You are on page 1of 1

SDG 10 – Reduce inequality within and among countries.

II. Nguyên nhân có SDG 10?


“Mỗi 26 giờ đồng hồ, thế giới lại có thêm một tỉ phú mới; trong khi đó, cứ bốn giây
lại có ít nhất một người chết mà nguyên nhân một phần là do bất bình đẳng.”
SDG 10 (Sustainable Development Goal 10) được thiết lập với mực tiêu giảm bất bình
đẳng trong và giữa các quốc gia. Lý do chính để SDG 10 ra đời là để đảm bảo rằng
không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững. Mục tiêu này nhấn
mạnh việc giảm bất bình đẳng thu nhập, tăng cường đại diện và tiếng nói của tầng lớp
dân cư yếu thể, và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng trong việc
tham gia vào quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Thực trạng hiện nay trên thế giới cho thấy bất bình đẳng vẫn là một vấn đề lớn. Theo
báo cáo của Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), 1% phần trăm giàu nhất của
dân số thế giới sỡ hữu hơn 40% tổng tài sản toàn cầu. Ở một số quốc gia, bất bình
đẳng thu nhập giữa các tầng lớp xã hội vẫn đang gia tăng. Theo một nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính Sách (Institute for Policy Studies), vào năm 2020,
1% người giàu nhất Hoa Kỳ kiếm được gần 20% tổng số thu nhập quốc gia, trong khi
50% dân số thấp hơn chỉ chiếm được khoảng 13% tổng thu nhập. Sự chênh lệch này
gây ra sự bất bình đẳng về thu nhập và tiếp cận cơ hội giữa các tầng lớp xã hội ở Hoa
Kỳ. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức Oxfam, tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập giữa
các tầng lớp xã hội vẫn đang tăng. Cụ thể vào năm 2020, 1% người giàu nhất Việt
Nam sở hữu gần 25% tổng cộng tài sản quốc gia, trong khi 70% dân số nghèo nhất chỉ
sở hữu khoảng 5% tài sản. Điều này cho thấy cần phải có những biện pháp cụ thể để
giảm bất bình đẳng và đảm bảo mọi người đều được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế
và xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tái thiết nền kinh tế một cách triệt để lấy bình
đẳng làm trung tâm. Chúng ta có thể phân phối lại tài sản của những người siêu giàu
thông qua chính sách thuế lũy tiến, đầu tư cho các giải phát công có hiệu quả, đã được
chứng minh là có thể phá bỏ chuỗi bất bình đẳng; và chuyển dịch kinh tế và xã hội
một cách mạnh mẽ. Nếu dũng cảm và quan tâm tới các phong trào đòi hỏi sự thay đổi,
chúng ta có thể tạo nên một nền kinh tế mà ở đó không ai sống trong đói nghèo, không
ai sống trong giàu sang tột độ - nơi mà bất bình đẳng không còn tồn tại (đoạn này
muốn thêm vô nói khúc cuối cũng được).

You might also like