You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

MÔN HỌC:
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Nhóm 1 – HC46B1

1. Võ Đình Thụy Ngân 2153801014159


2. Nguyễn Huỳnh Như Ngọc 2153801014165
3. Đinh Thị Bình Nguyên 2153801014170
4. Lê Cẩm Nhung 2153801014188
5. Nguyễn Trần Hoàng Oanh 2153801014190
6. Hồ Tấn Phát 2153801014192
7. Hoàng Thị Đồng Tâm 2153801014218
8. Trần Minh Tâm 2153801014222
9. Lê Thị Huỳnh Như 2053801014197
10. Bùi Thanh Nhã Trúc 2053801014285
11. Nguyễn Đào Phương Uyên 2053801014303

8/11/2023

PAGE \* MERGEFORMAT 13
MỤC LỤC
Chương 1..........................................................................................................................................1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH.........................................................1
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của đăng ký khai sinh.............................................1
1.1.1. Hộ tịch, đăng ký hộ tịch................................................................................................1
1.1.2. Khai sinh, đăng ký khai sinh.........................................................................................2
1.1.3. Ý nghĩa của việc đăng ký khai sinh..............................................................................3
1.2. Đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã theo pháp luật hiện hành..........................................3
1.2.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh....................................................................................3
1.2.2. Nội dung đăng ký khai sinh..........................................................................................4
1.2.3. Trách nhiệm đăng ký khai sinh....................................................................................5
1.2.4. Thủ tục đăng ký khai sinh theo pháp luật hiện hành..................................................6
Chương 2........................................................................................................................................10
THỰC TIỄN ÁP DỤNG...............................................................................................................10
2.1. Thành tựu, thực tiễn áp dụng..............................................................................................10
2.2. Hạn chế..................................................................................................................................10
2.2.1. Những bất cập trong thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến.....................................10
2.2.2. Bất cập trong các quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản liên quan..................11
2.2.3. Vấn đề từ thực tế đời sống..........................................................................................12
2.3. Nguyên nhân của sự hạn chế...............................................................................................12
Chương 3........................................................................................................................................13
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN.................................................................................13
3.1. Kiến nghị về thủ tục Luật định...........................................................................................13
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện......................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của đăng ký khai sinh

1.1.1. Hộ tịch, đăng ký hộ tịch

Hộ tịch là những sự kiện được quy định về việc xác nhận khai sinh, kết hôn; giám hộ, nhận cha,
mẹ, con; thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử; xác định
tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến chết.

Theo quy tại Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014, đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận, ghi vào sổ đăng ký các thông tin hộ tịch của cá nhân. Qua hoạt động này, nhà
nước thiết lập cơ sở pháp lý để công nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đặt ra quyền
và nghĩa vụ của công dân, tạo điều kiện cho việc quản lý dân số một cách khoa học, phục vụ mục
tiêu xây dựng, lập kế hoạch cho phát triển kinh tế – xã hội.

Đảm bảo cho mỗi cá nhân thực hiện được các quyền và nghĩa vụ khác của mình, Luật Hộ tịch
đặt ra các nguyên tắc cần tuân thủ khi đăng ký hộ tịch nhằm bảo đảm sự chính xác, kịp thời cho sự
kiện của mọi cá nhân. Cụ thể quy định tại Điều 5 Luật Hộ tịch năm 2014:

 Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.


 Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách
quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp
luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
 Đối với những vấn đề hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải
quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay
thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
 Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo
quy định của Luật này. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch
nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại
nơi thường trú thì UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ
tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến UBND cấp xã nơi cá
nhân đó thường trú.
 Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
 Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định
lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu
vào của CSDLQGVDC.
 Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.

1.1.2. Khai sinh, đăng ký khai sinh

1.1.2.1. Khái niệm khai sinh

Mọi cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, đây là quyền nhân thân quan trọng của
mỗi cá nhân. Tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền

PAGE \* MERGEFORMAT 13
được khai sinh”, và Điều 13 Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh,
khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp
luật”. Như vậy, trẻ em sinh ra, sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên thì được đăng ký khai sinh.
Các thông tin cơ bản về cá nhân được thể hiện trên Giấy khai sinh do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp.

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch đầu tiên được cấp, ghi nhận sự ra đời của cá nhân, là cơ sở để
xác định quyền và nghĩa vụ theo pháp luật giữa cá nhân với nhà nước và xã hội. Với ý nghĩa quan
trọng của thông tin trong thông tin khai sinh, tại khoản 3 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“Nội dung đăng ký khai sinh [...] là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch,
Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ
sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai
sinh của người đó”, và tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: “Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có
nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan
hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”. Như vậy, nội dung được ghi trong
giấy khai sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý đối với mỗi cá nhân, do đó đòi hỏi thủ
tục hành chính về việc đăng ký, cấp giấy khai sinh cần đảm bảo quyền lợi cho nhân nhân, tránh để
xảy ra sai sót gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của cá nhân.

1.1.2.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đăng ký khai sinh

Về khái niệm:

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta không đưa ra khái niệm về “đăng ký khai
sinh”, tuy nhiên có thể hiểu đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
hoặc ghi vào sổ hộ tịch sự kiện một người được sinh ra. Việc xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch này
thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của một người như: họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm
sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; mã số định danh cá nhân; các thông tin của cha mẹ
(nếu có).

Về vai trò, đặc điểm:

Thứ nhất, đăng ký khai sinh là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo cơ sở
pháp lý để xác định sự việc sinh ra của một cá nhân. Cụ thể, căn cứ vào phân cấp quản lý và cá
nhân đăng ký khai sinh là người Việt Nam hay người nước ngoài, đang ở trong nước hay ở nước
ngoài mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây có thể là UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ
quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

Thứ hai, đăng ký khai sinh là việc ghi nhận sự kiện sinh ra của một cá nhân trên thực tế. Sự
kiện khai sinh này được người yêu cầu đăng ký khai sinh cung cấp các thông tin theo quy định của
pháp luật có liên quan đến nội dung đăng ký khai sinh.

Thứ ba, đăng ký khai sinh là cơ sở thực tế để cá nhân được cấp Giấy khai sinh - đây là loại giấy
tờ “hộ tịch gốc” của cá nhân có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở cho việc cấp phát các loại giấy tờ
khác trong tương lai như căn cước công dân, hộ chiếu…

Cuối cùng, đăng ký khai sinh là cơ sở quan trọng để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý dân cư.

PAGE \* MERGEFORMAT 13
Công tác đăng ký khai sinh trong quản lý nhà nước về hộ tịch là cơ sở ràng buộc trách nhiệm
giữa Nhà nước và công dân và có giá trị chứng minh đối với các mối quan hệ trong xã hội như
nhận cha, mẹ, con và thừa kế di sản... Đăng ký khai sinh có vai trò, ý nghĩa là sự ghi nhận về mặt
pháp lý tình trạng nhân thân của một người được sinh ra thông qua đăng ký khai sinh, là cơ sở xác
định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân.

1.1.3. Ý nghĩa của việc đăng ký khai sinh

Việc đăng ký khai sinh có thể mang lại lợi ích về phía người được khai sinh, người được khai
sinh và về phía nhà nước. Cụ thể:

Về phía người được khai sinh, người được khai sinh trong trường hợp xác định sự kiện người đó
sinh ra được nhà nước đảm bảo các quyền cơ bản của con người, có năng lực pháp luật dân sự; xác
định mối liên hệ giữa cha, mẹ, con, đảm bảo quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được thừa
kế giữa họ; trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cũng được bảo đảm các quyền cơ bản.

Về phía nhà nước, việc đăng ký khai sinh giúp nhà nước quản lý được thực trạng biến động dân
số để từ đó hoạt định các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chính sách phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội. Giấy khai sinh góp phần hỗ trợ cho các hoạt động của Nhà nước trong việc xác
định nhân thân của một người, phục vụ điều tra một số trường hợp như: xác định cha mẹ đẻ của
một cá nhân; xác định tuổi của một người để áp dụng các biện pháp hợp lý trong tố tụng,...

Việc đăng ký khai sinh có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân, việc không đăng
ký khai sinh hoặc có đăng ký nhưng để ra sai phạm sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Cụ thể, nếu công dân sinh ra không được đăng ký khai sinh, không có giấy khai sinh
có thể sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản như quyền được đi học, bầu cử, ứng cử, tham gia các tổ
chức, đoàn thể chính trị, trẻ em không được đăng ký khai sinh rất dễ trở thành nạn nhân của nạn
buôn người, mại dâm, cưỡng ép, tảo hôn. Thêm vào đó, nếu không có giấy khai sinh, cá nhân đó sẽ
không được bảo vệ quyền và lợi ích nếu bị xâm hại, không có cơ sở để phân biệt cá nhân này với
cá nhân khác.

1.2. Đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã theo pháp luật hiện hành

1.2.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Theo quy định của Luật Hộ tịch, UBND cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho công dân
Việt Nam cư trú trong nước, đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là
công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng
giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam. UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc
người mẹ đều có thẩm quyền như nhau trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em do cha mẹ lựa
chọn.

Theo quy định tại Điều 11 Luật Cư trú năm 2020, “nơi cư trú” của công dân được hiểu là nơi đã
được đăng ký thường trú, nơi công dân đăng ký tạm trú, nơi ở hiện tại mà công dân đang sinh sống.
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ, người yêu cầu đăng ký có thể lựa chọn UBND cấp xã ở bất kỳ khu
vực nào kể trên. Quy định này nhằm tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân trong việc thực hiện
đăng ký khai sinh cho trẻ.

PAGE \* MERGEFORMAT 13
1.2.2. Nội dung đăng ký khai sinh

Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các
nội dung khai sinh được quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 cho cơ quan đăng ký hộ tịch
bao gồm:

 Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng,
năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
 Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân
tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

1.2.2.1. Xác định họ

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật
dân sự và được thể hiện trong Tờ khai giấy khai sinh; trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được
thì xác định theo tập quán. Trường hợp không xác định được cha thì theo họ mẹ1.

Trường hợp trẻ bị bỏ rơi chưa xác định được cha mẹ đẻ 2 nếu được nhận làm con nuôi thì họ của
trẻ được xác định theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận giữa cha nuôi với mẹ nuôi;
nếu chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ được xác định theo họ của người đó. Trường hợp
trẻ bị bỏ rơi nhưng chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ được xác định theo đề nghị của
người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ hoặc đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ,
trong trường hợp trẻ chưa có người nuôi dưỡng.

1.2.2.2. Xác định dân tộc

Dân tộc của trẻ được xác định theo sự thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân
sự và được thể hiện trong Tờ khai giấy khai sinh3.

Trường hợp cha, mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau4 thì dân tộc của con được xác định theo dân
tộc của cha hoặc mẹ trên cơ sở thỏa thuận của cha, mẹ; nếu không có thỏa thuận thì dân tộc của trẻ
được xác định trên cơ sở tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác
định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Tương tự như việc xác định họ, trường hợp trẻ bị bỏ rơi chưa xác định được cha mẹ và được
nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa
thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác
định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi
thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo
đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

1.2.2.3. Đặt tên

Cá nhân đều có quyền có họ tên; tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng
dân tộc khác của Việt Nam, không được đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ;

1
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
2
Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
3
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
4
Điều 29 Bộ luận Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

PAGE \* MERGEFORMAT 13
việc đặt tên không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật5.

Quyền có họ tên là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, vì vậy việc đặt tên phải dựa trên những
lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ sau này, không được coi đó là quyền của cha mẹ, đặt tên con theo sở
thích cá nhân mà bỏ qua lợi ích của con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ có tên theo thần tượng
của cha mẹ, tên theo tâm trạng của cha mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh làm ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống sau này của trẻ.

Nhằm giữ gìn, bảo tồn văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tên của trẻ bắt buộc phải bằng
tiếng Việt hoặc tiếng của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2.3. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

Trẻ em có quyền đăng ký khai sinh từ khi được sinh ra, nhưng do chưa thể tự mình thực hiện
quyền nên pháp luật có quy định trách nhiệm của cha, mẹ, người thân thích khác bảo đảm quyền
khai sinh cho trẻ em.

1.2.3.1. Trách nhiệm đăng ký khai sinh đối với cha mẹ, người thân thích khác

Theo pháp luật về hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách
nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông
hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm
đăng ký khai sinh cho trẻ em6.

Từ quy định trên, trách nhiệm đăng ký khai sinh trước hết thuộc về cha, mẹ. Trường hợp cha mẹ
không thể đi đăng ký khai sinh được thì trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về ông, bà (gồm ông
bà nội và ông bà ngoại). Nếu không có ông, bà hoặc ông, bà không thể đi khai sinh được cho cháu
thì trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người thân thích khác.

1.2.3.2. Trách nhiệm đăng ký khai sinh đối với trẻ em bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, sau khi hết thời hạn niêm yết
biên bản tại UBND cấp xã về việc trẻ bị bỏ rơi mà không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ thì
trách nhiệm đăng ký khai sinh đối với trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha mẹ thuộc về cá nhân
hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch năm 2014.

1.2.3.3. Trách nhiệm đăng ký khai sinh đối với công chức làm công tác hộ tịch

Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em
trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu
động7. Công chức tư pháp - hộ tịch phải chủ động, tích cực tham mưu cho UBND xã trong đăng ký
và quản lý hộ tịch, ngoài ra bản thân của công chức làm công tác hộ tịch phải chấp hành đúng pháp
luật về công tác hộ tịch, nghiêm túc đăng ký với mỗi loại việc hộ tịch.

1.2.4. Thủ tục đăng ký khai sinh theo pháp luật hiện hành

5
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
6
Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014.
7
Khoản 2 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014.

PAGE \* MERGEFORMAT 13
1.2.4.1. Các hình thức đăng ký khai sinh

Đăng ký khai sinh trực tiếp tại UBND cấp xã: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực
hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND
cấp xã.

Đăng ký khai sinh trực tuyến: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh hoặc ủy quyền cho người
khác thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn)
hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.

Đăng ký khai sinh qua dịch vụ bưu chính: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh hoặc ủy quyền
cho người khác thực hiện gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến UBND cấp xã để đăng ký khai
sinh.

1.2.4.2. Về các loại giấy tờ nộp và xuất trình

Theo Điều 9 Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 về
thủ tục đăng ký khai sinh quy định về “giấy tờ nộp và xuất trình” như sau: Về xuất trình, người
yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ sau khi đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã:

 Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);


 Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm
chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về
việc sinh. Cụ thể về giấy chứng sinh, thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh theo Điều 2
Thông tư 17/2012/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 27/2019/TT-BYT) thuộc về:
Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản; Bệnh viện sản - nhi; Nhà
hộ sinh; Trạm y tế cấp xã; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép
cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
 Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm
quyền lập.
 Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy
quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Ngoài ra, người yêu cầu đăng ký khai sinh còn phải xuất trình các loại giấy tờ sau khi đăng ký
khai sinh:

 Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác
có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để
chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông
tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống
điền tự động thì không phải tải lên (theo hình thức trực tuyến).
 Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch
không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy
định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã được khai thác từ Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư bằng các phương thức này thì người có yêu cầu không phải xuất
trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến).

PAGE \* MERGEFORMAT 13
 Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. Trường hợp đã có thông tin về
việc kết hôn của cha, mẹ trong CSDLHTĐT, CSDLQGVDC thì không phải xuất trình
(theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến);

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các
giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

1.2.4.3. Trình tự đăng ký khai sinh

Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng
ký khai sinh tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền; nộp lệ phí nếu thuộc
trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh; nộp phí cấp bản sao Giấy khai sinh nếu có yêu cầu
cấp bản sao Giấy khai sinh.

Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, người có yêu cầu đăng ký khai sinh truy cập Cổng
dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản),
xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng UBND cấp xã có
thẩm quyền. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện
tử tương tác đăng ký khai sinh (cung cấp trên Cổng dịch vụ công), đính kèm bản chụp hoặc bản sao
điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực
tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ. Ngay sau khi tiếp
nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu các thông tin
trong hồ sơ.

(1) Nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, cán bộ tiếp nhận
hồ sơ tại Bộ phận một cửa thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa
theo quy định;

(2) Nếu thấy thông tin khai sinh chưa đầy đủ, hợp lệ thì có thông báo cho người yêu cầu bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung,
hoàn thiện. Sau khi hồ sơ được bổ sung, thực hiện lại bước (1).

(3) Trường hợp người có yêu cầu đăng ký khai sinh không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì
báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh.

Công chức tư pháp - hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin
trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm):

+ Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì
gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ – thực
hiện lại bước (2) hoặc (3);

+ Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả
kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức làm công tác hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày
trả kết quả, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả, chuyển Bộ phận
một cửa để trả cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp),
hoặc gửi Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn qua điện thoại
di động cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến);

PAGE \* MERGEFORMAT 13
+ Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh
theo hình thức trực tiếp, thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai
sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng
chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến CSDLQGVDC để lấy Số định danh cá nhân.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh theo hình thức trực tuyến, công chức tư pháp - hộ
tịch gửi lại biểu mẫu Giấy khai sinh điện tử với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử
hoặc thiết bị số. Người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin
trên biểu mẫu Giấy khai sinh điện tử và xác nhận (tối đa một ngày). Nếu người có yêu cầu xác nhận
thông tin đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì công chức tư pháp
- hộ tịch thực hiện việc ghi nội dung vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh
trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin
đến CSDLQGVDC để lấy Số định danh cá nhân.

1.2.4.4. Thủ tục đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt

(i) Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi;

Ngay sau khi nhận được thông báo về việc phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, Chủ tịch UBND cấp xã tổ
chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức
tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới
tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng
minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người
phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức
tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh là cá nhân hoặc đại diện tổ chức đang tạm thời nuôi
dưỡng trẻ. Hồ sơ đăng ký khai sinh tương tự như hồ sơ đăng ký khai sinh thông thường; Biên bản
về việc trẻ bị bỏ rơi có giá trị thay thế Giấy chứng sinh trong trường hợp trẻ không có giấy chứng
sinh. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ
sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi
là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị
bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; dân tộc của
trẻ được xác định theo pháp luật dân sự. Phần khai về cha, mẹ của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ
tịch để; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi mà có giấy tờ kèm theo ghi
họ tên của trẻ và họ tên cha mẹ, nhưng sau khi niêm yết theo quy định mà không tìm được cha mẹ
đẻ, thì phải để trống, không ghi tên cha mẹ vào Giấy khai sinh; chỉ ghi họ tên cha mẹ vào cột Ghi
chú trong Sổ đăng ký khai sinh.

(ii) Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ;

Trường hợp trẻ em chưa xác định được cha: khi đăng ký khai sinh không bắt buộc người mẹ
phải khai về cha đứa trẻ (trường hợp người mẹ khai về cha đứa trẻ, thì hướng dẫn người cha làm
thủ tục nhận con). Khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định
theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần khai về người cha trong Giấy khai sinh và Sổ

PAGE \* MERGEFORMAT 13
đăng ký khai sinh để trống, không được gạch chéo. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh, người
cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con
và đăng ký khai sinh. Hồ sơ kết hợp đăng ký khai sinh và nhận con theo quy định của Điều 12
Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp, gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký
nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy
định tại khoản Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014; Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

Trường hợp chưa xác định được mẹ: khi đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận
con thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; phần khai về mẹ trong
Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà có con chung, nếu người con sống cùng người cha thì khi làm thủ tục nhận con và đăng
ký khai sinh, thông tin về người mẹ được xác định theo quy định.

Trường hợp chưa xác định được cả cha và mẹ: thực hiện việc đăng ký khai sinh theo diện trẻ
không xác định được cha, mẹ. Hồ sơ đăng ký khai sinh và trình tự giải quyết tương tự thủ tục đăng
ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú tiến hành lập biên bản theo thực tế
vụ việc, tiến hành niêm yết theo quy định người có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh là người đang
tạm thời nuôi dưỡng trẻ; trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

(iii) Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ;

Thủ tục thực hiện tương tự trường hợp đăng ký khai sinh thông thường tại UBND cấp xã; đồng
thời trong hồ sơ cần có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho
việc mang thai hộ. Thông tin về cha, mẹ của trẻ em ghi theo thông tin của cặp vợ chồng nhờ mang
thai hộ.

(iv) Thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới;

Người được đăng ký khai sinh là trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
thường trú tại địa bàn xã ở khu vực biên giới, người kia là công dân nước láng giềng thường trú tại
đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt
Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

Người đi đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền. Người tiếp nhận có
trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất
trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ
ngày, giờ trả kết quả. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thông tin khai sinh đầy đủ, phù hợp quy định
pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã xem xét. Trường hợp Chủ
tịch UBND xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ
đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh. Chủ tịch
UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện
theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản
hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm,
tên của người tiếp nhận. Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ,

PAGE \* MERGEFORMAT 13
hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong
đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

(v) Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động.

Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động áp dụng trong trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị
khuyết tật, không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án
phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có
điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.

Về thủ tục đăng ký, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch lưu
động điều đầy đủ thông tin trong Tờ khai; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai
sinh theo quy định; viết phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, công chức tư pháp
- hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm
đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định.
Tại mục “Ghi chú” trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”. Trường hợp người yêu cầu không
biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe
lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công
chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn
người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Thành tựu, thực tiễn áp dụng

Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã được áp dụng vào thực tế cuộc sống,
tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng; ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với việc
đăng ký hộ tịch. Sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan
và chính xác góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP: “Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên
cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng”. Đây là một quy định
khá tiến bộ, người được khai sinh khi lớn lên sẽ được hạn chế rắc rối về tên của mình trong trường
hợp tên quá dài hoặc việc đặt tên không nghiêm túc, từ ngữ không phù hợp.

Hình thức đăng ký khai sinh đa dạng, công dân chọn hình thức theo cách thuận tiện nhất: trực
tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc trực tuyến thông qua hệ thống Cổng thông tin dịch vụ quốc
gia hoặc bằng hình thức gửi qua đường bưu điện. Thời đại số hoá nên hầu hết các tỉnh, thành phố
đều đã triển khai thực hiện đăng ký khai sinh điện tử nhằm giảm tải thời gian, chi phí cũng như
đảm bảo sự đồng nhất của hệ thống CSDLQGVDC.

2.2. Hạn chế

2.2.1. Những bất cập trong thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến

Quá trình thực hiện cho thấy việc áp dụng đăng ký trực tuyến tại cổng Dịch vụ công quốc gia
đem lại nhiều lợi ích cho người dân và thuận lợi cho các cơ quan nhà nước như: bảo đảm phù hợp
với các quy định hiện hành đối với các thủ tục hành chính riêng lẻ; tờ khai 03 trong một; giảm thời

PAGE \* MERGEFORMAT 13
gian thực hiện; giảm đi lại; thời gian chuyển hồ sơ… Tuy nhiên, giai đoạn đầu thực hiện vẫn còn
gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, thời gian thực hiện đăng ký một hồ sơ khá lâu, phải trải qua nhiều bước: tạo tài khoản
dịch vụ công, kê khai thông tin, nộp hồ sơ nhưng hầu hết người dân chưa thực hiện được nên công
chức tư pháp – hộ tịch phải hỗ trợ, hướng dẫn. Việc thực hiện quy trình giải quyết trải qua nhiều
bước, từ bước tiếp nhận hồ sơ, vào phần mềm đăng ký hộ tịch giải quyết (đối với đăng ký khai sinh
phải chờ cấp số định danh cá nhân), trình ký số, đóng dấu giấy khai sinh, trích lục khai tử điện tử
và trả kết quả trên phần mềm dịch vụ công liên thông; đồng thời cũng mất thời gian chờ đợi đồng
bộ giữa các phần mềm.

Thứ hai, nhiều trường hợp người dân chưa đăng ký sim chính chủ, không có điện thoại hoặc
điện thoại đời cũ nên không tạo được tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thứ ba, khi thực hiện nộp hồ sơ còn gặp một số lỗi như: sim điện thoại trước đây đăng ký bằng
CMND, mặc dù đã cập nhật số CCCD vào tài khoản dịch vụ công nhưng khi nộp hồ sơ liên thông
không thay đổi được từ CMND sang CCCD; Khi nhập thông tin bị thiếu phần mềm không báo hiển
thị thông tin nào thiếu nên mất thời gian để rà soát, bổ sung thông tin; tờ khai về cư trú phải có ý
kiến của chủ hộ ký vào tờ khai (trường hợp trẻ em nhập vào hộ không phải do cha/mẹ là chủ hộ),
nên nếu người dân không chuẩn bị trước thành phần hồ sơ này thì khi nộp hồ sơ lại mất thời gian
chờ.

Cuối cùng, việc thống kê số liệu hồ sơ liên thông còn gặp khó khăn do địa phương chưa thống
kê được trên phần mềm dịch vụ công liên thông hoặc qua Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh nên
chưa thuận tiện trong việc thống kê, báo cáo số liệu. Ngoài ra, hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch
điện tử dùng chung vẫn còn nhiều lỗi nên quá trình thực hiện còn gặp khó khăn nhất định về mặt kỹ
thuật cơ sở hạ tầng.

2.2.2. Bất cập trong các quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản liên quan

Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định rằng việc xác định họ, tên cho trẻ em không được quá dài,
khó sử dụng nhưng không quy định như thế nào là “quá dài, khó sử dụng” dẫn đến khó khăn, gây
lúng túng cho cán bộ hộ tịch khi giải quyết đăng ký khai sinh.

Tại mục 10 Công văn số 709/HTQTCT-HT ngày 25/4/2016 của Cục hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực về việc hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, hướng dẫn: “...trường hợp đăng ký khai sinh
không phải tại nơi thường trú của người mẹ thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm thông
báo về UBND cấp xã nơi thường trú của người mẹ...”, như vậy, UBND cấp xã đăng ký khai
sinh cho trẻ theo nơi thường trú của người mẹ cũng phải gửi thông báo về nơi người cha có hộ
khẩu thường trú. Tuy nhiên, tại Điều 13 Luật Hộ tịch quy định: “UBND cấp xã nơi cư trú của
người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”, việc đăng ký khai sinh theo nơi thường
trú của người cha là thẩm quyền được đăng ký theo Luật thì việc thông báo về nơi thường trú
của người mẹ gây rườm rà phức tạp cho việc thực hiện thủ tục hành chính của cán bộ tiếp nhận,
như vậy văn bản hướng dẫn mâu thuẫn với Luật… Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần kịp
thời hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung những vướng mắc bất cập trong Luật Hộ tịch và các văn bản
có hướng dẫn thi hành bằng hình thức phù hợp. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ công chức làm công
tác hộ tịch ở 3 cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã... Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân,

PAGE \* MERGEFORMAT 13
vừa đảm bảo công tác quản lý hộ tịch, quản lý dân cư này càng khoa học, chặt chẽ và hiệu quả
hơn.

Ngoài ra, pháp luật đã quy định hình thức đăng ký khai sinh qua dịch vụ bưu chính nhưng
chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về trình tự, cách thức đăng ký khai sinh theo hình thức này.

2.2.3. Vấn đề từ thực tế đời sống

Công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật hộ tịch cụ thể là đăng ký khai sinh còn hạn chế ở
những vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa dẫn đến tình trạng người dân chưa nhận thức hết
được quyền và nghĩa vụ của mình về hộ tịch. Ngoài ra, khoa học, kỹ thuật số hoá làm đơn giản hoá
các giấy tờ khi làm thủ tục khai sinh cho người tham gia nhưng vấn đề này chưa được áp dụng hiệu
quả tại một số vùng miền nhất định như vùng cao, miền núi dẫn đến thủ tục còn rườm rà, tốn thời
gian. Thêm vào đó, thái độ làm việc của cơ quan thực hiện thủ tục khai sinh vẫn chưa hoàn toàn tốt
và phục vụ toàn tâm đối với người tham gia thủ tục.

Thực tế tồn tại việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra ở Trung Quốc có bố – người
Trung, mẹ – người Việt Nam. Do mẹ là người Việt bị bán sang Trung để lấy chồng hoặc bỏ sang
đó buôn bán, làm ăn và có quan hệ ngoài hôn nhân với người Trung Quốc. Vì không đăng ký kết
hôn nên không thể đăng ký khai sinh ở Trung, do đó nhiều khi đứa trẻ đã lớn, đến tuổi đi học thì
người mẹ đã đưa về Việt Nam để đăng khai sinh. Đối với những trường hợp này do không có giấy
chứng sinh, chỉ dựa vào lời khai của người đi làm đăng ký khai sinh (mẹ đẻ hoặc ông, bà ngoại
hoặc người thân thích) nên cán bộ tư pháp – hộ tịch không có cơ sở để xác minh đứa trẻ là con đẻ
hay con nuôi. Nếu từ chối đăng ký khai sinh sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ, còn tiếp nhận
thì UBND cấp xã “rất lo sẽ bị kiện” hoặc vô tình trở thành người tiếp tay cho đối tượng mua bán
trẻ em hợp pháp hóa giấy tờ.

2.3. Nguyên nhân của sự hạn chế

Về nguyên nhân khách quan, pháp luật quản lý về hộ tịch và đăng ký khai sinh còn chưa đồng
bộ, thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc có văn bản hướng dẫn nhưng chưa quy định cụ thể, chi
tiết.

Về nguyên nhân chủ quan: thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo đối với đội ngũ công chức tham gia tổ
chức thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch; một số công chức chưa thực sự rèn luyện phẩm chất
nghề nghiệp, chưa có ý thức thượng tôn pháp luật và chưa nhận thức được việc học tập, nâng cao
trình độ nghiệp vụ là nghĩa vụ bắt buộc.

PAGE \* MERGEFORMAT 13
Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN

3.1. Kiến nghị về thủ tục Luật định

Pháp luật nên được sửa đổi, bổ sung làm chặt chẽ hơn thủ tục đăng ký khai sinh tại UBND cấp
xã, hạn chế tối đa các ngoại lệ phát sinh và đơn giản hóa trình tự thực hiện.

Cần thiết ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện để việc áp dụng luật được hiệu quả để tránh
trường hợp có luật nhưng không biết thực hiện như thế nào và vẫn làm theo thủ tục cũ hoặc tâm lý
“không dám áp dụng luật vì sợ sai”. Thêm vào đó, luật ra đời và đồng thời những văn bản hướng
dẫn kèm theo cũng ra đời để chỉ dẫn áp dụng chính xác nhất, đi kèm bổ trợ nhau.

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

Cần thực hiện đúng chủ trương của Đảng, tuân theo pháp luật về đăng ký khai sinh. Việc thực
hiện đăng ký khai sinh phải đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên
quan.

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đăng ký khai sinh, nâng cao hiểu biết và nhận thức
của người dân, nhà nước phải đăng ra phương châm thực hiện công tác quản lý đăng ký khai sinh là
phải thuận tiện, dễ dàng cho người dân, đảm bảo việc đăng ký đúng theo quy định của pháp luật.

Nhà nước cần đặt ra hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong pháp luật về đăng ký
khai sinh nhằm giúp cơ quan quản lý nắm bắt được công việc của công chức mà mình quản lý
nhằm đảm bảo công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

PAGE \* MERGEFORMAT 13

You might also like