ đồng. Chi phí vận chuyển và bảo hiểm bằng 3% giá FOB.
3. Khai thác 6.000 tấn quặng, tỷ lệ từng chất có trong mẫu quặng đã được kiểm định là
đồng 65%, bạc: 0,8%, thiếc: 1,5%. Doanh nghiệp đã bán 5.000 tấn quặng với doanh thu 7,8
tỷ đồng. Thuế suất thuế tài nguyên đối với đồng là 13%, bạc và thiếc là 10%.
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT, thuế BVMT doanh nghiệp phải nộp trong kỳ? Biết rằng
doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT là 10%

Câu 21:
Trong 3 tháng cuối năm N, doanh nghiệp A có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Mua 20.000 lít rượu nếp cái nồng độ 19% vol với giá 32.000 đồng/lít chưa thuế
GTGT. Doanh nghiệp đã sử dụng 15.000 lít để sản xuất 22.000 chai rượu nồng độ 30% vol.
2. Xuất bán cho công ty thương nghiệp 6.000 chai bia với giá 7.000 đ/chai. Doanh
nghiệp thu tiền cược vỏ chai 1.000đ/chai. Ngày 20/12/2016, 2 công ty thực hiện quyết toán
vỏ chai, thu hồi được 5.400 chai.
3. Nhập khẩu 200 chai rượu Chivas 38 nồng độ 40% vol với giá tính thuế nhập khẩu là
260$.chai. Doanh nghiệp đã bán 150 chai với giá 15 triệu/chai chưa thuế GTGT.
Yêu cầu: Tính số thuế TTĐB doanh nghiệp A phải nộp nhà nước trong 3 tháng cuối năm. Biết
thuế suất thuế nhập khẩu rượu là 50%; thuế suất thuế TTĐB với rượu nếp là 35%, với rượu
đóng chai và rượu Chivas là 65%, với bia là 65%. Tỷ giá giao dịch là 24.000đ/USD Câu 22:
Công ty TNHH Minh Phú sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng được thành lập năm N tại địa bàn
thành phố Hà Nội. Trong năm, công ty có thông tin hoạt động như sau:
1. Doanh thu bán sản phẩm là 100.000 triệu đồng
2. Thu nhập do thanh lý 3 xe ô tô tải cũ chưa bao gồm thuế GTGT là 900 triệu đồng. Giá trị
còn lại của xe ô tô này là 600 triệu. Chi phí khác phát sinh trong quá trình thanh lý là 60
triệu.
3. Xuất một số sản phẩm để tặng đối tác. Tổng giá trị sản phẩm để tặng các đơn vị tính theo
giá bán đã có thuế GTGT của sản phẩm cùng loại tại thời điểm xuất là 1.100 triệu.
4. Tổng giá vốn của số lượng sản phẩm trên đây là 75.000 triệu đồng

You might also like