You are on page 1of 8

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP


Chương 5: QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Chủ đề 5.3: Quản lý, sử dụng tài sản tại Đơn vị sự nghiệp công lập.
Phần 1:
Slide Nội dung
Xin chào các anh chị sinh viên.
Tôi tên là Hồ Thị Bích Nhơn, giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường
Slide 1
Đại học Mở TP.HCM. Video trước các anh chị đã học xong chủ đề 5.2 -
Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan hành chính nhà nước.
Slide 2 Tiếp theo tôi sẽ được trình bày với các anh chị nội dung chủ đề 5.3 – Quản
lý sử dụng tài sản công tại Đơn vị sự nghiệp công lập.
Slide 3 Sau khi các anh chị học trong chủ đề 5.3 quản lý sử dụng tài sản công tại
đơn vị sự nghiệp công lập, các anh chị chị có thể đạt được hai chuẩn đầu
ra sau: thứ nhất giải thích những điểm giống nhau về quản lý sử dụng tài
sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập với cơ quan hành chính nhà
nước,. Từ đó, phân biệt được sự khác nhau khi sử dụng tài sản công vào
mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ cho thuê và liên doanh liên kết
Slide 4 Để đạt được hai chuẩn đầu ra trên các anh chị cùng cô tìm hiểu 3 nội dung
hình thành tài sản công quản lý và sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
công lập và cuối cùng là xử lý tài sản công
Slide 5 Trước hết chúng ta tìm hiểu về vấn đề hình thành tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập
Slide 6 Trong vấn đề này này cô trình bày 2 nội dung bao gồm: nguồn hình thành
tài sản công và phương thức hình thành tài sản công
Slide 7 Đầu tiên chúng ta tìm hiểu nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Tài sản công được hình thành từ ba nguồn, thứ nhất là nguồn kinh phí có
gốc ngân sách nhà nước bao gồm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp

1
cho hoạt động mua sắm tài sản; nguồn vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài và
nguồn phí được khấu trừ để lại cho đơn vị sử dụng cho các hoạt động thu
phí. Nguồn thứ hai hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập là
quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được hình thành từ việc phân phối kết
quả tài chính hàng năm và cuối cùng là các nguồn vốn khác bao gồm nguồn
vốn huy động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ hoặc là nguồn
vốn vay.
Trong ba nguồn này thì quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn
khác bao gồm vốn huy động và vốn vay là hai nguồn chỉ được sử dụng tại
Đơn vị sự nghiệp công lập để hình thành tài sản công và cơ quan hành
chính nhà nước không có những nguồn này.
Slide 8 Bàn về phương thức hình thành tài sản công thì đơn vị sự nghiệp công lập
cũng có hai phương thức hình thành tài sản cơ bản là đầu tư xây dựng đối
với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, các tài sản trên đất và thực
hiện mua sắm đối với những tài sản khác. Điều kiện tiến hành đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản công, thẩm quyền ra quyết định đầu tư xây dựng,
mua sắm và trình tự thủ tục để thực hiện đầu tư xây dựng và mua sắm
tương tự cơ quan hành chính nhà nước. Ngoại trừ mua sắm tài sản (trừ cơ
sở làm việc và xe ô tô) được hình thành từ quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp nguồn vốn vay, vốn huy động tại Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển thì thẩm quyền ra quyết định mua
sắm thuộc về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan đơn vị
Slide 9 Trường hợp đơn vị không đầu tư xây dựng hoặc mua sắm tài sản công mà
chuyển qua hình thức thuê tài sản để sử dụng hoặc khoán kinh phí sử dụng
tài sản thì áp dụng quy định về điều kiện, thẩm quyền quyết định tương tự
cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp nguồn kinh phí thuê tài sản
và khoán kinh phí sử dụng tài sản thuộc nguồn gốc ngân sách nhà nước.
Trường hợp nguồn kinh phí tài trợ cho việc thuê tài sản về sử dụng và khoán
kinh phí sử dụng tài sản được hình thành từ quỹ phát triển hoạt động sự

2
nghiệp hoặc vốn vay vốn huy động tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm
bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển thì thẩm quyền ra quyết định
định thuê tài sản hoặc khoán kinh phí sử dụng tài sản thuộc trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Slide 10 Sau khi các bạn nắm được nội dung về hình thành tài sản công tại đơn vị
sự nghiệp công lập và một số điểm khác biệt trong việc hình thành tài sản
công tại đơn vị sự nghiệp công lập so với cơ quan hành chính, chúng ta sẽ
đi qua vấn đề hai trong chủ đề này là Quản lý sử dụng tài sản công tại đơn
vị sự nghiệp công lập
Slide 11 Tìm hiểu về quy định trong quá trình sử dụng tài sản công tại Đơn vị sự
nghiệp công lập.
Trường hợp tài sản công sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp
thuộc nhiệm vụ và chức năng nhà nước giao thì việc quản lý và sử dụng tài
sản công thực hiện tương tự Cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên khác với Cơ quan hành chính nhà nước, Đơn vị sự nghiệp công
lập được phép sử dụng tài sản công vào các hoạt động kinh doanh, cho
thuê, liên doanh, liên kết nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của tài sản
và đảm bảo nguồn thu của đơn vị.
Việc sử dụng tài sản cho mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết, cho thuê
cần quản lý chặt chẽ để tránh vi phạm các nguyên tắc chung về quản lý và
sử dụng tài sản công của nhà nước. Theo đó chúng ta cùng tìm hiểu một
số nội dung về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên
doanh, liên kết và cho thuê như yêu cầu, trách nhiệm, nội dung quản lý, sử
dụng, cách thức xử lý số thu phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản và
cuối cùng là trình tự, thủ tục để sử dụng tài sản công vào mục đích kinh
doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê.
Slide 12 Để sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết và
cho thuê, đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Điều kiện tiên quyết để sử dụng tài sản công vào mục đích kinh

3
doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê là phải được cơ quan, người
có thẩm quyền cho phép thông qua các đề án sử dụng tài sản được
phê duyệt.
• Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên
kết và cho thuê không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao;
• Sử dụng tài sản không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo
toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;
• Sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng,
mua sắm; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
• Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên
kết và cho thuê phải phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản.
Đơn vị thực hiện tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
• Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản
công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên
doanh, liên kết; đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thu được
từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa
chữa tài sản công theo quy định;
• Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên
kết và cho thuê được thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ
các quy định của pháp luật có liên quan.
Slide 13 Để được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên
kết và cho thuê, đơn vị sự nghiệp công lập cần phải lập đề án sử dụng tài
sản công trình cho các cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt dự án.
Trong quá trình sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh,
liên kết và cho thuê đơn vị phải cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc
gia về tài sản công, đồng thời phải quản lý và sử dụng nguồn tài chính từ

4
hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê theo đúng quy định.

Slide 14 Tiếp theo chúng ta tìm hiểu quy định liên quan đến quản lý và sử dụng tài
sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê, bao
gồm:
• Quản lý và sử dụng tài sản gắn liền trên đất và quyền sử dụng đất
• Quản lý và sử dụng tài sản khác
Slide 15 Đơn vị sự nghiệp công lập được phép sử dụng tài sản gắn liền với đất và
giá trị quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh
doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải nộp tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê. Giá trị tiền thuê đất căn cứ vào thời gian sử dụng, tỷ lệ diện
tích nhà, công trình sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết.
Trường hợp đơn vị thanh toán tiền thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thì phải sử dụng nguồn vốn huy động, vốn vay, không
sử dụng nguồn vốn có gốc ngân sách nhà nước.
Slide 16 Ngoài quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên trên đất thì khi sử dụng tài sản
khác vào hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê cần nắm
vững các vấn đề sau:
• Một là tuân thủ yêu cầu chung để được sử dụng tài sản khác vào hoạt
động kinh doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê
• Hai làm thực hiện phương thức đấu giá để quyết định giá cho thuê
• Và cuối cùng là cách thức xác định giá trị tài sản khi góp vốn liên
doanh, liên kết
Slide 17 Tài sản công khác trong đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng cho mục
đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết là:
• Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện
nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
• Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan,
người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh,

5
cho thuê, liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu
tư.
• Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn
trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
Slide 18 Việc sử dụng tài sản công để cho thuê thì phương thức và giá cho thuê tài
sản thực hiện theo phương thức đấu giá; giá cho thuê là giá trúng đấu giá
nếu là cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác.
Trường hợp đơn vị cho thuê tài sản công theo phương thức thoả thuận thì
giá cho thuê tài sản do người cho thuê và người đi thuê tài sản thoả thuận
theo giá thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu
chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
Slide 19 Đơn vị sự nghiệp công lập được đem tài sản đi góp vốn liên doanh
liên kết. Giá trị tài sản khi thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết được
xác định như sau:
• Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường tại thời
điểm góp vốn liên doanh, liên kết;
• Giá trị tài sản gắn liền với đất xác định phù hợp với giá trị thực tế còn
lại theo kết quả đánh giá lại tại thời điểm góp vốn liên doanh, liên kết;
• Đối với thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập góp vốn liên
doanh, liên kết được thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt
Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan;
• Đối với tài sản khác thì giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá
thị trường tại thời điểm liên doanh, liên kết của tài sản cùng loại hoặc
tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
Slide 20 Khi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết và
cho thuê, số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh,
cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan,
trả nợ vốn vay, vốn huy động, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước,
phần còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy

6
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị nhưng phải tuân thủ cơ chế tài chính áp dụng
cho từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập.

Slide 21 Để sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết và
cho thuê, đơn vị sự nghiệp công lập cần thực hiện quy trình gồm 4 bước
như sau:

Bước 1, đơn vị cần lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,
cho thuê, liên doanh, liên kết theo mẫu quy định để trình cho cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt đề án
với các khía cạnh như tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết; sự phù
hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, và quy định quản lý sử
dụng tài sản công,... và cho ý kiến về việc chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ đề
án.

Bước 3: Sau khi thời gian thẩm định dự án theo quy định tối đa là 30 ngày,
cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án.

Bước 4: Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án, cơ quan hoặc người có
thẩm quyền ra quyết định sử dụng tài sản công theo đề án được duyệt.

Slide 23 Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu về việc xử lý tài sản công tại Đơn vị sự nghiệp
công lập

Slide 24 Về phương thức xử lý tài sản công, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
tương tự Cơ quan hành chính nhà nước.

Về xử lý tài chính liên quan đến quá trình xử lý tài sản công. Số tiền thu
được từ việc xử lý tài sản công sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, trả
nợ vốn vay, vốn huy động và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng phần còn lại để bổ sung Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp.

Riêng đối với tiền thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ chi

7
phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đơn vị nộp vào ngân sách nhà
nước.

Slide 25 Vậy tôi vừa trình bày xong nội dung chủ đề 5.3 – Quản lý và sử dụng tài sản
trong Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
1. Hình thành tài sản công
2. Quản lý, sử dụng tài sản công
3. Nội dung về xử lý tài sản công
Mời các xem tiếp chủ đề 5.4 – Phương thức mua sắm tài sản công.

You might also like