You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC VĂN
I. Lý thuyết
1. Anh (chị) hiểu như thế nào về phương pháp nghiên cứu trong dạy học văn?
a. Khi dạy Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại) (SGK 10, tập 1, bộ Chân trời
sáng tạo), anh (chị) có thể đề xuất những vấn đề gì cho HS nghiên cứu?
b. Khi dạy Bài 8: Đất nước và con người (Truyện) (SGK 10, tập 2, bộ Chân
trời sáng tạo), anh (chị) có thể đề xuất những vấn đề gì cho HS nghiên cứu?
2. Theo anh (chị), môn văn trong nhà trường phổ thông có những nhiệm vụ cơ
bản nào? Hãy trình bày cụ thể nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn cho HS. Lấy ví
dụ và phân tích ví dụ.
3. Theo anh (chị) thế nào là phương pháp dạy học văn? Khi quyết định sử dụng
PP này hay PP khác trong quá trình dạy học, người GV cần xem xét các yếu
tố nào?
4. Theo anh (chị), môn văn trong nhà trường phổ thông có những nhiệm vụ cơ
bản nào? Hãy trình bày cụ thể nhiệm vụ cung cấp những hiểu biết cho HS.
Lấy VD và phân tích VD.
5. Anh (chị) hiểu như thế nào về phương pháp dạy học truyền thống. PP này có
những ưu, nhược điểm gì? Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học
này người giáo viên cần làm gì?
6. Anh (chị) hãy trình bày cụ thể hoạt động tìm tòi phân tích trong quá trình
xâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Cho VD cụ thể.
7. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về phương pháp giảng
bình.
a. Anh chị hãy thử viết một lời bình cho hai câu thơ: Bất tri tam bách dư
niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Trích Độc Tiểu Thanh kí –
Nguyễn Du).
b. Mây biếc về đâu bay gấp gấp,/Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,/Hoa lạnh chiều thưa sương xuống
dần. (Trích Thơ duyên – Xuân Diệu)
8. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về phương pháp dạy học so
sánh? Cho ví dụ và phân tích ví dụ.
9. Tại sao trong quá trình thiết kế một giáo án, người giáo viên phải xây dựng
hệ thống câu hỏi gợi mở. Cho ví dụ và phân tích ví dụ.
10. Thế nào là dạy học văn theo tình huống? Thử xây dựng một tình huống cụ
thể từ một bài học trong sgk và phân tích tình huống ấy.
11. Thế nào là dạy học giải quyết vấn đề? Nếu dạy bài Hịch tướng sĩ (Trần Quốc
Tuấn) (trong SGK 10 Chân trời sáng tạo, trang 92, tập 2, Nxb Giáo dục Việt
Nam, năm 2022), anh chị sẽ chuẩn bị những vấn đề gì cho HS giải quyết?

II. Thực hành


1. Anh/chị hãy vận dụng những hiểu biết về các kĩ thuật dạy học và các phương
pháp dạy học văn để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần “Tìm hiểu không gian,
thời gian, và nhân vật” trong tác phẩm Thần Trụ Trời, ở SGK 10 bộ Chân trời
sáng tạo, tập 1, trang 13-15, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
2. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học văn để
thiết kế kế hoạch giảng dạy phần “Tìm hiểu tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần,
nhịp trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4” trong
tác phẩm Thơ duyên của Xuân Diệu, trong SGK 10 bộ Chân trời sáng tạo,
trang 68, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
3. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học văn và các phương pháp dạy học
văn để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần “Tìm hiểu nhân vật và lời nhân vật sử
thi” trong trích đoạn Đam Săn chiến thăng Mtao Mxây, ở SGK Chân trời sáng
tạo, tập 1, trang 37-41, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
4. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học văn và các phương pháp dạy học đề
để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần “Tìm hiểu đề tài, chất liệu, và hình tượng
tranh dân gian Đông Hồ” trong văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn
hóa dân gian Việt Nam của An Chương, trong SGK Chân trời sáng tạo, trang
83-85, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
5. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học văn để
thiết kế kế hoạch giảng dạy phần “Tìm hiểu tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần,
nhịp trong việc gợi tả hình ảnh người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh
không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm/Mắt trừng gửi mộng qua biên
giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm/Rải rác biên cương mồ viễn xứ/Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh/Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên
khúc độc hành” trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, trong SGK 10
Chân trời sáng tạo, trang 8, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.

Chúc các anh chị làm bài tốt!

You might also like