You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
----------

TIỂU LUẬN MÔN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VỀ BẪY THU


NHẬP TRUNG BÌNH.
ÁP DỤNG PHÂN TÍCH Ở VIỆT NAM

HUFI, 10/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
----------

TIỂU LUẬN MÔN


TỔNG QUAN DU LỊCH

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VỀ BẪY THU


NHẬP TRUNG BÌNH.
ÁP DỤNG PHÂN TÍCH Ở VIỆT NAM

Nhóm thực hiện : Nhóm

 Nguyễn Hồng Quốc Thắng (trưởng nhóm)


 Lê Chí Thanh
 Lê Trần Phương Thảo
 Đỗ Trần Ái Thương
 Lê Nguyễn Thi Thơ
 Lương Phúc Thọ
 Võ Thị Thanh Thảo
 Huỳnh Thị Minh Thư
 Lê Thị Hạnh Thảo
 Nguyễn Quyết Thắng
Dề xuất Cấu trúc bài làm từ Thanh nè : các bạn tham khảo và bổ sung
thêm vào nha .
Nếu ổn thì làm lời mở đầu nha . còn không thì mình chuyển sang làm cơ sở lý
luận luôn nha
MỤC LỤC
Chương 1 cơ sở lý luận
Chương 2 nội dung đề tài :có 2 nhánh lớn
2.1 Phân tích lý luận về bẫy thu nhập trung bình
 Dịnh nghĩa bẫy các nước thu nhập trung bình
 Xác định thời gian rơi vào bẫy thu nhập trung bình
 Đặc trưng của các quốc gia hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình
o Những nước hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình
o Các quốc gia không nằm trong bẫy thu nhập trung bình
 Nguyên nhân tình trạng vướng vào “bẫy thu nhập trung bình
 Các giải pháp để thoát ra tình trạng “bẫy thu nhập trung bình
 Các giải pháp để thoát khỏi “bẫy thu nhập trung trung bình” dưới góc nhìn của chuyên gia

2.2 từ phân tích phía trên ta áp dụng vào việt nam


Tui có tìm được một số ý nhỏ bên dưới cuối tài liệu Các bạn xây dựng thêm nha
Chương 3 Kết Luận
Ngắn gọn tầm vài dòng nha
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 1 cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận và thực tiễn về bẫy thu nhập trung bình.

Ở chương này có những khái niệm về mức thu nhập trung bình, khái niệm về bẫy thu nhập trung bình và lý do
mắc bẫy. Thuật ngữ “bẫy thu nhập trung bình” – “middle income trap” lần đầu tiên xuất hiện trong một nghiên
cứu của Ngân hàng Thế giới là “Sự phục hồi Đông Á: ý tưởng cho tăng trưởng kinh tế” đã chỉ ra rằng “các nước
thu nhập trung bình … tăng trưởng châm hơn các nước giàu hay các nước nghèo”. Từ đó, khái niệm bẫy thu
nhập trung bình bắt đầu được tranh luận nhiều hơn và phổ biến hơn, mặc dù cho đến nay sự đồng thuận hay
thống nhất của khái niệm này vẫn chưa xuất hiện. Có nhiều Nghiên cứu về “bẫy thu nhập trung bình” của các
học giả trên thế giới… số
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG
BÌNH. ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM
2.1 : Phân tích lý luận về bẫy thu nhập trung bình :
2.1.1: Định nghĩa bẫy các nước thu nhập trung bình :
Bẫy thu nhập trung bình là một chướng ngại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua
trong quá trình phát triển kinh tế. Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” được Ngân
hàng Thế giới (World Bank) lần đầu đưa ra vào năm 2007. Đây là thuật ngữ dùng để
chỉ tình trạng một quốc gia mặc dù đã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu
nhập trung bình nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển. Có
không ít quốc gia gặp phải tình trạng này và là sự cảnh báo đối với các quốc gia khác
trong điều hành và phát triển kinh tế.
2.1.2 :Các quan niệm về hiện tượng “bẫy các nước thu nhập trung bình
Theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng
thế giới “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là
tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt đến
mức thu nhập trung bình. Có hai mốc quan trọng: GDP trên 1000 USD người/năm và
khoảng 10.000 USD người/năm. Chỉ có nền kinh tế nào vượt qua mốc thứ nhất và sau
đó tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốc thứ hai, rồi vẫn tiếp tục tăng trưởng thì
mới trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa.
Trong khi đó, GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo lại
cho rằng : “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” có
thể được hình dung giống như “chiếc trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển
kinh tế giữa giai đoạn II với giai đoạn III trong quá trình 4 giai đoạn của sự tăng
trưởng và phát triển .
“Chiếc trần thủy tinh vô hình” giữa giai đoạn II và giai đoạn III chính là “bẫy thu nhập
trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh tế sẽ
chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào nội lực.
Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động nước
ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm chất lượng
cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. Như vậy, “bẫy thu nhập trung
bình” trong quan niệm của Kenichi Ohno và của Homi Kharas có khác nhau. Tuy
nhiên, chúng ta có thể rút ra khái niệm ngắn gọn về “ Bẫy của các nước thu nhập trung
bình ” như sau: “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung
bình” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát
nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn
không trở thành quốc gia phát triển.
Đặc trưng của các quốc gia hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình
Những nước hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình
Theo số ngưỡng năm rơi bẫy đã nêu trên, có thể xác định được những quốc gia nào
vào năm 2010 đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong số 52 nước thu nhập trung
bình (38 nước thu nhập trung bình thấp và 14 nước thu nhập trung bình cao); nước có
nguy cơ “sập” bẫy và nước có khả năng tránh bẫy.
Trong số 52 nước, có 35 nước nằm trong bẫy thu nhập trung bình: 30 nước trong bẫy
thu nhập trung bình thấp (trong đó có 9 nước có khả năng thoát bẫy trong gần 1 thập
kỷ tới) và 5 nước trong bẫy thu nhập trung bình cao (2 nước có khả năng thoát bẫy
trong khoảng 5 năm nữa). Ngoài ra, 8 trong số 17 nước thu nhập trung bình còn lại có
nguy cơ mắc bẫy, nếu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện nay.
Danh sách các nền kinh tế trong bẫy thu nhập trung bình thấp năm 2010
Philippin Guatemala Libi
Sri Lanka Jamaica Ma- rốc
Albania Panama Tunizi
Rumani Paraguay Yemen
Bolivia Pêru Botswana
Braxin Algêri Cộng hòa Công-gô
Columbia Ai cập Gabon
Cộng hòa Dominica Irắc Namibia
Ecuador Jordan Nam Phi
El Salvador Lebanon Swaziland
Nguồn: Levy Economics Institute, 2012
30 nước nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp gồm 11 nước châu Mỹ Latinh; 9 nước
Trung Đông và Bắc Phi; 6 nước châu Phi cận Sahara; 2 nước châu Âu và 2 nước châu
Á. Điều này cho thấy, bẫy thu nhập trung bình thấp là một hiện tượng phổ biến ảnh
hưởng đến hầu hết các nước châu Mỹ Latinh và châu Phi.
Một số quốc gia trong bẫy thu nhập trung bình thấp có nhiều khả năng thoát bẫy trong
vài năm tới nếu duy trì thành tích tăng trưởng thu nhập bình quân gần đây. Tuy nhiên,
hầu hết các nước có thể vẫn mắc bẫy trong thời gian dài (và một số nước thậm chí sẽ
không bao giờ có thể thoát bẫy) nếu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng mờ nhạt của những
năm gần đây.
Các nền kinh tế trong bẫy thu nhập trung bình cao năm 2010 (Levy Economics
Institute, 2012)
Malaixia
Uruguay
Vênêzuêla
Syri
Ảrập Xêút
Tóm lại, 35 trong số 52 nước thu nhập trung bình hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung
bình, trong đó có 30 nước ở bẫy thu nhập trung bình thấp và 5 nước ở bẫy thu nhập
trung bình cao. Trong số 35 nước này, có 13 nước châu Mỹ Latinh, 11 nước Trung
Đông và Bắc Phi, 6 nước châu Âu cận Sahara, 3 nước châu Á và 2 nước châu Âu.
Các quốc gia không nằm trong bẫy thu nhập trung bình hiện nay
Còn lại 17 nước thu nhập trung bình khác thì sao? Các nước này có tránh được bẫy
hay có nguy cơ rơi vào bẫy?
Các nền kinh tế thu nhập trung bình thấp không nằm trong bẫy vào năm 2010
(Levy Economics Institute, 2012)
Campuchia
Ấn Độ
Inđônêxia
Myama
Pakistan
Việt Nam
Honduras
Mô-zăm-bích
Bảng 8 liệt kê 9 nước có thu nhập trung bình cao không nằm trong bẫy thu nhập trung
bình cao vào thời điểm năm 2010. Đáng lưu ý, ngoại trừ Trung Quốc và Thái Lan, tất
cả các quốc gia này đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp trước khi đạt mức thu
nhập trung bình cao. Các quốc gia đó thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp trong một
nửa thế kỷ.
Mặt khác, Trung Quốc, Thái Lan, Bungari và Ba Lan có thể tránh bẫy thu nhập trung
bình cao và sẽ chuyển đổi kịp thời sang nhóm thu nhập cao nếu vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng thu nhập bình quân của mình. Với tốc độ gia tăng thu nhập bình quânhiện nay,
Ba Lan có thể chuyển sang nhóm thu nhập cao vào năm 2013, Trung Quốc năm 2015,
Thái Lan và Bungari năm 2018.
Các nền kinh tế thu nhập trung bình cao không nằm trong bẫy vào năm 2010(Levy
Economics Institute, 2012)
Trung Quốc
Thái Lan
Bungari
Hungari
Ba Lan
Thổ Nhĩ Kỳ
Costa Rica
Mê-hi-cô
Oman
Ở đây nảy sinh câu hỏi lý thú là: Bẫy thu nhập trung bình có ảnh hưởng đặc biệt đến
các nước giàu tài nguyên không? Bằng chứng thu thập được cho thấy, không phải tất
cả các nước giàu tài nguyên nhất thiết sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các nước
thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Cô-oét, Qatar và các tiểu
Vương quốc Ả rập đã đạt mức thu nhập cao. Kazakhstan, nước giàu tài nguyên, bước
vào nhóm thu nhập cao năm 2010. Tuy nhiên, một số nước thành viên OPEC như
Algêri, Ecuador, Iran và Libi đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, trong khi
Ảrập Xêút và Vênêzuêla mắc bẫy thu nhập trung bình cao. Kể từ năm 1950, Ăng-gô-la
và Nigêria thuộc nhóm thu nhập thấp, trong khi Irắc từ nhóm thu nhập trung bình thấp
rơi trở lại nhóm thu nhập thấp vào năm 1991. Theo phân tích của các nhà kinh tế học,
đối với các nước này vấn đề nằm ở việc quản lý hiệu quả nguồn thu nhập từ tài
nguyên.

2.1.3: Xác định thời gian rơi vào bẫy thu nhập trung bình :
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận như sau: một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình
thấp nếu là nước đó nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp ít nhất 28 năm. Và
một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao nếu nước đó nằm trong nhóm nước có
thu nhập trung bình cao từ 14 năm trở lên.
2.1.4 :Nguyên nhân tình trạng vướng vào “bẫy thu nhập trung bình
Các quốc gia đang phát triển lại vướng vào “ bẫy thu nhập trung bình” là do các
nguyên nhân chính sau :
+ Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng.
+ Tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công .
+ Sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn.
Ngoài ra, quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình cũng ngầm
chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình. Đó là sự hủy
hoại môi trường sống mà phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục, sự thay đổi
môi trường xã hội dễ tạo ra những xung đột, tâm lý đòi thưởng công trạng biểu hiện ở
nhu cầu hưởng thụ sớm.
2.1.5 : Các giải pháp để thoát ra tình trạng “bẫy thu nhập trung bình”
Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “Bẫy thu nhập trung bình” dưới góc nhìn
của các chuyên gia
Ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu muốn nền kinh tế có những thành tựu trong tăng trưởng
và phát triển, mỗi nền kinh tế đều cần phải được quản lý sáng tạo và điều chỉnh không
ngừng. Tuy nhiên, nếu chỉ như thế, nền kinh tế vẫn không vượt qua được bẫy thu nhập
trung bình. Những đòi hỏi cao và rất cao để vượt qua bẫy này, theo Indermit Gill,
Homi Kharas và các chuyên gia WB, gồm:
+ Chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa: Khi bắt đầu tăng trưởng, các nền
kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa. Nhưng xu hướng này đảo ngược thành chuyên
môn hóa khi nền kinh tế đạt tới một ngưỡng nào đó về hiệu quả tính trên quy mô
tương ứng. ỞSingapore, ngưỡng này là 2500 USD người/năm. Một số nước khác từ
5000 - 8000 USD người/năm.
+ Có ý chí và có phương thức đổi mới công nghệ: Khi các doanh nghiệp trong một
nền kinh tế đạt tới “biên giới công nghệ” thì cần phải khuyến khích sự xuất hiện của
các doanh nghiệp mới với công nghệ mới. Điều này đòi hỏi phải thay đổi từ luật lệ,
chính sách đến bản thân doanh nghiệp. Chọn thời điểm thực hiện bước chuyển này và
xử lý được sự phản kháng của các nhóm lợi ích là thách thức lớn đối với các chính phủ
+ Biết ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học: Chuyển ưu tiên từ
đầu tư chung cho giáo dục sang đầu tư cho các nghiên cứu khoa học (R&D) khi nền
kinh tế đạt tới trình độ nào đó về chuyên môn hóa, đòi hỏi phải sản xuất được những
sản phẩm mới với các quy trình công nghệ mới. Thông thường, do không biết chính
xác các hoạt động R &D nào cần đầu tư, các chính phủ buộc phải ưu tiên đầu tư cho
giáo dục đại học và sau đại học.
Chính sách công nghiệp tiên phong:
Chính sách công nghiệp tiên phong nhằm củng cố sự cân bằng vốn rất mong manh và
hay thay đổi giữa chỉ đạo của nhà nước và định hướng thị trường, giữa cam kết toàn
cầu hóa và duy trì công cụ chính sách, giữa lãnh đạo quyết đoán với nhu cầu lắng nghe
doanh nghiệp tư nhân một cách cẩn trọng. Chính sách này rất khó thực hiện so với việc
đơn giản buông lỏng thị trường hoặc kiểm soát mọi việc bằng cỗ máy nhà nước. Hợp
phần chủ đạo của chính sách này là chấp nhận cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, tinh
thần học hỏi linh hoạt của cả chính phủ và khu vực tư nhân, và mối tương tác phức tạp,
không ngừng thay đổi giữa hai khu vực này. Cụ thể hơn, chính sách công nghiệp tiên
phong phải thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
• Phát triển theo cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa: khu vực tư nhân tham
gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại và các hoạt động kinh tế khác
trong môi trường cạnh tranh mở do cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa tạo ra.
Nhà nước không tham gia vào hoạt động sản xuất, trừ những lĩnh vực khu vực tư nhân
chưa sẵn sang tiếp quản vai trò của nhà nước.
• Nhà nước mạnh: Nhà nước đảm đương vai trò vững chắc và chủ động trong việc
định hướng và hỗ trợ phát triển mặc dù về nguyên tắc, mọi hoạt động sản xuất đều do
tư nhân tiếp nhận là chủ yếu.
• Giữ lại những công cụ chính sách phù hợp cho các nước công nghiệp hóa đi sau
• Phát triển năng lực động: Nâng cao năng lực chính sách và tính năng động của khu
vực tư nhân
• Nội lực hóa kỹ năng và công nghệ có trong nguồn vốn con người của công dân các
nước: Đây là phần quan trọng nhất của mục tiêu và giải pháp chính sách công nghiệp.
• Cộng tác công tư hiệu quả: Xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai khu vực
nhà nước và tư nhân một cách vững chắc trên sự tin tưởng lẫn nhau và tham gia một
cách tích cực từ hai phía.
• Kiến thức sâu rộng về công nghiệp: nhằm tránh đánh giá sai chính sách và gây ảnh
hưởng chính trị. Chính phủ cần phải tích lũy đầy đủ những kiến thức về ngành công
nghiệp mà mình muốn can thiệp.Trên thực tế, có rất nhiều dẫn chứng về chính sách
công nghiệp tiên phong đã được thực hiện, mà cụ thể là ở các nước Đông Á như
Singapore, Malayxia, TháiLan.
2.2 Từ phân tích phía trên ta áp dụng vào việt nam
• Tập trung tăng trưởng xuất khẩu.

• Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao có kĩ năng phục vụ cho quá trình phát triền ngành
công nghệ cao và xuất khẩu nhân lực có kĩ năng sang các nước khác. Ö Liên hệ thực tiễn Việt Nam •
Việc tập trung vào xuất khẩu cũng là một hướng đi đúng cho Việt Nam với thế mạnh về hàng nông
sản. Bên cạnh đó thị trường nội địa cho nông sản Việt Nam cũng cần được quan tâm chú trọng. 23 •
Học tập từ Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây
dựng những chính sách khuyến học, tạo cơ hội đi học tập ở nước ngoài, khuyến khích sự sang tạo,
nghiên cứu khoa học, mở thêm nhiều trường dạy nghề ở các vùng nông thôn, vùng nghèo. 2.2. Liên hệ
từ Thái Lan: Thái Lan mặc dù đã có những tăng trưởng nhất định trong tiến trình công nghiệp hóa,
nhưng cùng với Malaysia, Thái Lan chưa thành công trong vượt “bẫy của các nước thu nhập trung
bình”. (GDP bình quân đầu người: 3.973 $; theo ước tính của IMF 2009). • Dựa vào nguyên tắc tăng
trưởng kinh tế dựa trên công nghiệp hóa phải thông qua sự phát triển của ngành chế tạo. • Tuy nhiên,
Thái Lan hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên
như trước khủng hoảng. Việc tái cơ cấu kinh tế đã không xảy ra. Theo nhiều đánh giá, nền công
nghiệp Thái Lan hiện nay chủ yếu gia công và lắp ráp, nghĩa là Thái Lan chưa làm chủ được công
nghệ, mà chủ yếu vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. • Sự phục hồi sau khủng hoảng của Thái
Lan là nhờ tăng trưởng xuất khẩu và tiêu dùng tư nhân do các khuyến khích tài chính và tín dụng chỉ
định. • Tuy nhiên vốn đầu tư tư nhân tại Thái Lan lại tập trung vào xây dựng dân dụng chứ không phải
ngành chế tạo như tiêu chí ban đầu(sự bất ổn chính trị làm mất lòng tin của các nhà đầu tư). • Thái Lan
đang dần mất đi lợi thế so sánh do “mắc kẹt” trong sức ép từ các nước xuất khẩu hàng hóa thâm dụng
lao động giá rẻ, cũng như hàng công nghệ cao từ các nước phát triển hơn. Việc thiếu hụt lao động kỹ
năng sẽ tạo ra những rào cản cho tăng trưởng của nước này. • Sự bất bình đẳng và chênh lệch trong
chính sách phát triển giữa các khu vực, vùng miền và các nhóm người trong xã hội, tạo ra những khía
cạnh tiêu cực về mặt xã hội. Ö Liên hệ thực tiễn Việt Nam • Việt Nam cũng cần chú trọng đến việc
phát triển đồng đều giữa các khu vực vùng miền khi nước ta vẫn đang có nhiều tỉnh nghèo, còn nhiều
nguồn lực chưa khai thác hết, sự đầu tư vẫn tập trung vào các thành phố lớn và khu trọng điểm công
nghiệp. Tình trạng này còn dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều gây ra nhiều vấn đề xã hội. 24
• Ổn định chính trị và khiến cho nhân dân tin vào Chính Phủ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc
tăng trưởng dài hạn và thoát khỏi bẫy này. Nhìn từ bài học của Thái Lan để thấy hậu quả của việc “nội
bộ lục đục”. Không những từ cấp cao mà còn toàn bộ bộ máy chính quyền địa phương phải tạo lòng
tin trong dân chúng. Làm việc minh bạch là điều mà nhân dân mong muốn. • Việc tái cơ cấu nền kinh
tế cũng là đòi hỏi bức thiết lúc này của Việt Nam. Chính phủ cũng đã có hướng đi đúng đắn với 3
hướng chính: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việc
thực hiện tái cơ cấu này nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thu hút nguồn vốn đầu tư tránh
việc để mất nhiều cơ hội (năm mở cửa 1993 và năm Thái Lan bị lũ lụt 2011). 3. ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CHO VIỆT NAM THOÁT KHỎI “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Năm 2009 Việt Nam
(VN) bước qua ngưỡng thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD. Đây là một trong những dấu
hiệu đáng mừng cho nền kinh tế VN. Tuy nhiên nhiều người cho rằng VN sẽ đứng trước nguy cơ mới
của xã hội là “bẫy của các nước thu nhập trung bình” của nền kinh tế. Vậy làm thế nào VN có thể
thoát khỏi cái bẫy đó. Trước tiên, chúng ta cần biết ngọn nguồn của căn bệnh này, đó chính là nền kinh
tế thiếu năng suất và chất lượng mà chỉ nhờ vào tài nguyên và những lợi thế ban đầu nhất định. Để làm
được điều này vai trò của chính phủ là rất quan trọng trong việc cải cách hệ thống kinh tế - chính trị -
xã hội để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng “bẫy của các nước thu nhập trung bình”, tạo điều kiện đổi
mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao chất lượng và
năng suất lao động. Thứ nhất, về mặt thể chế, để một đất nước tăng trưởng cao và phát triển bền vững
cần phải có một nền tảng pháp lý vững chắc và nghiêm minh. Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những thất bại mà thị trường tạo
nên, vậy nên hệ thống pháp luật kinh tế là không thể thiếu để đảm bảo cho sự vận hành cơ chế thị
trường được diễn ra theo đúng lịch trình của nó. Ngoài ra, phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố
vô cũng quan trọng, đầu tiên là hệ thống đường sá sau đó là điện năng, cảng và hệ thống cấp thoát
nước. 25 Hệ thống quản trị với tham nhũng, hối lộ, mua bán chức quyền bằng cấp luôn là một vấn đề
nan giải đối với nước ta, nếu còn những tình trạng này thì Việt Nam sẽ không bao giờ có thể đi lên
bằng chính năng suất và chất lượng được. Điều cấp thiết đặt ra là hãy tạo một môi trường quản trị
trong sạch và liêm chính. Cân đối vĩ mô, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tiền tệ và tài khóa,
đưa ra được đường lối chiến lược phù hợp với thực tiễn đất nước. Việt Nam cần tăng trưởng chất
lượng thay vì chạy theo số lượng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển bằng cách cải
cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép, quy định và thủ tục không cần thiết. Xây dựng hệ thống tài
chính với nhiều ngân hàng có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, quản lý chặt chẽ các hoạt động của
ngân hàng tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và mất thanh khoản cao dẫn đến nguy cơ sụp
đổ. Thứ hai, về mặt con người, trước tiên cần đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản của con người:
lương thực, nhà ở, sức khỏe và sự bảo vệ; đảm bảo mức sống chung được cải thiện, xóa bỏ tình trạng
nghèo đói tuyệt đối (hay tình trạng bị thiếu thốn các mặt hang thiết yếu cho cuộc sống).Giảm mức độ
bất bình đẳng trong thu nhập và cơ hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng công cụ
thuế để giảm thiểu mức độ bất bình đẳng, có những chính sách hỗ trợ đối với nông thôn và dân nghèo.
Đầu tư giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp phát triển con người, trước tiên,
chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn trong việc coi đào tạo như một hình thức đầu tư vì vậy nước ta
phải thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo
trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, các chính sách liên kết bên trong và bên ngoài của chính quá
trình đào tạo đó. Giáo dục ngày nay không chỉ gói gọn ở cấp phổ thông mà còn cao hơn là bậc đại học
và sau đại học, làm nền tảng cho những lao động tương lai với tay nghề cao, có kỹ năng và có sáng
tạo. Trong quá trình đào tạo, cần mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục và thúc đẩy quá trình tiếp thu
nhanh những công nghệ hiện đại của thế giới với những hình thức phù hợp. Với một đội ngũ lao động
được trang bị một cách bài bản như vậy không những có thể sử dụng những công nghệ hiện đại mà
còn tìm tòi phát minh trong quá trình làm việc với công nghệ kỹ thuật, hiện đại đó. 26 V. KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4% trong
giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2009. Năm 1990, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất
thế giới với GDP bình quân đầu người là 98 đôla Mỹ ( theo dự liệu của ADB). Đến năm 2009, với
mức GDP bình quân đầu người đạt 1.109 đô la Mỹ, Việt Nam đã được xếp vào hàng các nước có thu
nhập trung bình thấp theo cách xếp của Ngân hàng Thế giới. Việt Nam đang đứng ở vị trí mà từ đây,
để có thể tiến lên mức thu nhập cao hơn, chúng ta phải tăng cường tạo ra các giá trị nội tại. Điều này
đòi hỏi hành động phù hợp từ phía chính phủ hơn là theo chính sách thị trường tự do, nhằm định
hướng và hỗ trợ sự năng động của khu vực tư nhân và tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Để
tăng chất lượng chính sách, Việt Nam cần phải thay đổi quá trình hoạch định chính sách của mình.
Điều này đỏi hỏi phải cải cách căn bản trong hệ thống hành chính công. Phạm vi và quy mô cải cách
này cần phải được lựa chọn một cách thận trọng nhằm tối thiểu hóa năng lượng chính trị và xã hội để
tiến hành thay đổi và tối đa hóa tác động tích cực của cải cách. Bên cạnh đó,yếu tố nội tại có trong
nguồn vốn con người, yếu tố được xem là quan trọng nhất, cần phải được chú trọng bồi dưỡng, và phát
huy một cách tối đa. Thực hiện và ngày một hoàn thiện các biện pháp nói trên, Việt Nam mới hy vọng
tránh được “bẫy thu nhập trung bình”, tránh được tình trạng đình trệ mà các nước có thu nhập trung
bình đi trước đã từng mắc phải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO chọn vài cái thôi nha
1. Bài giảng môn Kinh tế học phát triển – TS Nguyễn Chí Hải, Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM.
2. Kinh tế học cho thế giới thứ ba – Michael P. Todaro, NXB Giáo dục.
3. Chỉ số tăng trưởng của Việt Nam và các nước: Tổng cục thống kê, trang web Ngân hàng thế giới,
quỹ tiền tệ thế giới.
4. Vượt “bẫy của các nước thu nhập trung bình”. Diễn đàn phát triển Việt Nam.
5. Các chỉ số chính của Ngân hàng phát triển châu Á (2008), Các tính toán về tăng trưởng – Đại học
kinh tế Quốc dân giai đoạn 1990 – 2004.
6. Hoàng Ly ( 2011), Việt Nam đang đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”,
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/05/viet-nam-dang-doi-mat-voi-bay-thunhap-trung-binh/
7. Thanh Thảo (2011), Bẫy thu nhập trung bình, http://danviet.vn/41790p1c24/baythu-nhap-trung-
binh.htm
8. Lan Hương (2011), Ba nhân tố giúp Việt Nam vượt qua “Bẫy thu nhập trung bình”,
http://vef.vn/2011-04-29-ba-nhan-to-giup-vn-vuot-bay-thu-nhap-trungbinh
9. Ngân Hà (2011), Tránh “Bẫy thu nhập trung bình”, http://cafef.vn/20100117095436885CA33/tranh-
bay-thu-nhap-trung-binh.chn
10. Thái Bảo (2011), Việt Nam với thách thức “Bẫy thu nhập trung bình”,
http://vtv.vn/Article/Get/Viet-Nam-voi-thach-thuc-bay-thu-nhap-trung-binh-- bc14c86686.html
11. Minh Bích ( Theo Economist- 2011), Trung Quốc và “Cái bẫy thu nhập trung bình”,
http://tamnhin.net/Quoc-te/12105/Trung-Quoc-va-cai-bay-thu-nhap-trungbinh.html
12. Hữu Nghị (2011), Bẫy thu nhập trung bình trong “Thế kỷ châu Á”, http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-
tuan/Van-de-Su-kien/456346/Bay-thu-nhap-trung-binh-trong-%E2%80%9Cthe-ky-chau-A
%E2%80%9D.html
13. Minh Đức (2011), Cẩn trọng…sa “Bẫy thu nhập trung bình”, http://www.baomoi.com/Can-trong-
sa-bay-thu-nhap-trung-binh/45/4034847.epi
14. Đình Ngân (2010), Việt Nam nỗ lực thoát “Bẫy thu nhập trung bình”, http://vef.vn/2010-12-27-
viet-nam-no-luc-thoat-khoi-bay-thu-nhap-trung-binh

You might also like